1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu về hiệp định tbt và hiệp định gatt thông qua một case study thực tế

18 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về Hiệp định TBT và Hiệp định GATT thông qua một Case Study thực tế
Tác giả Phạm Nguyễn Quốc Hùng
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Minh Bách Tùng
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Luật Thương mại Quốc tế
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 264,63 KB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ KHOẢN 1 ĐIỀU II HIỆP ĐỊNH TBT VÀ KHOẢN 4 ĐIỀU III, KHOẢN 1 ĐIỀU I HIỆP ĐỊNH GATT 1994 1.1 Nội dung điều khoản Điều II.1 Hiệp định TBT quy định: “Các Thành viên đảm bảo rằng,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT KINH TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

NGHIÊN CỨU VỀ HIỆP ĐỊNH TBT VÀ HIỆP ĐỊNH GATT

THÔNG QUA MỘT CASE STUDY THỰC TẾ

Người thực hiện: PHẠM NGUYỄN QUỐC HÙNG

Mã số sinh viên: K215021069

Môn: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Lớp HP: 231LU0207

GV hướng dẫn: Ths Nguyễn Minh Bách Tùng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ……….… 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ……….……… 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU I TỔNG QUAN VỀ KHOẢN 1 ĐIỀU II HIỆP ĐỊNH TBT VÀ KHOẢN 4 ĐIỀU III, KHOẢN 1 ĐIỀU I HIỆP ĐỊNH GATT 1994 1.1 Nội dung điều khoản ……… ……… … 5

1.2 Mục đích ……….…5

II ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1 Case study……….……… … 5

2.2 Lý do chọn đề tài ……….……… 7

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH I XÁC ĐỊNH LOẠI BIỆN PHÁP BỊ KHIẾU NẠI VÀ XÁC ĐỊNH LIỆU HIỆP ĐỊNH TBT CÓ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐÓ HAY KHÔNG ? 1.1 Xác định loại biện pháp bị khiếu nại……….……… 8

1.2 Xác định liệu Hiệp định TBT có áp dụng cho biện pháp này hay không ? 9

II PHÂN TÍCH ĐẠO LUẬT THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ VIỆC ÁP DỤNG NÓ ĐỐI VỚI TẤT CẢ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN CÓ TRONG HIỆP ĐỊNH TBT ………9

III BIỆN PHÁP ĐANG ĐƯỢC ĐỀ CẬP CÓ THỂ BỊ PHẢN ĐỐI THEO CÁC QUY TẮC CỦA GATT 1994 HAY KHÔNG VÀ NẾU VẬY LIỆU ĐIỀU NÀY CÓ THỂ DẪN ĐẾN MỘT KẾT QUẢ KHÁC HAY KHÔNG? ……… …11

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……… ……… 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… ……… 17

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ……….……….……… 18

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Nguyễn Minh Bách

Tùng Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Luật Thương mại quốc tế, em đã nhận

được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của thầy Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận cuối kỳ này

Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song do còn nhiều hạn chế

về kiến thức nên khó tránh khỏi có những thiếu sót trong bài làm Em rất mong nhận được

sự góp ý và đánh giá từ quý thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin cam kết đề tài tiểu luận nghiên cứu là công trình nghiên cứu của em Các nội dung, kết quả nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận là trung thực, chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình nào khác Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính em thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo

Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu như có bất cứ vấn đề gì xảy ra liên quan đến tính chính xác và duy nhất của sản phẩm này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

thương mại 1994

thương mại

Trang 5

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

I TỔNG QUAN VỀ KHOẢN 1 ĐIỀU II HIỆP ĐỊNH TBT VÀ KHOẢN 4 ĐIỀU III, KHOẢN 1 ĐIỀU I HIỆP ĐỊNH GATT 1994

1.1 Nội dung điều khoản

Điều II.1 Hiệp định TBT quy định:

“Các Thành viên đảm bảo rằng, đối với các quy định kỹ thuật, các sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ Thành viên nào đều được đối xử không kém phần ưu đãi hơn

so với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước của Thành viên đó và hàng hóa tương

tự có xuất xứ từ bất kỳ nước nào khác.”

Điều 2.1 của Hiệp định TBT có nội dung dựa trên 2 nguyên tắc pháp lý nền tảng của WTO là nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN ) Về nguyên tắc tối huệ quốc MFN, cấm phân biệt đối xử thông qua các quy định kỹ thuật giữa các hàng hóa tương tự được nhập khẩu từ các quốc gia bất kì Trong khi nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) nghiêm cấm phân biệt đối xử giữa hàng hóa tương tự trong nước và nhập khẩu

Điều III.4 Hiệp định GATT 1994 quy định:

“Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào khác phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm sản xuất trong nước tương tự về mặt luật pháp, quy định và quy định ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận chuyển, phân phối hoặc sử dụng sản phẩm trên thị trường trong nước.”

Điều I.1 Hiệp định GATT 1994 quy định:

“Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên

hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất

kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới

mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.”

1.2 Mục đích

Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp không phân biệt đối xử và không tạo ra các rào cản không cần thiết cho thương mại

II ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1 Case study

Qumar là thành viên của WTO và là một quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình Quốc gia này đang theo đuổi sự chủ động trong đa dạng hóa chính sách xuất khẩu thay đổi từ các chính sách xuất khẩu truyền thống đối với dầu mỏ, nông sản, và đối với ngành công nghiệp ô tô đang phát triển rất nhanh và thành công với các sản phẩm ô tô chạy

Trang 6

bằng xăng và dầu diesel nhằm chủ yếu để xuất khẩu Ô tô hiện tại chiếm một phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Qumar Những sản phẩm này là đối tượng được kiểm soát rất chặt chẽ theo các quy định của Qumar, để đảm bảo đáp ứng các Tiêu chuẩn Quốc tế về

môi trường, an toàn và chất lượng ô tô Vì vậy, những chiếc xe này đã giành được một thị phần lớn ở Averna

Tuy nhiên, kể từ năm ngoái, các nhà sản xuất ô tô ở Qumar đã phàn nàn về việc gia tăng các rào cản pháp lý đối với thương mại mà họ phải đối mặt ở Averna, cũng là một Thành viên phát triển của WTO Họ tin rằng những rào cản này nhằm mục đích để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô đang gặp khó khăn của Averna (sản xuất ô tô điện và hybrid (đắt tiền)), khỏi sự cạnh tranh hiện tại Đặc biệt, FastCar, nhà sản xuất ô tô xuất khẩu chủ yếu của Qumar, đã tiếp cận sự hỗ trợ của Chính phủ để khiếu nại các biện pháp sau:

Một quy định ghi nhãn khí thải carbon mới đã được Averna đưa ra theo Đạo luật Thúc đẩy Phát triển Bền vững (Promotion of Sustainability Act – PSA) Theo quy định này, tất

cả các ô tô mới phải dán một nhãn cụ thể thể hiện mức độ phát thải carbon Chỉ những ô tô tạo ra lượng khí thải carbon nằm trong một mức tối đa được quy định cụ thể trong Đạo luật Thúc đẩy Phát triển Bền vững mới có thể được đánh dấu bằng nhãn “Lượng khí thải Carbon thấp” (Low Carbon Emissions - LCE) màu xanh lá cây Những chiếc ô tô vượt quá mức tối đa thuộc quy định này, bao gồm cả ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel, vẫn có thể được bán ở Averna nhưng phải được đánh dấu bằng nhãn “Lượng khí thải Carbon cao” (High Carbon Emissions - HCE) màu đỏ

Để tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng, Averna không cho phép áp dụng phương thức dán nhãn phát thải carbon cho ô tô nào khác thay thế Vì hầu hết các nhà sản xuất ô tô nội địa Avernan đều sản xuất ô tô hybrid hoặc ô tô điện, và tất cả đều đáp ứng yêu cầu về lượng khí thải carbon tối đa quy định trong PSA, nên ô tô của họ có thể được bán trên thị trường với nhãn màu xanh lá cây là “LCE” Trong khi xe chạy xăng và diesel tạo ra khí thải vượt quá mức tối đa quy định, và do đó phải được đánh dấu bằng nhãn “HCE” màu đỏ Do người tiêu dùng Avernan ngày càng có ý thức về môi trường, có thể dự đoán được quy định ghi nhãn “đèn giao thông” kiểu mới này sẽ làm giảm doanh số bán ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel, điển hình như sản phẩm của FastCar, để ưu tiên chuyển sang sử dụng ô tô hybrid

và điện

FastCar đã khiếu nại về chế độ dán nhãn này với chính phủ Qumar, lập luận rằng ô tô của họ đều trung hòa carbon, được chứng nhận bởi Verus Carbon Neutral Seal, theo đó các nhà sản xuất có thể bù đắp lượng khí thải carbon từ sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm của họ bằng cách tiến hành các hoạt động thân thiện với môi trường Vì hệ thống chứng nhận độc lập này đảm bảo cho lượng khí thải carbon trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, bao gồm cả quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ, Fastcar lập luận rằng qua đó các

Trang 7

dòng xe của họ thậm chí thân thiện với khí hậu hơn xe của Averna Theo quan điểm của

họ, chế độ dán nhãn đèn giao thông theo PSA của Averna là sai lệch vì nó không cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng về toàn bộ tác động đối với khí hậu của những chiếc ô tô mà họ mua Quan điểm này cũng coi cách tiếp cận “đèn giao thông” là không cần thiết vì nó không hề cung cấp thêm thông tin cho người tiêu dùng mà còn thực sự gây nhầm lẫn, ngăn cản họ mua những chiếc xe có nhãn “đỏ”; để thay thế bằng những chiếc có nhãn “xanh”

Ngoài ra, Fastcar còn chỉ ra sự tồn tại của tiêu chuẩn ISO về các nguyên tắc chung đối với nhãn môi trường, ISO-14020 Theo tiêu chuẩn quốc tế này, được thông qua với đa số 2/3 số phiếu, việc phân loại thành ba loại nhãn I, II và III phải dựa trên cách tiếp cận là một vòng đời của sản phẩm tác động thế nào đến môi trường của sản phẩm đó, “từ lúc sinh ra đến lúc kết thúc” (from cradle to grave) FastCar lập luận rằng Averna lẽ ra phải tuân theo tiêu chuẩn này đối với kế hoạch dán nhãn khí thải carbon của mình Fastcar cũng phàn nàn

về việc Averna cho phép ô tô từ Letabia, thuộc địa cũ của họ, được bán trên thị trường với nhãn màu xanh lá cây “LCE” mà chỉ dựa trên việc tự tuyên bố của nhà sản xuất Letabia về việc tuân thủ các yêu cầu về lượng khí thải carbon tối đa theo quy định của Averna Qumar lo ngại rằng họ không có cơ hội thảo luận về khả năng công nhận Con dấu trung hòa carbon Verus (Verus Carbon Neutral Seal) theo Đạo luật Thúc đẩy Phát triển Bền vững

- PSA của Averna, vì Averna, với lý do tính cấp bách của biện pháp này, đã không đưa ra thời gian bình luận khi thông báo Đạo luật Thúc đẩy Phát triển Bền vững của mình cho WTO

Bạn là thành viên nhóm pháp lý của Đại diện thường trực của Qumar (Qumar’s Permanent Representative tại Geneva Bạn đã được yêu cầu tư vấn cho Đại diện Thường trực (Permanent Representative) về các vấn đề nêu trên Đặc biệt:

1 Bắt đầu bằng việc xác định loại biện pháp bị khiếu nại và xác định liệu Hiệp định TBT có áp dụng cho biện pháp đó hay không ?

2 Nếu có, hãy tiến hành phân tích Đạo luật Thúc đẩy Phát triển Bền vững và việc áp dụng nó đối với tất cả các nghĩa vụ liên quan có trong Hiệp định TBT;

3 Cuối cùng, tư vấn ngắn gọn cho Đại diện Thường trực của Qumar về việc liệu biện pháp đang được đề cập có thể bị phản đối theo các quy tắc của GATT 1994 hay không và nếu vậy liệu điều này có thể dẫn đến một kết quả khác hay không ?

2.2 Lý do chọn đề tài

Case study về hành động phân biệt đối xử hàng hóa nhập khẩu về các tiêu chí kĩ thuật, rào cản thương mại giữa Qumar và Averna là minh chứng rõ ràng cho việc vi phạm quy định

về điều II.1 Hiệp định TBT và điều III.4, điều I.1 Hiệp định GATT Điều luật này cũng là mục đích nghiên cứu chính của tiểu luận

Trang 8

Ngoài ra,phân tích case study này cũng góp phần tạo cho người đọc một cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề tranh chấp giữa Qumar và Averna điều mà em cam kết rằng chưa có một tài liệu nào đề cập tới

Dưới góc nhìn của sinh viên ngành luật, em xin đưa ra một vài phân tích và cũng như quan điểm cho quá trình tham vấn trong vấn đề này ở phần tiếp theo của tiểu luận này

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH

I XÁC ĐỊNH LOẠI BIỆN PHÁP BỊ KHIẾU NẠI VÀ XÁC ĐỊNH LIỆU HIỆP ĐỊNH TBT CÓ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐÓ HAY KHÔNG ?

1.1 Xác định loại biện pháp bị khiếu nại

FastCar - nhà sản xuất ô tô xuất khẩu chính ở Qumar, đã tiếp cận chính phủ để phàn nàn về các biện pháp sau:

- Đầu tiên, Averna đưa ra một quy tắc mới, được gọi là Đạo luật Xúc tiến Bền vững, yêu cầu dán nhãn phát thải carbon trên các sản phẩm FastCar và sản phẩm nội địa Quy định này bắt buộc phải đính kèm các nhãn cụ thể phản ánh mức độ phát thải carbon đối với

tất cả ô tô mới bán ở Averna Theo Đạo luật Xúc tiến Bền vững, chỉ những phương tiện thải ra carbon trong giới hạn tối đa được xác định trước mới được gắn nhãn xanh "Lượng

khí thải Carbon thấp" Mặt khác, những phương tiện vượt quá giới hạn này, chẳng hạn

như ô tô chạy xăng và diesel, vẫn có thể được bán ở Averna nhưng phải dán nhãn "Phát

thải carbon cao"với nhãn màu đỏ

- Thứ hai, quy định này cấm các kế hoạch dán nhãn khí thải carbon thay thế cho ô tô

ở Averna ngoài nhãn do công ty cung cấp, được dự đoán khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng

- Thứ ba, việc triển khai hệ thống nhãn "đèn giao thông" trong Đạo luật Xúc tiến

Bền vững của Averna: Các nhãn này được phân biệt thành “Lượng khí thải carbon thấp”

màu xanh lá cây dành cho ô tô trong giới hạn phát thải quy định và “Lượng khí thải carbon

cao” màu đỏ dành cho ô tô vượt quá giới hạn đó, tạo ra sự phân biệt đối xử và hạn chế thương mại, vì nó thực sự không khuyến khích việc mua những phương tiện được dán nhãn

"đỏ" trong khi lại ưu tiên những phương tiện được dán nhãn "xanh" nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng về tác động môi trường của phương tiện

- Cuối cùng, biện pháp dán nhãn cho các sản phẩm FastCar và Letabia: Averna cho phép những chiếc xe có xuất sức từ Letabia-thuộc thuộc địa cũ của họ, được tiếp thị với nhãn xanh "Phát thải carbon thấp" dựa trên việc tự tuyên bố của nhà sản xuất về việc tuân

Trang 9

thủ các yêu cầu về phát thải cacbon tối đa của Averna mà không thông qua kiểm tra đo lường như sản phẩm xe của FastCar

=> Đây là các biện pháp mà FastCar - nhà sản xuất ô tô xuất khẩu chính ở Qumar đã đề xuất lên chính phủ và khiếu nại các quy định về tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa, cụ thể là ô tô, xe chạy xăng và dầu diesel do Averna áp đặt

1.2 Xác định liệu Hiệp định TBT có áp dụng cho biện pháp này hay không ?

Trọng tâm của vấn đề này là Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại, hay Hiệp định TBT nhằm mục đích đảm bảo rằng các quy định, tiêu chuẩn, thủ tục kiểm tra và chứng nhận kỹ thuật không mang tính hạn chế thương mại nhiều hơn mức cần thiết để hoàn

thành các mục tiêu chính đáng, nó nhấn mạnh rằng bất kỳ biện pháp nào như vậy chỉ nên được áp dụng trong phạm vi cần thiết để hoàn thành các mục tiêu hợp pháp, chẳng hạn như bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của con người hoặc bảo vệ môi trường FastCar lập luận

rằng ô tô của họ được chứng nhận là trung hòa carbon bởi Con dấu trung hòa carbon

FastCar cho rằng ô tô của họ thân thiện với khí hậu hơn ô tô của Averna, do đó phương pháp dán nhãn đèn giao thông của Averna là không phù hợp

FastCar cũng viện dẫn tiêu chuẩn ISO về các nguyên tắc chung cho nhãn môi

trường, ISO-14020, đề xuất rằng việc phân loại thành các loại nhãn phải dựa trên cách tiếp

cận vòng đời Điều này cho thấy Averna không tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế được công

nhận trong việc phát triển chương trình ghi nhãn của mình Ngoài ra, FastCar nhấn mạnh

việc Averna chấp nhận các tuyên bố tự tuyên bố đối với ô tô được sản xuất tại Letabia dưới nhãn “Lượng khí thải Carbon thấp”

Và việc không có sự tham vấn trong quá trình thông báo gửi tới WTO cũng là vi phạm

thủ tục giải quyết và nguyên tắc pacta sunt servanda - nguyên tắc trung thực, thiện chí Tóm lại, quy định dán nhãn phát thải carbon của Averna có thể phải tuân theo Thỏa

thuận TBT do liên quan tính chất kỹ thuật và tác động đáng kể đến thương mại quốc tế

II PHÂN TÍCH ĐẠO LUẬT THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ VIỆC

ÁP DỤNG NÓ ĐỐI VỚI TẤT CẢ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN CÓ TRONG HIỆP ĐỊNH TBT

a Trước hết cần xem xét liệu ô tô, xe chạy xăng và diesel của FastCar và xe hybrid hoặc xe điện của Averna có thể được coi là sản phẩm tương tự hay không ?

Có thể thấy rõ sự tương đồng giữa Điều II.1 của Hiệp định TBT và Điều III.4 của

GATT 1994 Từ một án lệ tiêu biểu vụ Nhật Bản - Đồ uống có cồn mà Cơ quan Phúc thẩm đã giải thích ta thấy được một số tiêu chí nhất định xem xét để đánh giá “sản phẩm

tương tự” Áp dụng các tiêu chí này cho ô tô, xe chạy bằng xăng và dầu diesel của FastCar

Trang 10

và xe hybrid hoặc điện của Averna, xem xét các khía cạnh như đặc tính vật lý và hóa học của sản phẩm, mục đích sử dụng cuối cùng của chúng làm phương tiện vận chuyển (chủ yếu ở khu vực thành thị), thị hiếu của người tiêu dùng và mã HS của hàng hóa có thể kết luận rằng chúng có những đặc điểm giống nhau Vì vậy, ô tô, xe chạy xăng và diesel của

FastCar và xe hybrid hoặc xe điện của Averna có thể được coi là “sản phẩm tương tự”

theo quy định tại Điều II.1 của Hiệp định TBT Việc áp dụng nghĩa vụ quy định tại Điều II.1 của Hiệp định TBT:

- Thứ nhất, Averna không cho phép áp dụng các hệ thống dán nhãn phát thải carbon khác cho ô tô Vì hầu hết các nhà sản xuất ô tô trong nước ở Averna đều sản xuất xe hybrid

hoặc xe điện, tất cả đều tuân thủ mức phát thải carbon tối đa yêu cầu trong Đạo luật Xúc

tiến Bền vững, xe của họ có thể được bán trên thị trường với nhãn xanh “Phát thải Carbon thấp” Mặt khác, xe chạy bằng xăng và dầu diesel tạo ra lượng khí thải vượt quá giới hạn

tối đa và do đó phải được dán nhãn màu đỏ “Phát thải carbon cao”

=> Với nhận thức về môi trường ngày càng tăng ở Averna, quy định dán nhãn "đèn giao

xe do FastCar sản xuất, nhằm ưu tiên xe hybrid và xe điện

- Thứ hai, theo quan điểm của FastCar, Hệ thống ghi nhãn "đèn giao thông" trong

Đạo luật Xúc tiến Bền vững của Averna gây hiểu nhầm vì nó không cung cấp thông tin

chính xác về toàn bộ tác động đến khí hậu của các phương tiện mà người tiêu dùng mua

=> Hậu quả là cản trở người tiêu dùng mua xe được đánh dấu là "đỏ" để ưu tiên xe có

nhãn "xanh"

- Thứ ba, Averna cho phép xe từ Letabia, thuộc địa cũ của nó, được tiếp thị với nhãn xanh “Lượng khí thải Carbon thấp” dựa trên về bản tự tuyên bố của nhà sản xuất về việc

tuân thủ yêu cầu phát thải carbon tối đa của Averna

=> Căn cứ vào phân tích trên, có thể khẳng định các biện pháp mà Averna thực hiện đã vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử quy định tại Điều II.1 của Hiệp định TBT

b Vấn đề tránh các rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế

Trong vụ Hoa Kỳ - Cá ngừ II (Mexico năm 2012 (case DS381)), Cơ quan Phúc thẩm giải thích thuật ngữ “hạn chế thương mại” như sau: “Một biện pháp cấu thành hạn chế

thương mại khi nó áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với hàng nhập khẩu, phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu hoặc loại bỏ cơ hội cạnh tranh của hàng nhập khẩu.” Dựa trên phân tích

và lập luận trình bày ở trên, rõ ràng biện pháp do Averna ban hành có khả năng tạo ra các hạn chế thương mại đáng kể và vi phạm các quy định của Điều II.2 của Hiệp định TBT:

“Các Thành viên đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật không được chuẩn bị, thông qua và

áp dụng với mục đích tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế Với mục

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w