1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung cơ bản của môn học lý luận nhà nước và pháp luật - Chủ biên: Nguyễn Thị Hồi, Lê Vương Long (Phần 1)

224 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội dung cơ bản của môn học Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Tác giả Nguyễn Thị Hồi, Lê Vương Long, Doan Bạch Liên, Nguyễn Văn Năm, Bùi Xuân Phái
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồi, TS. Lê Vương Long
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 54,66 MB

Nội dung

các tác gia đã kế thừa những quan điểm khoa học trong các giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của các cơ sở đảo tạo Luật học ở Việt Nam, các anphẩm khoa học khác có liên quan tới ly

Trang 1

NHÓM GIẢNG VIÊN BỘ MON LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NỌI

TS Nguyễn Thị Hoi và TS Lê Vương Long (Đồng chủ biên)

ThS Doan Bạch Liên, ThS Nguyên Văn Năm, ThS Bùi Xuan Phái

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC

Trang 2

Chịu trách nhiệm xuat bản

NHÀ XUẤT BẢN GIAO THONG VAN TAI

80B - Trần Hung Dao - Hoàn Kiếm - Ha Nội

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách này do nhóm giảng viên thuộc bộ môn Lý luận

nhà nước và pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn.

Nó cung cấp cho người đọc những kiến thức cốt lõi, thiết yếu

nhất của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

Trong qua trình biên soạn các tác gia đã kế thừa những

quan điểm khoa học trong các giáo trình Lý luận nhà nước và

pháp luật của các cơ sở đảo tạo Luật học ở Việt Nam, các anphẩm khoa học khác có liên quan tới ly luận vé nhà nước va

pháp luật ở trong và ngoài nước, đồng thời cập nhật những thay

đổi về lý luận và thực tiễn trong đời sống nhà nước và pháp luậtcho phủ hợp với tư duy pháp lý - chính trị hiện đại trên bình

điện thé giới và Việt Nam

Sách do TS Nguyễn Thị Hỏi và TS Lê Vương Long đồngchủ biên, được phân công biên soạn:

TS Nguyễn Thị Hỏi Chương 3, 5, 6, 10, 15 (mục |

và mục 2.3)

TS Lê Vương Long Chương 1, 2, 11, 12.

ThS Doan Bạch Liên Chương 9

ThS Nguyễn Văn Năm Chương 7, 13, 14, 15 (mục 2.1

và mục 2.2).

Thế Bùi Xuân Phái Chương 4, 8.

Trang 4

Là những giảng viên có nhiều kinh nghiệm trực tiếp giảngdạy môn Lý luận nhà nước và pháp luật cho nhiều hệ đào tạo

của Trường Đại học Luật Hà Nội, cơ sở đào tạo Luật học lớn

nhất cả nước, các tác giả đã cô gang trình bày các van dé mộtcách ngăn gọn, cô đọng, dễ hiểu Tuy nhiên, do nhà nước và

pháp luật là những hiện tượng xã hội vô cùng phức tạp biểuhiện của chúng trong đời sống thực tiễn của xã hội vô cùng đa

dạng, mặt khác, cuốn sách này lần đầu được biên soạn nênchắc chăn không thể tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết.Tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến phê bình của ngườiđọc dé có thể hoàn thiện sách ở những lần xuất bản sau Tậpthể tác giả xin trân trọng cảm ơn mọi ý kiến đóng góp quý báu

của bạn đọc.

Xin tran trọng giới thiệu cuôn sách cùng bạn đọc.

TẬP THẺ TÁC GIA

Trang 5

Chương I

NGUON GỐC CUA NHÀ NƯỚC

VÀ PHÁP LUẬT

1 KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC

Nhà nước không đơn thuần chi là đối tượng phức tạp trongnghiên cứu khoa học mà hơn hết là thiết chế chính trị xã hội,thiết chế quyền lực vô cùng quan trọng trên thực tế Việc nghiêncứu những vấn dé về nhà nước nói chung như bản chất, chứcnăng, vai trò công dụng của nhà nước trước hết đòi hỏi phải có

nhận thức đúng dan, khoa học về khái niệm, ngu6n góc của nhà

nước Lịch sử tư tưởng pháp lý nhân loại đã có nhiều cách tiếp

cận và lý giải khác nhau về nhà nước cũng như nguyên nhân của

sự xuất hiện nhà nước

Thời cô đại, các nhà tư tưởng than học đã cé giải thích về sựhiện diện của nhà nước như là một lực lượng siêu tự nhiên vàcần thiết dé đảm bảo trật tự xã hội của con người Nhà nước

chính là sản phẩm của thượng dé tạo nên và tôn tại vĩnh hằng.

Do đó, con người có nghĩa vụ phải kính trong và có bổn phậnphục tùng thứ quyền lực vô han và tất yêu của chúa trời đượcthực hiện bởi nhà nước.

Theo thuyết gia trường, nhà nước chính là sự kế tục pháttriển tự nhiên của tô chức gia đình trên bình diện xã hội Đó

chính là phương thức tổ chức đời sống xã hội của con người Do

Trang 6

đó nhà nước là hiện tượng khách quan cùng t6n tại với con

người Những nhà tư tưởng theo học thuyết gia trưởng lập luận

mọi bất bình đăng xã hội có trước hết từ trong gia đình và quyềnlực cũng xuất hiện trước hết từ gia đình nên tô chức và tính chấtquyền lực nhà nước chính là thực của gia đình trong môi trường

xã hội.

Trong lúc đó, những người theo quan điểm bạo lực quanniệm, nhà nước là kết quả của các cuộc chiến tranh bạo lực Ở

đó, kẻ chiến thăng có quyên thiết lập nên bộ máy cai trị của

mình, có quyển áp đặt các quy tắc cai quản đối với xã hội.Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh bởi xã hội con người là tập

hợp của những cá nhân riêng lẻ không hoàn toản giống nhau valòng tham của con người đã dẫn đến sự xung đột về lợi ich,tranh giành quyền lực Do đó, nhà nước của kẻ mạnh lập nênnhư là sự hiện điện can thiết để bảo đảm sự cân băng xã hội (đại

diện của thuyết này là E Duy rinh, Gumplovich)

Đến giai đoạn xã hội tư bản, các nhà tư tưởng tư sản trong

nghiên cửu đã ít nhiều đã vượt ra ngoài những sự biện minh của

các tôn giáo, sự ngụy biện của nhà cầm quyên thì sự lý giải vềnguồn gốc nhà nước có khách quan hon Đáng kể là Thuyết khé

ước xã hội của các nhà tư tưởng vĩ đại như Jean Bodin 1596); Thomas Hobben (1588-1679); John Loke (1632-1704); S.L Montesquieu (1689-1775); Denis Diderot (1713-1784) va

(1530-J.J Rousseau (1712-1778) cho rang, nha nước là kết quả của

khé ước hay hợp đông xã hội Theo đó, mọi công dân có quyển

bày tỏ ý chí của cá nhân trong việc lựa chọn những đại biểu vào

các cơ quan nhà nước Công dân có quyên bảo lưu ý kiến, rút lui

ý kiến đó của mình Theo Diderot, trong trường hợp nhà nước

Trang 7

không giữ được vai trò của mình thi khé ước sẽ mat hiệu lực vànhân dân có quyên lật d6 nhà nước và thiết lập khế ước mới.

Nhin chung, quan diém nay it nhiéu co su hop ly vé su khang

dinh quyén lực nhà nước có từ nhân dân và nhân dan quyết định

van đề tô chức nha nước trên cơ sở tự do ý chí của mỗi người

Đương nhiên trên thực tế đã cho thay hoàn toàn không có mộtbản hợp đồng như vậy, đó là điều phi hiện thực

Hêghen (1770-1831), với tư duy triết học duy tâm kháchquan lại cho răng, nước là hiện thực của ý niệm đạo đức, là hiệntượng lý tính Bản thân nhà nước không tự khăng định nó là nó

mà nhà nước là hiện tượng tôn tai bởi chính hiện thực lý trí

khách quan của con người Do đó, con người có thể gọi tổ chứcnày là nhà nước hoặc băng một tên khác Nói chung, nhà nướcchính là sản phẩm của tư duy do con người nghĩ ra và đặt tên

cho no.

Nhìn chung, trong xã hội tư bản hiện đại các học giả tư sản

đã cé tìm cách lý giải nhăm phản bác lại quan điểm mác xít vềnhà nước và cội nguồn của nó Tuy nhiên, với cách nhìn phiến

diện, một chiều các học thuyết tư sản xem ra chỉ cố gang bién

minh cho sự tổn tại nhà nước tư sản băng việc xóa nhòa đặc tính

giai cấp của nó mà thôi Điển hình là các quan niệm về nhà nước

phúc lợi chung, nhà nước cộng đồng, nhà nước nhân dân tự do,

nhà nước ngoài giai cấp hay phi giai cấp Tóm lại, các quanniệm, học thuyết trên do nhiều nguyên nhân đem lại đã thê hiện

sự thập kém vé nhận thức hoặc sự chi phối bởi phải bảo vệ lợi

ich cho giai cấp cam quyền nên đưa ra những cách hiểu về nhanước và nguyên nhân ra đời của nhà nước thiểu cơ sở khoa học

và độ tin cậy.

Trang 8

Nhà nước theo quan diém Mác Lênin không phải là cái bam

sinh san có trong tự nhiên hoặc được áp đặt ngoài vào xã hội.

Nhà nước trước hết đó là công cụ quản lý xã hội năm trong tay

giai cấp cầm quyên trong điều kiện có sự khác biệt về lợi ích vađịa vị xã hội Nhà nước là một thiết chế quyên lực giai cấp dùng

dé thong trị xã hội Theo Angghen, “nha nước chăng qua chi là

một bộ máy tran áp của một giai cấp này đối với giai cấp khác

Điều đó, trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giốngnhự trong chế độ quân chu’ Nhà nước là một thiết chế xã hội

khác với tô chức thị tộc, bào tộc và bộ lạc ở những điểm cơ bản:nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt Nhà nước thực hiệnviệc quản ly dan cư theo đơn vị hành chính lãnh thô Đề tô chức

thực hiện quyên lực công đặc biệt và quan ly dan cư có hiệu qua

nhà nước cân ban hành ra pháp luật, tô chức hệ thông co quan

chức năng và tiến hành thu các loại thuế Với nghĩa đó, nhà

nước là tô chức đặc biệt của quyên luc chính tri, có bộ maychuyến làm nhiém Vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng

quản lý xã hội nhằm bảo vệ địa vị thong trị của giai cấp, lực

lượng cám quyên trong xa hội.

2 NGUON GÓC NHÀ NƯỚC THEO QUAN DIEM CUA

CHU NGHIA MAC - LENIN

Quan điểm Mac Lênin về nguồn gốc của nhà nước được xây

dựng trên cơ sở khoa học của phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử Theo đó, nhà nước là một hiện tượng xã hội, nảy sinh bởi những nguyên nhân từ xã hội Nó có quá trình phát

Trang 9

sinh, phát triên và tiêu vong trong lịch sử Theo Mác, sự khác

biệt giữa các quan điểm học thuyết trong lich sử về nguồn gốcnhà nước bat nguồn từ sự khác biệt về quan điểm tiếp cận dé

giải quyết van dé đặt ra thuộc đối tượng nghiên cứu Mác nêulên quan diém của mình khi tìm hiểu về sự xuất hiện nhà nước

trước hết phải di từ căn nguyên kinh tế và cần phải xem xét cảhai giai đoạn phát triển xã hội là giai đoạn chưa có giai cấp,chưa có nhà nước và giai đoạn có giai cấp có nhà nước Chỉ có

như vậy mới thấy hết sự cần thiết của việc xuất hiện nhà nước làtat yêu khách quan do nhu câu của xã hội

2.1 Chế độ cộng sản nguyên thủy và quyền lực xã hội trong

chế độ này

Chế độ cộng sản nguyên thủy là tô chức xã hội đầu tiên của

loài người xuất hiện trên cơ sở con người tiến hóa từ động vật

bậc cao thành người thông qua lao động và ngôn ngữ Nghiên

cứu chế độ cộng sản nguyên thủy chúng ta xem xét hai phương

diện cơ bản: cơ sở kinh tế, và tổ chức xã hội nguyên thủy.

Đối với co sở kinh tế, nền kinh tế tự nhiên nguyên thủy ở

giai đoạn này nhìn chung còn hết sức thấp kém về mọi mặt Chế

độ sở hữu về tư liệu sản xuất là của chung cộng đồng Công cụ

lao động chủ yếu bang 26, đá, hoặc bằng đồng hoàn toàn phù

hợp với mức độ thấp của tính chất và trình độ lực lượng sản xuất.

Chế độ sở hữu đó quy định đặc điểm quá trình lao động của

người nguyên thủy là hoàn toàn mang tính tự nhiên, chưa có yếu

tố phân công lao động xã hội ở giai đoạn này Mọi thành viên

trong cộng đồng đều tự giác lao động tùy thuộc vào sức khỏe và

sự hiểu biết của mình Với phương thức lao động mang tính tự

giác này, nguyên tac phân phối sản phẩm tương ứng là hoàn toàn

Trang 10

bình đăng chưa có sự khác biệt nào về mặt hưởng thụ giữa các

thành viên.

Tổ chức xã hội của người nguyên thủy thể hiện tàn dư của

lối sống quần cư, hoang đã và mông muội Con người lúc này cần phải dựa vào nhau mới có thể chống chọi với sự huyền bí

của tự nhiên để cùng tồn tại Do đó quan hệ giữa các thành viên

trong cộng đồng nguyên thủy có tính chất bền vững Con người chưa có sự khác biệt nàc về lợi ích, địa vị xã hội và chưa hình

thành tư cách cá nhân Sự bình đẳng về mọi mặt ở đây là tuyệt

đối Đơn vị cơ sở là thị tộc, bào tộc và bộ lạc Thị tộc là những nhóm người chung sống với nhau dựa trên quan hệ huyết thống Thị tộc có các vị trường lão, thủ lĩnh quân su va tù trưởng Các thành viên trong thi tộc tập hop lại thành hội đồng thị tộc dé quyết định những công việc quan trọng của cả thị tộc Hội đồng thị tộc được coi như “cơ quan quyền lực” cao nhất của thị tộc mặc dù nó chưa tách khỏi cộng đồng, chưa đứng lên trên cộng đồng Do tình trạng hôn nhân theo chế độ quần hôn hay tạp hôn

đã đem đến những thị tộc đầu tiên của loài người mang tính mẫu

hệ Ở đó vai trò của người mẹ trong thị tộc là hoàn toàn quyết

định Nhiều thị tộc hợp lại thành bào tộc, nhiều bào tộc hợp lại thành bộ lạc Hội đồng bào tộc chỉ bao gồm tất cả các trưởng lão, thủ linh quân sự, tù trưởng của tất cả các thị tộc trong bào tộc đó hợp lại Hội đồng bào tộc giải quyết những vấn đề quan trọng đặt ra đối với bào tộc đó Bộ lạc là đơn vị xã hội lớn nhất

và cao nhất về mặt tổ chức của người nguyên thủy Mặc dù tính

bầy dan trong lối sống vẫn còn tồn tại nhưng bộ lac đã có lãnh

địa riêng và có thể có cả thổ ngữ riêng.

Về mặt quyền lực, trong xã hội nguyên thủy quyền lực xã hội

là của chung cộng đồng, nó phục vụ mục đích chung của cả cộng

Trang 11

đồng Quyền lực đó chưa thuộc về cá nhân, tổ chức nào và hoàn toàn hòa nhập vào cộng đồng nguyên thủy, chưa tách khỏi dân

cư Chưa hình thành nên một bộ máy riêng biệt thực hiện chức năng quan ly va áp dat các biện pháp cưỡng chế Mọi thành viên trong các đơn vị của người nguyên thủy đều có quyền như nhau.

Điều này cũng dé hiểu bởi khi con người nguyên thủy chưa có sự khác biệt nào về lợi ích, địa vị xã hội thì chưa thể năm giữ quyền

lực độc lập và áp đặt vào xã hội được Như vậy, trong nền kinh tế

tự nhiên nguyên thủy chưa có dấu hiệu của sự xuất hiện, tồn tại của nhà nước Nhà nước chưa đủ điều kiện để ra đời vì xã hội đó chưa có nhu cầu cần thiết phải sử dụng đến tổ chức như nhà nước Theo Lên, “hồi đó không có nhà nước, không có bộ máy

đặc biệt dé dùng bạo lực mội cách có hệ thống và bắt buộc

` + ` s]

HgHỜI ta phát phục tung bao luc

2.2 Su tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy va su xuất hiện nhà nước

Chế độ cộng sản nguyên thủy tồn tại khá lâu trong quá trình

phát triển của xã hội loài người Nhưng, quy luật của sự tiến hóa

cho thấy xã hội nguyên thủy đã tất yếu bị thay thế bằng một chế

độ xã hội có tổ chức cao hơn Xét về mặt triết học, nguyên nhân

cơ bản dân đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy là do sự vận

động, phát triển của lực lượng sản xuất đem lại Cùng với thời

gian, con người nguyên thủy đã từng bước nâng cao khả năng

nhận thức của mình để chế tạo ra những công cụ lao động có

hiệu quả hơn Hệ quả tất yếu đem lại là nền kinh tế tự nhiên nguyên thủy bị xóa bỏ và thay thế bang một nền kinh tế sản

V.] Lênin: toàn tập, tập 39, NXB Tiến bộ, M, 1977, tr.80

Trang 12

xuất-xã hội-trao đổi cao hơn về mọi mặt Phương thức tổ chức

quản lý sản xuất từ chỗ chỉ đơn thuần lao động hoàn toàn mang

tính tự nhiên về san ban, hái luợm đã chuyển sang chuyên môn

hóa với ba lần phân công lao động xã hội.

Lan phân công lao động thứ nhất, chan nuôi tách khỏi trồng trọt Nguyên nhân cơ bản dân đến hình thành một nghề chan nuôi trong xã hội là do công cụ lao động được cải thiện, sản

phẩm thu được qua săn bản nhiều hơn Con người nguyên thủy

có nhu cầu phải nuôi giữ con vật để làm thức ăn dự trữ Công

việc này trước đó chủ yếu dành cho những người không có điều

kiện đi san bán, hái lượm dan dần chuyển hóa họ trở thành

những người có chuyên môn về lao động trong lĩnh vực này.

Lần phân công lao động thứ hai, thủ công tách khỏi trồng trọt Nguyên nhân cơ bản là do nhu cau khách quan không

ngừng phải cai tiến công cu lao động với những sản phẩm mới cho việc săn ban, hái lượm có hiệu quả Công việc này trước hết

giành cho những người có kinh nghiệm, có năng lực và dần dần

họ chuyên môn hóa lĩnh vực lao động này Trên thực tế, cùng với việc xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất cũng đã có sự phát

triển vượt bậc về công cụ lao động Từ chỗ chỉ là những vật dụng làm bằng đá, gỗ giờ đây loài người đã tìm ra kim loại làm cung

no và đặc biệt đã chế tác ra khung cửi dét.

Lần phân công lao động thứ ba, buôn bán được coi là một

nghề tách khỏi trồng trọt Nếu như hai lần phân công trước đây

đều xuất phát từ thực tiễn của quá trình sản xuất, trực tiếp chi

phối quá trình lao động và làm tăng giá trị sản phẩm thì lần phân

công lao động này hoàn toàn không như vậy Xuất hiện nghề buôn bán, hình thành một lớp người thương gia chuyên dem sản

phẩm của khu vực này sang trao đổi ở khu vực khác để hưởng

Trang 13

chênh lệch giá Như vậy, lao động của những người làm nghề

này không kết tinh trong sản pham va dĩ nhiên nó hoàn toàn không làm tăng thêm giá trị của sản phẩm đó Ban đầu việc buôn bán của người nguyên thủy chỉ là trao doi ngang giá sau đó mới

bằng đồng tiền.

Việc xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thay thế cho

chế độ công hữu đã làm biến đổi một cách căn bản nền tảng kinh

tế tự cung tự câp của người nguyên thủy Theo Mác, đây là vết

ran nứt đầu tiên của loài người Đó là bước chuyền đổi khách quan hết sức cần thiết, nhanh chóng thúc đấy sự phát triển xã hội

bằng động lực của sự cạnh tranh Chế độ tư hữu ra đời đánh dấu

bằng việc những người có quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất bắt

đầu chi phối đời sống kinh tế xã hội nguyên thủy Theo đó, từ

chỗ sự hưởng thụ của cải làm ra là hoàn toàn bình đẳng giữa các thành viên đã dẫn đến nguyên tắc bất bình đẳng bị áp đặt trong

xã hội Một bộ phận người có quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất

đã chiếm hữu phần lớn những của cải xã hội làm ra Trong lúc

đó, phần lớn những người không có tư liệu sản xuất phải lao động làm thuê, bị bóc lột và từng bước bị bần cùng hóa.

Như vậy, do sự vận động và phát triển của lực lượng sản

xuất đã làm phá vỡ cơ sở kinh tế tự nhiên nguyên thủy trên ba

phương diện: sở hữu, tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản

phẩm xã hội Dĩ nhiên, khi cơ sở kinh tế có những thay đổi căn bản sẽ kéo theo sự thay đổi về kết cấu xã hội và quyền lực xã hội

nguyên thủy.

Về mặt xã hội, nếu như trước đây đơn vị cơ sở của xã hội nguyên thủy là thị tộc thì đến giai đoạn này đã xuất hiện thêm

gia đình theo chế độ gia trưởng Theo Mác, việc xuất hiện gia

đình theo chế độ gia trưởng (gia đình theo chế độ Clan) là vết

Trang 14

ran nứt thứ hai của loài người đã tạo nên một đối trong với thi

tộc Duong nhiên, việc xuất hiện gia đình là quá trình biến đổi

tích cực của chế độ hôn nhân một vợ một chống thay thế cho chế

độ hôn nhân quần hôn và hôn nhân đối ngẫu Nhưng dưới góc

độ lý luận đây cũng chính là hệ quả tất yếu về mặt xã hội của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đem lại Mặc dù việc xuất hiện

gia đình làm biến đổi cấu trúc xã hội nguyên thủy nhưng khía

cạnh huyết thống van tồn tại và chi phối đời sống con người nguyên thủy Rõ ràng, sự bền vững của quan hệ huyết thống trong thị tộc đã nhường ché cho cấu trúc gia đình có quan hệ hẹp

hơn gán kết các thành viên chặt chẽ hơn Cùng với việc xuất hiện gia đình thì các giai cấp, dang cấp cũng hình thành trong xã

hội Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong

một hệ thống sản xuất xã hội nhất định Dang cấp chính là thứ

bậc xã hội của con người có được dựa trên sự phân hóa về mức

độ tài sản, thu nhập Việc xuất hiện giai cấp, đẳng cấp đã làm biến đổi toàn bộ đời séng xã hội nguyên thủy Dia vi xã hội đã

có sự phân hóa sâu sắc về giàu, nghèo, trên đưới Mâu thuẫn đối

kháng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ngày càng gay gat không điều hòa được Giai cấp thống trị không ngừng thu vén lợi ích, củng cố địa vị cho mình và tìm cách làm tha hóa các giai cấp, tầng lớp và các lực lượng xã hội khác Trong điều kiện khốn cùng đó, việc đấu tranh của tầng lớp dưới chống lại sự áp đặt, đàn áp ngày càng quyết liệt, không điều hòa.

Về mặt quyền lực xã hội, nếu như trước đây quyền lực là của chung của cộng đồng và chưa tách khỏi tầng lớp dân cư thì đến giai đoạn này quyền lực xã hội đã thuộc giai cấp thống trị Giai

cấp này không ngừng đưa ra những quy định mới thể hiện ý chí

và bảo vệ lợi ích cho mình áp đặt vào xã hội, buộc mọi người tuân thủ, thực hiện.

Trang 15

Nhìn chung đến giai đoạn này xã hội nguyên thủy dụa trên nén kinh tế tự nhiên hoàn toàn bị tan rã nhường chỗ cho một chế

đó xã hội mới dựa trên nền tảng kinh tế sản xuất-xã hội-trao đổi

có sự khác biệt lớn về cấu trúc xã hội cũng như tính chất quyền lực Một bộ phận người có quyền lực như trưởng lão, tù trưởng, thủ lĩnh quân sự, tăng lữ lợi dụng uy tín của mình để chiếm đoạt tài sản, thâu tóm quyền lực chung Đồng thời một bộ phận

có kinh nghiệm sản xuất cũng bát đầu giàu lên, tìm kiếm lối sống của kẻ bề trên trong xã hội Trong lúc đó, ngược lại phần lớn dân cư thiếu phương tiện sản xuất từng bước bị ban cùng hóa

về sức lao động và thu nhập trở thành giai cấp bị bóc lột Mâu thuân đối kháng gay gat, không điều hòa được giữa giai cấp thống tri và giai cấp bị tri Quyền lực thị tộc va các phương thứcquản lý trước đây không còn phù hợp nữa Mặc dù vậy, nhu cầukhách quan của xã hội đặt ra là phải có một tổ chức mới đủ

mạnh để điều hành, quản lý xã hội bảo đảm cho sự phát triển của

con người Việc xuất hiện nhà nước là một thực tế khách quan,

lịch sử nham dập tắt sự xung đột giữa các giai cấp, kìm giữ cho

những mâu thuẫn đó nằm trong vòng trật tự nhất định Nhà nước

là một thiết chế quyền lực thuộc về giai cấp thống trị được hình

thành gắn liền với những điều kiện nhất định của xã hội có giai

cấp Theo Mác, nhà nước không phải bao giờ cũng có Đã có

một thời không biết đến nhà nước đó là xã hội cộng sản nguyên

thủy Nhà nước chỉ xuất hiện khi cơ sở kinh tế-xã hội đạt đến một trình độ nhất định Theo đó, nhà nước chỉ xuất hiện khi có

điều kiện, shit nhất có sự chuyền đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất-xã hội-trao đổi dựa trên cơ sở của sự xuất

hiện và bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Thứ hai, có sự phân chia xã hội thành những cực đối lập không điều hòa tức là

phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

Trang 16

Tổng quan về nguyên nhân xuất hiện nhà nước, Angghen khẳng định “nhà nước quyết không phải là một lực lượng được

áp đặt từ bên ngoài vào xã hội Nhà nước cũng không phái là cái hiện thực của y niêm đạo đức, không phat là hình anh và hiện

thực của lý trí nhut Hê ghen khẳng định Nhà nước là sản phẩm

của xã hội trong một giai đoạn phat triển nhất định.”" Lênin tiếp tục làm sáng tỏ quan điểm của Mác khi nhấn mạnh, nhà nước là

sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không điều

hòa được Bất cứ ở đâu, hê lúc nào và chừng nào về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được thì nhà nước xuất xuất hiện Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng

tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không điều hòa được Như

vậy, nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện nhà nước là do sự vận

động phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến sự xuất hiện tư

hữu về tư liệu sản xuất, xuất hiện giai cấp và xuất hiện nhà nước.

Đó là quá trình diễn ra lâu dài, đi từ thấp tới cao và có sự khác biệt nhất định giữa phương Đông và phương Tây.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống xã hội, nhà nước

xuất hiện để làm nhiệm vụ kìm giữ cho những mâu thuẫn giai cấp nằm trong vòng mot trật tự nhất định Nhà nước không làm

và không thể làm được nhiệm vụ điều hòa mâu thuẫn giai cấp, có chăng nhà nước chỉ xoa dịu những mâu thuân giai cấp tronp

vòng trật tự có lợi cho mình thì phải sử dụng nhà nước tiến hành

hai nhiệm vụ: thực hiện việc trấn áp bằng bạo lực đối với các

giai cấp khác và tổ chức quản lý, xây dựng xã hội mới dưới điều

kiện của giai cấp đó.

' Lênin toàn tập, tập 33, tr.8-9, NXB Tiến bộ M 1976

Trang 17

3 Các hình thức (phương thức) xuất hiện nhà nước điển

hình trong lịch sử

Vẻ mat lịch sử, việc xuất hiện một nhà nước cụ thé bao giờ

cũng gan với điều kiện tồn tại của mỗi quốc gia, dân tộc Đương nhiên, điều kiện tồn tại đó trên thực tế lại không hoàn

toàn piống nhau, bởi vậy việc hình thành nhà nước có sự tương

đồng và khác biệt nhất định Như vậy, xét về nguồn gốc và

phương thức xuất hiện của từng nhà nước, nó vừa chứa đựng

những đặc điểm đặc thù riêng biệt vừa có những điểm chung

mang tính chất điển hình, phổ biến Lé dĩ nhiên, nhà nước

không xuất hiện ngay một lúc ở mọi nơi và hoàn thiện ngay tức

khác về mat tổ chức Quá trình hình thành nhà nước diễn ra từ

từ phù hợp với những tiền đề kinh tế-xã hội qua nhiều giai đoạn

để các cơ quan quản lý thị tộc, bộ lạc chuyển hóa dần thành các

cơ quan nhà nước Theo kinh điển Mác-Angghen có các hình

thức xuất hiện nhà nước cơ bản:

- Cách thức xuất hiện nhà nước theo mâu hình Nhà nước Aten (Hi Lạp) Đây là cách thức xuất hiện nhà nước diễn ra một

cách thuần túy bằng sự vận động, phát triển của lực lượng sản

xuất dân đến xuất hiện giai cấp, xuất hiện nhà nước Đây là hình

thức xuất hiện được coi là hình thức cổ điển nhất do “nhà nước

nảy sinh chỉ yếu và trực tiếp từ những sự đối lập giai cấp đã

phát trién ngay trong noi bộ xa hội thị tộc”)

- Cách thức xuất hiện nhà nước theo mau hình nhà nước La

Mã cổ (nhà nước Roma) Sự xuất hiện nhà nước La Mã cổ là kết

_PH Ang -ghen: Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước NXB Sự thật, H, 1972 tr.2§] or ee |

TH ¥ LÊN _

Trang 18

quả của cuộc cách mạng của tầng lớp bình dân chống lại giới quí tộc Roma nhưng sau đó vì nhiều nguyên nhân dem lại mà sau đồ

cả hai lực lượng này hòa nhập được với nhau.

- Cách thức xuất hiện nhà nước theo mẫu hình nhà nước

Đức cổ (nhà nước của người Giécmanh) O day người Giéc

manh đã giành được quyên thống tri tại các vùng đất của mình

từ quân La Mã và chiếm thêm phan lãnh thô của dé chế Roma

Tuy nhiên, do sự tương đồng và ngang băng về cơ sở kinh tế,

điều kiện tôn tại của hai bên mà việc xây dựng nhà nước Đức cô

có những đặc điểm đặc thù riêng biệt

Ngoài các cách xuất hiện nhà nước phổ biến trên, ở phươngĐông trong quá trình hình thành nhà nước ít nhiều gắn liền với

những đặc điểm đặc thù của phương thức sản xuất châu Á, của

nền văn minh lúa nước Những hoạt động tự vệ phòng chốngthiên tai, dap dé, trị thủy đã ít nhiều tác động trực tiếp đến quátrình xuất hiện nhà nước.Thực tế cho thấy, ở vùng đất này nhucau bảo vệ, quản lý các công trình chung đã đòi hỏi phải tập hop

lực lượng lớn hơn các đơn vị nguyên thủy như thị tộc, công xã,

gia đình và nhanh chóng phải hình thành bộ máy quyên lực tậptrung Như vậy, sự xuất hiện nhà nước ở đây không hoàn toàn

nảy sinh từ sự đối lập gay gắt giữa các giai cấp hoặc các lực

lượng xã hội mà bắt nguồn từ nhu cầu khách quan tự nhiên về

mưu sinh, tồn tại của con người Nhà nước đó là “những nhóm

tự nhiên gôm những công xã trong cùng một thị tộc đã di đếnchỗ thiết lập ra trong quá trình tiến triển của họ, lúc dau chi cot

bảo vệ những lợi ích chung (chăng hạn như như việc tưới nước

ở phương Đông) và dé bảo vệ, chong lại kẻ thù từ bên ngoài thi

từ nay trở đi cũng lại có luôn cả mục đích duy trì bằng bạo lực

Trang 19

những dieu kiện sinh hoạt và thông trị cua giai cáp thông trị

! ¬ Ut am ‘|

chong lại giai cap bi uP

3 NGUON GOC CUA PHAP LUAT

3 1 Khai niệm pháp luật

Việc nghiên cứu bản chất, vai trò chức năng cũng như giá

trị của pháp luật đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn và khoa học vềnguồn gốc của pháp luật Tuy nhiên trong nhận thức luận vàtrong đời sống thực tiến thì pháp luật luôn là một hiện tượngphức tap Lich sử tư tưởng và khoa học pháp ly nhân loại từ xưađến nay chưa có được sự thống nhất nhận thức giữa các quanniệm về pháp luật.

` ˆ

O phương Tây có hai trường phái quan niệm khác nhau về

pháp luật Trường phái pháp luật tự nhiên” (còn gọi là tự nhiên

pháp) cho rằng, pháp luật là tat cả các quy tac mà con người

'Ph.Angghen: Chống Duy rinh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.148

> Theo Trần Văn Liêm (Dan luật, 1974, Sài gòn, tr.26): Học thuyết pháp luật

tự nhiên được Grotiut (1583-1645), người Hà Lan khởi xướng trong tác phâm Luật chiến tranh và hoà bình Quan niệm pháp luật tự nhiên về sau được cả

Montesquieu (1689 -1775) dé cập trong tác phdm Tĩnh thân pháp luật xuất

bản 1748 và J J Rousseau (1712-1778) với cuốn Khé ước xã hội xuất ban

1762 Đây là những tác phẩm kinh điển xuất hiện ở thế kỷ XVH-XVIHI với cách tiếp cận: coi con người tự nhiên có trước con người xã hội và luật là biểu hiện của quyền nguyên thuỷ do chính thượng dé tạo nên Ở Việt Nam, thời thuộc Pháp trong Bộ dân luật Bắc (điều 642, 675) và Bộ dân luật Trung (điều 675, 677) cũng đã từng sử dụng quan điểm tự nhiên pháp nhưng các

quy định đó chỉ mang tính tham khảo chứ không có y nghĩa về tranh tụng tại

toa.

Trang 20

cũng như các sự vật, hiện tượng tự nhiên phải có và sẽ tồn tại bấtbiến như một thuộc tính của những thực thể này Đó là thứ phápluật lý tưởng bao hàm những quy tac, tiêu chuẩn mà nhân loại

phải noi theo Montesquieu quan niệm: “Luật, theo nghĩa rộng

nhất, là những quan hệ tắt yếu từ trong bản chat của sự vật Với

nghĩa này thì mọi vật đều có luật cua nó Thể giới than linh, thé

giới vat chát, những trí tuệ siêu Việt, cho đến các loài vật, và

loài người đều có luật của mình”)

Về nguén gốc, quan niệm tự nhiên pháp đã xuất hiện ở Hi

Lap từ thời cỗ đại Đến Thế ky 19, quan điểm tự nhiên pháp bịkhủng hoảng do sự chỉ trích của các trường phái thực nghiệm và

phái xã hội Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 20 quan niệm tự nhiên

pháp lại được sống lại bằng sự tiếp cận của một số học giả tư

sản Trường phát pháp luật thực tại (còn got là thực tại pháp) lại

khẳng định, pháp luật là tổng thé các quy tắc được đặt ra với

mục đích chi phối, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội được phát

sinh giữa các cá nhân, t6 chức Nói đến pháp luật là nói đến hé

thống quy tac, định chuẩn rõ ràng trên thực tế Trong một quốc

gia, các quy tắc pháp lý đó ton tai trong moi quan hệ hữu co tạonên hệ thống pháp luật riêng biệt, cụ thẻ

Ở phương Đông, lịch sử tư tưởng pháp lý Trung Quốc cổ đại

đã từng có hai quan niệm khác nhau về pháp luật của phái nho

gia và phái pháp gia Mặc dù xuất hiện muộn hơn nhưng phái

pháp gia (dai diện là Han Phi Tử) đã có một quan niệm rõ ràng

về pháp luật và khang định về vai trò của pháp luật trong quản lý

' Xem: “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu Bản dịch của Hoàng Thanh

Đạm, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1996, tr 39.

Trang 21

xã hội Pháp luật chính là một thứ tiêu chuẩn để biết đâu là

chính đâu là tà, để khen đúng người phải, trách đúng người

quấy Theo phái pháp gia, pháp tức là pháp luật “Pháp là hiển

lệnh công bố ở các công sơ, thưởng hay phạt dân tin chắc là thi

hành, thưởng người cẩn than giữ pháp luật, phạt kể phạm pháp,

nh vậy bề tôi sẽ theo pháp”"” Theo Han Phi Tử thì tinh cách

của pháp luật là phải hợp thời, phải soạn cho dân dé biết, dé thi

hành và phải công bảng Tuy nhiên, với cách tiếp cận một chiều

là dé cao vai trò pháp luật nhằm xóa bỏ hoàn toàn những quan

niém nho giáo nên phái pháp gia đã không nhận được sự ủng hộ

sâu rộng của xã hội Trung Quốc và phương Đông cổ đại Quan

niệm nho gia cho rang, động lực chủ yếu để duy trì trật tự xã hội

không phải là pháp luật mà là sự rèn luyện, tu dưỡng về nhân pham của từng con người Tất ca các vấn đề xã hội của con người bắt nguồn từ nhân bản và phải quy về sự tu thân, giáo hóa

con người Quan niệm của nho gia về pháp luật đó là thứ công cụ

bất đắc di phải có và thật sự cần thiết mới sử dụng khi con người không còn luân thường, đạo lý, vi phạm các nguyên tac (đạo)

làm người.

Theo quan niệm thần học, luật pháp được quy về cội nguồn

là của thượng đế, do thượng đế tạo nên Về bản chất đó là ý của chúa trời, là thứ luật chỉ tồn tại ở sự quy phục của con người và

nó “nhất thành, bất biến” Các tộc người nguyên thủy cổ đại ở Ai

Cập, Babilon, Ấn Độ, Ba Tư, Hi Lạp đều coi quyền lực và những

quy tắc sinh hoạt nói chung là do thần linh ban phát Chẳng hạn,

theo quan niệm thần thọai của người Ai Cập cổ đại, nữ thần Maat (Ma-at) tượng trưng cho chân lý, công bang xã hội và tòa

#? Hàn Phi Tử Nxb Văn hóa do Nguyễn Hiền Lê - Giản Chi biên soạn, tr.273

Trang 22

án Các quan tòa mang hình nữ thần được xem là những người phụng sự của nữ thần.

Với cách tiếp cận duy tâm khách quan, Héghen (1770-1831)

đã cho rằng, pháp luật cũng như nhà nước chính là hiện thực của

ý niệm của đạo đức, là hiện tượng lý tính Theo ông, “pháp luật

là ở chỗ tén tại hiện có của ý chí tự do, do vậy pháp luật là tự do nói chung như ý niệm”"' Quan niệm của J.J Rousseau (1712- 1778), pháp luật là phương tiện để liên kết mọi thành viên trong

xã hội, đó chính là công ước chung cho mọi người Để có công

ước đó, các thành viên trong xã hội phải từ bỏ một số phần

quyền riêng của mình góp vào cái chung Ong cho rằng, “Công

ước cơ bản (pacte fondamental) không phá bỏ sự bình đẳng tr

nhiên, nó xây dung bình dang tinh than và hợp pháp để thay thé cái mà thiên nhiên đã làm cho con người không bình đẳng về thể luc’? và theo ông, “chỉ có một đạo luật duy nhất đòi hỏi phải

a , ? a? ? ˆ wt , ` Ä “ ~ ^ "3s" (3

được sự đồng ý của tat cả mọi người, đó là công tớc xã hội"*)

Theo quan điểm Mác-Lênin, pháp luật là hệ thống quy tắc

xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặcthừa nhận nhằm điêu chỉnh các moi quan hệ xã hội theo những

mục tiêu, định hướng cụ thé Với cách tiếp cận này, pháp luật là

một thứ chuẩn mực xã hội được hình thành bằng con đường nhà

nước và mang tính quyên lực nhà nước Pháp luật là một hiệntượng lịch sử có nguồn gốc từ xã hội và là nhân tố trật tự hóa các

‘ Hêghen: Toàn tập, tập VII, Nxb Kinh tế-xã hội Mátxcơva, 1934, tr.35

) Jean-Jacques Rousseau: Bàn vẻ khé ước xã hội Nxb Thành phố Hỗ Chi

Minh,1992, tr.5 l.

® Sách đã dẫn, tr 155.

Trang 23

quan hệ xã hội Đó chính là công cụ mà giai cấp cầm quyền sử

dụng đề thực hiện chức nang quản lý và hợp pháp hóa quan hệ

thông tri đối với giai cấp, giai tầng và lực lượng xã hội khác.

Hiện nay, thực tiễn nghiên cứu khoa học ở nước ta cũng đã

có ý kiến cho răng cần phải mở rộng nội hàm khái niệm pháp

luật dé xem xét cấu tạo vật chất của nó một cách day đủ hơn

Theo đó pháp luật không chi đơn thuần là sự hiện hữu bang hệthống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung mà còn bao gomnhiều yếu tô khác như: các nguyên tắc pháp lý, khung pháp luật,chính sách pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và các học thuyết pháp lý, các thực nghiệm pháp lý cũng như các hành vi

pháp lý thực tiễn v.v

3.2 Sự xuất hiện của pháp luật theo quan diem Mác - Lénin

Do có nhiều quan niệm khác nhau về pháp luật nên đã đemlại sự khác biệt nhất định khi xem xét nguồn Ốc của pháp luật

Quan điểm Mác-Lênin khăng định, những nguyên nhân làm

xuất hiện nhà nước đồng thời là những nguyên nhân làm xuất

hiện pháp luật Nhà nước cũng như pháp luật không có con

đường phát triển riêng ngoài sự vận động của cơ sở kinh tế Vì

lẽ đó, theo Mác, nghiên cứu nguén gốc của pháp luật trước hết

phải đi từ căn nguyên kinh tế và xem xét cả hai giai đoạn phát

triển của xã hội loài người là giai đoạn xã hội chưa có giai cấp, chưa có pháp luật và giai đoạn có giai cấp, có pháp luật Cách

tiếp cận khoa học này cho thay mối liên hệ, tính quyết định của

cơ sở hạ tầng cũng như điều kiện tồn tại xã hội đôi với sự hình

thành, phát triển của pháp luật

+ Quan hệ xã hội và các hình thức quản lý xã hội trong xã

hội nguyên thuy

Trang 24

Xã hội cộng sản nguyên thuỷ tôn tại trên nên tảng kinh tế tự

nhiên nguyên thuỷ với đặc điểm sở hữu công cộng về tư liệu sản

xuất phù hợp với mức độ thấp của tính chất, trình độ lực lượngsản xuất Trong xã hội này chưa đem lại sự khác biệt về hưởng

thụ lợi ích giữa các thành viên trong cộng đồng thị tộc, bào tộc

và bộ lạc Nhìn chung, các quan hệ xã hội giai đoạn này giản

đơn do đó việc quản lý xã hội cũng đơn gián Đặc điêm này

cũng đã quy định tính đặc thù về 16 chức xã hội và quyền lực xãhội nguyên thuỷ là bình đăng và chưa tách biệt khỏi cộng đồngđân cư Tuy vậy, nhu cầu của quy luật sinh tôn đó buộc loàingười cân phải phối hợp các hoạt động trong quá trình săn bắn,

hái lượm, chế ngự thiên nhiên và bảo vệ cộng đồng thị tộc, bộ

lạc của mình Mặc dù sự phôi hợp, điều chỉnh đó còn hết sức sơkhai và chủ yếu thực hiện băng các hình thức như:

- Sự ràng buộc của huyết thông: Cộng đồng nguyên thuy với đơn vị cơ sở là thị tộc được hình thành đựa trên huyết thống

(dòng máu) có tố chức chặt chẽ Các thành viên trong thị tộc đặtdưới sự quản lý theo chế độ mẫu hệ hoặc phụ hệ Sự phục tùng

các nguyên tắc bất thành văn trong quản lý cộng đồng được mọi

người tuân thủ nghiêm ngặt đã xác lập trật tự xã hội có tính ôn

định cao Biện pháp xử lý nặng nhất đối với các thành viên cóhành vi phá vỡ sự ràng buộc của nguyên tắc huyết thông, xâm

phạm trật tự cộng đồng là loại bỏ khỏi thị tộc Trên thực tế biện

pháp này đồng nghĩa với việc tước bỏ sự tôn tại của thành viên

đó bởi vì lúc này con người chưa có tư cách cá nhân, chưa thể tồn tại độc lập được ngoài thị tộc.

- Sự quản lý của hội đông thị tộc, bào tộc và bộ lạc: Mặc dù còn sơ khai nhưng ở các đơn vị cơ sở của xã hội cộng sản

Trang 25

nguyên thuỷ đã thực hiện sự quản lý bang việc lập nên một hội

đồng quản lý các công việc chung Hội đồng thị tộc bao gồm

toàn thé thành viên trong thị tộc đó nên mọi quyết định được

dưa ra déu có ý kiến của các thành viên Hội đồng bào tộc gồm

các trưởng lão, thủ lĩnh quân sự và các vị tù trưởng của các thị

tộc trong bào tộc đó hợp lại Tương tự như vậy nhưng tổ chức hội

đồng bộ lạc có quy mô lớn hơn nhiều so với bào tộc bởi bộ lạc

có thể có lãnh địa riêng, thổ ngữ riêng.

- Phong tục, tập quán: Phong tục, tập quán là những thói

quen trong xử sự được hình thành mặc nhiên cùng đời sống cộng

đông người nguyên thuỷ Có thể nói, đây là phương tiện quản lý

xuất hiện sớm nhất có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh

các hoạt động xã hội Nhiều tập quán của thị tộc sau này trở

thành nguồn pháp luật và được giai cấp chủ nô thừa nhận, sửdụng như tập quán báo thù tập quán ăn miếng trả miếng (tập

quán ngang băng).

- Quy tắc đạo đức: Cũng như phong tục tập quán, các quy

phạm đạo đức được hình thành mặc nhiên cùng đời sống sinh

hoạt vat chất, tinh thần và trao đôi tình cảm của người nguyên

thuý Tuy nhiên đo tính cát cứ trong tô chức xã hội nguyên thuỷ

mà các quy phạm đạo đức cũng ít nhiều mang tính khép kín theo

từng đơn vị như thị tộc, bào tộc, bộ lạc.

- Các quan niệm tôn giáo nguyên thủy: Do nhận thức của

con người còn nhiều hạn chế, khả năng chính phục thiên nhiên

còn thấp cộng với những rủi ro thường gặp đã buộc con người

phải dựa vào nguyện ước tâm linh về sự chở che của thần thánh.Người nguyên thuỷ đã đặt tên những vị thần của trời, đất như

than nước, thần lửa, than mặt trời và coi đó là những dang tối

Trang 26

cao Cùng với thời gian, các quan niệm nghi lễ tín ngưỡng của

ho dan dần đã tạo nên những tín điều, quy tắc thiêng liêng batthành văn Các tín điêu, quy tắc đó dù hoàn toàn mang tính duy

tâm nhưng nó cũng đóng góp vai trò nhất định trong việc điều

chỉnh hệ thống quan hệ xã hội nguyên thuỷ

- Uy tín của cá nhân các vị trưỡng lão thủ lĩnh quân sự: trong các thị tộc nguyên thủy, bên cạnh hội đồng thị tộc còn có các vị như: trưởng lão, thủ lĩnh quân sự, tù trưởng được bầu lênlàm nhiệm vụ quản lý Mặc dù chưa có sự tách bạch về mặt tô

chức quyên lực nhưng vai trò, uy tín của những cá nhân đó đốivới các thành viên trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là rất lớn.Chính vì vậy, trật tự xã hội được bảo đảm không phải vì quyên

uy mà do sự bình đăng về lao động, hưởng thụ và cả sự tôn kínhcủa cộng đồng giành cho những con người đó Mác viết: “Viêncảnh sát xoàng nhất của một nhà nước văn minh cũng có uyquyên hon tất ca những cơ quan của xd hột thị tộc công lai;nhung mot vi vương CÔng CÓ thé lực nhất, một chính khách hoặcmột chỉ huy quản sự lớn nhất của thời đại văn mình vẫn có théganh tị với thủ lĩnh nhỏ nhất trong thị tộc về lòng tôn kính mà

Hgười ta có doi với vị thu lĩnh này, một sự tôn kính không thê

chối cdi được và cũng không phải dùng roi vọt mà có.”0)

Tóm lại, xã hội cộng sản nguyên thủy dựa trên nên tảngkinh tế tự nhiên chưa có sự khác biệt về lao động và hưởng thụ,chưa có sự phân hóa xã hội Tính chất các quan hệ xã hội đơn

giản nên việc quản lý được thực hiện băng những hình thức,

) PH.Ăng ghen (1972): Nguồn góc gia đình của chế độ tư hữu va của nha

nước, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.285

Trang 27

phương tiện trên là phù hợp và hiệu quả Điều nay cho thấy, nhu câu khách quan của đời sông xã hội cộng sản nguyên thuy chưa can dén sự xuất hiện và tôn tại pháp luật.

+ Nguyên nhan, diéu kiện và các con đường hình thành pháp luật trong lịch sử

Trong lịch sử, khi nghiên cứu về sự xuất hiện pháp luật có

không ít cách lý giải khác nhau về nguyên nhân, điêu kiện làm

x.uất hiện pháp luật Nhìn chung, quan niệm của các nhà duy tâmhoặc tôn giáo déu đã cho răng pháp luật xuất hiện do một lựclượng siêu tự nhiên bên ngoài áp đặt vào xã hội hoặc đó là sản

phẩm của hiện thực ý niệm của chính con người Quan điểm

Mác-Lênin chỉ ra rằng, pháp luật không phải là sản phẩm hình

thành một cách chủ quan, tức thời mà nó là kết quả tất yếu,khách quan của quá trình vận động lịch sử với những nguyên

nhân, điều kiện cụ thể Những nguyên nhân làm xuất hiện phápluật cũng như nhà nước đều bắt nguon từ đời sống xã hội của

con người.

- Nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật: Với tính cách là

công cụ quản lý đời sống của con người, pháp luật sẽ không

xuất hiện nếu nhu cau của xã hội không đặt ra Với sự vận

lộng phát triển của lực lượng sản xuất, chế độ tư hữu xuất

tiện, yêu tố xã hội trong phân công lao động hình thành Theo1ó, một nền kinh tế sản xuất, xã hội và trao đôi đã thay thé cho

nên kinh tế tự nhiên nguyên thuỷ Xung đột về lợi ích ngàysàng gay gắt đã kéo theo sự biến đổi căn bar về kết cấu, quyềnlực xã hội cũng như tính chất của các quan hệ xã hội Khoảng

cách về sự phân hóa xã hội ngày càng lớn khi xã hội xuất hiện

giai cấp va su thong tri gial cap Việc quản ly thị tộc, bộ lạc

Trang 28

bằng những hình thức, phương tiện như trước không còn hiệu

lực và hiệu quả Trong lúc đó, nhu cầu quản lý xã hội vẫn đặt

ra, tầng lớp trên (giai cấp thong tri) bat đầu đưa ra những quy

định mới có lợi cho mình, từng bước loại bỏ các phương tiện

cũ trong điều chỉnh và quản lý xã hội Những quy định đó thể

hiện ý chí, bảo vệ lợi ích cho giai cấp thông trị và nhanh chóngđược áp đặt vào xã hội và buộc mọi người thừa nhận dan dan

được hiểu đó là pháp luật Như vậy, theo quan điểm Mac-Léninthì việc xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã tao ra su

khác biệt xã hội chính là nguyên nhân cua moi nguyên nhân

đem lại sự xuất hiện pháp luật

- Điều kiện làm xuất hiện pháp luái: Theo quan điểm

Mac-Lénin, pháp luật được hình thành khách quan dựa trên nhu

cau của đời sống xã hội có giai cấp Mỗi dân tộc, quốc gia có

nền tảng tồn tại khác nhau nên điều kiện, nhu cầu cho sự hình thành pháp luật trên thực tế cũng có sự khác nhau Lịch sử đã

chứng minh là xã hội loài người không phải bao giờ cũng cânđến sự hiện diện của pháp luật Vì lẽ đó, pháp luật cũng chi xuất

hiện khi nhu cầu quản lý xã hội thực sự cần thiết và chỉ khi điều

kiện về kinh tế, xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định

Đó là:

Thứ nhất, về mặt kinh tế có sự chuyên đổi từ nền kinh tế tự

nhiên nguyên thuỷ sang nên kinh tế sản xuất-xã hội-trao đổi Sự

chuyển đổi này chỉ diễn ra một lần duy nhất trong toàn bộ lịch

sử phát triển của xã hội loài người Bởi vậy, xét về điều kiện kinh

tế, pháp luật cũng chỉ có thể xuất hiện một lần như chính nó đã

và đang hiện hữu trong thực tế lịch sử mà thôi Ngày nay, lực lượng sản xuất và quá trình sản xuất của nhân loại đã đạt đến

Trang 29

mức xã hội hóa có tính toàn cầu Dĩ nhiên không thể có sự xuất

hiện trở lại của pháp luật như nó đã hình thành trong lịch sử.

Thứ hai, về mặt xã hội có sự phân chia xã hội thành nhữngcực đối lập không điều hoà (tức là các giai cấp đối kháng) Mauthuẫn giai cấp thực chất là biểu hiện về mặt xã hội của mâuthuẫn giữa tính chất, trình độ lực lượng sản xuất với quan hệ sảnxuất Mau thuẫn giai cấp không thê điều hoà được, chính vì vậy

cần phải có pháp luật với tính cách là phương tiện kiểm soát xã

hội Và, sự tồn tại của pháp luật chỉ có thể kìm giữ cho các xung

đột, mâu thuẫn giảI cấp năm trong vòng một trật tự mà thôi

- Các con đường hình thành pháp luật: Con đường hình thành pháp luật thực chất là quá trình, cách thức tạo nên (làm ra)

pháp luật trong lịch sử Pháp luật không phải ngẫu nhiên mà có

và cảng không phải là một hiện tượng được áp đặt ngoài vào xã

hội mà nó là sản phẩm của ý thức con người Do là kết quả củaquá trình nhận thức chủ quan về quy luật khách quan của đời

sông xã hội Theo Mac,”Nha lập pháp phải cot mình như là nhà

khoa học tự nhiên, ông ta không làm ra luật, không phát minh ra

chung mà Chỉ nêu chúng lên, biểu hiện những quy Indt nội tại

cua những mối quan hệ tinh thân thành những đạo luật thành

văn có ý thức”! Không phải ngay từ khi ra đời pháp luật đãđược hoàn thiện cả về nội dung, hình thức mà nó từng bước

điược hoàn thiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả

măng nhận thức của con người Do đó, con đường hình thành

pháp luật phải dựa trên những nguyên lý cụ thể chứ không phải

?OC, Mác và Ph Ang ghen toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,

1995, tr 232.

Trang 30

là một lộ trình rap khuôn cứng nhac Mỗi kiêu pháp luật, mỗi hệ thống pháp luật và mỗi quốc gia cụ thể đã tạo nên tính sống động, đa dạng cho con đường đó để pháp luật không ngừng được phát triển và hoàn thiện Trong lịch sử có các cách thức cơ bản

để tạo nên pháp luật như sau:

Mot là, giai cấp thong trị thông qua nhà nước chon lọc thừanhận các quy tắc xử sự thông thường trong xã hội (như các quy

tac đạo đức, phong tục tập quán) nang lên thành các quy định

pháp luật Những quy tac bất thành văn này dé hiểu được sử

dụng từ lâu đời rất thuận lợi trong quá trình điều chỉnh nhất là giải quyết các tranh chấp xã hội Theo Rousseau gọi đó là luật

của nhân dân, ông cho rang: “Ludt này không khắc lên đá, lên

đông mà khắc vào lòng công dân, tạo nên hiến pháp chân chính

của quốc gia Luật này mỗi ngày lại có thêm sức mới, khi các

thứ luật khác đó già cối hoặc ti ngắm thì luật nay thấp cho nólại sáng lên hoặc bồ sung thay thể nó duy trì cả dân tộc trongtinh than thê chế, lăng lặng đưa sức mạnh của thói quen thaysức mạnh của quyên uy’ Chang hạn, trong tổ chức công xã La

Mã cô đại đã có tập quán về quyên sở hữu tập thé đỗi với ruộngđất và nô lệ Khi tổ chức công xã tan rã thì nội dung của tậpquán trên cũng thay đổi dan dan và cuối cùng, theo Luật 12 bảng

của La Mã, mỗi gia đình La Mã có quyên định đoạt đối với phan

đất của mình, còn nô lệ và súc vật trở thành tài sản riêng của

mỗi gia đình giàu có

Hai là, nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

f? Jean-Jacques Rousseau: Ban về khé ước xã hội (Thanh Dam dịch, 1992), Nxb Thành phô Hồ Chí Minh, tr.90.

Trang 31

Văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản do các cơ quan

nhà nước, cá nhân có chức quyền ban hành theo một trình tự, thủ

tục được pháp luật quy định, chứa đựng quy phạm pháp luật

nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những mục đích cụ thể.

Xét về lý luận, việc chuyền hóa tập quán thành pháp luật chỉ đápứng được phần nào đó nhu cầu đặt ra và cũng chỉ giành cho

những loại quan hệ xã hội đã hình thành từ trước Xã hội càng

phát triển, hệ thống quan hệ xã hội càng nhiều và phức tạp hơn

nên cân phải có một phương tiện điều chỉnh linh hoạt, đa dạng

hơn Do đó, việc ra đời van bản quy phạm pháp luật được coi là hình thức pháp luật cao nhất có khả năng thích ứng với yeu cầu

thực tiên đặt ra.

Ba là, nhà nước thừa nhận các cách thức xử lý được đưa ra trong các quyết định áp dụng pháp luật (như của Toa án, cơ quan hành chính) nâng lên thành các quy định pháp luật Đó là kết quả chọn lọc từ thực tiên của quá trình áp dụng pháp luật, là con đường hình thành hình thức tiền lệ pháp trong lịch sử.

Trang 32

Chương 2

BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY,

HÌNH THUC VA KIỂU NHÀ NƯỚC

1 BAN CHAT NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm bản chất của nhà nước

Bản chất của nhà nước từ xưa đến nay là vấn đề phức tạp trong nhận thức luận và trong đời sống thực tiên Sự phức tạp nhìn chung trước hết bởi do nhà nước là một thiết chế chính trị

mang quyền lực đặc thù không thể thiếu được của xã hội có giai cấp Nhà nước tác động đến sự tồn tại và phát triển của nhiều các

thiết chế chính trị-xã hội khác nhau trên thực tế Hơn nữa trong nghiên cứu, hệ quả lập luận từ các nhà triết học, chính trị học, sử học tư sản về vấn đề nhà nước cũng đã làm rác rối hơn cho quá

trình nhận thức Việc hiểu đúng về bản chất nhà nước có ý nghĩa

quan trọng đối với việc nghiên cứu các vấn đề khác của nhà nước như chức nang, vai trò của nhà nước Trong lịch sử tư tưởng, khoa học pháp lý nhân loại đã có nhiều cách tiếp cận về

bản chất nhà nước Có không ít quan điểm đưa ra những luận cứ

lệch lạc khi lý giải vấn đề bản chất nhà nước nên không tránh khỏi sự phiến diện Phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lénin khi xem xét bản chất nhà nước đòi hỏi phải gắn liền với thế giới quan của một giai cấp nhất định Chỉ có lập trường giai cấp rõ

ràng mới lý giải một cách đúng dan nhà nước của ai (tức của giai cấp nào), nhà nước tồn tại để làm gì, tránh tình trạng mập mờ

Trang 33

trong nhận thức về bản chất nhà nước Với cách tiếp cận khoa

học đó, học thuyết Mác-Lênin đã khang định, nhà nước có

nguồn gốc từ xã hội Nó tuyệt nhiên không phải là lực lượng

được áp dat từ bên ngoài vào xã hội Nó cũng hoàn toàn không phải là kết qua hiện thực của ý niệm đạo đức hay hiện tượng lý

tính như quan niệm của Heghen Nhà nước trước hết là sản phẩm của xã hội có giai cấp nên xét về bản chất, nhà nước hàm chứa tính giai cấp và tính xã hội sâu sắc.

Tính giai cấp của nhà nước là thuộc tính cơ bản, nổi trội của

nhà nước Lênin đã từng nhấn mạnh, xét về bản chất nhà nước

bao gid cũng thuộc về một giai cấp nhất định, đó là giai cấp cầm

quyền Chính vì vậy, về nguyên tắc nhà nước mang bản chất của

giai cấp thống trị xã hội Không có nhà nước phi giai cấp hoặc

nhà nước mang bản chất của nhiều giai cấp Hơn nữa cũng về lý

luận, quan điểm Mác-Lênin đã khẳng định bản chất nhà nước là

không thay đổi qua các giai đoạn vận động, phát triển khác

nhau Đương nhiên, trên thực tế những biểu hiện của bản chất

nhà nước ra ngoài thế giới khách quan có sự khác nhau về nội

dung, phạm vi, mức độ và tính chất cụ thể Ở mỗi kiểu nhà nước

và ở mỗi giai đoạn tồn tại của một nhà nước, sự biểu hiện của

những khía cạnh này cũng khác nhau nhất định.

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện trước hết ở chỗ nhà nước

bị quy định bởi cơ sở kinh tế của giai cấp cầm quyền Triết học

mácxít khẳng định tập hợp các quan hệ kinh tế tạo nên cơ sở hạ

tầng quy định kiến trúc thượng tầng trong đó có nhà nước Sự quy định của cơ sở kinh tế đối với nhà nước trên thực tế cho thấy tương ứng với mỗi cơ sở kinh tế của một giai cấp cầm quyền có

một kiều nhà nước nhất định Hoàn toàn không thể có nhà nước

của giai cấp này được xây dựng hay tồn tại trên cơ sở kinh tế của giai cấp khác.

Trang 34

Nhà nước là cơ quan hay là công cụ thống tri của giai cap cầm quyền đối với xã hội Theo Lénin “nhà nước theo đúng

nghĩa của nó là một bộ máy để trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác”' Giai cấp cầm quyền trong xã hội chính

là giai cấp nắm giữ quyền lực về kinh tế Đương nhiên để nắm giữ quyền lực về kinh tế đòi hỏi giai cấp đó phải nắm giữ quyền

chiếm hữu đốt với tư liệu sản xuất cơ bản trong xã hội Nhu vậy,

mặc dù có nhiều giai cấp cùng tồn tại nhưng trong đó chỉ có giai

cấp cầm quyền mới có quyền thiết lập quan hệ thống trị đối với

xã hội Sự thống trị đối với xã hội của giai cấp đó thể hiện trên

ba phương diện là kinh tế, chính trị và tư tưởng Trong các phương diện tác động đó của nhà nước thì sự tác động trên lĩnh vực kinh tế là cơ bản và quyết định nhất Thực chất sự tác động giữa nhà nước với kinh tế là sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng, nền tảng tồn tại của nhà nước Nguyên lý của sự thống trị cho thấy,

không có giai cấp nào lên cầm quyền mà không nắm giữ quyền

lực kinh tế Sự chi phối về kinh tế sẽ quyết định đến sự chí phối

về chính tri cũng như tư tưởng đối với các giai cấp, giai tang khác Nhà nước tác động lên lĩnh vực kinh tế trước hết xác lập

chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, xác lập cơ chế tổ chức, quản lý

kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho các quan hệ kinh tế vận động trong một môi trường pháp lý an toàn Đương nhiên, không phải mọi nhà nước trong lịch sử đều có quá trình tác động tới cơ sở kinh tế theo một nguyên lý chung thống nhất

và tôn trong quy luật khách quan Chẳng hạn, sự tác động của

nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến đối với kinh tế còn tùy tiện, phiến diện do tư duy kinh tế và nhận thức về vai trò cầm

' Lênin Toàn tập, tap 33 Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.1 10.

Trang 35

quyền của các giai cấp thống trị còn thấp kém Ngược lại, việc thực hiện chức nang kinh tế của nhà nước tư san, nhà nước xã hội chủ nghĩa có hiệu qua rất cao Như vậy nói đến bản chất nhà

nước là nói đến vấn đề quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước

thể hiện kha nang sử đụng nhà nước của giai cấp cầm quyền tác

động lên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo mhững mục tiêu

mà giai cấp đó đặt ra Quyền lực nhà nước là yếu tố phản ánh bản chất nhà nước và chế độ chính tri của giai cấp cầm quyền

trên thực tế Do tính quyết định của cơ sở kinh tế nên chỉ có nắm được quyền lực kinh tế giai cấp thống trị mới nắm được quyền

lực về chính trị và quyền lực về tư tưởng Khi giai cấp cầm

quyền năm giữ có hiệu lực và hiệu quả quyền lực về kinh tế,

chính trị và tư tưởng nghĩa là chuyên chính của giai cấp đó có

kha thi Chính vi vậy, nhà nước được coi là công cụ chuyên

chính cơ bản và hữu hiệu nhất của giai cấp cầm quyền so với các

thiết chế xã hội khác trong đời sống xã hội có giai cấp Giai cấp

thong trị thực thi quyền thống trị của mình bang việc dùng nhà nước tác động lên các lĩnh vực đời sống xã hội theo những chiều

hướng có lợi cho giai cấp đó Như vậy, bản chất nhà nước là

chuyên chính giai cấp hay là sự thống trị của giai cấp cầm quyền

đối với xã hội Sự thống trị đó của từng giai cấp trong lịch sử không giống nhau hay chuyên chính của các giai cấp là khácnhau Chuyên chính giai cấp có nội dung là trấn ấp sự phản

kháng của giai cấp khác và thực hiện việc quản lý xã hội theo

mục đích của giai cấp cầm quyền đặt ra.

Bản chất của nhà nước phản ánh rõ nét thông qua phương

pháp, phương thức thực thi và vận hành quyền lực nhà nước Mặc dù đây là những yếu tố tựa hồ như nghiêng về mặt kỹ thuật pháp lý nhưng trên thực tế nó thể hiện tính giai cấp sâu sắc Do giới hạn giai cấp của giai cấp cầm quyền là khác nhau

Trang 36

và tương quan so sánh lực lượng ở mỗi nhà nước cụ thể khác

biệt nhau nên phương pháp, phương thức thực thi quyền lực nhà nước cũng có sự khác biệt nhau Nhìn chung, ở khía cạnh phương thức thực thi quyền lực nhà nước phụ thuộc vào điều kiện tồn tại của nhà nước, đối tượng tác động cũng như bản chất mỗi nhà nước quy định.

Nói tới bản chất nhà nước chúng ta không thể không nói tới

tính xã hội của nhà nước Xét về nguồn gốc, nhà nước sinh ra không phải chỉ vì mỗi nhu cầu thống trị giai cấp mà trước hết do

nhu cầu quản lý của cả xã hội/ Tồn tại xã hội không thể chi là

điều kiện của giai cấp cầm quyền mà còn của đông đảo các lực

lượng xã hội khác Do đó, nhà nước ngoài tư cách là công cụ dam bảo sự thống tri của giai cấp cầm quyền nó còn là thiết chế quyền lực công giải quyết các vấn đề chung của cả xã hội Sẽ

không thể tồn tại nếu giai cấp cầm quyền chỉ sử dụng nhà nước

phục vụ riêng cho giai cấp đó mà không quan tâm đến lợi ích của các giai cấp, giai tầng khác cùng tồn tại Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thuộc về con người như: ăn, ở, lao động, học tập cũng như giải quyết các vấn đề đòi hỏi của đời sống dân sinh như: môi trường dân số, phúc lợi xã hội, phòng chống bệnh tật, tội phạm v.v

Tính giai cấp và tính xã hội là thuộc tính chung của nhà nước Trên thực tế, không có nhà nước nào chỉ có một thuộc tính

này mà không có thuộc tính kia hoặc ngược lại Điều đó có

nghĩa là không có nhà nước nào chỉ quan tâm đến lợi ích và bảo

đảm điều kiện tồn tại cho giai cấp cầm quyền mà phủ nhận hoặc

từ chối những điều kiện sống của giai cấp khác cùng tồn tại trong xã hội Mặt khác cũng cần nhận thấy là tương quan giữa

hai thuộc tính đó cũng không mang tính ổn định, nó có thể thay

Trang 37

doi do nhiều nguyên nhân đem lại Điều này đòi hỏi việc nghiên

cứu về ban chat nhà nước không được coi trọng hay xem nhẹ

một thuộc tính cơ bản nào.

Tóm lại, nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trì, có bộ máy chuyên làm nhiệm vu cưỡng chế và thực hiện các

chức năng quan lý xã hội nhằm bảo vé dia vi thống tri của giải

cấp, hức lượng cam quyền trong xã hội.

1.2 Các đặc trưng cơ bản của nhà nước

Đặc trưng của nhà nước là những yếu tố cơ bản để nhận diện nhà nước và phân biệt nhà nước với tổ chức xã hội khác Đặc

trưng nhà nước phan ánh bản chất nhà nước va do bản chất của

nhà nước quy định.

+ Nhà nước thiết lap quyền lực công đặc biệt

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quyền lực xã hội là củachung mọi thành viên Ở từng thị tộc, quyền lực được gắn chặt

với quan hệ huyết thống Đó là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong cộng đồng nguyên thuỷ nhưng hết sức bền vững, hiệu

lực và hiệu quả Trong xã hội có giai cấp, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp thống trị xã hội Đó là một lực lượng “tua hồ như đứng lên trên xã hội, có thể làm dịu sự xung đội, giữ cho sự

aung đột đó nam trong giới han của trật tự" Quyền lực nàyđược thực hiện thông qua một hệ thống cơ quan chức năng nhà

nước và một lớp người chuyên làm nghề cai trị đó là công chức nhà nước Bởi vậy, tính đặc biệt của thứ quyền lực này là nó tách

khỏi dân cư, không hòa nhập cộng đồng dân cư nữa.

' Lênin toàn tập tập 33 tr 9 NXB Tiến bộ, M, 1976

Trang 38

+ Nhà nước thực liện việc quan ly dan cư theo don vị hành

chính lãnh thổ

Nếu như việc hình thành các đơn vị thị tộc, bào tộc hoặc bộ lạc không tách rời huyết thống thì việc xuất hiện các đơn vị hành chính trong nhà nước hoàn toàn không phụ thuộc dòng máu.

chính kiến, giới tính hoặc độ tuổi cũng như nghề nghiệp Trên thực tế, cấu trúc đơn vị hành chính lãnh thổ của nhà nước được

tổ chức dựa trên điều kiện tự nhiên và xã hội Mỗi nhà nước cụ

thể lại có điều kiện tồn tại khác nhau nên việc xác lập các đơn vị

hành chính để quản lý dân cư là hoàn toàn khác biệt nhau.

+ Nhà nước có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao trong đối nội và độc lập trong đối ngoại của nhà nước không chịu sự áp đặt từ bên ngoài Chủ quyền quốc gia bao

gồm toàn quyền về vùng trời vùng biển, đất liền, hải đảo, trong

lòng đất và thêm lục địa Nếu quốc gia là khái niệm bao gồm

dân cu-lanh thổ-công quyền thì chủ quyền quốc gia là nội dung

không tách rời chủ quyền nhân dân và quyền tự quyết của dân tộc Chi có độc lập về mat chủ quyền thì nhà nước mới thực thi

quyền lực một cách thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Mặt khác,

sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là điều kiện cơ bản để xác định

về mặt chủ quyền quốc gia Ngày nay, chủ quyền quốc gia là nội dung mang tính pháp lý-chính trị quan trọng luôn được ghi nhận

và bảo đảm bởi Hiến pháp của từng nước Luật quốc tế hiện đại cũng thừa nhận một quốc gia độc lập, có chủ quyền là thành viên

của Liên hiệp quốc có tư cách bình đẳng.

+ Nhà nước ban hành pháp luật và bdo dam thực thi trên

thực tế

Ban hành pháp luật là làm ra pháp luật và bảo đảm cho nó có hiệu lực Quyền ban hành pháp luật là quyền tối cao và duy nhất

Trang 39

thuộc vẻ nhà nước Đương nhiên nhà nước có thể ủy quyền chocác chủ thể khác tham gia hoạt động xây dựng pháp luật theo

một thủ tục chặt chẽ Đó là quá trình tạo nên một hệ thống quy

phạm pháp luật làm chuẩn mực pháp lý cho sự tác động của nhà

nước lén các linh vực của đời sống xã hội Dong thời với quá trình đó, nhà nước sử dụng quyền lực của mình bảo đảm khả

nang cao nhất về hiệu luc, hiệu quả của hệ thống quy phạm pháp luật đã ban hành trên thực tế Việc được nhà nước bảo đảm thì

hành đã làm cho pháp luật có sức mạnh quyền lực nhà nước.Nhờ đó, pháp luật mang tính bát buộc chung đối với các chủ thể

có liên quan.

+ Nhà nước có quyén quy định các loại thuế và thực hiện

các chính sách tài chính, tiền tê

Để tồn tại và phát triển nhà nước phải thu thuế Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia dùng để chi trả cho

các hoạt động của bộ máy nhà nước, đầu tư cho hạ tầng và giải

quyết các vấn dé xã hội cũng như dé tích lũy Việc quy định các

loại thuế và bảo đảm các nguồn thu của ngân sách quốc gia là quyền và trách nhiệm của nhà nước Thống nhất một chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cũng là quyền thuộc về nhà nước.

Trong đời sống xã hội không có chủ thể nào ngoài nhà nước có

thầm quyền xác định các loại thuế và ấn định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.

2 CHỨC NÀNG CỦA NHÀ NƯỚC

Chức nang của nhà nước là các phương diện hay là các mặt hoạt động cơ bản của nhà nước theo những phương hướng cụ

thể Chức năng của nhà nước do bản chất nhà nước cũng như

điều kiện tồn tại của nhà nước quy định Như vậy, chức năng nhà

Trang 40

nước là yếu tố phản ánh bản chất và điều kiện tồn tại của nhà

nước trên thực tế Bản chất nhà nước là yếu tố không thay đổi nhưng chức nang nhà nước có sự thay đối về nội dung phù hop

với sự phát triển của nhà nước ở mỗi giai đoạn Mỗi cơ quan nhà

nước thực hiện một loại chức năng, nhiệm vụ cụ thể của nhà

nước Chức năng của nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện trên thực tế Các chức năng của nhà nước gán bó hữu cơ với

nhau tạo thành thể thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ đặt ra

đối với nhà nước Tuy nhiên cũng cần phân biệt chức năng nhà nước với nhiệm vụ của nhà nước Nhiệm vụ của nhà nước là những vấn đề của tồn tai xã hội đặt ra đòi hỏi nhà nước phải giải quyết theo những mục tiêu đã được xác định Nhiệm vụ nhà

nước có thể là những nhiệm vụ chiến lược, lâu dài xuyên suốt

chặng đường phát triển của nhà nước Loại nhiệm vụ này có

phạm vi, nội dung lớn hơn chức nang nhà nước, nó quy định chức năng của nhà nước Ví dụ, nhiệm vụ chiến lược của nhà

nước ta trong suốt thời kỳ quá độ là xây dựng và bảo vệ tổ quốc được thực hiện bởi các chức nang cụ thé của nhà nước Chức

nang nhà nước trong trường hợp này có phạm vi hẹp hơn nhiệm

vụ nhà nước và nó nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà nước Ở

khía cạnh khác, những nhiệm vụ nhà nước cụ thể, ngắn hạn lại nhằm thực hiện chức năng nhà nước theo từng lĩnh vực tác động của nhà nước tới đời sống xã hội Việc phân loại chức nang nhà nước có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau:

- Dựa vào từng lĩnh vực tác động của nhà nước có thể phân chia chức nâng nhà nước theo từng lĩnh vực cụ thể như chức

năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng trấn áp bạo lực, chức năng hợp tác quốc tế và chức năng phòng thủ bảo vệ đất nước.

- Dựa vào nội dung hoạt động và tính chất quyền năng của

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN