Nhưng việc thừa nhận các phán quyết của các cơ quantài phán quốc tế dựa vào tiền lệ pháp - nhất là trong các quan hệthương mại - cho thấy một xu hướng ở Việt Nam là sẽ dần chấpnhận Tiên
Trang 1quả các thế lực phản động băng cách đặt ra cho xã hội một hệthống quy phạm hết sức chặt chẽ làm cở sở cho nhả nước trừng
trị những phan tử chống đối, phản cách mạng Nhờ các cơ sởpháp lý này, nhà nước bảo vệ được vững chặc được các thànhquả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữ vững chính quyên, cảitạo xã hội, bảo vệ nhân dân.
2.2 Pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn và củng cố tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
Giống như các nhà nước trước, nhà nước xã hội chủ nghĩa
cũng không thể thiếu pháp luật để tổ chức và thực hiện quyền
lực thông qua bộ máy nhà nước Trước hết, pháp luật định ra các
nguyên tắc chỉ đạo thông nhất về tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước, sau đó quy định về chức năng nhiệm vu, thấmquyền và chế độ trách nhiệm cho các cơ quan trong bộ máy nhànước, đồng thời xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ và hoạt động có hiệu quả
của bộ máy nhà nước Nhờ những quy định này mà xã hội có thékiểm soát được nguy cơ tuỳ tién-lam dụng quyền lực thành lộngquyên, loại trừ sự mâu thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu trách nhiệmtrong quá trinh tổ chức và thực hiện quyên lực nhà nước Mặtkhác, các chức năng của nhà nước không ngừng đòi hỏi sự vận động tương ứng của bộ máy nhà nước thì pháp luật sẽ giúp cho
bộ máy trở nên chuyên nghiệp hơn.
Ngày nay, đứng trước yêu cầu của việc xây dựng nhà nước
pháp quyền, việc kiểm soát quyền lực của nhà nước bang phápluật càng trở nên cần thiết hơn vừa dé tạo ra sự cân bằng trongquyền lực nhà nước vừa để bảo vệ được sự tự do cho xã hội
Điều đó làm cho mỗi công chức, viên chức nhà nước phải ý thức
Trang 2hơn vê bôn phận cũng như trách nhiệm của mình, có ý thức hơn
trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cũng như rèn luyện
phâm chât đạo đức nghê nghiệp.
2.3 Pháp luật xã hội chủ nghĩa xác lập và bảo dam côngbằng xã hội, xây dựng một nền dân chủ bền vững
Hướng tới một xã hội tốt đẹp con người yêu thương nhautrên cơ sở của sự công bằng không chỉ là ước mơ của con người
mà còn là một động lực khiến con người, mỗi chế độ nhà nướcphải phan đấu Nhà nước xã hội chủ nghĩa chính là con đườnghiện thực để thực hiện mục tiêu này Và để thực hiện mục tiêunày, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải ban hành ra pháp luật, xác định địa vị pháp lý cho công dân, thừa nhận và bảo đảm cácquyên chính trị cơ ban cho công dân như quyên tự do lập hội, tự
do chính kiến, ngôn luận, báo chí Pháp luật tạo ra khuôn mẫuứng xử chung cho toàn xã hội, lấy lợi ích cộng đồng để bảo vệ
và thực hiện lợi ích của cá nhân và mỗi cá nhân sẽ thực hiện
trách nhiệm của mình vì sự tự do chung của cộng đồng, của xã
hội Pháp luật tạo ra sự bình đăng cho mọi người, tạo cơ hội chomọi người là ngang nhau về quyền cũng như nghĩa vụ, nhờ đó
mà xoá bỏ mọi đặc quyên, đặc lợi Ngay cả những công chứcnhà nước cũng chỉ là những công dân có thâm quyền nhưngđồng thời cũng là trách nhiệm trước nhân dân
2.4 Pháp luật xã hội chủ nghĩa giúp nhà nước tô chức và
quản lý tốt mọi mặt của đời song kinh tế - xã hội
Với những ưu thé vượt trội của mình so với các loại quyphạm xã hội khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa trở thành mộtphương tiện cực kỳ quan trọng và không thể thiếu để nhà nước
Trang 3tổ chức quản lý kinh tế - xã hội Mục tiêu phan đấu của nhànước xã hội chủ nghĩa là “dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbang, dân chủ và văn minh” Điều này chỉ có thé thực hiện đượckhi kinh tế phát triển Sự phát triển đó được thé hiện qua sự tăngtrưởng én định, bền vững, đáp ứng được các yêu câu về đờisông vật chất, qua đó để đảm bảo các yếu tô xã hội Tuy nhiên,
sự quản lý kinh tế của nhà nước là quản lý vĩ mô nên nhà nước
phải dùng pháp luật, qua đó mà xây dựng chính sách kinh tế để
tác động lên các quá trình sản xuất kinh doanh, bảo vệ cho cácnhà đầu tư, nhà sản xuất, người tiêu dùng, đảm bảo sự hài hoà
về lợi ích giữa người sử dụng lao động với người lao động đồng thời có thé chan chỉnh các hoạt động làm ảnh hưởng tới lợi
ich của xã hội, của công dân và của chính nhà nước Thông qua
pháp luật nhà nước chính thức thừa nhân các thành phan kinh tế
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định cơchế vận hành của nền kinh tế Cũng chính pháp luật giúp cho
nhà nước quản lý nền kinh tế một cách toàn điện thông qua đó
để đảm bảo cho định hướng xã hội chủ nghĩa được giữ vững để
từ đó thực hiện được các mục tiêu xã hội khác.
Nhà nước còn phải tổ chức quản lý về văn hoá, giáo dục,khoa học công nghệ, y tế cho nên, pháp luật cũng đóng một
vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt đông này Pháp luật
có thể tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên các quá
trình xã hội đó, vừa định hướng, vừa khuyến khích, vừa bảo vệ, nhờ đó mà các giá trị văn hoá ngày càng được tạo ra nhiều hơn,
phục vụ cho sự phát triển toàn diện của con người Việc giữ
vững bản sắc truyền thông của dân tộc, có sự tiếp thu tinh hoa của văn hoá thế giới sẽ tạo ra một nên văn hoá tiễn tiến làm nền
Trang 4tảng cho sự phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ nhưngviệc làm này chỉ có thể thực hiện được nếu như có pháp luật.2.5 Pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trò giáo dục to lớn đốivới con người và xã hội, đồng thời bảo vệ cho các giá trịvăn hoá tỉnh thần và phát huy các yếu tổ truyền thốngtích cực trong các giá trị đó và khuyến khích sáng tạo racác giá trị mới.
Trong một xã hội phát triển, pháp luật xã hội chủ nghĩa vẫntiếp tục ton tại và phát huy tác dụng của nó như một tiêu chuẩn
của một nên văn minh Ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các
- quan hệ giai cấp vẫn còn tổn tại và pháp luật tất yêu vẫn còn làcông cụ chuyên chính giai cấp cần thiết để duy trì trật tự xã hội vàbảo đảm cho sự phát triển với những vai trò không thể phủ nhận
Sự có mặt của pháp luật và ngày càng hoàn thiện cũng gan liềnvới yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa cua nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Ngay từ khi ra đời, pháp luật đã tham gia vào giáo dục conngười Pháp luật xã hội chủ nghĩa càng thể hiện rõ vai trò này vì
nó hướng tới việc coi con người là mục tiêu cao cả nhất dé phandau, đảm bảo cho con người phát triển toàn diện cả về thé chất,
tinh thần, về nhân cách Pháp luật quy định các nghĩa vụ cho
con người và cũng coi đó như những bốn phận làm người, đểcon người sống có trách nhiệm, có lương tâm, có lẽ sống vì mọingười Pháp luật còn giáo dục nên ý thức về lòng tự hào dân tộc,
về lòng yêu đất nước yêu nhân loại và vì sự tiến bộ xã hội.Thông qua việc quy định các chuẩn mực khuôn mẫu, pháp luật
định hướng hành vi cho con người và bảo đảm cho nó được thực
hiện bằng các biện pháp khuyến khích, động viên, khen thưởngnhưng cũng kèm theo các biện pháp cưỡng chế cần thiết
Trang 5Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội được xây dựng trên cơ sở
sự kết hợp hài hoà giữa những yêu tô truyền thống và hiện đại,
trong đó có sự kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của vănminh nhân loại ở từng quốc gia và phạm vi toàn thế giới đồngthời sáng tạo ra những giá trị mới tốt đẹp Trong các giá trị truyền
thông như đạo đức, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật hay
cả những giá trị tôn giáo có những giá trị vững bền và mangtính toàn nhân loại như công bằng, dân chủ, lòng tốt, sự hướng
thiện không chỉ xã hội xã hội chủ nghĩa mới có Trong điều
kiện xã hội mới các giá trị đó được pháp luật thừa nhận và tiếptục phát huy, thậm chí được nhân lên hoặc sáng tạo thêm Pháp
luật xã hội chủ nghĩa tạo lập nên các thiết chế văn hoá, quy địnhchính sách giáo dục toàn diện đối với con người Pháp luật không
chỉ tạo điều kiện cho con người hưởng thụ các giá trị văn hoá mà
còn khuyến khích các hoạt động bảo tôn và phát triển các giá trịvăn hoá, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ và làmcho xã hội trở nên tốt đẹp hơn Pháp luật xã hội chủ nghĩa được
xây dựng trên những nên tang đạo đức tién bộ với những quan
niệm sống tốt đẹp nên nó còn là một cơ sở quan trọng trong việcđịnh hướng giá trị cho con người, là phương tiện đăng tải các giátrị mà con người trong quá trình ton tại và phát triển đã sáng tao
ra Với những ý nghĩa đó, pháp luật xã hội chủ nghĩa góp phầnlàm cho con người ngày càng trở nên văn minh hơn, ứng xử củacon người ngày càng trở nên chuẩn mực
Bên cạnh đó, bằng các quy định ngăn cấm, pháp luật danloại trừ những yếu tố phản văn hoá, phản giáo dục, dé cao ý thức
vì cộng đồng, nâng cao tính trách nhiệm của con người với xãhội Sự kết hợp giữa pháp luật với các loại quy phạm xã hội
Trang 6không phải để loại trừ nhau mà chủ yếu nhằm phát huy tính tích
cực của chúng.
2.6 Pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trò tích cực, đóng góp vào việc tạo dựng những quan hệ xã hội mới ra bên
ngoài thông qua việc tạo môi trường pháp lý én định
trong nước cũng như quốc tế
Xã hội càng phát triển thì các quan hệ ngày càng mở rộng,
thúc đây sự liên kết, hợp tác và cùng phát triển Trong mức độ
nhất định, pháp luật xã hội chủ nghĩa có thể đón trước được xu
thế vận động của các quan hệ xã hội, định hướng cho các quan
hệ này diễn ra trong trạng thái én định, tạo niềm tin cho các chủ
thể khi thiết lập các quan hệ Trong xu thế hội nhập hiện nay,các quan hệ quốc tế ngày càng trở nên đa dạng hơn trên nhiều
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá Pháp luật còn quy định cáctrình tự, thủ tục ký kết các điều ước quốc tế và điều này có một
ý nghĩa rất quan trong tạo ra môi trường ôn định cho các quan
hệ bang giao quốc tế, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia hội nhậpsâu và các quan hệ này đồng thời vẫn giữ được sự ôn định về
chủ quyền của chính mình, tạo ra co sở pháp lý cho việc gai
quyết các tranh chấp quốc tế, từ đó tạo ra sự hợp tác, hoà bình,hữu nghị và phát triển trên quy mô toàn câu
3 HÌNH THỨC CUA PHÁP LUAT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.Hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa được xem xét dướihai góc độ là cách thức tô chức các yếu tô tạo nên pháp luật vàphương thức thê hiện (dạng tôn tai) của pháp luật và tương ứng với
nó là hình thức bên trong và hình thức bên ngoài của pháp luật.Hình thức bên trong phản ánh khá rõ bản chất của pháp luật
Trang 7xã hội chủ nghĩa Đó là tính thông nhất của các quy phạm, cácchế định pháp luật và ngành luật, phản ánh các chính sách pháp
luật và được thể hiện trong các quan điểm hay nguyên tắc pháp
ly định hướng cho pháp luật là phải thê hiện và ý chí và bảo vệ được lợi ích của nhân dân lao động Đó là một hệ thông pháp
luật hướng tới các tiêu chí khách quan, phù hợp; toàn diện; đồng
bộ và được xây dựng trên một nên tảng kỹ thuật pháp lý hiện đại
(Xem thêm chương Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa)
Hình thức bên ngoài của pháp luật của pháp luật xã hội chủ
nghĩa cũng bao gồm các hình thức tdp quán pháp, tiên lệ pháp,
văn bản quy phạm pháp luật.
Giỗng như các nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩacòn sử dụng tdp quản pháp nhưng mức độ ngày càng hạn chế Tuy có ưu điểm là có nguôn gốc từ chính cuộc sống nên nó gan
gũi với các đối tượng điều chỉnh và các quan niệm trong cuộc
sông hàng ngày, dé tạo ra thói quen tuân thủ pháp luật nhưng dohình thành một cách tự phát nên tập quán pháp thiểu cơ sở khoa
học lại mang tính cục bộ nên tính quy phạm phổ biến cũng sẽ bịhạn chế cùng với hình thức truyền miệng nên việc áp dụng nó cóthể không thống nhất do cách hiểu có thê bị sai lệch, thậm chí bịxuyên tac Tap quán pháp vừa hình thành chậm vừa có tính bao
thủ và rất khó thay đổi nên nó không phải là hình thức có thé
đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của cuộc song Khi thừa nhận cácphong tục, tập quán thành pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa
đã ít nhiều gây ra sự biến đổi nội dung của chúng sao cho phù
hợp với điều kiện mới của xã hội xã hội chủ nghĩa
Tiên lệ pháp có ưu thé đáng ké là được thử thách qua thời
gian nên khi áp dụng, chúng thường nhận được sự chấp thuận
Trang 8của những chủ thể bị áp dụng Tuy nhiên, khi áp dụng loạinguôn này, sự phụ thuộc vào các chi tiết của vụ việc trước sẽlàm hạn chế phan nào tính linh hoạt của các chủ thé áp dụng dotính bất di bất dịch của tình huỗng mẫu trong các vụ việc đãđược giải quyết Ngược lại cũng có thê xảy ra trường hợp khi ápdụng tiên lệ pháp, người ta có thé suy diễn làm cho các tình tiết
của phán quyết mẫu không còn đúng như ý nghĩa ban đầu.Vì
những lý do đó mà các nhà nước xã hội chủ nghĩa ít sử dụng tiền
lệ pháp Hiện nay, tiền lệ pháp đã bắt đầu được quan tâm hơn vàđược sử dụng trong các quan hệ dân sự, đặc biệt là trong cácquan hệ thương mại do xu thé hội nhập của nên kinh tế quốc tế
và cũng là hình thức pháp luật cần có sự đầu tư nghiên cứ kỹhơn Hiện nay, các nhà nước xã hội chủ nghĩa ít, thậm chí khôngchính thức sử dụng hình thức pháp luật này, chăng hạn như ởViệt nam Nhưng việc thừa nhận các phán quyết của các cơ quantài phán quốc tế dựa vào tiền lệ pháp - nhất là trong các quan hệthương mại - cho thấy một xu hướng ở Việt Nam là sẽ dần chấpnhận Tiên lệ pháp
Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để côngkhai hoá ý chí của nhà nước xã hội chủ nghĩa và cũng là ý chícủa nhân dân lao động Với những ưu điểm như dễ phổ biến, dễ
kiểm soát, đơn giản khi ban hành hoặc sửa đổi, do được ban
hành bởi các chủ thể có thâm quyên theo quy định của pháp luậtvới tên gọi cu thé, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức
pháp luật ngày càng trở nên pho biến trong xã hội xã hội chủ nghĩa Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự
chung nên nó xác định các khuôn mẫu ứng xử cho con người,
giới hạn tự do cho các chủ thể một cách rõ ràng hơn Điều này
Trang 9rất có ý nghĩa khi áp dụng pháp luật theo sự đòi hỏi của pháp
chế với vai trò ngày càng lớn của Hién pháp và các đạo luật
trong vIỆc điêu chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt là dé bảo vệ
quyền con người Do đó hình thức pháp luật cơ bản được cácnhà nước xã hội chủ nghĩa ưu tiên lựa chọn đồng thời cũng làhình thức pháp luật phổ biến trong các nhà nước hiện đại, dovậy nó là nguồn cơ bản của pháp luật cần phải nghiên cứu kỹhơn đặc biệt là van dé hiệu lực của chúng
3.1 Hình thức pháp luật ở Việt Nam
3.1.1 Hình thức pháp luật
Hiện nay, ở Việt Nam có hai hình thức pháp luật được thừanhận chính thức và trở thành nguồn cho việc áp dụng pháp luậttrong nước là tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
Tập quán pháp được thừa nhận một cách gián tiếp thông qua
nguyên tac chung về áp dụng tập quán tại Điều 3 của Bộ luậtdan sự năm 2005: “Trong trưởng hợp pháp luật không quy định
và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán
hoặc quy định tương tự của pháp luật nhưng không được tráivới những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này” Trong các
quan hệ quốc tế có sự tham gia của bên Việt Nam mà chủ yếu làcác quan hệ, giao dịch thương mại, tiền lệ pháp chưa chính thức
được các cơ quan có thâm quyền ở Việt Nam áp dụng trong quátrình giải quyết Tuy nhiên, các phán quyết dựa theo tiền lệ phápkhi giải quyết các vụ việc thực tế trong tư pháp quốc tế của cácchủ thé có thầm quyền ở các quốc gia là thành viên của các điềuƯỚC quốc tế mà Việt Nam tham gia vẫn được chấp nhận ở Việt
Trang 10Nam Trong hai hình thức pháp luật được chính thức thừa nhận
ở Việt Nam thì hình thức văn bản quy phạm pháp luật là chủ yếu
va có các văn bản pháp luật theo pháp luật hiện hành là:
- Hién pháp, Luật, Nghị quyết do Quốc hội ban hành;
- Pháp lệnh, Nghị quyết do Uy ban thường vụ Quốc hội ban hành;
- Lệnh, Quyết định do Chủ tịch nước ban hành;
- Nghị định, nghị quyết do Chính phủ ban hành; Quyết định,chỉ thị do Thủ tướng chính phủ ban hành;
- Nghị quyết do Hội đông thâm phán Toà án nhân đân tốicao ban hành;
- Quyết định, thông tư, chỉ thị do Chánh án Toà án nhân dântối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Các Bộtrưởng và thủ tưởng cơ quan ngang bộ ban hành,
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân téi caovới Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữa Chánh ánToà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao với các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; giữacác Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Nghị quyết và Thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của các tô chứcchính trị - xã hội khi tham gia quản lý nhà nước ban hành.
- Nghị quyết do Hội đồng nhân dân các cấp và quyết định,
chỉ thị do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành
Tuy nhiên, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật ban hànhVăn bản quy phạm pháp luát mới, có hiệu lực từ 01/01/2009 sẽthay thé Ludt ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và
Trang 11Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành Văn hànhvăn bản quy phạm pháp luật năm 2002 Theo luật mới này thì ở Việt Nam sẽ chỉ còn các loại văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành;
- Pháp lệnh, nghị quyết do Uỷ ban thường vụ Quốc hộiban hành;
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướngChính phủ;
- Nghị quyết của Hội đồng thâm phán Toà án nhân dân tối cao;
- Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và của các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
- Quyết định của Tông kiểm toán nhà nước;
- Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặcChính phủ với co quan trung ương của các tô chức chính trị xãhội tham gia quản lý nhà nước;
- Thông tu liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC, giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
Trang 12hiệu lực của chúng Công việc này đòi hỏi người áp dụng phải
biết văn bản đã được áp dụng chưa, còn hiệu lực không, được ápdụng ở đâu và với những đối tượng nào Hiệu lực của văn bản
quy phạm pháp luật là gia trị tác động của văn bản quy phạm
pháp luật lên các quan hệ xã hội được xác định trong phạm vi
thời gian, không gian và đối tượng tác động nhất định Như vay,
muốn áp dụng pháp luật phải xác định hiệu lực của văn bản quy
phạm pháp luật theo các giới hạn về thời gian, không gian và đốitượng tác động Theo pháp luật hiện hành thì hiệu lực của văn bản quy phạm được xem xét như sau:
* Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật làgiá trị tác động của văn bản lên các quan hệ xã hội phát sinhtrong phạm vi ké từ khi nó bat đầu đến khi cham dứt hiệu lực.Thời điểm phat sinh hiệu lực của văn bản được xác địnhtheo nhiều hướng khác nhau Theo pháp luật hiện hành, thờiđiểm phát sinh hiệu lực của văn bản có thê được xác định trực
tiếp ngay trong văn bản hoặc xác định theo những điêu kiện có
hiệu lực nhất định, từ đó có thể xác định thời điểm phát sinh dựa
vào sự quy định của một văn bản pháp lý khác của chủ thê cóthâm quyền công bố văn bản hay văn bản hướng dẫn thi hành
Sự hướng dẫn của các loại văn bản kiểu này thường có tính chỉ
tiết, cụ thể, trực tiếp chỉ ra thời điểm có hiệu lực của văn bản cầnxác định Ngoài ra, văn bản có hiệu lực theo sự quy định chungcủa pháp luật Cụ thê, các văn bản của các cơ quan như Chínhphủ, của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ cóhiệu lực sau 15 ngày kê từ khi đăng công báo nếu văn bản đókhông có quy định khác Việc quy định như vậy của pháp luật là
nhằm để khặc phục tình trạng các văn bản không tự xác định
Trang 13hoặc không có sự hướng dẫn việc thi hành các văn bản này như
da từng xảy ra trước đây làm cho các chủ thể tiến hành thực thipháp luật không thé có căn cứ dé xác định hiệu lực của chúng.Các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản của cơ quan
nha nước cấp trên về mặt nguyên tac sẽ cùng phát sinh hiệu lực
Tuy nhiên, trên thực tế, các văn ban hướng dẫn thường được banhành sau khi văn bản được hướng dẫn đã có hiệu lực pháp luật.Gặp phải trường hợp này, văn bản hướng dẫn chỉ được áp dụnghỏi tổ khi sự hướng dẫn không dẫn đến tinh trạng bất lợi chongười bị áp dụng Việc áp dụng hiệu lực hồi tố sẽ được xác định
ở nội dung của hiệu lực trở về trước của văn bản
Hiệu lực của các văn bản do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân các cấp Tỉnh, huyện, xã ban hànhcó hiệu lực lần lượt
sau 10 ngày, 7 ngày, 5 ngày kê từ khi Hội đồng nhân dân thôngqua hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ký ban hành.
Việc xác định thoi điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản cóthé dựa vào những cơ sở sau:
- Thứ nhất, đó là trường hợp văn bản mặc nhiên chấm dứt hiệu
lực khi đến thời điểm mà văn bản đó quy định là hết hiệu lực
- Thứ hai, đó là trường hợp văn bản hết hiệu lực khi có văn
ban thay thé nó phát sinh hiệu lực Văn bản thay thé có thé là
văn bản cùng loại với văn bản bị thay thế nhưng cũng có thể là
văn bản có gia trị pháp lý cao hơn mà đặc biệt là các văn bản là
kết quả của hoạt động pháp điển hoá
- Thứ ba, văn bản hết hiệu lực khi có một quyết định của cơquan nhà nước có thâm quyên huỷ bỏ hoặc bãi bỏ văn bản đó.Tuy nhiên, về mặt khoa học, cần có sự phân biệt trường hợp bãi
Trang 14bỏ với trường hợp bị huỷ bỏ Nếu quyết định bãi bỏ chỉ làm mất
hiệu lực của văn bản ké từ thời điểm bị bãi bỏ thì quyết định huỷ
bỏ lại là một tuyên bố về sự vô hiệu của văn bản ngay từ khiđược ban hành và như vay văn bản bị huy bỏ không được ápdụng hoặc đã áp dụng thì quyết định áp dụng không có giá trịpháp lý Việc quy định của pháp luật hiện nay về cách xử lý vănbản là chưa hợp lý khi quy định cả hai biện pháp huỷ bỏ và bãi
bỏ Văn bản có thể không chấm dứt toàn bộ hiệu lực trongtrường hợp khi nó chỉ bị sửa đổi, thay thế từng phần Phần cònlại của văn bản vẫn tiếp tục có giá trị áp dụng như những trườnghợp thông thường khác.
Trường hợp ngeung hiệu luc thì văn ban sẽ bị gián đoạn hiệu
lực theo quyết định của chủ thé có thấm quyền quyết định
ngưng hiệu lực của văn bản đó hoặc đến khi có quyết định khôiphục lại hiệu lực của chúng Trường hợp sau khi bị xác định làvăn bản trái pháp luật, chúng sẽ mat hiệu lực theo quyết định bãi
bỏ của cơ quan nhà nước có thâm quyền
Hiệu lực trở vê trước (hiệu lực hồi ey) cua văn ban được
hiểu là giá trị dp dung của văn bản doi với những vu việc xảy ratrước khi văn bản đó có hiệu lực.
Việc lấy văn bản mới để áp dụng cho các vụ việc như vậyphải có những điều kiện là nó phải được pháp luật quy định phải
luôn bảo đảm nguyên tắc việc áp dụng hiệu lực hồi t6 chỉ đượcchấp nhận khi việc áp dụng nó không gây ra tình trạng bất lợicho người bị áp dụng Đó có thể là trường hợp mà văn bản mới
đã bỏ các biện pháp trách nhiệm pháp lý, những tình tiết tăngnặng mà văn bản trước đã xác định, hoặc khi văn bản mới có quy định các biện pháp trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn hoặc tình
Trang 15tiết giảm nhẹ so với quy định ở văn bản trước đó Đối với vănban do Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân ban hành thìpháp luật quy định trực tiếp là không có hiệu lực trỏ về trước.
Tuy nhiên, cân chú ý theo Luật ban hành văn ban quy phạmpháp luật năm 2008 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009 thìhiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật được xácđịnh lại như sau:
Các văn bản quy phạm pháp luật không do Hội đông nhân
dán và Uy ban nhân dán ban hành có hiệu lực theo sự quy định
của chính văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày kể
từ khi được công bố hoặc đăng công báo Các văn bản khôngđược công bố hoặc đăng céng báo không có giá trị pháp lý trừkhi các văn bản đó liên quan đến bí mật nhà nước và được pháp
luật quy định Trường hợp văn bản được ban hành để giải quyếtcác yêu cầu cấp thiết như phòng chống thiên tai, dịch bệnh có
thé có hiệu lực kể từ khi công bố hoặc ký ban hành nhưng phảiđược quy định trong chính văn bản và được công bố (đăng côngbáo hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành) ngay sau hai ngày làm việc.
* Hiệu lực theo không gian của văn bản được hiểu là giá trịtác động của văn bản được xác định trong phạm vi lãnh thổ,
vùng hay khu vực nhất định Hiệu lực theo không gian của vănban được xác định trong chính văn bản hoặc xác định theo thâmquyền của cơ quan ban hành văn bản Theo đó, các văn bản do
cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành có hiệu lực trongphạm vi toàn lãnh thô trừ khi văn bản có quy định khác Còn cácvăn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương nào ban hành sẽ có
hiệu lực trên phạm vi địa phương đó Tuy nhiên, việc xác định
Trang 16hiệu lực về mặt không gian của văn bản không chỉ dựa vàonhững căn cứ trên mà phải chú ý đến mối quan hệ giữa nó vớicác văn bản khác hoặc xem xét trong môi quan hệ với đối tượng
tác động, chăng hạn khi có sự khác nhau giữa quy định của vănbản pháp luật của quốc gia với quy định trong điều ước quốc tế
mà quốc gia đã ký kết thì việc ưu tiên thực hiện cam kết quốc tế
sẽ dẫn đến sự thu hẹp phạm vi không gian có hiệu lực của vănbản pháp luật của quốc gia
* Hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản là giá trị tácđộng của văn bản lên các quan hệ xã hội với những chủ thể nhấtđịnh Các chủ thé có thé là cá nhân (công dân, người nướcngoài, người không có quốc tịch) hoặc là các cơ quan nhà nước,
tổ chức xã hội hay các đơn vị kinh tế Hiệu lực theo đôi tượngtác động của văn bản thường được xác định trực tiếp trong văn
- bản đó ( thường là theo đối tượng điều chỉnh của văn bản) Khixác định hiệu lực theo đối tượng tác động cần xem xét nó vớimối quan hệ với hiệu lực của văn bản về không gian tác động vàcác văn bản pháp lý khác, nhất là các văn bản có hiệu lực pháp
lý cao hơn Nếu không có sự xác định này, hiệu lực theo đốitượng tác động của văn bản được xác định trên cơ sở thâm
quyền của cơ quan ban hành Trong một số trường hợp đặc biệt
thì hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản có thê bị thay
đổi mà chủ yếu là thu hẹp phạm vi đối tượng do sự hạn chế củavăn bản có hiệu lực cao hơn, nhất là các điều ước quốc tế màViệt nam là thành viên.
Trang 17Chương 9
QUY PHAM PHÁP LUẬT
1 KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Trong cuộc sống con người phải tham gia vào rất nhiều
quan hệ xã hội, quan hệ giữa các cá nhân với nhau ở trong giađình, ở ngoài xã hội; giữa cá nhân với tập thé và giữa các tập thé
với nhau Khi tham gia vào các mối quan hệ này, các thành
viên của xã hội đều mong muốn đạt được lợi ích của riêng mình
và có các cách xử sự khác nhau Cùng là quan hệ tình cảm giữacác thành viên trong một gia đình, các cá thể có cách ứng xửkhác nhau, và có sự khác nhau trong từng gia đình; trong laođộng sản xuất, trong trao đổi, phân phối sản phẩm xã hội cũngdiễn ra tình trạng tương tự như vậy Những xử sự khác nhau này
có tính chất lặp đi lặp lại và có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến
những người xung quanh Đời sống cộng đồng luôn cần phải có
tô chức nên đòi hỏi các quan hệ xã hội phải phát triển theo mộthướng nhất định; tức là xử sự của con người trong các quan hệ
xã hội phải theo một trật tự, một cách thức phù hợp với một lợi
ích nào đó Từ các cách xử sự có tính chất lặp lại trong từngquan hệ xã hội, người ta đã lựa chọn hoặc dé ra một cách xử sựphù hợp, làm khuôn mẫu cho hành vi của con người Đây là các
xử sự mau được hình thành do nhu cầu đòi hỏi khách quan của
xã hội Các thành viên của xã hội phải dựa vào các xử sự mẫunày mà ứng xử; lấy đó làm chuẩn mực, thước đo dé đánh giá
Trang 18hành vi nào là tot, hành vi nào là xâu, xử sự nào là đúng, là hợp lý; xử sự nao là sai, là bat hợp lý.
Các xử sự mẩu được gọi là các quy phạm xã hội Tính đadạng của các quan hệ xã hội dẫn đến sự phong phú của các loại
quy phạm pháp luật tác động lên chúng Quan hệ xã hội có thénảy sinh ở lĩnh vực đạo đức, tình cảm; ở lĩnh vực tôn giáo, tín
ngưỡng hay trong nội bộ của các tô chức xã hội Tương ứng sẽ
có các quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo hay quy phạm của
các tổ chức xã hội là khuôn mẫu cho hành vi của con ngườikhi tham gia vào các mỗi quan hệ đó
Khi xã hội xuất hiện giai cấp, nhiều quan hệ xã hội mới nảy sinh Đó là những quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội
trong điều hành quản lý xã hội, trong lao động sản xuất và phân
phối của cải xã hội Những quan hệ này bị chi phối bởi lợi íchcủa các giai tang xã hội Với những thay đổi này, nhiều quy
phạm xã hội có từ trước đã không còn thích hợp để điều chỉnhhành vi của con ngưởi nữa Các xử sự mẫu có thể phù hợp với
lợi ích của giai cấp này thì nay lại không phù hợp với lợi ích của
giai cấp khác Vì vậy cần thiết phải có thêm một loại quy phạmmới đặc biệt, đủ mạnh dé buộc mọi người phải tuân theo, tạo
nên sự ôn định của xã hội Đây chính là loại quy phạm do nha
nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nó được gọi là quy phạm
pháp luật.
Đề quản lý xã hội, nhà nước đặt ra rất nhiều quy định dé tác
động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội Thông qua
các quy định đó, ý chí của nhà nước được thể hiện ở nhiều cách
thức và mức độ khác nhau; có thé là nhà nước tuyên bố một van
dé nào đó; quy định nguyên tắc hoạt động của các cơ quan nhà
Trang 19nước của các tô chức xã hội hay dé ra các cách xử sự cho hành
vi của con người khi tham gia vào các mỗi quan hệ xã hội cụthể Trong toản bộ những quy định mà nhà nước ban hành thìquy phạm pháp luật chiếm đa số., Quy phạm pháp luật là yếu tố,
thành phan cơ bản của pháp luat./Vi vậy quy phạm pháp luậtcũng phải mang những đặc tính của pháp luật nói chung bêncạnh những nét riêng biệt của minh Từ đó có thé hiéu:[ Quyphạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
và bảo dam thực hiện dé điều chỉnh quan hệ xã hội theo hướngnhất định và nhằm đạt được mục dich mà nhà nước dat ra J
Theo cách hiểu về quy phạm pháp luật như trên, ta thấy, quy
phạm pháp luật có các đặc điểm sau:
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung Trước hết, quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã
hội nên mang đặc tính của quy phạm nói chung Đó là quy tắc
xử sự là khuôn mẫu cho hành vi của con người và được sử dụng
nhiều lần trong thực tế đời sống Quy phạm pháp luật chỉ dẫncho con người cách xử sự trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất
định; họ có thê làm gì, không được làm gì hoặc họ phải làm gì
và làm như thé nào Quy phạm pháp luật được sử dụng lặp đi lặp
lại cho tới khi không còn hiệu lực tác động nữa Bên cạnh đó,
quy phạm pháp luật còn có tính bắt buộc chung; tức la bất cứ cá
nhân, tổ chức nào trong xã hội khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh
mà quy phạm dự liệu trước thì đều phải tuân theo cách thức xử
sự mà quy phạm đề ra Tính bắt buộc chung của quy phạm thê
hiện là không có ngoại lệ; mọi đối tượng ở trong những điềukiện giống nhau thì phải xử sự như nhau
- Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm
Trang 20thực hiện, nó luôn thể hiện ý chi của nhà nước Quy phạm phápluật là tế bào của pháp luật nên nó hình thành bằng con đườngnhà nước Thông qua các cơ quan nhà nước có tham quyền, quy
phạm pháp luật được ban hành hoặc thừa nhận Mỗi quy phạm
pháp luật được nhà nước ban hành tôn tại và liên hệ chặt chẽ vớicác quy phạm pháp luật khác Toàn bộ các quy phạm pháp luậttác động tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sông xã hội; giữa
chúng luôn có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ và thông nhất với nhau.Quy phạm pháp luật thê hiện ý chí nhà nước; là công cụ hữu
hiệu nhất để nhà nước tác động lên hành vi của con người,
hướng hành vi của cá nhân, tổ chức theo mục đích của nhà
nước Vì vậy, quy phạm pháp luật luôn được nhà nước đảm bảothực hiện trong thực tẾ Thông qua hệ thống các cơ quan nhànước có thâm quyền, nhà nước đã sử dụng nhiều hình thức dé
tạo điều kiện hoặc buộc các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ cácquy phạm pháp luật.
- Quy phạm pháp luật thé hiện hai mặt bắt buộc và chophép Tính bắt buộc của quy phạm pháp luật thể hiện ở nội dung
của nó, quy phạm pháp luật luôn là mệnh lệnh, là sự áp đặt ý chícủa nhà nước Dựa vào các quy định về quyền và nghĩa vụ pháp
lý, về các hình thức khen thưởng và biện pháp cưỡng chế nhànước trong các quy phạm pháp luật, các thành viên của xã hộibiết được họ nên xử sự như thế nào, họ có thể được hưởngnhững lợi ích gì nếu thực hiện tốt các yêu cầu của nhà nước và
họ có thể phải gánh chịu những hậu quả bat lợi gì nếu không
thực đúng các yêu cau đó
Trên cơ sở cách xử sự mà GUY phạm pháp luật nêu ra, các
đối tượng tiếp nhận quy phạm pháp luật được phép chọn những
Trang 21hoạt động phù hợp với điều kiện, khả năng của họ đồng thời phủhợp với mệnh lệnh mà quy phạm đề ra.
- Quy phạm pháp luật luôn mang tính xác định chặt chế.Quy phạm pháp luật là khuôn mẫu, là chuẩn mực đánh giá hành
vị của con người Chúng do nhà nước ban hành và bảo đảm thựchiện trong một phạm vi lãnh thổ nhất định Dé quy phạm thêhiện chính xác ý chí của nhà nước và mọi người nhận thức, thực hiện đúng, quy phạm pháp luật luôn được xác định chặt chẽ vềnội dung và hình thức Các quy phạm phải có thành phần hợp lý,ngôn từ rõ ràng và được thể hiện ở một hình thức nhất định
2 CƠ CÁU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Quy phạm pháp luật một mặt là quy tắc xử sự của công dân,
của các tô chức, cơ quan nhà nước; mặt khác, nó là sự thể hiện ýchí của nhà nước Do vậy nội dung của quy phạm pháp luật phảivừa thé hiện ý chí của nhà nước đồng thời vừa là khuôn mẫu cho
hành vi của các thành viên trong xã hội Thông qua nội dung của
quy phạm pháp luật, các thành viên của xã hội sẽ biết được:
Trong trường hợp, hoàn cảnh nào của đời sống thì đối tượng
tiếp nhận quy phạm pháp luật phải tuân theo quy tắc mà nhà
Trang 22thành phần là phần giả định, phần quy định và phần bảo đảm.
Trong đó:
Phan giả định: Là phần nêu lên hoàn cảnh, điều kiện có théxảy ra trong cuộc sông và cá nhân, tổ chức nào ở vào những
hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm
Nội dung phân giả định nêu lên phạm vi tác động của quy phạmpháp luật, nghĩa là quy phạm pháp luật xác định cá nhân, tổchức nào và trường hợp nào của thực tế đời sống xảy ra thì chịu
sự tác động của quy phạm.
Ví dụ: khoản 2 Điều 135 Bộ luật lao động năm 1994 quyđịnh: “Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ
đóng góp một phân tiên lương cho quỹ bảo hiểm xã hội» Phần
giả định là “Người lao động di làm việc ở nước ngoài”, trong đó
chủ thê được xác định là người lao động trong trường hợp làmViỆC Ở nudc ngoài.
Phan giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi:Ai? Khi nào? Trong những điều kiện, hòn cảnh nào?
Nội dung phần giả định phụ thuộc vào y chí của nhà nước
Căn cứ vào lợi ích của mình, nhà nước xác định loại chủ thể,điều kiện của họ và hoàn cảnh sẽ xảy ra trong thực tế Các tinhhuống xảy ra trong thực tế đời sống rất đa dạng, phức tạp nên
người xây dựng pháp luật phải cổ gắng đến mức tôi đa dé dự
kiến được hâu hết các trường hợp cần điều chinh bằng pháp luật.Phân giả định phải nêu khái quát nhưng rõ ràng: tránh tình trạng
có những trường hợp của thực tế không được dé cập tới hoặc lầnsang ranh giới tác động của các quy phạm khác.
Tuy theo số lượng điều kiện, hoàn cảnh được dự kiến trong
Trang 23phan nay mà giả định của quy phạm pháp luật gôm có giả địnhđơn giản và giả định phức tạp.
Giả định đơn giản là loại chỉ nêu một điều kiện, hoàn cảnhcủa cuộc sống và khi điều kiện, hoàn cảnh đó xảy ra thì cá nhân
hay tô chức được đề cập đến phải chịu sự tác động của quy
phạm pháp luật Ví dụ giả định được nêu ở khoản 2 Điều 135 Bộluật lao động năm 1994 là giả định đơn giản.
Giả định phức tạp là loại nêu lên nhiều điều kiện, hoàn cảnh
của cuộc sống và chỉ khi xảy ra tất cả các điêu kiện hoàn cảnh
đó thì cá nhân, tổ chức được dé cập đến mới phải chịu sự tác
động của quy phạm pháp luật.
Vi dụ: Điều 19 Nghị định 70 năm 2001 của Chính phủ quy
định: “Trong trường hợp người được cắp dưỡng một lân lâm
vào tình trạng khó khăn tram trong do bi tai nan hodc mdc bénh
hiểm nghèo, ma người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả
năng thực tế dé cấp dưỡng cao hơn, thì phải cấp dưỡng bồ sung
theo yêu cầu của người được cấp dưỡng” thì giả định của nó là
giả định phức tạp, trong đó nêu hai điều kiện, hoàn cảnh là
người được cấp dưỡng một lan lâm vào tình trạng khó khăn
tram trong do bi tai nan hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, yếu cầu cáp dưỡng bồ sung và người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
có khả năng thực té dé cấp dưỡng cao hơn
Phan quy định: Là phần nêu lên cách xử sự mà cá nhân hay
tổ chức ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu trong phan giả định
của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiệntheo Phân quy định của quy phạm pháp luật chính là mệnh lệnhcủa nhà nước, nó trực tiếp thê hiện ý chí của nhà nước Nó
Trang 24thường được nêu dưới dạng: có thê, có quyên, được; câm, không được; phải, có nghĩa vụ
Ví dụ: trong khoản 2 Điều 135 Bộ luật lao động nêu trên thiphan quy định là “có nghĩa vụ đóng góp một phan tiên lươngcho quỹ bảo hiểm xã hội”
Bộ phận quy định trả lời cho các câu hỏi: được làm gì?không được làm gì? Phải làm gì và làm thế nào?
Phan quy định của quy phạm pháp luật có thé được phânloại theo nhiều tiêu chí khác nhau
- Căn cứ vào số cách xử sự được nêu trong phần này mà
quy định của quy phạm gồm có quy định đơn giản và quyđịnh phức tạp.
Quy định đơn giản là loại chỉ nêu lên một cách xử sự mà cánhân, tổ chức được phép hoặc buộc phải tuân theo Quy địnhđược nêu trong khoản 2 Điều 135 Bộ luật lao động năm 1994 đãnêu là ví dụ về loại quy định này
Quy định phức tạp là loại nêu lên hai hay nhiều cách xử sựcho phép hoặc buộc các cá nhân, tô chức đồng thời tiến hành Vídụ: “Người sử dụng lao động có quyên chọn các hình thức trảlương theo thời gian, theo sản phẩm, theo khoán nhưng phải duy
trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định vàphải thông báo cho người lao động biết “(Điều 58 Bộ luật laođộng năm 1994) Cách xử sự được nêu là có quyên chọn cáchình thức trả lương và phải thông báo cho người lao động biết
- Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh của nhà nước trong phầnquy định mà có thể chia nó thành quy định dứt khoát và quyđịnh tuy nghi.
Trang 25Quy định dứt khoát là loại nêu rõ ràng, cụ thể một cách xử
sự mà cá nhân, tô chức được phép hoặc buộc phải tuân theo
cách xử sự này Loại này thường thể hiện dưới dạng cắm, phải,
có nghĩa vụ Quy định ở khoản 2 Điều 135 Bộ luật lao động
năm 1994 là ví dụ về loại quy định này
Quy định tuỳ nghi là loại nêu lên nhiều cách xử sự hoặchướng xử sự mà cá nhân, tổ chức được phép lựa chọn cách xử
sự phù hợp Loại này thường thé hiện dưới dạng có quyên, cóthé Ví dụ ở Điều 58 Bộ luật lao động năm 1994 thì cách xử sự
“có quyên chọn các hình thức trả lương theo thời gian, theo sảnphẩm, theo khoán” là loại quy định tuỳ nghỉ
Phan bảo đảm: Là phần nêu lên các điều kiện và biện pháp
tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đỗi với chủ thể đã nêu
trong phan giả định của quy phạm pháp luật nhằm làm cho phápluật được thực hiện nghiêm minh.
Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạngnguy hiểm đến tính mạng, tuy có diéu kiện mà không cứu giúp
dan đến chết người, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai nam” (Điều
102 khoản 1 Bộ luật hình sự năm 1999) Phần bảo đảm là bi
phat cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm trong điều kiện không cứu giúp dẫnđến chết người
Vị dụ: “Cán bộ, công chức quy định tai các điểm 2,3,4 và 5
Điều 1 pháp lệnh này lập thành tích xuất sắc trong việc thựchiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nâng ngạch, nâng bậclương trước thời hạn theo quy định của Chính phi” (Điều 38
Trang 26Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998) Phần bảo đảm là được
xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định
của chính phủ trong điều kiện lập thành tích xuất sắc trong việc
thực hiện nhiệm Vụ, công Vụ.
Thông qua phần bảo đảm của quy phạm pháp luật các cánhân, tổ chức biết được họ sẽ được hưởng những lợi ích gi hoặcphải gánh chịu những thiệt hại gì khi tiên hành sử xu một cáchnào đó Từ đó, họ phải cân nhắc trước khi quyết định có tên làmđiều gì đó hay không Qua đó có thé ngăn ngừa những hành vitrái pháp luật, có hại cho xã hội, đồng thời khuyến khích nhữnghành vi có ích cho xã hội.
Nội dung phan bảo đảm nêu lên điều kiện áp dụng và biện
pháp tác động dự kiến sẽ áp dụng
Điều kiện áp dụng chỉ ra những sự việc, những trường hợp
đã xây ra trong thực tế để một biện pháp tác động nàc đó củanhà nước được áp dụng Điều kiện áp dụng trả lời cho câu hỏi
khi nào thì thưởng hoặc phạt đối với một cá nhân, tổ chức đượcnêu trong phan giả định của quy phạm pháp luật
Điều kiện áp dụng của phan bảo đảm có những điển giống
với phần giả định của của quy phạm pháp luật là nêu lên tìnhhuống có thé xảy ra trong thực tế đời sống Tuy nhiên, 16u phầngiả định của quy phạm pháp luật /uôn nêu lên những tình huống
dé chủ thể tiễn hành những xử sự phù hợp (được nêu ở phan quyđịnh của quy phạm) thì điều kiện áp dụng của phần ›ảo đảmluôn xác định hành vi nào ma chủ thê đó thực hiện trong thực tế
Nói cách khác, điều kiện của phần bảo đảm nêu lên hành vi đã
xảy ra là tốt hơn so với yêu cầu của quy phạm pháp luậ mà dựavào đó các biện pháp tác động của nhà nước được áp ding hoặc
Trang 27hành vi đã xảy ra là trải với mệnh lệnh của nhà nước, ngược lạicách sử xự đã nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật.
Biện pháp tác động là cách thức mà nhà nước dự kiến sẽ áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức được nêu ở phan giả định khi ma
họ đã thực hiện những hành vi được đề cập tới ở điều kiện ápdụng của phân bảo đảm
Tuy thuộc vào nội dung được dé cập tới trong điều kiện củaphan bảo đảm mà các biện pháp tác động cũng khác nhau Có
những biện pháp tác động mang tính khuyến khích để các chủ
thé tự giác thực hiện pháp luật, cũng có các biện pháp tác độngmang tính chất trừng phạt, gây hậu quả bất lợi cho người bị ápdung Có hai loại biện pháp bao dam là khen thưởng và chế tai.Khen thưởng là biện pháp tác động được dự kiến để áp dụng
đối với những chủ thê thực hiện tốt những đòi hỏi của pháp luậtđược xác định trong phần quy định của quy phạm pháp luật, đạt
được những thành tích nhất định trong quá trình thực hiện
những đòi hỏi đó Những biện pháp này được nhà nước đặt ranhăm kích thích tính tích cực của các chủ thé dé họ thực hiện tốt
các yêu cầu của pháp luật Các hình thức khen thưởng là một
trong những biện pháp thuyết phục cơ bản của nhà nước trongquá trình thực hiện chức năng của mình Hình thức khen thưởng
rất đa dạng, phong phú và được pháp luật quy định một cách cụthể Đó có thé là những hình thức thưởng vật chất như thưởng
tiền, tăng bậc lương hoặc hình thức khen thưởng có giá trị vềtinh thần như tặng thưởng huân huy chương, danh hiệu vinh dựnhà nước
Ví dụ: “Cơ quan, tô chức, ca nhân có thành tích trong việc giải quyết khiêu nại, tô cáo, người có công trong việc ngăn
Trang 28ngừa thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen
thưởng theo quy định của pháp luật” (Điều 95 Luật khiếu nại,
tố cáo năm 1998) hoặc Điều 38 Pháp lệnh cán bộ, công chứcnêu trên Thực tế những biện tác động có tính chất khuyến
khích như thé này tôn tại không nhiều trong hệ thông pháp luậtcủa các nhà nước.
Chế tài là biện pháp tác động được nhà nước dự kiến đề ápdụng đối với các chủ thé không thực hiện đúng những mệnh
lệnh của nhà nước đã nêu trong phan quy định của quy phạmpháp luật Những biện pháp này thể hiện thái độ lên án của nhànước đối với chủ thé vi phạm pháp luật Chế tài của pháp luật làđiều kiện đảm bảo cần thiết cho những quy định của nhà nướcđược tôn trọng và thực hiện chính xác Các biện pháp nêu trongchế tài là những biện pháp cưỡng chế gây hậu quả bat lợi đối vớingười không làm đúng mệnh lệnh của nhà nướẻ So với biệnpháp khen thưởng thì chế tài là biện pháp tác động được sử dụng
nhiều hơn trong pháp luật của các nhà nước
Vi dụ: “Cảnh cáo hoặc phạt tiên từ 10 đến 30 nghìn đồngđối với người điều khiển xe, người ngôi hàng ghế phía trướctrong xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt đây an toànkhi xe đang chạy (Điều 9 khoản 1 Nghị định của Chính phủnăm 2003 quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông
đường bộ) hoặc Điều 102 khoản 1 Bộ luật hình sự năm 1999nêu trên.
Những biện pháp tác động mà nhà nước nêu ra trong chế tàirất đa dạng, đó có thé là tước đi những lợi ích về vật chất, tinh
thần hoặc thậm chí là cả tính mạng của người vi phạm và nhữngbiện pháp tác động khác.
Trang 29Chế tài rất đa dang và phong phú, vi thé có thé được phan
loai theo nhiéu cach khac nhau
- Căn cứ vào số lượng biện pháp cưỡng chế nhà nước đượcnêu trong phân chế tài có thể chia thành chế tài đơn giản và chế
tài phức tạp Chế tài đơn giản là chế tài chỉ nêu một hoặc một
loại biện pháp cưỡng chế sẽ áp dụng đối với chủ thể vi phạm
Chế tài phức tạp là chế tài nêu hai hay nhiều loại biện pháp
cưỡng chế và chủ thể vi phạm sẽ đồng thời phải bị áp dụng cácbiện pháp đó
- Căn cứ vào tinh chất cô định của biện pháp xử lý có chế tài
cô định và chế tài tương đối cỗ định Chế tài cố định là chế tàinêu chính xác, cụ thể mức độ xử lý của biện pháp cưỡng chế sẽ
áp dụng đối với chủ thể vi phạm Chế tài tương đối cố định làchế tài nêu các giới hạn tác động của biện pháp cưỡng chế sẽ áp
dung đối với chủ thé vi phạm, thường được thé hiện dưới dạng
từ tối thiểu đến tối đa
- Căn cứ vào mối liên quan giữa các biện pháp cưỡng chế
nhà nước được nêu trong chế tài với trách nhiệm pháp lý, có thểchia thành chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dan sự, vàchế tài kỷ luật Chế tài hình sự là chế tài nêu biện pháp cưỡngchế nghiêm khắc nhất do toà án quyết định xử lý đối với ngườiphạm tội Chế tài hành chính là chế tài nêu biện pháp cưỡng chế
áp dụng đối với người vi phạm trật tự quản lý hành chính, do
các cơ quan nhà nước có thấm quyên tiến hành Chế tài dân sự
là chế tài nêu biện pháp cưỡng chế nhà nước sẽ áp dụng đối vớingười làm trái với pháp luật dân sự, do các chủ thé có thâm
quyên tiễn hành Chế tài kỷ luật là chế tài nêu biện pháp cưỡng
chế áp dụng đối với người vi phạm kỷ luật lao động, học tập, dothủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định
Trang 30Trên đây là quan điểm được thừa nhận khá phô biến hiệnnay; bên cạnh đó còn có một số quan điểm khác nhau nữa VỀ CƠcầu (thành phan) của quy phạm pháp luật Các quan điểm này
xuất phát từ việc tiếp cận quy phạm pháp luật ở những khía cạnh
khác nhau Một số nhà khoa học dựa vào nội dung của quyphạm pháp luật; một số khác dựa vào cách thức thể hiện quyphạm trong thực tế hoặc tiếp cận cơ cầu của quy phạm pháp luậtđưới góc độ hệ thong Cụ thé có một số quan điểm như sau:Quan điểm thứ nhất cho rang: cơ cau của quy phạm phápluật gồm 2 bộ phận là giả định và chỉ dẫn' Trong đó:
Phân gia định là phần nêu những điều kiện, hoàn cảnh cóthé xảy ra trong đời sống xã hội và những cá nhân, t6 chức chịu
sự tác động của quy phạm pháp luật Những hoàn cảnh, điều
kiện sẽ xảy ra trong cuộc sống rất đa dạng Đó có thé là những
sự kiện liên quan đến hành vi của con người (vi phạm luật giao
thông, trộm cắp, giết người ) hay những tình huéng của đời
sống mà vi sự sinh tồn của mình, các thành viên của xã hội phảitham gia vào (lao động, học tập, kinh doanh, kết hôn )
Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạngnguy hiểm đến tinh mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp
dân đến chết người, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữđến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai nam” (Điều 102
' Xem: TS Nguyễn Minh Đoan: “Một cách tiếp cận đối với quy phạm pháp luật”, Tạp chi luật học số 4/2004; Xem: Giáo trình Lý luận nhà nước và
pháp luật, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dán, HN 2003, tr
385-387; Xem: TS Nguyễn Quốc Hoàn: “Vấn dé cơ cầu của quy phạm pháp
luật”, Tạp chỉ luật học số 2/2004.
Trang 31khoản | Bộ luật hình sự 1999) Phan giả định là “Người nàothấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiém đến tínhmạng tuy có điêu kiện mà không cứu giúp dẫn đến chết người”.
Vi dụ ở khoản 2 Điều 135 Bộ luật lao động thì phan giả định
là “người lao động lam việc ở nước ngođÌ`.
Như vậy phân giả định của quy phạm pháp luật theo quanđiểm này có thể là những hoàn cảnh thực tế dé chủ thé tiến hành
những xử sự nhất định hoặc là những hành vi mà chủ thể đãthực hiện trong thực tế Những hành vi này là trái với mệnh lệnhcủa nhà nước, gây hậu quả xấu cho xã hội, hoặc hành vi đã xảy
ra tốt hơn so với yêu cầu của quy phạm pháp luật đem lại lợi íchcho xã hội.
Phan chỉ dan là phần nêu: lên cách xử sự mà các chủ thé có
thê hoặc buộc phải thực hiện găn với những hoàn cảnh, điềukiện đã nêu ở phân giả định của quy phạm pháp luật
Phần chỉ dẫn được coi là phần cốt lõi của quy phạm phápluật, nó thể hiện ý chí của nhà nước khi đưa ra những mệnh lệnhnhư: Câm, không được, phải, có thể làm gì Thông qua phần
chỉ dẫn của quy phạm pháp luật, các chủ thể pháp luật biết được
là néu xảy ra những hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giảđịnh của quy phạm pháp luật thì họ phải làm gì, không được làm
gi, có thé làm gì, họ có thé được hưởng những lợi ích gì hoặc ho
phải gánh chịu những hậu quả bắt lợi nào
Những chỉ đẫn của nhà nước được nêu trong quy phạm phápluật có thể là:
+ Những hành vi (cách xử sự) mà chủ thê được hoặc không được thực hiện.
Trang 32+ Những lợi ích hoặc những quyền mà chủ thể được hưởng
+ Những hậu quả bất lợi ma chủ thé phải gánh chịu như: Không
được hưởng một lợi ích hoặc một quyên nào đó; chịu sự mất mátnhất định vé tự do, tài sản, danh du, nhân thân, tính mạng
Những chỉ dẫn này được chia thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất, là cách xử sự mà chủ thé mình thựchiện, trong đó chỉ ra các quyên và nghĩa vụ pháp lý mà các cá
nhân, tổ chức ở vào hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định sẽ tựthực hiện các xử sự này Những chỉ dẫn loại này trả lời cho câuhỏi: Tổ chức, cá nhân phải làm gì? Được làm gì? Không được
làm gì? Làm như thế nào?
Ví dụ ở khoản 2 Điều 135 Bộ luật lao động thì phân chỉ dẫn
là "có nghĩa vụ đóng góp một phan tiên lương cho quỹ bảo hiểm
xã hội".
Như vậy, nhóm chỉ dẫn thứ nhất chính là bộ phận quy định
của quy phạm pháp luật theo quan điểm thứ nhất về co câu của
quy phạm pháp luật.
- Nhóm thứ hai, là những biện pháp đảm bảo cho pháp luật
được thực hiện, trong đó nêu ra các biện pháp mà chủ thé có thâm
quyền sẽ áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức được dé cập ở phầngiả định của quy phạm pháp luật Đó là việc áp dụng các biệnpháp cưỡng chế hoặc biện pháp khen thưởng Những chi dẫn loại
này thường trả lời cho câu hỏi: Các chủ thể có thâm quyén sẽ áp dụng biện pháp nào đối với cá nhân, tổ chức được nêu ở phan giả
định của quy phạm pháp luật? Đỗi với các chủ thể đã nêu ở phầngiả định thì chỉ đẫn loại này là lời cảnh báo đối với họ để họ cânnhắc trước khi tiễn hành một hoạt động nao đó
Trang 33Ví dụ ỏ khoản 1 Điêu 102 Bộ luật hình sự năm 1999 phânchỉ dẫn là cơ quan nhà nước có thầm quyên sẽ “phat cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai nam” đỗi với chủ thê được đề cập ở phan giả định của quy phạm pháp luật; hoặc 6 điều 38 Pháp lệnh cán bộ, công chức thì phần chỉ dẫn là cơ quan nhà nước có thâm quyền sẽ
“xét nâng ngạch, nâng bac lương trước thời hạn theo quy định
của chính phủ “đỗi với cán bộ, công chức được đề cập đến ở bộphận giả định của quy phạm pháp luật này.
Như vậy, nhóm chỉ dẫn thứ hai chính là biện pháp chế tài và
khen thưởng của phần bảo đảm theo quan điểm thứ nhất về cơ
cau của quy phạm pháp luật
* Quan điểm thứ hai cho rang: co câu của quy phạm pháp
luật gồm ba thành phan là phan giả định, phan quy định và phan chế tài.
Theo quan điểm này, bộ phận giả định của quy phạm pháp
luật được hiểu giống như quan điềm thứ nhất Bộ phận quy định
của quy phạm pháp luật cũng được hiểu giỗng như quan điểm thứ nhất Bộ phận chế tài được hiểu giống như chế tài trong
phân biện pháp bảo đảm của quan điểm thứ nhất về cơ cầu của
quy phạm pháp luật.
Ví dụ: “Người sử dụng lao động có quyên chọn các hình
thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, theo khoán nhưng
phải duy trì hình thức trả lương đã chon trong một thời gian
' Xem: Giáo trình Ly luận nhà nước và pháp luật, Trường dai học luật Hà
Nội, Nxb Công an nhan dan, HN 2003, tr 385-387.
Trang 34nhất định và phải thông báo cho người lao động biết” (Điều 58
Bộ luật lao động 1994) Phần giả định là “Người sử dung laođộng”, phần quy định là “có guyên chọn các hình thức trả lươngtheo thời gian, theo sản phẩm, theo khoán nhưng phải duy trìhình thức trả lương đã chọn trong mội thời gian nhất định vàphải thông báo cho người lao động biết `
Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạngnguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúpdân đến chết người, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giamgiữ đến hai nam hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Điều
102 khoản 1 Bộ luật hình sự 1999) Phần giả định là “Người nàothay người khác đang ở trong tinh trạng nguy hiểm đến tinhmạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến chết người”.Phan chế tài là “Phat cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hainăm hoặc phat tu từ ba thang đến hai năm ”
* Quan điểm thứ ba cho rằng: cơ cấu của quy phạm phápluật gồm 2 bộ phận là phần quy tắc và phần bảo đảm' Quanđiểm này xuất phát từ chính nội dung cơ bản của khái niệm quyphạm pháp luật là “quy tắc xử sự” và “được nhà nước bảo đảmthực hiện” có thé xác định hai phần cơ bản của quy phạm phápluật là phần quy tắc và phần bảo đảm Quan điểm này có nhiềuđiểm giống với quan điểm thứ nhất Trong đó:
Phân quy tắc của quy phạm pháp luật là phần xác định cách
xử sự của chủ thể găn liền với những hoàn cảnh, điều kiện nhấtđịnh Phân quy tắc bao gồm hai nội dung là dự kiến điều kiện,
'Xem: TS Nguyễn Quốc Hoàn, “Vấn dé cơ cấu của quy phạm pháp luật”, Tạp chí luật học số 2/2004
Trang 35hoàn cảnh có thê xảy ra trong đời sông với những cá nhân, tô
chức nhât định và cách xử sự của các chủ thê trong những tình huông đó.
Như vậy phần quy tắc bao gồm nội dung của phần giả định
và quy định của quy phạm pháp luật theo quan điểm thứ nhất
Phân bảo đảm là phần xác định những biện pháp mà nhà
nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể được đề cập đến ởphần quy tắc khi họ đã thực hiện những hành vi nhất định.Những hành vi này có thể có ích lợi lớn hoặc gây thiệt hại cho
xã hội.
Ví dụ ở Khoản 1 Điều 9 Nghị định của Chính phủ 2003 quyđịnh xử phạt VPHC vé giao thông đường bộ quy định: “Cảnh cáo
hoặc phạt tiên từ 10 đến 30 nghìn dong doi với người điều khiển
xe, người ngôi hàng ghế phía trước trong xe 6 tô có trang bi day
an toàn mà không that đây an toàn khi xe đang chạy” Trong quy
định này thì phần quy tắc được hiểu là “người diéu khiển xe,người ngôi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị dây antoàn thì phải thắt đây an toàn khi xe đang chạy” và phần đảm bảo
là “Cảnh cáo hoặc phạt tiên từ 10 đến 30 nghìn đông đổi vớingười điều khiên xe, người ngôi hang ghế phía trước trong xe Ô
tô mà không thắt đây an toàn khi xe đang chạy”
Phần bảo đảm cũng bao gồm điều kiện áp dụng và biện
pháp bảo đảm như quan điểm thứ nhất
Trên đây là các quan điểm khác nhau về cơ cấu của quy
phạm pháp luật, Mỗi cách tiếp cận đều có những căn cứ, những
sự hợp lý nhất định Bên cạnh đó các quan điểm này vẫn gặp
phải những vướng mắc nhất định khi chúng ta nghiên cứu quyphạm pháp luật trong mối quan hệ với các hiện tượng khác của
Trang 36khoa học pháp lý Điều này là tất yếu và cần thiết chúng ta phải
nghiên cứu kỹ hơn nữa về vẫn đề này
3 CÁCH TRINH BAY QUY PHAM PHÁP LUẬT
TRONG CAC DIEU LUẬT
Quy phạm pháp luật là khuôn mẫu cho hành vi của con
nguoi Đề cho các thành viên của xã hội biết được cách thức xử
sự phù hợp với mong muốn, ý chí của nhà nước thì đòi hỏi quyphạm pháp luật phải được trình bày đầy đủ các bộ phận của nó.Tuy nhiên, trong các quy định của pháp luật (còn gọi là điều
luật) không phải bao giờ quy phạm cũng được diễn đạt đầy đủ các bộ phận giả định, quy định và chế tài Có những điều luật
không thấy phần bảo đảm; hoặc có những điều luật lại không
thấy phần quy định Có nhiều lý do khác nhau đẫn đến có các
cách trình bày quy phạm pháp luật như vậy Tuy nhiên khôngđược đồng nhất quy pháp luật với điều luật Điều luật chỉ là hình
thức thé hiện qiui phạm pháp luật mà thôi
Cách trình bày quy phạm pháp luật trong các điều luật rất đadạng Thực tẾ có các cách trình bảy sau:
- Một quy phạm pháp luật trình bày trong một điều luật Tức
là tat cả các bộ phận của một quy phạm được thê hiện day đủ
trong một điều luật Đó có thể là cả ba bộ phận của quy phạm
pháp luật đối với loại quy phạm pháp luật có cơ cầu gồm giả
định, quy định và chế tài Có thé là chỉ có hai bộ phận của quy
phạm đối với loại quy phạm mà nhà nước cho phép các chủ thêđược hưởng quyên
Ví dụ: “Công dân có quyên tự do kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật" (Điều 57 Hién pháp 1992)
Trang 37- Nhiều quy phạm pháp luật trình bày trong một điều luật.Đây là trường hợp nhiều quy phạm pháp luật có nội dung gầnnhau khi điều chỉnh một lĩnh vực, một mặt nào đó của đời sống
xã hội Việc trình bày chung trong một điêu luật sẽ tránh đượctình trạng có những tử ngữ phải sử dụng lặp lại, tạo cho câu vănđược ngăn gon dé hiéu
Vi du: “Người su dung lao động có quyên:
1 Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2 Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi
phạm trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động,
3 Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyên về quyết
định cua Thanh tra viên lao độngvề an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó” (Điều 14 Nghị định số 06/CP 20-1-1995 của chính phủ).
- Các bộ phận của một quy phạm pháp luật trình bày ở các
điều luật khác nhau Đây là trường hợp có một bộ phận nào đócủa quy phạm được giới thiệu (viện dẫn) ở một điều khoản khác trong cùng một văn bản Tức là có thé phan giả định trình bày ở
một điều luật và phần quy định lại được trình bày ở một điều
luật khác.
Vi dụ: Điều 167 Bộ luật lao động1994 quy định: “7hời hiệuyêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, kế từ ngày mỗi bên tranh chấp cho răng quyên, lợi ích của minh bị vi phạm
được quy định như sau:
1 Một năm đối với các tranh chap quy định tai khoản 2
Điều 166 của Bộ luật này;
Trang 382 Sáu tháng đối với các loại tranh chấp lao động khác.”
- Các bộ phận của một quy phạm pháp luật trình bày ở các
điều luật khác nhau ở các văn bản quy phạm pháp luật khácnhau Đây là trường hợp một bộ phận của quy phạm được trình bày ở một văn bản và một bộ phận khác của quy phạm lại đượcgiới thiệu ở một điều trong một văn bản khác Tức là có thểphan giả định, phần quy định trình bay ở một văn bản và phầnbảo đảm lại được trình bày ở một văn bản khác.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000quy định “Nghiêm cấm việc tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trởhôn nhân tự nguyện tiễn bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa đối dé kếthôn, ly hôn; cám cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tao, cam yêu sáchcủa cải trong việc cưới hỏi °°.
Và Điều 146 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào cưỡng
ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, can trở hônnhân tự nguyện tiễn bộ bằng cách hành hạ ngược đãi, uy hiếptỉnh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xửphạt vi phạm hành chính về hành vi nay mà còn vi phạm, thì bịphạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến ba năm “
- Trật tự trình bày các bộ phận của quy phạm pháp luật cóthé thay đôi Không nhất thiết là phải trình bay phan giả định,
quy định rồi sau cùng là phần bảo đảm Tuy thuộc vào mục dich
của nhà nước, có thé trình bay phan chế tai, phan quy định lêntrước phần giả định của quy phạm pháp luật
4 PHAN LOẠI QUY PHAM PHÁP LUẬT
Pháp luật gồm hệ thống các quy phạm pháp luật, các quyphạm pháp luật điều chinh nhiều lĩnh vực khác nhau của đờisống xã hội Chúng có cơ cấu khác nhau, cách thức xử sự của
Trang 39nhà nước néu ra trong các quy phạm pháp luật khác nhau và tinhchat của mệnh lệnh cũng khác nhau Có nhiều căn cứ dé phgân
loại quy phạm pháp luật Cụ thể:
- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều
chỉnh của ngành luật có các quy phạm pháp luật hình sự, quy
phạm pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật hành chính
- Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh nêu trong quy phạm có
quy phạm pháp luật đứt khoát, quy phạm pháp luật không dứt
khoát và quy phạm pháp luật hướng dẫn
- Căn cứ vào cách thức sử xự nêu trong quy phạm có quy
phạm pháp luật cam đoán, quy phạm pháp luật bắt buộc và quy
phạm pháp luật cho phép.
- Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có quy phạm
pháp luật vật chất và quy phạm pháp luật hình thức
- Căn cứ vào thành phan của quy phạm có ba loại là quy
phạm pháp luật có một bộ phận, quy phạm pháp luật có hai bộ phận và quy phạm pháp luật có ba bộ phận
Trang 40Chương 10
HỆ THÓNG PHÁP LUẬT
1 KHÁI NIỆM HỆ THÓNG PHÁP LUẬT
Từ “hệ thống” trong tiếng Việt có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau mà nghĩa đầu tiên của nó là: “Tập hợp nhiềuyêu tô, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặcliên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thê thông nhất” Khái
niệm “hệ thống pháp luật” được đề cập ở đây là theo nghĩa này
và ngay ở nghĩa này, nó cũng có thê được xem xét dưới nhiềugóc độ khác nhau.
Trước hết, nó có thé được xem xét dưới góc độ là một
“dòng họ pháp luật” hay một “hệ tộc pháp luật” hay mot “giađình pháp luật” Theo nghĩa này, cụm từ “hệ thống pháp luật”được dùng để chỉ tập hợp các hệ thống pháp luật của một sốnước có những nét tương tự nhau nhất định do cùng dựa trênniột nền tảng pháp luật, chính trị, tư tưởng hoặc văn hoá chung
Ví dụ: hệ thống Common Law bao gồm hệ thông pháp luật củacác nước cùng dựa trên nền tảng của pháp luật nước Anh, hệ
thống Civil Law bao gồm hệ thống pháp luật của các nước cùngdựa trên nền tảng của pháp luật La Mã, hệ thống pháp luật xãhội chủ nghĩa bao gồm hệ thống pháp luật của các nước cùng
dựa trên một nền tảng chính trị và tư tưởng Hệ thông pháp
luật hiểu theo nghĩa này đã được các nhà nghiên cứu phân loạitheo nhiều sơ đồ khác nhau Chăng hạn, có tác giả cho rằngtrong thế giới đương đại có một số hệ thống pháp luật cơ bản là: