Nếu tài sản trí tuệkhông được bảo hộ thì trên thị trường sẽ tràn lan hàng giả, hàng kém chất lượngGâyảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng.+ Tài
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP: DÂN SỰ 44B2
DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 9 MÔN: Luật Sở hữu trí tuệ
Trang 2MỤC LỤC
A Nội dung thảo luận tại lớp: 3 A.1 Lý thuyết: 3 A.2 Bài tập: 6
B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp: 10
Trang 3A Nội dung thảo luận tại lớp:
A.1 Lý thuyết:
1 Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì
so với các tài sản hữu hình?
Việc bảo hộ tài sản trí tuệ nhằm mục đích:
+ Bảo vệ thành quả của tác giả đối với tài sản trí tuệ do họ sáng tạo ra
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ uy tín thương mại Nếu tài sản trí tuệ không được bảo hộ thì trên thị trường sẽ tràn lan hàng giả, hàng kém chất lượngGây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng
+ Tài sản trí tuệ được bảo hộ nhằm ngăn chặn các hành vi sao chép, sử dụng trái phép Những đặc trưng giữa quyền sở hữu trí tuệ so với các tài sản hữu hình:
Loại tài sản:
+ Tài sản trong quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình, là kết quả của sự sáng tạo, kết tinh trí tuệ
+ Tài sản trong quyền sở hữu thông thường là tài sản hữu hình, được biểu hiện dưới dạng vật chất nhất định nhìn thấy được
Thời hạn bảo hộ:
+ Tài sản được bảo hộ trong quyền sở hữu trí tuệ có giới hạn về mặt thời gian
+ Đối với quyền sở hữu thông thường thì tài sản hầu hết được bảo hộ vô hạn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Giới hạn không gian:
+ Tài sản trong quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ trong phạm vi quốc gia
+ Các tài sản hữu hình hần như không bị giới hạn về mặt không gian, trừ trường hợp
có quy định khác
2 Phân tích đặc điểm tính lãnh thổ của quyền SHTT?
Quyền sở hữu trí tuệ có giới hạn nhất định về tính lãnh thổ Quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia hoặc khu vực nhất định, không được bảo hộ ở quốc gia hoặc khu vực khác trừ trường hợp quốc gia có tham gia Điều ước quốc tế và quyền sở
Trang 4hữu trí tuệ Ví dụ: Một đối tượng được đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thì sẽ được bảo hộ tuyệt đối trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam nhưng ở một quốc gia khác đối tượng này sẽ không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp Việt Nam có tham gia vào Điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ
3 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
Quyền tác giả nói chung là một quyền sở hữu đối với tài sản đặc biệt Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm do mình tạo ra hoặc sở hữu Đối tượng của quyền tác giả chính là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nên quyền tác giả không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với chủ thể có quyền mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần, góp phần phát triển nền văn minh chung của nhân loại
Theo quy định tại Điều 13 của Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm: người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm; tác giả và các đồng tác giả; tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; người thừa kế quyền tác giả; người được chuyển giao quyền tác giả; nhà nước trong các trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát song, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa Quyền liên quan được bảo hộ cho những cá nhân, tổ chức hoạt động trong quá trình đưa tác phẩm đến công chúng Đây là sự khác biệt giữa quyền tác giả và quyền liên quan Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát song, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả Tức là, để có được quyền liên quan, những chủ thể như: người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình phải biểu diễn, thể hiện, phát sóng dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả Lúc này, họ đóng vai trò là trung gian, truyền đạt nội dung, thông tin, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng
Có thể nói tác phẩm gốc là cơ sở để hình thành quyền liên quan, cơ sở để các chủ thể của quyền liên quan có thể thực hiện quyền và thu lại lợi ích cho mình, ngược lại, các chủ thể của quyền liên quan cũng đem lại “lợi ích”cho tác giả tác phẩm thông qua việc làm cho giá trị của tác phẩm được nâng cao, nội dung của tác phẩm được phổ biến Quyền tác giả muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện: có tính nguyên gốc; được định hình
Trang 5dưới một dạng vật chất nhất định; trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học; không thuộc các đối tượng không thuộc quyền bảo hộ (tin tức thời sự thần thúy, văn bản pháp luật, quy trình, phương pháp,…) Quyền liên quan đến quyền tác giả chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả Quyền liên quan này tồn tại song song và gắn liền với tác phẩm, chỉ khi tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép khai thác và sử dụng tác phẩm thì những chủ thể của quyền liên quan mới có thể thực hiện để tạo ra sản phẩm Và cũng tương tự như quyền tác giả, những chủ thể của quyền liên quan cũng được bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản đối với sản phẩm của mình
4 Tìm ít nhất 3 tranh chấp về quyền tác giả, nhãn hiệu, sáng chế?
Sản xuất xe máy tương tự xe đã được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Sơ lược nội dung: Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã ban hành Kết luận giám định số KD001- 17YC/KLGĐ ngày 13/01/2017 và kết luận là kiểu dáng xe máy điện sản xuất bởi
Bị đơn là yếu tố xâm phạm quyền đối với Văn bằng số 20652 Căn cứ vào khoản 1 Điều
126 Luật SHTT thì hành vi sản xuất và kinh doanh sản phẩm xe máy điện của Bị đơn mang kiểu dáng như đã phân tích ở trên cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ của Nguyên đơn Hội đồng xét xử thấy đủ căn cứ xác định kiểu dáng xe máy điện sản xuất bởi Bị đơn là xâm phạm quyền bảo hộ tại Văn bằng số 20652 của Nguyên đơn
Nguyên đơn yêu cầu bồi thường như sau: tiền thanh toán chi phí hợp lý mà Nguyên đơn đã thuê Luật sư là 200.000.000 đồng; tiền thiệt hại khác bao gồm tiền mua xe mẫu để mang đi giám định là 7.227.000 đồng, tiền lập Vi bằng Thừa phát lại là 3.960.000 đồng
và tiền giám định về sở hữu trí tuệ là 6.397.500 đồng Tổng cộng là 217.584.500 đồng, Hội đồng xét xử xét thấy đây là những thiệt hại thực tế của Nguyên đơn và Nguyên đơn
có đủ hóa đơn, tài liệu chứng minh cho yêu cầu này, nên theo quy định tại khoản 4 Điều
202, Điều 204, Điều 205 Luật SHTT là có căn cứ để chấp nhận
Bản án số 36/2018/KDTM-ST của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Asanzo sử dụng nhãn hiệu xâm phạm Asanno đã được đăng ký bảo hộ
Sơ lược nội dung: Tại Văn bản số 3374/SHTT-TTKN ngày 06/5/2016, Cục S – Bộ Khoa học và Công nghệ xác định: “Tuy có sự khác biệt ở màu sắc, các chữ cái là phụ âm (thêm chữ Z) và chữ “A” được trình bày đủ nét, nhưng kết hợp chữ và hình trên vẫn tạo thành tổng thể có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ” Từ đó, Cục S – Bộ Khoa học và Công nghệ kết luận hành vi của bị đơn là xâm phạm quyền nhãn hiệu theo Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện
Trang 6của nguyên đơn, buộc bị đơn chấm dứt sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” ( ) và bồi thường cho nguyên đơn số tiền 100.000.000 đồng là có căn cứ, đúng quy định pháp luật Công ty Đ không đưa ra được chứng cứ chứng minh về thiệt hại vật chất, không xác định được bị đơn đã thu được bao nhiêu lợi nhuận từ việc sử dụng nhãn hiệu Lợi nhuận của Công ty cổ phần điện tử A Việt Nam là kết quả của nhiều yếu tố cộng hưởng lại Do
đó, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ chấp nhận mức bồi thường 100.000.000 đồng là có căn cứ, cũng phù hợp với quy định tại Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ mà nguyên đơn đưa ra
Bản án số 01/2019/KDTM-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP HCM
Nhập khẩu thuốc chữa bệnh ung thư Phạm tội buôn lậu hay tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh
Sơ lược nội dung: Qua xem xét chuỗi các hành vi mà các bị cáo đã thực hiện từ việc thỏa thuận mua, bán, làm đơn đặt hàng, thiết lập hồ sơ xin phép nhập khẩu lô thuốc, khâu chuẩn bị bán hàng thông qua đấu thầu, chi tiền hoa hồng trước cho các bác sỹ…cho đến khi làm thủ tục thông quan cho thấy ý chí của các bị cáo khi thực hiện tội phạm có dấu hiệu của tội “ Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự Việc Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo này về tội “Buôn lậu” theo quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự là không phản ánh đúng các tình tiết khách quan của vụ án, cũng như động cơ, mục đích phạm tội của các bị cáo
Bản án số 567/2017/HS-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh
A.2 Bài tập:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 1 “Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ” (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:
1 Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền SHTT bao gồm những gì? Nêu cơ sở pháp lý Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ công
bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu có phải là đối tượng quyền SHTT hay không? Vì sao?
Theo quy định Điều 3, Luật Sở hữu trí tuệ về Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
Trang 7- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch Dựa trên quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên không là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Bởi lẽ, căn cứ vào Khoản 1
và Khoản 2 Điều 3 hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không thuộc một trong các đối tượng của quyền tác giả hoặc quyền sở hữu trí tuệ Mặt khác, theo Khoản 2 Điều 15 hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu được ban hành theo mẫu của Bộ Y tế - đây là văn bản hành chính nên là đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả Do vậy, hồ
sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
2 Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là đối tượng quyền SHTT hay không? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy?
Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp không phải là đối tượng quyền SHTT Bởi vì:
Xét theo quy định tại BLDS 1995 bao gồm: Điều 747 về các loại hình tác phẩm được bảo hộ; Điều 781 các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ; Điều 788 về xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo văn bằng bảo hộ thì có thể thấy các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được tiếp nhận bởi Sở Y tế không phải
là các đối tượng SHTT được bảo hộ Bên cạnh đó, ông Trí cũng không có các văn bằng bảo hộ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tòa án còn dựa vào quy định vào LSHTT 2005:
+Trên quy định Điều 3: “1 Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn,
Trang 8bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được
mã hoá.
2 Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3 Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống + Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 LSHTT 2005: “Điều 15 Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả: 2 Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó”.
+ Theo quy định khoản 2 Điều 21 NĐ 100/2006 NĐ-CP quy định: “Điều 21: Đối
tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
2 Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, hồ sơ nói trên không nằm trong các đối tượng được liệt kê được bảo hộ trong LSHTT Đồng thời, hồ sơ này do cơ quan hành chính nhà nước là Bộ Y Tế ban hành nên theo quy định các điều luật nêu trên thì các hồ sơ này được Tòa án xác định là không phải là đối tượng SHTT
3 Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu là đối tượng của quyền tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp không? Lập luận của tác giả như thế nào?
Đối với xác định có phải là đối tượng của quyền tác giả hay không?
+ Tác giả xem xét đối tượng tranh chấp giữa các bên là các hồ sơ công bố tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phảm rượu mà các đương sự được phép sản xuất và bán ra thị trường và dựa trên quy định tại mục 2.1 Quyết định số
2027/2001 QĐ - BYT: “2.1 Đối với thực phẩm chế biến trong nước, hồ sơ bao gồm:
a 01 Bản công bố tiêu chuẩn (mẫu tại phụ lục1), kèm theo 02 bản tiêu chuẩn cơ sở do doanh nghiệp ban hành (có đóng dấu của doanh nghiệp), bao gồm các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hoá lý, vi sinh vật, kim loại nặng, phụ gia thực phẩm, thời hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản, quy trình sản xuất (mẫu tại phụ lục 2).
Trang 9b Phiếu kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và chỉ tiêu vệ sinh an toàn của thực phẩm công bố Riêng nước khoáng thiên nhiên phải có phiếu kết quả xét nghiệm đối với nguồn nước.
c Nhãn hoặc dự thảo nhãn sản phẩm (có đóng dấu của doanh nghiệp).
d Tài liệu xác nhận Doanh nghiệp có quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ (nếu có).”.
Từ đó, tác giả lập luận rằng hồ sơ nói trên chỉ là các tài liệu để chứng minh cho các cơ quan nhà nước thẩm quyền rằng các đối tượng hàng hóa, sản phẩm của chủ thể kinh doanh đó đạt được các yêu cầu cụ thể trước khi cho lưu thông vào thị trường Mục đích của nó chỉ nhằm đảm bảo sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này Bên cạnh đó, hồ
sơ chỉ là điều kiên cầm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ mang tính chất sử dụng
để rà soát, đối chiếu chất lượng sản phẩm Ngoài ra, tại điểm d mục 2.1 nêu trên trong quyết định mà tác giả đề cập đến có bao gồm cả văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với đối tượng SHTT → Điều này đồng nghĩa là theo tác giả hồ sơ nêu trên không phải là đối tượng của quyền tác giả
Xác định có phải là quyền sở hữu công nghiệp hay không?
+ Tác giả cho rằng các hồ sơ nêu trên có thể có mối liên hệ với bí mật kinh doanh Từ
đó, đưa ra cơ sở xác định điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh tại Điều 84 LSHTT:
“Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1 Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2 Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3 Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được”.
Theo đó, một đối tượng có thể được bảo hộ như bí mật kinh doanh thì phải tồn tại trong tình trạng bí mật và điều này hoan toàn đi ngược lại với hồ sơ công bố chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm đề cập trong bản án nên hồ sơ này không được xem là bí mật kinh doanh không là đối tượng SHTT
+ Tác giả xác định dưới khía cạnh sáng chế nếu trong hồ sơ công bố có mô tả quy trình sản xuất rượu thì có thể xem xét khả năng này nhưng khó xảy ra vì làm theo mẫu của Bộ
Y Tế và nếu có quy trình điều chế rượu thì việc mô tả có thể mất đi tính mới nên không được bảo hộ Ngoài ra, bản thân các hồ sơ này mang các thông số, số liệu về kỹ thuật
Trang 10trong việc sản xuất rượu, giả sử hồ sơ công bố được nộp cho cục SHTT thì không được chấp nhận vì tài liệu chỉ mô tả thông số kĩ thuật Bên cạnh đó, Tòa án cũng không tập trung vào khai thác mối liên hệ giữa hồ sơ và các đối tượng SHCN không xem là sáng chế thuộc sở hữu công nghiêp trong trường hợp này
4 Theo quan điểm của bạn, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên có là đối tượng của quyền SHTT hay không? Giải thích vì sao.
Theo quan điểm của nhóm, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên không phải là đối tượng của quyền SHTT Bởi vì:
Căn cứ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên không thuộc các đối tượng của quyền SHTT được quy định tại Điều 3 của Luật này, theo đó, các đối tượng của quyền SHTT bao gồm các đối tượng sau:
- Một là, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
- Hai là, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
- Ba là, đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch
Xét thấy, hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là tập hợp các tài liệu chứng minh cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng đối tượng hàng hóa, sản phẩm của chủ thể kinh doanh đó đạt được các yêu cầu nhất định trước khi được đưa vào lưu thông trên thị trường Hồ sơ công bố sản phẩm là điều kiện cần để doanh nghiệp đó thực hiện việc sản xuất kinh doanh Như vậy, có thể thấy, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên không thuộc đối nào trong các đối tượng đã nêu Do đó, không đủ căn cứ để xem xét hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên là đối tượng của quyền SHTT