Trong những năm cuối thế kỷ 19, quá trình công nghiệp hóa (Phú quốc cường binh) tại Nhật Bản dưới sự khởi xướng và dẫn dắt của vua Minh Trị diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển vượt bậc, đến đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á, sánh ngang với các cường quốc châu Âu.
Giới thiệu chung về đất nước Nhật Bản
1.1, Các thông tin cơ bản
Tên nước: Nhật Bản (Japan) Thủ đô: Tokyo
Quốc khánh: 23/12 Diện tích: 377.915 km2
Dân số: Dân số hiện tại của Nhật Bản là 124.832.417 người vào ngày
17/12/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,55% dân số thế giới Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Mật độ dân số của Nhật Bản là 342 người/km2 Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 49,6 tuổi
Khí hậu: Đa dạng từ khí hậu nhiệt đới ở miền Nam tới khí hậu lạnh ở miền
Bắc, mùa hè (tháng 6-8) khí hậu thường ngột ngạt, khó chịu, mùa đông thường lạnh, độ ẩm thấp và có tuyết.
Tôn giáo: Thần đạo và Phật giáo là tôn giáo chính ở Nhật Bản Dân số ước tính của cả hai tôn giáo gần như bằng nhau khoảng 70,4% người Nhật theo Thần đạo và 69,8% theo đạo Phật Hầu hết người Nhật xác định cả Thần đạo và Phật giáo và hai tôn giáo cùng tồn tại
Tôn giáo chính khác ở Nhật Bản là Cơ đốc giáo, mặc dù chỉ khoảng 1,5% dân số tự xác định là Cơ đốc giáo Khoảng 6,2% dân số tự xác định là "khác," nhóm này bao gồm Hồi giáo, Đạo Baha’i, Hindu, Do Thái và thuyết vật linh.
Tỷ lệ tôn giáo Nhật Bản
● Phật giáo và Thần đạo – 92,3%
● Khác và phi tôn giáo – 6,2% Đơn vị tiền tệ: Đồng Yên (JPY) - Tỷ giá 1USD = 142,12 Yên, 1 Yên 170,80VND
Múi giờ: GMT + 9 Thể chế: Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính phủ.
Thủ tướng: Fumio Kishida (từ tháng 10/2021, là Thủ tướng thứ 100 của Nhật
Thiên Hoàng: Naruhito, niên hiệu Reiwa (Từ 1/5/2019)
Lịch sử Nhật Bản trải dài từ thời kỳ cổ đại tới hiện đại Thủ đô đầu tiên là Nara (năm 710) và nay đã trở thành trung tâm của nghệ thuật, phật giáo, tôn giáo và văn hóa Trong những năm 1860, quân đội hoàng gia của thiên hoàng Minh Trị đánh bại quân đội Mạc phủ Tokugawa Thời kỳ Minh Trị bắt đầu, kết thúc chế độ phong kiến Nhật Bản từ một quốc gia kém phát triển đã nhanh chóng trở thành cường quốc thế giới.
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tiếp tục được duy trì và củng cố qua các đờiThủ tướng Cụ thể là:
- Củng cố quan hệ đồng minh Nhật Bản – Hoa Kỳ
- Hiện thực hóa tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
- Tiếp tục hợp tác với các nước thuộc Bộ tứ (QUAD - gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ) cùng các đối tác tại khu vực và Châu Âu.
- Cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, Nga và Triều Tiên
Người Nhật Bản có tinh thần cầu tiến và nhạy cảm với những thay đổi trên thế giới Sẵn sàng tiếp nhận những cái mới nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình.
Họ đề cao cái chung, cái tập thể, gạt bỏ cái tôi cá nhân Việc giữ gìn sự nhất trí,thể diện và uy tín là quan trọng nhất.
Tình hình kinh tế Nhật Bản
Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.
Tháng 3 năm 2011, thảm họa kép sóng thần và động đất tại vùng Đông BắcNhật Bản đã khiến nước này rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn Hiện nay,Nhật Bản đang thực hiện tái cơ cấu, khôi phục lại nền kinh tế sau năm suy thoái kinh thế 2023 nghiêm trọng nhất trọng lịch sử.
GDP theo sức mua (tỷ USD)
GDP theo đầu người (USD)
Tỷ lệ lạm phát (%) -0.7 0,8 0 2.5 3,3 (tháng
Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)
Mặt hàng chính: Xe máy, linh kiện bán dẫn, máy văn phòng, hoá chất …
Kim ngạch nhập 782,08 799,67 798,65 905,09 khẩu (tỷ USD)
Nguyên liệu, năng lượng, hóa chất, dệt may
2.2, Các ngành kinh tế mũi nhọn
Trong những năm cuối thế kỷ 19, quá trình công nghiệp hóa (Phú quốc cường binh) tại Nhật Bản dưới sự khởi xướng và dẫn dắt của vua Minh Trị diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển vượt bậc, đến đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á, sánh ngang với các cường quốc châu Âu. Đặc biệt từ sau năm 1945, Nhật Bản tập trung khôi phục và phát triển kinh tế.
Ngày nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
Trong quá trình phát triển, Nhật Bản đã tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu Các ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu thế giới của Nhật Bản bao gồm một số ngành như: Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển; Công nghiệp điện tử : chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng : đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh… Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và có bán rộng rãi trên thế giới.
Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… thu nhập của người Nhật Bản rất cao Bình quân GDP đầu người của NhậtBản thuộc top hàng đầu thế giới Chất lượng cuộc sống người dân cao và ổn định.
Kinh tế Nhật Bản hiện nay gồm 3 ngành chính:
● Dịch vụ: chiếm 69,89% GDP (thương mại và tài chính)
● Công nghiệp: chiếm 28,8% GDP (chế tạo tàu biển, xe hơi, xe gắn máy)
● Nông nghiệp: chiếm 0,95% GDP (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản)
Quan hệ ngoại giao - chính trị với Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ 21/9/1973 (năm 2023 là kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao).
Nhật Bản có Đại sứ quán tại Hà Nội và Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Việt Nam có Đại sứ quán tại thủ đô Tokyo; Tổng lãnh sự ở thành phố Osaka (miền Trung) và thành phố Fukuoka (miền Nam); Văn phòng lãnh sự danh dự thứ nhất ở thành phố Nagoya (Aichi) và ở thành phố Kushiro (Hokkaido).
Từ đó đến nay, lãnh đạo hai nước thường xuyên có các chuyến thăm cấp cao.
Nguyên Thủ tướng Suga Yoshihide ngay sau khi nhậm chức đã chọn Việt Nam là điểm đến nước ngoài đầu tiên (tháng 10/2020) Ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc,Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm cấp cao trực tuyến với Thủ tướng Nhật Bản Đây chính là biểu hiện của mối quan hệ tin cậy cao giữa hai nước và là động lực to lớn để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Việt Nhật Tân Thủ tướng Fumio Kishida đã nhiều năm đảm nhận vai trò tổng thư ký Liên minhNghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt Vì vậy, ông rất quan tâm và hiểu biết về chính trịViệt Nam.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tiến hành thăm chính thức Việt Nam từ ngày 30/4 - 01/5/2022.
Tối ngày 30/4/2022, ngay sau khi Thủ tướng Nhật Bản đến Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp gỡ thân mật với Thủ tướng Kishida Fumio.
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản đang tiếp tục phát triển tốt đẹp, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực Hai bên đang tích cực chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023.
Vào ngày 26/11/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30/11/2023. Đây là chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị Người đứng đầu Nhà nước và là chuyến thăm Nhật Bản thứ tư của các Chủ tịch nước Việt Nam kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Sau hội đàm hai nhà lãnh đạo cùng ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệViệt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Đây là sự kiện quan trọng, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển thực chất, toàn diện, hiệu quả,gắn kết chặt chẽ, đáp ứng lợi ích của hai bên, đóng góp vào hòa bình, ổn định,hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam; là nước tài trợ ODA lớn nhất, là nhà đầu tư số 2 và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
Quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước tiếp tục phát triển và ngày càng tốt đẹp.
Ngày 14/11/2003, ký kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư Việt – Nhật, tạo cơ sở thuận lợi và thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam.
Ngày 25/12/2008, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) VJEPA là một thỏa thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật…
Ngoài ra Việt Nam và Nhật Bản còn ký kết một số hiệp định thương mại như:
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) năm 2008;
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2019); Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) năm 2020.
Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Nhật Bản mang tính bổ trợ và tăng dần đều qua các năm.
KIM NGẠCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN (đơn vị: tỷ
Năm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản
Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản
4.2.1, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Trong 31 năm (từ 1992 – 2023) ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt gần 30 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam trong số các nước thành viên OECD, chiếm tới xấp xỉ 30% số vốn ODA mà Chính phủ Nhật Bản dành cho các nước trên thế giới, chiếm khoảng 30% tổng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết với Việt Nam Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên vốn ODA mà Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam đang có chiều hướng giảm, điều kiện vay ưu đãi ngày càng trở nên khắt khe hơn.
ODA của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản với hơn hàng ngàn dự án, cụ thể trong các lĩnh vực:
- Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế- Xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực- Phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn- Phát triển giáo dục và đào tạo y tế
Những hợp tác nổi bật kể từ khi Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam góp phần củng cố nền tảng phát triển kinh tế của Việt Nam phải kể đến các dự án lớn như: phát triển các tuyến đường cao tốc như Quốc lộ 1, đường cao tốc Bắc Nam, xây dựng các công trình cảng như cảng Lạch Huyện, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời… Trong lĩnh vực y tế, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các bệnh viện nòng cốt như Bệnh viện Bạch Mai, Nhật Bản cũng hợp tác hỗ trợ Việt Nam sản xuất 100% vaccine sởi, rubella phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Trong lĩnh vực giáo dục, Nhật Bản đã và đang hợp tác với Đại học Cần Thơ hơn 50 năm qua và trong những năm gần đây, Nhật Bản tiếp tục góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam thông qua dự án hợp tác với Đại học Việt Nhật (VJU) và các khóa đào tạo tại Nhật Bản Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang triển khai các hỗ trợ đối với Việt Nam trong một số lĩnh vực mới như cải thiện khuôn khổ pháp lý, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu Trong tương lai, Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam thông qua hợp tác cả phần cứng và phần mềm, góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển.
VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA NHẬT BẢN CHO
VIỆT NAM Đơn vị: Triệu USD
Năm ký kết Tổng ODA và vốn vay ưu đãi
Viện trợ Vay ưu đãi Vốn vay
Nguồn: Tạp chí Tài chính
4.2.2, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tính đến tháng 7 năm 2023, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Việt Nam (chỉ sau Singapore và Hàn
Quốc), dòng vốn FDI của Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành của Việt Nam Nhật Bản chiếm 15,7% FDI vào Việt Nam, đứng thứ ba về giá trị và thứ hai về số lượng dự án Nhật Bản có 5.143 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 70.96 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh là 59,5%, tăng 5% so với năm 2021 Đặc biệt, các dự án quy mô lớn mà các Tập đoàn kinh tế đa quốc gia hàng đầu của Nhật Bản như:
Canon, Panasonic, Toyota, Honda, Yamaha, Suzuki, Mitsubishi, Sumitomo… đầu tư vào Việt Nam đã kéo theo rất nhiều nhà đầu tư vệ tinh vào Việt Nam.
Năm 2022, kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc với tốc độ tăng trưởng đạt 8,02%, cao nhất trong 10 năm qua Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với các nước năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay….
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua Với kết quả thu hút FDI tích cực, Việt Nam lần đầu tiên được Liên hợp quốc đưa vào danh sách 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.
Chính phủ Nhật có 2 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam, đó là:
- Hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp Nhật Bản di dời, chuyển một phần hoặc chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất đang hoạt động tại một nước sang Việt Nam.
- Hỗ trợ cho những doanh nghiệp Nhật đã và đang đầu tư tại Việt Nam để mở rộng quy mô đầu tư ở một tỉnh thành khác cũng tại Việt Nam Tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp lĩnh vực chế biến chế tạo và chế biến lương thực thực
Các lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam ưu tiên thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản là: điện tử; chế biến nông, thủy sản; công nghệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; máy và thiết bị nông nghiệp; đóng tàu; ô tô và phụ tùng ô tô. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP (FDI) CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
Năm Tổng số dự án Số vốn đăng ký Xếp hạng
Quan hệ hợp tác với VCCI
5.1, Thỏa thuận hợp tác đã ký kết
VCCI có quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với các tổ chức kinh tế hàng đầu của Nhật Bản như JETRO, Nippon Keidanren, JCCI và các Phòng thương mại địa phương, Keizai Doyukai.
VCCI đã ký thỏa thuận hợp tác với các tổ chức sau:
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản: ký ngày 18/10/1993 - Liên đoàn Kinh tế Kansai: ký ngày 19/3/1996
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Hiroshima: ký ngày 11/11/1993 - Phòng Thương mại và Công nghiệp Osaka: ký ngày 20/11/1991 - Sở Công thương tỉnh Fukuoka, Nhật Bản: ký ngày 2/7/2012 - Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản : ký ngày 17/3/2014 - Phòng Thương mại và Công nghiệp Kawasaki : ký ngày 25/6/2015 - Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản: ký ngày 30/5/2018 - Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản – Keidanren: ký ngày 30/5/2018 - Liên minh các phòng thương mại và Công nghiệp vùng Kyushu 14/9/2018
5.2, Hoạt động VCCI đang triển khai với Nhật Bản
- Ban Quan hệ Quốc tế phối hợp với Cơ quan xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản (SMRJ) tổ chức kết nối doanh nghiệp online B2B
- Phối hợp với Jetro, JCCI, SMRJ và các đối tác khác hỗ trợ doanh nghiệp 2 bên tìm kiếm doanh nghiệp đối tác theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
- Thường xuyên trao đổi với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam để thu thập khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp Nhật bản đang hoạt động tạiViệt nam phục vụ công tác báo cáo Chính phủ.
Tiềm năng xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Thị trường Nhật Bản từ trước đến nay vẫn là một thị trường hứa hẹn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam Tổng mức tiêu dùng trong nước của Nhật Bản tăng nhanh, đạt khoảng 55% trong tổng mức tăng trưởng GDP Đây là một chỉ số tạo động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này Một điểm đáng chú ý nữa là, mức độ lão hoá dân số của Nhật Bản (số người dân trên 65 tuổi chiếm khoảng 20%) Mức độ lão hoá này của Nhật Bản đang được coi là cao nhất thế giới hiện nay đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp trong khi nhu cầu về các mặt hàng vẫn liên tục tăng.
Chính đặc điểm này không chỉ chi phối nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản mà còn cho thấy tiềm năng xuất khẩu lao động và hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này
6.1, Nhóm hàng Dệt/ Hàng may mặc
Mặc dù còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn song dệt may cũng được đánh giá là mặt hàng triển vọng để ta xuất khẩu sang Nhật Hiện nhập khẩu chiếm 60% tổng tiêu thụ tại Nhật với khoảng 20 tỷ USD/năm, trong đó hàng dệt kim chiếm 37,8%, hàng dệt thoi 51,4%, còn lại là các mặt hàng khác Về sức mua của thị trường Nhật, nói chung đã bão hoà, không có nhân tố tăng trưởng lớn và mang tính đột biến Tuy nhiên, về cơ cấu thị trường đang có xu hướng chuyển sang có lợi cho hàng chất lượng trung bình, giá cả vừa phải của các nước Châu Á.
Hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chia làm 4 nhóm:
- Hàng thời trang cao cấp: loại hàng này mang tính thời trang từ màu sắc, mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng và thường được nhập từ Châu Âu và Hoa Kỳ.
- Hàng từ nguyên liệu thô: ít có ở Nhật; ví dụ hàng Casmia, angora, mohair.
- Sản phẩm dùng nhiều sức lao động: những sản phẩm làm bằng tay được sản xuất ở các nước có mức tiền lương thấp.
- Sản phẩm thủ công truyền thống.
Hiện nay, hình thức kinh doanh theo kiểu SPA (speciality retailer of private- label apparel) trong đó người sản xuất đảm nhận luôn khâu bán hàng đã trở nên thông dụng ở Nhật Hình thức này do một công ty liên doanh với nước ngoài tại Nhật khởi xướng và sau đó được các nhà sản xuất ở Nhật áp dụng rộng rãi bằng cách tự thiết lập cho mình mạng lưới phân phối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.
Nhìn chung mức thuế hàng dệt may thường từ 14-16,8%, mức thuế áo sơ mi thì thấp hơn: 9-11,2% Nước được áp dụng chế độ ưu đãi theo Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) thì mức thuế thấp theo điều kiện phân bổ trước hoặc miễn thuế. Đối với hàng dệt may, thị trường tiêu dùng Nhật là một thị trường phát triển.
Yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyết định thành công của nhà xuất khẩu nước ngoài Quan trọng hơn, các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất phải tạo dựng được tiếng tăm và uy tín sản phẩm của mình thì mới có cơ hội lâu dài Sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về chất liệu, trình độ kỹ thuật, tay nghề thì sẽ có ưu thế cạnh tranh Vì vậy, cần phải lưu ý những điểm sau:
Phải đặc biệt chú ý đến sản phẩm mang tính thời vụ và các sản phẩm thời trang nhất là khi các sản phẩm được xuất khẩu từ miền Nam nước ta là nơi không có thời tiết 4 mùa như Nhật Bản Bởi vậy, các nhà sản xuất phải tính kỹ từng công kiện, thời gian chuyên chở Tránh trường hợp hàng đến được nơi tiêu thụ thì thời tiết không còn phù hợp nữa.
● Quy mô các lô hàng xuất khẩu
Khác với xuất khẩu sang Châu Âu và thường là các lô hàng lớn, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thường là các lô hàng nhỏ, chủng loại đa dạng, vòng đời sản phẩm ngắn Các nhà xuất khẩu nên cân nhắc trước những đặc điểm này.
● Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng
Rất nhiều sản phẩm được cấp giấy chứng nhận chất lượng ở nước xuất khẩu nhưng lại không đạt yêu cầu khắt khe khi vào thị trường Nhật Tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu và Hoa Kỳ đều chú ý vào hình thức bên ngoài mà không đi sâu vào chi tiết bên trong, chủ yếu liên quan đến tay nghề công nhân Những người tiêu dùng Nhật lại luôn có xu hướng đòi hỏi sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm họ mua Họ chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn, ngay cả khi những tỳ vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng.
Về lý thuyết, không có một quy định pháp lý nào hạn chế việc nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Nhật Bản Nhưng trên thực tế, các nhà xuất khẩu hay gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường này do yêu cầu khắt khe về chất lượng, giá cả, thói quen và thị hiếu tiêu dùng Tuy nhiên, khi đã thành công tại thị trường Nhật thì các doanh nghiệp có điều kiện dễ dàng thâm nhập vào thị trường khác.
6.2, Nhóm hàng Thuỷ sản/ Tôm
Nhật Bản là thị trường lớn nhập khẩu các loại hải sản của Việt Nam, trong đó tôm là mặt hàng đầu tiên Việt Nam đứng hàng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Tuy nhiên tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn do đồng yên sụt giá mạnh Đến đầu tháng 7/2023, đồng yên chỉ còn khoảng 145 Yên/USD, điều này khiến giá bán tôm vào thị trường phải giảm theo đà giảm của đồng Yên.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu tháng 7/2023 (1/7-15/7) Việt nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt 20 triệu USD Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/7, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 256 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2022.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất sang Nhật Bản như CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC), CTCP Hải Việt, CTCP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú (MPC), CTCP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang
Trong 3 nhóm sản phẩm tôm chính xuất khẩu sang Nhật Bản, riêng 6 tháng đầu năm 2023, tôm chân trắng đã chiếm 63,5%, tôm sú chiếm 17,9%, còn lại là tôm loại khác với 18,6%.