1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn chủ đề weighted average cost of capital wacc

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Weighted Average Cost Of Capital (WACC)
Tác giả Đỗ Thanh Thúy, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thu, Vũ Thị Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Trúc, Phạm Thị Viên
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Trọng Nguyên
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Toán tài chính
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 1-2223_2
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 612 KB

Nội dung

Để giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩacủa WACC , chúng tôi xin đưa ra những điểm quan trọng sau:- WACC được dùng để xác định giá trị của doanh nghiệp trong đầu- WACC là giá trị trung bình của c

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP LỚN CHỦ ĐỀ : WEIGHTED AVERAGE COST OF CAPITAL

(WACC)

BỘ MÔN : TOÁN TÀI CHÍNH

GIẢNG VIÊN : TRẦN TRỌNG NGUYÊN

NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 7

Trang 2

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Nhóm 12

Nhóm trưởng: Đỗ Thanh Thúy

Họ và tên Mã sinh viên Mức độ hoàn thành Nguyễn Ngọc Lan 71134201052 Hoàn thành tốt

Nguyễn Thị Thu 71134201117 Hoàn thành tốt

Nguyễn Thị Quỳnh Trúc 71134201135 Hoàn thành tốt Phạm Thị Viên 71134201140 Hoàn thành tốt

Nhận xét: Các thành viên tham gia làm việc nhóm đầy đủ, tích cực tham khảo tài

liệu để hoàn thành tốt bài tập nhóm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, nhóm 7 lớp học phần Toán tài chính(1-2223_2)_PTDL chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Học viện Chính sách và Phát triển và đặc biệt là PGS.TS Trần Trọng Nguyên - người trực tiếp đứng lớp và dẫn dắt chúng em hoàn thành bài tập Từ những kiến thức mà thầy đã truyền đạt, nhóm 7 chúng em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề “Weighted Average Cost of Capital” gửi đến thầy

Dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng vì hiểu biết còn hạn hẹp cũng như kiến thức thực tế không đủ sâu rộng, chúng em không tránh khỏi những sai sót trong khi làm bài, kính mong thầy xem xét và đóng góp ý kiến để bài tập nhóm của chúng em hoàn thiện hơn Trong quá trình làm bài tập, chúng em đã có cơ hội để rà soát cũng như hệ thống lại những kiến thức đã được học ở bộ môn Toán tài chính, đây chắc chắn sẽ là những hành trang quý báu để chúng em có thể vững bước sau này

Trang 4

LỜI CẢM ƠN 3

I TỔNG QUAN VỀ WACC 5

2 Ý nghĩa 5

3 Bản chất 5

II CÔNG THỨC TÍNH WACC 6

III ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA WACC TRONG KINH DOANH 6

1 Ưu điểm 6

2 Nhược điểm 7

IV MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG GORDON 7

1 Khái niệm 7

2 Ưu và nhược điểm của mô hình 7

2.1 Ưu điểm 7

2.2 Nhược điểm 7

3 Công thức tính mô hình tăng trưởng 8

V VÍ DỤ 8

1 Ví dụ về mô hình tăng trưởng Gordon 8

2 Ví dụ về WACC 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO : 10

Trang 5

I TỔNG QUAN VỀ WACC

1 Khái niệm

- WACC là viết tắt của Weighted Average Cost of Capital (hay, Chi phí sử dụng vốn bình quân).

- Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỉ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng

- Nguồn vốn tài trợ của doanh nghiệp bao gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu, nợ vay

2 Ý nghĩa

Trong đầu tư kinh doanh, mỗi chỉ số đều có ý nghĩa nhất định đối với doanh nghiệp và WACC cũng vậy Để giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa của WACC , chúng tôi xin đưa ra những điểm quan trọng sau:

- WACC được dùng để xác định giá trị của doanh nghiệp trong đầu

tư chứng khoán

- Chỉ số WACC giúp doanh nghiệp xác định với mỗi đồng tiền vốn được tài trợ, đầu tư thì cần bỏ ra bao nhiêu chi phí

- WACC chỉ ra lợi nhuận của cả người cho vay và chủ sở hữu vốn

có thể nhận được

- Dựa vào chỉ số WACC, doanh nghiệp sẽ quyết định sát nhập hay

mở rộng doanh nghiệp

3 Bản chất

Việc hiểu rõ bản chất của WACC , sẽ giúp chủ doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đưa ra các điều hướng kinh doanh hiệu quả và chính xác

- WACC là giá trị trung bình của chi phí của các loại tài trợ thông qua nợ hoặc vốn chủ sở hữu

- WACC chỉ ra tỷ suất lợi nhuận của hai loại cổ đông (người cho vay và chủ sở hữu) có thể mong đợi

- WACC là chi phí cơ hội doanh nghiệp chấp nhận rủi ro khi đầu tư bên ngoài

- WACC là tỷ lệ chiết khấu sử dụng cho dòng tiền có rủi ro tương tự như của toàn thể công ty

Trang 6

II CÔNG THỨC TÍNH WACC

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC được xác định bởi công thức:

WACC = (E/V) x KE + (D/V) x KD

Trong đó:

● KE: Chi phí sử dụng vốn cổ phần (1)

● KD: Chi phí sử dụng nợ vay (2)

● E: Giá trị thị trường của Vốn cổ phần

● D: Giá trị thị trường của Nợ vay

● V: Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp (V = E + D)

● Tax: Thuế suất thuế TNDN

III ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA WACC TRONG KINH DOANH

1 Ưu điểm

- WACC giúp bạn đánh giá các giá trị của các khoản đầu tư giúp xác định rõ ràng nên mua cổ phiếu nào

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng chi phí sử dụng vốn bình quân nhiêu một chỉ số báo cáo cho bạn biết có nên đầu tư vào đơn vị đó hay không

Trang 7

- WACC giúp các nhà đầu tư có cái nhìn thực tế, khách quan khi đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp

2 Nhược điểm

- Mặc dù WACC có công thức rõ ràng nhưng trên thực tế đây lại là phép toán rất phức tạp Đòi hỏi, doanh nghiệp đó phải được vận hành một cách chuyên nghiệp, khoa học

- WACC khó có thể sử dụng trong các công ty nhỏ Bởi lẽ đây là quá trình đòi hỏi hỏi sự đồng bộ, thống nhất và đưa nhiều yêu cầu khó, vì vậy các doanh nghiệp nhỏ, lẻ khó thực hiện được

- Các số liệu trên công thức của WACC không hoàn toàn nhất quán Điều này cho thấy chi phí sử dụng vốn bình quân này chỉ mang tính tương đối và chỉ cho thấy nên 1 phần các nhà đầu tư có nên tài trợ cho đơn vị đó hay không

IV MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG GORDON

1 Khái niệm

Mô hình tăng trưởng Gordon – được gọi là mô hình chiết khấu cổ tức –

là một phương pháp định giá cổ phiếu để tính toán giá trị nội tại của cổ phiếu

2 Ưu và nhược điểm của mô hình

2.1 Ưu điểm

Mô hình tăng trưởng Gordon có thể được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ chiết khấu và định giá Bất chấp sự nhạy cảm của định giá đối với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu, mô hình vẫn thể hiện mối quan hệ rõ ràng giữa định giá và lợi nhuận

2.2 Nhược điểm

Giả định rằng một công ty phát triển với tốc độ không đổi là một vấn đề lớn đối với Mô hình tăng trưởng Gordon Trên thực tế, rất ít khả năng các công ty sẽ tăng cổ tức với tốc độ không đổi Một vấn

Trang 8

đề khác là độ nhạy cao của mô hình đối với tốc độ tăng trưởng và

hệ số chiết khấu được sử dụng

Mô hình có thể dẫn đến giá trị âm nếu tỷ suất sinh lợi yêu cầu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng Hơn nữa, giá trị trên mỗi cổ phiếu tiến tới

vô hạn nếu tỷ suất sinh lợi và tỷ lệ tăng trưởng yêu cầu có cùng giá trị, điều này không có ý nghĩa về mặt khái niệm

Hơn nữa, vì mô hình loại trừ các điều kiện thị trường khác như các yếu tố phi cổ tức, cổ phiếu có khả năng bị định giá thấp hơn mặc

dù tài sản vô hình có thương hiệu của công ty Theo IFRS, tài sản

vô hình có thể xác định được, tài sản phi tiền tệ không có bản chất vật chất Giống như tất cả các tài sản khác, tài sản vô hình là những tài sản được kỳ vọng sẽ tạo ra lợi nhuận kinh tế cho công ty trong tương lai Là một tài sản dài hạn, kỳ vọng này kéo dài hơn một năm và tăng trưởng ổn định

3 Công thức tính mô hình tăng trưởng

Ba biến số được đưa vào công thức Mô hình tăng trưởng Gordon:

- (1) D1 hoặc cổ tức hàng năm dự kiến trên mỗi cổ phiếu cho năm tiếp theo,

- (2) tỷ suất sinh lợi yêu cầu WACC

WACC là Chi phí vốn bình quân gia quyền của một công ty và thể hiện chi phí vốn hỗn hợp bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ

Công thức WACC là = (E / V x Re) + ((D / V x Rd) x (1-T))

- (3) tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến Với các biến này, giá trị của

cổ phiếu có thể được tính như sau:

Giá trị nội tại = D1 / (k - g)

V VÍ DỤ

1 Ví dụ về mô hình tăng trưởng Gordon

Ví dụ :

Công ty A được niêm yết ở mức 40 đô la cho mỗi cổ phiếu Hơn nữa, Công ty A yêu cầu tỷ suất sinh lợi là 10% Hiện tại, Công ty

A trả cổ tức $ 2 cho mỗi cổ phiếu cho năm tiếp theo mà các nhà

Trang 9

đầu tư kỳ vọng sẽ tăng trưởng 4% hàng năm Do đó, giá trị cổ phiếu có thể được tính:

Giá trị nội tại = 2 / (0,1 - 0,04)

Giá trị nội tại = $ 33,33

Kết quả này chỉ ra rằng cổ phiếu của Công ty A được định giá quá cao Đồ họa thông tin định giá Trong nhiều năm, chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ và làm việc về việc định giá doanh nghiệp trên một loạt các giao dịch Đồ họa thông tin định giá này vì mô hình cho thấy rằng cổ phiếu chỉ trị giá 33,33 đô la cho mỗi cổ phiếu

2 Ví dụ về WACC

Công ty CP KIDO có tổng số vốn 14,131 tỷ đồng được hình thành từ các nguồn sau ( Theo BCTC quý 4 – 2021)

Nguồn vốn Giá trị ( tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Vốn vay (d) 7,242 51,24 Vốn chủ sở hữu (e) 6,889 48,76

Tỷ suất sinh lời phi rủi ro (Rf) : 5%

Hệ số Beta ( β ) : 0.84

Thuế suất doanh nghiệp (tax): 20%

Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế (Rd): 10%

Thu nhập thị trường kỳ vọng là (Rm ): 15%

Trả lời

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là:

KE = Rf + β (Rm - Rf) =5% + 0.84 x (15% – 5%) = 13,4%

Chi phí sử dụng vốn vay là:

KD = Rd x ( 1 – tax ) = 10% x (1 – 20%) = 8%

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC:

WACC = KE WE + KD WD

= 13,4% x 48,76% + 51,24% x 8% = 10,63%

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

Mô hình tăng trưởng Gordon - Hướng dẫn, Công thức, Ví dụ và hơn thế nữa (pharoskc.com)

Https://kinhtevimo.vn/mo-hinh-tang-truong-gordon-la-gi-dac-diem-noi-dung-va-cong-thuc/

https://docs.google.com/document/d/

1_eN0dZOJkOze9xpFV3Fpaa8Sg-LoIcfYrWErr8UjQhM/edit? usp=sharing

https://vfin.vn/cach-tinh-chi-phi-von-binh-quan-wacc-cua-doanh-nghiep/

https://s.cafef.vn/bao-cao-tai-chinh/KDC/IncSta/2022/3/0/0/ket-qua-hoat-dong-kinh-doanh-cong-ty-co-phan-tap-doan-kido.chn

Ngày đăng: 23/05/2024, 11:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN