Bài tiểu luận nguyễn bá triển

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài tiểu luận nguyễn bá triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi phá rừng theo quy định của pháp luật nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ rừng ở địa phương nói chung và Ban QLRPH Sông Lũy nói riêng”

Trang 1

2.1.1 Nguyên nhân khách quan 5

2.1.2 Nguyên nhân chủ quan 8

2.2 Hậu quả của tình huống 10

2.2.1 Về phía xã hội 10

2.2.2 Về phía Nhà nước 10

3 Mục tiêu xử lý tình huống 11

4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 12

4.1 Xây dựng, phân tích diễn biến phương án 12

6.2.1 Kiến nghị với Đảng, Nhà nước 22

6.2.2 Kiến nghị với cơ quan chức năng 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là nhân tố hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và hạn chếthiên tai lũ lụt Tài nguyên rừng là tài sản quý giá của nhân loại Do đó tính chất đadạng về địa hình đã tạo nên đa dạng về các hệ sinh thaí có cấu trúc phong phú vàthảm thực vật Từ đó Việt Nam đã từng được ghi nhận là một lãnh thổ có tính đadạng sinh học cao, có nguồn tài nguyên phong phú.

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chínhsách, pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Ngành Nông nghiệp vàphát triển nông thôn, trong đó trực tiếp là lực lượng quản lý bảo vệ rừng đã cónhiều cố gắng thực hiện chủ trương, chính sách nói trên của Đảng và Nhà nướctrong kinh doanh phát triển nghề rừng; quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; đấutranh với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, góp phần xứng đáng vào sựnghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ đờisống dân sinh

Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng,quản lý lâm sản của Đảng, Nhà nước đặt ra, thì việc tổ chức thực hiện của ngànhNông nghiệp và phát triển nông thôn, lực lượng quản lý bảo vệ rừng trong nhữngnăm qua còn nhiều hạn chế, nhất là chưa khống chế được các vi phạm pháp luậtkhiến cho nạn phá rừng, đốt cây, cháy rừng, lấn rừng, khai thác rừng trái phép diễnra nghiêm trọng Các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng vàquản lý lâm sản đang là một thách thức lớn đối với công tác quản lý nhà nước củacác cơ quan chức năng từ trung ương đến các địa phương Để nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, một trongnhững biện pháp có tính cấp thiết hiện nay là phải xử lý nghiêm minh các vi phạmpháp luật trong lĩnh vực này Vì vậy, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản

Trang 4

lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thựctiễn rất lớn hiện nay.

Với những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Phát hiện và xử lý nghiêm minhcác hành vi phá rừng theo quy định của pháp luật nhằm giáo dục ý thức tráchnhiệm của cộng đồng trong bảo vệ rừng ở địa phương nói chung và BanQLRPH Sông Lũy nói riêng” làm nội dung cơ bản để viết bài tiểu luận.

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG

Tiểu luận trình bày những kiến thức đã học đồng thời kết hợp và vận dụngthực tế để tìm ra những giải pháp giải quyết thỏa đáng góp phần vào việc xây dựngkỹ cương trong ngành nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng trên địa bànhuyện Bắc Bình- tĩnh Bình Thuận.

1 Mô tả tình huống:

Xã phan Sơn - huyện Bắc Bình là một xã miền núi, cuộc sống của ngườidân ở đây chủ yếu dựa vào nghề nông, diện tích lúa nước ít và diện tích đất rẫy nhànước quy hoạch cấp cho người dân canh tác chủ yếu dựa vào mùa mưa để canh tácnhưng năng xuất thu lại lợi nhuận không cao để đảm bảo trong cuộc sống củangưới dân ở đây Từ đó dẫn đến nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác, vậnchuyển lâm sản… diễn ra hết sức phức tạp.

Để đảm bảo trong công tác quản lý BVR đơn vị ban quản lý rừng phòng hộSông lũy có xây dựng 05 trạm BVR trên trên địa bàn của 3 xã miền núi và giápranh với tĩnh Lâm Đồng, để theo dõi nắm bắt quản lý lâm phận trực thuộc đượcđơn vị giao quản lý Mặt dù có cố gắng bám chắc địa bàn quản lý nhưng các đốitương rất tinh quy lợi dụng lúc sơ hở của lực lượng sẽ tiến hành thực hiện nhữnghành vi phá rừng, cụ thể vừa qua trạm BVR Phan sơn xảy ra một vụ khai thác lâmsản như sau:

Vào hồi 8 giờ 00 phút, ngày 13 tháng 02 năm 2024, tổ cơ đông chống phárừng của đơn vị phối hợp công tác cùng trạm BVR Phan sơn tổ chức tuần tra, kiểmtra rừng đột xuất tại khu vực Sông Ta Mai, đến tại lô 2 khoảnh 9 tiểu khu 67 rừngsản xuất - địa giới hành chính xã Phan sơn, Bắc Bình, Bình Thuận trong khi tuầntra, kiểm soát thì phát hiện ông Mang Tâm đang thực hiện hành vi khai thác lâmsản trái pháp luật Tổ công tác bằng biện pháp nghiệp vụ tổ chức bao quay áp sát

Trang 6

tạm giữ đối tượng thực hiện hành vi Trong lúc tạm giữ tổ công tác ghi lại hình ảnhđể làm cơ sở trước vụ việc mà ông Tâm đã gay ra Tại hiện trường có 02 cây gỗ đãbị cưa đỗ, chủng loai Dầu Lông (N4) và tiến hành đo đếm mặt cắt gốc, chiều dàivút ngọn của cây, bấm tọa độ vị trí cây đã bị cưa hạ, đồng thời tính ra tổng khốilượng thiệt hại mà ông Tâm gây ra là 4,533 m3 và 01 máy cưa Xăng có lam sên (cóbảng kê lâm sản và bảng kê công cụ đính kèm) Tiến hành lập biên bản hiện trườngvề 02 hành vi đó là hành vi đưa công cụ vào rừng và khai thác lâm sản trái phápluật, đồng thời lập biện bản làm việc đối với ông Qua điều tra ban đầu được biếtông Mang Tâm là người dân tộc K’ho cư trú tại thôn 1 xã Phan sơn, huyện BắcBình, Bình Thuận, làm nghề nông Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có cănnhà ở ổn định nên mới lén vào rừng để cưa hạ 02 cây dầu về để làm nhà, mới vừacưa hạ xong thì bị tổ công tác bắt tạm giữ Trong lúc điều tra làm rõ vụ việc thì ôngđã thừa nhận hành vị của mình và đã đồng ý ký tên vào biên bản Tiếp theo tổ côngtác báo cáo lên lãnh đạo ban xin ý kiến chỉ đạo và báo chính quyến địa phương,kiểm lâm địa bàn có thẩm quyền tăng cường để xác minh hiện trường và dẫn giãiđối tượng về trụ sở của chính quyền địa phương để kiểm lâm địa bàn tiếp tục căncứ vào biện bản ban đầu của tổ công tác đã lập tai hiện trường lập hồ sơ vi phạmhành chính chuyển cho Hạt kiểm lâm Bắc Bình xem xét tình huống căn cứ vào nghịđịnh 35/2019/NĐ-CP xử lý theo quy định pháp luật

Riêng số lâm sản tại hiện trường do địa hình đồi núi không thể đưa tang vậtvi phạm trên về nơi quy đinh để tạm giữ xử lý theo quy định Tổ công tác xin ýkiến từ lãnh đạo ban và có công văn của đơn vị gửi hạt kiểm lâm Bắc Bình đãthống nhất yêu cầu trạm quản lý trực thuộc tiếp tục kiểm tra theo dõi bảo quảnkhông để đối tượng lén lúc vào vận chuyển số lâm sản trên đi khỏi hiện trường

Trang 7

2 Phân tích tình huống2.1 Nguyên nhân.

2.1.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, về điều kiện kinh tế - xã hội.

Quy luật cung cầu về các loại lâm sản, động thực vật rừng trên thị trường ởnước ta hiện nay rất lớn đã tạo ra những yếu tố tiêu cực Để phục vụ cho một bộphận những người có tiền mà không ít người dân, đặc biệt là những người sống gầnrừng, các khu bảo tồn thiên nhiên, các Ban quản lý rừng… đã không quản ngại chặtphá cây rừng, đốt lửa trong rừng để khai thác các sản vật dẫn đến diện tích rừngngày càng bị thu hẹp, nhiều động thực vật rừng bị huỷ diệt, trong đó có cả các loàithuộc loại quý hiếm Trong khi đó, việc gây giống và phát triển hệ thực vật, độngvật của rừng còn nhiều hạn chế Việc khai thác không đi liền với việc phát triển.Đây chính là nguyên nhân khách quan cơ bản nhất do mặt trái của nền kinh tế thịtrường đem lại.

Đời sống nhân dân vùng có rừng còn nhiều khó khăn dẫn đến người dân phảiphá rừng để mưu sinh Quyền lợi của các chủ rừng trong quản lý, khai thác và pháttriển rừng chưa thoả đáng khiến họ không mấy quan tâm đến rừng và bảo vệ rừng.một bộ phận không nhỏ người dân sống xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên,các Ban quản lý rừng, các vùng rừng chưa có nghề nghiệp ổn định, chưa được giaođất trồng rừng, quản lý rừng và thường dựa vào các nguồn lợi tự nhiên từ rừngmang lại để kiếm sống nên việc vi phạm của nhân dân trong vùng là thường xuyênvà có hệ thống, bởi nếu không vào rừng, không kiếm các nguồn lợi từ rừng về nuôisống gia đình thì họ chẳng còn biết làm gì khác.

Bên cạnh đó, phong tục tập quán sinh sống, canh tác và sản xuất của một bộphận rất lớn người dân sống gần rừng, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số còn lạchậu Có nhiều luật tục tồn tại rất lâu và khó xoá bỏ được như việc đốt rừng làm

Trang 8

nương, rẫy, canh tác; lối sống du canh du cư; săn bắn muông thú…Điều này khiếncho không ít đồng bào coi thường, thậm chí hiểu không đúng công tác quản lý, bảovệ rừng của các lực lượng chức năng nên không nghe, không làm và không phốihợp với lực lượng BVR trong việc quản lý, bảo vệ.

Thứ hai, năng lực quản lý và bảo vệ rừng của nhiều chủ rừng và cơ quanchức năng.

Hiện nay, lực lượng bảo vệ rừng chưa kiểm soát nổi tình hình ở một số nơi;công tác kiểm tra, kiểm soát, tuần tra, phát hiện và xử lý vi phạm chưa được tiếnhành thường xuyên; trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp của các địaphương chưa được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện và triệt để, trong đó côngtác quy hoạch đất lâm nghiệp chưa ổn định, địa hình lại phức tạp, núi non hiểm trở,giao thông đi lại khó khăn, trong khi phương tiện phục vụ cho khâu “tác chiến” củalực lượng BVR còn quá lạc hậu, thiếu thốn nên việc “tóm cổ” và xử lý lâm tặc làvấn đề rất khó khăn Do thuận lợi về sông ngòi nên các hành vi phá rừng ngày càngtăng, các đối tượng vi phạm có điều kiện thuận lợi để tẩu tán gỗ và các loại lâm sảnbằng đường sông trong khi phương tiện phục vụ kiểm soát, bắt giữ, xử lý của lựclượng BVR còn hạn chế nên thường chỉ “vuốt đuôi” lâm tặc.

Thứ ba, thể chế pháp lý về bảo vệ rừng và chế tài pháp luật còn nhiều bấtcập.

Các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng còn chungchung, chưa gắn với việc tổ chức có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng của cáccơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương, chưa gắn với việc phát huytinh thần đoàn kết của nhân dân, cấu kết lợi ích giữa nhà nước và người dân Vìvậy, đại bộ phận người dân đứng ngoài cuộc, không tham gia phối hợp với Nhànước trong quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng Với các chủ rừng, người trồngrừng, những người dân sống xung quanh rừng chưa được Nhà nước quan tâm đến

Trang 9

các lợi ích của họ bằng việc tạo các điều kiện để họ có đất sản xuất, trồng rừng, hỗtrợ về giống, về kỹ thuật canh tác, các kiến thức, kỹ thuật về bảo vệ rừng, phòngcháy, chữa cháy…khiến phần lớn người dân sống xung quanh rừng lấy rừng là nơitự nhiên cung cấp sản vật cho cuộc sống của họ Vì mưu sinh họ phải phá rừng vàphá rừng bằng mọi cách.

Chế tài pháp luật, đặc biệt là chế tài hành chính đối với các hành vi vi phạmtrong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản còn chưa đầy đủ, nhiềuhành vi trái pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, gây thiệt hại đến rừng nhưng chưađược thể chế hoá trong các văn bản pháp luật hiện hành Các khung xử phạt cònquá rộng khiến việc áp dụng mức phạt cụ thể không cao nên chưa đủ sức răn đe cáchành vi vi phạm khi lợi ích kiếm được từ việc phá rừng và vi phạm các quy địnhcủa pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản lớn hơn rất nhiều.Đặc biệt, với các hậu quả do vi phạm gây ra việc áp dụng các biện pháp khắc phụccòn chưa mang tính triệt để, thể hiện ở quy định “có thể” áp dụng biện pháp nàyhoặc biện pháp khác Bên cạnh đó, các quy định pháp luật hiện nay chưa xác địnhrõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, lực lượng BVRkhi không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng.

Thứ tư, sự ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong quản lý,bảo vệ rừng còn hạn chế.

Quản lý, bảo vệ rừng hiện nay là một trong những lĩnh vực ít được đầu tưkhoa học, công nghệ, kỹ thuật nhất Các lực lượng chức năng không được trang bịcác phương tiện cần thiết để quản lý rừng như camera quan sát, các thiết bị pháthiện hành vi đột nhập vào những vùng rừng cấm khai thác, các thiết bị cảnh báocháy rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng…Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừngvà xử lý vi phạm gặp không ít khó khăn do điều kiện đường rừng, có khi lực lượngchức năng đến thì đối tượng vi phạm đã rời khỏi hiện trường mà không biết đượcđối tượng đó là ai.

Trang 10

Thứ năm, chính sách đãi ngộ đối với lực lượng BVR còn chưa tương xứngvới tính chất công việc được giao.

Lực lượng BVR được hưởng các chế độ về lương vẫn chưa đảm bảo thu hútđược những người có năng lực, trình độ tham gia Đặc biệt là với chế độ, chínhsách còn hạn chế khiến nhiều cán bộ BVR không nhiệt huyết với công việc, vớicông tác đấu tranh và xử lý vi phạm pháp luật, trong khi các “lâm tặc” thì ngàycàng “lộng hành”, có đối tượng sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng để xâm hại đến tínhmạng, sức khoẻ của BVR viên, đe doạ và trả thù họ và gia đình họ Chính sách đãingộ không thoả đáng cũng khiến một bộ phận BVR viên tiếp tay cho lâm tặc phárừng, khai thác rừng trái phép.

2.1.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực, phẩm chất của một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộBVR chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Các cán bộ BVR không chỉ là những người quản lý rừng mà còn là nhữngngười trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, phát triển rừng Vì vậy, họcần có các kiến thức chuyên môn về quản lý, các kiến thức về rừng, hiểu về vai trò,tác dụng, đặc tính của từng loại rừng, động thực vật rừng, các kiến thức pháp lýtrong xử lý các sai phạm, các kỹ năng mang tính nghiệp vụ khác…Đồng thời, họphải có sức khoẻ tốt để có thể thường xuyên thực hiện công tác tuần tra, kiểm soáttrong điều kiện đường đi lại còn chưa thuận lợi ở hầu hết các vùng rừng hiện nay,đồng thời có thể “chiến đấu” với lâm tặc phá rừng Tuy nhiên, do điều kiện kinh tếvà các yếu tố môi trường nơi sinh sống mà sức khoẻ của cán bộ BVR còn chưa đảmbảo được yêu cầu Mặt khác, họ ít được quan tâm để đào tạo, bồi dưỡng các kiếnthức chuyên môn, kỹ năng cần thiết cho công việc Điều này đã hạn chế rất lớn đếnkết quả thực thi công vụ của lực lượng BVR.

Trang 11

Sự thiếu tinh thần đấu tranh với các vi phạm hành chính của không ít BVRhiện nay cũng bắt nguồn từ chế độ, chính sách đối với lực lượng BVR, các phươngtiện, công cụ phục vụ cho thực thi công vụ của lực lượng này còn quá hạn chế,chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao nên chưa tạo nên lòng nhiệt huyết vàtrách nhiệm đối với công việc.

Thứ hai, tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương có rừng.

Chính quyền xã có rừng ở không ít nơi còn thiếu tinh thần trách nhiệm trongcông tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản Có nơi lâm nghiệp xã để xảyra tình trạng phá rừng với diện tích lớn mà không biết Thậm chí các địa phươngcòn để xảy ra tình trạng các đối tượng phá rừng mắc võng “đóng đô” trước trạmBVR để theo dõi hoạt động của các BVR viên nhưng không thấy địa phương kiểmtra, xử lý Thậm chí, nhiều cán bộ chính quyền cơ sở vì lợi ích của cá nhân đã tiếptay cho các hành vi khai thác rừng trái phép, phá rừng, không thực hiện đúng cácchính sách của Nhà nước đối với người trồng rừng và các chủ rừng, không tạo cácđiều kiện thuận lợi cho họ để tham gia sản xuất, trồng rừng và được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất rừng, thuê đất trồng rừng để họ yên tâm sản xuất Vì vậy,dẫn đến nhiều vi phạm trên chính địa bàn do chính nhân dân địa phương thực hiện.Khi xảy ra các thiệt hại về rừng thì không giám đứng ra nhận trách nhiệm, đổ lỗicho người dân, cho lực lượng BVR.

Thứ ba, ý thức trách nhiệm của người dân đối với vấn đề bảo vệ và pháttriển rừng.

Tư duy hám lợi là phổ biến ở đại bộ phận quần chúng nhân dân sinh sống ởgần rừng Họ coi các nguồn lợi của rừng là vô tận và tìm cách lấy về để dùng, đểsinh nhai và để buôn bán, làm giàu Đồng thời, với các vi phạm xảy ra, không chỉdo người của xã mà do những kẻ khác đến để phá rừng, khai thác rừng và sản vậtrừng trái phép họ cũng không quan tâm, không đấu tranh hoặc sợ đấu tranh thì sẽ

Trang 12

mang vạ vào thân bởi sợ “lâm tặc” sẽ trả thù Ý thức về bảo vệ rừng, cũng tức làbảo vệ môi trường sống của người dân còn nhiều hạn chế, họ chưa thấy đượcnhững tác hại của hành vi phá rừng, huỷ hoại rừng, các động thực vật rừng đối vớitương lai của đất nước và của chính họ Vì vậy, người dân là chủ thể trồng rừng,bảo vệ rừng thì ít mà phá rừng, tiếp tay cho phá rừng thì nhiều.

2.2 Hậu quả của tình huống2.2.1 Về phía xã hội

Hậu quả của hành vi phá rừng, khai thác lâm sản, đốt lửa trong rừng khiếncho rừng có khả năng bị cháy sẽ làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, ảnhhưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các loài động vật, thực vật và chínhcon người Tài nguyên rừng bị giảm sút, môi trường sinh thái bị tác động xấu vềnhiều mặt Việc khai thác lâm sản đã gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến môitrường, đa dạng sinh học của rừng… Vì vậy người vi phạm khiến rừng bị xâm hạinghiêm trọng, các nguồn cây quý hiếm như nghiến, đinh, gụ, hương, cẩm đang bịmất dần Việc phá rừng, khai thác lâm sản… ảnh hưởng nghiêm trọng đến chấtlượng sống, đến sức khỏe của con người trong hiện tại và nhiều thế hệ trong tươnglai Mất rừng khiến cho nhiều nguồn gen quý hiếm về động thực vật rừng bị mất đi,lượng sinh khối giảm; giảm lượng dưỡng khí phục vụ cho hô hấp nên ảnh hưởngnghiêm trọng đến sức khoẻ của con người và các giống loài khác.

Sự mất đi của rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người bởi khirừng bị mất đi thì khả năng điều hoà khí hậu, nhiệt độ, tạo ô xy, điều hoà nước sẽkhông còn, đất cũng bị xói mòn, bạc màu, thậm chí lở đất, gây lũ ống, lũ quét…Các vi phạm còn trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người trồng rừng.

2.2.2 Về phía Nhà nước

Các vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nóichung, các hành vi phá rừng, đốt rừng nói riêng nếu không được ngăn chặn kịp thời

Trang 13

sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Nhà nước Rừng là tài nguyên của quốc gia,được phát triển qua nhiều thế hệ để phục vụ cho các nhu cầu trong nước và xuấtkhẩu Việc khôi phục rừng cần nhiều thời gian, công sức và cả chi phí lớn, đối vớicác hệ rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh, hệ thực vật, động vật trong rừng khó hoặckhông thể bảo tồn và tái tạo lại được.

Các vi phạm còn khiến cho Nhà nước phải đầu tư cho xây dựng lực lượngquản lý, bảo vệ rừng; đầu tư các phương tiện, kinh phí phục vụ công tác quản lýrừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và xử lý vi phạm Diện tích rừng mất đi ảnhhưởng đến cuộc sống của con người như thiên tai, lũ lụt, lũ quét, lũ ống, sa mạchoá, xói mòn đất, đất bạc màu…khiến nhà nước phải tăng các chi phí cho phòngchống thiên tai, thảm hoạ, hỗ trợ đời sống cho nhân dân và trồng mới rừng Điềunày làm gia tăng theo cấp số nhân các nhiệm vụ của nhà nước Mất rừng còn làmcho nhà nước bị thất thu từ các hoạt động du lịch.

Ngày đăng: 22/05/2024, 10:14

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan