1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ đề tài từ loại

16 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ Loại
Người hướng dẫn TS. Phạm Tùng Lâm
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Dẫn Luận Ngôn Ngữ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 777,47 KB

Nội dung

Động từ, tính từ làm vị ngữ Cô ấy thật xinh đẹp, He is studying…*Lưu ý: Đây chỉ là những tiêu chí điển hình nhất để nhận diện và phân định các từ loại chứ không phải tất cả chỉ có như vậ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA TIẾNG VIỆT

Tiểu luận môn

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

Tên đề tài : Từ loại

Giảng viên: TS.Phạm Tùng Lâm

Sinh viên:

Lớp: TR27.20 Mã sinh viên:

HÀ N I,năm 2022 Ộ

Trang 2

Mục lục

1 Mở đầu

1.1 Giới thiệu chung

1.2 Lý do chọn đề tài

2 Nội dung

2.1 Khái niệm

2.2 Danh từ

2.3 Động từ

2.4 Tính từ

2.5 Trạng từ

2.6 Đại từ

2.7 Số từ

2.8 Giới từ

2.9 Liên từ

2.10 Thán từ

3 Kết luận

3.1 Nhận xét đánh giá 3.2 Lời cảm ơn

4 Danh mục đề tài tham khảo

Trang 3

Lý do chọn đề tài

Tiếng Việt là một môn rất quan trọng ở nhà trường, là cơ sở

để hình thành nên vốn ngôn ngữ chuẩn làm nền tảng cho các bậc học về sau Nói đến từ loại là nói đến sự phân lớp của từ trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ Các kiến thức về từ loại giúp cho học sinh phân biệt được các từ loại, cách dùng từ, đặt câu có ý nghĩa, vận dụng tốt trong thực tế Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hiểu sâu về "Từ Loại" Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn "Từ Loại" để làm để tài nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho giáo viên, học sinh có nhìn tổng quát về hệ thống từ loại trong Tiếng Việt, giúp cho việc dạy và việc học được dễ dàng hơn.

Trang 4

2 Nội dung

2.1 Từ loại

- Từ loại chính là các từ giống nhau về đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa biểu đạt khái quát thì gọi tắt là từ loại Chúng được xác định và phân biệt với nhau dựa trên những tiêu chí, đặc điểm về mặt ý nghĩa, lại vừa dựa trên những tiêu chí, đặc điểm về mặt hình thức ngữ pháp, chức năng ngữ pháp

2.1.1 Ba tiêu chí căn bản để phân định các loại từ

2.1.1.1 Tiêu chí về ý nghĩa

- Nghĩa ở đây không phải nghĩa riêng của từng từ mà là nghĩa khái quát của tập hợp

+ Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tương, khái niệm (VD: anh ấy,cái bút, bàn, ghế,…, people, history, book,…) Vậy ý nghĩa khái quát của danh từ là ý nghĩa chỉ sự vật

+ Động từ là những từ chỉ xuất trạng thái hoặc sự tình ( VD: nghe, nói, đọc, viết,

…play, cook, run, swim…) Vậy các động từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động

2.1.1.2 Tiêu chí về hình thức

VD:

- Danh từ có thể có hình thức để biểu hiện ý nghĩa về giống, số, cách( trong tiếng Anh, từ women, girl,… thuộc giống cái; từ men, boys,… thuộc giống đực;

từ person, child,… thuộc giống chung )

- Động từ có thể có nhiều hình thức để biểu hiện ý nghĩa về:

+ Thời ( hiện tại, quá khứ, tương lai…VD: tiếng Anh: Look ( nhìn kìa)- thời hiện tại tiếp diễn- called (gọi)- thời quá khứ- will/shall decide ( quyết định)- thời tương lai

2.1.1.3 Tiêu chí về chức năng

Trang 5

VD: Danh từ có thể làm chủ ngữ (Anh ấy rất đẹp trai); bổ ngữ cho danh từ (vd: oil production costs: chi phí sản xuất dầu) Động từ, tính từ làm vị ngữ (Cô ấy thật xinh đẹp, He is studying…)

*Lưu ý: Đây chỉ là những tiêu chí điển hình nhất để nhận diện và phân định các

từ loại chứ không phải tất cả chỉ có như vậy

VD: Dựa vào khả năng kết hợp với các từ khác (tiêu chí cú pháp, khả năng làm thành tố của đối tố, vị tố,…)

2.2 Danh từ

- Khái niệm: Theo cách hiểu thông thường và phổ biến nhất, danh từ là những

từ biểu thị sự vật (bao gồm cả người, động vật, sự vật lẫn hiện tượng, khái niệm…)

VD: Cơn mưa, cái bàn,…people, dog,…

2.2.1 Những đặc điểm để phân định các lớp từ

2.2.1.1 Giống

- Khái niệm: Giống được hiểu như một phạm trù mà dựa vào đó, các từ sẽ được phân định thành những lớp khác nhau về mặt ngữ pháp, dựa vào các biến tố, các đặc trưng về sự hợp dạng (động từ vị ngữ, tính từ làm định ngữ,…kết hợp với chúng đều phải hợp dạng với chúng)

VD: Trong tiếng Anh, từ women, girl,… thuộc giống cái; từ men, boys,… thuộc giống đực; từ person, child,… thuộc giống chung

2.2.1.2 Số

- Khái niệm: Số của danh từ cũng là một đặc trưng ngữ pháp, một phạm trù, mà dựa vào đó, các dạng thức của chúng sẽ được phân định thành những lớp khác nhau, biểu thị ý nghĩa nhiều hay ít

VD: cat (con mèo)/ cats (những con mèo)

2.2.1.3 Cách

Trang 6

- Khái niệm: Là một phạm trù ngữ pháp, gồm những ý nghĩa biểu thị vai trò ngữ pháp mà từ đảm nhận trong câu: chủ ngữ, bổ ngữ,…

VD:

Tiếng Nga: danh cách, sinh cách, tặng cách, đối/tân cách, công cụ cách, giới cách

Các loại danh từ

2.2.1.4 Danh từ đếm được

- Khái niệm: Danh từ đếm được là những danh từ chỉ sự vật tồn tại độc lập riêng

lẻ, có thể đếm được, có thể sử dụng với số đếm đi liền đằng trước từ đó VD: an apple (quả táo), two cats (hai con mèo), five books (năm quyển sách), …

2.2.1.5 Danh từ không đếm được

- Khái niệm: Danh từ không đếm được là những danh từ chỉ những sự vật, hiện

tượng mà chúng ta không thể sử dụng với số đếm

VD: Tiền, nước, đất, dầu, thịt, cá,…

2.3 Động từ

2.3.1 Khái niệm

- Động từ là những từ biểu thì hành động, trạng thái của người, vật, sự việc,… VD: Nói, viết, làm, ăn, chạy, nhảy,…

- Trong các ngôn ngữ biến hình, biểu hiện hình thức rõ rệt nhất của động từ là chúng có các biến tố thể hiện các ý nghĩa về ngôi, thời, thể, số, dạng, thức + Ngôi:

VD: He works in this city (ngôi thứ 3, số ít)

We work in this city (ngôi thứ nhất, số nhiều)

+ Thời (thì):

She played soccer (QK)

She is playing soccer (HTĐTD)

Trang 7

- Trong các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán,… biểu hiện hình thức rõ rệt nhất của động từ là có khả năng làm trung tâm để tổ chức nên các động ngữ

(Động ngữ được hiểu là ngữ đoạn có động từ làm trung tâm và các thành tố khác bao quanh) Động ngữ có năng lực và thái độ ngữ pháp như động từ: có khả năng tự mình làm vị ngữ, định ngữ hoặc bộ phận của vị ngữ

VD: Họ cũng đã làm rồi

Nó không muốn đến đấy

Động từ chuyện được dùng làm vị ngữ trong câu, có khả năng làm trung tâm của ngữ đoạn động từ ( động ngữ)

2.3.2 Phân loại của động từ

2.3.2.1 Động từ hình thái

- Khái niệm: Động từ tình thái là những động từ biểu thị thái độ của người nói

đốivới trạng thái hoặc sự tình do động từ biểuhiện

VD: Tôi không nỡ mắng nó

2.3.3.2 Các động từ thực ( động từ chính danh)

- Khái niệm: Là động từ có ý nghĩa từ vựng hiển minh, có thể tự mình đóng vai trò làm thành tố chính trong động ngữ

-

Động ngữ nội động:

+ Khái niệm: Là những động từ không đòi hỏi có bổ ngữ đối tượng.

VD: Ngồi, thư giãn, nghỉ, ngủ , cười,…

Cô ấy chỉ cười thôi

Nó ngủ suốt ngày

She laungked only

- Động từ ngoại động:

+ Khái niệm: là những động từ đòi hỏi có bổ ngữ đối tượng.

VD: Xây, xé, xem, đọc, đánh, nghe,…

Trang 8

Họ đã xây một ngôi nhà mới.

- Động từ ngoại động phức chuyển:

+ Khái niệm: là những động từ có bổ ngữ trực tiếp (đối tượng) và một bổ ngữ

đối tượng (được hiểu là bổ ngữ gắn liền với đối tượng)

VD: Họ bầu ông ấy làm chủ tịch

Trọng tài tuyên bố Bean là người thắng cuộc

- Động từ ngoại động song chuyển:

+ Khái niệm: là những động từ có một bổ ngữ trực tiếp và một bổ ngữ gián tiếp.

VD: Lan sent a letter to him

Nó giặt cái áo cho tôi

2.4 Tính từ

- Khái niệm: là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật được

nói tới

Ví dụ: cao, nhỏ, gầy, tốt,

2.4.1 Trong ngôn ngữ biến hình

- Tính từ có các biến tố biểu thị ý nghĩa về giống, số và cả về cách

- Nét điển hình của tính từ: không thể tự mình đứng làm vị ngữ trong câu, mà chỉ có thể tham gia cùng với hệ từ để làm vị ngữ

Ví dụ: This book is interesting

Quyển sách này hay

2.4.2 Trong ngôn ngữ không biến hình

- Tính từ trong ngôn ngữ không biến hình (Việt, Hán, Thái Lan ) có những biểu

hiện không hoàn toàn giống.

- Tính từ có thể tự mình đứng làm vị ngữ trong câu, không cần đến hệ từ

Ví dụ: Quyển sách này mới

- Không biểu thị ý nghĩa so sánh bằng các biến tố, mà biểu thị bằng các từ công

Trang 9

Ví dụ: Quyển sách này mới hơn

2.5 Trạng từ

- Khái niệm: là những từ miêu tả trạng thái, mức độ hoặc bổ nghĩa cho động từ,

tính từ, thậm chí cho một trạng từ hoặc cho câu

Ví dụ: often, quickly, usually,…

- Bổ nghĩa cho động từ

Ví dụ: He talked loundly.

- Bổ nghĩa cho tính từ hoặc một trạng từ khác

Ví dụ: a very good friend.

- Bổ nghĩa cho cả câu

Ví dụ: Sadly, I have no money.

2.6 Đại từ

2.6.1 Khái niệm

- Là những từ dùng để thay thế cho danh từ/ danh ngữ; tức là đại từ không gọi tên các sự vật, hành động, mà “chỉ ra”chúng

Ví dụ: This is my house

2.6.2 Các loại đại từ:

2.6.2.1 Đại từ nhân xưng

- Là những đại từ để thay thế, để chỉ ra người hay vật được nói đến trong giao tiếp

- Về mặt ngữ pháp, thể hiện ý nghĩa về ngôi

Ví dụ: tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, hắn, nó

2.6.2.2 Đại từ chỉ xuất

- Là những đại từ “chỉ vào” người, vật nào đó ở gần hoặc xa người nói, tách biệt người, vật đó với những người, vật khác

Trang 10

Ví dụ: này, nọ, kìa

2.6.2.3 Đại từ nghi vấn

- Là những đại từ thường được dùng để tạo câu hỏi nhằm xác định cụ thể người, vật

Ví dụ: ai, gì, nào

2.6.2.4 Đại từ phiếm định

- Là những đại từ để chỉ xuất vào người, vật nào đó không xác định, không cụ thể

Ví dụ: ai, gì, nào, tất cả, hết thảy

2.7 Số từ

2.7.1 Khái niệm

Số từ là những từ loại dùng để biểu thị số lượng hoặc thứ tự của sự vật nào đó

- Số từ khi dung để chỉ số lượng của sự vật thì thường đứng trước danh từ

Ví dụ: Hôm nay lớp chúng em có quyên góp đồ dung cho đồng bào lũ lụt được năm mươi bộ quần áo

Tòa nhà C của trường em đang theo học có tám tầng

- Còn số từ khi dung để chỉ thứ tự của sự vật thì thường đứng sau danh từ.

Ví dụ: Đời vua Hùng Vương thứ sáu

"Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quay."

(Không ngủ được- Hồ Chí Minh)

2.7.2 Các loại số từ

2.7.2.1 Số từ trong ngôn ngữ biến hình

- Trong các ngôn ngữ biến hình như Tiếng Anh, Pháp, Nga người ta thường

dùng biến tố để cấu tạo số thứ tự các số từ biểu thị số lượng Bên cạnh đó, cũng

có khi một vài từ dùng hẳn một từ khác dể chỉ số thứ tự tương tự

Ví dụ: tiếng Anh

Trang 11

Số từ số từ thứ tự

One first

Tree third

Five fifth

- Số từ đều làm định nghĩa cho danh từ, nhưng tác động, ảnh hưởng của chúng

đến danh từ thì không giống nhau trong các ngôn ngữ giống nhau Trong ngôn ngữ biến hình khi có số từ số lượng từ hai trở lên kết hợp với danh từ thì danh

từ phải có dạng thức số nhiều.

Ví dụ: tiếng Anh

one book (một quyển sách) => two books (hai quyển sách)

2.7.2.2 Số từ trong ngôn ngữ không biến hình

- Trong ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, Hàn, Khmer vì không có các biến tố để cấu tạo số từ thứ tự, nên muốn biểu thị ý nghĩa thứ tự, người ta dùng

một từ công cụ (thứ, đệ, tih) đặt trước số từ số lượng

Ví dụ:

Tiếng Việt Tiếng Hán Việt

Một -> thứ nhất nhất -> đệ nhất

Hai -> thứ hai nhị -> đệ nhị

Ba -> thứ ba tam -> đệ tam

2.8 Giới từ

2.8.1 Khái niệm

- Giới từ là từ trong câu được sử dụng để xác định được sự vật nào đó trong không gian cụ thể Bên cạnh đó giới từ còn được sử dụng để chỉ quan hệ sở hữu của sự vật này đói với con người

Ví dụ:

Quyển sách của tôi

Thầy giáo giảng bài trong lớp

Trang 12

2.8.2 Chức năng của giới từ

- Kết từ nối bộ phận phụ với chính tố của ngữ (cụm từ biểu thị ý nghĩa của mối quan hệ đó (sở thuộc ,mục tiêu, phương tiện, nguyên nhân ….)

Ví dụ: bằng, của, do, để… là những giới từ trong tiếng Việt

- Dùng để kết nối 2 từ, hai bộ phận có quan hệ chính phụ

Ví dụ: Từ ''của '' trong ''sách của tôi '' là một giới từ

2.8.3 Các loại giới từ

2.8.3.1 Tiên giới từ

- Là những giới từ đứng trước danh từ /danh từ mà chúng đi kèm

Ví dụ:Thầy giáo giảng bài trong lớp

Trong tiếng Anh: các từ on, in, of, to, at, about…trong đây đều là tiền giới từ The book is on the table.(Quyển sách ở trên bàn)

2.8.3.2 Hậu giới từ

- Là những giới từ đứngtrước danh từ /danh ngữ mà chúng đi kèm

VD: tiếng Nhật: no (của), de (bằng) ,e (đến)…trong tiếng Nhật đều là hậu giới

từ

Kashima no -> của kashi ma

Hasi de -> bằng đũa

tiếng Nhật, Thổ Nhỉ Kỳ dùng hậu giới từ

2.9 Liên từ

2.9.1 Khái niệm và công dụng của liên từ

- Liên từ là những từ dùng để liên kết các từ cùng vai trò, cú pháp trong câu đơn, các mệnh đề hay các vế câu phức và liên kết các câu hay các đoạn văn với nhau, nhằm diễn đạt những ý nghĩa, ngữ pháp như: liên kết, chống đối, tường giải, điều kiện, thực thi, nguyên nhân,

Ta có thể hiểu ngắn gọn như sau:

Liên từ là từ vựng sử dụng để liên kết hai từ, cụm từ hoặc mệnh đề lại với nhau

Trang 13

2.9.2 Các liên từ thường gặp

2.9.2.1 Liên từ tập hợp

- Liên từ tập hợp dùng để nối những từ hoặc những mệnh đề ngang hàng nhau

về mặt ngữ pháp

- Liên từ tập hợp nằm giữa các từ hoặc các mệnh đề mà nó liên kết

- Các liên từ thường gặp trong tiếng Việt như: và, với, hay, hoặc,

VD: chè và cà phê, tôi với bạn,

- Các liên từ thường gặp trong tiếng Anh: and, only, or, not, only

VD: Tea or coffe

2.9.2.2 Liên từ phụ thuộc

- Dùng để nối mệnh đè phụ thuộc với mệnh đè chính của câu với nhau

- Nằm ở đầu mệnh đề phụ thuộc

- Các liên từ phụ thuộc thường gặp trong tiếng Việt: vì, bởi vì, nếu, thì, tuy, VD: Tuy cái váy rẻ nhưng nó rất đẹp

- Trong tiếng Anh: if, in spite of, while, although,

VD: Although she is hungry, she does not eat

2.10 Thán từ

2.10.1 Khái niệm

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết hoặc

dùng để gọi đáp

VD: Trời ơi! Tôi biết phải làm sao đây!

- Thán từ là một bộ phận trong câu và có thể đứng ở vị trí đầu hay giữa câu VD: Này, bạn đi đâu đấy?

2.10.2 Vai trò của thán từ

- Thán từ là các từ ngữ dùng trong câu với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng dùng để gọi và đáp trong giao tiếp Mục đích chính của thán từ

là dùng để bộc lộ cảm xúc, biểu cảm một cách ngắn gọn và xúc tích.

Trang 14

2.10.3 Phân loại các thán từ

2.10.3.1 Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm

- Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm gồm các từ như: trời, ối, than ôi,

Trong tiếng Anh: Oh (my) God, Oh no,

2.10.3.2 Thán từ gọi đáp

- Thán từ gọi đáp gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ,

VD: Vâng Cháu biết rồi ạ

2.10.3.3 Thán từ là cụm từ, thành ngữ cảm thán

- Trên thực tế, tiếng Việt, tiếng Anh cũng như nhiều ngôn ngữ khác không chỉ có

các từ cảm thán mà còn có cả những cụm từ - thành ngữ cảm thán

- Không biểu hiện “ khái niệm”, không có sở chỉ( không chỉ xuất vào sự vật

nào)

- Không đi kèm, bổ nghĩa cho từ, ngữ nào trong câu mà ngược lại,có thể tự mình

làm thành một phát ngôn tự do độc lập

- Tiếng Việt: Giời ơi, ối giời ơi,

- Tiếng Anh: Good God, Oh (my) God

VD: Oh my God! What a stupid thing to do

Giời ơi! Sao lại làm cái việc ngốc thế không biết!

3.1 Nhận xét chung về từ loại

Chín loại từ loại được trình bày trên là chín loại từ loại phổ biến và thường gặp khi nói về vấn đề hữu quan trong ngôn ngữ học Trong chín loại từ này, nếu phân định một cách khái quát hơn, theo truyền thống Đông Phương học, có thể quy về ba loại lớn:

3.1.1 Loại thứ nhất: bao gồm sáu từ loại: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, đại từ và số từ Loại này được gọi là thực từ và có các đặc trưng cơ bản sau:

Về ý nghĩa, thực từ là những từ chỉ xuất các sự vật, hiện tượng, hành động,

thuộc tính, quá trình, Nói cách khác, thực từ là những từ biểu hiện nghĩa của từ

Trang 15

- Về ngữ pháp, thực từ có khả năng đảm nhiệm rất nhiều chức vụ: làm thành phần câu, làm thành tố trung tâm hoặc thành tố phụ trong nhiều kiểu loại cụm từ

kiểu kết cấu cú pháp khác nhau

- Về mặt số lượng thì thực từ chiếm phần áp đảo tuyệt đối so với các từ loại còn

lại

3.1.2 Loại thứ hai gồm hai từ loại: giới từ và liên từ Loại này được gọi là hư từ

* Một vài đặc trưng cơ bản của hư từ:

- Về ý nghĩa, hư từ là những từ không chỉ các sự vật, hiện tượng, hành động, Nói cách khác hư từ đề biểu thị nghĩa ngữ pháp, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa các từ ngữ trong câu với nhau

- Về ngữ pháp, hư từ không có khả năng đứng một mình làm thành phát ngôn độc lập

- Về số lượng trong từ vựng, các hư từ chiếm tỷ lệ không đáng kể nhưng mỗi từ thường xuyên xuất hiện và đưa vào hoạt động với tần số rất cao

3.1.3 Loại thứ ba: là thán từ tuy số lượng cực ít so với thực từ và hư từ, nhưng vẫn được tách ra thành loại riêng vì những đặc điểm và chức năng ngữ nghĩa,

ngữ pháp của chúng rất riêng.

Tài liệu tham khảo

Vũ Đức Nghiệu (Chủ biên) Nguyễn Văn Hiệp, Dẫn

luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

Ngày đăng: 21/05/2024, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w