Thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam

199 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt NamThực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU HIỀN

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU HIỀN

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9.38.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TẤT VIỄN

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Các số liệu, kết luận và các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của người khác.

Luận án có sử dụng, kế thừa và phát triển một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu…liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu và được chú thích đầy đủ Nếu sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả

Lê Thị Thu Hiền

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2.1 Mục đích nghiên cứu: 3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu: 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu: 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

4.1 Cơ sở lý luận: 5

4.2 Phương pháp nghiên cứu: 5

5 Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án 7

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 7

7 Kết cấu của luận án 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9

1.1 Nhóm công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến luận án 9

1.2 Nhóm công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án 14

1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu đã tiếp cận và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu 27

1.3.1 Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa, tiếp tục phát triển 27

1.3.2 Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu trong trong luận án 28

1.3 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. 29

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu: 29

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 30

Trang 6

2.1.1 Khái niệm lưu trữ 33

2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật lưu trữ 35

2.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về lưu trữ 38

2.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật về lưu trữ 38

2.2.2 Đặc điểm thực hiện pháp luật về lưu trữ 41

2.3 Chủ thể, hình thức, nội dung của thực hiện pháp luật về lưu trữ 48

2.3.1 Chủ thể thực hiện pháp luật về lưu trữ 48

2.3.2 Các hình thức thực hiện pháp luật về lưu trữ 51

2.3.3.Nội dung của thực hiện pháp luật về lưu trữ 55

2.4 Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về lưu trữ 62

2.4.1 Bảo đảm về chính trị: 62

2.4.2 Mức độ hoàn thiện của pháp luật 63

2.4.3 Sự phát triển của khoa học và công nghệ 65

2.4.4 Nhân lực làm công tác lưu trữ 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LƯU TRỮ VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM 70

3.1 Thực trạng pháp luật lưu trữ ở Việt Nam 70

3.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam hiện nay 80

3.2.1 Thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về lưu trữ 80

3.2.2 Thực hiện pháp luật về hoạt động lưu trữ 90

3.3 Đánh giá chung về kết quả thực hiện pháp luật về lưu trữ 102

Trang 7

Thực hiện pháp luật về lưu trữ trong bối cảnh mới cần quán triệt một số quan điểm

4.2 Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam 116

4.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác lưu trữ và thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam 116

4.2.2 Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về lưu trữ 119

4.2.3 Kiện toàn cơ cấu, tổ chức và nhân sự thực hiện pháp luật về lưu trữ 133

4.2.4 Đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong thực hiện pháp luật về lưu trữ 135

4.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện pháp luật về lưu trữ 137

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 140

KẾT LUẬN 141

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 143

PHỤ LỤC 161

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Nhân sự làm lưu trữ ở một số địa phương 85Bảng 3.2 Kết quả khảo sát công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lưu trữ 89

Bảng 3.3 kết quả chỉnh lý tài liệu của một số địa phương 93Bảng 3.4 Kết quả khảo sát khi được hỏi: Khi cần tìm tài liệu để hoàn thành công việc anh (chị) thường tìm ở đâu? 97

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước, có liên quan đến việc thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu Việc tạo lập, quản lý văn bản, hồ sơ cũng như lựa chọn, sử dụng tài liệu lưu trữ gắn liền với quy trình thực thi nhiệm vụ, quản lý, điều hành của nhà nước Đặc trưng pháp lý và tính chất làm bằng chứng lịch sử, nên tài liệu lưu trữ có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng thể chế nhà nước góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của hệ thống thể chế, việc khai thác thông tin phục vụ soạn thảo, ban hành văn bản quản lý nhà nước Đây là nguồn sử liệu chính xác, phản ánh toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển cũng như đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia, địa phương Xác định được tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ, nên ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Thông đạt số 1CP/VP ngày 03/01/1946 có nêu: "tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia"[34] Ngày nay, Nhà nước ta đã khẳng định “tài liệu lưu trữ là di sản của dân tộc” [145] nên thể chế pháp lý về lưu trữ đã sớm ban hành và được chú trọng tổ chức thực hiện

Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, đã làm thay đổi đối tượng của lưu trữ không chỉ có văn bản, tài liệu giấy mà còn là văn bản, tài liệu điện tử Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động trực tiếp và tạo ra nhiều thay đổi mang tính “cách mạng” trong lưu trữ tài liệu Nếu công tác lưu trữ không thay đổi để phù hợp sẽ bị lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu quản lý thông tin thông suốt phục vụ hoạt động quản lý nhà nước Bối cảnh này đã đặt ra nhiều thách thức cũng như cơ hội cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lưu trữ và tổ chức thực hiện pháp luật về lưu trữ, khi nhu cầu tìm kiếm, khai thác và chia sẻ thông tin từ tài liệu lưu trữ sẽ gia tăng và tài liệu lưu trữ không chỉ đóng vai trò là bộ nhớ của quốc gia, dân tộc mà còn là tài nguyên thông tin chung của nhân loại, là một bộ phận cấu thành nền tảng của xã hội thông

Trang 10

tin

Có thể khẳng định, bảo đảm các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm trong lưu trữ không chỉ bảo đảm cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội còn bảo đảm an toàn cho tài liệu lưu trữ góp phần bảo đảm bí mật quốc gia và bảo đảm thực thi “Quyền tiếp cận thông tin” được Hiến pháp ghi nhận khi việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý hiện nay

Việc thực hiện các quy định của pháp luật lưu trữ để bảo đảm tốt các chức năng trên trong thời gian qua, từng bước đã được các cơ quan, tổ chức quan tâm và đạt được một số kết quả đáng khích lệ Pháp luật lưu trữ không ngừng được bổ sung hoàn thiện, các quy định pháp luật về hoạt động nghiệp vụ lưu trữ được thực hiện đồng bộ, thống nhất và được kiểm soát chặt chẽ, đội ngũ làm công tác lưu trữ tăng dần về số lượng và chất lượng, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất phục vụ lưu trữ cũng được quan tâm đầu tư… Tuy nhiên, tình trạng “Các tài liệu trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị theo quy định phải phân loại, lập hồ sơ, chỉnh lý, đưa vào lưu trữ cơ quan và lưu trữ lịch sử tỉnh thì vẫn bị tích đống, bó gói” [71] là hiện tượng phổ biến ở các địa phương trên cả nước

Từ thực trên cho thấy, tổ chức thực hiện pháp luật về lưu trữ còn một số hạn chế sau đây:

Thứ nhất, nhận thức về nội dung của công tác lưu trữ chưa chính xác và đầy đủ

Mặc dù, nội dung của công tác lưu trữ được pháp luật quy định rất chi tiết và cụ thể nhưng nhận thức của lãnh đạo cơ quan cũng như đội ngũ cán bộ, công chức… xem đó chỉ là công việc sự vụ, giấy tờ đơn thuần do bộ phận văn thư của cơ quan đảm nhiệm Do đó, dẫn đến chưa nhận thức được giá trị của công tác lưu trữ, không nắm bắt được đầy đủ các quy định về lưu trữ nên dẫn đến việc thực hiện pháp luật về lưu trữ chưa đầy đủ Tình trạng chất đống, bó, cột tài liệu, lưu văn bản tại bộ phận, cá nhân được giao giải quyết công việc ở các cơ quan, tổ chức khá phổ biến

Thứ hai, ý thức tuân thủ các quy trình nghiệp vụ lưu trữ do pháp luật quy

định chưa được cơ quan, tổ chức, người làm lưu trữ thực hiện nghiêm túc Cụ thể là trong việc lập hồ sơ công việc và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan

Trang 11

chưa được chú trọng; tài liệu chưa được chỉnh lý tồn đọng với số lượng lớn; việc đầu tư cơ sở vật chất kinh phí chưa đáp ứng cho hoạt động nghiệp vụ lưu trữ; ứng dụng công nghệ tin học vào công tác lưu trữ chưa đồng bộ; giao nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử chưa bảo đảm thời hạn

Thứ ba, một số quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lưu

trữ còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp, chưa được hướng dẫn thi hành Luật Lưu trữ năm 2011 cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện nghiệp vụ về lưu trữ, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số vướng mắc: một số quy định còn chung chung dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện, nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh chưa được điều chỉnh như quy trình nghiệp vụ lưu trữ điện tử, quản lý nhà nước đối lưu trữ tư, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử, xử lý vi phạm pháp luật về lưu trữ… Bên cạnh lưu trữ chung còn có lưu trữ chuyên ngành nên tình trạng mâu thuẫn giữa Luật Lưu trữ với một số luật chuyên ngành khác vẫn còn tồn tại

Thứ tư, thực tiễn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật [54], trong đó có thực hiện pháp luật về lưu trữ là yêu cầu bức thiết

Với thực tiễn và lý luận còn nhiều vướng mắc mà chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống và toàn diện về thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam

được giải quyết, từ những lý do trên nên NCS chọn đề tài:“Thực hiện pháp luật

về lưu trữ ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Hiến

Trang 12

xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam trước yêu cầu mới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: hồi cứu và thu thập các tài

liệu, công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án Tìm hiểu, nhận xét, đánh giá về những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu Từ đó, chỉ ra các nội dung chưa được các công trình nghiên cứu đề cập để xác định, định hướng các vấn đề, nội dung sẽ được giải quyết trong luận án; làm rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

- Hai là, luận giải những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về lưu trữ: khái

niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, chủ thể, hình thức, những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về lưu trữ;

- Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành

và thực tiễn thực hiện pháp luật về lưu trữ, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam

- Bốn là, nêu các định hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về lưu

trữ ở Việt Nam trong bối cảnh cải cách hành chính ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào quản lý nhà nước

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực hiện pháp luật trong lĩnh vực lưu trữ, tập trung vào các vấn đề gồm:

+ Các quan điểm khoa học về thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật về lưu trữ

+ Các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật về lưu trữ

Trang 13

+ Thực tiễn thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: 03 thành phố trực thuộc Trung ương có sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội: Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội; 03 tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc thù ở Tây Bắc (Điện Biên), Tây Nguyên (Đăk Lăk) và Tây Nam Bộ (Cần Thơ)

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012, thời điểm Luật Lưu trữ năm 2011 có hiệu lực thi hành đến năm 2022

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận:

Luận án thực hiện trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật Đây là nền tảng lý luận cốt lõi và xuyên suốt của luận án, các vấn đề về thực hiện pháp luật được tiếp cận, nghiên cứu, phân tích làm rõ dưới góc độ thể chế chính trị của Nhà nước XHCN Việt Nam theo hướng tập trung cải cách hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Luận án thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng được vận dụng để phân tích mối liên hệ giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về lưu trữ Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất được sử dụng để phân tích sự thay đổi trong pháp luật, đặc biệt là việc pháp điển hoá thành công pháp luật lưu trữ đã dẫn đến những thay đổi lớn trong thực hiện pháp luật ở lĩnh vực này Phạm trù nội dung và hình thức được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa nội dung và hình thức thực hiện pháp luật Phạm trù cái chung và cái riêng được sử dụng để xác định mối tương quan giữa thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về lưu trữ nói riêng Phạm trù nguyên nhân và kết quả được sử dụng để phân tích

Trang 14

nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế và thực hiện pháp luật về lưu trữ để từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án gồm:

- Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng để tổng hợp tìm

hiểu các công trình nghiên cứu, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ sách, giáo trình, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, bài báo và nhiều nguồn tài liệu khác liên quan đến nội dung nghiên cứu từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá, các số liệu cụ thể minh chứng cho các nhận định đưa ra trong công trình nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương và xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

* Phương pháp điều tra xã hội học

NCS xây dựng mẫu phiếu điều tra để lấy ý kiến đánh giá hoạt động việc thực hiện quy định pháp luật về lưu trữ Do không có điều kiện điều tra tổng thể, toàn diện nên tác giả chỉ điều tra tại một số địa phương, bảo đảm tính đại diện của cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan nhà nước ở cả 3 cấp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đắk Lắk, tổng số 1000 phiếu, mỗi tỉnh 200 phiếu, thu về được 844 phiếu Phương pháp điều tra xã hội học: Được áp dụng để thu thập thông tin về việc thực hiện các quy định pháp luật lưu trữ trong thực tiễn xã hội và khảo sát tính hiệu lực, hiệu quả của một số giải pháp đề xuất trong

luận án (áp dụng xây dựng Chương 3, 4)

*Phương pháp phân tích: được sử dụng để phân tích thực trạng pháp luật

lưu trữ và thực thực hiện pháp luật về lưu trữ qua những thông tin đã được thu thập, tổng hợp và khảo sát thực tế giúp cho tác giả đánh giá khách quan tình hình thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn và định hướng phát triển trong tương lai

* Phương pháp lôgíc - lịch sử

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc nêu và trình bày khái quát hóa các vấn đề gắn liền với sự kiện lịch sử theo chuỗi lôgíc trong từng giai đoạn hoặc ở những thời điểm lịch sử cụ thể, từ đó làm nổi bật được tính hệ thống của

Trang 15

các vấn đề nghiên cứu ở các chương 1, 2 và 3 của luận án

5 Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án

- Về phương diện lý luận

+ Luận án đã tìm hiểu, tổng quan được các công trình khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài như thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật về lưu trữ, thực tiễn thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về lưu trữ Việt Nam;

+ Luận án xây dựng cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về lưu trữ như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về lưu trữ, cơ sở pháp lý thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam;

+ Luận án đã phân tích làm rõ vai trò trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện và tổ chức thực hiện pháp luật về lưu trữ;

+ Luận án còn xác định được những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật trong tổ chức thực hiện pháp luật về lưu trữ;

- Về phương diện thực tiễn

+ Luận án đã nêu và đánh giá việc thực hiện pháp luật về lưu trữ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những kết quả, hạn chế của thực hiện pháp luật về lưu trữ thời gian qua

+ Luận án đã đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam trong thời gian tới

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

- Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong thực hiện pháp luật về lưu trữ, là tài liệu tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam

- Luận án góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho thực hiện pháp luật về lưu trữ góp phần bảo đảm cho pháp luật về lưu trữ được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật trong lưu trữ

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo

Trang 16

trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và có thể vận dụng trong thực tiễn thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về lưu trữ

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu làm 4 chương như sau:

- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Chương 2 Cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về lưu trữ

- Chương 3 Thực trạng pháp luật lưu trữ và thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam

- Chương 4 Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Thực hiện pháp luật về lưu trữ là một vấn đề khá mới, nhưng chưa có nhiều

công trình đề cập đầy đủ và cụ thể Tuy nhiên, cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu ở những góc độ khác nhau có các nội dung liên quan đến đề tài, có thể tổng quát như sau:

1.1 Nhóm công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến luận án

Sách: V.I Lê-nin và công tác lưu trữ của đảng [36], là một công trình giới

thiệu các bài viết của một số tác giả về quan điểm, tư tưởng của V.I Lênin đối với ngành lưu trữ Từ việc phân tích những việc làm cụ thể đối với công tác lưu trữ cho thấy V.I Lênin rất coi trọng việc thu thập, bảo quản, khai thác các văn kiện lưu trữ, xác lập nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất đối với tài liệu lưu trữ bằng việc ban hành sắc lệnh “Về bảo quản và tiêu hủy các hồ sơ lưu trữ” Công trình góp phần xây dựng cơ sở lý luận nền tảng về quan điểm của đảng cũng như xây dựng nguyên tắc pháp luật về quản lý tài liệu lưu trữ ở nước ta

Sách: Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức phần văn kiện của bộ môn văn

thư và công tác của phòng lưu trữ cơ quan đoàn thể và xí nghiệp ở Liên Xô [117]

Nội dung của cuốn sách đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về lưu trữ như: xác lập các nguyên tắc cơ bản trong lưu trữ làm tiền đề xây dựng chế độ lưu trữ tương ứng với từng loại tài liệu, các biện pháp nghiệp vụ về lưu trữ: xác định thời hạn lưu trữ, chủ thể lưu trữ, các yếu tố bảo đảm cho hoạt động lưu trữ… Vấn đề trách nhiệm bảo đảm sự toàn vẹn của tài liệu lưu trữ cũng được đặt ra khi thay đổi người lãnh đạo cơ quan, trưởng phòng lưu trữ cơ quan hoặc cá nhân phụ trách về phòng lưu trữ cũng như khi cải tổ và giải thể cơ quan

Giáo trình đại học, Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên – Xô [51] do

G.A Bêlốp Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý lưu trữ thuộc Hội đồng bộ trưởng Liên xô cùng ba giáo sư giàu kinh nghiệm của Đại học lưu trữ Liên –Xô viết Nội dung của cuốn giáo trình đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất cùng thực

Trang 18

tiễn rất phong phú về lịch sử phát triển, hệ thống tổ chức, phương pháp và kỹ thuật tiên tiến của ngành lưu trữ Liên-xô Trong giới hạn của tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu học tập của ngành lưu trữ cuốn giáo trình đã làm sáng tỏ các khái niệm về mặt khoa học: tài liệu lưu trữ, phông lưu trữ… và nội dung nghiệp vụ của hoạt động lưu trữ gồm: thu thập, bảo quản, sử dụng tài liệu lưu trữ Bên cạnh đó, nêu các điều kiện bảo đảm cho hoạt động lưu trữ thì điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, công tác chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, cũng được giáo trình đề cập đến Thực tiễn tổ chức lưu trữ của Liên-xô cho thấy sự khác biệt về phông lưu trữ không bao gồm phông lưu trữ tài liệu của Đảng và Đoàn thanh niên khi so sánh với Việt Nam Giáo trình đã đặt nền móng đầu tiên cho lý luận và pháp lý trong xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật về lưu trữ

Tài liệu “Chỉ dẫn phương pháp đánh giá giá trị khoa học và thực tiễn của

tài liệu văn kiện kỹ thuật, Bảng mẫu thời hành bảo quản và nơi bảo quản tài liệu văn kiện kỹ thuật” [73] của Tổng cục lưu trữ thuộc Bộ Nội vụ Liên Xô do Lê Văn

In dịch Đây là một văn bản hướng dẫn phương pháp xác định giá trị của tài liệu một nội dung của công tác lưu trữ Theo tài liệu này, tài liệu văn kiện kỹ thuật (bản vẽ, mặt bằng, bản đồ, bản dự toán, quy trình công nghệ, bản quyết toán, bản tiêu chuẩn v.v ) phần lớn được hình thành trong việc giải quyết những nhiệm vụ của nền kinh tế quốc dân, trong việc nghiên cứu các công trình khoa học đem áp dụng vào các lãnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân… chiếm một vị trí quan trọng trong Phông lưu trữ Nhà nước Liên Xô Bằng phương pháp trực tiếp nghiên cứu nội dung để xác định giá trị khoa học và thực tiễn của tài liệu văn kiện để làm cơ sở cho việc xác định loại tài liệu văn kiện lưu trữ, cơ quan lưu trữ, thời hạn lưu trữ, công tác tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ

Cuốn sách “Thực tiễn lưu trữ pháp” (Les archives, Presses universitaires de

France) [181] đã trình bày toàn bộ những vấn đề về phát sinh trong thực tiễn thực

hiện nghiệp vụ lưu trữ tại Cộng hoà Pháp theo một hệ thống rất hoàn chỉnh và các giải pháp khắc phục Điển hình: tiêu chuẩn phân loại phông lưu trữ, sự không phù hợp khi xemTLLT tư là toàn bộ TLLT không làm thành TLLT công, tài liệu tích

Trang 19

đống không được chỉnh lý có thể bị hủy bỏ trong giai đoạn tiền lưu trữ, khó kiểm soát được hủy tài liệu bởi cán bộ lưu trữ mà phụ thuộc vào lương tri của nhân viên… Đồng thời, các nhà lưu trữ Pháp đã sớm chú trọng đến việc cải tiến các phương tiện kỹ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến như: quản lý tin học hóa trong toàn bộ hoạt động nghiệp vụ lưu trữ

“Sơ lược về pháp chế lưu trữ” do Võ Văn Đàng, Cục Văn thư – Lưu trữ,

dịch từ tiếng Trung Quốc [38] Theo đó, pháp chế lưu trữ bao gồm hai bộ phận: Lập pháp lưu trữ và việc thi hành Công tác pháp chế lưu trữ không được kiện toàn thì sự nghiệp lưu trữ sẽ lâm vào tình trạng pháp lý hỗn loạn Thực hiện pháp chế lưu trữ, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã từng bước hoàn thiện pháp luật, tổ chức bộ máy về lưu trữ và thực hiện pháp trị Để đạt đến trình độ thực hiện pháp trị lưu trữ, các cơ quan phải dựa vào luật để chỉ đạo, quản lý, kiểm tra chấp pháp hành chính, xử lý vi phạm, xây dựng chế độ trách nhiệm chấp pháp lưu trữ và tuyên truyền, giáo dục về lưu trữ

“Hướng dẫn cơ bản về quy chế lưu trữ” (Archival laws and regulations)

[180] của DANG’AN FAGUI JICHU JIJAOCHENG là tài liệu giảng dạy về lưu trữ đã hệ thống và phân tích các quy định cơ bản của pháp luật về lưu trữ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Theo đó, một loạt vấn đề có liên quan đến thực thi pháp luật về lưu trữ khái niệm, nguyên tắc, quan hệ pháp luật về lưu trữ, chủ thể thực hiện pháp luật lưu trữ, điều kiện bảo đảm thực thi pháp luật lưu trữ như trách nhiệm thực thi pháp luật về lưu trữ, kiểm soát việc thực thi, xác định các loại trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật lưu trữ… được phân tích tương đối đầy đủ Gắn liền với hiệu quả thực thi pháp luật về lưu trữ tác giả cho rằng không chỉ có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh mà còn phụ thuộc đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ nên cần thiết phải giáo dục đào tạo về tri thức và đạo đức nghề nghiệp Đặc biệt tài liệu này đã dẫn chứng một số vụ việc, hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý và vướng mắc trong việc xử lý có ý nghĩa cho tác giả trong việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lưu trữ

Trang 20

Giáo trình: Lưu trữ và văn thư lưu trữ ở nước ngoài (lịch sử và tổ chức hiện

đại) (Бржостовская Н.В., Aрхивы и архивное дело взарубежных странах (история и современная организация)) [186] giới thiệu về lưu trữ của một số

quốc gia trong đó có Cộng hòa Pháp và Vương quốc Anh Tại Cộng hòa Pháp, hoạt động lưu trữ được hình thành từ rất sớm (năm 1790), từ đó cho thấy, giá trị của tài liệu lưu trữ được sớm nhận thức và ban hành các quy định để điều chỉnh, đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực lưu trữ để phục vụ cho hoạt động lưu trữ quốc gia Thực trạng lịch sử lưu trữ tại Pháp đã xảy ra tình trạng lúng túng trong xác định giá trị tài liệu lưu trữ, chưa chú trọng lưu trữ vì thiếu hiểu biết về giá trị của tài liệu lưu trữ hay tùy tiện trong giao nộp tài liệu lưu trữ Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng hoạt động lưu trữ tại Pháp vẫn được tiếp tục củng cố và hoàn thiện Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Vương quốc Anh còn gặp phải một số vấn đề như: hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý lưu trữ, tài liệu lưu trữ chưa được quản lý thống nhất nên bị mất mát, thất lạc nguồn tài liệu trong chiến tranh ở Anh là khá đáng kể, nguyên nhân của tình trạng trên là do pháp luật chưa thống nhất, lưu trữ địa phương chưa được tổ chức, kho lưu trữ không đủ, chưa tổ chức cơ quan nghiệp vụ về lưu trữ… Từ thực tiễn nêu trên, Anh đã thực hiện nhiều giải pháp cải cách một cách mạnh mẽ công tác quản lý nhà nước về lưu trữ từ kinh nghiệm đó giúp tác giả đối chiếu so sánh với lưu trữ của nước ta để xây dựng giải pháp tại chương 4 của luận án

Luận án Phó tiến sĩ “Điều chỉnh của pháp luật hành chính về lưu trữ ở Liên

bang Nga” [185] (Административно-правовое регулирование архивного дела в

Российской Федерации) của tác giả Bê-li-cô-va C.C bảo vệ tại Học viện Công vụ Mat-xcơ-va trực thuộc Tổng thống LB Nga, Mat-xcơ-va, 2000 đề cập đến cơ sở pháp lý của công tác lưu trữ ở LB Nga, các quy chế hành chính liên quan đến lưu trữ và triển khai thực hiện các quy định về lưu trữ ở quốc gia này

Luận án tiến sĩ của Wang Shu Ping: Lưu trữ và công tác lưu trữ ở Trung

Quốc: Sự kế thừa và phát triển - Nửa sau thế kỷ XX (Архивы и архивное дело в

Китае: преемственность и эволюция: Вторая половина XX века, тема

Trang 21

диссертации) [187] đã cho thấy bức tranh tổng thể về thực trạng lưu trữ tại Trung Quốc, luận án cũng đã nêu một số nguyên nhân hạn chế như: nhận thức của “lãnh đạo”, nhận thức, trình độ của công chức lưu trữ, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật … và nhu cầu tiếp cận tài liệu của quốc gia mình ở lưu trữ lịch sử của quốc gia khác

Bài viết “Các khía cạnh lưu trữ học trong công việc văn thư: tổ chức tài

liệu và hồ sơ của quỹ lưu trữ Liên bang Nga” (Архивоведнические аспекты в

делопроизводстве: организация документов и дел архивного фонда Российской федерации) [184] thông qua việc đánh giá thực trạng lưu trữ và pháp luật lưu trữ cho thấy ở thời Xô Viết, không có luật nào dành riêng cho việc lưu trữ, cho đến thời kỳ Liên bang Nga được thành lập Bài viết gợi ý cho tác giả về quyền khởi kiện khi quyền tiếp cận thông tin tài liệu lưu trữ hợp pháp không được đáp ứng cũng như khoản trống pháp lý về quy định chế tài đối với pháp nhân khi không thực hiện nghĩa vụ liên quan đến thực hiện pháp luật lưu trữ

Bài viết: “Luật pháp của Cộng hòa Pháp về quản lý tài liệu lưu trữ” [123]

trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về lưu trữ và thực tế thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý tài liệu của Cộng hòa Pháp trong bài viết này tác giả đã nêu ra một số nội dung như: hệ thống các quy định của pháp luật về lưu trữ và nội dung pháp luật lưu trữ của Pháp, giới thiệu về hệ thống cơ quan tổ chức lưu trữ và lịch sử hình thành, các biện pháp bảo đảm trong tổ chức hiện các quy định của pháp luật về lưu trữ Đồng thời bài viết cũng cho thấy Luật Lưu trữ Cộng hòa Pháp phân loại tài liệu lưu trữ thành tài liệu lưu trữ công và tài liệu lưu trữ tư và tương ứng với việc phân loại là ban hành pháp luật quy định các hình thức, phương pháp thực hiện phù hợp

Bài báo "Tương lai của lưu trữ tài liệu từ góc nhìn một độc giả (The Future

of Archives and Recordkeeping: A Reader)” [177] của Duncan Birrell đề cập đến

những thách thức của hoạt động lưu trữ trong thế kỷ 21 khi nhu cầu sử dụng tài liệu lưu trữ trực tuyến ngày càng tăng vượt ra ngoài mô hình truyền thống, đã đặt ra các yêu cầu về số hóa, tính toàn vẹn cũng như bảo vệ tài liệu lưu trữ, đề xuất

Trang 22

hướng cách tiếp cận tới sự phát triển trong hoạt động lưu trữ dưới góc nhìn của một độc giả

Bài viết “Tăng cường xây dựng đội ngũ nhân tài lưu trữ” (黄赓: 加强档案

人才队伍建设, 兰台世界) [182] của Hoàng Canh Theo tác giả để thích ứng được với tốc độ phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật hiện đại, phương thức quản lý công tác lưu trữ cũng cần thay đổi và chỉ có tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ lưu trữ có chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm cao thì mới có thể phát huy được tác dụng trong công tác quản lý lưu trữ Muốn xây dựng đội ngũ nhân tài lưu trữ thì cần phải có nhận thức chung về tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ này, phải đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng và không ngừng đổi mới nhận thức về công tác quản lý lưu trữ…

“Nghiên cứu sách lược luật pháp lưu trữ dưới bối cảnh thời đại số” (王子

芃王晓源: 基于大数据背景下的档案法律策略研究, 档案学研究) của tác giả Wang Zipeng, Wang Xiaoyuan đăng trên Tạp chí nghiên cứu lưu trữ học, số 1 năm 2019 [183] Bài viết chỉ ra trong thời đại số làm thế nào để đảm bảo được tính chân thực, hoàn chỉnh, tính đáng tin và tính an toàn; trong phạm vi các quy định của pháp luật, làm thế nào để đối phó với những thách thức mà thời đại số mang đến cho công tác lưu trữ Tác giả đã đưa ra một số đối sách ứng phó như cần xây dựng quy chế trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự; cần có sự giám sát quản lý an ninh đối với các số liệu trên mạng và cần phải sửa đổi “Luật lưu trữ” để thích ứng với những vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay

1.2 Nhóm công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án

Thứ nhất, nhóm công trình tiêu biểu có liên quan đến lưu trữ trên bình diện chung

Sách: “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” [41] của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm biên

soạn Cuốn sách đã giới thiệu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận lưu trữ

Trang 23

như: giải thích một số thuật ngữ chuyên ngành trong đó các tác giả bước đầu đã khái quát về lưu trữ: “Lưu trữ là lưu lại, giữ lại Đối với công văn, tài liệu thì “lưu trữ” có nghĩa là giữ lại các văn bản, giấy tờ của cơ quan đoàn thể hoặc cá nhân để làm bằng chứng tra cứu khi cần thiết” Đồng thời những vấn đề lý luận có tính tiền đề cho bảo đảm nghiệp vụ lưu trữ được thực hiện đúng theo pháp luật cũng được các tác giả trình bày: chủ thể lưu trữ, nghiệp vụ lưu trữ: thu thập, xác định giá trị tài liệu, tổ chức tài liệu ở kho lưu trữ, quản lý tài liệu ở lưu trữ, thống kê, bảo quản tài liệu lưu trữ cơ quan, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ, quản lý công tác lưu trữ cùng nhiều các vấn đề có liên quan Đây là tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu và phục vụ cho nội dung nghiên cứu chương 2 của tác giả luận án

Sách: “Công tác lưu trữ Việt Nam” [66] do tác giả Vũ Dương Hoan chủ

biên cùng nhiều tác giả là chuyên gia trong lĩnh vực lưu trữ xuất bản Cuốn sách trình bày có hệ thống về nội dung của công tác lưu trữ và giới thiệu một số vấn đề lý luận có tính định hướng cho việc tổ chức phông lưu trữ quốc gia Việt Nam thực hiện các quy định về lưu trữ như: công tác lưu trữ, phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam Theo các tác giả: Công tác lưu trữ hiểu theo nghĩa rộng là một ngành hoạt động nhà nước bao gồm các mặt chính trị, khoa học, pháp chế và thực tiễn về bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ Với cách hiểu này thì công tác lưu trữ không được tiếp cận dưới góc độ lý thuyết về lý luận chung về nhà nước và pháp luật (vận dụng lý luận về thực hiện pháp luật vào lĩnh vực lưu trữ) mà được tiếp cận dưới góc độ lý thuyết về khoa học hành chính (vận dụng lý luận quản lý hành chính nhà nước vào lĩnh vực lưu trữ) Quan niệm về Phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam không bao gồm phông lưu trữ của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành theo đó “Phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam là toàn bộ tài liệu có nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, lịch sử v.v của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phụ thuộc thời gian sản sinh, nơi bảo quản, phương pháp và kỹ thuật làm ra chúng”

Trang 24

Từ góc độ lịch sử, tác phẩm: “Lưu trữ Việt Nam những chặn đường phát

triển” của tác giả Nguyễn Văn Thâm, Nghiêm Hồng Kỳ [109] đã hệ thống hóa

tương đối đầy đủ các giai đoạn phát triển của lưu trữ Việt Nam Công trình đã lấy cột mốc lịch sử của Việt Nam năm 1945 để chia lưu trữ thành hai giai đoạn Tác giả đánh giá một cách có hệ thống những thành tựu và hạn chế chủ yếu của lưu trữ Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2006, và đã xây dựng được các giải pháp có tính định hướng cho công tác lưu trữ trong thời gian tới Điểm đáng lưu ý trong công trình nghiên cứu này là đã khái quát được các quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác lưu trữ ở Việt Nam gồm: Công tác lưu trữ phải dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh bảo đảm tính kế thừa có chọn lọc những giá trị tốt đẹp của xã hội đã qua, của quá khứ; Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Quan điểm lãnh đạo toàn diện đối với công tác lưu trữ từ xây dựng tổ chức bộ máy lưu trữ, xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật lưu trữ, nghiên cứu khoa học hợp tác quốc tế về lưu trữ

Sách chuyên khảo “Lịch sử lưu trữ Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Văn

Thâm, Vương Đình Quyền, Đào Thị Diến, Nghiêm Hồng Kỳ [111] Nghiên cứu ở

góc độ lịch sử về ngành lưu trữ cuốn sách đã trình bày một cách tương đối toàn diện về tiến trình lịch sử lưu trữ ở Việt Nam trong mấy trăm năm qua Nội dung của cuốn sách gồm có 4 phần giới thiệu về công tác lưu trữ từ thời phong kiến đến hiện đại quan đó cho thấy:

Thứ nhất trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, việc ban hành pháp luật và tổ

chức lưu trữ tài liệu chỉ được tiến hành bắt đầu từ khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán lập nên triều Ngô (938), mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc Tuy nhiên công tác tổ chức lưu trữ tài liệu còn tản mạn, cho đến khi vua Minh Mạng lên ngôi công tác lưu trữ mới được chính quyền trung ương quan tâm Vua Minh Mạng đã đặt Văn Thư phòng giúp vua về công văn giấy tờ đồng thời ban hành các quy định về các loại văn bản sổ sách cần lưu trữ và nơi lưu trữ

Thứ hai, trong thời kỳ đất nước bị đô hộ bởi thực dân Pháp từ 1858 đến 1945,

Trang 25

chính quyền thực dân đã quan tâm ban hành các Sắc lệnh, Quyết định quy định về thực việc công tác lưu trữ tài liệu mặc dù trên thực tế việc thực hiện các quy đinh này chưa đạt được các kết quả như kỳ vọng Hoạt động này chỉ khởi sắc trong giai đoạn 1917 – 1945, khi Nghị định về cơ quan quản lý lưu trữ và kho lưu trữ được ban hành đặt nền móng pháp lý cho công tác lưu trữ với nhiều quy định được kết thừa sau này

Thứ ba, lưu trữ Việt Nam từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng

hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) cho đến khi hoàn toàn giải phóng đất nước được các tác giả chia làm 3 giai đoạn Giai đoạn 1945 đến 1954: trong điều kiện kháng chiến khó khăn, công tác lưu trữ chưa được thực hiện tốt nhưng các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo xây dựng và phát triển lưu trữ bước đầu được xác định Giai đoạn 1954 – 1975, công tác lưu trữ của Việt Nam được tổ chức trong điều kiện đất nước bị chia cắt mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế như thể chế pháp lý còn quá thiếu, chưa chủ động trong việc thực hiện các quy định pháp luật về lưu trữ… Giai đoạn 1975 – 2010, sau khi đất nước thống nhất thành quả to lớn mang tính bước ngoặc cho công tác lưu trữ là Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia 1982 ra đời Đây chính là cơ sở pháp lý tiền đề bảo đảm cho công tác lưu trữ được tiến hành quy củ

Góp phần cho việc nhận thức một cách tổng quát về hoạt động lưu trữ của đảng cũng như vai trò của Văn phòng cấp ủy đảng các cấp trong lưu trữ tài liệu ở

cấp tỉnh cấp huyện, sách: “Về công tác văn phòng cấp ủy Đảng” [149] do Văn

phòng Trung ương Đảng xuất bản, tài liệu lưu hành nội bộ, dựa vào các quy định của Đảng, tài liệu này nêu khái quát một số nội dung về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và nghiệp vụ của văn phòng Tỉnh ủy, Thành ủy (gọi chung là tỉnh ủy), Xác định: Văn phòng tỉnh ủy, thành ủy là chủ thể chính trong quản lý bảo vệ và sử dụng hiệu quả các tài liệu Phông lưu trữ Đảng cộng sản Việt Nam Bên cạnh đó tài liệu cũng dành một phần riêng để giới thiệu về nội dung của công tác lưu trữ, hình thức lưu trữ, nguyên tắc quản lý công tác lưu trữ của Đảng

Ý nghĩa và tác dụng của công tác văn thư – lưu trữ [88] bài nói chuyện của

Trang 26

ông A-lếch-xăng-dơ-rơ A-lếch-xê-i-ê-vích, là chuyên gia Liên Xô (cũ) về công tác văn thư – lưu trữ do Phòng Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản Là một chuyên gia về văn thư – lưu trữ, ông đã giới thiệu sơ lược về vị trí của công tác văn thư – lưu trữ trong công cuộc xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa, ý nghĩa, tính chất, nội dung, tác dụng của công tác văn thư – lưu trữ và mối quan hệ của chúng Từ việc trình bày kinh nghiệm lưu trữ của Liên Xô, ông đã đề cập một số hạn chế trong công tác lưu trữ ở Việt Nam “…việc sắp xếp tài liệu chưa thật sự được chú ý”, “nhiều đồng chí chưa thấy rõ trách nhiệm của mình, đặc biệt nhiều đồng chí còn coi tài liệu là của riêng mình chưa thấy đó là tài sản chung của nhân dân Cho nên có một số đồng chí giải quyết công việc xong là tài liệu cũng xong, tức là xé hoặc vất tài liệu bừa bãi hoặc cho đem bán hàng giấy vụn; ở xã còn có tình trạng để cho con đem làm diều chơi…”

“Một số vấn đề về văn bản quản lý nhà nước, lưu trữ - lịch sử và quản lý hành hành chính nhà nước” [110] là một công trình do GS.TSKH Nguyễn Văn

Thâm tuyển chọn các bài viết về hoạt động lưu trữ đã đăng trên các tạp chí Dựa

trên lập trường quan điểm chính trị về lưu trữ trong bài “Mấy vấn đề về lý luận và

thực tiễn của công tác lưu trữ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” tác giả đã

khẳng định sự phát triển của công tác lưu trữ luôn gắn với nhu cầu và bị tác động

của xu thế chính trị do đó lưu trữ Việt Nam khác với các quốc gia khác “Chính

nhu cầu xã hội, xu thế chính trị và tính chất đặc thù của từng thời kỳ lịch sử…Đó là cơ sở để giải thích vì sao hình thức tính chất công tác lưu trữ ở các nước có chế độ chính trị khác nhau lại không thể như nhau ” Đây cũng là cơ sở để tác

giả giải thích tài liệu lưu trữ là tài sản của toàn thể nhân dân và được quản lý theo

nguyên tắc tập trung thống nhất “Nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất công

tác lưu trữ chỉ có thể thực hiện được dưới chế độ xã hội chủ nghĩa trong đó tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu toàn dân Điều đó cắt nghĩa tại sao từ sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại nguyên tắc trên mới được xác lập trên thực tế”

Giáo trình “Lưu trữ học đại cương” [84] là tài liệu phục vụ cho công tác đào

Trang 27

tạo chuyên ngành Lưu trữ học Giáo trình này trình bày 02 vấn đề cơ bản là những vấn đề lý luận về lưu trữ và nghiệp vụ lưu trữ, cung cấp cho người học tri thức lý luận về lưu trữ, vai trò, giá trị tài liệu lưu trữ, các hoạt động nghiệp vụ về lưu trữ… nâng cao nhận thức và góp phần thực thi một cách nghiêm túc các quy định của pháp luật về lưu trữ

“Một số văn kiện của Đảng và Chính phủ về công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ” Cục lưu trữ Phủ Thủ tướng [39], “Những văn kiện chủ yếu của Đảng và Nhà nước về công văn, giấy tờ và công tác lưu trữ” [37], Nghiêm Hồng

Kỳ và Hà Quang Thanh (tuyển chọn) “Quy định pháp luật về soạn thảo văn bản

và công tác văn thư - lưu trữ” [75] Nhà xuất bản Lao động 2006 Trong các tài

liệu này đã hệ thống hóa toàn bộ các văn kiện của đảng, cũng như văn bản của nhà nước quy định về công tác lưu trữ từ năm 1945 đến năm 2006 Hệ thống các văn bản này cho thấy dù trong điều kiện đất nước còn chiến tranh hay hòa bình đảng và nhà nước luôn xem tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia Đây là tài liệu tác giả có thể tham khảo so sánh đối chiếu các quy định của pháp luật ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau về công tác lưu trữ Ngoài ra còn có nhiều giáo trình, tài liệu học tập của các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành về văn thư, lưu trữ khác trong đó giới thiệu chuyên sâu về nghiệp vụ của công tác văn thư, lưu trữ nói chung giúp cho người học, người nghiên cứu tiếp cận từ những khái niệm cơ bản nhất để hình thành nhận thức bước đầu về công tác lưu trữ

Liên quan đến từng hoạt động lưu trữ cụ thể còn có nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện có thể kể đến:

Luận án tiến sĩ sử học: “Xây dựng công cụ tra tìm thông tin sử liệu kho lưu

trữ trung ương Đảng cộng sản Việt Nam” [64] của Chu Thị Hậu nghiên cứu, đánh

giá phân loại các tài liệu lưu trữ xác định vai trò của tài liệu được lưu trữ tại kho lưu trữ của Văn phòng trung ương đảng Đồng thời, tác giả luận án đánh giá thực trạng công cụ phục vụ cho công tác tra cứu các tài liệu, trên cơ sở đó xây dựng các công cụ để tra cứu tài liệu nhằm mục đích khai thác hiệu quả tài liệu lưu trữ

Trang 28

Luận án tiến sĩ: “Xác định giá trị sử liệu của tài liệu phông lưu trữ Đảng

cộng sản Việt Nam” [85] của tác giả Nguyễn Lệ Nhung Dựa trên các quy định

của pháp luật về lưu trữ, tác giả luận án đã xây dựng được quy trình nghiệp vụ về lưu trữ làm cơ sở cho phần đánh giá thực trạng thực hiện các khâu nghiệp vụ về lưu trữ tương đối đầy đủ, toàn diện Tuy nhiên, các quy định pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và đánh giá thực trạng thực hiện các khâu nghiệp vụ lưu trữ đã hết hiệu lực nên các nội dung trên chỉ có giá trị tham khảo cho tác giả trong quá trình hoàn thiện luận án

Đánh giá về vai trò cũng như ý nghĩa thực tiễn của công tác lưu trữ cũng

có nhiều công trình nghiên cứu như: Bài viết: Vai trò của công tác văn thư, lưu

trữ đối với việc ban hành quyết định hành chính [65] của tác giả Trần Thị Thúy

Hiền, Vai trò của công tác lưu trữ trong nền hành chính nhà nước [153] của tác

giả Lã Thị Duyên đều nhận định rằng: Tài liệu lưu trữ là một nguồn cung cấp thông tin chính xác và có giá trị pháp lý nhất trong việc nghiên cứu thực trạng vấn đề theo một quá trình để có căn cứ thực tiễn ban hành quyết định, vì toàn bộ thông tin trong tài liệu lưu trữ đã qua các khâu xử lý nghiệp vụ của công tác lưu trữ: thu thập, xác định giá trị, chỉnh lý, tổ chức khai thác sử dụng… nên việc tra cứu tài liệu lưu trữ rất dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm Vì vậy, công tác lưu trữ làm tốt sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước rút ngắn thời gian ban hành quyết định, giải quyết kịp thời, đúng đắn các yêu cầu của tổ chức và công dân Mặc dù không được đề cập trực tiếp nhưng kết quả nêu trên là thành tựu của thực hiện pháp luật về lưu trữ

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức,

quản lý tài liệu lưu trữ ở địa phương để thực hiện quy định của Luật Lưu trữ”

[118] do ThS Vũ Thị Thanh Thủy làm chủ nhiệm Nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ địa

phương Đề tài đã trình bày được kinh nghiệm tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ ở 07 quốc gia trên thế giới, chỉ ra được những điểm tương đồng khác biệt của việc quản lý tài liệu lưu trữ giữa Việt Nam và các nước nghiên cứu, đồng thời chỉ ra

Trang 29

thực trạng tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ ở địa phương của Việt Nam từ đó đề xuất mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam và cấp chính quyền, là một trong các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về lưu trữ

Bài viết “Đặc điểm, ý nghĩa của tài liệu lưu trữ và các giải pháp phát huy

tài liệu lưu trữ” [116] của tác giả Văn Tất Thu, đã xác định giá trị của tài liệu lưu

trữ là bản gốc, bản chính của văn bản, có ý nghĩa được sử dụng như một công cụ quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp, của đảng cầm quyền, có giá trị kinh tế, văn hóa sâu sắc, có giá trị khoa học, nguồn sử liệu quan trọng để hình thành nên các công trình lịch sử Do đó, nhiệm vụ của công tác lưu trữ là bảo quản an toàn tài liệu phông lưu trữ nhà nước và sử dụng có hiệu quả phông lưu trữ nhà nước nhằm thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử

“Một số kinh nghiệm xác định quyền sở hữu tài liệu lưu trữ trong luật lưu

trữ Pháp và Nga” [62] của Tiến sĩ Đoàn Thị Hòa đã cho thấy pháp luật lưu trữ

của Pháp và Nga quy định khá chi tiết về vấn đề quyền sở hữu đối với TLLT các hình thức sở hữu, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu… Riêng TLLT lịch sử thuộc hình thức sở hữu tư, chủ sở hữu phải chịu những hạn chế nhất định nếu không thực hiện sẽ bị áp dụng các biện pháp chế tài rất nghiêm Ngoài biện pháp chế tài là phạt tiền, phạt tù, pháp luật lưu trữ Nga còn quy định chủ sở hữu nếu vi phạm các nghĩa vụ về bảo quản, thống kê, sử dụng và chuyển quyền sở hữu TLLT có thể bị tước quyền sở hữu đối với tài liệu thuộc sở hữu tư nhân theo quy định của Luật Dân sự Liên bang Nga

Thông tin về kinh nghiệm lưu trữ của một số quốc gia trên thế giới còn được thể hiện trong một số bài viết được đăng ở nhiều tạp chí của các giả Nghiêm Hồng Kỳ, Nguyễn Văn Hàm, Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Thị Huệ, Trần Việt Hoa… Theo đó, không chỉ có hệ thống pháp luật lưu trữ chặt chẽ mà việc tổ chức thực hiện cũng đạt được nhiều thành tựu đáng để học hỏi như: lưu trữ Anh với kho lưu trữ tự động hiện đại; lưu trữ Mỹ ứng dụng mạng xã hội đem tài liệu lưu trữ đến gần hơn với công chúng; Australia kết hợp khéo léo lưu trữ với giáo dục,

Trang 30

công tác phòng cháy của thư viện và lưu trữ Canada, Đức với kỹ thuật tu bổ tài liệu độc đáo, Nga có nhiều quy định chặt chẽ nhằm xác lập giá trị cũng như bảo vệ tài liệu lưu trữ như: tài liệu lưu trữ phải được xác định giá trị trước khi giao nộp vào lưu trữ lịch sử, tước quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm thuộc sở hữu tư nhân nếu chủ sở hữu không thực hiện trách nhiệm bảo quản, thống kê, sử dụng làm tổn thất tài liệu bằng quyết định của Tòa án 62… là những

bài học quý giá không thể bỏ qua, rất đáng để các nước tham khảo và học hỏi

luật về lưu trữ

Sách: “Thực hiện pháp luật – những vấn đề lý luận và thực tiễn” [76] do

Nguyễn Văn Mạnh chủ biên đã phân tích các vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật như: khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức, các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật Đồng thời, các tác giả đã nêu những điểm hạn chế trong lý luận về thực hiện pháp luật được thể hiện trong các tài liệu, giáo trình hiện nay: sự tiếp cận thực hiện pháp luật chỉ thuần túy là thực hiện các quy phạm pháp luật đơn lẻ bằng các hình thức THPL mà chưa gắn với mục đích của THPL là “đưa pháp luật vào đời sống xã hội” Do đó, lý luận về THPL phải liên thông, tương tác với lý luận về xây dựng pháp luật, nên cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận về THPL phù hợp với điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế của Việt Nam

Cuốn: “Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam” [56] của Nguyễn Minh

Đoan Đây là cuốn sách chuyên khảo về thực hiện pháp luật gồm 5 chương Trong đó chương 1 luận bàn về khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tiêu chí đánh giá hiệu quả của thực hiện pháp luật; thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Chương 2 bàn sâu về áp dụng pháp luật, hình thức thực hiện pháp luật luôn gắn với chủ thể nhà nước Đây là tài liệu chuyên khảo có giá trị khoa học để vận dụng trong thực hiện luận án về thực hiện pháp luật theo ngành luật và lĩnh vực pháp luật

Trang 31

Cuốn: “Thực hiện, áp dụng và giải thích pháp luật ở Việt Nam” của Nguyễn

Minh Đoan, Nguyễn Minh Đức [57] cũng luận bàn những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật như: khái niệm, mục đích, ý nghĩa, hình thức thực hiện pháp luật, tiêu chí đánh giá hiệu quả của thực hiện pháp luật, giải thích pháp luật… Khi luận giải về thuật ngữ “thực hiện pháp luật” tác giả đã chỉ ra thuật ngữ “thi hành pháp luật” (một hình thức của thực hiện pháp luật) được sử dụng để diễn đạt trong một số quy định của pháp luật với nghĩa là “thực hiện pháp luật”, để tránh nhầm lẫn nên thống nhất gọi “chấp hành pháp luật” thay cho “thi hành pháp luật” Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định THPL chỉ đạt được mục đích thì phải gắn với các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật

Nghiên cứu về THPL là quá trình tiếp nối của xây dựng pháp luật có bài viết:

“Mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật: Ý nghĩa thực tiễn” của tác giả Vũ Viết Thiệu [112], “Tổ chức thi hành pháp luật theo Hiến pháp năm

2013 - nhân tố đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong đời sống nhà nước và xã hội” của GS TS Trần Ngọc Đường [45] và bài viết“Một số vấn đề lý luận về tổ chức thi hành pháp luật” của TS Nguyễn Văn Cương [43] Đối chiếu

với lịch sử lập pháp và lý luận về thực hiện pháp luật ở Việt Nam các tác giả thấy rằng thi hành pháp luật không chỉ bó hẹp duy nhất ở hành vi chủ động thực hiện nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định của các chủ thể mang nghĩa vụ mà cách giải thích phù hợp hơn cả là coi thi hành pháp luật là hành vi (các hoạt động) của các chủ thể trong xã hội nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống hay nói cách khác là tổ chức THPL Để pháp luật được thực hiện bằng hành động tích cực thì không chỉ dựa vào sự tự giác của chủ thể pháp luật mà pháp luật phải được tuyên truyền, phổ biến, chuẩn bị nguồn lực, tổ chức thực hiện, kiểm soát, xử lý vi phạm…

Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ: “Quản lý nhà nước về lưu trữ tài liệu

cá nhân, gia đình, dòng họ” [46] do Lã Thị Duyên chủ trì đã xác định đối tượng,

phạm vi cũng như hoạt động quản lý nhà nước cụ thể đối với lưu trữ tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ Tác giả đã chỉ rõ những hạn chế của pháp luật về lưu trữ tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ chỉ mới đáp ứng được phương diện quản

Trang 32

lý nhà nước về hoạt động lưu trữ, ở phương diện là đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự còn mờ nhạt, trong khi đó các quyền về dân sự luôn gắn liền với chủ sở hữu của loại tài liệu này Do đó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị sửa đổi quy định của Luật Lưu trữ về quản lý tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ bảo đảm phù hợp, kịp thời, đồng bộ, thống nhất

Đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện các quy định hiện hành về thời hạn bảo quản

hồ sơ, tài liệu” [72] của Đỗ Thị Huyền trình bày các vấn đề lý luận về bản chất

pháp lý cũng như thực tiễn pháp luật quy định về thời hạn bảo quản TLLT, cơ sở để xác định giá trị của TLLT Việc quy định thời hạn lưu trữ không phù hợp có thể gián tiếp hoặc trực tiếp làm ảnh hưởng đến việc xác định, bảo quản và phát huy giá trị của TLLT Để giải quyết những bất cập, tài cũng đã đề xuất các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thời hạn lưu trữ

Tiếp cận ở góc độ khoa học quản lý hành chính nhà nước còn có các công

trình nghiên cứu khác như: Quản lý nhà nước về tài liệu lưu trữ khoa học ở Việt

Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học của Lê Thị Hải Nam [82] là công trình

nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước về lưu trữ Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về lưu trữ tài liệu khoa học, đánh giá thực trạng, xây dựng giải pháp để khắc phục những yếu kém trong quản lý nhà nước về lưu trữ tài liệu khoa học, nhưng luận án chỉ giới hạn đối với tài liệu khoa học tại một số cơ quan ở trung ương

Luận án “Quản lý nhà nước về lưu trữ ở Việt Nam hiện nay” của Trần Việt

Hoa [60] từ góc độ quản lý tác giả phân tích, làm rõ phương diện lý luận của quản lý nhà nước về lưu trữ, thực trạng quản lý nhà nước về lưu trữ và đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc quản lý nhà nước về lưu trữ Đặc biệt, luận án cũng đã đánh giá thực trạng xây dựng và ban hành pháp luật lưu trữ, một trong các nội dung của quản lý nhà nước về lưu trữ, định hướng hoàn thiện pháp luật về lưu trữ là nội dung có ý nghĩa cho việc nghiên cứu sâu hơn của đề tài thực hiện pháp luật về lưu trữ

Luận án tiến sĩ: "Sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động của cơ quan hành

Trang 33

chính nhà nước Việt Nam" [1] của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh bảo vệ năm 2018

Qua việc đánh giá tình hình sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả nêu trên có thể kể đến là chất lượng của tài liệu lưu trữ, hệ quả này phản ánh tính nghiêm minh trong thực hiện các quy định về thu thập, chỉnh lý TLLT

Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ văn thư, lưu trữ ở cơ

quan cấp bộ hiện nay” [63] của tác giả Lê Thị Thu Hằng, chuyên ngành Lưu trữ

học và Tư liệu học Thông qua việc khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ ở một số cơ quan cấp bộ tác giả đã đánh giá tương đối đầy đủ về chất lượng năng lực cán bộ văn thư, lưu trữ và bước đầu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực nâng cao năng lực cán bộ văn thư, lưu trữ ở cơ quan cấp bộ trong giai đoạn cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay Mặc dù số liệu khảo sát trong luận văn đã không còn bảo đảm tính thời sự nhưng có giá trị gợi mở cho tác giả trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về lưu trữ

Phạm Văn Năm: “Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ ở UBND

phường tại thành phố Hồ Chí Minh” [83] Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính

công, Học viện Hành chính; Đào Ngọc Quang: “Hoàn thiện công tác văn thư,

lưu trữ trong hoạt động của văn phòng UBND quận, huyện” [89] Luận văn thạc

sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính và một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành Điểm chung của các công trình khoa học nêu trên là trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đã đi sâu phân tính các đặc thù của việc quản lý nhà nước đối với công tác văn thư, lưu trữ ở địa phương, cơ quan đơn vị khác nhau xem là cơ sở để luận chứng những giải pháp cần thiết để bảo đảm

Bài viết của tác giả Phan Hải Hồ và Nguyễn Duy Vĩnh: “Hoàn thiện pháp

luật về quản lý tài liệu lưu trữ điện tử trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0” [70] đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 02+03 (450+451) tháng

Trang 34

02/2022 Bài viết đã nêu sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động lưu trữ và cũng đánh giá ưu điểm, hạn chế của pháp luật về lưu trữ điện tử, hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo đảm thực hiện lưu trữ điện tử

Bài viết: “Hoàn thiện pháp luật về lưu trữ tài liệu của cá nhân, tổ chức ở

Việt Nam hiện nay” [46] của Lã Thị Duyên, Trần Việt Hà đăng trên Tạp chí

Nghiên cứu Lập pháp số 24 (472), tháng 12/2022 Từ khía cạnh tính hợp pháp, tính toàn diện của pháp luật, tác giả bài viết cho chúng ta thấy được nhiều hạn chế, thiếu sót của pháp luật về lưu trữ tư như: các quy định về thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài liệu lưu trữ tư còn ở dạng luật “khung”, thiếu các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật lưu trữ tư: chế độ khuyến khích, khen thưởng, xử lý vi phạm trong lưu trữ tư…

Bài viết: “Một số ý kiến về quy định đối với tài liệu Mật trong Luật Lưu trữ”

[165] của tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa, tập trung phân tích một số vấn đề phát sinh trên thực tế khi thực hiện pháp luật về lưu trữ tài liệu mật: mâu thuẫn về giữa Luật Lưu trữ với Luật Tiếp cận thông tin, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; thiếu các quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong lưu trữ tài liệu mật… theo đó trên cơ sở quy định của pháp luật về lưu trữ tài liệu mật, tác giả cũng đã đối chiếu và phân tích sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật lưu trữ với pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước

Bài viết của tác giả Văn Tất Thu, “Xây dựng Luật Lưu trữ để phát huy tác

dụng của tài liệu lưu trữ đối với đời sống” [117] Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,

số 21-2011 đề xuất sớm xây dựng và ban hành Luật Lưu trữ trên cơ sở phân tích phân tích ý nghĩa của tài liệu lưu trữ, phông lưu trữ nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội

Bài viết: “Sự cần thiết phải ban hành các quy định về chế tài xử lý vi phạm

trong lĩnh vực lưu trữ ở Việt Nam hiện nay” [61] của Trần Việt Hoa đặng trên

Tạp chí Văn thư – Lưu trữ Việt Nam số 10 -2018 cho thấy Luật Lưu trữ năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa có quy định nào đề cập đến chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong công tác lưu trữ Những quy định mang

Trang 35

tính hệ thống về chế tài nhằm xử lý vi phạm lưu trữ chỉ được đề cập tản mạn trong một số văn bản quy phạm pháp luật của ngành luật khác Do đó, khi xử lý các hành vi vi phạm về lưu trữ phải viện dẫn tại các quy phạm pháp luật hình sự, dân sự, hoặc kỷ luật nên việc bổ sung quy định chế tài trong pháp luật lưu trữ là đòi hỏi khách quan

Bài viết “Quy định của pháp luật Việt Nam về lưu trữ tư và những vấn đề

cần bổ sung, sửa đổi” [119] của Vũ Thị Thanh Thủy đăng trên Tạp chí Lưu trữ

và Thời đại số 2/2022 đã chỉ ra pháp luật Việt Nam đã có quy định về lưu trữ tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế Do đó, tác giả cũng nêu ra một số đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về lưu trữ tư

Đặng Thị Thu Trang với bài viết “Thực tiễn công tác lưu trữ tại Văn phòng

Quốc hội sau 7 năm thi hành pháp Luật Lưu trữ: Những khó khăn vướng mắc và

đã chỉ ra một số quy định còn chồng chéo, không khả thi, chưa bảo đảm cải cách thủ tục hành chính khi thực hiện của Luật Lưu trữ và một số văn bản hướng dẫn thi hành nên cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tiễn thi hành

1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu đã tiếp cận và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu

1.3.1 Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa, tiếp tục phát triển

Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, có thể thấy các nội dung nghiên cứu có liên quan đến lưu trữ, thực hiện pháp luật về lưu trữ đã được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau như: sách chuyên khảo, giáo trình, đề tài khoa học các cấp, luận án, luận văn, bài viết đăng trên các tạp chí hay các bài tham luận trong các hội thảo khoa học Qua việc tổng thuật các công trình nghiên cứu nêu trên có thể rút ra được những thành tựu về vấn đề tình hình nghiên cứu luận án như sau:

Thứ nhất, các tác giả của các công trình nghiên cứu nêu trên đã đạt được

những thành công khi đưa ra được hệ thống lý luận chung về thực hiện pháp luật về lưu trữ một số vấn đề có liên quan đến lưu trữ và thực hiện pháp luật về lưu trữ

Trang 36

như: khái niệm lưu trữ, tài liệu lưu trữ, các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ (thu thập, bảo quản, sử dụng), pháp luật lưu trữ, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác lưu trữ; quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức lưu trữ; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lưu trữ… cũng như một số vấn đề về thực trạng, giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật lưu trữ của một số quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam Đây là hệ thống tư liệu có giá trị được tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình viết luận án

Thứ hai, các tác giả đã khái quát được vai trò, tầm quan trọng của thực hiện

pháp luật về lưu trữ trong hoạt động của các quốc gia, các chính phủ, các cơ quan tổ chức và cá nhân với nhiều mục đích khác nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, khoa học

Thứ ba, ở khía cạnh pháp luật lưu trữ, các tác giả cũng đã nêu một số quy

định, nguyên tắc, tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ lưu trữ Đồng thời, các tác giả đánh giá được những ưu điểm, hạn chế tìm ra nguyên nhân hạn chế của một số quy định pháp luật về: quản lý tài liệu lưu trữ, sử dụng tài liệu lưu trữ, pháp luật về lưu trữ điện tử…

Thứ tư, ở khía cạnh thực hiện pháp luật về lưu trữ, thông qua đánh giá việc

thực hiện các hoạt động lưu trữ, các tác giả đã nêu ra các yêu cầu và vấn đề đặt ra cho thực hiện pháp luật về lưu trữ trong bối cảnh tài liệu lưu trữ bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử với những thách thức khi mà tài liệu điện tử liên tục tăng cả về số lượng và tính phức tạp do sự thay đổi không ngừng của công nghệ

Thứ năm, các tác giả đã nêu lên một số quan điểm, giải pháp thực hiện pháp

luật về lưu trữ như hoàn thiện pháp luật về lưu trữ, hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành lưu trữ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức ngành lưu trữ …

1.3.2 Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu trong trong luận án

Trong lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước và nước ngoài có liên quan thực hiện pháp luật về lưu trữ, một nội dung được đề cập ở góc độ quy định pháp

Trang 37

lý và hoạt động thực tiễn Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước nêu trên đều có một phần nội dung về pháp luật và thực hiện pháp luật về lưu trữ, tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu đều chỉ giới hạn ở một cơ quan, đơn vị cụ thể hoặc một nội dung nghiệp vụ cụ thể của hoạt động lưu trữ nhưng cho đến nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu một cách toàn diện thực hiện pháp luật về lưu trữ Trong bối cảnh đa dạng, phức tạp về loại hình và nội dung tài liệu cũng như yêu cầu mới trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đã đặt ra nhiệm vụ cấp thiết để bảo đảm cơ chế thực hiện pháp luật về lưu trữ Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những kết quả nghiên cứu, luận án xác định nhiệm vụ chính là tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Về lý luận, luận án tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn các vấn đề lý luận về

khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về lưu trữ, nội dung và đặc trưng về các hình thức thực hiện pháp luật về lưu trữ, các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về lưu trữ;

- Về thực tiễn, luận án làm rõ thực trạng pháp luật về lưu trữ: ưu điểm, hạn

chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế, những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam hiện nay

- Về giải pháp, nghiên cứu đưa ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm thực

hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam trong bối cảnh mới

1.3 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu:

Thực hiện pháp luật về lưu trữ có vai trò quan trọng trong lưu giữ tài liệu lưu trữ để phục vụ cho hoạt động của hệ thống chính trị góp phần đảm quyền con người, quyền công dân Thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập do các nguyên nhân khách quan và chủ quan Vì vậy cần hoàn thiện các quy định pháp luật về lưu trữ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và trình độ của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hoạt động lưu trữ; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, người làm lưu trữ để bảo đảm thực hiện pháp luật lưu trữ ở Việt Nam hiện nay

Trang 38

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Câu hỏi 1: Thực hiện pháp luật về lưu trữ được nhận thức như thế nào? + Giả thuyết nghiên cứu: Khái niệm THPL về lưu trữ chưa được định hình, các đặc điểm của THPL về lưu trữ chưa được xác định và phân tích đầy đủ Điều này đang ảnh hưởng lớn tới việc nhận diện chính xác các yếu tố hợp thành của hoạt động THPL về lưu trữ ở Việt Nam

+ Kết quả nghiên cứu (dự định): trên cơ sở phân tích và kế thừa các công trình có liên quan, xây dựng khái niệm THPL về lưu trữ, đặc điểm, vai trò, chủ thể, hình thức, nội dungTHPL về lưu trữ

Câu hỏi 2: Những yếu tố, điều kiện nào có tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện pháp luật về lưu trữ và trạng thái hiện hành của các yếu tố, điều kiện này trong điều kiện hiện nay?

+ Giả thiết nghiên cứu: Có nhiều yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến THPL về lưu trữ, gây ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng hoạt động lưu trữ nhưng khả năng tác động của các yếu tố đó chưa được nhận diện đầy đủ, một số yếu tố chưa hiện diện trong đời sống chính trị - pháp lý ở Việt Nam, một số yếu tố khác đang được hiểu và vận dụng chưa chính xác Do vậy, sự tác động của các yếu tố đang đi theo chiều hướng bất lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả THPL về lưu trữ ở Việt Nam hiện nay

+ Kết quả nghiên cứu (dự định): Đánh giá sự ảnh hưởng, mức độ tác động đến hiệu quả THPL về lưu trữ thông qua kết quả cụ thể, xác định và làm rõ những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến hiệu quả THPL về lưu trữ

- Câu hỏi 3: Thực trạng thực hiện pháp luật về lưu trữ đang diễn biến như thế nào? Phù hợp hay không phù hợp với nhận thức về vai trò của THPL về lưu trữ cũng như hình thức thực hiện, phương pháp thực hiện các hoạt động lưu trữ mà Việt Nam hướng tới?

+ Giả thuyết nghiên cứu: THPL về lưu trữ đã đạt được một số thành tựu nhất định, góp phần hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta Tuy

Trang 39

nhiên, bên cạnh đó, điều chỉnh pháp luật và thực tiễn THPL về lưu trữ ở Việt Nam còn những hạn chế nhất định xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan chưa đáp ứng yêu cầu hoàn thiện mà Việt Nam mong muốn xây dựng trong điều kiện mới

+ Kết quả nghiên cứu (dự định): Xác định và làm rõ những vướng mắc, bất cập, hạn chế, nguyên nhân; xu hướng, định hướng trong điều kiện mới hiện nay; bài học kinh nghiệm từ thực tiễn THPL về lưu trữ ở Việt Nam trong thời gian qua

- Câu hỏi 4: Đảm bảo THPL về lưu trữ ở Việt Nam hiện nay cần xuất phát từ những quan điểm nào và cần thiết kế những biện pháp cụ thể nào để hiện thực hóa các quan điểm đó?

+ Giả thiết nghiên cứu: Các quan điểm và giải pháp được áp dụng trong thời gian qua chưa thực sự phù hợp và thiếu tính toàn diện, một số giải pháp chưa được triển khai do nhận thức chưa đầy đủ, một số giải pháp khác thiếu tính khả thi do chưa xây dựng được các điều kiện bảo đảm

+ Kết quả nghiên cứu (dự định): Chỉ ra cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của các giải pháp bảo đảm THPL về lưu trữ trong thời gian tới và biện pháp cụ thể để hiện thực hóa các quan điểm này trong đời sống xã hội

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tổng quan nghiên cứu cho thấy đã có nhiều công trình khoa học được công bố ở cả trong và ngoài nước đề cập về hoạt động lưu trữ nhưng có giới hạn về phạm vi cũng như cấp độ nghiên cứu nên các vấn đề liên quan đến thực hiện pháp luật về lưu trữ chỉ được đề cập ở một số khía cạnh, chưa được nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện Thực hiện pháp luật về lưu trữ chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ khoa học lưu trữ Phần lớn các công trình nghiên cứu nước ngoài được công bố mới chỉ phân tích, bình luận quy định pháp luật về hoạt động lưu trữ thông qua đánh giá thực tế thực hiện các hoạt động nghề nghiệp lưu trữ trên thực tế Các công trình, tài liệu nghiên cứu trong nước cũng chỉ chủ yếu phân tích, bình luận liên quan đến từng nghiệp vụ lưu trữ; thời điểm thực hiện nghiên cứu chủ yếu là khi Luật Lưu trữ năm 2011 và các luật có liên quan đang có hiệu lực nên còn

Trang 40

mang nhiều tính “thời sự”, tính mới phù hợp và khả thi; các kiến nghị, giải pháp đưa ra chủ yếu là hoàn thiện pháp luật về lưu trữ, và một số hoạt động nghiệp vụ chưa nghiên cứu toàn diện về thực hiện pháp luật về lưu trữ Dựa trên đánh giá kết quả cơ bản của các công trình nghiên cứu trên làm cơ sở cho việc tiếp tục phát triển theo hướng nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sâu sắc hơn; đưa ra giả thuyết nghiên cứu và những câu hỏi đặt ra sẽ được giải đáp trong các chương sau với mong muốn luận án thực sự là một công trình nghiên cứu có tính toàn diện, tính mới với đề tài “Thực hiện

pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam”

Ngày đăng: 21/05/2024, 15:24

Tài liệu liên quan