1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Tây. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay

18 3 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

6 Sự tha hóa của chế độ chính trị ……… 8

II Thời trung đại ……… 8

1 Nhà nước và nhà thờ ……… 9

2 Nguồn gốc và bản chất cuar quyền lực ……… 9

3 Thể chế chính trị hợp lí ……… 10

III Thời cận đại ……… 10

1 Nguồn gốc và bản chất quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị ………… 11

2 Bản chất và nguyên tắc nhà nước ……….……… 11

3 Các hình thức nhà nước ……….……… 12

Trang 3

PHẦN HAI: LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM ……….………… 13

I Liên hệ ……… 14

1 Trong công cuộc đổi mới……….……… 14

2 Sự lãnh đạo của Đảng ……… 14

3 Quyền làm chủ của nhân dân ……….…… 14

4 Trách nhiệm của những người trong bộ máy nhà nước ……….…… 15

II Giải pháp ……….… 15

KẾT LUẬN ……….…… 17

DANH MỤC THAM KHẢO ……….…… 18

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Thời cổ đại ở Phương Tây, với những cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nô dân chủ với chủ nô quý tộc mà biểu hiện của nó là những cuộc cải cách dân ở các thành bang là đặc trưng cơ bản nổi bật của hệ tư tưởng lúc bấy giờ

Thời Trung cổ là sự kết hợp và xuyên thấu lẫn nhau giữa thần quyền và thế quyền để thống trị thần dân mà biểu hiện cơ bản là sự thống trị của thiên chúa giáo đối với tinh thần của nông nô

Đến thời cận đại đặc trưng cơ bản của sự phát triển mạnh mẽ của triết học khai sáng và là thời kỳ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động đấu tranh cho các quyền cơ bản của con người Đó là những nét tổng quát làm nên nội dung cơ bản của lịch sử phát triển tư tưởng chính trị ở các nước phương Tây trước Mác

Văn minh Hy Lạp cổ đại đã tạo tiền đề hình thành và phát triển khá sớm những tư tưởng của nhân loại Những vấn đề căn bản của chính trị, tư duy chính trị đã được đặt ra và luận giải ngay từ thời kỳ này Trong quá trình phát triển từ chế độ cộng sản nguyên thủy sang chiếm hữu nô lệ, ở Hy Lạp xuất hiện các quốc gia thành thị chiếm hữu nô lệ Mâu thuẫn xã hội giữa các tập đoàn trong giai cấp chủ nô nhằm tranh giành quyền lực và mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ và tầng lớp thị dân tự do ngày càng gay gắt dẫn đến hình thành các phe phái chính trị và xuất hiện những chính trị gia xuất sắc

Nhìn chung toàn bộ lịch sử tư tưởng chính trị phương tây có những giá trị phổ

Trang 5

biến như khắc phục các thể chế chính trị quân chủ quý tộc, quyền lực nhà nước thực chất là quyền lực cử nhân dân , nhà nước là quyền lực chung của nhân dân

nhà nước, thủ lĩnh chính trị

1 Chế độ dân chủ:

- Chế độ quân chủ là sự phát triển tất yếu trong lịch sử loài người khi mà các phong tục của tổ tiên (thời mông muội- dã man) cần được thay đổi Chế độ quân chủ là thể chế cầm quyền của một người- đó là Vua

- Ưu điểm: ban đầu là thể chế ra đời thường là do những người có công khai quốc, thường là vì lợi ích chung của nhân dân Nó là một bàn tay sắt cần thiết khi chế độ dân chủ bị rối loạn

- Nhược điểm: tuy nhiên chế độ nhanh chóng bị tha hóa

Trang 6

+ Không cho phép sự phản kháng, cãi lại, phản biện người đứng đầu- dẫn đến người cầm quyền bị thác loạn về tinh thần và làm bại hoại lương tri của những người ưu tú

+ Cổ vũ đặc quyền, đặc lợi, xa dân, tôn sùng sự phỉnh nịnh, ghen ghét với những người cao quý và sang trọng, thích thú với những người độc ác

-> thể chế này dễ rơi vào sự độc tài, chuyên quyền, dễ bị xu nịnh, luôn có xu hướng là lạm dụng quyền lực

-> vừa tránh được độc tài quân chủ, vừa tránh được đám đông không hiểu biết và hỗn loạn (dân chúng) tham gia nắm quyền lực

- Nhược điểm: giữa các nhà thông thái làm việc bên nhau sớm muộn cũng sẽ tiêu diệt lẫn nhau, vì không ai chịu thua ai, các nhà thông thái đều muốn làm thầy của nhau

-> dễ dẫn đến bè phái, tranh giành quyền lực, tàn sát lẫn nhau Khi phái mạnh nhất thắng thì chế độ quân chủ lại tái phát

3 Chế độ dân chủ:

- Thể chế dân chủ trị là thể chế được thiết lập do số đông nhân dân qua bỏ phiếu để trao những chức vụ công cộng

Trang 7

- Ưu điểm: các quyết định quyết sách chính trị đều do tập thể bàn bạc một cách dân chủ Nó có xu hướng công bằng vì lợi ích chung, chăm lo cho nhân dân

-> ngăn cản được sự lạm dụng quyền lực, xây dựng nhà nước, quản lý xã hội trên nguyên tắc cơ bản: “Tất cả đều bình đẳng trước pháp luật và tự do phát biểu đề xuất Các công dân sống trong tình anh em, khoan dung và giúp đỡ nhau”

- Nhược điểm: số đông người ít học cầm quyền thì khó có khả năng chống độc tài, chuyên chế, dễ rơi vào tiểu tiết mà quên đi tầm chiến lược, thường thấy những chuyện trước mắt mà không thấy trước những chuyện lâu dài

+ Dân chúng thường không hiểu biết, dễ bầu ra người không xứng đáng + Dân chúng không thống nhất, dễ bị lung lay, kích động bởi các cá nhân cầm quyền, xã hội lại rơi vào trạng thái bè phái, vô chính phủ

4 Các tầng lớp trong xã hội: gồm 3 tầng lớp

- Các nhà triết học: thông thái, biểu tượng của tri thức lý tính, cảm thụ cái đẹp, khát vọng tới sự thật và công lý, biết kiềm chế, ôn hòa, đảm nhận được các vai trò lãnh đạo, trị vì xã hội

- Những người lính: bảo vệ an ninh, gan dạ, dũng cảm, biết qui phục, cảm tính hài hòa với lý trí, nghĩa vụ

- Tầng lớp nông dân, thợ thủ công: về cơ bản không đi xa hơn những khát vọng cảm tính, khỏe mạnh, thích nghi với lao động chân tay, là nền móng lâu đài xã hội hình chóp

5 Nguồn gốc, bản chất của nhà nước:

- Nhà nước ra đời trên cơ sở gia đình, chính quyền nhà nước là sự tiếp tục chính quyền trong gia đình

Trang 8

- Nhà nước không phải là kết quả của sự thỏa thuận giữa mọi người với nhau dựa trên lý trí của họ Nhà nước xuất hiện tự nhiên, được hình thành do lịch sử Nó được phát triển từ gia đình và làng xã

- Sứ mệnh của nhà nước không chỉ đảm bảo cho con người sống bình thường mà còn làm cho con người sống hạnh phúc

- Tiêu chuẩn đánh giá nhà nước là mức độ phúc lợi mà nó đêm lại cho các công dân trong xã hội (trừ nô lệ)

6 Sự tha hóa của chế độ chính trị:

Chế độ dân chủ có thể chuyển thành chế độ mị dân và từ đó chuyển thành chế độ độc tài nếu:

- Ý chí quản lý xã hội bằng pháp luật bị thay thế bởi ý chí cá nhân tùy tiện - Lợi ích của đa số bị thay thế bởi lợi ích chung phi nhân tính

- Chế độ bị trao cho những kẻ nịnh bợ, gian xảo, ham muốn quyền lực và lợi ích riêng

- Những tên mị dân trong nền dân chủ dễ có uy tín vô giới hạn và trở thành độc tài và nhân dân cũng tha hóa như tên độc tài đó Do đó một vòng luẩn quẩn xảy ra: dân chủ- mị dân- độc tài

II Thời trung đại:

Đây là thời kỳ xã hội phương Tây chìm đắm trong xiềng xích nô lệ của hai thế lực thần quyền và thế quyền, đó là Thiên chúa giáo và chế độ phong kiến mà người ta gọi đêm trường Trung cổ Thiên chúa giáo lấn át cả chế độ phong kiến và chi phối toàn bộ đời sống xã hội bằng những luật lệ hà khắc và người xuẩn Chính vì

Trang 9

vậy, thời kỳ này xã hội phương Tây hầu như không phát triển được về mọi mặt, kể cả hệ tư tưởng chính trị

1 Nhà nước và nhà thờ:

- Xã hội loài người gồm 2 vương quốc: vương quốc điều ác là nhà nước trần thế và vương quốc của thượng đế trên trái đất là nhà thờ 2 vương quốc luôn đấu tranh nhau

- Nhà nước cần phải lệ thuộc vào nhà thờ Thành đô trần thế phải lệ thuộc vào thành đô thượng đế Nhà nước không lệ thuộc vào nhà thờ chẳng khác gì một toán cướp lớn

- Nhà thờ mang lại cho nhà nước cái chủ yếu trong tồn tại của nhà nước: đó là phẩm hạnh của công dân Nhà thờ là một trường học về tư cách công dân và tình hữu ái

- Nhà thờ thống trị lĩnh vực “tinh thần” còn nhà nước thống trị phần “vật chất” của nhân loại

2 Nguồn gốc, bản chất của quyền lực:

- Nguồn gốc của quyền lực là từ thượng đế Quyền lực chính trị của con người không phải sinh ra từ một quyền lực nhân loại khác cao hơn mà có nguồn gốc từ thượng đế

- Tuy nhiên, nhân dân là chủ thế trao quyền lực 1đó cho một số người nhất định trong một thời gian hạn chế hoặc trong một thời kỳ không xác định

nhượng được”

Trang 10

3 Thể chế chính trị hợp lý:

- Là thể chế chính trị hỗn hợp, kết hợp nền quân chủ, chế độ quý tộc và chính phủ nhân dân

- Sự kết hợp để hạn chế, tương hỗ lẫn nhau Có thống nhất hành động tập trung của chế độ quân chủ với tài năng của chế độ quý tộc và sự bình đẳng của chế độ dân chủ

- Nhà nước sử dụng luật của đạo đức, có một người duy nhất đứng đầu và một số pháp quan trung gian tham gia vào công việc hành chính, công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các vị trí pháp quan và người đứng đầu

III Thời cận đại:

Thời cận đại là thời kỳ triết học khai sáng, những tư tưởng chính trị phát triển rất rực rỡ, phong phú và đa dạng Có thể khái lược qua một số nhà triết học với những quan điểm về nhà nước tiêu biểu:

- Diderot (1713-1784) cho rằng nhà nước ra đời là do khế ước xã hội, nhà nước phải bảo đảm bình đẳng và tự do, không được làm điều đó thì nhà nước không có tư cách để tồn tại Về pháp luật, theo ông bản chất con người phải phù hợp với trạng thái tự nhiên Luật pháp phải quán triệt điều đó chứ không phải ngược lại Không có nhà nước nào tuyệt đối vì mọi cái đều trong quá trình phát triển Chức vụ của người cầm quyền phải được thay đổi bằng thi cử Người cầm quyền phải có tư hữu Theo ông “Dòng đầu tiên của pháp luật là phải hạn chế người cầm quyền” Thay đổi xã hội không phải bằng cách mạng mà bằng sự tiến bộ của lý trí Nhà thờ không thể dung hòa được với chân lý

Trang 11

- John Locke (1632-1704): Ông cho rằng bản chất của con người là tự do, xã hội loài người là tự do, cho nên tự do là giá trị cao quý nhất của xã hội, của con người Nhà nước phải bảo đảm sự tự do của con người, mới bảo đảm tồn tại sự hợp lí của nhà nước Luật của tư nhiên bắt buộc phải tự do nên con người phải tự do Ông đã luận giải về nguồn gốc và bản chất của nhà nước xuất phát từ quyền lực tự nhiên của con người là tối cao và bất khả xâm phạm Do quy luật tự nhiên của xã hội mà nảy sinh ra bất công về kinh tế xã hội, mất an ninh và quyền tự nhiên của con người bị xâm phạm Để bảo vệ quyền tự nhiên của con người thì mọi thành viên trong xã hội mới “ký kết”, hình thành một chính quyền có quyền lực chung Như vậy quyền lực xuất hiện từ các thành viên của xã hội

1 Nguồn gốc và bản chất quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị:

- Về bản chất là quyền lực của dân Quyền lực của dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước Trong quan hệ với dân, về bản chất, nhà nước không có quyền mà chỉ thực hiện sự ủy quyền của dân

- Nhà nước thực chất là một “khế ước xã hội”, trong đó các công dân nhượng một phần quyền của mình để hình thành quyền lực chung Nhà nước dùng quyền lực chung đó điều hành, quản lý xã hội nhằm bảo toàn quyền lực tự nhiên của mỗi công dân Mỗi khi hợp đồng bị vi phạm, công dân có quyền hủy bỏ “kế ước” đã ký

- “Bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con người” cũng là tiêu chí căn bản xác định giới hạn và phạm vi hoạt đọng của Nhà nước Đi qua giới hạn này, chính quyền dễ trở thành chuyên chế, kẻ thù của tự do, đối tượng của cách mạng

2 Bản chất và nguyên tắc của nhà nước:

Trang 12

- Bản chất nhà nước thể hiện qua quan hệ giữa người cầm quyền và người bị quản lý

- Từ bản chất của nhà nước sinh ra các luật chính trị, luật tổ chức chính phủ,… (luật công) Từ nguyên tắc sinh ra các luật dân sự, luật xã hội (luật tư)

- Nguyên tắc là cái làm cho nhà nước hoạt động, là “động lực làm chuyển động công dân” và “đẽo gọt” ra tinh thần chung

- Quân chủ chính thống: Quyền lực tối thượng nằm trong tay một người Có những quyền lực trung gian phục thuộc có thể ngăn cản những ý chí nhất thời của vua và đảm bảo sự liên tục ổn định của các luật pháp cơ bản

Trang 13

PHẦN HAI:

LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

Khi nghiên cứu tư tưởng chính trị của các thời đại lịch sử Tây, chúng ta không được quên tính giai cấp của nó, mặt khác không vì thế mà phủ nhận toàn bộ nội dung, tri thức khách quan trong các học thuyết chính trị mà phải biết chọn lọc, rút ra những cái giá trị để kế thừa, làm giàu tri thức của mình, kể cả đối với tư tưởng chính trị tư sản hiện đại

Qua những giá trị tư tưởng chính trị Phương Tây đã trình bày, chúng ta nhận thấy rằng bất cứ hệ thống chính trị nào, nhà nước cũng mang bản chất giai cấp, nhưng đồng thời phải thực hiện chức năng xã hội Mặt khác, hệ thống chính trị nào, nhà nước nào mà quyền lực thuộc về nhân dân lao động thì đó là xu hướng tiến bộ Nhà nước pháp quyền là một thành tựu của văn minh chính trị cần phải được ứng dụng Hệ thống chính trị cần phải có cơ chế tự điều chỉnh và cơ chế cân bằng kiểm soát quyền lực để thích ứng với điều kiện thay đổi và cần phát huy sáng tạo cá nhân

Ở Việt Nam ta, do chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính trị phương Đông nên gắn liền với đạo đức (Nho giáo, Phật giáo), ý thức tuân thủ pháp luật của công dân chưa cao Việc vận dụng những tri thức về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội công dân vào công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền XHCN là rất cần thiết và bổ ích Đó chính là quan điểm kết hợp hài hoà những giá trị đạo đức tiến bộ của nhân loại với giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc

Trang 14

I Liên hệ:

1 Trong công cuộc đổi mới đất nước:

- Để tiếp tục hoàn thiện nhà nước, phát huy dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là trụ cột của hệ thống chính trị và là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Đó là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, nhà nước ta dưa trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (không phân quyền) Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

- Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật Cán bộ, công chức nhà nước phải là đầy tớ trung thành của dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân

2 Sự lãnh đạo của Đảng:

Đối với nhà nước thể hiện ở việc đề ra đường lối, chủ trương và các chính sách định hướng cho sự phát triển trong từng thời kì, lãnh đạo nhà nước định ra và thực thi hiến pháp và pháp luật Các cơ quan nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến nhân dân; phát huy vai trò và trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong việc tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát và bảo vệ nhà nước

3 Quyền làm chủ của nhân dân:

Trang 15

Thể hiện trên mọi lĩnh vực và được thể chế hoá bằng pháp luật, được hòan thiện trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao dân trí Nhà nước tạo điều kiện để nhân dân thực sự tham gia quản lí xã hội thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến lợi ích đông đảo của nhân dân Phát huy dân chủ kết hợp chặt chẽ với tăng cường pháp chế, thực hiện quản lí xã hội bằng pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho toàn dân tuyên tuyền, giáo dục pháp luật gắn với trách nhiệm, lợi ích và nghĩa vụ của công dân, tôn trọng và giữ vững kỷ luật, kỉ cương, trật tự xã hội

4 Trách nhiệm của những người trong bộ máy Nhà nước:

Những nhà thủ lĩnh chính trị hoặc Cán bộ Đảng viên, ở bất cứ cương vị nào đều phải chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện coi thường và buông lỏng kỷ luật Xây dựng đội ngũ cán bộ trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lí ở các cấp thật sự vững vàng và kiên định về chính trị gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lói sống, có trí tuệ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn sáng tạo, gắn bó với nhân dân Đảng và nhà nước có cơ chế và chính sách phát hiện tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng những người có đức, có tài ở trong và ngoài Đảng

II Giải pháp:

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN thực sự vững mạnh đồng thời nâng cao hiệu quả và chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước đã trở một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta vì chỉ có xây dựng nhà nước pháp quyền đủ mạnh mới có thể bảo vệ và phát huy những thành quả trong quá trình đổi mới về mọi mặt (chính trị, kinh tế, văn hoá, quan hệ quốc tế…), mới có đủ khả năng giải quyết vấn đề mới nảy sinh

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w