1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại Gia Lâm - Hà Nội
Tác giả Nguyễn Văn Chinh
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Vân Giang
Trường học Trường Đại Học Xây Dựng
Chuyên ngành Kinh tế Xây dựng
Thể loại Đồ án môn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 5,1 MB

Nội dung

Vai trò của đầu tư xây dựng trong nền kinh tế quốc dân - Đầu tư xây dựng công trình ĐTXD là hoạt động đầu tư phổ biến trong xã hội gắn liền với việc xây dựng công trình, mục tiêu đầu tư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN KINH TẾ XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

PHÂN TÍCH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI

GIA LÂM - HÀ NỘI

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Chinh

Mã số sinh viên: 1506364

Lớp: 64QD1

Giáo viên hướng dẫn: ThS Hoàng Vân Giang

Hà Nội – Năm 2022

Trang 2

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ BCNCKT ĐTXD NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢITẠI

GIA LÂM – HÀ NỘI

SỐ LIỆU ĐẦU BÀI

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN VĂN CHINH

MSSV: 1506364

LỚP: 64QD1

1/ TÊN DỰ ÁN: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG “NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH

HOẠT TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

2/ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: Gia lâm – Hà Nội

3/ SỐ LIỆU VỀ CÔNG SUẤT

Công suất nhà máy

Lượng rác thải đầu vào

cần xử lý hàng năm 103 tấn/năm 124

4/ SỐ LIỆU VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

NGUỒN VỐN

CƠ CẤU NGUỒN VỐN (%)

LÃI SUẤT HOẶC GIÁ SD VỐN (% NĂM)

TG TRẢ NỢVỐN VAY (NĂM)

Nguồn vốn

Chiết khấu rủi ro

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ ĐAMH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 25/ 10 / 2022 HOÀNG VÂN GIANG

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

I Vai trò của đầu tư xây dựng trong nền kinh tế quốc dân

- Đầu tư xây dựng công trình (ĐTXD) là hoạt động đầu tư phổ biến trong xã hội gắn liền với

việc xây dựng công trình, mục tiêu đầu tư sẽ được thoải mã thông qua việc vận hành công trình xây dựng đã hoàn thành

- Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia, đều coi

việc phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong nền kinh tế quốc dân là nhiệm vụ quan trọng Để tạo lập được cơ sở hạ tầng phục vụ tốt mục tiêu đặt ra thì hoạt động ĐTXD có vai trò quan trọng được thể hiện qua các đặc trưng sau:

 ĐTXD là hoạt động chủ yếu tạp dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, TSCĐ phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp xây dựng, phát triển các ngành, các thành phần kinh tế và phát triển xã hội

 ĐTXD đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, tôn tạo các công trình kiến trúc của dân tộc và có tác động quan trọng đến môi trường sinh thái

 ĐTXD đóng góp đáng kể vào công tác an ninh quốc phòng xây dựng các công trình bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia

- Đối với nước ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội, đã gia nhập tổ chức WTO, điều đó mang lại nhiều thuận lợi cũng như những thách thức Để phát triển kinh

tế xã hội cần có những giải pháp thích hợp Do đó, hoạt động ĐTXD có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân: là cơ sở, nền tảng và động lực thúc đẩy thực hiện nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước mà Đảng, Nhà nước đã chủ trương đề ra

 Hoạt động ĐTXD tạo ra sản phẩm dưới dạng các công trình xây dựng, đó chính là các TSCĐ tạo tiền về cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế quốc dân, từ đó các ngành kinh tế khác khai thác để sinh lợi

 Hoạt động ĐTXD là một hoạt động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần làm tăng trưởng kinh tế và đóng góp trực tiếp vào tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội (GNP & GDP) Ngoài ra nó còn đóng góp một nguồn thu khá lớn vào ngân sách Nhà nước (từ việc thu thuế, phí, lệ phí, …)

 Hoạt động ĐTXD chiếm một khối lượng rất lớn nguồn lực quốc gia, trong đó chủ yếu là: Vốn, lao động, tài nguyên, … Do đó, đầu tư không đúng mục đích sẽ gây ra những thất thoát và lãng phí vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế

 Thông qua các hoạt động ĐTXD góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đẩy nhanh tốc độ Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội

Tóm lại, hoạt động ĐTXD mà sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng là một hoạt động mang tính tổng hợp và đầy đủ tất cả các ý nghĩa bao gồm ý nghĩa về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ - kỹ thuật, môi trường, an ninh, quốc phòng, …

Trang 4

II Vai trò của dự án đầu tư trong quản lý đầu tư và xây dựng

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (DAĐT) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằmmục đích phát triển, duy trì, nâng cao chẩt lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định Vai trò của dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:

 Với Chủ đầu tư:

 DAĐT là luận cứ có tính khoa học để quyết định đầu tư hay không, là căn

cứ đảm bảo cho việc đầu tư vốn đúng mục đích đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao Nội dung cùa dự án đầu tư xây dựng quyết định và chất lượng kết quả của hoạt động đầu tư

 DAĐT là căn cứ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Khi đã được phế duyệt thì dự án đầu tư là căn cứ xin cấp giấy phép đầu tư xây dựng, là cơ

sở để các nhà đầu tư xem xét tính khả thi của dự án DAĐT là mốc khống chế cho giai đoạn sau và giúp chủ đầu tư thực hiện các công việc đúng dự

án dự kiến

 Với Nhà nước và các nhà quản lý:

 DAĐT có vai trò quan trọng vì thông qua nó Nhà nước có thể kiểm soát được một cách toàn diện về các mặt hiệu quả tài chính (dự án sử dụng vốn nhà nước) và hiệu quả xã hội an ninh quốc phòng

 DAĐT là cở sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, từ đó giúp cho nhà quản lý có giấy phép thực hiện dự án tốt hơn đồng thời cũng kiểm soát được các công việc: sử dụng đất, địa điểm, tài nguyên, môi trường và những khía cạnh khác đối với dự án,

III Nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (gọi tắt là Dự án khả thi)

- Theo nghị định 15/2021 NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu

tư xây dựng, điều 11 về “ Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng” thực hiệntheo quy định tại điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12điều 1 của Luật số 62/2020/QD14:

 Phần 1: Phần thuyết minh dự án (thiết kế cơ sở)

- Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc

dự án, phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất

- Các giải pháp thực hiện:

 Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có

4

Trang 5

Phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và các công trình

có yêu cầu kiến trúc

 Phương án khai thác và sử dụng lao động

 Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án

- Đánh giá các tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy chữa cháy và các yêucầu về an ninh quốc phòng

- Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cung câp vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn đối với các dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án

2 Phần 2: Phần thiết kế cơ sở dự án.

Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm thuyết minh thiết kế cơ sở và các bản vẽ

Phần thuyết minh thiết kế cơ sở gồm:

 Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế, tổng mặt bằng công trình,hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến, vị trí, quy

mô xây dựng các hạng mục công trình, việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực

 Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình yêu cầu công nghệ

 Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc

 Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình

 Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật

 Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng

Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

 Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến

 Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yếu cầu công nghệ

 Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc

 Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực

IV Nội dung phân tích tài chính, phân tích kinh tế - xã hội

1 Phân tích tài chính.

- Phân tích tài chính dự án đầu tư là phân tích những khía cạnh về mặt tài chính

đứng trên giác độ lợi ích trực tiếp của chủ đầu tư Phân tích tài chính dự án đầu tư

là nội dung quan trọng nhất của dự án

- Thông qua phân tích tài chính giúp cho chủ đầu tư bỏ chi phí ra như thế nào, lợi

ích thu về ra sao, so sánh giữa lợi ích và chi phí đạt ở mức nào từ đó đi đến quyết

Trang 6

định có đầu tư hay không Giúp cho chủ đầu tư có những thông tin cần thiết để ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn.

- Đối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thì phân tích tài chính chính là

cơ sở để xem xét chấp thuận hay không chấp thuận dự án và là cơ sở để cấp giấy phép đầu tư

- Phân tích hiệu quả tài chính sử dụng giá thị trường.

Nội dung phân tích tài chính bao gồm:

 Xác định các yếu tố đầu vào cho việc phân tích, như là:

- Tổng mức đầu tư và các nguồn vốn

- Chi phí sản xuất kinh doanh

- Doanh thu

- Kế hoạch khấu hao tài sản cố định

- Xác định chi phí sử dụng đất

- Thời hạn tính toán

- Lãi suất tối thiếu

 Phân tích lỗ lãi trong các năm vận hành của dự án: là việc xem xét trong từng năm vận hành của dự án lỗ hay lãi bao nhiêu tiền

 Lợi nhuận trước thuế:

Trong đó: lợi nhuận trước thuế (thu nhập chịu thuế)

: chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh không gồm VAT.D: doanh thu

 Lợi nhuận ròng:

Trong đó: : lợi nhuận ròng

: thuế thu nhập doanh nghiệp

 Phân tích hiệu quả chỉ tiêu thông qua 2 nhóm chỉ tiêu:

Trong đó: Giá bán 1 đơn vị sản phẩm.:

: Chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm

: Năng suất của dự án

: Vốn đầu tư cho tài sản cố định của dự án

: Lãi suất vay vốn để đẩu tư hoặc giá sử dụng vốn nếu dùng vốn tự có.: Chi phí sản xuất hàng năm của dự án

 Chỉ tiêu mức doanh lợi đồng vốn đầu tư:

max

Trong đó: : Lợi nhuận ròng hàng năm (sau thuế)

: Vốn đầu tư của dự án cho tài sản không hao mòn

: Vốn đầu tư của dự án tạo nên tài sản hao mòn thường xuyên.: Định mức của doanh nghiệp về lợi nhuận đồng vốn đầu tư

6

Trang 7

Nhóm chỉ tiêu động:

 Đánh giá hiệu quả tài chính thông qua chỉ tiêu hiện giá hiệu số thu chi (NPV):

Trong đó: PB: giá trị hiện tại của dòng lợi ích

PC: giá trị hiện tại của dòng chi phí

: khoản thu ở năm t

khoản chi ở năm t

n: thời kì phân tích đánh giá dự án đầu tư

r: suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được của dự án

Phân tích: NPV 0: dự án đáng giá

NPV 0: dự án không đáng giá

 Đánh giá hiệu quả tài chính bằng chỉ tiêu suất thu lợi nội tại (IRR):Trong đó: : khoản thu ở năm t

: khoản chi ở năm t

n: thời kì phân tích đánh giá dự án đầu tư

IRR: suất thu lợi nội tại của dự án

Phân tích: r: suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được của dự án

IRR r: dự án không đáng giá

IRR r: dự án đáng giá

 Phân tích an toàn tài chính và độ nhạy của dự án

Phân tích an toàn về vốn đầu tư của dự án:

Tính hợp lý của cơ cấu vốn thông qua các tỉ lệ sau:

Trị số K1 càng lớn thì an toàn nguồn vốn càng cao

Trị số K2 càng nhỏ thì an toàn nguồn vốn càng cao Theo kinh nghiệm thục tế thì K2 không nên vượt quá 40% là hợp lý

Phân tích an toàn theo phân tích hòa vốn:

Phân tích an toàn theo phân tích hòa vốn thường sử dụng phân tích hòa vốn lỗ lãi cho từng năm vận hành

 Sản lượng hòa vốn của dự án được xác định theo công thức:

 Doanh thu hòa vốn của dự án được xác định bằng công thức sau:

Trong đó: : sản lượng hòa vốn

: doanh thu hòa vốn

FC: tổng chi phí cố định của dự án

g: giá bán tính cho 1 đơn vị sản phẩm

v: chi phí biến đổi tính cho 1 đơn vị sản phẩm

Phân tích an toàn theo khả năng trả nợ:

Trang 8

Trong đó: : nguồn tài chính dùng để trả nợ ở năm t.

: số nợ phải trả ở năm t bao gồm cả nợ gốc và lãi

: Hệ số có khả năng trả nợ ở năm t

1 thì khả năng trả nợ đúng hạn là thấp

1 2 thì khả năng trả nợ đúng hạn là trung bình

4 thì khả năng trả nợ đúng hạn là cao, an toàn cao

Phân tích an toàn theo thời hạn hoàn vốn:

- Thời hạn hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để dự án thu hồi hết chi phí đầu tư bỏ ra nhờ lợi nhuận và khấu hao thu được trong quá trình vận hành dự án

- Thời hạn thu hồi vốn càng ngắn thì an toàn tài chính càng cao và ngược lại

- Thời hạn hoàn vốn có thể được xác định theo phương pháp tĩnh hay phương pháp động Nếu theo phương pháp động thì thời hạn hoàn vốn xác định theo công thức sau:

Trong đó: : thời hạn thu hồi vốn

2 Phân tích kinh tế - xã hội

- Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án là những hiệu quả mà dự án mang lại cho cộng

đồng và quốc gia Việc phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư là đánh giá lợi ích, tác động mà dự án tạo ra đối với nền kinh tế và xã hội, trên quan điểm và góc

độ lợi ích của quốc gia và toàn xã hội Tính toán theo giá kinh tế

- Nội dung phân tích kinh tế - xã hội bao gồm:

 Phân tích giá trị sản phẩm gia tăng của dự án đầu tư tính cho hàng năm và cả đời của dự án

 Mức thu hút lao động làm việc

 Mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước

 Cải thiện điều liện lao động cho công nhân, tăng thu nhập cho công nhân, giải quyết thất nghiệp,

 Bảo vệ môi trường sinh thái, tự nhiên

 Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Gia Lâm

 Địa điểm xây dựng : Huyện Gia Lâm – Hà Nội

 Công suất của nhà máy : 124 x Tấn/năm.

 Quy mô dự án :

 Căn cứ vào QCVN 03/2012/BXD công trình thuộc loại công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn

8

Trang 9

Căn cứ vào Thông tư 06/2021/TT – XD ngày 30/06/2021 của Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng

trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng Phụ lục I, bảng 1.3 mục 1.3.3 “Phân cấp công trình cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật (công trình hạ tầng

kỹ thuật)” Phụ lục ban hành kèm theo thì Công trình thuộc cấp đặc biệt.

 Mục đích đầu tư : Nhằm xử lí rác thải cho Huyện Gia Lâm và một số vùng lân cận.

 Giải pháp xây dựng : Xây dựng theo tiêu chuẩn môi trường của Châu Âu.

 Trang thiết bị : Đầy đủ, một phần thiết bị trong nước và một phần thiết bị nhập từ

Phần Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế

 Hạng mục xây dựng của dự án:

1 Khu xử lý, chế biến rác thành phân vi sinh

2 Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh

3 Khu đốt rác

4 Khu tái chế nhựa phế thải

5 Trạm xử lý nước rác

Trang 10

CHƯƠNG I PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN (G TMĐT )

- Tổng mức đầu tư được xác định theo điểm b khoản 2 điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP

về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình, căn

cứ phụ lục số 01 Thông tư 09/2019/TT-BXD về phương pháp xác định sơ bộ tổng mức

đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng

- Tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và suất vốn đầu tư tương ứng được công bố phù hợp với loại và cấp công trình, thời điểm lập tổng mức đầu tư, khu vực đầu tư xây dựng công trình

và các chi phí khác phù hợp yêu cầu cụ thể của dự án

- Tổng mức đầu tư của dự án được xác định theo công thức sau :

V TMĐT = G BT,TĐC + G XD + G + G TB QLDA + G + G TV K + G DP

Trong đó :

+ V TMĐT : Tổng mức đầu tư của dự án;

+ G BT,TĐC : Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư;

+ G XD : Chi phí xây dựng;

+ G TB : Chi phí thiết bị;

+ G QLDA : Chi phí quản lý dự án;

+ G TV : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

+ G K : Chi phí khác;

+ G DP : Chi phí dự phòng

I.1 Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư

- Cơ sở lý thuyết:

 Chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư gồm các khoản :

 Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất

 Chi phí tái định cư

10

Trang 11

Chi phí hỗ trợ và chuyển đổi việc làm.

 Chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng

 Chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng

- Căn cứ xác định:

 Diện tích đất sử dụng cho dự án: 250.000 m = 25 ha 2

 Khối lượng giải phóng mặt bằng theo thực tế

 Chế độ chính sách của nhà nước và địa phương về bồi thường, hỗ trợ tái định cư

 Đơn giá bồi thường, bảng giá đất của địa phương

- Phương pháp xác định :

 Đối với chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư ta dùng phương pháp lập dự toán chi phí Chi phí sử dụng đất tính theo chi phí thuê đất Ở dự án này giả thiết chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng được tính bằng diện tích đất nhân với chi phí bồi thường cho 1 đơn vị diện tích

 Chi phí bồi thường hoa màu :

 Diện tích đất sử dụng cho dự án : S = 250.000 m = 25 ha.2

 Căn cứ vào quy định hiện hành của Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương

nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành, cụ thể là Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về quy hoạch sử dụng đất,

giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

 Căn cứ vào quyết định số 30/2019/QĐ – UBND của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công

bố ngày 31 tháng 12 năm 2019, về việc quy định mức giá các loại đất trên địa bàn thành phố

Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024, giá đất tính trong dự án tính theo

bảng số 01 của quyết định này: GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT THUỘC NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP.

 Căn cứ vào quyết định số 3153/2016/QĐ – UBND ngày 16/06/2016 về tỷ lệ % đơn giá thuê đất hàng năm không qua đấu giá

 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất,

thuê mặt nước và Thông tư 77/2014/TT-BTC về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt

nước

- Xác định các khoản chi phí :

a Chi phí bồi thường đất và nhà cửa, kiến trúc, vật trên đất :

Chi phí bồi thường đất :

Công thức : G BTĐ = G x S đ

Trang 12

Trong đó :

 Gđ : giá bồi thường đất (Đất dự án là đất ruộng, lấy theo bảng số 01 của quyết định Số: 30/2019/QĐ – UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Thành Phố Hà Nội công bố ngày

31 tháng 12 năm 2019 về việc ban hành Quy định và bàng giá các loại đất trên địa bàn

1 thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 với đất trồng cây hàng năm là 135.000 đồng/m Nên giá đền bù đất Huyện Gia Lâm là G = 2

đ135.000 đồng/m2)

 S : Tổng diện tích đất = 250.000 m = 25 ha.2

G BTĐ = 135.000 x 250.000 = 33.750.000.000 (đồng) = 33.750 (triệu đồng)

Chi phí bồi thường cây trồng trên đất (lúa nước) :

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 : Đối với cây

hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất

- Căn cứ vào TT 14/2009/TT-BTNMT “Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và

trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất” Tại khoản 1 điều 12 có quy định: “Mức bồi thường đối với cây hàng năm bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một (01) vụ thu hoạch Giá trị sản lượng của một (01) vụ thu hoạch được tính theo năng suất cao nhất trong ba (03) năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất”

- Như vậy ta chỉ bồi thường cho 01 vụ lúa.

Công thức : G BTL = G x NS x S l

Trong đó :

 Gl : Giá bồi thường lúa

Giá bồi thường lúa được lấy theo quy định tại Điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP,

Điều 12 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT – bồi thường đối với cây trồng hàng năm

12

Trang 13

BẢNG 1.8: DOANH THU CỦA NHÀ MÁY

Đơn vị tính : 1000 đồng

STT Nội dung

Tỷ lệ sản phẩm đầu

ra so với doanh thu lượng rác đầu vào

Khối lượng (tấn/năm)

Đơn giá trước thuế

Doanh thu trước thuế

Đơn vị tính

1 Lượng rác thải đầu vào cần xử lý 103tấn/năm 124

5 Đốt rác thải nguy hại tấn/năm 0,0064 0,8184 1100 900.240

6 Thu phí vệ sinh môi trường tấn/năm 1,0 124 30 3.720.000

Trang 14

 Theo điểm g khoản 2 điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP , chi phí dự phòng gồm

chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu

tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án

- Theo điểm g khoản 3 điều 6 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, Chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các khoản mục chi phí quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản này Riêng tỷ lệ phần trăm đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện dự án, kế hoạch thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế

Trang 15

G DP2 : Dự phòng do yếu tố trượt giá

- Tính toán chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh G DP1(theo

Chi phí quản lí dự án, chi

phí đầu tư xây dựng, chi

Trang 16

Chi phí dự phòng 1 sau thuế: 14.864.689 (nghìn đồng).

I.7 Lập kế hoạch huy động vốn (đã gồm cả chi phí dự phóng 1) để tính chi phí dự phòng 2, xác định lãi vay trong thời gian xây dựng

Nguồn vốn:

- Vốn đầu tư ban đầu của dự án gồm 3 nguồn là :

 Vốn tự có chiếm 34%;

 Vay ưu đãi bắt đầu khi DA đươc phê duyệt : chiếm 24% Lãi suất 5% năm;

 Vay TM kể từ khi DA có thiết kế : chiếm 42% Lãi suất 13,4% năm, ghép lãi theonăm

Trả nợ vốn vay để đầu tư ban đầu theo phương thức trả đều bao gồm cả gốc lẫnlãi trong thời hạn 5 năm kể từ năm hoạt động đầu tiên

Cơ cấu nguồn vốn trong tổng vốn (chưa có chi phí dự phòng 2) của dự án là:

BẢNG 1.11: CƠ CẤU NGUỒN VỐN TRONG TỔNG VỐN

Đơn vị tính:1000 đồng

36

Trang 17

NỘI DUNG CƠ CẤU VỐN (%) GIÁ TRỊ

Kế hoạch huy động vốn của dự án:

a Căn cứ xác định :

- Tiến độ thực hiện đầu tư của dự án

- Nguồn vốn của dự án và khả năng huy động các nguồn vốn của dự án

b.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư :

 Giai đoạn chuẩn bị xây dựng :

 Bồi thường giải phóng mặt bằng;

 Khảo sát thiết kế (đo đạc và khảo sát địa chất) diễn ra song song với GPMB, saucông tác GPMB một khoảng thời gian;

 Diện tích xây dựng lớn nên công tác thiết kế diễn ra song song với công tác khảosát, bắt đầu sau công tác khảo sát một khoảng thời gian

Trang 18

Khởi công;

 Xây dựng công trình;

 Giám sát thi công xây dựng công trình

 Giai đoạn mua sắm các thiết bị và lắp đặt :

 Mua sắm và lắp đặt thiết bị;

 Giám sát thi công lắp đặt thiết bị

b.3 Giai đoạn kết thúc đầu tư đưa công trình vào vận hành sử dụng :

 Thẩm định và phê duyệt dự án;

 Kiểm toán quyết toán;

 Chạy thử, nghiệm thu, bàn giao công trình;

 Huy động vốn đầu tư ban đầu

Quản lý dự án : Kéo dài trong suốt dự án từ khi bắt đầu chuẩn bị đầu tư đến khi

bàn giao, đưa công trình vào vận hành

Chi phí dự phòng 1 : Kéo dài trong suốt dự án từ khi bắt đầu chuẩn bị đầu tư

đến khi bàn giao, đưa công trình vào vận hành

38

Trang 19

STT Nội dung Năm 1 N

Chuẩn bị đầu tư

1 Lập dự án khả thi

2 CP thẩm tra tính hiệu quả khả thi của dự án

Thực hiện đầu tư

3 Bồi thường giải phóng mặt bằng

4 Khảo sát thiết kế

5 Thiết kế bản vẽ

6 Thẩm tra thiết kế

7 Thẩm định tổng dự toán

8 Đấu thầu xây lắp thiết bị

9 Bảo hiểm công trình

15 toán quyết toánThẩm tra phê duyệt,kiểm

16 Huy dộng VLĐ ban đầu

BẢNG 1.12: BẢNG TIẾN ĐỘ

39

Trang 20

Kế hoạch huy động vốn của dự án (đã bao gồm cả chi phí dự phòng 1) :

Dựa theo nhu cầu sử dụng vốn trong các giai đoạn thực hiện đầu tư dự án, ta lập được kế hoạch huy động vốn

BẢNG 1.13: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ

Đơn vị tính: 1000 đồng

CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

11 Thẩm tra phê duyệt,kiểm toán quyết toán 837.006 83.701 920.707

Thẩm tra phê duyệt quyết

Trang 21

- Vốn tự có: 55.529.353 (nghìn đồng) (34%)

- Vốn vay ưu đãi: 39.197.190 (nghìn đồng) (24%)

- Vốn vay thương mại: 68.595.083 (nghìn đồng) (42%)

Huy động : Phân bổ vốn của dự án có 2 cách sau :

 Cách 1 : Giả thiết, ta sẽ phân bổ hết vốn tự có, sau đó mới đến hết vốn vay ưu đãi,cuối cùng là vốn vay thương mại

- Ưu điểm : Chi phí phải trả lãi do vay vốn nhỏ nhất, giảm được tổng mức đầu tư.

- Nhược điểm : Độ an toàn tài chính không cao, vì sau khi dùng hết vốn tự có,

nguồn vốn cho dự án phụ thuộc hoàn toàn vào vốn đi vay, đây là nguồn vốn cótính ổn định không cao Dự án không còn nguồn vốn dự trữ ổn định

 Cách 2 : Giả thiết, ta sẽ sử dụng đồng thời cả vốn tự có và vốn đi vay trong suốt quátrình xây dựng

- Ưu điểm : Độ an toàn tài chính cao hơn do dự án luôn có nguồn vốn ổn định dự

trữ là vốn tự có

- Nhược điểm : Thời gian trả lãi vay vốn dài, làm tăng tổng mức đầu tư của dự án.

Ở đây ta huy động/phân bổ vốn theo cách thứ hai ta sẽ sử dụng đồng thời cả vốn

tự có và vốn đi vay trong suốt quá trình xây dựng.”

Theo khoản 3.4 Điều 4 thông tư 04/2010/TT-BXD quy định: “Chi phí quản lý dự án:

là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc thực hiện các công việcquản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệmthu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng.”

Bảng kế hoạch huy động vốn xây dựng trong thời gian xây dựng (chưa bao gồm dự phòng 2).

Trang 22

BẢNG 1.14: NHU CẦU VỐN (sau thuế)

Đơn vị tính : 10

ST

Chuẩn bị đầu tư

1 Lập dự án khả thi 429,941

2

CP thẩm tra tính hiệu quả khả

thi của dự án 96,661

Thực hiện đầu tư

3 Bồi thường giải phóng mặtbằng 45,291,600

Trang 23

- Tính toán chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá :

Trong đó :

T: là độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình T = 2 năm;

t : số thứ tự quý phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1 8);

 : vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong quý thứ t;

 : chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong quý thứ t;

 : chỉ số giá xây dựng công trình bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xâydựng công trình (theo loại công trình) của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tínhtoán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiênliệu và vật liệu xây dựng;

 : mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với chỉ

số giá xây dựng công trình bình quân quý đã tính

- Tính chỉ số giá xây dựng công trình :

 Cách xác định chỉ số giá xây dựng công trình bình quân (Ibq) :

 Chọn 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không kể các năm có biến động giá bấtthường) Ở đây ta cần tìm số liệu chỉ số giá xây dựng công trình hạ tầng kĩ thuật (côngtrình xử lý nước thải) thuộc thành phố Hà Nội dựa trên các văn bản về chỉ số giá do BộXây Dựng công bố như sau :

 Năm 2020: so với năm gốc 2015 (100%)

Chỉ số giá xây dựng công trình quý IV/2020 được tra theo Công văn 1998/QĐ-SXDngày 30/12/2020: = 101,12%

Chỉ số giá xây dựng công trình quý III/2020 được tra theo Công văn 1225/QĐ-SXD ngày 07/10/2020: = 100,68%

Chỉ số giá xây dựng công trình quý II/2020 được tra theo Công văn 697/QĐ-SXD ngày 15/07/2020: = 100,50%

Chỉ số giá xây dựng công trình quý I/2020 được tra theo Công văn 306/CB_SXD ngày 22/04/2020: = 102,01%

 Năm 2019: so với năm gốc 2015 (100%)

Trang 24

Chỉ số giá xây dựng công trình quý IV/2019 được tra theo Công văn 305/QĐ-SXD ngày 22/04/2020: = 102,41%

Chỉ số giá xây dựng công trình quý III/2019 được tra theo Công văn 1188/QĐ-SXD ngày 30/09/2019: = 102,46%

Chỉ số giá xây dựng công trình quý II/2019 được tra theo Công văn 747/QĐ-SXD ngày 12/07/2019: = 102,49%

Chỉ số giá xây dựng công trình quý I/2019 được tra theo Công văn 301/QĐ-SXD ngày 10/04/2019: = 102,01%

 Năm 2018: so với năm gốc 2015 (100%)

Chỉ số giá xây dựng công trình quý IV/2018 được tra theo Công văn 10/QĐ-SXD ngày 08/01/2018: = 102,15%

Chỉ số giá xây dựng công trình quý III/2018 được tra theo Công văn 732/QĐ-SXD ngày 12/10/2018: = 102,17%

Chỉ số giá xây dựng công trình quý II/2018 được tra theo Công văn 443/QĐ-SXD ngày 17/07/2018: = 102,09%

Chỉ số giá xây dựng công trình quý I/2018 được tra theo Công văn 196/QĐ-SXD ngày 13/04/2018: = 101,88%

Trang 25

BẢNG 1.15: BẢNG TÍNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG BÌNH QUÂN (lấy năm 2015 làm mốc)

Nội dung Quý 4 2015 Quý 1 Quý 2 2018 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 2019 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 2020 Quý 3 Quý

Chỉ số giá

xây dựng 100 97.82 98 98.08 98.14 98 98.62 98.59 98.54 98.27 97.06 97.22 97.3Chỉ số giá

liên hoàn 1 0.9782 1.0018 1.0008 1.0006 0.9986 1.0063 0.9997 0.9995 0.9973 0.9877 1.0016 1.000Chỉ số giá

=

= 0.9975 (Quý)

- Căn cứ theo tiến độ huy động vốn đã bao gồm dự phòng 1, chỉ số giá xây dựng ta có bảng tính chi phí trượt giá

- Theo kết quả bảng tính trên, ta có IXDCTbq = 0.9975, ta cộng thêm ΔIX = 0.0046 (do ở Việt Nam chỉ số này luôn ≥ 1 nên ta cộng thêm ΔIX = 0.0046) ta lập bảng chi phí dự phòng 2 như sau :

BẢNG 1.16: TÍNH CHI PHÍ DỰ PHÒNG 2 (sau thuế)

Đơn vị tính: 1000

Nội dung

Thời gian thực hiện

CP đầu tư chưa có trượt

giá 797.433 50.719.214 993.045 14.975.534 34.523.923 34.523.923 34.523.923 7.284

CP đầu tư có trượt giá 799.108 50.932.235 999.301 15.101.328 34.886.424 34.958.924 35.031.424 7.40

Trang 27

Vậy tổng hợp chi phí chưa có lãi vay là : 182.505.932 (nghìn đồng) sau thuế.

Ta có : Bảng nhu cầu vốn sau thuế có kể đến chi phí dự phòng 2 :

Trang 28

BẢNG 1.18: NHU CẦU VỐN ( sau thuế có chi phí dự phòng 2)

Đơn vị tính

Chuẩn bị đầu tư

2 CP thẩm tra tính hiệu quả khả thi của dự án 96.901

Thực hiện đầu tư

3 Bồi thường giải phóng mặt bằng 9.609.450

Trang 29

c Kế hoạch huy động vốn trong thời gian xây dựng :

BẢNG 1.20: THỐNG KÊ LƯỢNG VỐN

Đơn vị tính : 1000 đồngNguồn vốn Tỷ lệ % Tổng giá trị Giá trị

182.505.932

62.052.017

50

Trang 30

BẢNG 1.21: KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG (sau thuế)

Đơn vị

ST

Thời gian thực hiện

Tự có Ưu đãiVayTM Tự có Ưu đãiVayTM Tự có Ưu đãi TMVay Tự có Ưu đ

1 Số vốn lưu động 799,108 0 0 50,933,909 0 0 1,213,996 0 0 9,105,004 6,217,

Đơn vị

Thời gian thực hiện

Trang 31

Dự trù lãi vay vốn trong thời kỳ xây dựng :

- Căn cứ xác định :

 Kế hoạch huy động vốn của dự án

 Lãi suất vay vốn, thời gian vay, phương thức tính lãi (giả định trong thời kỳ xây dựng chưatrả nợ cả gốc và lãi)

- Lập bảng dự trù lãi vay vốn trong thời gian xây dựng.

- Tính lãi trong thời kỳ xây dựng: Do lãi ghép tính theo năm mà thời gian vay theo tiến độ

các quý nên tính lại lãi suất theo quý theo công thức :

= – 1

 Lãi vay ưu đãi 5% năm tương ứng với 1,25% quý

 Lãi vay thương mại 13,4% năm tương ứng với 3,35% quý

 Từ bảng kế hoạch huy động vốn ta thấy doanh nghiệp bắt đầu phải đi vay vốn vay ưu đãi làqúy 4 năm 2020 và bắt đầu vay vốn thương mại ở quý 6 năm 2020

 Lãi cộng dồn tính về cuối thời đoạn kết thúc quá trình xây dựng được xác định như sau :

L= V - V t o

Trong đó :

L : lãi cộng dồn quy về thời điểm kết thúc quá trình xây dựng;

Vt : lượng vốn vay tích lũy đến thời điểm kết thúc quá trình xây dựng;

V o : lượng vốn vay ban đầu

BẢNG 1.22: DỰ TRÙ LÃI VAY VỐN VAY ƯU ĐÃI TRONG THỜI KÌ XÂY DỰNG

(lãi suất i = 1,25%)

Đơn vị tính: 1000 đồng

2 Vay vốn đầu mỗi quý 0 6.217.276 41.528.162 42.482.266 43.013.294 43.550.960

3 Vốn vay tích lũy tới cuối quý (gốc + lãi) 0 6.294.992 42.047.264 43.013.294 43.550.960 44.095.347

4 Tiền lãi sinh ra trong quý 0 77.716 519.102 531.028 537.666 544.387

5 Lãi vay tích lũy tới cuối quý 0 77.716 596.818 373.605 638.119 906.261

Trang 32

BẢNG 1.23: DỰ TRÙ LÃI VAY VỐN THƯƠNG MẠI TRONG THỜI KÌ

XÂY DỰNG (lãi suất i = 3,35%)

Đơn vị tính : 1000 đồng

1 Vốn vay trong quý 35.233.170 36.175.673 9.058.560

2 Vay vốn đầu mỗi quý 35.233.170 72.589.154 84.079.451

3 Vốn vay tích lũy tới cuối quý (gốc+lãi) 36.413.481 75.020.891 86.896.112

4 Tiền lãi sinh ra trong quý 1.180.311 2.431.737 2.816.662

5 Lãi vay tích lũy tới cuối quý 1.180.311 3.612.048 6.428.709

BẢNG I.24: TỔNG LÃI VAY TRONG NĂM XÂY DỰNG

Trang 33

I.8 Tổng hợp tổng mức đầu tư của dự án

BẢNG 1.26: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

6 Lãi vay trong thời gian xây dựng 8.638.609 8.638.609

Vậy tổng mức đầu tư của dự án là: 191.838.317 (nghìn đồng) sau thuế

52

Trang 34

3 Bồi thuờng, GPMB( trừ tiền sử dụngđất) 34.761.600 34.761.600

4 Chi phí QLDA, tư vấn, CP khác 6.937.758 693.776 7.631.534

53

Trang 35

II Xác định chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án trong các năm vận hành

II.1 Chi phí vật tư trực tiếp, chi phí sử dụng điện nước (không thuế VAT)

II.1.1 Chi phí vật tư trực tiếp (không có thuế VAT)

- Căn cứ xác định:

 Chi phí vật tư của dự án là chi phí vật tư cho hoạt động chôn lấp, đốt rác và sản xuất phân vi sinh, chế phẩm khác của dự

 Xác định chi phí này căn cứ lượng vật tư tiêu hao: đơn giá vật tư tương ứng

- Lập bảng xác định chi phí vật tư:

BẢNG 2.1A: CHI PHÍ VẬT TƯ TRỰC TIẾP TRONG NĂM VẬN HÀNH

Đơn vị: 1000 đồnSTT Loại vật tư trực tiếp vị tínhĐơn

Mức tiêu haotính cho 1 tấnrác đầu vào

Mức tiêu hao vật tưtính cho cả năm(1000 tấn/năm)

Đơn giá chưa cóthuế VAT (đ/ĐVT)

Thành tiề(đồng/năm

1 H, ca(COL)2, PACN – 95)Hóa chất (men EM, DW 79- kg 0,124 15,376 19.000 292.144

II.1.2 Chi phí sử dụng điện, nước (không có thuế VAT)

- Căn cứ xác định :

 Chi phí sử dụng điện, nước của dự án là chi phí tiêu hao điện, nước do quá trình làm việc, sinh hoạt, điện thắp sáng ban đêm ccho làm vệ sinh, tưới cây và một số nhu cầu khác của dự án

 Xác định chi phí này có thể căn cứ lượng điên, nước tiêu hao, giá điện, nước hoặc cũng có thể căn cứ vào mức tiêu hao điện, n

so với doanh thu (có thể sư dụng ở mức từ 1%-3% so với doanh thu)

 Trong dự án này, ta dự trù chi phí điện, nước sử dụng của dự án hàng năm bằng 2% so với doanh thu

54

Trang 36

BẢNG 2.1B: CHI PHÍ SỬ DỤNG ĐIỆN NƯỚC

Đơn vị tính : 1000 đồng

ST

T Nội dung

Năm vận hành Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8

1 Doanh thu 61.027.840 61.027.840 61.027.840 61.027.840 61.027.840 54.925.056 48.822.272

2 Chi phí sử dụng điện

nước (2%) 1.220.557 1.220.557 1.220.557 1.220.557 1.220.557 1.098.501 976.445

55

Trang 37

II.2 Chi phí trả lương cho cán bộ, công nhân quản quản lí, điều hành dự án

- Căn cứ xác định :

 Căn cứ vào số lượng cán bộ công nhân viên quản lí điều hành dự án

 Căn cứ mức lương bao gồm cả phụ cấp của từng loại (mức lương được lấy theo mặt bằngchung trên thị trường cho các công việc tương tự)

PC : Phụ cấp lương: Đối với bộ phận trực tiếp tiếp xúc với rác thải được

hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm và với lãnh đạo được hưởng phụ cấptrách nhiệm theo Nghị định 205/2004 NĐ-CP

Theo điều 3 Nghị định 90 /201 9 /NĐ-CP ngày 15/11/2019 quy định mức lương tối thiểu

vùng cho một lao động (công nhân, nhân viên) tại vùng I (huyện Gia Lâm thuộc vùng I

theo phụ lục đi kèm Nghị định này) là 4.420.000 đồng/tháng Theo khoản b điều 5 Nghị định 90 /2019/NĐ-CP , mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề

(lãnh đạo xưởng, lãnh đạo tổ, lãnh đạo cửa hàng) cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tốithiểu vùng

 Hình thức trả lương của dự án áp dụng (trả theo thời gian)

- Lập bảng xác định chi phí trả lương :

BẢNG 2.2: CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG CHO CÁC NĂM VẬN HÀNH

Đơn vị tính : 1000 đồng

STT Nội dung Chức danh lượng Số Mức lương tháng Chi phí trả lương năm

Trang 38

Vậy tiền lương phải chi trả cho cán bộ nhân viên là: 7.140.000 (nghìn đồng)

II.3 Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản

- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng nhà, công trình kiến trúc, trang thiết bị hàng năm Chi phí

này thường lấy theo số liệu thống kê bình quân tỷ lệ chi phí sửa chữa, bảo dưỡng so vớigiá trị tài sản

 Chi phí sửa chữa nhà cửa bằng 2% so với giá trị tài sản

 Chí phí sửa chữa thiết bị bằng 4% so với giá trị tài sản

BẢNG 2.3: CHI PHÍ SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG TRONG CÁC NĂM

Vậy tổng chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trong các năm vận hành là : 3.151.877 (nghìn đồng)

II.4 Chi phí bảo hiểm xã hội, y tế, trích nộp phí công đoàn

- Các căn cứ xác định :

57

Trang 39

Căn cứ vào số lượng cán bộ, công nhân viên của dự án.

 Mức lương của cán bộ, công nhân viên

 Mức quy định nộp phí bảo hiểm xã hội và y tế, thất nghiệp, trích nộp kinh phí công đoàn

 Căn cứ theo QĐ 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017:

 Mức đóng bảo hiểm xã hội cho các đối tượng lao động trong dự án: 17,5% quỹ tiền lương,tiền công (đóng vào các quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, quỹhưu trí tử tuất)

 Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế của dự án, các đối tượng người lao độngtrong dự án được đóng mức bảo hiểm y tế: 3% quỹ tiền lương, tiền công

 Mức đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp: 1% quỹ tiền lương, tiền công

 Mức trích nộp kinh phí công đoàn là: 2% quỹ lương với mọi doanh nghiệp không phânbiệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn

Vậy chi phí bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, trích nộp kinh phí công đoàn là 23,5% quỹ lương

Qua bảng trên ta thấy, mức chi phí cho bảo hiểm xã hội, y tế, trích nộp chi phí công đoànhằng năm của dự án là : 23,5% x 7.140.000 = 1.677.900 (nghìn đồng)

BẢNG 2.4: CHI PHÍ BẢO HIỂM XÃ HỘI,Y TẾ,THẤT NGHIỆP,TRÍCH

NỘP KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN

Đơn vị tính : 1000 đồng

II.5 Chi phí quản lý khác

- Chi phí văn phòng phẩm, bưu điện phí, công tác phí, chè nước tiếp khách, giao dịch đối

ngoại, lệ phí cố định nộp hàng năm và một số chi phí khác…

- Dự trù chi phí cho quản lí khác, trong dự án này dự kiến lấy bằng 1% so với doanh thu

hàng năm

- Doanh thu thay đổi sẽ có khoảng 50% chi phí quản lí phụ thuộc vào doanh thu.

- Chi phí quản lí khác cho các năm vận hành trong dự án gồm: chi phí cố định và chi phí

biến đổi

- Chi phí quản lí cố định : C QLCĐ = DT MAX × f%

Trong đó:

C QLCĐ : Chi phí quản lý cố định

DT MAX : Doanh thu năm lớn nhất trong thời gian phân tích dự án (15 năm)

f% : Tỷ lệ chi phí quản lý dự án so với doanh thu (1,5%).

- Chi phí quản lý thay đổi : C QLTĐt =DT t × f%

Trong đó:

C : Chi phí quản lý thay đổi ở năm vận hành thứ t

Trang 40

f % : Tỷ lệ chi phí quản lý thay đổi so với doanh thu năm thứ t (2%).

59

Ngày đăng: 20/05/2024, 19:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1.8: DOANH THU CỦA NHÀ MÁY - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 1.8 DOANH THU CỦA NHÀ MÁY (Trang 13)
BẢNG 1.12: BẢNG TIẾN ĐỘ - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 1.12 BẢNG TIẾN ĐỘ (Trang 19)
BẢNG 1.13: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 1.13 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ (Trang 20)
BẢNG 1.14: NHU CẦU VỐN (sau thuế) - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 1.14 NHU CẦU VỐN (sau thuế) (Trang 22)
BẢNG 1.15: BẢNG TÍNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG BÌNH QUÂN (lấy năm 2015 làm mốc) - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 1.15 BẢNG TÍNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG BÌNH QUÂN (lấy năm 2015 làm mốc) (Trang 25)
BẢNG 1.16: TÍNH CHI PHÍ DỰ PHềNG 2 (sau thuế) - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 1.16 TÍNH CHI PHÍ DỰ PHềNG 2 (sau thuế) (Trang 25)
BẢNG 1.18: NHU CẦU VỐN ( sau thuế có chi phí dự phòng 2) - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 1.18 NHU CẦU VỐN ( sau thuế có chi phí dự phòng 2) (Trang 28)
BẢNG 1.20: THỐNG KÊ LƯỢNG VỐN - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 1.20 THỐNG KÊ LƯỢNG VỐN (Trang 29)
BẢNG 1.22: DỰ TRÙ LÃI VAY VỐN VAY ƯU ĐÃI TRONG THỜI KÌ XÂY DỰNG  (lãi suất i = 1,25%) - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 1.22 DỰ TRÙ LÃI VAY VỐN VAY ƯU ĐÃI TRONG THỜI KÌ XÂY DỰNG (lãi suất i = 1,25%) (Trang 31)
BẢNG 1.23: DỰ TRÙ LÃI VAY VỐN THƯƠNG MẠI TRONG THỜI KÌ  XÂY DỰNG (lãi suất i = 3,35%) - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 1.23 DỰ TRÙ LÃI VAY VỐN THƯƠNG MẠI TRONG THỜI KÌ XÂY DỰNG (lãi suất i = 3,35%) (Trang 32)
BẢNG 2.1A: CHI PHÍ VẬT TƯ TRỰC TIẾP TRONG NĂM VẬN HÀNH - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.1 A: CHI PHÍ VẬT TƯ TRỰC TIẾP TRONG NĂM VẬN HÀNH (Trang 35)
BẢNG 2.1B: CHI PHÍ SỬ DỤNG ĐIỆN NƯỚC - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.1 B: CHI PHÍ SỬ DỤNG ĐIỆN NƯỚC (Trang 36)
BẢNG 2.3: CHI PHÍ SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG TRONG CÁC NĂM  VẬN HÀNH SAU THUẾ - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.3 CHI PHÍ SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG TRONG CÁC NĂM VẬN HÀNH SAU THUẾ (Trang 38)
BẢNG 2.7: TÁI ĐẦU TƯ THAY MỚI TÀI SẢN - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.7 TÁI ĐẦU TƯ THAY MỚI TÀI SẢN (Trang 45)
BẢNG 2.15: CHI TRẢ LÃI VỐN LƯU ĐỘNG TRONG NĂM VẬN HÀNH (lãi suất = 13,4%) - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.15 CHI TRẢ LÃI VỐN LƯU ĐỘNG TRONG NĂM VẬN HÀNH (lãi suất = 13,4%) (Trang 50)
BẢNG 2.16: TỔNG HỢP CHI PHÍ TRẢ LÃI VAY TRONG NĂM VẬN HÀNH - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.16 TỔNG HỢP CHI PHÍ TRẢ LÃI VAY TRONG NĂM VẬN HÀNH (Trang 51)
BẢNG 2.17: THUẾ MÔN BÀI - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.17 THUẾ MÔN BÀI (Trang 52)
BẢNG 2.18. TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC NĂM VẬN HÀNH - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.18. TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC NĂM VẬN HÀNH (Trang 53)
BẢNG 4.1 DỰ TRÙ LÃI LỖ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN  XUẤT KINH DOANH - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 4.1 DỰ TRÙ LÃI LỖ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 59)
BẢNG 5.1 DềNG TIỀN CỦA DỰ ÁN - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 5.1 DềNG TIỀN CỦA DỰ ÁN (Trang 63)
BẢNG 5.5: GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA HIỆU SỐ THU CHI (NPV) - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 5.5 GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA HIỆU SỐ THU CHI (NPV) (Trang 73)
BẢNG 6.1: XÁC ĐỊNH THỜI HẠN HOÀN VỐN NHỜ LỢI NHUẬN VÀ KHẤU HAO - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 6.1 XÁC ĐỊNH THỜI HẠN HOÀN VỐN NHỜ LỢI NHUẬN VÀ KHẤU HAO (Trang 78)
BẢNG 6.2: XÁC ĐỊNH THỜI HẠN HOÀN VỐN THEO HỆ SỐ CHIẾT KHẤU - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 6.2 XÁC ĐỊNH THỜI HẠN HOÀN VỐN THEO HỆ SỐ CHIẾT KHẤU (Trang 80)
BẢNG 6.5: CHI PHÍ CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ BIẾN ĐỔI TRONG CÁC NĂM VẬN HÀNH DỰ ÁN - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 6.5 CHI PHÍ CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ BIẾN ĐỔI TRONG CÁC NĂM VẬN HÀNH DỰ ÁN (Trang 85)
BẢNG 6.6: DOANH THU HềA VỐN VÀ MỨC HOẠT ĐỘNG HềA VỐN CỦA DỰ ÁN - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 6.6 DOANH THU HềA VỐN VÀ MỨC HOẠT ĐỘNG HềA VỐN CỦA DỰ ÁN (Trang 87)
BẢNG 1.35: DềNG TIỀN CỦA DỰ ÁN KHI VỐN ĐẦU TƯ TĂNG 5% - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 1.35 DềNG TIỀN CỦA DỰ ÁN KHI VỐN ĐẦU TƯ TĂNG 5% (Trang 88)
BẢNG 2.1.1: XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐẦU VÀO VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ MUA NGOÀI - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.1.1 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐẦU VÀO VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ MUA NGOÀI (Trang 95)
BẢNG 2.1.3: XÁC ĐỊNH THUẾ VAT PHẢI NỘP NGÂN SÁCH - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.1.3 XÁC ĐỊNH THUẾ VAT PHẢI NỘP NGÂN SÁCH (Trang 99)
BẢNG 2.1.4: CÁC KHOẢN NỘP NGÂN SÁCH CHỦ YẾU - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.1.4 CÁC KHOẢN NỘP NGÂN SÁCH CHỦ YẾU (Trang 100)
BẢNG 2.1.5: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN - Phân Tích Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Tại Gia Lâm - Hà Nội.pdf
BẢNG 2.1.5 BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN (Trang 103)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w