đồ án tổ chức và thi công xây dựng đô thị

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đồ án tổ chức và thi công xây dựng đô thị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Gồm các nội dung cụ thể sau:- Phân tích đặc điểm của công trình và điều kiện thi công;- Tính toán khối lượng thi công;- Lập và tổ chức thi công các công tác chính Ép cọc, BTCT móng và BT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỔ CHỨC VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

Giáo viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Hồng Hải Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂYDỰNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc- - - o0o - - - -

Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng Bộ môn Tổ chức - Kế hoạch PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ

ĐỒ ÁN TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊHọ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hằng MSSV: Lớp: 65BDS1

1 Đầu đề thiết kế:

2 Các số liệu ban đầu để làm thiết kế

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình: Cho riêng theo từng sinh viên- Số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại địa điểm xây dựng;- Năng lực của đơn vị thi công: Sinh viên tự lựa chọn

- Đơn giá và định mức thi công: Sử dụng định mức theo quy định hiện hành (chiết giảmtheo hướng dẫn cụ thể của giảng viên phụ trách); Đơn giá VL, NC, MTC,… theo báo giá và giáthị trường của địa phương tại thời điểm làm đồ án.

- Các quy phạm, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công trình;- Các văn bản pháp quy và tài liệu liên quan khác.

3 Nội dung các phần thuyết minh và bản vẽ

Đồ án yêu cầu thiết kế tổ chức thi công phần thô công trình (hết phần xây tường), không yêu cầu làm phần hoàn thiện và lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật của công trình Gồm các nội dung cụ thể sau:

- Phân tích đặc điểm của công trình và điều kiện thi công;- Tính toán khối lượng thi công;

- Lập và tổ chức thi công các công tác chính (Ép cọc, BTCT móng và BTCT khung thân); - Thiết kế tổng tiến độ thi công;

- Tính toán và lập biểu đồ vật liệu (loại vật liệu được chỉ định cụ thể đối với từng sinhviên);

- Tính toán cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công và thiết kế tổng mặt bằng thi công;- Lập biểu đồ phát triển chi phí thi công;

Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2023

Giảng viên

Trang 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THICÔNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG QUÁT1.1 Giới thiệu công trình và điều kiện thi công

1.1.1 Thông tin chung

- Hiện trạng mặt bằng:

Phía Bắc: Chung cư dự kiến xây dựngPhía Tây: Đường liên khu

Phía Đông: Công trình đã có

Phía Nam : Công trình chuẩn bị xây dựng

- Hạ tầng kỹ thuật hiện có cho địa điểm: Cấp nước, thoát nước, cấp điện, đường giao thông

- Quy mô xây dựng:

Hình 1.1 Mặt bằng quy hoạch xây dựng công trình

Trang 4

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

- Địa hình khu vực xây dựng công trình: công trình được xây dựng tại nơi tương đối bằng phẳng, không có chướng ngại vật.

- Khí hậu: nhiệt độ bình quân tháng là 23,20; lượng mưa trung bình 1450 - 1650 mm/năm; hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam.

1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

- Tình hình sản xuất vật liệu và thị trường vật liệu xây dựng tại địa phương: có nhiều xínghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cự li vận chuyển gần, tại nơi xây dựng công trình có điều kiện phát triển kĩ thuật công nghệ

- Điều kiện giao thông vận tải: gần đường chính, công trình được xây dựng trên khu vực gần khu dân cư nên trong thi công cũng phải đảm bảo che chắn bụi và giữ vệ sinh chođường phố khi chở vật liệu về công trường cũng như giữ vệ sinh cho việc ăn ở của công nhân trong công trường

- Điều kiện cung cấp điện nước và thông tin: công trình sử dụng nguồn điện và nguồn nước trong thành phố, thông tin liên lạc tốt

- Nguồn nhân lực cho thi công: nhân lực địa phương dồi dào

Kết luận: ta thấy điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế kỹ thuật tại nơi xây dựng công trình tương đối thuận lợi cho quá trình thi công xây dựng công trình.

1.2 Giải pháp thiết kế kiến trúc Tổng thể:

- Do đặc điểm khu đất xây dựng hình chữ nhật, có một mặt giáp trục đường chính, công trình được bố trí để xây dựng như sau:

- Bố trí nhà bảo vệ phía ngoài công trình, đặt ngay tại góc ranh dất tại đường trụ chính,ngoài ra trong nhà chính có phần diện tích để đặt 2 máy ATM có cửa mở ra tiền sảnh và phục vụ khách hàng 24/24 giờ Nhà bảo vệ bố trí như vậy sẽ quan sát đượng toàn bộ khu vực khoảng sân phía trước và khu vực tiền sảnh của công trình

- Khu vực đậu xe 2 bánh được bố trí ngay ranh đất giáp trụ đường chính Khu vực đậu xe ô tô khách được bố trí ngay sân trước

- Bố trí đường giao thông nội bộ chạy dọc quanh công trình chính, lối xe vào bên phải công trình lối ra bên trái việc bố trí hệ thống giao thông nhau vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phòng cháy, chữa cháy

KIẾN TRÚC, KẾT CẤU CÔNG TRÌNH:

Trang 5

Sơ đồ kiến trúc công trình:

de

Trang 6

Hình 1.5: Mặt cắt 1-1 Hình 1.6: Mặt cắt 2-2

1.3 Giải pháp kết cấu

* Phương hướng chung:Xuất phát từ đặc điểm kết cấu công trình, căn cứ vào các yêu

cầu cơ bản nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, kết hợp với các tài liệu khảo sát về kinh tế, kỹ thuật, điều kiện cung ứng vật tư và năng lực sản xuất của nhà thầu, chiến lược kinh doanh của nhà thầu,nhà thầu đưa ra giải pháp kỹ thuật công nghệ

Trang 7

tổng quát như sau: Thi công theo phương pháp dây chuyền, phân đoạn, phân đợt thi công cho các công tác chính để tránh chồng chéo các công việc và đẩy nhanh tiến độ thi công - Cơ giới hóa tối đa các công tác, nhất là các công tác có khối lượng lớn để rút ngắn thời gian xây dựng và đảm bảo chất lượng công trình Lựa chọn máy phù hợp với đặc điểm công trình, chọn thời điểm đưa máy vào thi công một cách hợp lý.

- Chú trọng các công tác chủ yếu, có khối lượng lớn ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độthi công như công tác thi công cọc, bê tông móng, bê tông khung sàn, công tác xây Các công tác khác có khối lượng nhỏ làm xen kẽ để tận dụng mặt trận công tác và điều chỉnh tiến độ thi công một cách hợp lý

- Nhà thầu chia công trình chính thi công làm 3 phần: Phần ngầm, phần thân và phần hoàn thiện.

- Phương hướng thi công Phần ngầm

- Các công tác chính bao gồm: đào đất, thi công BTCT đài và giằng móng - Thi công BTCT đài và giằng móng: BT lót móng Mác 100 trộn trực tiếp tại hiện trường Tiến hành thi công theo phương pháp dây chuyền Cốt thép sử dụng để thi công được gia công bằng máy cắt, máy hàn kết hợp với nối buộc,lắp dựng bằng thủ công Ván khuôn móng sử dụng ván khuôn bằng gỗ, lắp dựng thủ công tại hiện trường Toàn bộ BT móng được đổ trong 1 ngày bằng bơm bê tông, bê tông sử dụng là bê tông thương phẩm Công việc cụ thể bao gồm:

+ Công tác đổ bê tông lót móng.

+ Công tác lắp dựng cốt thép đài móng và giằng móng.

+ Công tác lắp dựng ván khuôn đài móng và ván khuôn giằng móng + Công tác đổ bê tông đài móng và bê tông giằng móng.

+ Công tác tháo ván khuôn đài móng và giằng móng.

- Phương hướng thi công Phần thân

- Thi công khung kết cấu BTCT phần thân:

- Phân chia mặt bằng thi công mỗi tầng thành các phân đoạn thi công và thi công theo phương pháp dây chuyền đối với 2 công tác là cốt thép và ván khuôn, công tác đổ bê tông đổ toàn bộ trong 1 ngày Cốt thép và ván khuôn được vận chuyển bằng cần trục tháp Công tác bê tông phần thân được sử dụng bê tông thương phẩm đổ bằng cần trục tháp đối với công tác thi công cột, bằng máy bơm tĩnh đối với công tác thi công dầm sàn Mỗi phân đoạn lại chia thành 2 đợt thi công:

+ Đợt 1: Thi công cột

Trang 8

Dây chuyền công nghệ thi công cột: Lắp dựng cốt thép cột →Lắp dựng ván khuôn cột → Đổ bê tông cột → Tháo ván khuôn cột.

+ Đợt 2: Thi công dầm, sàn.

Dây chuyền công nghệ thi công dầm, sàn, cầu thang: Lắp ván khuôn đáy dầm→ Lắp cốt thép dầm →Lắp ván khuôn thành dầm, ván khuôn sàn và ván khuôn cầu thang →Lắp cốt thép sàn, cầu thang → Đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang → Tháo ván khuôn dầm, sàn, cầu thang.

- Phần xây:

+ Tiến hành phân chia đoạn, đợt thi công, dùng cẩu tháp kết hợp với vận thăng vận chuyển vật liệu lên cao.

+ Dùng máy trộn vữa, trộn tại chỗ, xe cải tiến trung chuyển vật liệu.

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU2.1 Lựa chọn phương án kỹ thuật và tổ chức thi công tổng quát

2.1.1 Phương hướng công nghệ- kỹ thuật tổng quát

Xuất phát từ đặc điểm kết cấu công trình, căn cứ vào các yêu cầu cơ bản nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, kết hợp các tài liệu khảo sát, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện cung ứng vật tư, năng lực sản xuất của nhà thầu và chiến lược kinh doanh của nhà thầu, nhà thầu quyết định giải pháp kỹ thuật - công nghệ tổng quát thực hiện gói thầu như sau:

Thi công công trình thuộc dự án theo phương pháp dây chuyền nhằm phânđợt, phân đoạn thi công hợp lý cho các công tác chính tránh chồng chéo cáccông việc và đẩy nhanh tiến độ thi công.

Thực hiện công nghiệp hóa công tác xây lắp bằng hình thức cơ giới hóa tốiđa các công tác, nhất là các công tác có khối lượng lớn để rút ngắn thời gianxây dựng và đảm bảo chất lượng công trình Lựa chọn máy phù hợp với đặcđiểm công trình, chọn thời điểm đưa máy vào thi công một cách hợp lý đểgiảm hao mòn vô hình và giảm giá thành công trình.

Chú trọng các công tác chủ yếu, công tác có khối lượng lớn ảnh hưởng đếnchất lượng, tiến độ thi công như công tác thi công cọc, công tác thi công bêtông móng, thi công bê tông cốt thép khung, dầm, sàn, công tác xây Các công tác có khối lượng nhỏ được bố trí xen kẽ để tận dụng mặt trận công tác và bố trí cũng như điều chỉnh tiến độ thi công một cách hợp lý.

2.1.2 Phương hướng tổ chức thi công tổng quát

Trang 9

Qua phân tích giải pháp kết cấu, kiến trúc, quy hoạch của công trình và điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội cũng như căn cứ vào năng lực sản xuất của công ty, đề ra phương hướng thi công tổng quát là thi công cơ giới kết hợp với thủ công và sử dụng phương pháp thi công theo dây chuyền để đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực.

Khi thi công sẽ tập trung vào một số công tác chủ yếu, các công tác khác có khối lượng thi công nhỏ được thi công xen kẽ để tận dụng mặt trận công tác, rút ngắn thời gianxây dựng.

Tổ chức thi công các công tác chính sau:Công tác thi công đào đất.

Công tác thi công bê tông cốt thép móng Công tác thi công bê tông cốt thép phần khung nhà.Công tác xây.

Công tác hoàn thiện và các công tác khác

2.2 Tính toán và tổng hợp khối lượng các công tác chủ yếu2.2.1 Công tác đất

- Công tác đào đất hố móng được thực hiện theo TCVN 4447 – 2012: Công tác đất – quy phạm thi công và nghiệm thu

- Sau khi thi công xong phần cọc tiến hành kiểm tra lại mốc định vị, cao độ thi công, tim cốt phần cọc để tiến hành đào móng Truớc khi đào hố móng phải xây dựng hệ thống tiêu nước bề mặt không cho chảy vào hố móng công trình Tại đáy hố móng đào các rãnh xung quanh chân taluy thu nước về các hố thu, nếu hố móng có nước tiến hành bơm thoát nước lên hệ thống mương, rãnh dẫn nước vào hệ thống thoát nước chung của khu vực, nếu cần thiết có thể dùng bơm để đảm bảo nước thoát nhanh trong thời gian ngắn - Máy đào đứng trên cao đào xuống, di chuyển lùi đào dứt điểm thành một đợt và đổ trực tiếp lên ôtô bên cạnh để tránh cản trở mặt bằng thi công Ôtô vào công trình lấy đất theo hướng giật lùi nhận đất.

- Để đảm bảo khoảng cách an toàn so với máy công tác sửa móng bằng thủ công vào sau khi máy đào được 1 ngày Đất đào được tập trung thành đống để xúc lên ôtô Nhân công đuợc bố trí thành nhiều tổ nhỏ để mỗi tổ thi công một hố móng và hệ thống giằng đài xung quanh.

2.2.1.1 Đặc điểm của công tác đất

Trang 10

- Đào máy: đào máy từ cốt -0.80m đến cốt -1.30m (đào đến đỉnh đài); tại các đài móng đàotừ cốt -1.30m đến cốt -2.20m, tại các giằng móng đào từ cốt -1.30m đến cốt -1.80m - Đào và sửa thủ công.

* Phương hướng thi công:

- Chuẩn bị: Từ cọc mốc chuẩn, ta làm những cọc phụ để xác định vị trí của công trình Từ đó có thể xác định được tim, trục công trình, chân mái đắp, mép, đỉnh mái đất đào, đường biên hố móng,…

- Do mặt bằng rộng rãi và khối lượng đất dùng để lấp hố móng rất lớn nên ta bố trí đổ đất lên xe để vận chuyển đi Khi đào móng trục biên đất đổ ra ngoài, còn khi đào móng trục giữa đất đổ vào nhịp giữa

Trang 11

- Cho máy di chuyển dọc theo hướng trục 1-10 Do bề rộng hố đào lớn nên bố trí cho máy đào dọc: máy di chuyển lùi theo trục của hố đào Đất đào lên được đổ sang bên cạnh hoặc đổ ra sau để ô tô chở đi.

Hình 2.2: Sơ đồ di chuyển máy thi công đào đất2.2.1.3 Tính khối lượng đất đào

- Xác định kích thước miệng hố đào: để đảm bảo điều kiện thi công thuận lợi (chỗ đứng đểghép ván khuôn móng), khi đào hố móng mỗi bên lấy rộng ra 0,3m so với kích thước thậtcủa bê tông đáy móng.

Hình : Mặt cắt phương pháp thi công đào đất

Trang 12

Khối lượng công tác đào đất bằng máy

V = a × b × H (m )3

Trong đó:

+ a: chiều dài hố đào (m)+ b: chiều rộng hố đào (m)+ H: chiều sâu cần đào bằng máy (m)

Trang 13

- Khối lượng công tác đào đất và sửa thủ công V = a × b × H (m )3

Trong đó:

+ a: chiều dài hố đào (m)+ b: chiều rộng hố đào (m)

+ H: chiều sâu cần đào và sửa thủ công H= 0.20 (m)

Do thi công công trình gồm 2 hạng mục là nhà A2 và nhà A2; 2 hạng mục này đều có kích thước, mặt bằng là như nhau nên tổng khối lượng đất đào là:

+ Tổng khối lượng đất đào bằng máy: Q = 684,93 × 2 = 1.369,86 (m )m 3

+ Tổng khối lượng đất đào và sửa thủ công: Q = 95,94 × 2 = 191,87 (m )3

Trang 14

2.2.1.4 Lựa chọn máy thi công

- Chọn phương án máy

Tổng khối lượng đất đào lớn, điều kiện mặt bằng cho phép máy hoạt động dễ dàng và cóthể đào liên tục nên ta sử dụng máy đào là chủ yếu kết hợp sửa hố móng và giằng móngbằng thủ công (đào bằng máy đến cách đấy 20cm thì cho sửa thủ công) Máy thi côngtrong trường hợp này được doanh nghiệp đi thuê ngoài.

Phương án: do bề rộng hố đào kích thước không lớn nên thi công bằng máy đào gầu nghịch có dung tích gầu 0,28 m , chọn máy đào gầu nghịch hiệu Hàn Quốc Hyundai 3

Robex R80 - 7

* Thông số kỹ thuật của máy đào gầu nghịchMáy xúc Hàn Quốc Hyundai Robex R80 - 7 - Động cơ: Yanmar 4TNV94L, 4 xilanh - Trọng lượng hoạt động: 7,800 kg - Dung tích gầu tiêu chuẩn: 0,28 m3Công thức tính năng suất định mức:

Nđm = 3600Tck × q × K đ

+Tck : Thời gian của 1 chu kỳ : Tck=tck.Kvt Kquay

+ tck: Thời gian của 1 chu kỳ khi góc quay là ϕquay= 90 (tck= 18,5 giây)

Trang 15

+Kvt : Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy đào, (Kvt= 1,1 khi đổ lên thùng xe

Thời gian đào đất bằng máy phụ thuộc vào khối lượng đất cần đào bằng máy, năng suất định mức của máy và số ca máy làm việc trong ngày Trong phạm vi đồ án, số ca máy làm việc trong ngày là 1 ca/ngày Do đó, thời gian đào máy được xác định theo công thức:

Thời gian đào đất bằng máy là 4,5 ngày

* Tính thời gian sửa thủ công

Định mức nội bộ của doanh nghiệp cho công tác đào đất bằng thủ công là 0,65 công/m 3

Khối lượng thi công thủ công: Qtc = 191,87 (m ) 3

Vậy tổng hao phí lao động cho công tác sửa móng bằng thủ công là: HPLD = 191,87 × 0.65 = 124.72 (công ).

Tính toán thời gian thi công:

Trang 16

HPLDNVới: N là số công nhân tham gia sửa móng.

Chọn 1 tổ đội công nhân gồm 20 người Mỗi người 1 ngày làm 1 caThời gian sửa thủ công :

TTC = 124,7220 = 6.236 (ngày) ≈6.5 (ngày)Tổng số công là : 6.5 × 20 = 130 (công )

Ta bố trí sửa thủ công vào sau máy là 2.5 ngày và cố gắng sao cho thời gian sửa thủ công tương đương với thời gian đào bằng máy nhằm rút ngắn tối đa thời gian thi công Mỗi công nhân làm 1 ngày 1 ca.

Bố trí tổ đội công nhân 20 người, tổng thời gian thi công là 6.5 ngày.

2.2.1.5 Tiến độ thi công đào đất

Bảng 2.5: Tiến độ thi công đào đất

2.2.1.6 Chọn ô tô vận chuyển đất phục vụ máy đào

Chọn ôtô tự đổ trọng lượng Q = 7 tấn Xác định số ôtô như sau:m = [ T

T 0 ] + 1 m : Số ô tô cần thiết trong 1 ca.

T : Thời gian làm việc 1 chu kỳ của ô tô.T = T + T + T + T

Ngày đăng: 20/05/2024, 16:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan