1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh huyện yên bình yên bình bắc yên bái

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank Chi Nhánh Huyện Yên Bình Bắc Yên Bái
Tác giả Phạm Thu Loan
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Thanh Tâm
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 218,12 KB

Nội dung

Trong thời gian qua, tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình BắcYên Bái, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đã được triển khainhưng công tác này vẫn còn

Trang 1

-o0o -PHẠM THU LOAN

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN YÊN BÌNH BẮC YÊN BÁI

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THANH TÂM

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 2

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam đoan nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trungthực trong học thuật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Phạm Thu Loan

Trang 3

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn Với lòng kínhtrọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Ban giám hiệu, các thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo mọi điềukiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Xin cảm ơn Các đồng nghiệp tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình đãnhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các tài liệu cần thiết cho nghiên cứu của tôi

Xin chân thành cảm ơn gia đình thân yêu và các bạn bè đã luôn ở bên cạnhđộng viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn

Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thanh Tâm, cô đã hếtlòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốtquá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Trân trọng!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i

MỞ ĐẦU i

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 4

5 Kết cấu luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 5

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân 5

1.1.2 Các hình thức tín dụng khách hàng cá nhân 8

1.2 Rủi ro tín dụng trong tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 9

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 9

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 10

Trang 5

1.3.1 Khái niệm hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng

thương mại 12

1.3.2 Mục tiêu, nguyên tắc hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 12

1.3.3 Nội dung công tác hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM 14

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân21 1.4.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng 21

1.4.2 Các yếu tố khách quan 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN YÊN BÌNH YÊN BÌNH BẮC YÊN BÁI 25

2.1 Giới thiệu khái quát về Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 26

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022 26

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 30

2.2.1 Chính sách và quy trình tín dụng KHCN của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 30

2.2.2 Các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình 34

2.2.3 Thực trạng kết quả tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 35

2.3 Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 36

2.3.1 Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng 36

2.3.2 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng 39

2.3.3 Giám sát rủi ro tín dụng 43

Trang 6

nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình 49

2.4.1 Những kết quả đạt được 49

2.4.2 Những hạn chế 50

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 51

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN YÊN BÌNH .55 3.1 Định hướng phát triển và yêu cầu đặt ra đối với hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đến năm 2025 tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 55

3.1.1 Định hướng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân và hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đến năm 2025 tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 55

3.1.2 Yêu cầu đặt ra đối với hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đến năm 2025 tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 57

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 58

3.2.1 Tăng cường nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 58

3.2.2 Tăng cường áp dụng các phương pháp đo lườngrủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 60

3.2.3 Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng 61

3.2.4 Hoàn thiện xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 62

3.3 Một số kiến nghị với các bên có liên quan khác 65

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Yên Bái 65

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.66 KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 75

Trang 7

1 Agribank Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trang 8

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình giai

đoạn 2020 - 2022 27Bảng 2.2: Tình hình tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình giai đoạn

2020-2022 28Bảng 2.3: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

2020 – 2022 28Bảng 2.4: Một số sản phẩm tín dụng KHCN tại Agribank hiện nay 34Bảng 2.5: Tình hình tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên

Bình giai đoạn 2020-2022 35Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về công tác nhận diện rủi ro trong tín dụng KHCN tại

Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 37Bảng 2.8 Thang điểm chấm điểm khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội

bộ Agribank 40Bảng 2.9 Kết quả chấm điểm tín dụng KHCN của Agribank chi nhánh huyện

Yên Bình 41Bảng 2.10 Kết quả khảo sát về công tác đo lường rủi ro tín dụng tại Agribank chi

nhánh huyện Yên Bình 42Bảng 2.11 Nợ xấu và nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 43Bảng 2.12 Kết quả trích lậpdự phòng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của

Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 46Bảng 2.13 Dư nợ tín dụng KHCN được cơ cấu lại thời hạn trả nợ 48Bảng 2.14 Dư nợ được xử lý bằng TSĐB 48

Trang 9

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 26 Hình 2.2 Quy trình tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 32

Trang 10

-o0o -PHẠM THU LOAN

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN YÊN BÌNH BẮC YÊN BÁI

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THANH TÂM

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 11

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, cơ bản mang lại phần lớnthu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng, thường chiếm 80-90% thu nhập của ngânhàng Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao và ra tổn thất rấtlớn cho ngân hàng

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng đang trải qua những thay đổimạnh mẽ Với sự phát triển về thị trường khách hàng cá nhân trong tín dụng ngânhàng, các ngân hàng đang hướng tới khách hàng cá nhân như một khách hàng trungthành đầy tiềm năng Hoạt động tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân đã và đangđem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng

Trong thời gian qua, tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình BắcYên Bái, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đã được triển khainhưng công tác này vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả của nó vẫn chưa đạt được nhưmong đợi, ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng nàycũng như sự phát triển lâu dài của chi nhánh Các biện pháp như bảo hiểm tín dụngchưa được chi nhánh sử dụng Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao

của vấn đề trên, nên tôi chọn đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình Bắc Yên Bái.” làm đề tài

nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài phân tích và đánh giá công tác hạn chế rủi ro tíndụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình Bắc YênBái

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Trang 12

của ngân hàng thương mại.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhântại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình Bắc Yên Bái, đánh giá những kếtquả đạt được, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạn chế rủi ro tín dụng kháchhàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình Bắc Yên Bái

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác hạn chế rủi ro tín dụngkhách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Kết cấu luận văn

Ngoài Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danhmục bảng biểu, hình vẽ, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận vănđược kết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân củangân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạiAgribank chi nhánh huyện Yên Bình

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhântại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân

Khái niệm: Tín dụng khách hàng cá nhân là hình thức tín dụng mà trong đó NHTM

là bên chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho hộ gia đình hoặc cá nhân sửdụng với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanhđầy đủ và đúng hạn

Đặc điểm

Thứ nhất, quy mô tín dụng vốn nhỏ

Thứ hai, thời hạn tín dụng KHCN linh hoạt

Thứ ba, chi phí tín dụng tính trên một món vay của tín dụng KHCN cao hơn

so với tín dụng doanh nghiệp

Thứ tư, chất lượng các khoản vay KHCN thường không tốt

Thứ năm, rủi ro đối với tín dụng KHCN thường cao hơn tín dụng các đối tượng khác Thứ sáu, lãi suất tín dụng thường cao hơn tín dụng doanh nghiệp và cố định Vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân

- Đối với Ngân hàng: Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian trong

nền kinh tế, với hoạt động chính là huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinhtế xã hội để thực hiện tín dụng đối với nền kinh tế

- Đối với nền kinh tế: Vai trò cơ bản của việc tín dụng là luân chuyển vốn từ

những cá nhân, hộ gia đình có nguồn vốn thặng dư (do chi tiêu ít hơn thu nhập) đến

Trang 14

những người thiếu hụt (do nhu cầu chi tiêu vượt quá thu nhập) N

1.1.2 Các hình thức tín dụng khách hàng cá nhân

Phân loại theo thời hạn

- Tín dụng ngắn hạn: Là hình thức tín dụng với thời hạn dưới 12 tháng Khách hàng vay vốn theo hình thức này nhằm mục đích đầu tư cho tài sản lưu động

- Tín dụng trung hạn: Là khoản tín dụng với thời hạn từ trên 12 tháng đên 60tháng Mục đích của cá nhân vay loại này để mở rộng kinh doanh, sản xuất đầu tưchăn nuôi, trang trại, vv

- Tín dụng dài hạn: Đây là khoản vay có thời hạn trên 60 tháng nhằm giúpphục vụ các nhu cầu dài hạn của khách hàng, bao gồm: xây dựng nhà cửa, dự ánphát triển nông nghiệp, mua sắm các thiết bị sản xuất (Nguyễn Duệ, 2011)

Phân loại theo mục đích

- Tín dụng tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng gồm có các khoản tín dụng để tàitrợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng là các cá nhân và hộ gia đình

- Tín dụng sản xuất kinh doanh: Đây là hình thức tín dụng đối với các KHCNnhằm bổ sung, đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2 Rủi ro tín dụng trong tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

- Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay trễ hẹn hoặc tồi tệ hơn là không

thanh toán trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi phát sinh

- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng vàgiảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

- Rủi ro danh mục: Là loại rủi ro tín dụng phát sinh trong việc quản lý danhmục tín dụng của ngân hàng

- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phátsinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt tín dụng, đánh giákhách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảođảm và rủi ro nghiệp vụ

Trang 15

1.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Khi rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân xảy ra, ngân hàng không thu đượcvốn và lãi vay đầy đủ đúng hạn, ảnh hưởng xấu đến khả năng luân chuyển vốn củangân hàng, làm giảm hiệu quả sinh lời của ngân hàng: giảm thu nhập do không thuhồi được lãi, tăng chi phí do tăng trích lập dự phòng rủi ro

1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân là hoạt động trong đó nhữngnghĩa vụ, biện pháp, phương pháp hạn chế có quan hệ lẫn nhau được thực hiệnnhằm đảm bảo rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được

Hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân là quá trình xây dựng và thực thicác chính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả

và phát triển bền vững, tuy nhiên đó cũng là công việc rất khó khăn và phức tạp

1.3.2 Mục tiêu, nguyên tắc hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Mục đích chung nhất của Hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân là đảmbảo rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được thông qua cácchính sách, biện pháp quản lý, giám sát hoạt động tín dụng hiệu quả, khoa học

Hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân bao gồm những hoạtđộng nhằm mục đích xây dựng hệ thống định mức để xác định rủi ro tín dụng và đưa

ra các biện pháp cần thiết để khắc phục, giảm thiểu rủi ro tín dụng

1.3.3 Nội dung công tác hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM

- Nhận diện rủi ro tín dụng

- Đo lường rủi ro tín dụng

- Giám sát RRTD

- Xử lý rủi ro tín dụng

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

1.4.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng

a) Hội sở

Trang 16

- Thứ nhất, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng các cấp

- Thứ hai, tổ chức bộ máy hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng

- Thứ ba, công nghệ ngân hàng trong hạn chế rủi ro tín dụng

- Thứ tư, chính sách tín dụng và quy trình tín dụng

- Thứ năm, khẩu vị rủi ro

b) Chi nhánh

- Nhân lực

- Nguồn lực thực hiện các chiến lược, chính sách

1.4.2 Các yếu tố khách quan

- Nhân tố thuộc về khách hàng cá nhân

- Nhân tố thuộc môi trường hoạt động của ngân hàng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN YÊN BÌNH

YÊN BÌNH BẮC YÊN BÁI

2.1 Giới thiệu khái quát về Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đượcthành lập theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) Trải qua mỗi thời kỳ phát triển với những tên gọi gắn với sứmệnh khác nhau, xuyên suốt 35 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳngđịnh vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu ViệtNam, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chếlạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nôngnghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơcấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

Agribank chi nhánh huyện Yên Bình là một Chi nhánh chịu sự quản lý trựctiếp của Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu

Trang 17

trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

(Nguồn: Phòng tổng hợp Agribank chi nhánh huyện Yên Bình)

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022

Tình hình huy động vốn: Kết quả là nguồn vốn huy động của đơn vị đã có sự

tăng dần qua các năm Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện YênBình được thể hiện qua bảng 2.1 Nguồn huy động vốn qua các năm của chi nhánhtăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Tổng vốn huy động năm 2021 đạt 1.450,289 tỷ đồng, tăng 3,7% so với năm 2020.Năm 2022, vốn huy động tăng lên 1,5% so với năm 2021 đạt 1.472,120 tỷ đồng

Tình hình tín dụng: Agribank chi nhánh huyện Yên Bình đã triển khai tích cực

hoạt động tín dụng theo chính sách kích cầu, tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ môcủa Chính Phủ trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 Tổng dư nợ tín dụngtăng ổn định qua các năm: năm 2022 đạt 1.376,7 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm 2021 là71.355 tỷ đồng; năm 2021 đạt 1.305,365 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2020 là 20.127

tỷ đồng

Kết quả hoạt động kinh doanh: Giai đoạn 2020 – 2022, Agribank chi nhánh

huyện Yên Bình đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc cả về nguồn vốn, tín dụng,tổng tài sản, mạng lưới hoạt động cũng như cơ sở khách hàng Về cơ bản các chỉtiêu kế hoạch đặt ra vào giai đoạn này đều đã hoàn thành vượt mức Nhờ vậy,Agribank chi nhánh huyện Yên Bình đã đạt được mục tiêu trở thành một trongnhững NHTM hàng đầu tại huyện Yên Bình, Bắc Yên Bái và là ngân hàng giữ vị

Ban Giám Đốc

Phòng Tín dụng Phòng Tổng hợp Phòng Kế toán- Ngân quỹ Phòng Giao dịch trực thuộc

Trang 18

thế chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, có đóng gópquan trọng trong thúc đẩy tăng tưởng và ổn định nền kinh tế xã hội.

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

2.2.1 Chính sách và quy trình tín dụng KHCN của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

* Chính sách tín dụng KHCN

- Chính sách khách hàng cá nhân

- Chính sách lãi suất

- Chính sách đối với tài sản có vấn đề

* Quy trình tín dụng KHCN

Quy trình tín dụng KHCN của Agribank như sau:

Hình 2.2 Quy trình tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh

huyện Yên Bình

(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn nội bộ tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình)

2.2.2 Các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình

Agribank chi nhánh huyện Yên Bình cung cấp đa dạng các sản phẩm tíndụng KHCN tới khách hàng

Bảng 2.4: Một số sản phẩm tín dụng KHCN tại Agribank hiện nay

1 Tín dụng phục vụ

chính sách phát

triển nông nghiệp

Cơ chế bảo đảm tiền vay: Agribank nơi tín dụng được xemxét, quyết định tín dụng không có bảo đảm tài sản, có bảođảm bằng tài sản theo quy định

Trang 19

STT Tên sản phẩm Đặc điểm

nông thôn

Thời hạn tín dụng: Ngắn/trung hạn

KH là cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn đượcvay với mức 200 triệu đồng

Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vựcnông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vựcnông nghiệp dược vay với mức 100 triệu đồng

2 Tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống

Thời hạn tín dụng: Ngắn/trung hạn Mức tín dụng: Tối đa100% nhu cầu vốn

Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét tín dụng có/không cótài sản bảo đảm

Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần

Hạn mức thấu chi: tối đa lên tới 100 triệu đồng Thời hạnthấu chi: tối đa 12 tháng;

Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét cấp hạn mức thấu chicó/không có tài sản bảo đảm

Mục đích: phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh,tiêu dùng đời sống không dùng tiền mặt của khách hàng

Tín dụng trung hạn: Tối đa 75% tổng nhu cầu vốn

Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét tín dụng có/không cótài sản bảo đảm

Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần;

Trả nợ gốc và lãi vốn vay: trả nợ gốc một lần hoặc nhiềulần, trả nợ lãi hàng tháng

hoặc định kỳ theo thỏa thuận

(Nguồn: Ngân hàng Agribank, năm 2022)

2.2.3 Thực trạng kết quả tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

Dư nợ khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình qua cácnăm đang tăng dần chứng tỏ các cán bộ tín dụng đã làm tốt các công tác trong quytrình tín dụng như việc đánh giá khách hàng, thẩm định, tìm kiếm nguồn kháchhàng cá nhân có khả năng trả nợ tốt

Nhìn vào bảng 2.5 có thể thấy, vào năm 2020 đạt 1.064,538 triệu đồng, năm

Trang 20

2021 dư nợ tín dụng KHCN đạt 1.075,065 triệu đồng tăng 10,527 triệu đồng với tỷ

lệ tăng là 1% so với năm 2020 Vào đến năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ củaNgân hàng tăng 5,8% tương ứng tăng khoảng 62,635 triệu đồng so với năm 2021,đạt mức dư nợ 1.376,7 triệu đồng

2.3 Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

2.3.2 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng

Agribank chi nhánh huyện Yên Bình lựa chọn khách hàng vay vốn thông qua

hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nhằm định lượng mức độ rủi ro cho từng kháchhàng, thông qua đó đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp

2.3.3 Giám sát rủi ro tín dụng

- Tổ chức bộ máy hạn chế rủi ro

- Các văn bản liên quan đến cho vay khách hàng cá nhân

2.3.4 Xử lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

- Tiến hành phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

- Về xử lý nợ xấu và quản lý các khoản tín dụng có vấn đề

2.4 Đánh giá chung về thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình

2.4.1 Những kết quả đạt được

- Mô hình hạn chế rủi ro tương đối hoàn chỉnh và chuyên nghiệp

Trang 21

- Các nội dung trong công tác phòng ngừa RRTD đã được triển khai thực hiện vàdần đi vào nề nếp Agribank chi nhánh huyện Yên Bình đã thiết lập được hoạt động dựbáo RRTD thông qua hệ thống thu thập thông tin từ bên trong và bên ngoài hệthống

2.4.2 Những hạn chế

- Công tác nhận biết và xác định RRTD trong tín dụng KHCN: Mặc dù đãxây dựng một hệ thống các dấu hiệu về khách hàng có khả năng phát sinh rủi ro chongân hàng, tuy nhiên chưa thực hiện thường xuyên, nghiêm túc

- Công tác đo lường RRTD trong tín dụng KHCN: Agribank chi nhánhhuyện Yên Bình đã sử dụng cả mô hình định tính và mô hình định lượng để đolường rủi ro tín dụng KHCN

- Công tác phòng ngừa và kiểm soát RRTD trong tín dụng KHCN: Chinhánh chưa sử dụng đa dạng các biện pháp để phòng ngừarủi ro tín dụng KHCN.Các biện pháp như bảo hiểm tín dụng chưa được chi nhánh sử dụng

- Công tác xử lý và tài trợ RRTD KHCN: Các biện pháp xử lý và tài trợRRTD KHCN của chi nhánh còn ít, việc xử lý và tài trợ RRTD KHCN còn chậm

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Chính sách tài chính của Chính phủ thông qua Agribank tác động

tới Agribank chi nhánh huyện Yên Bình cũng là một trong những nguyên nhân dẫnđến yếu kém của ngân hàng trong công tác quản lý RRTD

Thứ hai, môi trường kinh doanh ở nước ta chưa tạo điều kiện tốt cho hệ

thống ngân hàng nói chung, Agribank chi nhánh huyện Yên Bình nói riêng quản lýRRTD một cách chính xác

Thứ ba, tình trạng thông tin không cập nhật kịp thời của Ngân hàng Nhà

nước và Agribank cũng là nguyên nhân làm cho quản lý RRTD ở Agribank chinhánh huyện Yên Bình có chất lượng chưa cao

Thứ tư, là đơn vị phụ thuộc, mọi kỹ thuật nghiệp vụ quản lý RRTD của

Agribank chi nhánh huyện Yên Bình đều thực hiện theo các qui định của Agribank,Chi nhánh chưa thật sự chủ động trong công tác quản lý RRTD

Trang 22

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, mặc dù đã được quán triệt về yêu cầu quản lý RRTD, nhưng trong

thực tế, hoạt động quản lý RRTD trong Chi nhánh vẫn xếp sau các hoạt động kháccủa ngân hàng

Thứ hai, Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý RRTD chưa đi vào chiều sâu Thứ ba, cán bộ tín dụng chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ hạn chế để có

thể thẩm định các món vay lớn dẫn đến việc không phát hiện ra sự thiếu trung thực,không chính xác, bất hợp lý trong thông tin của khách hàng cung cấp, từ đó, nhậnđịnh và đưa ra quyết định sai

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH HUYỆN YÊN BÌNH

3.1 Định hướng phát triển và yêu cầu đặt ra đối với hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đến năm 2025 tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

3.1.1 Định hướng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân và hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đến năm 2025 tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

- Định hướng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân đến năm 2025 tạiAgribank chi nhánh huyện Yên Bình

- Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đến năm 2025 tạiAgribank chi nhánh huyện Yên Bình

3.1.2 Yêu cầu đặt ra đối với hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đến năm

2025 tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

- Tăng trưởng nguồn vốn ổn định với lãi suất phù hợp: Tích cực thu hútcác nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ

- Phát triển các sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng ngàymột tốt hơn nhằm thu hút mọi thành phần trong khu vực sử dụng dịch vụ

- Tập trung phát triển tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả Là tỉnh miền núi,nên tập trung tín dụng tín dụng phát triển kinh tế gia đình, hoạt động sản xuất kinhdoanh của các cá nhân trên địa bàn; tín dụng đa dạng hóa các ngành nghề và lĩnhvực nhằm đảm bảo việc phân tán rủi ro, an toàn và hiệu quả

Trang 23

- Thường xuyên rà soát, kiểm tra để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chếthấp nhất việc khách hàng chuyển sang nợ xấu

- Tích cực xử lý các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro tồn đọng trước đây

- Trong thời gian qua, các rủi ro tín dụng do vấn đề liên quan đến đạo đứccán bộ tín dụng rất nhiều và hậu quả xảy ra cũng hết sức nặng nề

- Chi nhánh đóng trên địa bàn có nền kinh tế phát triển nhanh nhưng có sựcạnh tranh gay gắt

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

3.2.1 Tăng cường nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

- Phân tích các loại rủi ro:

+ Rủi ro thị trường: khi nào thị trường sẽ bão hòa, sôi dộng hoặc đóngbăng…

+ Rủi ro chính sách: Chính sách Nhà nước, Quốc tế…

+ Rủi ro thiên tai

+ Rủi ro từ chủ quan phía khách hàng

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng:

Để có được những đánh giá và nhận diện rủi ro được tốt, cần phải củng cố vàhoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng Agribank chi nhánh huyện Yên Bình cầncập nhật một cách chính xác và thường xuyên các thông tin tín dụng

3.2.2 Tăng cường áp dụng các phương pháp đo lườngrủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Agribank chi nhánh huyện Yên Bình phải áp dụng cá phương pháp quản lýRRTD trong tín dụng KHCN một cách tối ưu nhất Để đạt được mục tiêu thìphương pháp tốt luôn là nhân tố quan trọng và quyết định sự thành công, cũng nhưđem lại hiệu quả tốt Phương pháp quản lý RRTD trong tín dụng KHCN là cáchthức, biện pháp để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ hạn chế rủi ro của nhàquản lý

3.2.3 Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng

- Phòng ngừa rủi ro tín dụng

- Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát tín dụng

Trang 24

3.2.4 Hoàn thiện xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

- Đối với việc sử dụng công cụ tài sản đảm bảo tiền vay

- Đa dạng hóa trong việc cấp tín dụng và tín dụng đồng tài trợ với các ngânhàng khác

3.1 Một số kiến nghị với các bên có liên quan khác

- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Yên Bái

- Kiến nghị với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trang 25

-o0o -PHẠM THU LOAN

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN YÊN BÌNH BẮC YÊN BÁI

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THANH TÂM

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 26

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tín dụng là hoạt độngkinh doanh chính, cơ bản mang lạiphần lớn thu nhập và lợi nhuận chongân hàng, thường chiếm 80-90% thunhập của ngân hàng Tuy nhiên, hoạtđộng này cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi rorất cao và ra tổn thất rất lớn cho ngânhàng Vì thế, để có thể mở rộng tíndụng và duy trì sự phát triển ổn địnhcủa mình, vấn đề kiểm soát rủi ro tíndụng trong cho vay luôn được các nhàquản trị ngân hàng quan tâm, đặt lênhàng đầu

Trong bối cảnh nền kinh tế ViệtNam đang trong xu thế hội nhập quốctế, cùng với sự bùng nổ của khoa họccông nghệ, sự phát triển của kinh tế thìđời sống của người dân ngày một nângcao, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuấtkinh doanh của các cá nhân hay nhucầu vốn để cải thiện cuộc sống của họngày càng lớn Vì thế, nhiều ngân hàngnhận thấy rằng, thị trường khách hàng

cá nhân là thị trường rất quan trọng,đầy tiềm năng để ngân hàng mở rộngcho vay, tăng trưởng huy động và mở

Trang 27

rộng cung cấp dịch vụ ngân hàng đốivới đối tượng khách hàng này Do vậy,các ngân hàng thương mại đã và đangtriển khai nhiều biện pháp để thu hútđối với đối tượng khách hàng này.

Hoạt động tín dụng của các ngânhàng cũng đang trải qua những thay đổimạnh mẽ Với sự phát triển về thịtrường khách hàng cá nhân trong tíndụng ngân hàng, các ngân hàng đanghướng tới khách hàng cá nhân như mộtkhách hàng trung thành đầy tiềm năng.Hoạt động tín dụng phục vụ kháchhàng cá nhân đã và đang đem lại nguồnlợi nhuận cao cho ngân hàng Tuynhiên, lợi nhuận và rủi ro là hai mặtcủa một vấn đề, lợi nhuận cao cũngđồng nghĩa với việc ngân hàng phải đốimặt với những rủi ro tiềm ẩn mà phíakhách hàng cá nhân, cũng như phía chủquan của ngân hàng đem lại Với đặctính là các khoản vay nhỏ lẻ, số lượngnhiều, tính cách khách hàng mỗi ngườimột vẻ nên đi đôi với việc hỗ trợ vốncho dân cư thì khâu nhận diện, đánhgiá, kiểm tra và giám sát vô cùng quantrọng Điều này khiến mỗi ngân hàngphải xây dựng một chiến lược hạn chếrủi ro cá nhân riêng cho mình

Trang 28

Trong thời gian qua, tạiAgribank chi nhánh huyện Yên BìnhYên Bình Bắc Yên Bái, công tác kiểmsoát rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

đã được triển khai nhưng công tác nàyvẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả của nóvẫn chưa đạt được như mong đợi, ảnhhưởng đến việc mở rộng hoạt động chovay đối với khách hàng này cũng như

sự phát triển lâu dài của chi nhánh Cụthể trong những năm vừa qua tỉ lệ nợxấu của chi nhánh còn chiếm tỷ lệ caotrên tổng số dư nợ của chi nhánh Cácdấu hiện nhận biết RRTD trong tíndụng KHCN của chi nhánh còn đơngiản, chưa phản ánh được RRTD trongtín dụng KHCN mà chi nhánh có thểgặp phải Tuy nhiên hệ thống đo lườngRRTD trong tín dụng KHCN củaAgribank chi nhánh huyện Yên Bìnhcòn phụ thuộc vào cảm tính của cán bộđánh giá, thiếu các chỉ tiêu cụ thể đánhgiá mức độ rủi ro của từng ngành vàmục đích kinh doanh, hệ thống xếphạng tín dụng nội bộ không thể tự điềuchỉnh một cách nhanh chóng để thíchứng với những thay đổi trong nền kinhtế Chi nhánh chưa sử dụng đa dạngcác biện pháp để phòng ngừarủi ro tín

Trang 29

dụng KHCN Các biện pháp như bảohiểm tín dụng chưa được chi nhánh sửdụng Nhận thức được tầm quan trọng

và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên, nên

tôi chọn đề tài “ Hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình Bắc Yên Bái.” làm đề tài nghiên cứu

cho luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tàiphân tích và đánh giá công tác hạn chếrủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạiAgribank chi nhánh huyện Yên BìnhYên Bình Bắc Yên Bái

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụngkhách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

- Phân tích, đánh giá thực trạnghạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình Yên Bình Bắc Yên Bái, đánhgiá những kết quả đạt được, hạn chế vànguyên nhân gây ra hạn chế

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạn chếrủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánhhuyện Yên Bình Yên Bình Bắc Yên Bái

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 30

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiêncứu về công tác hạn chế rủi ro tín dụngkhách hàng cá nhân của ngân hàngthương mại.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian nghiên cứu: thực hiện nghiên cứu tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình

+ Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2020-2022

+ Về nội dung: Rủi ro tín dụng tập trung vào cho vay, do các hình thứctín dụng khác đối với khách hàng cá nhân như bảo lãnh, thẻ tín dụng… tại chi nhánh hầu như không có doanh số

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảosát cán bộ ngân hàng về hoạt động hạnchế rủi ro tín dụng tại Agribank chinhánh huyện Yên Bình, với 4 nội dung:(1) Nhận diện rủi ro tín dụng; (2) Đolường rủi ro tín dụng; (3) Giám sát rủi rotín dụng; (4) Xử lý rủi ro tín dụng Mứcđộ thang đo được quy định như sau: 1 -Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Khôngđồng ý; 3 - Bình thường; 4 - Đồng ý; 5 -Hoàn toàn đồng ý Trên cơ sở tiến hành

Trang 31

điều tra đối với 25 cán bộ, nhân viênAgribank chi nhánh huyện Yên Bình(theo mẫu) với số phiếu phát ra: 25phiếu, số phiếu thu về: 25 phiếu Thờigian thực hiện tháng 3 năm 2023.

- Thu thập dữ liệu thứ cấp:Trong luận văn, các dữ liệu thứ cấpđược thu thập bằng phương pháp đọctài liệu, nghiên cứu tại bàn từ các báocáo kết quả hoạt động kinh doanh củaAgribank chi nhánh huyện Yên Bìnhtrong giai đoạn 2020-2022; Tài liệubáo cáo và các văn bản liên quan đếncông tác hạn chế rủi ro tín dụng KHCNtrong hệ thống Ngân hàng NôngNghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam Các tài liệu lý thuyết và thực tiễn

từ các sách giáo trình, nghiên cứutương tự về đề tài, các văn bản pháp lý,các bài báo đăng tải trên các trangweb…

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.

Tác giả sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê tổng hợp:Được sử dụng để sắp xếp, tổng hợp dữliệu sơ cấp thu thập được một cách khoahọc nhất, phục vụ cho quá trình phântích thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng

Trang 32

khách hàng cá nhân tại Agribank chinhánh huyện Yên Bình.

Phương pháp so sánh: Được sửdụng cho quá trình phân tích kết quảhoạt động hạn chế rủi ro tín dụngkhách hàng cá nhân tại Agribank chinhánh huyện Yên Bình Từ đó có thểđưa ra những đánh giá chính xác hạnchế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhântại Agribank chi nhánh huyện YênBình giai đoạn 2020 đến 2022

Phương pháp phân tích: Được

sử dụng để phân tích và đánh giánhững thành công cũng như những tồntại trong hạn chế rủi ro tín dụng kháchhàng cá nhân tại Agribank chi nhánhhuyện Yên Bình nhằm đề ra các giảipháp tăng cường hạn chế rủi ro tíndụng khách hàng cá nhân tại Agribankchi nhánh huyện Yên Bình

5 Kết cấu luận văn

Ngoài Lời cam đoan, Lời cảm

ơn, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt,Danh mục bảng biểu, hình vẽ, Mở đầu,Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụlục, luận văn được kết cấu làm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hạnchế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Trang 33

của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hạn chếrủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạiAgribank chi nhánh huyện Yên Bình

Chương 3: Giải pháp hoàn thiệnhạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cánhân tại Agribank chi nhánh huyệnYên Bình

Trang 34

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân

1.1.1.1 Khái niệm

Trong các hoạt động của NHTM, hoạt động tín dụng, trong đó chủ yếu là tíndụng được xem là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất, tuynhiên cũng có rủi ro cao nhất Hoạt động tín dụng được xem là một hình thức cấptín dụng, trong đó ngân hàng sẽ giao một khoản tiền cho khách hàng nhằm phục vụmục đích trong thời hạn cụ thể, dựa vào nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi

Tín dụng được hiểu là hoạt động chuyển nhượng một lượng giá trị từ ngườisở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về lượng giá trị lớnhơn lượng giá trị ban đầu (Phan Thị Thu Hà, Giáo Trình Ngân hàng thương mại,Đại học Kinh Tế Quốc Dân)

Bên cạnh đó, tín dụng cũng chính là việc trao đổi tài hoá hiện tại để lấy mộttài hoá trong tương lai Quan điểm này cho thấy có sự xen lẫn của yếu tố thời gian,vì vậy có sự trắc trở, khó khăn xảy ra, và cần phải có sự tín nhiệm trong quá trìnhtín dụng Nói cách khác, tín dụng là hoạt động chuyển nhượng một lượng giá trị từngười sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về lượng giátrị lớn hơn lượng giá trị ban đầu

Từ các định nghĩa tín dụng tại NHTM nêu trên và trong luận văn này, có thể

hiểu: Tín dụng khách hàng cá nhân là hình thức tín dụng mà trong đó NHTM là bên chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho hộ gia đình hoặc cá nhân

sử dụng với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đầy đủ và đúng hạn.

1.1.1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, quy mô tín dụng vốn nhỏ: Khách hàng cá nhân thường vay vốn

Trang 35

của cá nhân để phục vụ các mục đích như: mua nhà đất, vay tiêu dùng, vay muaxe…do đó, quy mô tín dụng đối với đối tượng khách hàng này sẽ nhỏ hơn rất nhiều

so với quy mô tín dụng KHDN Những khoản vay của KHDN thường là lớn vàthậm chí rất lớn Tín dụng khách hàng cá nhân tập trung phục vụ nhu cầu vay vốncủa cá nhân với các mục đích như: mua nhà đất, vay tiêu dùng, vay mua xe … do

đó quy mô tín dụng KHCN sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô tín dụng KHDN

Thứ hai, thời hạn tín dụng KHCN linh hoạt: Thời hạn tín dụng đối với các đối

tượng này bao gồm: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, và tín dụng dài hạn nhằmđáp ứng tất cả các nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân Hơn nữa, phạm vi tíndụng đối với KHCN cũng được mở rộng với tất cả các ngành, tất cả các lĩnh vực

Thứ ba, chi phí tín dụng tính trên một món vay của tín dụng KHCN cao hơn

so với tín dụng doanh nghiệp: Với tín dụng KHCN, các NHTM phải bỏ ra nhiều chiphí để phát triển sản phẩm dịch vụ, thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn và quản lýcác khoản vay Tính trên mỗi đồng vốn cho vay thì chi phí tín dụng KHCN thườnglớn hơn chi phí tín dụng KHDN do số lượng các khoản vay đối với KHCN là rấtlớn, trong khi quy mô mỗi khoản vay lại nhỏ hơn mỗi khoản vay đối với KHDN

Thứ tư, chất lượng các khoản vay KHCN thường không tốt: những khoản tín

dụng đối với KHCN chỉ có chất lượng tốt khi không có những biến cố từ phía KH.Những khoản vay thường có tính rủi ro cao, do đó các NHTM áp dụng với mức lãisuất cao nhất khi tín dụng

Thứ năm, rủi ro đối với tín dụng KHCN thường cao hơn tín dụng các đối

tượng khác: Xuất phát từ bản thân khách hàng vay vốn có thể có sự biến động vềtình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khi khách hàng cố tình khôngchịu trả nợ, hoặc do sự biến động về tình trạng sức khoẻ, công việc… Việc thẩmđịnh khả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ gia đình cũng hết sức khó khăn.Ngoài ra, để có được khoản vay có nhiều khách hàng giấu các thông tin về tìnhhình sức khoẻ và công việc trong tương lai của mình nên các ngân hàng dễ gặp phảirủi ro đạo đức khi tín dụng Do khoản tín dụng khách hàng cá nhân có rủi ro caonhất nên các ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo khi vay và yêu cầu

Trang 36

người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho hànghoá đã mua.

Thứ sáu, lãi suất tín dụng thường cao hơn tín dụng doanh nghiệp và cố định:

do quy mô của các khoản vay thường nhỏ (trừ những khoản tín dụng để mua bấtđộng sản), dẫn đến chi phí để tín dụng (về thời gian, nhân lực đi thẩm định, quản lýcác khoản tín dụng này) cao đồng thời rủi ro của các khoản vay này cũng rất cao

Do vậy, lãi suất tín dụng KHCN thường cao hơn lãi suất các khoản tín dụng kháccủa NHTM, đặc biệt là tín dụng doanh nghiệp

1.1.1.3 Vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân

- Đối với Ngân hàng

Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian trong nền kinh tế, với hoạtđộng chính là huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội để thực hiệntín dụng đối với nền kinh tế Hoạt động tín dụng của ngân hàng phải đảm bảo bùđắp được tất cả chi phí có liên quan và tạo ra được một khoản sinh lời cần thiết đểhoạt động kinh doanh của ngân hàng có lãi và tăng trưởng Đối với tín dụng cá nhân

là một danh mục tín dụng với lãi suất hấp dẫn, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng thường

có lãi suất tín dụng cao hơn lãi suất tín dụng kinh doanh Hơn nữa, số lượng cácmón vay cá nhân lớn nên rủi ro sẽ được phân tán do đó thu nhập từ tín dụng kháchhàng cá nhân là một nguồn thu không nhỏ và có thể bù đắp được chi phí hoạt động

Mặt khác, khi thực hiện tài trợ cho khách hàng là cá nhân thì ngân hàng cóthể đa dạng hóa danh mục đầu tư do nhu cầu sản xuất và đặc biệt là nhu cầu tiêudùng của khách hàng luôn đa dạng Do đó ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mụcđầu tư củamình và có thể nâng cao thu nhập đồng thời phân tán rủi ro có thể gặptrong hoạt động tín dụng

Hơn nữa, thông qua hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân, ngân hàng tăngcường bán chéo được các sản phẩm khác như thanh toán, thẻ, thu hút tiền gửi, cácdịch vụ ngân hàng điện tử …

- Đối với Khách hàng

Tín dụng cá nhân đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốncho khách hàng Với các ưu điểm như an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận

Trang 37

và có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn, tín dụng ngân hàng thỏa mãn đượcnhu cầu đa dạng của khách hàng.

Tín dụng cá nhân giúp nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, cóvốn để mở rộng sản xuất, các cá nhân có đủ khả năng tài chính để trang trải cho cáckhoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống

Tín dụng cá nhân ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc

và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa thuận Do đó, buộc khách hàng phải nỗ lực,tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả, đẩy nhanh quá trìnhtái sản xuất, đem lại lợi nhuận và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng

- Đối với nền kinh tế

Vai trò cơ bản của việc tín dụng là luân chuyển vốn từ những cá nhân, hộ giađình có nguồn vốn thặng dư (do chi tiêu ít hơn thu nhập) đến những người thiếu hụt(do nhu cầu chi tiêu vượt quá thu nhập) Nhu cầu vay vốn không chỉ để đầu tư kinhdoanh mà còn dùng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trước mắt Tại sao việc luân chuyểnvốn từ người tiết kiệm sang người sử dụng vốn lại quan trọng với nền kinh tế? Câu trảlời là vì những người tiết kiệm thường không đồng thời là ngân hàng, thì việc luânchuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế sẽ ách tắc Chính vì vậy, kênh luânchuyển vốn qua ngân hàng có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy tính hiệu quả củanền kinh tế

Tín dụng không giới hạn chỉ trong chức năng truyền thống là luân chuyểnvốntừ nơi thừa đến nơi thiếu mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chínhtrong nền kinh tế Thông qua tín dụng mà vốn từ những người thiếu các dự án đầu

tư hiệu quả được chuyển tới những người có các dự án đầu tư hiệu quả hơn nhưngthiếu vốn Kết quả là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và năng suất laođộngcao

1.1.2 Các hình thức tín dụng khách hàng cá nhân

Phân loại theo thời hạn

Thời hạn tín dụng KHCN được phân làm 3 loại như sau:

- Tín dụng ngắn hạn: Là hình thức tín dụng với thời hạn dưới 12 tháng

Trang 38

Khách hàng vay vốn theo hình thức này nhằm mục đích đầu tư cho tài sản lưu động.

- Tín dụng trung hạn: Là khoản tín dụng với thời hạn từ trên 12 tháng đên 60tháng Mục đích của cá nhân vay loại này để mở rộng kinh doanh, sản xuất đầu tưchăn nuôi, trang trại, vv

- Tín dụng dài hạn: Đây là khoản vay có thời hạn trên 60 tháng nhằm giúpphục vụ các nhu cầu dài hạn của khách hàng, bao gồm: xây dựng nhà cửa, dự ánphát triển nông nghiệp, mua sắm các thiết bị sản xuất (Nguyễn Duệ, 2011)

Phân loại theo mục đích

Mục đích vay vốn của KHCN bao gồm:

Tín dụng tiêu dùng:

Tín dụng tiêu dùng gồm có các khoản tín dụng để tài trợ cho nhu cầu chi tiêucủa người tiêu dùng là các cá nhân và hộ gia đình Đây là nguồn tài chính vô cùngquan trọng giúp họ có thể trang trải nhu cầu trong cuộc sống Hơn nữa, tín dụng tiêudùng cũng đáp ứng các chi tiêu về giáo dục, du lịch, y tế,,… Tín dụng tiêu dùng baogồm: vay để mua nhà, vay để mua xe, vay cầm cố chứng từ có giá, và thấu chiTKCN

- Tín dụng sản xuất kinh doanh:

Đây là hình thức tín dụng đối với các KHCN nhằm bổ sung, đầu tư vốn vàohoạt động sản xuất kinh doanh

1.2 Rủi ro tín dụng trong tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng như sau:

Theo Thomas P Fitch (1988) trong cuốn Dictionary of Banking Systems địnhnghĩa: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợtheo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Cùng với rủi ro lãisuất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động tín dụng củangân hàng

Theo PGS TS Phan Thị Thu Hà (2014), Giáo trình ngân hàng thương mại,

Trang 39

trường Đại học Kinh tế Quốc Dân:

“Rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng đã ký giữa ngân hàng với khách hàng.”

Tại Điều 3, Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của Ngân hàngnhà nước nêu rõ:

“Rủi ro trọng yếu bao gồm:

a) Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Rủi ro thanh khoản, rủi ro tập trung;

c) Các rủi ro khác phát sinh từ hoạt động trọng yếu.”

Tại Điều 3, Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của NHNN nêu

rõ: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

do khách hàng không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.”

Từ các định nghĩa, có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng như sau:

- Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay trễ hẹn hoặc tồi tệ hơn là không

thanh toán trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi phát sinh

- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng vàgiảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản

Căn cứ theo định nghĩa đã nêu trên,rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân là khảnăng mà các khách hàng vay hoặc bên đối tác (với chủ thể mang tư cách thể nhân)không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết.Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng,trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối vớinghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng KHCN được chia

Trang 40

thành: rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch

Rủi ro danh mục: Là loại rủi ro tín dụng phát sinh trong việc quản lý danhmục tín dụng của ngân hàng Đây là loại rủi ro vừa mang tính chủ quan, lại vừa tácđộng của các yếu tố khách quan, bao gồm: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

+ Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tínhriêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuấtphát từ đặc điểm hoạt động, hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn,ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động

+ Rủi ro tập trung: Rủi ro tập trung là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngânhàng tập trung vốn tín dụng quá nhiều đối với một số khách hàng, tín dụng quánhiều khách hàng hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trongcùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng một loại hình tín dụng có rủi ro cao

- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phátsinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt tín dụng, đánh giákhách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảođảm và rủi ro nghiệp vụ

+ Rủi ro lựa chọn: Rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tíndụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng

+ Rủi ro bảo đảm: Rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức tíndụng, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, …

+ Rủi ro nghiệp vụ: Rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạtđộng tín dụng, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lýcác khoản vay có vấn đề

1.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Khi rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân xảy ra, ngân hàng không thu đượcvốn và lãi vay đầy đủ đúng hạn, ảnh hưởng xấu đến khả năng luân chuyển vốn củangân hàng, làm giảm hiệu quả sinh lời của ngân hàng: giảm thu nhập do không thuhồi được lãi, tăng chi phí do tăng trích lập dự phòng rủi ro Nếu rủi ro tín dụng ở

Ngày đăng: 20/05/2024, 14:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình - hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh huyện yên bình yên bình bắc yên bái
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình (Trang 17)
Hình 2.2. Quy trình tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình - hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh huyện yên bình yên bình bắc yên bái
Hình 2.2. Quy trình tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình (Trang 18)
Bảng 2.3: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Agribank chi nhánh  huyện Yên Bình 2020 – 2022 - hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh huyện yên bình yên bình bắc yên bái
Bảng 2.3 Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình 2020 – 2022 (Trang 58)
Bảng 2.2: Tình hình tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình  giai đoạn 2020-2022 - hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh huyện yên bình yên bình bắc yên bái
Bảng 2.2 Tình hình tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Yên Bình giai đoạn 2020-2022 (Trang 58)
Hình 2.2. Quy trình tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh  huyện Yên Bình - hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh huyện yên bình yên bình bắc yên bái
Hình 2.2. Quy trình tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Yên Bình (Trang 62)
Bảng 2.4: Một số sản phẩm tín dụng KHCN tại Agribank hiện nay ST - hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh huyện yên bình yên bình bắc yên bái
Bảng 2.4 Một số sản phẩm tín dụng KHCN tại Agribank hiện nay ST (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w