1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thi môn tài chính quốc tế phân tích nội dung cơ bản của liên minh thuế quan

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Nội dung cơ bản của Liên minh Thuế quan- Khái niệm: Liên minh Thuế quan CU là sự cam kết, thỏa thuận của các chínhphủ từ 2 quốc gia trở lên trong việc giảm thấp hoặc xóa bỏ thuế quan, mà

Trang 1

Họ và tên: Phan Thị Thúy Mã sinh viên: 1973402011509 Khóa/Lớp (tín chỉ): CQ57/15.4-LT2 (Niên chế): 15.04

BÀI THI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Mã đề thi: 18 Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LIÊN MINH THUẾ QUAN 1

1.1 Sự cần thiết của Liên minh Thuế quan 1

1.2 Nội dung cơ bản của Liên minh Thuế quan 2

CHƯƠNG 2: CÁC CAM KẾT THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP ĐỊNH CPTPP 3

2.1 Cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam 3

2.2 Cam kết về thuế xuất khẩu của Việt Nam 5

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẬN DỤNG NHỮNG CƠ HỘI ĐÓ 6

3.1 Cơ hội đối với Việt Nam và một số kết quả đã đạt được 6

3.2 Thách thức đối với Việt Nam 8

3.3 Giải pháp tận dụng những cơ hội Hiệp định CPTPP mang lại 9

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng

về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc, trong

đó phải kể đến Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) CPTPP đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển kinh tế quốc gia Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng cũng như cơ hội to lớn CPTPP mang lại, không thể không kể đến những thách thức từ Hiệp định Chính vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài “Giải thích

sự cần thiết của Liên minh Thuế quan? Phân tích nội dung cơ bản của Liên minh Thuế quan? Hãy phân tích các cam kết thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP; đánh giá những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam và đề xuất giải pháp tận dụng những cơ hội đó” để làm bài tiểu luận này

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LIÊN MINH THUẾ QUAN 1.1 Sự cần thiết của Liên minh Thuế quan

- Khái niệm: Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ tại cửa khẩu biên giới khi các hàng hóa và dịch vụ di chuyển vào hoặc ra khỏi một quốc gia Thuế quan mang tính chất của thuế gián thu

- Phân loại: Thuế quan bao gZm thuế xuất khẩu và thuế nhâ\p khẩu

- Chức năng: Thuế quan đặc biệt là thuế nhâ \p khẩu có 3 chức năng cơ bản sau: (1) chức năng tài khóa, (2) chức năng bảo hộ và (3) chức năng điều tiết sản xuất

và tiêu dùng

- Sự cần thiết phải Liên minh Thuế quan: Việc các quốc gia đánh thuế quan, mà đặc biệt là thuế nhập khẩu đúng là lợi ít, hại nhiều “Cái lợi” khá rõ nét là chính phủ các nước có thể thu được một khoản thuế; một số cơ sở sản xuất trong nước

có thể được bảo hộ Tuy vậy, “cái hại” là không ít sau đây:

+ Thuế nhập khẩu đã làm bóp méo giá cả, gây ra tổn thất lớn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng Người sản xuất thì buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất Ngay các cơ sở sản xuất được thuế bảo hộ làm giảm sức cạnh tranh và

1

Trang 4

động lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Người tiêu dùng thì vừa phải trả giá cao cho chi phí bảo hộ, vừa giảm lượng cầu đáng lẽ phải được thỏa mãn + Thuế nhập khẩu thực sự trở thành rào cản, trở ngại lớn đối với hoạt động thương mại quốc tế Cơ chế kinh tế thị trường ngày càng được áp dụng rộng rãi, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang trở thành xu thế tất yếu, thì các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, thương mại quốc tế nói riêng càng phải được chú trọng hơn bao giờ hết Tuy nhiên, hàng rào thuế quan đang là 1 trở ngại lớn

và cần được dỡ bỏ

+ Thuế nhập khẩu đều gây ra khoản “mất trắng” Đây là khoản người sản xuất hoặc người tiêu dùng bị mất nhưng không biết ai được Đây đúng là gánh nặng thực sự của thuế vì khoản mất trắng này không hề có hàng hóa hay dịch vụ nào được bù lại ĐZng thời, chúng còn là cơ sở kinh tế khách quan cho nạn buôn lậu trốn thuế nhập khẩu, gây rối loạn các hoạt động kinh tế - xã hội

Trước những bức xúc trên đây do thuế quan, mà chủ yếu là thuế nhập khẩu gây ra, Liên minh Thuế quan đã ra đời và ngày càng được hoàn thiện, cả song phương và đa phương, cả khu vực và toàn cầu

1.2 Nội dung cơ bản của Liên minh Thuế quan

- Khái niệm: Liên minh Thuế quan (CU) là sự cam kết, thỏa thuận của các chính phủ từ 2 quốc gia trở lên trong việc giảm thấp hoặc xóa bỏ thuế quan, mà chủ yếu là thuế nhập khẩu, cũng như các hàng rào phi thuế quan, đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu lẫn nhau giữa các quốc gia trong liên minh, đZng thời, thực hiện biểu thuế quan chung trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài liên minh

- Nội dung của Liên minh Thuế quan:

+ Cam kết giảm thấp thuế nhập khẩu: Các quốc gia trong Liên minh dành cho nhau quy chế MFN, với sự ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu không kém hơn

sự ưu đãi cho một quốc gia nào khác Trong một số trường hợp, ngoài quy chế MFN các quốc gia trong Liên minh còn được hưởng quy chế GPS với thuế suất thuế nhập khẩu có thể giảm tối đa xuống mức 0 (miễn thuế nhập khẩu) Để có

2

Trang 5

thể thực thi các quy chế này, các quốc gia phải nghiêm chỉnh thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO)

+ Xóa bỏ thuế nhập khẩu: Lúc này, giữa các quốc gia trong Liên minh không còn áp dụng thuế nhập khẩu lẫn nhau nữa Trong khi đó, thuế nhập khẩu vẫn có thể được áp dụng với các quốc gia ngoài Liên minh Khi đó, việc xóa bỏ thuế nhập khẩu tương đương như trường hợp miễn thuế

+ Bảo hộ bằng thuế nhập khẩu: Liên minh Thuế quan không chỉ quy định một chiều là giảm thấp, thậm chí xóa bỏ thuế nhập khẩu mà còn cho phép các quốc gia được phép sử dụng thuế quan như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất và thị trường trong nước Lúc này, thường có 2 loại quy định: Các quốc gia thành viên được phép bảo hộ sản xuất và thị trường trong nước bằng biện pháp thuế quan; khuyến cáo các quốc gia xóa bỏ bảo hộ bằng các hàng rào phi thuế quan

CHƯƠNG 2: CÁC CAM KẾT THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM TRONG

HIỆP ĐỊNH CPTPP

Ngày 8/3/2018, 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã chính thức ký CPTPP CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lZ với phạm vi thị trường khoảng 500 triệu dân và chiếm 13,5% GDP toàn cầu CPTPP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gZm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia Và ngày 14/1/2019, CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam

Theo nội dung của Hiệp định, các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP được chia làm ba nhóm chính: nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực; nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo

lộ trình (các dòng thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một khoảng thời gian nhất định, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên trong một số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10 năm, thậm chí 20 năm); nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định, nếu vượt quá sẽ không được hưởng ưu đãi)

3

Trang 6

2.1 Cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam

Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước CPTPP Theo

đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 65,8% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và 97,8% số dòng thuế vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối

đa vào năm thứ 16 hoă \c theo hạn ngạch thuế quan Mức cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam cho các nước CPTPP theo nhóm sản phẩm như sau: Nhóm sản phẩm công nghiệp:

- Sắt thép, xăng dầu: chủ yếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 11

- Nhựa và sản phẩm nhựa; Hóa chất và sản phẩm hóa chất; Giấy, đồ gỗ; Máy móc, thiết bị: phần lớn xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, một số loại xóa bỏ vào năm thứ 4

- Dệt may, giày dép: xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực

- Rượu bia: xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 3 đối với rượu sake, các mặt hàng còn lại xóa bỏ thuế vào năm thứ 11, một số loại vào năm thứ 12

- Ô tô:

+ Xóa bỏ thuế vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới, riêng ô tô con có dung tích xi lanh từ 3000cc trở lên có lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 10

+ Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với ô tô cũ với lượng hạn ngạch ban đầu

là 66 chiếc, lượng hạn ngạch sẽ tăng dần và đạt 150 chiếc kể từ năm thứ 16 Thuế trong hạn ngạch giảm về 0% vào năm thứ 16, thuế ngoài hạn ngạch thực hiện theo mức thuế suất MFN

Nhóm sản phẩm nông nghiệp:

- Thịt gà: xóa bỏ thuế nhập khẩu sau vào năm thứ 11/12

- Thịt lợn: xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi vào năm thứ 8 năm đối với thịt lợn đông lạnh

- Thực phẩm chế biến: Chế biến từ thịt xóa bỏ vào năm thứ 8-11, chế biến từ thủy sản xóa bỏ vào năm thứ 5

4

Trang 7

- Đường, trứng, muối: Thuế trong hạn ngạch của WTO với trứng xóa bỏ vào năm thứ 6, với đường, muối là vào năm 11; Thuế ngoài hạn ngạch giữ như MFN

- Sữa và sản phẩm sữa: xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, một số loại xoá

bỏ vào năm thứ 3

- Gạo: xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực

- Ngô: Xóa bỏ sau vào năm thứ 5 một số loại bỏ vào năm thứ 6 - Phân bón: xóa

bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực

- Lá thuốc lá: xóa bỏ thuế trong hạn ngạch vào năm thứ 11 đối với lượng hạn ngạch 500 tấn, mỗi năm tăng thêm 5% trong vòng 20 năm Thuế suất ngoài hạn ngạch duy trì ở mức MFN đến năm thứ 20, đến năm 21 thuế nhập khẩu về về 0%

- Thuốc lá điếu: xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 16

Sản phẩm nhập khẩu theo diện đặc thù (tạm nhập, nhập sau khi xuất để sửa chữa…) CPTPP quy định các nước Thành viên không áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm được nhập khẩu theo diện đặc thù (không phụ thuộc vào xuất xứ sản phẩm) sau đây:

- Các sản phẩm được nhập khẩu trở lại sau khi tạm xuất sang một nước thành viên CPTPP khác để sửa chữa, thay đổi;

- Các sản phẩm tạm nhập để phục vụ hoạt động chuyên môn của cá nhân (trang thiết bị chuyên ngành, thiết bị phục vụ báo chí, truyền hình, phần mềm…)

- Các sản phẩm phục vụ trưng bày, triển lãm; sản phẩm mẫu thương mại;

ấn phẩm quảng cáo in (chỉ một bản cho mỗi ấn phẩm quảng cáo và tổng cộng không tạo thành lô hàng lớn)…;

- Dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao cụ thể;

- Các công-ten-nơ và pa-let dùng để vận chuyển hàng hóa quốc tế (đang để không hoặc đang chứa hàng) sẽ được coi như hàng tạm nhập được miễn thuế Mặc dù cam kết không áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nhập khẩu diện này, các nước CPTPP vẫn có quyền quy định các điều kiện miễn thuế cụ thể cho các sản phẩm này

5

Trang 8

2.2 Cam kết về thuế xuất khẩu của Việt Nam

Trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các sản phẩm còn bảo lưu/giữ quyền áp dụng thuế xuất khẩu trong WTO (với lộ trình xóa bỏ thuế là từ 5-15 năm) và chỉ giữ lại quyền áp dụng thuế xuất khẩu đối với một số nhóm mặt hàng quan trọng như than đá, than non, dầu thô, vàng

và một số loại quặng, khoáng sản (thuộc 70 mặt hàng)

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẬN DỤNG NHỮNG CƠ HỘI ĐÓ

3.1 Cơ hội đối với Việt Nam và một số kết quả đã đạt được

Cơ hội đối với Việt Nam:

Thứ nhất, cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, CPTPP giúp Việt Nam tăng thêm hơn 2% GDP vào năm 2030, thậm chí, tăng trưởng có thể lên tới 3,5% GDP nếu có kích thích tăng năng suất Ngoài tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, CPTPP có vai trò quan trọng trong việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang cản trở tăng trưởng thương mại toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại

Mỹ - Trung Quốc đang leo thang và có nguy cơ lan rộng

Thứ hai, CPTPP tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút mạnh

mẽ vốn đầu tư nước ngoài cũng như khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và CPTPP sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư,

từ đó các doanh nghiệp có thể thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với giá trị lớn hơn, có được kinh nghiệm quản lý điều hành và nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ các tập đoàn lớn nước ngoài Tham gia CPTPP giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia chuỗi giá trị ở khu vực

và trong khối, từ đó hạn chế sự phụ thuộc vào một khu vực hay một thị trường Thứ ba, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu:

Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam

6

Trang 9

khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP

sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi

Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035

Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô la

Mỹ lên 80 tỷ đô la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu

Thứ tư, cơ hội tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu: Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000

tỷ USD, lại bao gZm các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Australia sẽ mở

ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới

Thứ năm, cơ hội đối với các ngành: Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đZ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đZ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đZ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt 8,7% -9,6%

7

Trang 10

Thứ sáu, cơ hội cải cách thể chế: Cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia CPTPP, một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đZng thời giúp ta có thêm cơ hội hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài

Thứ bảy, cơ hội về việc làm, thu nhập: Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động Đối với lợi ích

về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 đô la Mỹ/ngày Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi

Một số kết quả đã đạt được:

Kim ngạch xuất khẩu: Ở năm đầu tiên thực thi CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong khối này năm 2019 đạt tăng trưởng trung bình 7,2% so với năm 2018, trong khi nhập khẩu chỉ tăng nhẹ ở mức 0,7% Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam năm 2019 chỉ đạt 1,67% Năm 2020, dưới tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, xuất khẩu sang các nước CPTPP vẫn giữ được kim ngạch tương tự

2019, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP đã được cải thiện hơn (4%) dù vẫn còn thấp

Đối với một số ngành hàng: Năm 2019, xuất khẩu da giày đạt 2,1 tỷ USD, tăng 15,1% so với năm 2018, nhưng năm 2020 giảm 12,2%, còn 1,84 tỷ USD Dệt may từ mức 5,3 tỷ USD của năm 2019, tăng 7,4% so với năm 2018, đến năm 2020 đã giảm 9,6%, còn 4,8 tỷ USD Thủy sản cũng tương tự, năm 2019

8

Ngày đăng: 19/05/2024, 21:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w