1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng lý luận nhận thức mác xít vào xem xét quán trình nhận thức của đảng ta về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng lý luận nhận thức Mác xít vào xem xét quán trình nhận thức của Đảng ta về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Với sự lãnh đạo đúng đắn củaĐảng và Chính phủ, chúng ta đã có những chiến lược và sách lược đúng đắn.Trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đặc biệt là lý lu

Trang 1

1 Nhận thức của Đảng ta về giải quyết đúng đắn mối quan

hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị 14

2 Một số giải pháp nâng cao nhận thức về giải quyết mối quan

hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay 18

Trang 2

MỞ ĐẦU

Sự thay thế xã hội tư bản chủ nghĩa bằng xã hội cộng sản chủ nghĩa trongtiến trình lịch sử của nhân loại là một quy luật khách quan Việt Nam hiện nayđang ở vào thời kỳ quá độ, chúng ta đã bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủnghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy trong quá trình phát triển, luônluôn nảy sinh những mâu thuẫn cần giải quyết Với sự lãnh đạo đúng đắn củaĐảng và Chính phủ, chúng ta đã có những chiến lược và sách lược đúng đắn.Trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đặc biệt là lý luận triết học Mác - Lênin, chúng ta càng nhận thức rõ hơn conđường phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn đó là: “Khi hoạch định đường lối, chủtrương, giải pháp phải bám sát và xuất phát từ thực tiễn, đánh giá tác động, cânđối, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả” Từ năm 1986, chúng ta

đã tổng kết được những bài học kinh nghiệm quý báu để đổi mới và cải cáchkinh tế Xây dựng một nền kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước, mộtnền kinh tế nhiều thành phần, lành mạnh chính là sự vận dụng sáng tạo quanđiểm chỉ đạo của Đảng vào thực tiễn hoàn cảnh trong nước và trên thế giới.Những quan điểm đổi mới, tiến bộ đó là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác -

Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện Việt Nam, trong đó, có nhữngnguyên lý về lý luận nhận thức

Trải qua hơn 35 năm đổi mới đất nước “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng tavẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và

uy tín quốc tế như ngày nay Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sángtạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiềunhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta”, là kết quả của quá trình vậndụng và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chínhtrị trong từng giai đoạn của lịch sử

Trang 3

I LÝ LUẬN NHẬN THỨC MÁCXÍT

1 Quan điểm của triết học Mác - Lênin về nhận thức

Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã tạo ra một cuộc cách mạngtrong lý luận nhận thức, vượt lên các quan điểm khác trong lịch sử, là kết quảcủa sự kế thừa những yếu tố hợp lý, phát triển một cách sáng tạo tư tưởng triếthọc của nhân loại C.Mác, Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết duy vật biệnchứng về nhận thức, chỉ rõ bản chất quy luật phát triển của nhận thức

C.Mác nhận định, “nhận thức là sự thu nhận tri thức vào ý thức conngười, đời sống xã hội về bản chất là có tính chất thực tiễn” Ph.Ăngghen chorằng: ý thức, nhận thức chỉ là sự phản ánh hiện thực khách quan vào óc người.Trong tác phẩm Bút ký triết học V.I.Lênin viết: “Nhận thức là quá trình xâmnhập của tư duy vào trong quá trình tự nhiên” Như vậy, theo quan điểm của

triết học Mác - Lênin: Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, chủ động và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên

mà thôi Thế nhưng, ở từng con người, từng giai cấp, từng dân tộc, từng giaiđoạn thì nhận thức lại có hạn Còn cả nhân loại thì sẽ biết đầy đủ về thế giới.Như vậy khả năng con người là vô hạn

Trang 4

Bản chất của nhận thức là sự phản ánh Phản ánh được đề cập đến trongmối quan hệ vật chất và ý thức, nhưng đó là phản ánh của óc người đối với thếgiới, còn ở đây cũng là phản ánh nhưng là một quá trình nên có điểm xuất phát

và điểm đến (vô tận), phải liên tục giải quyết mâu thuẫn Nhận thức không phải

là hiện thực khách quan mà là quá trình phản ánh hiện thực khách quan mộtcách tích cực, sáng tạo Điều này vừa khẳng định trình độ nhận thức của conngười đối với hiện thực, vừa thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độclập với ý thức của con người

Là một quá trình, nghĩa là nhận thức đi từ chưa biết đến biết, biết ít đếnbiết nhiều, đi từ nhận thức bên ngoài đến nhận thức bên trong, từ hiện tượng đếnbản chất của sự vật, hiện tượng Quá trình nhận thức là quá trình tập hợp tri thứcnhân loại, cái mình sáng tạo ra, lắng đọng lại trong hệ tri thức Nhận thức đượctích tụ lại trong hệ tri thức (ki cóp tri thức, đọng lại trong trí nhớ ), tích gópkiên trì, bền bỉ Là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục, thậm chí quanh co,phức tạp, nhất là lĩnh vực xã hội, thông qua giải quyết hàng loạt các mâu thuẫnbiện chứng trong quá trình nhận thức Ví dụ: Tiếp thu bài học là một quá trình:chưa biết đến biết ít đến biết nhiều… Quá trình nhận thức không phải diễn ramột lần mà trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thế hệ kế tiếp nhau Theo V.I.Lênin:

“Nhận thức là quá trình xâm nhập (của trí tuệ) vào giới tự nhiên vô cơ, để làmcho giới tự nhiên ấy chịu sự chi phối của chủ thể và để khái quát (nhận thức cáichung trong các hiện tượng của tự nhiên ấy)”

Thứ hai, nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người

Nói đến quá trình nhận thức là nói đến quá trình biện chứng giữa chủ thểnhận thức và khách thể nhận thức Chủ nghĩa duy vật biện chứng: cho rằng nhậnthức chỉ thể hiện ra trong sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể Nếukhông có con người, không có thế giới xung quanh và không có sự tác động qualại giữa chúng thì không có sự nhận thức

Chủ thể nhận thức: Là con người, con người ở đây được hiểu có thể làmột cá nhân, một tầng lớp, giai cấp, dân tộc và rộng hơn là toàn thể loài người

Trang 5

Khách thể nhận thức: Là một sự vật hiện tượng hay một bộ phận nào đó củahiện thực khách quan trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức của chủthể.

Giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức tác động biện chứng vớinhau, trong đó khách thể là điều kiện, mục tiêu, là đối tượng của nhận thức, cònchủ thể đóng vai trò chủ động, tích cực trong quá trình nhận thức

Sự tác động giữa chủ thể và khách thể nhận thức phải thông qua hoạtđộng thực tiễn Thực tiễn ở đây không phải là nhận thức, nhưng nằm trong quátrình nhận thức, đây chính là yếu tố quyết định lý luận nhận thức của C.Mác thểhiện tính khoa học, cách mạng, vượt lên khỏi những quan điểm khác về quátrình nhận thức Các quan điểm khác không khoa học vì chưa động đến thực tiễntrong quá trình nhận thức Thực tiễn là khâu trung gian, là cầu nối giữa kháchthể và chủ thể nhận thức Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhậnthức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lýNhư vậy: Để có quá trình nhận thức phải tạo ra mối liên hệ giữa khách thể

và chủ thể Chủ thể tác động vào khách thể để nhận thức và cải tạo nó Quá trìnhnhận thức là khâu trung gian liên kết giữa chủ thể và khách thể, không có chủthể, khách thể thì không có quá trình nhận thức.V.I Lênin: “Nhận thức là sự tiếngần mãi mãi và vô tận của tư duy đến khách thể…”

Thứ ba, hoạt động nhận thức của con người mang tính lịch sử xã hội

Quá trình nhận thức thế giới là kết quả tổng hợp tri thức của mỗi cá nhân,của các thế hệ kế tiếp nhau và chịu sự chế ước của điều kiện, hoàn cảnh lịch sửnhất định Con người ngày càng nhận thức sâu sắc những thuộc tính và mối liên

hệ mới của thế giới Song, con người không thể nhận thức hết được thế giớikhách quan, bởi vì nhận thức là “quá trình vô hạn của việc tìm ra những mặtmới, những quan hệ mới”, là “quá trình vô hạn của sự đi sâu nhận thức của conngười về các sự vật, hiện tượng”, đó là sự tiến gần mãi mãi và vô hạn của tư duyđến khách thể, là quá trình xâm nhập của lý trí vào hiện thực, là quá trình khôngngừng làm phong phú trí tuệ của nhân loại bằng tri thức mới Nhận thức là quá

Trang 6

trình phản ánh theo trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ hiệntượng tới bản chất, từ bản chất kém sâu sắc tới bản chất sâu sắc hơn.

Nhận thức là hoạt động có mục đích, chủ động, tích cực, sáng tạo của chủthể nhận thức thông qua hoạt động thực tiễn V.I Lênin viết: “Ý thức con ngườikhông phải chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn tạo ra thế giới kháchquan” Tính mục đích tức là hoạt động của con người là hoạt động có tính mụcđích; con người đi khám phá toàn bộ thế giới, nhưng trong điều kiện cụ thể cólựa chọn đối tượng theo nhu cầu của chủ thể Tính chủ động thể hiện đó là tựxác định mục đích khám phá thế giới Con vật không có chủ động (chỉ có bảnnăng) Tức là không trông chờ sự vật tự bộc lộ thuộc tính mà chủ động tác độngbuộc nó bộc lộ thuộc tính để nhận thức

Trong hoạt động nhận thức, con người không chỉ tái hiện nguyên xi màtiến hành phân tích, tổng hợp để từ những nguyên liệu có sẵn trong thực tạikhách quan hình dung, tưởng tượng ra những cái chưa có nhưng cần có cho conngười Tính tích cực, chủ động sáng tạo của chủ thể nhận thức phải thông quahoạt động thực tiễn; nhờ có hoạt động thực tiễn mà thận thức về thế giới của conngười ngày càng sâu sắc hơn, toàn diện hơn; tách khỏi thực tiễn thì không cónhận thức

2 Vai trò của lý luận nhận thức mácxít đối với phát triển tư duy lý luận

Thứ nhất, lý luận nhận thức mácxít đã chỉ ra hệ thống nguyên tắc bảo đảm cho sự phát triển tư duy lý luận.

Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ ra những nguyên tắc cơ bản của lý luậnnhận thức, đó là:

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc

lập với ý thức con người Đây là nguyên tắc nền tảng của lý luận nhận thức củachủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, thếgiới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, với cảm giác của con người

và loài người nói chung, mặc dù người ta có thể chưa biết đến chúng Trong tácphẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I.Lênin viết:

Trang 7

“Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại khách quan (vậtchất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm của loài người.Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ýthức xã hội của loài người Trong hai trường hợp đó, ý thức chỉ là phản ánh củatồn tại, nhiều lắm cũng chỉ là một phản ánh gần đúng (ăn khớp, chính xác mộtcách lý tưởng)”.

Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người Tức là

thừa nhận khả năng của chủ thể trong việc khám phá tìm hiểu khách thể Vềnguyên tắc không có gì con người không biết, chỉ có điều con người chưa biết

mà thôi Về bản chất, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sángtạo thế giới khách quan vào bộ ốc người, thông qua hoạt động thực tiễn Chủnghĩa duy vật biện chứng coi các cảm giác của chúng ta (và mọi tri thức) đều là

sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan: “Cảm giác làmột hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” Nhưng không phải sự phảnánh thụ động, cứng đờ của hiện thực khách quan giống như sự phản ánh vật lýcủa cái gương trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác Đó chính làquan niệm trực quan của chủ nghĩa duy vật siêu hình, không đánh giá đúng mứcvai trò tích cực của chủ thể, của nhân cách và hoạt động thực tiễn của con ngườitrong phản ánh

Ba là, nhận thức là quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo.

Nhận thức không phải là hiện thực khách quan mà là quá trình phản ánh hiệnthực khách quan một cách tích cực, sáng tạo Điều này vừa khẳng định trình độnhận thức của con người đối với hiện thực, vừa thừa nhận thế giới vật chất tồntại khách quan độc lập với ý thức của con người

Bốn là, thực tiễn là cơ sở, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu

chuẩn để kiểm tra chân lý Theo chủ nghĩa duy vật mác xít, thực tiễn là tiêuchuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung;

là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Tất nhiên, “ thực tiễn mà chúng ta dùng làmtiêu chuẩn trong lý luận về nhận thức, phải bao gồm cả thực tiễn của những sựquan sát, những sự phát hiện về thiên văn học ” Do vậy, “Quan điểm về đời

Trang 8

sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhậnthức”.

Thứ hai, lý luận nhận thức mácxít đã chỉ ra hệ thống quy luật bảo đảm trực tiếp cho sự phát triển tư duy lý luận.

Một là, quy luật mâu thuẫn của quá trình nhận thức Chủ nghĩa duy vật

biệnc chứng đã chỉ ra: Mọi sự vật, hiện tượng đều bao hàm mâu thuẫn, thốngnhất và đấu tranh là hai trạng thái đối lập của một mâu thuẫn Sự thống nhất củacác mặt đối lập là tương đối tạm thời, là tiền đề cho sự tồn tại của mọi sự vật,hiện tượng, là tiền đề cho đấu tranh; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đốivĩnh viễn, là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động, phát triển của mọi

sự vật, hiện tượng Mâu thuẫn là xung lực nội tại của mọi sự sống Điều đó hoàntoàn đúng khi nói đến quá trình nhận thức Đặc biệt khi nghiên cứu mâu thuẫncủa quá trình nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tronggiai đoạn cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay

Hai là, quy luật sự chuyển hoá lượng chất của quá trình nhận thức Chủ

nghĩa duy vật mác xít khẳng định: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữachất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt qua giới hạn của độ sẽ dẫn tới

sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy tại điểm nút; chấtmới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng

Ba là, quy luật phủ định biện chứng trong quá trình nhận thức Chủ nghĩa

Mác - Lênin, đã chỉ ra: Khuynh hướng chung của mọi sự phát triển là quá trìnhcái mới phủ định cái cũ, cái mới vừa gạt bỏ cái cũ, vừa kế thừa những yếu tốhợp lý trong lòng cái cũ theo “cơ chế” phủ định cái phủ định để khẳng định sựtiến lên; con đuờng tiến lên trong quá trình phát triển không tuân theo đườngthẳng mà theo đường xoáy ốc

Điều này thể hiện rõ trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt nam dưới góc

độ phép phủ định biện chứng: Sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá là tất yêukhách quan, phủ định lại nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã không cònphù hợp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Có thể nói, sự rađời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một xu hướng

Trang 9

phát triển yếu khách quan Dưới góc độ triết học thì đó là sự phủ định của phủđịnh để sự vật hiện tượng phát triển tiến lên.

Trang 10

Thứ ba, lý luận nhận thức mácxít đã chỉ ra hệ thống quan điểm khoa học bảo đảm trực tiếp cho sự phát triển tư duy lý luận.

Chủ nghĩa duy vật mácxít nói chung và lý luận nhận thức mácxít nói riêngchỉ ra hệ thống quan điểm khoa học, tiêu biểu có thể kể đến quan điểm thốngnhất giữa lý luận và thực tiễn, đây được coi là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin và triết học Mác - Lênin Lý luận: là sự tổng kết những kinhnghiệm và tri thức của loài người về tự nhiên, xã hội Lý luận là hệ thống trithức khái quát từ thực tiễn phản ánh những mối liên hệ bản chất, quy luật củahiện thực khách quan. Thực tiễn: là toàn bộ những hoạt động vật chất có mụcđích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội

Lý luận và thực tiễn có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau trong

đó thực tiễn quyết định lý luận, lý luận tác động tích cực trở lại thực tiễn

Trong đó, thực tiễn quyết định lý luận: Thực tiễn là cơ sở, là động lực, làmục đích của nh.thức trong đó có lý luận, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý;thông qua thực tiễn làm xuất hiện nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng của nhậnthức; xuất hiện nhu cầu tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận của con người

và thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các ngành khoa học; Lý luận chỉ trở thànhkhoa học khi xuất phát từ thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm

Trang 11

Lý luận tác động trở lại thực tiễn: Lý luận là phản ánh thực tiễn nhưng cótính độc lập tương đối tác động trở lại thực tiễn; chiều hướng tác động: diễn ratheo hai chiều hướng khác nhau; phương thức tác động: Lý luận tác động trở lạithực tiễn thông qua hoạt động của con người; lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩathực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn, phục vụ chomục tiêu phát triển; lý luận một khi đã thâm nhập vào quần chúng thì biến thànhsức mạnh vật chất to lớn C.Mác cho rằng: “Vũ khí của sự phê phán không thểthay thể được sự phê phán bằng vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổbởi lực lượng vật chất nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất mộtkhi nó thâm nhập vào quần chúng”; V.I.Lênin khẳng định: “Không có lý luậncách mạng thì cũng không có phong trào cách mạng, chỉ có đảng nào có lý luậntiên phong hướng dẫn thì đảng đó mới làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”

Thứ tư, lý luận nhận thức duy vật là cơ sở lý luận trực tiếp chống lại các quan điểm sai trái, đối lập với tư duy lý luận khoa học, cách mạng.

Tư duy lý luận là quá trình con người phản ánh hiện thực khách quan mộtcách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng hệ thống các kháiniệm, phạm trù, quy luật Ở đó, chủ thể nhận thức sử dụng ngôn ngữ và các thaotác tư duy để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy luậtvận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận thức của con người

So với tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận đóng một vai trò hết sức to lớntrong nhận thức và cải tạo thế giới Nhờ có tư duy lý luận khoa học mà conngười mới phát hiện ra được các quy luật vận động và phát triển của hiện thựckhách quan, hướng sự vận động đó vào phục vụ lợi ích của con người.Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng: “một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoahọc thì không thể không có tư duy lý luận”

Trang 12

Tư duy lý luận có thể là khoa học nhưng cũng có thể không khoa học Chỉnhững tri thức lý luận nào phản ánh đúng bản chất, vạch ra được mối liên hệ giữacác sự vật, hiện tượng; chỉ ra được quy luật, xu hướng vận động, phát triển v.v của hiện thực khách quan (của tự nhiên, xã hội) thì đó mới là tư duy lý luận khoahọc.

Trong thời đại ngày nay, tư duy lý luận khoa học là tư duy lý luận mácxít

Về thực chất, tư duy lý luận mácxít là tư duy biện chứng duy vật khoa học (cảtrong tự nhiên lẫn trong xã hội), một hình thái tư duy được hình thành trên cơ sởtổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, những tri thức khoa học mà loài người đãđạt được từ xưa đến nay và luôn luôn được vận dụng một cách tiện lợi vào thựctiễn sinh động, phong phú để không ngừng bổ sung, hoàn thiện và phát triển.Hiện nay, kẻ thù của chủ nghĩa Mác thường xuyên tạc là chủ nghĩa Mácchỉ biết đến vật chất, kinh tế mà coi nhẹ vai trò của ý thức, tư tưởng, hay lý luậnnhận thức Thật ra hoàn toàn không phải như vậy, chỉ có chủ nghĩa duy vật tầmthường không biện chứng mới phủ nhận hoặc xem nhẹ vai trò của các yếu tốtinh thần, ý thức mà thôi Trái với các quan điểm sai trái, phản khoa học, lý luậnnhận thức duy vật mácxít cho rằng: Nhận thức không phải là hành động giảnđơn, nhất thời, được thực hiện một lần là xong mà nó là quá trình đi từ trực quansinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Điểm nổibật nhất thể hiện tính khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, chính làphạm trù thực tiễn lần đầu tiên được đề cập đến trong quá trình nhận thức và làphạm trù quyết định đến phạm trù lý luận và quá trình nhận thức Đó cũng làquá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể để nhận thức chân lýkhách quan

Thứ năm, lý luận nhận thức duy vật là cơ sở phương pháp luận trực tiếp của tư duy lý luận

Chủ nghĩa duy vật mác xít chỉ ra cho chúng ta hệ thống các phương phápluận khoa học, đó là:

Ngày đăng: 19/05/2024, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w