Các cơ quan nhà nước địa phương gồm Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhândân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp: tỉnh thành phố trựcthuộc trung ương, huyện quận, thị xã, thành phố
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
GV hướng dẫn : TS Lê Minh Thoa
1 Đỗ Quang Đức( NT)
6 Trần Đức Hải
2 Đặng Thị MaiHương
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Đề tài
Từ khi con người khai sinh ra cho đến nay thì đã trải qua bốn kiểu nhà nướccác kiểu đó là: nhà nước đầu tiên là nhà nước chủ nô, thứ hai là nhà nước phongkiến, thứ ba là nhà nước tư sản, thứ tư là nhà nước xã hội chủ nghĩa Dù ở kiểunhà nước nào con người cũng muốn hướng đến bình đẳng cho các tầng lớp trong
xã hội và nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước đang được các nước trên thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng hướng đến đây có thể xem là nhà nướctiến bộ nhất và cuối cùng trong lịch sử Vai trò của nhà nước ở bất kỳ một quốcgia nào cũng đều rất to lớn Phương thức và hiệu quả quản lý của nhà nước cóảnh hưởng trực tiếp và quyết định đối với sự phát triển về mọi mặt của quốc gia
đó Chính vì thế chúng ta cần hiểu rõ về bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máynhà nước xã hội chủ nghĩa để từ đó đưa ra cách thức quản lý cũng như điều hànhnhà nước tốt hơn
2 Mục đích nghiên cứu
Việt Nam đã lựa chọn cho mình con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và xâydựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã cóquan điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là: “Nhà nướccủa dân, do dân, vì dân” Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chú trọngvận dụng, phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân Dovậy, sự quản lý của nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội lại càng ảnhhưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển và bộ mặt của đất nước Vấn đề nâng caovai trò của nhà nước là một vấn đề hết sức hệ trọng; luôn được Đảng, Nhà nước
ta quan tâm, chú ý và đưa ra trong các kỳ Đại hội Đảng Mặc dù nhà nước ta đãphát huy vai trò của mình một cách có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của đấtnước, nhưng không phải không có những hạn chế Vì vậy, chúng ta cần nghiêncứu, đi sâu tìm hiểu để tìm ra những mặt tích cực cũng như hạn chế nhằm hoànthiện bộ máy nhà nước, khi bộ máy nhà nước được hoàn thiện thì việc phát triển
2
Trang 3mọi mặt của đời sống xã hội mới được cải thiện, phát triển bền vững và tốt đẹphơn
3 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, thu thập vàphân tích các dữ liệu khảo sát thực tế
4.Kết quả
Làm rõ được ý kiến bộ máy quản lý Nhà nước ở Việt Nam nói chung ,bộmáy quản lí nhà nước về kinh tế nói riêng vẫn còn cồng kềnh,chồng chéo,kémhiệu quả
3
Trang 4Mục lục
I Bộ máy nhà nước
1 Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
2 Khái niệm
3 Đặc điểm của bộ máy nhà nước
4 Phân loại cơ quan nhà nước
II Qui trình trong quản lý nhà nước
1 Nguyên tắc
2 Nội dung
3 Hình thức
4 Phương pháp
III Hạn chế của bộ máy quản lí nhà nước Việt Nam
IV Thực trạng của bộ máy nhà nước hiện nay
1 Bộ máy quản lý nhà nước ở Việt Nam
2 Bộ máy quản lý về kinh tế ở Việt Nam
V Kết luận
I Bộ máy nhà nước
4
Trang 51 Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo chiều ngang, baogồm 4 hệ thống:
1.1 Các cơ quan quyền lực nhà nước, bao gồm Quốc hội và Hội đồngnhân dân các cấp Đây là các cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trựctiếp bầu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếukín;
1.2 Các cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là các cơ quan quản lí nhànước bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cáccấp và các cơ quan quản lí chuyên môn của Uỷ ban nhân dân như sở, phòng, ban
Cũng như bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới, bộ máy nhà nước ta,theo chiều dọc, có thể phân chia thành các cơ quan nhà nước trung ương và các
cơ quan nhà nước địa phương Các cơ quan nhà nước trung ương gồm Quốc hội,Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao Các cơ quan nhà nước địa phương gồm Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhândân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp: tỉnh (thành phố trựcthuộc trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), xã (phường, thịtrấn)
- Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyêntắc cơ bản: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; tập trung dân
5
Trang 6chủ; đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản; bảo đảm sự bình đẳng
và đoàn kết giữa các dân tộc; pháp chế xã hội chủ nghĩa; quyền lực nhànước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Tất cả các nguyên tắc nóitrên đều nhằm vào một mục tiêu duy nhất là làm cho bộ máy nhà nướcthực sự là một bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân xây dựngmột xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
2.Khái niệm bộ máy nhà nước
- Nhà nước ra đời nhằm tổ chức đời sống xã hội, quản lí và phục vụ xã hội.Thực tế cho thấy, chức năng của nhà nước ngày càng phức tạp, phạm vihoạt động của nhà nước ngày càng mở rộng, số lượng thành viên của nhànước ngày càng đông đảo , đòi hỏi nhà nước phải được tổ chức thành các
cơ quan nhà nước với cách thức tổ chức hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn,phạm vi hoạt động khác nhau Toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trungương tới địa phương hợp thành bộ máy nhà nước
- Trong sách báo pháp lí Việt Nam hiện nay, có khá nhiều định nghĩa bộmáy nhà nước Dưới góc độ pháp lí có thể hiểu, bộ máy nhà nước là hệthống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, được tố chức
và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của nhà nước
3 Đặc điểm của bộ máy máy nhà nước
Định nghĩa trên cho thấy, bộ máy nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau:
Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước là bộphận cơ bản cẩu thành nhà nước, bao gồm sổ lượng người nhất định, được tổchức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhãn danh nhà nước thực hiệnquyển lực nhà nước
Cơ quan nhà nước có một số đặc điểm sau:
6
Trang 7- Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, nghĩa là cơ quannhà nước chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước Các bộ phậnkhác cấu thành nhà nước nhưng chỉ giữ vai trò thứ yếu không được quan niệm là
cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước có biên chế xác định, mỗi cơ quan nhànước gồm một số lượng người nhất định, có thể có cơ quan chỉ bao gồm mộtngười (chẳng hạn, nguyên thủ quốc gia nhiều nước), có thể có cơ quan nhàởnước bao gồm một nhóm người (quốc hội, chính phủ )
- Cơ quan nhà nước được thành lập theo các cách thức hay trình tự khác nhau,
có thể là cha truyền con nối hoặc bầu cử hoặc bổ nhiệm
- Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định Thôngthường, pháp luật có quy định cụ thể về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hìnhthành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động của mỗi cơquan trong bộ máy nhà nước
- Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn riêng dopháp luật quy định Chẳng hạn, chức năng của nghị viện (quốc hội) là lập pháp,quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước ; chức năng của toà án là xét
xử các vụ án
- Mỗi cơ quan nhà nước được trao cho những quyền năng nhất định để thựchiện chức năng, nhiệm vụ được giao Toàn bộ những nhiệm vụ và quyền hạn màmột cơ quan nhà nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm quyền của
cơ quan nhà nước đó Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhànước để thực hiện thẩm quyền của mình, nó có quyền ban hành những quyếtđịnh nhất định (Những quyết định này có thể là những quyết định cá biệt, cũng
có thể là quyết định chứa đụng quy tắc xử sự chung, có thể thể hiện dưới hìnhthức văn bản hoặc bằng lời nói.); yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan phảitôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thểkhác có thẩm quyền ban hành; kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quyếtđịnh đó, khi cần thiết, nó có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đểđảm bảo thực hiện những quyết định đó
7
Trang 84 Cách phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có thể được phân loại theo nhiềucách khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau Sau đây là một số cách phân loại
cơ quan trong bộ máy nhà nước
- Căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ, các cơ quan nhà nướcđược chia thành cơ quan trung ương và cơ quan địa phương Cơ quan trungương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trên toàn lãnh thổ, cơ quan địaphương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động chỉ trong phạm vi địa phương
- Căn cứ vào chức năng, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quanlập pháp (có chức năng xây dựng pháp luật); cơ quan hành pháp (có chức năng
tổ chức thực hiện pháp luật); cơ quan tư pháp (có chức năng bảo vệ pháp luật)
- Căn cứ vào thời gian hoạt động, các cơ quan nhà nước được chia thành
cơ quan thường xuyên và cơ quan lâm thời Cơ quan thường xuyên là cơ quanđược thành lập để thực hiện những công việc thường xuyên của nhà nước, tồntại thường xuyên trong bộ máy nhà nước Cơ quan lâm thời là cơ quan đượcthành lập để thực hiện những công việc có tính chất nhất thời của nhà nước, saukhi thực hiện xong công việc đó nó sẽ tự giải tán, ví dụ, ủy ban sửa đổi Hiếnpháp, các cơ quan bầu cử ở nước ta
- Căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng, các cơ quan nhànước được chia thành cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước, cơquan xét xử, cơ quan kiểm sát Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan do nhândân bầu ra, đại diện nhân dân để thực thi quyền lực nhà nước; cơ quan quản línhà nước là cơ quan được hình thành từ cơ quan quyền lực nhà nước, thực hiệnchức năng quản lí, điều hành công việc hàng ngày của đất nước trong các lĩnhvực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại; cơ quanxét xử có chức năng xét xử các vụ án; cơ quan kiểm sát có chức năng kiểm tra,giám sát việc thực hiện pháp luật, thay mặt nhà nước thực hiện quyền công tố
8
Trang 9Hiện nay ở Việt Nam, cơ quan này chì có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạtđộng tư pháp và thực hành quyền công tố.
Mỗi cách tiếp cận trên đều có ý nghĩa khoa học nhất định làm cơ sở để xem xét và giải quyết những vấn đề về bộ máy nhà nước Ngoài các cách phân loại trên, còn có nhiều cách khác để phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước Tuy nhiên, việc phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhiều khi chỉ có ý nghĩa tương đối, nhiều trường hợp nó chỉ có ý nghĩa trong một phạm vi nhất định
Nhìn chung, trong bộ máy nhà nước đều bao gồm khá nhiều cơ quan nhà nước Mỗi cơ quan nhà nước là một yếu tố, một đơn vị cấu thành bộ máy nhà nước, vì thế, nếu xem xét nhà nước như một cơ thể sống thì mỗi cơ quan nhà nước chính là những bộ phận cơ bản cấu thành nên cơ thể sống đó Mỗi bộ phận trên cơ thể sống đều có chức năng, nhiệm vụ riêng song lại có liên hệ mật thiết với các bộ phận khác để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của cơ thể đó Giữa các
cơ quan trong bộ máy nhà nước luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất, trong đó mỗi cơ quan nhà nước được xem như là một mắt xích của hệ thống đó
Tóm lại, về cơ cấu bộ máy nhà nước thường bao gồm:
- Nguyên thủ quốc gia (vua, tổng thống, chủ tịch nước );
- Cơ quan lập pháp (vua, nghị viện, quốc hội );
- Cơ quan hành pháp (vua, chính phủ, hội đồng bộ trưởng );
- Cơ quan tư pháp (vua, tòa án );
- Chính quyền địa phương: tùy theo đặc điểm cụ thể, có thể tổ chức 2, 3 thậmchí 4 cấp chính quyền địa phương Ở mỗi cấp chính quyền địa phương có thể cómột hoặc nhiều cơ quan, chẳng hạn cơ quan quyết nghị, cơ quan chấp hành ;
- Quân đội, cảnh sát
Hai là, bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyêntắc nhất định
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những nguyên
lí, những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, xuất phát điểm, làm cơ sở
9
Trang 10cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Bộ máynhà nước thường bao gồm nhiều cơ quan có vị trí, vai trò và phạm vi hoạtđộng khác nhau, do vậy, nó khó có thể phát huy được sức mạnh và hiệuquả hoạt động nếu không được tổ chức một cách chặt chẽ, thống nhất,đồng bộ Do vậy, để thiết lập trật tự trong bộ máy nhà nước nhằm tạo ra
sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất trong hoạt động giữa các cơ quan nhànước, tăng cường sức mạnh của cả bộ máy nhà nước, đòi hỏi quá trình tổchức và hoạt động của bộ máy này phải dựa trên cơ sở của những nguyêntắc chung nhất định
- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở các nướckhác nhau thường có sự khác nhau vì chúng được xác định trên cơ sở bảnchất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trình độ phát triển của kinh tế xãhội, của nền dân chủ Chẳng hạn, bộ máy nhà nước phong kiến ViệtNam, Trưng Quốc chủ yếu được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
“tôn quân quyền”, bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay được tổ chức vàhoạt động trên cơ sở hệ thống các nguyên tắc được xác lập trong Hiếnpháp và luật
Ba là, bộ máy nhà nước được thiết lập để thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của nhà nước
- Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhànước, khi nhà nước cần phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ nào đó, nhànước thành lập ra các cơ quan tương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ ấy Chính vì vậy, quy mô, cơ cấu của bộ máy nhà nước cũng như cáchthức tổ chức và hoạt động của từng cơ quan nhà nước trước tiên chịu sựchi phối của chức năng nhà nước Chẳng hạn, nếu chức năng chủ yếu củanhà nước là trấn áp thì trong bộ máy nhà nước các cơ quan cưỡng chế,trấn áp cũng là chủ yếu và được coi trọng nhất; ngược lại, nếu chức năngchủ yếu của nhà nước là tổ chức và quản lí kinh tế, xã hội thì trong bộmáy nhà nước cũng chủ yếu bao gồm các cơ quan quản lí các lĩnh vực củađời sống xã hội
10
Trang 11- Bên cạnh đó, việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước còn chịu sựchi phối của các yếu tố khác như năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhânviên nhà nước, cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của công tác thiết kế bộmáy nhà nước, trình độ phát triển của xã hội, truyền thống dân tộc, mức
độ thâm nhập của các học thuyết chính trị pháp lí, sự ảnh hưởng của cácnhà nước khác Cùng với sự phát triển của xã hội, của nền dân chủ cũngnhư của văn minh nhân loại thì bộ máy nhà nước cũng ngày càng pháttriển đa dạng, phong phú hơn, quy mô của bộ máy nhà nước ngày càng
mở rộng hơn, cách thức tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máynhà nước ngày càng dân chủ hơn Chẳng hạn, cơ quan thực hiện chứcnăng lập pháp ở các nhà nước đương đại chủ yếu hình thành bằng conđường bầu cử phổ thông, trực tiếp và hoạt động theo che độ tập thể
II Quy trình trong quản lý nhà nước
1 Nguyên tắc
Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo, làmnền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước Nguyên tắcquản lý hành chính nhà nước Việt Nam có các đặc điểm sau:
Nguyên tắc quản lý hành-chính nước mang tính pháp lý vì các nguyên tắcnày thường được chỉ ra trong các nghị quyết của Đảng, được ghi nhận trong cácvăn bản của các cơ quan quản lý nhà nước; chúng còn được ghi nhận trong vănbản của các tổ chức xã hội khi được giao quyền hạn quản lý nhà nước hoặc thamgia quản lý nhà nước – Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tínhkhách quan khoa học bởi vì chúng được xây dựng, được rút ra từ thực tế cuộcsống trên cơ sở nghiên cứu một cách sâu sắc các quy luật phát triển khách quan,
cơ bản của đời sống xã hội
11
Trang 12Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chủ quan bởi vìchúng là tư tưởng, chúng được con người xây dựng nên, được rút ra từ thực tếcuộc sống nhờ có con người thông qua bộ óc con người.
Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao bởi chúngphản ánh những nguyên lý cơ bản nhất của các quy luật cơ bản nhất của thựctiễn quản lý mà bản thân quy luật này mang tính ổn định Tuy vậy, chúng khôngphải là bất biến bởi vì cuộc sống luôn luôn phát triển cùng với các quy luật đó.Theo Hoàng Anh Đức (1995), trong quản lý hành chính Nhà nước ViệtNam có 9 nguyên tắc cơ bản sau:
a) Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là sự lãnh đạo chính trị Đảng đề
ra đường lối chính trị (cương lĩnh chiến lược), những chủ trương phương hướnglớn, những vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy và thông qua Nhà nước chúngđược thể chế hoá thành pháp luật
Trước hết, Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước bằng nghị quyết của các cơquan của Đảng ở các cấp; trong đó vạch ra đường lối, chủ trương chính sách,nhiệm vụ cho quản lý nhà nước, cho các mắt xích khác nhau của bộ máy quảnlý
Đảng còn lãnh đạo Nhà nước thông qua công tác cán bộ Đảng kiểm trathực hiện đường lối đào tạo cán bộ, giới thiệu những Đảng viên và người ngoàiĐảng có đủ năng lực phẩm chất vào làm việc trong các cơ quan nhà nước trên
cơ sở tôn trọng các thể chế của Nhà nước về tuyển dụng, bổ nhiệm và miễnnhiệm cán bộ Đảng lãnh đạo bằng công tác thuyết phục, giáo dục và bằng sựgương mẫu của cán bộ, Đảng viên Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
và theo đúng pháp luật
12
Trang 13Ở nước ta, nguyên tắc Đảng cộng sản lãnh đạo Nhà nước và xã hội lànguyên tắc hiến định Điều 4, Hiến pháp 1992 ghi rõ: “Đảng cộng sản ViệtNam đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành– quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theochủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà–nước và xã hội”.
b) Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ áp dụng cho quan hệ cấp trên vớicấp dưới mà còn áp dụng cho mỗi cấp trong cơ cấu tổ chức, cũng như trong cơchế hoạt động của nó Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở cácđiểm chủ yếu sau:
- Về mặt tổ chức, quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào nhân dân vànhân dân là quyền lực tối cao của chủ thể nhà nước Quyền lực ấy đượcnhân dân thực hiện một cách trực tiếp hoặc thông qua bộ máy nhà nước
mà cơ quan cao nhất thực hiện quyền lực nhà nước là Quốc hội, do nhândân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân Các cơ quan nhà nướckhác đều bắt nguồn từ Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công táctrước Quốc hội hoặc đều chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội Ở địaphương, quyền lực này được tập trung vào Hội đồng nhân dân các cấp
- Về mặt hoạt động, cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nướccấp trên quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng về chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội Các cơ quan nhà nước ở địa phương và các cơ quan cấpdưới phải phục tùng cơ quan nhà nước trung ương và các cơ quan cấptrên Trong phạm vi thẩm quyền, các cơ quan nhà nước địa phương và các
cơ quan nhà nước cấp dưới tự quyết định và chịu trách nhiệm về nhữngvấn đề của địa phương Các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơquan cấp trên phải tạo điều kiện cho cơ quan ở địa phương và cấp dưới
13
Trang 15có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đềchung của cả nước và địa phương, kiên nghị và các cơ quan nhà nước, biểuquyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
Nhân dân chính là người tạo lập ra bộ máy nhà nước thông qua việc bầucác đại diện của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước Nhân dân tham giaquản lý nhà nước dưới các hình thức như: trực tiếp bỏ phiếu quyết định các vấn
đề trọng đại của địa phương, trực tiếp làm việc với cơ quan nhà nước, tham giathảo luận các dự án pháp luật; giám sát hoạt động của các đại biểu do mình bầu
ra, các nhân viên, các cơ quan nhà nước Nhân dân còn tham gia quản lý nhànước thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, các hội tựnguyện, các cơ quan, các tổ chức kinh tế tập thể
d) Nguyên tắc pháp chế
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là việc đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổchức xã hội và mọi công dân phải tuân thủ pháp luật một cách triệt để và chínhxác Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộmáy nhà nước, của các tổ chức xã hội và các đoàn thể quần chúng; là nguyên tắc
xử sự của công dân và các chủ thể khác trong xã hội
Điều 12, Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng phápluật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa… ”
Để đảm bảo pháp chế trong quản lý nhà nước, những hoạt động đảm bảopháp chế trở thành chức năng quan trọng của mọi cơ quan quản lý trong bộ máynhà nước và ngay trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cũng
có những cơ quan chuyên thực hiện chức năng này
e) Nguyên tắc Kế hoạch hóa
Kế hoạch hoá là việc đưa các hoạt động trong quản lý thành kế hoạch Chỉkhi các hoạt động quản lý được lập thành kế hoạch thì mới tránh được sự tuỳ
15
Trang 16tiện trong quản lý Trong quản lý nhà nước, kế hoạch hoá là nguyên tắc cơ bản
và cũng là đặc trưng của quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở chỗ: tất
cả các cơ quan quản lý nhà nước đều tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch
ở các cấp; hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước nhằm thực hiện kế hoạch hoáviệc phát triển kinh tế – xã hội
h) Nguyên tác kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
Nhà nước ta là một thể thống nhất Bộ máy nhà nước được tổ chức vàhoạt động theo 4 cấp hành chính và theo quy định là cấp dưới phải phục tùngcấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương; đó là quản lý theo lãnh thổ củachính quyền địa phương Các đơn vị thuộc các ngành kinh tế, kỹ thuật đều nằmtrên một địa bàn lãnh thổ nhất định Đơn vịđó phải chịu sự quản lý của ngành(bộ), đồng thời đơn vịđó cũng phải chịu sự quản lý theo lãnh thổ của chínhquyền địa phương trên một số mặt theo chế độ quy định Hai mặt đó tạo thànhmột sự thống nhất giữa cơ cấu kinh tế ngành với cơ cấu kinh tế lãnh thổ trongmột cơ cấu kinh tế chung Vì vậy, phải kết hợp quản lý theo ngành và theo vùnglãnh thổ
Quản lý theo ngành và lãnh thổ phải có sự kết hợp chặt chẽ Quản lý theongành mà tách rời yếu tố lãnh thổ sẽ hàm chứa nguy cơ phá vỡ sự thống nhấtcủa các quan hệ kinh tế trên lãnh thổ, sử dụng đồng bộ nguồn nhân lực, tàinguyên thiên nhiên, năng lượng tại chỗ, làm phát triển xu hướng tập trung, quanliêu, cục bộ và khép kín trong ngành Quản lý theo lãnh thổ mà tách rời yếu tốngành sẽ dẫn đến cục bộ địa phương, phá vỡ tính hệ thống từ trung ương xuốngđịa phương của các ngành
i) Nguyên tắc kết hợp quản lý theo quan hệ trực tuyến với chức năng trên cơ
sở trực tuyến
Tổ chức cơ quan hay hệ thống cơ quan theo nguyên tắc trực tuyến cónghĩa là mỗi cơ quan cấp dưới chỉ có một cơ quan cấp trên có thẩm quyền ra
16