1.3.2 Công nghệ sản xuất, vận hành của cơ sở 1.3.2.1 Công nghệ sản xuất điện Nước từ hồ chứa nước sông Cái qua cống điều tiết theo quy trình vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ ở điều
Trang 3DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT vi
MỤC LỤC CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1.1 TÊN CHỦ CƠ SỞ: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN TÂN MỸ 1
1.2 TÊN CƠ SỞ: “THỦY ĐIỆN TÂN MỸ, CÔNG SUẤT 10 MW” 1
1.3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ 3
1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 3
1.3.2 Công nghệ sản xuất, vận hành của cơ sở 4
1.3.2.1 Công nghệ sản xuất điện 4
1.3.2.2 Chế độ vận hành, phương án khai thác nước của công trình thủy điện 6
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở 6
1.4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ 7
1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất của cơ sở 7
1.4.2 Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở 7
1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở 7
1.5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ 7
CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 2.1 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG 9
2.2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 10
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ 3.1 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 13
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 13
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải 15
Trang 43.1.2.1 Phương án thu gom nước thải 15
3.1.2.2 Các hạng mục công trình thuộc hệ thống thu gom nước thải 16
3.1.3 Xử lý nước thải 17
3.1.3.1 Công trình xử lý nước thải sinh hoạt 17
3.1.3.2 Công trình xử lý nước thải sản xuất 20
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 23
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 23
3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 23
3.3.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường 25
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 25
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 26
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 27
3.6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ 27
3.6.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống cấp điện 28
3.6.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố HT XLNT sinh hoạt 29
3.6.4 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố Kho chất thải nguy hại 31
3.6.5 Phương án phòng ngừa ứng phó sự cố Trạm biến áp 32
3.6.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với của dẫn nước và tuyến năng lượng 32
3.6.7 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống thủy lợi Tân Mỹ 33
3.6.8 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố do thiên tai 33
3.7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 34
3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) 36
3.9 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học 36
CHƯƠNG 4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 37
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 40
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 40
Trang 5CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 415.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 45
CHƯƠNG 6 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 466.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 466.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình thiết bị
xử lý chất thải 466.1.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch 476.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 476.2.1 Chương trình quan trắc nước thải 476.2.2 Chương trình quan trắc khí thải 486.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở 486.2.4 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 48
CHƯƠNG 7 KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI
VỚI CƠ SỞ CHƯƠNG 8 CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tọa độ mốc giới cơ sở 1
Bảng 1.2 Bảng Quy mô công suất hoạt động của cơ sở 3
Bảng 1.3 Danh mục máy móc, thiết bị nhà máy 4
Bảng 1.4 Các hạng mục công trình của cơ sở 7
Bảng 3.1 Các công trình thuộc hệ thống thoát nước mưa đã xây dựng của Nhà máy 14 Bảng 3.2 Các hạng mục công trình thoát nước thải đã được xây dựng của cơ sở 16
Bảng 3.3 Các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 19
Bảng 3.4 Danh mục máy móc thiết bị 19
Bảng 3.5 Nhu cầu sử dụng hóa chất, năng lượng của hệ thống XLNT sinh hoạt 20
Bảng 3.6 Các hạng mục công trình thuộc hệ thống xử lý nước thải sản xuất 22
Bảng 3.7 Danh mục máy móc thiết bị thuộc hệ thống xử lý nước thải sản xuất 23
Bảng 3.8 Thành phần, khối lượng CTR sinh hoạt tại cơ sở: 24
Bảng 3.9 Các loại chất thải công nghiệp thông thường phát sinh của cơ sở 25
Bảng 3.10 Các loại CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành nhà máy 25
Bảng 3.11 Một số sự cố có thể gặp phải và biện pháp ứng phó sự cố 30
Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 38
Bảng 4.2 Các chất ô nhiễm và giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất 38
Bảng 4.3 Giới hạn đối với mức ồn và độ rung 40
Bảng 5.1 Thông tin về các điểm quan trắc 42
Bảng 5.2 Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt 42
Bảng 5.3 Kết quả quan trắc nước thải sản xuất 45
Bảng 6.1 Kế hoạch dự kiến vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường của nhà máy 46
Bảng 6.2 Kế hoạch lấy mẫu đánh giá hiệu quả xử lý các công trình bảo vệ môi trường của nhà máy 46
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí cơ sở 2
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất điện của nhà máy 4
Hình 3.1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa 13
Hình 3.2 Mương, rãnh thu gom, thoát nước mưa tại cơ sở 14
Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của cơ sở 15
Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sản xuất của cơ sở 16
Hình 3.5 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải 17
Hình 3.6 Sơ đồ quy trình công nghệ bể tách dầu nước thải sản xuất 21
Hình 3.7 Hố thu, rãnh thu nước rò rỉ nhiễm dầu từ Tuabin 22
Hình 3.8 Bể chứa, đốt chất thải rắn sinh hoạt 24
Hình 3.9 Kho chứa Chất thải nguy hại 26
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT: Bảo vệ môi trường
CTR: Chất thải rắn CTNH: Chất thải nguy hại NĐ: Nghị định
PCCC: Phòng cháy chữa cháy QCVN: Quy chuẩn Việt Nam QĐ: Quyết định
GPMT: Giấy phép môi trường UBND: Ủy ban nhân dân
Trang 9CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1 TÊN CHỦ CƠ SỞ: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN TÂN MỸ
- Địa chỉ văn phòng: Thôn Ma Ty, Xã Phước Tân, Huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Đào Văn Quang
- Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0973.828.536
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số 4500412182 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận cấp lần đầu ngày 03/02/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 04/05/2023
1.2 TÊN CƠ SỞ: “THỦY ĐIỆN TÂN MỸ, CÔNG SUẤT 10 MW”
• Địa điểm cơ sở: Thôn Ma Ty, Xã Phước Tân, Huyện Bác Ái,tỉnh Ninh Thuận Khu
vực Nhà máy tiếp giáp với các đối tượng cụ thể như sau:
+ Phía Bắc: tiếp giáp với đập dâng Tân Mỹ
+ Phía Đông và phía Nam: tiếp giáp với đất trồng cây lâm nghiệp thuộc quản lý của các hộ gia đình thuộc xã Phước Tân
+ Phía Tây: Tiếp giáp với sông Cái, đoạn hạ lưu đập dâng Tân Mỹ
+ Vị trí tọa độ khoanh vùng cơ sở theo hệ tọa độ VN 2000 (kinh tuyến trục 108°15′, múi chiếu 3°) được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1 Tọa độ mốc giới cơ sở
Trang 10Mốc giới Tọa độ Khoảng cách
• Diện tích nhà máy: 2,6 ha
• Cơ sở pháp lý:
+ Quyết định số 2543/QĐ-BCT ngày 28/5/2009 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc
+ Công văn số 3214/UBND-TH ngày 21/7/2010 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc chấp thuận địa điểm đầu tư dự án thủy điện Tân Mỹ của công ty Cổ phần Cavico Thủy
Vị trí cơ sở
Trang 11+ Quyết định số 325/QĐ-BCT ngày 17/01/2013 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc;
+ Công văn số 1291/UBND-KTTK ngày 03/04/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc giãn tiến độ thực hiện dự án Nhà máy thủy điện Tân Mỹ;
+ Quyết định số 1741/QĐ-BTNMT ngày 11/07/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: “Nhà máy thủy điện Tân Mỹ, công suất 10 MW” tại xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận của Công ty Cổ phần Thủy điện Tân Mỹ
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 3352/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên
và Môi trường cấp ngày 30/12/2019
• Quy mô cơ sở:
- Thủy điện Tân Mỹ có tổng mức đầu tư là 227.996.800.000 đồng và thuộc dự án nhóm B – căn cứ theo Khoản 2, Điều 9 Luật đầu tư công (cụ thể dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật đầu tư công) có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1500 tỷ đồng
- Thủy điện Tân Mỹ có tổng diện tích sử dụng đất: 26.111,5 m2 tại xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: CT04884
- Loại công trình và cấp công trình được xác định theo: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285:2002 "Công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế", QCVN 04-05:2012/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia công trình Thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế Trên cơ sở tiêu chuẩn đã xác định các chỉ tiêu thiết kế chính là:
+ Công trình cấp II
+ Tần suất lũ thiết kế: P = 0,5%
+ Tần suất lũ kiểm tra, P = 0,1%
Tần suất đảm bảo cấp nước tưới P=75%, cấp nước cho nuôi trồng thủy sản P=80%, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, môi trường P = 90% Mức đảm bảo cấp nước chung cho công trình P = 76,81%
1.3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ
1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở
Bảng 1.2 Bảng Quy mô công suất hoạt động của cơ sở
3 Điện lượng bình quân năm Triệu KWh 41,87
Nguồn: Công ty Cổ phần thủy điện Tân Mỹ
Trang 121.3.2 Công nghệ sản xuất, vận hành của cơ sở
1.3.2.1 Công nghệ sản xuất điện
Nước từ hồ chứa nước sông Cái qua cống điều tiết theo quy trình vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ ở điều kiện bình thường sẽ chảy qua tuyến đường ống áp lực tới tổ máy phát điện của nhà máy Tại đây, động năng của dòng nước làm quay tuabin máy phát điện Nước sau khi phát điện không bị biến đổi về thành phần vật lý và sinh hóa sẽ được dẫn trở lại sông Cái qua kênh xả Lượng điện sản xuất ra sẽ được truyền đến trạm phân phối điện 110KV để đấu nối lên mạng lưới điện quốc gia
Ở điều kiện dòng chảy từ cống điều tiết không đảm bảo cho phát điện hoặc nhà máy ngừng hoạt động thì cống được dẫn theo nhánh chảy thằng vào sông Cái không qua nhà máy
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất điện của nhà máy
Danh mục máy móc thiết bị hiện hữu nhà máy, được tổng hợp và trình bày cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 1.3 Danh mục máy móc, thiết bị nhà máy
I Đường ống áp lực
2 Đường kính trong đoạn trước chạc 3 m 2,8
5 Cao trình tim đường ống tại cửa vào m 145,30
Trang 13STT Hạng mục Đơn vị Giá trị
6 Cao trình tim đường ống tại đoạn cuối m 143,50
II Nhà máy thủy điện:
III Tua bin thủy lực (Kiểu loại tua bin: Francis)
V Máy điều tốc (Máy điều tốc tự động loại điện)
VI Cầu trục gian máy (Kiểu loại: Hai dầm - Chạy điện)
Trang 14STT Hạng mục Đơn vị Giá trị
VII Cửa van sửa chữa hạ lưu (Kiểu loại: Van phẳng - trượt):
4 Máy đóng mở (Palăng điện), Lực nâng tấn 5
VIII Máy biến áp (Kiểu loại: 3 pha, lắp đặt ngoài trời):
Nguồn: Công ty cổ phần thủy điện Tân Mỹ
1.3.2.2 Chế độ vận hành, phương án khai thác nước của công trình thủy điện
- Nhà máy thủy điện Tân Mỹ nằm phía hạ lưu đập chính của công trình đập dâng Tân Mỹ nên tận dụng năng lượng nước từ cống điều tiết nước hạ lưu của công trình đập dâng Tân Mỹ, hồ Sông Cái Chế độ vận hành nhà máy thủy điện theo chế độ vận hành cống điều tiết nước với Hmin = 0,65m; Htt = 25,4m, đáp ứng được quy mô công suất lắp máy 10MW của cơ sở Do vậy việc vận hành công trình không ảnh hưởng đến quyền lợi sử dụng nước và chế độ vận hành của hệ thống thủy lợi Tân Mỹ
- Quy trình vận hành cống điều tiết nước được trình bày chi tiết trong Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước sông Cái được Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 553/QĐ-UBND ngày 14/10/2022
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm tạo ra: Điện năng, cung cấp trung bình khoảng 41,87 triệu kWh/năm Nguồn điện này sẽ được đấu nối vào lưới Quốc gia để phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân trong và ngoài khu vực
Trang 151.4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ
1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất của cơ sở
Đối với nhà máy thủy điện, nguồn năng lượng chính cho sản xuất là thủy năng Vì vậy, nguyên liệu chính vận hành nhà máy thủy điện Tân Mỹ là nguồn nước từ Hồ chứa nước sông Cái, qua tua bin nhà máy, chuyển hóa thành điện năng; sau đó nước được trả lại Sông Cái sau nhà máy
Nhà máy còn sử dụng các loại dầu nhớt: dầu DO, dầu bôi trơn các ổ trục, máy móc
và các loại dầu nhớt để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất điện
1.4.2 Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở
- Nhu cầu sử dụng điện: Sử dụng chủ yếu phục vụ cho vận hành Nhà máy và sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên với nhu cầu sử dụng thực tế tại cơ sở trung bình khoảng
200 KWh/tháng
- Nguồn cung cấp điện: Điện sử dụng được mua từ Công ty Điện lực Ninh Thuận và một phần lấy từ Nhà máy thủy điện Tân Mỹ
1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở
• Nước cấp cho sinh hoạt
Hiện tại lượng các bộ công nhân viên làm việc, ăn ở và sinh hoạt tại cơ sở là 10 người Lượng nước dùng cho sinh hoạt trung bình khoảng 1,5 m3/ngày.đêm
Nguồn nước cấp cho sinh hoạt được lấy từ hồ chứa nước sông cái dẫn vào bể lọc nước sinh hoạt của nhà máy, bể lọc với 4 lớp lọc: Lớp thứ nhất: lớp cát sạch, lớp thứ hai: Lớp than hoạt tính, lớp thứ 3: lớp cát lớn, Lớp thứ 4: Lớp sỏi Nước sau bể lọc sẽ được dẫn về bể chứa nước sinh hoạt của nhà máy
• Nước làm quay Tuabin phát điện
- Lưu lượng lớn nhất: 28,8 m3/s
- Lưu lượng đảm bảo: 5,86 m3/s
Lưu lượng dòng nước chảy qua tuabin lớn nhất là 28,8 m3/s, tương ứng với 2.488.320 m3/ngày.đêm là nguồn nước từ hồ chứa nước sông Cái
1.5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ
Nhà máy đã xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình nhà xưởng theo báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định 1741/QĐ-BTNMT ngày 11/07/2019 của Bộ tài Nguyên và Môi Trường Quy mô các hạng mục công trình của Nhà máy được tổng hợp
và trình bày trong Bảng dưới đây
Bảng 1.4 Các hạng mục công trình của cơ sở
TT Tên hạng mục Diện tích
Trang 16TT Tên hạng mục Diện tích
(m 2 )
Kết cấu
- Nhà máy bao gồm 2 tổ máy thủy lực với tuabin Francis – trục đứng công suất lắp máy 2x5=10
bằng bê tông cốt thép, tường xây gạch, mái bằng
- Trang bị hệ thống PCCC, hệ thống chống sét,… theo quy định
5 Nhà ăn 143 - Nhà 01 tầng Cột, dầm sàn
bằng bê tông cốt thép, tường xây gạch, mái bằng
II Công trình phụ trợ
1 Trạm biến áp 368 - Trạm biến áp thiết kế theo kiểu
ngoài trời, bố trí 2 máy biến áp tăng, công suất định mức mỗi máy là 6,3 MVA
- Máy biến áp loại 3 pha 2 dây quấn, làm mát bằng dầu tuần hoàn
2 Hệ thống XLNT sinh
hoạt
9 Bê tông cốt thép
3 Hệ thống xử lý nước
thải nhiễm dầu
20 Bê tông cốt thép Được xây dựng
trong nhà máy thủy điện
4 Cây xanh, sân đường
giao thông nội bộ,…
10.1835,5
Trang 17CHƯƠNG 2
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG
Cơ sở thủy điện Tân Mỹ với quy mô công suất 10 MW dựa trên cơ sở tận dụng nước điều tiết của đập Tân Mỹ - Hồ Sông Cái được triển khai phù hợp với các quy hoạch phát triển chung được nhà nước và tỉnh Ninh Thuận phê duyệt, cụ thể:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ với quan điểm "Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tập trung vào các ngành then chốt để phát triển kinh tế - xã hội"
và mục tiêu "Về sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên kết hợp với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững" và "Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp lý, an toàn về lương thực và bền vững về sinh thái"
- “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm
2030” được phê duyệt theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng
Chính phủ (Quy hoạch điện VII), cụ thể:
+ Về quan điểm phát triển: Phát triển ngành điện phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm cung cấp đủ điện nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước cho phát triển điện, kết hợp với việc nhập khẩu điện, nhập khẩu nhiên liệu hợp lý, đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện, bảo tồn nhiên liệu và bảo đảm an ninh năng lượng cho tương lai Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo
an ninh hệ thống năng lượng quốc gia Phát triển ngành điện dựa trên cơ sở sử dụng hợp
lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi miền; tiếp tục đẩy mạnh công tác điện khí hóa nông thôn, đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, an toàn cho nhu cầu điện tất cả các vùng trong toàn quốc
+ Về mục tiêu phát triển: Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện; cung cấp đầy đủ điện năng với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia…
Dự án đã được bổ sung vào Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc do Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định số 2543/QĐ-BCT ngày 28/5/2009 và Quyết định 325/QĐ-BCT ngày 17/01/2013 Đồng thời Dự án phù hợp với dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi Tân Mỹ đã được phê duyệt tại Quyết định số 4223/QĐ-BNN-XD, ngày 31/12/2008
và Quyết định số 169/QĐ-BNN-XD ngày 20/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình đầu mối hồ chứa nước Sông Cái và đập dâng Tân Mỹ do tổng Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Việt thiết kế Thiết
kế đã được ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 7 phê duyệt tại Quyết định số 72/QĐ-BQL-NT, ngày 26/01/2010
Trang 182.2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Quá trình hoạt động của nhà máy thủy điện Tân Mỹ hầu như không phát sinh bụi, khí thải Bụi và khí thải chỉ phát sinh từ các hoạt động giao thông của cán bộ, công nhân viên ra vào khuôn viên nhà máy Nhà máy đã có những biện pháp giúp giảm thiểu bụi, khí thải từ hoạt động này
Nước thải sinh hoạt với lưu lượng tối đa khoảng 3 m3/ngày.đêm được xử lý bởi hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt Cột A, QCVN 14:2008/BTNMT, K = 1,2 trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Cái
Nước thải từ quá trình sản xuất điện năng là nước thải rò rỉ có nhiễm dầu với lưu lượng tối đa khoảng 5 m3/ngày.đêm được xử lý bằng bể tách dầu 2 ngăn và đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT, Kq = 0,9, Kf = 1,2, trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là sông Cái
Về chất thải thông thường sẽ được công nhân viên làm việc tại nhà máy thu gom, phân loại Các loại chất thải tái chế như vỏ lon, chai nhựa, bìa giấy sẽ thu gom và bán phế liệu Các loại chất thải rắn thông thường khác sẽ được xử lý bằng phương pháp đốt Chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy sẽ được chủ cơ sở ký hợp đồng thu gom với đơn vị có chức năng để định kỳ bàn giao, vận chuyển đi xử lý theo quy định
Dựa trên kết quả thử nghiệm giám sát môi trường thủy điện Tân Mỹ năm 2023 với nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được lấy tại vị trí sau khi được xử lý có các thông số đại diện đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT, cột A,
K = 1,2 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A; Kq = 0,9, Kf = 1,2 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (kết quả chi tiết được trình bày tại chương 5 của báo cáo) Do vậy, có thể thấy việc xả nước thải vào nguồn nước của cơ sở không làm thay đổi đáng kể nồng độ các thông số môi trường trong nước
• Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước (sông Cái):
Đánh giá khả năng chịu tải: Để đánh giá tác động của hoạt động xả thải từ nhà máy thủy điện Tân Mỹ đến chất lượng nước của sông Cái, đầu tiên phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải hiện tại của nó và với khả năng đó thì có thể đáp ứng được nhu cầu
xả thải của nhà máy hay không
Để xem xét mối tương quan này chúng tôi đã phối hợp với Công ty Cổ phần quan trắc và xử lý môi trường Thái Dương để tiến hành lấy mẫu nước mặt tại sông Cái sau đó thực hiện phân tích, đánh giá theo hướng dẫn tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017, của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải; Điều 82, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT Theo đó, sức chịu tải của nguồn nước được đánh giá cụ thể như sau:
Trang 19- Công thức đánh giá:
𝑳𝒕𝒏 = (𝑳𝒕đ − 𝑳𝒏𝒏) × 𝑭𝒔Trong đó:
+ Ltn: Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày
+ Ltđ: Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông, đơn
+ Cqc: Giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật
về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông, đơn vị tính là mg/l Cqc được chọn là giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước mặt mức A của QCVN 08-MT:2023/BTNMT;
+ Qs: Lưu lượng dòng chảy của sông đánh giá và được xác định theo quy định là
m3/s Theo bản tin dự báo, cảnh báo tài nguyên nước mặt lưu vực sông Cái Như vậy
Qs = 46,6 m3/s
+ Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày) Từ các giá trị Cqc, Qs ở trên ta có thể tính toán được tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận đối với các chất ô nhiễm như sau:
Bảng 2 1 Tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước mặt có thể tiếp nhận (L tđ )
TT Thông số phân tích Đơn vị Mức A của QCVN 08:2023/BTNMT L tđ (kg/ngày)
Trang 20- Tính toán tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước:
𝐿𝑛𝑛 = 𝐶𝑛𝑛× 𝑄𝑠× 86,4 Trong đó:
+ Cnn: Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt, đơn vị tính là mg/l;
+ Qs: Lưu lượng dòng chảy của mương được đánh giá và được xác định theo quy định là m3/s Qs = 46,6 m3/s
+ Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày) Từ các giá trị Cnn, Qs ở trên ta có thể tính toán được tải lượng của chất lượng nước hiện có trong nguồn nước như sau:
Bảng 2 2 Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn tiếp nhận (L nn )
TT Thông số phân tích Đơn vị Kết quả L nn (kg/ngày)
(Phiếu kết quả phân tích nước mặt được đính kèm trong phụ lục của báo cáo)
- Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải:
Khả năng tiếp nhận nước thải của mương thoát nước được tính như sau:
𝑳𝒕𝒏 = (𝑳𝒕đ− 𝑳𝒏𝒏) × 𝑭𝒔
+ Trong đó: Fs là hệ số an toàn, chọn Fs = 0,8
+ Kết quả khả năng tiếp nhận nước thải được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2 3 Khả năng tiếp nhận nước thải của mương thoát nước
TT Thông số phân tích L tđ (kg/ngày) L nn (kg/ngày) L tn (kg/ngày)
Trang 21CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
3.1 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
• Hướng thoát nước mưa
Nhà máy đã xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom nước mưa cho khu vực nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở công nhân viên, sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của nhà máy được thể hiện trong hình dưới đây:
Hình 3.1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa
- Nước mưa từ mái khu vực nhà máy, nhà quản lý vận hành, nhà ở công nhân viên được thu bằng máng thu nước bê tông và dẫn vào các đường ống PVC D114; PVC D90; PVC D60 sau đó dẫn vào mương, cống thoát nước mưa xây gạch của nhà máy
- Nền của nhà máy được thi công có độ dốc hướng từ Đông sang Tây và từ Đông Nam sang Tây Bắc Nước mưa chảy tràn trên bề mặt sân đường nội bộ của Nhà máy sẽ chảy theo độ dốc địa hình về các tuyến mương, cống xây gạch kích thước: Rộng x cao = 700 x
1000 mm chạy xung quanh các nhà xưởng sản xuất, nhà quản lý vận hành, nhà ở và dọc theo tường rào của Nhà máy Cuối cùng, nước mưa chảy tràn sẽ tự chảy về 02 điểm thoát nước mưa của cơ sở và thoát ra điểm tiếp nhận cuối cùng là sông Cái
Trang 22- Định kỳ 06 tháng/lần công nhân kiểm tra vệ sinh mương thoát nước và nạo vét bùn, rác thải để đảm bảo thoát nước mưa, không gây ngập úng
- Tọa độ điểm xả nước mưa thứ 1: X = 1312786.075 (m); Y = 557025.471 (m) ; tọa độ điểm xả nước mưa thứ 2: X = 1312724.668 (m); Y = 557049.798 9 (m) (Hệ tọa độ VN2000; Kinh tuyến trục 108o15’, múi chiếu 3o) Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa của Nhà máy được thể hiện trong hình dưới đây:
Hình 3.2 Mương, rãnh thu gom, thoát nước mưa tại cơ sở
• Các hạng mục công trình thuộc hệ thống thoát nước mưa
Khối lượng các tuyến rãnh thoát nước mưa đã xây dựng của Nhà máy được tổng hợp
và trình bày trong Bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Các công trình thuộc hệ thống thoát nước mưa đã xây dựng của Nhà máy
TT Tên hạng mục Đơn vị Số lượng Đặc điểm kết cấu
Trang 233.1.2 Thu gom, thoát nước thải
Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy bao gồm nước thải sinh hoạt (nước thải từ khu vệ sinh của công nhân viên…) và nước thải sản xuất (Nước rò rỉ từ tua bin; nước từ khu sửa chữa, bảo dưỡng cơ khí,…)
3.1.2.1 Phương án thu gom nước thải
• Đối với nước thải sinh hoạt
Nhà máy đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt tách riêng với hệ thống thoát nước mưa Trong quá trình hoạt động của nhà máy, nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực nhà bếp, khu WC, khu tắm rửa và giặt quần áo của công nhân sẽ được thu gom theo tuyến ống nhựa PVC D60; PVC D90 về Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt của nhà máy được trình bày như hình dưới đây:
Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của cơ sở
• Đối với nước thải sản xuất
Trong quá trình hoạt động sản xuất điện năng của nhà máy, nước sửa chữa trong giếng tuabin, nước rò rỉ từ khu vực sàn nhà máy phát điện được thu gom theo rãnh thu kích thước
L x H = 200 x 300 mm, với nguyên tắc tự chảy nước từ rãnh thu sẽ chảy về hố ga thu nước kết hợp xử lý tách loại váng dầu, mỡ trong nước thải
Trang 24Hố ga tách dầu có kích thước L x H = 1500 x 1000 mm, có bố trí hệ thống tách lọc, bẫy dầu bằng màng lọc dầu mỡ Do nước chảy từ máng thu theo ống dẫn xuống đáy của hố
ga, nước chảy ngược tạo ra sự khuấy trộn và liên kết váng dầu tạo thành các hạt lớn nổi lên
bề mặt Váng dầu nổi lên bề mặt được hấp phụ bằng xốp thấm váng dầu chuyên dụng và lưu chứa trong kho CTNH và định kỳ bàn giao cho đơn có chức năng xử lý
Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sản xuất của cơ sở
3.1.2.2 Các hạng mục công trình thuộc hệ thống thu gom nước thải
Các hạng mục công trình thu gom và thoát nước đã xây dựng của cơ sở được tổng hợp
và trình bày trong Bảng dưới đây:
Bảng 3.2 Các hạng mục công trình thoát nước thải đã được xây dựng của cơ sở
Trang 253.1.3 Xử lý nước thải
3.1.3.1 Công trình xử lý nước thải sinh hoạt
Nhà máy đã xây dựng, lắp đặt hoàn thiện 01 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với công suất xử lý là 3 m3/ngày đêm Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy được thuyết minh và trình bày như hình dưới đây:
• Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy được trình bày và thuyết minh như hình dưới đây:
Hình 3.5 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải
Trang 26Nước thải sinh hoạt từ các công trình được thu gom về ngăn điều hoà nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm, đảm bảo cho hệ thống vận hành ổn định Tại đây có thiết kế hệ thống phân phối khí thô nhằm đảo trộn nước thải và tránh quá trình yếm khí gây mùi Nước thải được đưa sang ngăn xử lý sinh học sau khi đã loại bỏ bùn cặn có kích thước
d ≥ 2mm nhờ rọ chắn rác Bể điều hòa có thể tích là 3m3, thể tích chứa nước 2,55 m3 (chiều cao an toàn 30cm), thời gian lưu nước tại bể là 20,4h
Nước thải sau khi được chứa trong bể điều hoà sẽ được bơm qua bể xử lý sinh học AAO mỗi ngày một lần bằng bơm chìm đặt trong bể Để đảm bảo bơm chỉ hoạt động trong trường hợp có nước và hoạt động mỗi ngày 1 lần, bơm sẽ được điểu khiển bằng phao báo mức và timer thời gian
Tại bể xử lý sinh học AAO các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải như: BOD, COD, Nitơ, Phốt pho được xử lý bằng phương pháp sinh học kết hợp giữa quá trình Anaerobic (yếm khí), Anoxic (thiếu khí) và Oxic (hiếu khí) Tại bể AAO sẽ diễn ra tuần tự các quá trình Anerobic - Anoxic – Oxic – lắng nhờ sự hoạt động/nghỉ của các thiết bị
- Giai đoạn 1: Anerobic (Yếm khí)
Đây là giai đoạn kỵ khí diễn ra trong 4h, các thiết bị đều không hoạt động, chỉ có hoạt động của dòng nước thải từ bơm bể điều hoà bơm qua Quá trình Anerobic phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn cho quá trình xử lý sinh học sau
- Giai đoạn 2: Oxic (hiếu khí)
Giai đoạn hiếu khí diễn ra trong 11h, sau khi diễn ra quá trình kỵ khí các chất đơn giản được hình thành sẽ diễn ra quá trình hiếu khí để khử BOD và Oxy hóa N-NH3thành
NO2 và NO3 Ở giai đoạn này chỉ có máy thổi khí hoạt động cấp khí cho vi sinh bằng hệ thống phân phối khí tinh lắp đặt tại đáy bể Máy thổi khí sẽ được điều khiển bằng timer thời gian
- Giai đoạn 3: Anoxic (thiếu khí)
Giai đoạn thiếu khí diễn ra trong 4h Sản phẩm của giai đoạn oxic chính là đầu vào của giai đoạn Anoxic, NO2 và NO3 được khử thành N2 bay ra khỏi bể, kết hợp khử BOD, COD Ở giai đoạn này chỉ có bơm khuấy hoạt động tạo môi trường thiếu khí và đảo trộn vi sinh vật với nước thải nhằm tăng hiệu suất của quá trình Bơm khuấy sẽ có một đầu xả bùn
dư về bể chứa bùn Bơm khuấy sẽ được điều khiển bằng timer thời gian
- Giai đoạn 4: lắng
Sau khi nước thải được xử lý, giai đoạn lắng diễn ra trong 1h để tạo môi trường tĩnh cho bùn vi sinh nặng hơn sẽ lắng xuống dưới, nước trong sẽ ở trên Ở giai đoạn này, các thiết bị không hoạt động
- Giai đoạn 5: Rút nước
Sau khi lắng được 1h, bơm rút nước sẽ hoạt động trong khoảng 2-5 phút, rút toàn bộ nước trong ra khỏi bể AAO Bơm này sẽ được đặt cách đáy bể 0,7m để đảm bảo bơm chỉ bơm nước trong, không bơm bùn Bơm được điều khiển bằng timer thời gian và phao báo mức Nước thải sau xử lý sinh học được bơm vào cột lọc để giữ lại bùn cặn khó lắng và một số chất ô nhiễm còn lại trước khi được dẫn vào ngăn khử trùng
Trang 27Nước sau lọc được dẫn qua ngăn khử trùng (sử dụng hóa chất Clo) để loại bỏ các vi khuẩn có hại, Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt Cột A, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt với K = 1,2 sẽ được dẫn qua tuyến ống thoát nước thải và chảy vào sông Cái với tọa độ vị trí điểm xả nước thải sinh hoạt theo VN2000
là X = 1312730.506 (m); Y = 557049.787 (m) (kinh tuyến trục 108o15’, múi chiếu 3o)
• Các hạng mục công trình thuộc hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Quy mô các hạng mục công trình trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy được tổng hợp và trình bày trong các bảng dưới đây:
Bảng 3.3 Các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
TT Tên hạng mục Kích thước (m) Thể tích
(m 3 )
Đặc điểm kết cấu Dài Rộng Cao
1 Bể tự hoại 01 2,4 1,1 1,8 4,8 Bê tông cốt thép
2 Bể tự hoại 02 2,4 1,1 1,8 4,8 Bê tông cốt thép
3 Bể tự hoại 03 5 2,6 1,8 23,4 Bê tông cốt thép
4 Bể điều hòa 1,5 1,0 2,0 3,0 Bê tông cốt thép
5 Bể sinh học AAO 2,0 1,5 2,0 6,0 Bê tông cốt thép
6 Bể khử trùng 1,0 0,5 2,0 1,0 Bê tông cốt thép
7 Bể chứa Bùn 1,0 0,89 2,0 1,8 Bê tông cốt thép
Bảng 3.4 Danh mục máy móc thiết bị
TT Tên thiết bị Đơn
vị
Số
lượng
Xuất xứ Thông số kỹ thuật
1 Máy thổi khí Cái 1 Đài Loan - Công suất: P = 1,3 kW
Trang 28• Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Bước 1: Kiểm tra lượng nước thải vào trong hệ thống, xác nhận lượng hóa chất đủ để
vận hành hệ thống
Bước 2: Sau khi đã kiểm tra lượng nước thải sẽ tiến hành lần lượt theo thứ tự:
- Bật tất cả các attomat và cầu dao điện tại tủ điện dành cho hệ thống (chú ý: Điện áp luôn là 220 và 380V)
- Để toàn bộ các thiết bị ở trạng thái/ chế độ chạy tự động (Auto)
- Máy thổi khí hoạt động theo giai đoạn hiếu khí để cấp khí cho vi sinh vật hoạt động
- Kiểm tra hoạt động của các bơm
- Điều chỉnh lưu lượng phù hợp cấp vào HTXL nhờ bơm bể điều hòa bằng van chính
và van hồi
Bước 3: Tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải:
- Sử dụng giấy quỳ để kiểm tra pH của nước thải ngày 1 lần
- Đo khả năng lắng và nồng độ vi sinh bằng SV30: lấy 1lít nước tại bể AAO để lắng trong 30 phút Ví dụ lượng bùn lắng là 300ml thì SV30 = 300 Chỉ số SV30=200~400 là hợp lý Ngày kiểm tra 1 lần Ngoài ra có thể kiểm tra nồng độ DO, hàm lượng vi sinh vật nhờ máy đo
- Kiểm tra chất lượng nước đầu ra tại bể khử trùng (nước có trong không, có bị lẫn nhiều chất rắn lơ lửng do trôi bùn vi sinh từ bể lắng ra không)
- Kiểm tra màu nước tại giai đoạn lắng, xem có nhiều bùn nổi trên bề mặt bể không
• Nhu cầu sử dụng hóa chất của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Nhu cầu sử dụng năng lượng, hóa chất của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 3 m3/ngày.đêm của nhà máy được tổng hợp và trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.5 Nhu cầu sử dụng hóa chất, năng lượng của hệ thống XLNT sinh hoạt
TT Hóa chất/năng
lượng sử dụng Đơn vị Định mức sử dụng
Mục đích sử dụng
1 Clo gam/ngày 6 Khử trùng nước thải
2 Mật rỉ lít/tháng 08 Cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh
Nguồn: Công ty Cổ phần thủy điện Tân Mỹ
3.1.3.2 Công trình xử lý nước thải sản xuất
Trong quá trình sản xuất điện của nhà máy, nước thải sản xuất chủ yếu là nước rò rỉ
từ khu vực nhà tuabin, nước từ quá trình sửa chữa tuabin Lượng nước rò rỉ khoảng 1,1
m3/ngày, nước thải này có nguy cơ bị ô nhiễm dầu, mỡ nên nhà máy đã xây dựng Hệ thống
Trang 29• Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hình 3.6 Sơ đồ quy trình công nghệ bể tách dầu nước thải sản xuất
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nước thải sản xuất chảy tràn theo máng thu nước chảy vào ống thu dẫn xuống đáy ngăn thứ nhất của hố ga, tại đây nước chảy ngược tạo ra sự khuấy trộn và liên kết váng dầu tạo thành các hạt lớn nổi trên bề mặt, bùn đất sẽ được lắng cặn xuống đáy
Váng dầu mỡ nổi lên bề mặt được hấp phụ bằng lớp giấy thấm váng dầu chuyên dụng, như vậy váng dầu mỡ được tách loại ra khỏi nước cùng lớp giây thấm váng dầu và lưu trữ trên bề mặt ngăn thứ nhất Mỗi tấm giấy hút dầu có kích thước 40 x 50 cm và hút được khoảng 1 lít dầu/tấm nên định kỳ khoảng 01 tháng/lần nhà máy sẽ thay mới các tấm giấy thấm dầu này và giấy thấm dầu thải sẽ được lưu giữ trong kho chứa CTNH, định kỳ bàn giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định
Nước thải sau khi được tách dầu mỡ tại ngăn thứ nhất thì tiếp tục chảy sang ngăn thứ hai của hố ga, tại đây bùn đất chưa được lắng cặn ở ngăn thứ nhất sẽ tiếp tục được lắng tại ngăn thứ hai Định kỳ 06 tháng/lần nhà máy sẽ thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý hút bùn và vận chuyển đi xử lý theo quy định