1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đê tuyển sinh lớp 9 lên lớp 10

5 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Dự Phòng Kỳ Thi Tuyển Sinh Vào Lớp 10 THPT Năm Học 2023 - 2024
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh …
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề thi
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 34,09 KB

Nội dung

Đề và hướng dẫn chấm đề thi tuyển sinh chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10 môn Ngữ văn thời gian làm bài 120 phút.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH …… KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và chọn một trong hai đề:

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho

em thích nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những li kem, những món đồ chơi, quyển truyện tranh” Thế nhưng cô hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này Một em đoán:

– Đó là bàn tay của một người nông dân.

Một em khác cự lại:

– Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu.

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả Douglas mỉm cười ngượng nghịu:

– Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!

Cô giáo ngẩn người ngỡ ngàng Cô nhớ lại những lúc ra chơi, cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào cảnh ngặt nghèo Cô chợt hiểu

ra rằng tuy cô vẫn làm điều đó tương tự với các em khác nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Quà tặng cuộc sống – Bài học yêu thương của thầy,

Mai Hương, Vĩnh Thắng biên soạn, alezaa.com)

Đề 1:

Câu 1 (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên và nêu dấu hiệu nhận biết.

Câu 2 (1.0 điểm) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được dùng trong câu

sau: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 3 (1.0 điểm) Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản trên?

Đề 2:

Câu 1 (1.0 điểm) Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nào giúp

em nhận ra ngôi kể đó?

ĐỀ DỰ PHÒNG

Trang 2

Câu 2 (1.0 điểm) Cô giáo thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói

quà, những li kem, những món đồ chơi, quyển truyện tranh”.

Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được dùng trong câu văn trên.

Câu 3 (1.0 điểm) Hãy rút ra một bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên?

PHẦN II LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh

niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

HẾT

-SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH … KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM (gồm có 03 trang)

Đề 1

1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

- Dấu hiệu nhận biết: Có cốt truyện, có sự việc/ có nhân vật/ có lời thoại của các nhân vật/ có diễn biến câu chuyện

(Thí sinh nêu được 1 trong các dấu hiệu trên là đạt điểm tối đa).

0.5 0.5

2 - Thành phần biệt lập: Thưa cô

- Tên gọi: thành phần gọi đáp

(Thí sinh xác định đúng 1 trong 2 phép liên kết và từ ngữ liên kết

3 Thông điệp:

- Tình yêu thương giúp những hoàn cảnh khó khăn có ý chí vượt qua những bất hạnh trọng cuộc đời của họ

- Tình yêu thương dù xuất phát từ những điều đơn giản nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người nhận

- Tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn

- Mỗi người cần biết yêu thương, đồng cảm, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh; tránh lối sống thờ ơ, vô cảm

(Thí sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng nếu hợp lí, thuyết

1.0

ĐỀ DỰ PHÒNG

Trang 3

phục thì vẫn đạt điểm tối đa).

Đề 2

1 - Ngôi kể: ngôi thứ ba

- Dấu hiệu nhận biết: người kể giấu mình/ẩn mình/gọi thẳng tên nhân vật/ không kể về mình mà kể về người khác

(Thí sinh nêu được 1 trong các dấu hiệu trên là đạt điểm tối đa).

0.5 0.5

2 - Thành phần biệt lập: Chắc rồi

- Tên gọi: thành phần tình thái

0.5 0.5

3 Thí sinh trả lời ngắn gọn, tránh diễn đạt chung chung hoặc sáo

rỗng Có thể trả lời theo hướng sau:

- Nêu bài học rút ra (VD: tình yêu thương giữa người với người)

- Giải thích lí do tâm đắc với bài học ấy

1.0

a/ Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận: Có đầy đủ ba phần

mở đoạn phát triển đoạn và kết đoạn

Mở đoạn (nêu được vấn đề nghị luận), phát triển đoạn (triển khai, làm rõ vấn đề cần nghị luận), kết đoạn (khái quát lại vấn đề nghị luận/ bài học nhận thức)

0.25

b/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tình yêu

c/ Nội dung nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, triển

khai luận điểm bằng các luận cứ một cách hợp lí, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Học sinh có thể triển khai theo hướng sau:

* Mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề nghị luận (tình yêu thương).

* Thân đoạn:

- Giải thích (Tình yêu thương là gì?)

- Biểu hiện của tình yêu thương (trong gia đình, trong xã hội)

- Vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương (lí lẽ, dẫn chứng)

- Bàn luận, mở rộng (chỉ ra một số biểu hiện mặt trái của vấn đề;

lên án, phê phán)

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề/ Bài học nhận thức.

(Học sinh có thể đưa ra những ý kiến khác nhau nhưng phải hợp

lí và có tính thuyết phục)

1.0

d/ Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, biết cách vận dụng thơ ca,

danh ngôn,… liên hệ với cuộc sống, dẫn chứng thuyết phục 0.25

e/ Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ

pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

0.25

a/ Đảm bảo được cấu trúc bài văn nghị luận: Có đầy đủ ba phần

của bố cục, mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận, thân bài triển khai các luận điểm làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0.25

b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn 0.25

Trang 4

của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn

“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

c/ Nội dung nghị luận: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận

điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ

và dẫn chứng; nêu được những cảm nhận của bản thân về nhân vật

Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả Lê

Minh Khuê, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”; đánh giá sơ bộ

về ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường

0.5

* Phân tích, chứng minh:

- Hoàn cảnh sống, chiến đấu của của ba cô gái thanh niên xung

phong:

+ Nơi ở: “Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn Hai

bên đường không có lá xanh Chỉ có những thân cây bị tước khô

cháy Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc Những tảng đá to ” ->

Nơi tập trung nhiều bom đạn, ác liệt

+ Công việc: Hết sức nguy hiểm “họ phải chạy trên cao điểm giữa

ban ngày”, “ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom

chưa nổ và nếu cần thì phá bom”

=> Hiện thực chiến tranh khốc liệt, hoàn cảnh sống gian khổ, luôn

đối mặt với tử thần

- Vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong:

+ Những điểm chung:

 Họ là những cô gái trẻ sống xa nhà, có tâm hồn nhạy cảm, hmơ

mộng và thích làm đẹp

 Có lí tưởng sống cao đẹp: chiến đấu cho độc lập, tự do của đất

nước, nhân dân; tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ; dũng

cảm, bình tĩnh, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, không sợ hi sinh; đoàn

kết, yêu thương, gắn bó với đồng đội

=> Phẩm chất bình dị nhưng rất cao đẹp – vẻ đẹp tâm hồn tiêu

biểu của thế hệ trẻ thời chống Mĩ.

+ Nét tính cách riêng của mỗi người:

 Nho: Trông dễ thương, dịu mát, trắng muốt như một que kem

mỗi khi từ suối lên Cô thích thêu thùa, thích ăn kẹo như trẻ con

Dáng người nhỏ bé nhưng rất quả cảm trong phá bom, rất bình tĩnh

khi bị thương

 Chị Thao: Lớn tuổi hơn cả, nên ước mơ, dự định về tương lai

cũng thiết thực hơn Chị thích làm dáng, nét tính cách trái ngược

nhau (chiến đấu cương quyết, táo bạo nhưng lại rất sợ máu, thích

chép bài hát nhưng lại hát không trôi chảy bài nào, )

 Phương Định: Là cô gái Hà Nội vào chiến trường, hồn nhiên, mơ

mộng nhưng không thua kém đồng đội ở sự kiên cường, dũng cảm

Cô có ngoại hình xinh xắn, có chút điệu đà; thích hát, thích ngắm

1.0

0.5

1.5

Trang 5

mình trong gương Cô yêu mến những người đồng đội, cảm phục

tất cả những người chiến sĩ Là cô gái có tâm hồn nhạy cảm, duyên

dáng nhưng kín đáo

* Kết thúc vấn đề:

- Khái quát giá trị nghệ thuật của truyện và khẳng định lại vấn đề

- Từ nhân vật trong truyện, liên hệ với thế hệ trẻ hiện nay

(Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp

lí thì vẫn đạt điểm).

0.5

d/ Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với

đặc trưng tiếp nhận văn học; lập luận rõ ràng, có sức thuyết phục

nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

0.25

e/ Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ

Ngày đăng: 15/05/2024, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w