Do lịch sử lâu đời này nên sản phẩm của nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mỗi con người .Lương thực chỉ có ngành nông nghiêp mới có thể sản xuất ra được,chúng ta có thể sống nếu
Trang 1I.Đặt vấn đề
Các nhà kinh tế học luôn luôn đánh giá cao vai trò của nông nghiệp trong quá trình phát triển và rất nhiều người thừa nhận rằng , điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế là sự chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp vì dựa vào đó mới
có nguồn thu lợi lớn ngày một tăng của nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành có lịch sử lâu đời ,các hoạt động nông nghiệp đã có
từ hàng ngàn năm nay kể từ khi con người bỏ nghề sắn bắt,hái lượm Do lịch sử lâu đời này nên sản phẩm của nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mỗi con người Lương thực chỉ có ngành nông nghiêp mới có thể sản xuất ra được,chúng ta
có thể sống nếu thiếu sắp ,thép ,điện…nhưng không thể nào thiếu được lương thực Cho nên nông nghiệp giữ vao trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam Nói riêng người dân sống đều dựa vào Nông nghiệp,khu vực nông nghiệp là một nguồn vốn cung cấp lớn cho phát triển kinh tế với y nghĩa lớn lao và là vốn tích lũy ban đầu của CNH Vì vậy chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế và thực trang phát triển của nông nghiệp trong những năm vừa để thấy được những thành tựu và những khó khăn mà nông nghiệp gặp phải bên cạnh đó thì đưa ra những chính sách và giải để phát triển nông nghiệp trong những năm tiếp theo
II.Nội dung
2.1 Vai trò của Việt Nam trong Phát triển kinh tế
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn ,bao gồm nhiều chuyên
ngành :trồng trọt ,chăn nuôi , sơ chế nông sản ,theo nghĩa rộng còn bao gồm thêm lâm nghiệp và thủy sản
Nông nghiêp theo nghĩa rông gồm Nông –lâm –ngư nghiệp Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp ,lương thực, thực phẩm cho con người đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ,sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực,thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị ,tăng thêm nguồn thu ngoại tệ Hiện tại cũng như trong tương lai nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người ,không ngành nào có thể thay thế được Trên 40% số lao động thế giới tham gia vào hoạt động
Trang 2nông nghiệp Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia ,góp phần ổn định và phát triển kinh tế
Đặc điểm của phát triển kinh tế là có sự gia tăng đáng kể của cầu nông sản, trong khi đó việc cung lương thực không mở rộng theo kịp với sự tăng trưởng của cầu có thể gây trở ngại nghiêm trọng cho tăng trưởng kinh tế (2) Sự mở rộng xuất khẩu nông sản có thể là một trong những phương tiện hứa hẹn nhất đểgia tăng thu nhập và thu nhập ngoại hối, nhất là trong những giai đoạn phát triển ban đầu (3) Lực lượng lao động trong công nghiệp chế tạo và các khu vực đang mở rộng khác trong nền kinh tế chủ yếu được rút ra từ nông nghiệp (4) Nông nghiệp, khu vực chi phối trong một nền kinh tế kém phát triển, có thể và nên đóng góp cho nguồn vốn cần thiết để đầu tư và mở rộng công nghiệp thứ cấp (5) Gia tăng thu nhập tiền mặt ròng từ dân số nông thôn có thể có vai trò quan trọng để kích thích mở rộng công nghiệp
2.1.1 Gia tăng nguồn cung lương thực
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông Tuy nhiên ở những nước
có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP của nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo đủ cung cấp cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên , có tính chất quyết định sự tồn tạ và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về lương thực thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng
và chủng loại
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng chừng nào quốc gia đó đã có anh ninh lương thực
2.1.2 Mở rộng xuất khẩu nông sản.
Việc mở rộng xuất khẩu nông sản có thể là một trong những phương tiện hứa hẹn nhất để tăng thu nhập và tăng thu nhập ngoại hối ở một đất nước đang thực hiện các nỗ lực phát triển Một mặt hàng nông sản xuất khẩu có lời có thể thường xuyên được bổ sung vào hệ thống các mặt hàng nông sản hiện có; yêu cầu vốn cho việc đổi mới đó thường chỉ ở mức vừa phải và chủ yếu phụ thuộc vào việc đầu tư trực tiếp, không phải bằng tiền của nhà nông
Trang 3Phát triển sản xuất các loại hoa màu xuất khẩu còn có lợi thế sâu xa hơn trong việc cung ứng cho thị trường hiện tại; và một đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hàng xuất khẩu thế giới đứng trước một đường cầu tương đối co dãn Khi xem xét nhu cầu khẩn thiết phải mở rộng thu nhập ngoại hối và tình trạng thiếu các cơ hội thay thế, việc mở rộng sản xuất nông sản xuất khẩu thường là một chính sách hợp lý cho dù tình hình cung cầu thế giới đối với một hàng hoá không thuận lợi.Lẽ dĩ nhiên, có những bất lợi khi dựa dẫm quá nhiều vào xuất khẩu nông sản
Và những nỗ lực đồng thời để mở rộng xuất khẩu các hàng hoá nông sản nhất định ở một số nước kém phát triển liên quan đến rủi ro sụt giảm giá mạnh, nhất
là nếu độ co dãn cầu theo thu nhập và theo giá là thấp
2.1.3 Chuyển giao lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực phi nông nghiệp.
lao động dành cho công nghiệp chế tạo và các khu vực đang phát triển nhanh khác có thể được lấy dễ dàng từ nông nghiệp Mặt khác, nếu dân số nông thôn thưa thớt và nông nghiệp có tiềm năng mở rộng sản lượng những loại hoa màu sinh lợi, thìcó thể khó mà thu được lao động vào khu vực tư bản đang mở rộng nhanh chóng Dù thế nào, tập hợp lao động dành cho các khu vực đang mở rộng cũng phải được lấy từ nông nghiệp trong những giai đoạn phát triển ban đầu, chỉ đơn giản vì gần như không còn nguồn nào khác Kinh nghiệm của Nhật Bản, nơi mà các điều kiện của mô hình hai khu vực là gần đúng, xem ra cho thấy rằng tỉ lệ đầu tư là một yếu tố giới hạn và việc chuyển giao lao động sang công nghiệp
2.1.4 Đóng góp của nông nghiệp cho sự tạo lập vốn
Tình trạng giảm sút trường kỳ của khu vực nông nghiệp và sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế là đặc điểm của tăng trưởng, xác nhận tầm quan trọng và sự khó khăn của vấn đề tích luỹ vốn trong một đất nước kém phát triển Có lẽ đây là ý nghĩa quan trọng nhất của mô hình hai khu vực của Lewis, trong đó tỉ lệ tạo lập vốn sẽ xác định tỉ lệ mở rộng việc làm trong khu vực tư bản có mức lương cao của nền kinh tế; và tỉ lệ mở rộng việc làm trong khu vực tư bản so với tăng trưởng tổng lực lượng lao động sẽ xác định tốc độ giảm thặng dư lao động nông thôn cho đến một điểm mà ở đó, mức lương không còn bị hạn chế bởi trình độ năng suất thấp và thu nhập trong khu vực mà chỉ có thể sản xuất để duy trì mức tồn tại tối thiểu
Một đất nước kém phát triển đang thực hiện những nỗ lực cương quyết để đạt tiến bộ kinh tế đứng trước những yêu cầu khắc nghiệt về vốn để tài trợ cho việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo và khai thác khoáng sản, đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và các công ty tiện ích công
Trang 4cộng, và thu ngân sách cần thiết để chi tiêu mở rộng các dịch vụ giáo dục và phát triển Những yêu cầu này chắc chắn vượt quá nguồn cung vốn sẵn có ngoại trừ những nước có thu nhập lớn từ dầu mỏ hay xuất khẩu khoáng sản hay được tiếp cận ưu đãi với nguồn vốn nước ngoài Qui mô áp đảo của khu vực nông nghiệp như là một ngành duy nhất thể hiện tầm quan trọng của khu vực này là một nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế chung Giả thiết này đặc biệt quan trọng trong những giai đoạn tăng trưởng kinh tế ban đầu bởi vì tái đầu tư lợi nhuận, là nguồn tích luỹ vốn chính, không thể có giá trị lớn được nếu như khu vực tư bản chỉ làmột thành phần nhỏ bé trong nền kinh tế.Vì người ta vẫn có thể gia tăng năng suất trong nông nghiệp bằng những phương tiện mà chỉ đòi hỏi chi tiêu vốn vừa phải, cho nên khu vực nông nghiệp có thể thực hiện đóng góp ròng cho các yêu cầu vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp mà không làm giảm mức độ tiêu dùng thấp, vốn là đặc trưng của dân số nông nghiệp ở các nước kém phát triển Sự gia tăng năng suất nông nghiệp ngụ ý sự kết hợp giữa giảm các yếu tố đầu vào, giảm giá nông sản, hay tăng doanh thu nông nghiệp Người lao động dồi dào trong nông nghiệp là yếu tố đầu vào chính sẽ giảm xuống, và người ta đã chú ý đến vai trò của nông nghiệp như một nguồn cung lao động Ngầm thể hiện trong thảo luận trên đây về nhu cầu mở rộng sản xuất nông
nghiệp theo kịp với sự tăng trưởng cầu lương thực là một đề xuất quan trọng cho rằng, giá nông sản ổn định hay giảm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích luỹ vốn thông qua ngăn chặn tình trạng huỷ hoại tỷ số giángoại thương, hay thậm chí còn cải thiện tỷ số giá này, qua đó khu vực công nghiệp thu được lương thực và các sản phẩm nông nghiệp khác
2.1.5 Gia tăng thu nhập tiền mặt ròng ở nông thôn như một công cụ kích thích công nghiệp hoá
Một trong những giả định đơn giản hoá của mô hình hai khu vực là việc mở rộng khu vực tư bản chỉ bị hạn chế bởi tình trạng thiếu hụt vốn Ứng với giả định này, sự gia tăng thu nhập tiền mặt ròng của nông thôn không phải là công cụ kích thích công nghiệp hoá mà là trở ngại cho sự phát triển khu vực tư bản.Lẽ dĩ nhiên, đúng là các quyết định đầu tư có thể chịu ảnh hưởng không những của tình trạng sẵn có nguồn vốn, mà còn của các điều kiện về cầu và ước lượng lợi nhuận tương lai của việc gia tăng công suất sản xuất
Vấn đề khó khăn là ở chỗ: không có một thị trường đầy đủ cho hàng hoá công nghiệp chế tạo ở một nước mà các nhà nông, người lao động nông thôn và gia đình
họ, thường chiếmhai phần ba cho đến bốn phần năm dân số, do quá nghèo nên không thể mua nổi các hàng hoá công nghiệp, hay bất kỳ thứ gì ngoài những thứ
ít ỏi họ đã mua Ở đây tồn tại tình trạng thiếu sức mua thực, phản ánh năng suất thấp trong nông nghiệp.Rõ ràng có sự mâu thuẫn giữa việc nhấn mạnh vào đóng
Trang 5góp thiết yếu của nông nghiệp cho các yêu cầu vốn để phát triển chung, và việc chú trọng vào gia tăng sức mua nông thôn như một công cụ kích thích công nghiệp hoá Mà cũng chẳng dễ gì dung hoà được mâu thuẫn này Qui mô thị trường là yếu tố đặc biệt phù hợp để ra quyết định đầu tư trong những ngành có lợi thế kinh tế theo qui mô, vì cần có một lượng cầu khá cao để lý giải cho việc đầu tư xây dựng một nhà máy hiện đại Nhưng việc thay thế sản lượng trong nước cho hàng công nghiệp chế tạo nhập khẩu thường bổ sung đáng kể cho cầu mà không phụ thuộc vào sự gia tăng sức mua người tiêu dùng Hơn nữa, nếu các yêu cầu vốn
để phát triển cơ sở hạ tầng và hàng hoá vốn hay các ngành xuất khẩu tương đối lớn so với số vốn có thể huy động, thì cầu tiêu dùng thấp không chắc sẽ hạn chế
tỉ lệ đầu tư
2.2 Tăng trưởng và thực trạng chuyển dịch cơ cấu của Việt Nam
2.2.2 Thực trạng tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam
Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đến nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thể hiện qua việc đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nhờ vậy, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có bước phát triển vượt bậc Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, hằng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực thì năm 2015 sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 550 kg Không chỉ bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới, với sản lượng trung bình từ 6 đến 7 triệu tấn gạo/năm, đứng vào “top đầu” các nước xuất khẩu gạo của thế giới
Năm 2015, tốc độ tăng GDP ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,21%, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 3,12%/năm, đạt mục tiêu Đại hội XI của Đảng và vượt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra (2,6 - 3%); giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước tăng 2,39%; bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng khoảng 3,52%/năm Năng suất lao động bình quân đạt 30 triệu đồng/lao động; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 30 tỷ USD, tăng 9 tỷ USD so với chỉ tiêu 21 tỷ USD đề ra Trong
đó có 10 mặt hàng đạt mức kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD gồm: gạo, cà-phê, cao-su, hạt tiêu, điều, sắn, hoa quả, gỗ và sản phẩm từ gỗ, tôm, cá tra Nhiều chỉ tiêu quan trọng đã vượt hoặc đạt kế hoạch đề ra như sản lượng lương thực có hạt, lúa, các cây công nghiệp dài ngày, thủy sản, lâm sản, kim ngạch xuất khẩu
Tốc độ tăng trưởng của nghành nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2015 thể hiện tính không ổn định Năm 2005 tăng trưởng nông nghiệp đạt 4.19% sau đó giảm mạnh ở các năm 2006 và 2007 và tăng lên đỉnh vào năm 2008 tới 4,69 % và
Trang 6lại giảm mạnh vào năm 2009 với 1,9% ,phục hồi ở các năm 2010 ,2011 và lại sụt giảm vào năm 2012 và 2013 khu vực nông, năm 2015 lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở mức 2,03% do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, thấp nhất của ngành này trong 5 năm qua do đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng tăng 5,52% Tổng cục Thống kê nhận định dù GDP 6 tháng đầu năm 2016 cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2012-2014 nhưng có dấu hiệu chững lại so với tốc độ tăng 6,32% trong 6 tháng đầu năm 2015 Trong đó, các khu vực nông, lâm thủy sản giảm điểm.Cụ thể, ngành nông - lâm - thuỷ sản tiếp tục tăng trưởng âm khi giảm tới 0,18%, tương ứng
397.400 tỷ đồng Nguyên nhân được cho là do sản lượng lúa đông xuân năm nay chỉ đạt 19,4 triệu tấn, giảm mạnh so với cùng kỳ khiến nông nghiệp giảm 0,78% Thêm vào đó, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại nặng Trước đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư ước tính hạn hán, xâm nhập mặn đã gây thiệt hại khoảng 15.000 tỷ đồng cho nền kinh tế Việt Nam
Dù lâm nghiệp tăng 5,75%, thuỷ sản tăng 1,25% nhưng do nông nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn nên không thể cứu vãn sự suy thoái của ngành Như vậy, sau 10 năm
kể từ năm 2005, lần đầu tiên ngành nông nghiệp tăng trưởng âm
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp 10 năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo sản xuất ổn định Năm 2015, sản lượng lúa đã đạt ở mức cao, khoảng 44,75 triệu tấn, năm 2016 dự kiến đạt 44,5 triệu tấn Sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 50,1 triệu tấn, năm 2016 dự kiến đạt 50 triệu tấn, tăng gần 10 triệu tấn so với năm 2007 Mức lương thực bình quân đầu người năm 2015 đạt 546,4 kg và xuất khẩu các sản phẩm từ khu vực nông nghiệp đạt mức cao trên 20,6 tỷ USD
Xu thế biến đổi chung về tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp giai đoạn
2005 -2015 là sau khi gia nhập WTO vào năm 2007 và kí kết các hiệp định thương mại tự do song phương FTA với một số quốc gia khác thì tăng trưởng ngành nông nghiệp đã giảm đi do tác động tiêu cực của giá cả thị trường thế giới về vật tư sản phẩm ( giá vật tư tăng nhanh trong khi giá nông sản không tăng hoặc giảm nên gây kéo cánh nông sản gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp) và ra tăng các rào cản về
an toàn thực phẩm của các nước đối với hàng nông sản của Việt Nam
Trang 72.2.Tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu
2.2.1 Chuyển dịch giữa 3 nhóm ngành Nông Nghiệp,Công nghiệp và Dịch vụ.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trong hơn hai thập kỉ qua đươc đánh giá là tích cực Nói chung nghành nông nghiệp (nông ,lâm ,thủy sản ) vừa đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước ,duy trì một vị thế trong 3 nước xuất khẩu gạo và
có vị thế nhất định trên thị trường thế giới về một số mặt hàng xuất khẩu như cà phê,điều ,cao su ,chè ừa đóng góp nhất định về chuyển dịch lao động ,đất đai cho phát triển công nghiệp và dịch vụ
Bảng 1 :Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế giai đoạn 2006-2012
Nông
nghiệp
Trang 8Nguồn :tổng cục thống kê
Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Việt Nam năm 2014
Kết quả là cơ cấu kinh tế theo hướng CNH rõ nét hơn Với đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp 27,2 % năm 1995 ,xuống 24,5 % so với năm 2000 và xuống khoảnh 20 % so với năm 2012 chuyển sang đóng góp ngành công nghiệp
và xây dựng tăng từ 28,8% đến 36,7% và khoảng 39% lần lượt trong những năm
1995 ,2000 và 2012.Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chậm và chưa có chuyển biến rõ rệt Xu hướng chuyển dịch chưa rõ nét bản chất lại không theo xu hướng dịch chuyển như kế hoach phát triển kinh tế xã hội là từ Nông lâm thủy sản sang nhóm ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ ,do một phần tăng tỷ trọng ngành CNXD không chỉ do việc giảm tỷ trọng trong GDP trong ngành nông nghiệp mà còn có sự giảm nhẹ trong nghành dịch vụ ,một mặt xuất hiện dấu hiệu trào ngược trở lại của Nông nghiệp trong mấy năm gần đây
2.2.2.Chuyển dịch giữa 3 nhóm chuyên nghành : Nông nghiệp thuần ,lâm nghiệp
và thủy sản
Trang 9Cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị giữa 3 nhóm chuyên ngành :Nông nghiệp thuần,lâm nghiệp và thủy hải sản trong giai đoán 2005 -2013 được phản ánh như sau:
Về giá trị sản xuất toàn ngành và các chuyên ngành Trong giai đoạn 2005-đến nay, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghi p theo giá thực tế đã tăng gần 4 lần, từ 256,4 ngàn tỷ đồng lên 1.017,2 ngàn tỷ đồng Trong đó, chuyên ngành nông nghiệp thuần tăng 4,08 lần, từ 183,2 ngàn tỷ lên 748,2 ngàn tỷ ; lâm nghiệp tăng 3,05 lần, từ 9,5 ngàn tỷ lên 29,0 ngàn t ỷ ; thủy sản tăng 3,8 lần, từ 63,7 ngàn tỷ lên 240,0 ngàn tỷ VNĐ phản ánh chuyên ngành nông nghiệp thuần có giá trị sản xuất cao nhất và tăng mạnh nhất, sau đó đến thủy sản và chậm nhất là lâm nghiệp
Về cơ cấu: Tỷ trọng nông nghiệp thuần vẫn duy trì ở mức cao (trên 70%), giảm một chút vào các năm 2006, 2007 sau đó tăng lên 77,5% vào năm 2011 và giảm còn 73,6% vào năm 2013; lâm nghiệp chiếm tỷ tr ọng rất nhỏ (trên d ưới 3%) và có xu hướng giảm (thấp nhất là gần 2,3% vào năm 2011); thủy sản chiếm
tỷ trọng từ21% đến 24%, có xu hướng giảm, thấp nhất từ 2007 đến 2012, tăng nhẹ vào năm 2013 (23,6%)
Tình hình trên cho thấy, Ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn nặng về nông nghiệp thuần mà chưa đầu tư khai thác được các lợi thế về tự nhiên thiên nhiên Trong đó ngành lâm nghiệp có quỹ đất lớn nhất trong khi đó giá trị làm ra lại thấp nhất
2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ trong ngành nông nghiệp thuần (trồng trọt,chăn nuôi,dịch vụ)
Về cơ cấu Cơ cấu giá trị giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong chuyên ngành nông nghiệp suốt giai đoạn 2005 -2015 ít thay đổi, tỷ trọng trồng trọt vẫn duy trì ở mức cao từ71%-73%, chăn nuôi từ24%-26% và dịch vụ rất th ấp, từ1,3%
Trang 10đến 2,2%., tỷ trọng dịch vụ thấp phản ánh tính chất sản xuất truyền thống, thủ công cao, chưa phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ cần thiết như: giống mới, khoa học kỹ thuật, khuyến nông, bảo vệ cây trồng, thú ý, tiếp thị, tín d ụng…để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và giá trị gia tăng của sản phẩm làm ra Thực tế cho thấy, nông nghiệp thuần của Việt Nam vẫn nặng về sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, và một số cây ăn quả khác, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính, mức độ áp dụng khoa học công nghệvà các phương pháp sản xuất tiên tiến còn ít nên chưa khai thác đầy đủtiềm năng đất đai, nguồn nước, khí hậu và các điều kiện tự nhiên tại các vùng sản xuất
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một hoạt động sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, ở Việt Nam, trâu, bò, lợn, gà, vịt thường được nuôi phổ biến Ngoài ra các vật nuôi khác như ngựa, dê, ngan, ngỗng… tuy còn nhỏ bé nhưng cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm Đặc điểm của việc phát triể n chăn nuôi phản ánh điều kiện và thế mạnh của từng vùng Ở Việt Nam, vùng đồng hằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, đàn lợn chiế m tỷ trọng cao nhất trong đàn gia súc (trên 85%) Tây Nguyên và Duyên Hải Trung bộ có tỷ trọng đàn bò cao (30%), vùng Trung du, miền núi có tỷ trọng đàn trâu cao nhất so với các vùng trên (26%) Đối với chăn nuôi gia cầm ở tất cả các vùng, nuôi gà vẫn là chủ yếu, riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long đàn vịt chiếm tỷ trọng lớn (trên 43%) Cơ cấu các loại gia súc , gia cầm có sự chuyển
2.2.4 Chuyển dịch cơ câu trong nội bộ ngành lâm nghiệp.
Về cơ cấu: Cơ cấu giá trị sản xuất của chuyên ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng rừng và khai thác gỗ (từ14,8% xuống còn 10,2%) tăng tỷ trọng khai thác lâm sản ngoài gỗ (từ79,5% lên 84,5%), chiếm ưu thế gần tuyệt đối trong chuyên ngành này; tỷ trọng dịch vụ lâm nghiệp giảm từ 5,7% xuống 5,3%, phản ánh xu hướng tích cực là giảm khai thác gỗ để giữ rừng, tăng khai thác lâm sản ngoài gỗlà thế mạnh của nghề rừng, đặc biệt là đối với rừng nhiệt đới có nhiều loại lâm sản ngoài gỗ phong phú.Riêng tiểu ngành dịch vụ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, giảm dần là xu hướng không tích cực, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chung của chuyên ngành.Riêng về ngành lâm nghiệp ngành chưa khai thác được tiềm năng ,đóng góp quá tấp so với lợi thế VỚi khí hậu và thổ nhưỡng của nước ta ,với khí hậu nhiệt đói gió mùa ,3/4 diện tích là đồi núi ,một số dải rừng ngập mặn , đường ven biển mà đóng góp khiêm tốn nhất so với các ngành nông nghiệp liên tục giảm từ năm 2005 đến nay cho thấy chưa khai thác được tiềm năng của mình
2.2.5.Chuyển dịch cơ cấu nội bộ trong ngành thủy sản