BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNGĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨUĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨTên đề tài:“PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNGTẠI HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”Ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài:
“PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số ngành: 8380107
Người hướng dẫn khoa
học
: TS Nguyễn Thanh Bình
Trang 2Hải Dương – 4/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài:
“PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số ngành: 8380107
Người hướng dẫn khoa
học
: TS Nguyễn Thanh Bình
Hải Dương – 4/2022
Trang 3TRANG THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA HỌC VIÊN
1 Họ và tên học viên: CẤN VĂN HẠNH
2 Chuyên ngành: Luật kinh tế
3 Lớp: 5TR22-LKT2 Khóa: 2021 – 2022
4 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thành Đông
5 Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH BÌNH
Tel: 0903432646 Email: Nguyenthanhbinh.ldls@gmail.com
Học viên thực hiện
Cấn Văn Hạnh
Trang 4CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Tên đề tài Pháp luật về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng tại địa bàn huyện:
Thạch Thất Thành phố Hà Nội
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hợp tác xã (HTX) là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và hiện diện ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ với các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau, thể chế chính trị khác nhau thông qua hợp tác xã, người dân, các hộ nông dân, các doanh nghiệp nhỏ hợp tác với nhau nhằm tăng sức mạnh vượt qua khó khăn mở rộng, nâng cao quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính cạnh tranh… và tránh các nguy cơ thua
lỗ cao
Những năm qua, loại hình kinh tế HTX ở tỉnhkhông ngừng được củng cố
và phát triển, ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương Sau khi triển khai thực hiện Luật HTX 2012, Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Tổ hợp tác, Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, Đảng viên và cán bộ quản lý, thành viên HTX, Tổ hợp tác trong việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tập thể và thực thi các quy định của Luật HTX 2012 và Nghị định 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác Nhìn chung các HTX thành lập mới hay chuyển đổi đều tổ chức theo đúng nguyên tắc
tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các thành viên, đã xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ rõ ràng, đúng hướng; đội ngũ cán bộ quản lý HTX được người dân trực tiếp bầu chọn một cách dân chủ, khách quan, được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm, nên phần lớn có năng
Trang 5lực hoạt động, nhiệt tình tâm huyết, gắn bó với HTX Do đó các HTX đang phát triển theo xu hướng tốt, từng bước được củng cố, hoạt động ngày càng đi vào ổn định, hiệu quả hơn
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã nhất là Luật Hợp tác xã năm 2012 vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định; một số quy định pháp luật chưa phù hợp với với đặc thù riêng
về tổ chức bộ máy, sản xuất kinh doanh dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp; một số cơ chế chính sách chưa được ban hành đồng bộ nên quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn; nhận thức về vai trò của kinh tế hợp tác của một
số cấp, số ngành nhìn chung chuyển biến còn chậm, đặc biệt một số bộ phận cán
bộ, nhân dân nhận thức về bản chất của hợp tác xã kiểu mới chưa thấu đáo, chưa hiểu đúng về bản chất của Luật Hợp tác xã 2012 nên việc áp dụng Luật Hợp tác
xã năm 2012 vào hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đạt được hiệu quả thiết thực như kỳ vọng từ cách thức quản lý, điều hành, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến huy động vốn, phân chia hóa lợi nhuận còn nhiều bất cập; kinh tế HTX trong những năm qua vẫn chưa thoát khỏi cung cách quản lý của cơ chế cũ, tài sản, nguồn vốn nghèo nàn, dư nợ trong xã viên lớn Hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ còn thấp, chủ yếu là dịch vụ đầu vào chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của kinh tế tập thể Năng lực yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, phần lớn các HTX nông nghiệp không tích luỹ vốn từ sản xuất kinh doanh để tái đầu tư và đầu tư
mở rộng, nên khi mở rộng sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong việc huy động vốn Công tác tổ chức điều hành quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tuổi đời cao, chế độ đãi ngộ thấp, không thu hút được nhiều người có trình độ bằng cấp vào công tác tại HTX Cán bộ quản lý cấp xã về HTX không có chuyên trách chỉ kiêm nhiệm, ít am hiểu về kinh tế hợp tác
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm phát huy vai trò của HTX trong quá trình phát triển sản xuất hàng hóa hiện đại, công nghiệp hóa cả nước nói chung và thực tế tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nói riêng Tác giả
Trang 6đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng tại địa bàn huyện Thạch Thất Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Sau khi Luật HTX ra đời và đi vào cuộc sống, những quy định pháp luật
về HTX đã được nhiều nhà nghiên cứu pháp lý cũng như những nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực có liên quan quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu pháp luật về hợp tác xã vẫn còn ít, mang tính chung chung nhất là sau khi Luật Hợp tác xã 2012 ra đời
Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Những vấn đề pháp lý về đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp tập thể - Luận văn cao học của Nguyễn Đức Long (1996); Chế độ pháp lý xã viên HTX – Những vấn đề lý luận và thực tiễn – Luận văn cao học Luật của Nguyễn Thị Ngọc Hà (1997); Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong quá trình chuyển đổi HTX – Luận văn cao học Luật của Hoàng Thị Vinh (1999); Địa
vị pháp lý của các cơ quan quản lý và kiểm soát của HTX - Luận văn cao học Luật của Vũ Văn Tuấn (2003); Cơ sở lý luận của đổi mới tổ chức và quản lý các HTX – Luận án Tiến sĩ Luật học của Trần Thị Thơ; Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang - Luận văn cao học của Hà Thị Thu Hà (2017) Trường Đại học Cần Thơ; Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Trà Vinh - Luận văn cao học của Huỳnh Kim Nhân (2017) Trường Đại học Trà Vinh
Qua các kết quả nghiên cứu của các bài viết và luận văn trên đã đề cập các vấn đề liên quan đến pháp luật về Hợp tác xã Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề về Hợp tác xã tại địa phương cụ thể như ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có và sự tìm hiểu nghiêm túc, tác giả
đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng tại địa bàn huyện Thạch Thất Thành phố Hà Nội”
Trang 73 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là tìm hiểu pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn thực hiện các vấn đề lý luận về hợp tác xã, đánh giá thực trạng quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về về hợp tác xã tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp tác
xã ở nước ta Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tế cho việc điều chỉnh pháp luật và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với Hợp tác xã
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm sáng tỏ các nhiệm vụ cơ bản như sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản pháp luật về hợp tác xã như: Khái niệm và đặc điểm về Hợp tác xã; vai trò, ý nghĩa của của pháp luật Hợp tác xã
Thứ hai, làm rõ căn cứ thực trạng việc thực hiện pháp luật Hợp tác xã, thực tiễn việc thực hiện pháp luật Hợp tác xã tại huyện Thạch Thất
Thứ ba, từ thực trạng địa phương đưa ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật Hợp tác xã và giải pháp hoàn thiện việc thực hiện luật hợp tác xã
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động hiện hành về Hợp tác xã và thực tiễn thực hiện pháp luật về Hợp tác xã tại trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp tác xã và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Trang 8- Về không gian, thời gian: Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp tác xã (theo Luật Hợp tác xã, bộ luật, luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành) liên hệ với thực tiễn thực hiện trên địa bàn huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội từ năm 2019 đến nay
5 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu khảo sát
5.1.1 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, học viên xác định các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hợp tác xã;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về hợp tác xã trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
- Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp tác xã huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 5.1.2 Chỉ tiêu khảo sát
- Hệ thống quy định pháp luật hiện hành về hợp tác xã;
- Sự phù hợp của các quy định này trong thực tiễn thực hiện mô hình hợp tác xã trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
5.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin, số liệu
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là vận dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin mà chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: lịch sử, phân tích,
so sánh, đối chiếu, sử dụng số liệu thống kê, tổng hợp ở từng nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
Trang 9- Các phương pháp phân tích, bình luận, so sánh luật học…,được sử dụng tại Chương 1 để giải quyết một số vấn đề lý luận về hợp tác xã và pháp luật về hợp tác xã;
- Các phương pháp đánh giá, đối chiếu, diễn giải, thống kê được sử dụng tại Chương 2 của luận văn để nghiên cứu thực trạng pháp luật về hợp tác
xã và thực tiễn thực hiện mô hình trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội;
- Các phương pháp diễn giải, tổng hợp, quy nạp…được sử dụng tại Chương 3 để đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật hợp tác xã
5.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
a Chọn mẫu nghiên cứu
b Công cụ nghiên cứu: Tác giả sử dụng công cụ nghiên cứu là bảng câu hỏi khảo sát
c Thu thập thông tin, số liệu (dữ liệu)
+ Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập trong thời gian từ năm 2019 đến nay trong các nguồn tài liệu như:
- Hệ thống các văn bản pháp luật về hợp tác xã
- Báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
- Số liệu thống kê của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất
- Các kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận văn
+ Dữ liệu sơ cấp
Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với người lao động, cán bộ Phòng Tài chính - Kế
Trang 10hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để đánh giá thực trạng về mô hình hoạt động của Hợp tác xã trên địa bàn huyện Thạch Thất
5.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
- Các dữ liệu định lượng thu thập từ bảng hỏi sẽ được xử lý từ phần mềm Excel
- Các số liệu sau khi xử lý được phân tích theo các phương pháp như:
- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả trực trạng thực hiện pháp luật về Hợp tác xã trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh giữa các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện mô hình Hợp tác xã trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
- Phương pháp đánh giá: Dựa trên các số liệu phân tích tác giả đưa ra các nhìn nhận đánh giá đối với thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về Hợp tác xã trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận:
Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận cơ bản trong khoa học pháp lý hợp tác xã về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong Hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành
6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Luận văn cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật kinh tế, pháp luật về Hợp tác xã ở các trường chuyên luật hoặc các trường liên quan đến pháp luật Ngoài ra, Luận văn
có thể là tài liệu tham khảo cho bất cứ ai quan tâm đến quyền và nghĩa vụ các thành viên Hợp tác xã hay những lợi ích của Hợp tác xã trong giai đoạn hiện
nay
Trang 117 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Dự kiến cấu trúc của luận văn thạc sĩ về đề tài “Pháp luật về hợp tác xã
và thực tiễn áp dụng tại địa bàn huyện Thạch Thất Thành phố Hà Nội” có bố cục như sau:
1 Lý do chọn đề tài luận văn
2 Tình hình nghiên cứu
3 Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
4 Phạm vi nghiên cứu
5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài ph n cam oan, danh m c các tầ đ ụ ừ viế ắ ử t t t s d ng trong lu n văn,ậ
mục l c, ph n mụ ầ ở đầu và danh m c tài li u tham kh o thì n i dung chính c aụ ệ ả ộ ủ
luận văn, bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về thực hiện pháp luật Hợp tác xã Chương 2: Thực hiện pháp luật về Hợp tác xã và thực tiễn tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật Hợp tác xã
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HỢP TÁC XÃ
1.1 Khái niệm pháp luật Hợp tác xã
1.2 Đặc điểm pháp luật Hợp tác xã
1.3 Nội dung pháp luật về Hợp tác xã
1.4 Vai trò, ý nghĩa của pháp luật Hợp tác xã
Tiểu kết chương 1
Trang 12CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ THỰC TIỄN TẠI HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Thực trạng việc thực hiện pháp luật Hợp tác xã tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
2.2 Thực tiễn việc thực hiện pháp luật Hợp tác xã tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
2.2.1 Ưu, nhược điểm và những hạn chế, vướng mắc
2.2.2 Nguyên nhân
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HỢP TÁC XÃ
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật Hợp tác xã
3.1.1 Rà soát hoàn thiện pháp luật về Hợp tác xã
3.1.2 Bảo đảm vai trò và thực hiện pháp luật Hợp tác xã
3.2 Các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện pháp luật hợp tác xã
3.2.1 Giải pháp tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong thực hiện pháp luật
về Hợp tác xã
3.2.2 Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về Hợp tác xã
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN CHUNG
Trang 13PHỤ LỤC CỦA LUẬN VĂN
8 DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
8.1 Tiến độ thực hiện đề tài
Đề tài Luận văn dự kiến được thực hiện và hoàn thành trong khoảng 4 - 5 tháng (khoảng 20 tuần) kể từ khi nhận quyết định giao đề tài
TT Công việc Thời gian cần thiết
(tuần)
1 Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp 2 tuần
2 Điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp 2 tuần
4 Viết bản thảo luận văn và liên hệ CBHD góp
8.2 Kinh phí thực hiện
Học viên tự chịu các kinh phí thực hiện hoàn thành đề tài như: Kinh phí khảo sát, Kinh phí in ấn, Kinh phí in ấn khác
9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Hợp tác xã
2 Bài giảng pháp luật về Hợp tác xã (2014), Nguyễn Ngọc Duy Mỹ
3 Những vấn đề pháp lý về đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp tập thể - Luận văn cao học của Nguyễn Đức Long (1996);
4 Chế độ pháp lý xã viên HTX – Những vấn đề lý luận và thực tiễn – Luận văn cao học Luật của Nguyễn Thị Ngọc Hà (1997);
5 Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong quá trình chuyển đổi HTX – Luận văn cao học Luật của Hoàng Thị Vinh (1999);