1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hãy cho biết phúc lợi tài chính trong doanh nghiệp và trong khu vực công bằng việc tìm hiểu thực tế cho biết các văn bản phúc lợi thu nhập cho người lao động từ 2015 đến nay

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phúc Lợi Tài Chính Trong Doanh Nghiệp Và Trong Khu Vực Công
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn Hoàng Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Công Đoàn
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Ngoài các hình thức như trả lương, trả thưởng thi tổ chức doanhnghiệp cần phải áp dụng thêm các hình thức khuyến khích tài chính, phụ cấp vànhững chính sách phúc lợi hợp lý đối với sự đó

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

MÔN HỌC: TIỀN LƯƠNG – TIỀN CÔNG

NGÀNH: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CHỦ ĐỀ 9:PHÚC LỢI TÀI CHÍNH TÀI LÀ GÌ?HÃY CHO BIẾT PHÚC LỢI TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP VÀ TRONG KHU VỰC CÔNG BẰNG VIỆC TÌM HIỂU THỰC TẾ CHO BIẾT CÁC VĂN BẢN PHÚC LỢI, THU NHẬP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TỪ 2015 ĐẾN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thị Thu Thủy

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

Trang 2

60.Lưu Thị Thơm

61.Nguyễn Phương Thu

62.Nguyễn Thị Thu

63.Phạm Thị Thu

64.Nguyễn Thị Thu Thủy

65.Trịnh Lê Thương

66.Khổng Thị Thu Trà

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2

1 Phúc lợi 2

2 Phúc lợi tài chính 2

II CÁC PHÚC LỢI TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TỔ CHỨC CÔNG 3

1 Các phúc lợi tài chính của người lao động trong doanh nghiệp 3

1.1 Phúc lợi bắt buộc 3

1.2 phúc lợi tự nguyện 4

2 Phúc lợi tài chính của người lao động trong tổ chức công 4

III HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÚC LỢI, THU NHẬP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 5

1 Văn bản pháp luật 5

2 Văn bản nội bộ doanh nghiệp 8

KẾT LUẬN 11

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc đảm bảo lại khi vật chất và lợi ích

về tinh thần cho người lao động là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi tổ chức doanh nghiệp Vì người lao động là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ là những người quyết định đến sự tồn vong của mỗi tổ chức doanh nghiệp Vì thế, để tồn tại và phát triển thì mỗi tổ chức, doanh nghiệp của phi

củ những biện pháp khuyến khích người lao động, để họ hàng hải và có trách nhiệm hơn trong công việc Trong những biện pháp khuyến khích người lao động thì hệ thống phúc lợi giữa vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, khuyến khích người là động làm cho họ làm việc hiệu quả hơn, giúp nâng cao năng suất góp phần vào sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp

Tuy nhiên, để tận dụng hết tác dụng của phục lợi lao động, đòi hỏi tổ chức/ doanh nghiệp phải có một hệ thống phúc lợi hợp lý, và tổ chức thực hiện nó một cách tốt nhất, để nó trở thành đòn bẩy trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp Ngoài các hình thức như trả lương, trả thưởng thi tổ chức doanh nghiệp cần phải áp dụng thêm các hình thức khuyến khích tài chính, phụ cấp và những chính sách phúc lợi hợp lý đối với sự đóng góp của người lao động cho tổ chức doanh nghiệp

Trang 5

NỘI DUNG

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1 Phúc lợi

Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO, phúc lợi dành cho người lao động có thể được hiểu là "Các loại cơ sở vật chất, các dịch vụ, tiện nghi được xây dựng theo cam kết để tạo điều kiện cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh, cũng như tận dụng các lợi ích có sẵn để c cải thiện sức khỏe, tinh thần và năng suất làm việc"

Cũng có ý kiến cho rằng: “Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ vê cuôc sông cho người lao động trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc của người sử dụng lao động" (Giáo trình Quản trị nhân lực - Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Văn Điểm, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2019)

Từ những khái niệm trên có thể rút ra khái niệm tổng quát nhất về phúc lợi như sau: Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động

2 Phúc lợi tài chính

“Phúc lợi tài chính” là các loại bảo hiểm, tiền hưu trí, học bổng, và các chương trình có liên quan đến sức khỏe cũng như sự an toàn, các lợi ích khác của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp, bao gồm cả những khoản thù lao tài chính nhất định mà người lao động sẽ nhận được ngoài các khoản thù lao chính

Phúc lợi có thể tiếp cận gồm 2 loại là phúc lợi tài chính và phúc lợi phi tài chính

Trong đó, phúc lợi tài chính là những phúc lợi do doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động dưới dạng lợi ích tài chính

Các tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận phải chi các khoản nhất định

để cung cấp phúc lợi cho người lao động, tuy nhiên người lao động sẽ không được nhận trực tiếp và không gắn liền với thực hiện công việc Đa phần các doanh nghiệp sẽ lựa chọn một trong hai hình thức là trả toàn bộ hoặc một phần chi phí để mua bảo hiểm cho nhân viên Số tiền đó họ sẽ không được nhận trực tiếp mà sẽ được nhận lợi ích từ chính những chương trình bảo hiểm mang lại

Phúc lợi tài chính được chia làm hai loại:

- Phúc lợi bắt buộc là các phúc lợi tối thiểu mà doanh nghiệp phải chi trả theo

đúng quy định của Pháp luật Ở Việt Nam, các phúc lợi bắt buộc bao gồm các chế

độ bảo hiểm xã hội cho người lao động bao gồm các chế độ hưu trí, tử tuất; ốm

Trang 6

đau, thai sản; trợ cấp thất nghiệp: chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo hiểm y tế,

- Phúc lợi tự nguyện là khoản phúc lợi mà doanh nghiệp tự đưa ra, phù hợp với khả

năng tài chính của mình cũng như năng lực của người lao động, nhằm khuyến khích người lao động làm việc, an tâm công tác và gắn bó với công ty nhiều hơn Bao gồm những loại như sau:

+ Các phúc lợi bảo hiểm:

- Bảo hiểm sức khoẻ; để trả cho việc ngăn chặn bệnh tật như các chương trình thể dục thể thao để tránh căng thẳng khi mà hiệu ứng tress ngày càng tăng trong môi trường làm việc hoặc chăm sóc ốm đau, bệnh tật

- Bảo hiểm nhân thọ: trả tiền cho gia đình người lao động khi người lao động qua đời Có thể người sử dụng lao động hỗ trợ đóng một phần bảo hiểm hoặc toàn

bộ khoản tiền bảo hiểm

- Bảo hiểm mất khả năng lao động: trong một số công ty còn cung cấp loại này cho những người lao động bị mất khả năng lao động không liên quan đến công việc họ đảm nhận

+ Các phúc lợi bảo đảm:

- Bảo đảm về thu nhập: tức là những khoản tiền để trả cho người lao động khi họ mất đi việc làm với lý do từ phía doanh nghiệp như cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô hoạt động

- Bảo đảm hưu trí: là những khoản tiền dành để trả cho người lao động khi họ làm việc tại công ty, doanh nghiệp đến một độ tuổi nhất định và cần phải nghỉ hưu theo quy định về số năm làm việc tại công ty

Ngoài ra, trong các doanh nghiệp lớn thì họ có thể tạo cho người lao động hưởng các chương trình phúc lợi khác nhiều hơn, đa dạng hơn như: xe đưa đón nhân viên, trợ cấp giáo dục, căng tin phục vụ bữa trưa miễn phí, các câu lạc bộ giải trí thể thao

II CÁC PHÚC LỢI TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC CÔNG

1 Các phúc lợi tài chính của người lao động trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, có 02 loại phúc lợi dành cho người lao động là phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện

1.1 Phúc lợi bắt buộc

Trang 7

Phúc lợi bắt buộc là các quyền lợi được quy định thành luật pháp bắt buộc người sử dụng lao động phải chỉ trả hoặc chăm lo cho người lao động

- Người lao động được hưởng các chế độ BHXH theo quy định của Pháp luật: + Chế độ trợ cấp ốm đau

+ Chế độ trợ cấp thai sản

+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

+ Chế độ hưu trí

+ Chế độ tử tuất

- Được hưởng các chế độ của Bảo hiểm y tế

- Được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1.2 Phúc lợi tự nguyện

Phúc lợi tự nguyện là các loại phúc lợi mà doanh nghiệp tự xây dựng lên, chăm

lo về quyền lợi cho người lao động; tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của doanh nghiệp và sự quan tâm của lãnh đạo tại doanh nghiệp đó

- Bảo hiểm mang tính chất tự nguyện: Bảo hiểm thân thể do DN mua cho NLĐ

- Các khoản (có giá trị bằng tiền hoặc quà tương đương) vào dịp Lễ, Tết, ngày thành lập công ty,

- Phúc lợi tài chính lương tháng thứ 13

- Phúc lợi tài chính liên quan đến nhà ở, hỗ trợ học tập:

+ Hỗ trợ xăng xe, nhà ở

+ Hỗ trợ công tác, chi phí đi lại, ăn ở

- Hỗ trợ cho NLĐ đi du lịch, nghỉ mát, thể thao, văn hoá

- Phúc lợi tài chính liên quan đến bản thân NLĐ và gia đình NLĐ:

+ Hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập nâng cao tay nghề cho NLĐ

+ Trao quà mừng các dịp sinh nhật, đám cưới, trao quà hỏi thăm khi NLĐ ốm đau + Trao quà động viên đối với con của NLĐ có thành tích cao trong học tập và các dịp trung thu, Tết thiếu nhi 1/6 ( đối với NLĐ có con dưới 15 tuổi)

+ Chế độ thăm hỏi, phúng viếng đối với “ tử thân phụ mẫu” của NLĐ và vợ hoặc chồng của NLĐ khi qua đời

2 Phúc lợi tài chính của người lao động trong tổ chức công

Các phúc lợi của người làm việc trong tổ chức công gồm có:

- Nghỉ phép năm, nghi lễ, nghỉ tết được hưởng 100% lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn nghiệp vụ

- Được hướng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật như:

+ Chế độ trợ cấp ốm đau

Trang 8

+ Chế độ trợ cấp thai sản

+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

+ Chế độ hưu trí

+ Chế độ tử tuất

+Chế độ trợ cấp thất nghiệp

Trách nhiệm thực hiện các quyền lợi về bảo hiểm xã hội do cả hai bên tham gia quá trình thực hiện quan hệ lao động: người sử dụng lao động và người lao động cùng thực hiện Theo pháp lệnh Cán bộ Công chức, những người thuộc diện quy định trong pháp luật được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như đã quy định trong các điều tương ứng của Bộ luật Lao động Điều này khẳng định mối quan hệ lao động giữa Nhà nước và người lao động làm việc trong tổ chức công

Điều 13 : Quyền của CB, CC về nghỉ ngơi.

Điều 14 các quyền khác của CB, CC: “CB, CC được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thi được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhân liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật." (Luật CB.CC Chế độ mới về đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC 2010, NXB Lao động Hà Nội năm 2010, trang 68)

- Được chăm sóc sức khoẻ và hưởng bảo hiểm y tế

- Được hướng bảo hiểm thất nghiệp

III HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÚC LỢI, THU NHẬP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1 Văn bản pháp luật

T

T

Số văn bản Nội dung văn bản

45/2019/QH14

Bộ luật lao động

sửa đổi 2019

Ngày áp dụng:

1/1/2021

Điều 46 Trợ cấp thôi việc

1 Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ

đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ

Trang 9

luật này

2 Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

3 Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc

Điều 47 Trợ cấp mất việc làm

1 Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ

12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản

11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương

2 Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

3 Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm

Điều 141 Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai

Thời gian nghỉ việc khi chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản, người lao động được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật

về bảo hiểm xã hội.

Điều 168 Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1 Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp

Trang 10

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động

2 Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác

3 Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật

về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

2

Số:

58/2014/QH13

Luật BHXH sửa

đổi 2014 Ngày

áp dụng: |

1/1/2016

Mục 1 Chương III: Chế độ ốm đau Mục 2 Chương III: Chế độ thai sản Mục 3 Chương III: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề Mục 4 Chương III: Chế độ hưu trí

Mục 5 Chương III: Chế độ tử tuất

3

Số

84/2015/QH13

Luật An toàn, vệ

sinh lao động

2015 ngày áp

dụng: 1/7/2016

Mục 3 Chương II: Chế đọ bảo hộ lao động, chăn sóc sức khỏe người lao động

Mục 2 Chuơng III: Trách nhiệm của người sử dụng lso động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Mục 3 Chương III: Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

4

Nghị quyết số:

93/2015/QH13

Ngày áp

dụng:1/1/2016

Về việc hình thành chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động

5

Nghị định số:

88/2020/NĐ_CP

Ngày áp dụng

19/9/2020

Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật

an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

6

Nghị định số :

135/2020/NĐ-CP Ngày áp

dụng 1/1/2022

Quy định về tuổi nghỉ hưu

Trang 11

7

Nghị định số :

38/2020/NĐ-CP

Ngày áp dụng

1/7/2022

Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

8

Thông tư số:

28/2021/TT-BLĐTBXH

Ngày áp

dụng:1/3/2022

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

9

Nghị quyết số

68/NQ-CP Ngày

áp dụng:

1/7/2021

Về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch covid 19

10

Nghị quyết số:

23/2021/QĐ-TTg Ngày áp

dụng: 7/7/2021

Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch covid 19

11

Quyết định số:

08/2022/QĐ-TTg Ngày áp

dụng: 28/3/2023

Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

2 Văn bản nội bộ doanh nghiệp

Trên cơ sở các văn bản pháp luật nêu trên, Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) ban hành các văn bản phúc lợi nội bộ doanh nghiệp, bao gồm:

- Quy chế tiền lương: Trình bày chi tiết chính sách tiền lương và phúc lợi cho người của người lao động trong doanh nghiệp

- Hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp: Tùy tình hình hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp thường xây dựng hệ thống thang hương, bảng lương, phụ cấp của riêng doanh nghiệp mình

Sau đây là một số phúc lợi tài chính của Công ty Kế toán Thiên Ưng được trích từ " Quy chế lương thưởng, phụ cấp và chế độ cho người lao động”

Điều 2: Căn cứ theo:

- Căn cứ Nghị định số 90/2019 ND-CP, Nghị định 145/2010/NĐ-CP

- Căn cứ Bộ luật lao động Luật số 45/2019 QH14 Căn cứ Luật Doanh nghiệp-Luật số 38/2013/QH14 –

Ngày đăng: 15/05/2024, 12:02

w