1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023

39 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

-Tôi xin chân thành cảm ơn các Bác sỹ và điều dưỡng tại Bệnh viện Đakhoa huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi thực hiện chuyên đề.

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, đồngnghiệp đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi Nội dung trongbài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trongbất cứ một công trình nào khác Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịutrách nhiệm.

Học viên

Trang 3

II CƠ SỞ THỰC TIỄN. 13

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 16

1 Đặc điểm của địa điểm thực hiện chuyên đề 16

2 Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của người bệnh 17

4.1 Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc tăng huyết áp của người bệnh 24

4.2 Đề xuất một số giải pháp tăng cường tuân thủ điều trị thuốc tăng huyết áp củangười bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La 24

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Phụ lục: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC TĂNG HUYẾT ÁPCỦA NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆNTHUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA NĂM 2023 4

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tăng huyết ápHuyết áp

Theo Tổ chức Y tế thế giới

Hiệp hội quốc tế về Tăng huyết áp

Liên Uỷ ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánhgiá, điều trị tăng huyết áp Hoa Kỳ

Huyết áp tâm thuHuyết áp tâm trương

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)………….………7

Bảng 2 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003)………7

Bảng 3 Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay………8

Bảng 4: Độ tuổi của NB………… ………21

Bảng 5: Nghề nghiệp của NB……… ……… 21

Bảng 6: Trình độ học vấn……… ……….22

Bảng 7: Năm phát hiện tăng HA……… ……….22

Bảng 8: Tuân thủ uống thuốc của NB……… ……… 22

Bảng 9: Tái khám của NB……… ………23

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1 Phác đồ chẩn đoán THA……… 8Hình 2 Biến chứng nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp…… ……… 9Hình 3 Tắc hoặc vỡ bất cứ mạch máu não nào đều là một trong những biến chứngcủa tăng huyết áp tại não…… ……….9

Hình 4 Tổn thương mạch máu thận, cuối cùng gây bệnh thận giai đoạn cuối do tăng huyết áp………… ………10Hình 5 Bệnh võng mạc do tăng huyết áp, hậu quả là mù… ………10Hình 6.Động mạch xơ cứng,dày lên do tăng huyết áp, hậu quả là huyết áp càngtăng……… ……….10

Hình 7: Tư vấn cho người bệnh………….………23Biểu đồ 1 Số lần uống thuốc sai giờ trong 1 tháng qua…….……… ……28Biểu đồ 2 Lý do bỏ lỡ uống thuốc………29Biểu đồ 3 Lý do không đi tái khám của ĐTNC ……… 30

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nhiều năm gần đây, tăng huyết áp (THA) đã trở thành một trong những yếu tốnguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên toàn thế giới Không phải ngoại lệ, Việt Nam vớitốc độ già hóa dân số nhanh, đang và sẽ còn phải đối mặt với những hậu quả ngày càng nặng nềdo tăng huyết áp gây ra Với tính chất của bệnh, một tỷ lệ lớn người tăng huyết áp cần phải theodõi huyết áp và dùng thuốc hạ áp suốt đời, do đó dễ dàng nhận thấy việc người bệnh tham gianhiều hơn trong quản lý điều trị cho chính họ là vô cùng cần thiết Điều này cũng phù hợp vớinhững khuyến nghị trong điều trị các bệnh không lây nhiễm nói chung của Tổ chức Y tế thế giớitrong đó có tăng huyết áp.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ thuốc rấthạn chế, thậm chí nghiên cứu năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lý Huy Khanh đãcho biết có tới 70% bệnh nhân bỏ điều trị sau 6 tháng rời bệnh viện Các nguyên nhâncơ bản được chỉ ra là người bệnh hoàn toàn thụ động trong các chương trình điều trị vàthường chỉ theo đuổi khi thấy bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân, trong khi đó tănghuyết áp tiến triển âm thầm và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” Tỷ lệngười mắc tăng huyết áp ngày càng tăng, và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ [9].

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm, bệnh đang cóxu hướng gia tăng trên toàn thế giới Tăng huyết áp liên quan đến 69% nhồi máu cơ timlần đầu, 74% các ca bệnh động mạch vành, 77% đột quỵ não lần đầu và 91% các ca suytim [1] Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ THA trên thế giới năm 2000 là26,4% tương đương 972 triệu người và dự kiến đến năm 2025 tỷ lệ tăng huyết áp sẽ tănglên 29,2% tương đương 1,56 tỷ người Tại Việt Nam theo báo cáo của hội Tim Mạchhọc Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2016 tỷ lệ THA là 47,3%, trong đó chỉ có 31,3%THA kiểm soát được [2]

Theo điều tra và thống kê mới nhất của Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Châu tỉnhSơn La cho thấy tỷ lệ người THA ở trong tỉnh Sơn La cũng rất cao chiếm tỷ lệ 30

- 40% (với đối tượng ngoài 30 tuổi trở lên) trong năm 2019 THA là nguyên nhân gây tànphế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong dotim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA [15].

Trang 8

Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do các yếu tốliên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫncòn phổ biến Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được những yếu tố nguycơ này có thể làm giảm được 80% bệnh THA [3].

Thực tế cho thấy, có rất nhiều người không hề biết về tình trạng huyết áp củamình thậm chí có người cho dù biết mình bị tăng huyết áp nhưng vẫn không dùng thuốcđều đặn [20].

Hiện ở Việt Nam người bệnh tăng huyết áp khi được khám và chẩn đoán là tănghuyết áp được phát sổ theo dõi khám định kỳ Người bệnh chủ yếu điều trị ngoại trú,sinh hoạt cùng với gia đình Vì vậy, công tác kiểm soát huyết áp gặp khó khăn Đặc biệtlà những người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị và chế độ tự chăm sóc Nó ảnhhưởng tới kết quả điều trị và hơn hết ảnh hưởng tới tính mạng và chất lượng cuộc sốngcủa người bệnh tăng huyết áp Việc tuân thủ điều trị là một hoạt động cá nhân để chămsóc, duy trì sức khỏe của chính họ và phòng ngừa biến chứng bệnh liên quan đến bệnh.Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng thuốc và kiểm soát huyết áp,duy trì thực hiện lối sống lành mạnh trong các lĩnh vực của hoạt động thể chất, dinhdưỡng.

Tại Việt Nam thống kê năm 2019, có tới 70% người mắc bệnh cao huyết ápkhông biết mình bị tăng huyết áp, hiểu sai về tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ củabệnh, không biết cách phát hiện bệnh sớm và dự phòng bệnh tăng huyết cho bản thân vànhững người xung quanh Trong số người bệnh biết THA chỉ 78% ổn định và khoảng22% không ổn định [20].

Với mong muốn tìm hiểu được thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của người bệnhTHA ngoại trú để có thông tin giúp cho cán bộ điều dưỡng nói riêng và cơ quan quản lýy tế nói chung nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát huyết áp và hạnchế các biến chứng của bệnh vì vậy tôi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ sửdụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyệnThuận Châu tỉnh Sơn La năm 2023”

Trang 10

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận1.1.1 Định nghĩa THA

Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là THA khi huyết áp tâmthu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hoặcđang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sĩ chẩn đoán là THA[3], [5].

1.1.2 Phân loại THA

Phân loại THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây Theo WHO/ISH(năm 2003) chia lại THA làm 3 độ [2], [4]:

Bảng 1 Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)

Trang 11

WHO/ISH và JNC, Hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau [14]:

Bảng 3 Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay

Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn hơn 1.1.3 Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi

Tăng huyết áp nguyên phát: Chiếm gần 90% trường hợp tăng huyết áp (theo Gifford - Weiss).

Trang 12

Bệnh cường giáp, bệnh Beriberi, bệnh đa hồng cầu, hội chứng carcinoid, toan hô hấp, tăng áp lực sọ

Một số yếu tố thuận lợi: Có liên quan đến tăng huyết áp nguyên phát đó là:Yếu tố di truyền, tính gia đình.

Yếu tố ăn uống: Ăn nhiều muối, uống nhiều rượu, uống nước mềm ít Ca+, Mg+, K+, ăn ít protid.

Yếu tố tâm lý xã hội: tình trạng căng thẳng stress thường xuyên 1.1.4 Triệu chứng bệnh

- Triệu chứng lâm sàng:+ Triệu chứng cơ năng:

Đa số người bệnh bị tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiệnra bệnh.

Đau đầu vùng chẩm và hai bên thái dương.

Các triệu chứng khác có thể gặp như: hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt nhưngkhông đặc hiệu.

Một số triệu chứng khác của tăng huyết áp tuỳ thuộc vào nguyên nhân tăng huyếtáp hoặc biến chứng của tăng huyết áp.

+ Triệu chứng thực thể, toàn thân:

Đo huyết áp: là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định Khi đocần phải đảm bảo một số quy định.

Băng quấn tay phải phủ được 2/3 chiều dài cánh tay, bờ dưới băng quấn trênkhuỷu tay 2cm Nếu dùng máy đo thuỷ ngân phải điều chỉnh 6 tháng 1 lần.

Khi đo cần bắt mạch trước Đặt ống nghe lên động mạch cánh tay bơm nhanh baohơi đến mức 300 mmHg trên áp lực đã ghi, xả chậm từ từ với tốc độ 2 mmHg/l giây.

Huyết áp tâm trương nên chọn lúc mất mạch.

Phải đo huyết áp nhiều lần trong 5 ngày liền Đo huyết áp cả chi trên và chidưới, cả tư thế nằm và đứng Thông thường chọn huyết áp tay trái làm chuẩn.

Các dấu hiệu lâm sàng như: Người bệnh có thể béo phì, mặt tròn, cơ chi trênphát triển hơn cơ chi dưới trong hẹp eo động mạch chủ Tìm các biểu hiện xơ vữa độngmạch trên da (u vàng, u mỡ, cung giác mạc ).

Trang 13

Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim trái Sờ vànghe động mạch để phát hiện các trường hợp nghẽn hay tắc động mạch cảnh.

Cần lưu ý hiện tượng “huyết áp giả” ở những người già đái đường, suy thận doxơ cứng vách động mạch làm cho trị số huyết áp đo được cao hơn trị số huyết áp nộimạch.

Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn trong hẹp động mạchthận, phồng động mạch chủ hoặc phát hiện thận to, thận đa nang.

Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch não cũ hoặc nhẹ.

- Cận lâm sàng: Cần đơn giản, mục đích để đánh giá nguy cơ tim mạch, tổn thương thận và tìm nguyên nhân.

+ Những xét nghiệm tối thiểu:

- Máu: ure, creatinine, kali, cholesterol, glucose, acid uric trong máu.- Nước tiểu: protein, hồng cầu.

- Soi đáy mắt, điện tim, X quang tim, siêu âm + Các xét nghiệm hay trắc nghiệm đặc biệt:

Đối với tăng huyết áp thứ phát hay tăng huyết áp khó xác định.

Ví dụ: bệnh mạch thận: chụp UIV nhanh, thận đồ, trắc nghiệm saralasin U tuỷthượng thận (Hội chứng pheocromocytoma) thì định lượng catecholamin nước tiểu 24h,trắc nghiệm Regitine.

1.1.5 Chẩn đoán: (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

Chẩn đoán xác định Chẩn đoán THA cần dựa vào các quy trình sau:1 Trị số HA;

2 Đánh giá cao nguy cơ tim mạch toàn thể thông qua tìm kiếm các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích, bệnh lý hoặc dấu chứng lâm sàng kèm theo;

3 Xác định nguyên nhân thứ phát gây THA Quá trình chẩn đoán bao gồm các bước chính như sau: 1) đo HA nhiều lần; 2) khai thác tiền sử; 3) khám thực thể.

4 Thực hiện các khám nghiệm cận lâm sàng cần thiết như làm các xét nghiệm thường quy và chuyên sâu để xác định nguyên nhân THA.

Xét nghiệm thường quy:

+ Công thức máu: xem số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin.+ Glucose máu, acid uric máu.

Trang 14

+ Ure, creatinin máu.

+ Cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-C, LDL-C máu.+ Điện giải đồ: Na, K máu.

+ X quang tim phổi, điện tâm đồ.+ Tổng phân tích nước tiểu.

Xét nghiệm chuyên sâu: tìm nguyên nhân THA thứ phát và các biến chứng.+ Siêu âm tim, thận.

+ Siêu âm Doppler động mạch thận, động mạch cảnh.+ Soi đáy mắt.

+ Định lượng renin, aldosteron, corticosteroid, catecholamine.+ Chụp động mạch thận cản quang.

1.1.6 Biến chứng của tăng huyết áp: xảy ra chủ yếu ở tim, não, thận, mắt, mạch máu.

1.1.6.1 Tại tim, tăng huyết áp gây:

- Tim lớn (lâu ngày gây suy tim).

- Bệnh mạch vành gồm thiếu máu cơ tim im lặng, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột tử do tim.

Hình 2 Biến chứng nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp 1.1.6.2 Tại não, tăng huyết áp gây:

- Cơn thiếu máu não thoáng qua.- Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.

- Đột quỵ (tai biến mạch máu não) gồm nhồi máu não (nhũn não) và xuất huyết

Trang 15

não (chảy máu não, đứt mạch máu não).

Hình 3 Tắc hoặc vỡ bất cứ mạch máu não

- Bệnh não do tăng huyết áp (nôn mửa, chóng mặt, co giật, hôn mê…)

1.1.6.3 Thận: gây bệnh thận giai đoạn cuối và cuối cùng là suy thận.

Hình 4 Tổn thương mạch máu thận

1.1.6.4 Mắt: gây mờ mắt, mù gọi là bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp.

Hình 5 Bệnh võng mạc do tăng huyết áp

Trang 16

1.1.6.5 Mạch máu: tăng huyết áp gây phình động mạch chủ, bóc tách, vữa xơ độngmạch, viêm tắc động mạch chân.

Hình 6 Động mạch xơ cứng, dày

1.1.7 Phương pháp điều trị

1.1.7.1 Thay đổi lối sống và sinh hoạt:

Thay đổi lối sống một cách hợp lý là phương pháp chủ yếu để phòng ngừa cũngnhư điều trị tăng huyết áp Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả làm chậm hoặcphòng ngừa tăng huyết áp ở người có huyết áp bình thường, làm chậm hoặc ngăn ngừađiều trị thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp độ 1, và góp phần làm giảm huyết áp ở ngườibị tăng huyết áp đang điều trị thuốc hạ áp Bên cạnh việc làm giảm huyết áp, thay đổi lốisống còn góp phần kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch và các tình trạng lâm sàngkhác.

Thay đổi lối sống bao gồm:

Ăn hạn chế muối 5 - 6 gam mỗi ngày.

Uống rượu vừa phải, 20 - 30 gam ethanol mỗi ngày với nam giới và 10-20 gamethanol mỗi ngày với nữ giới.

Ăn tăng thêm rau, trái cây, và các sản phẩm ít chất béo.

Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút với mức độ gắng sức trung bình mỗi ngày, 5- 7 ngày mỗi tuần.

1.1.7.2 Điều trị bằng thuốc (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

Uống thuốc đúng theo đơn, trao đổi với bác sĩ những bất thường gặp phải để bác sĩ kịpthời điều chỉnh lại chế độ điều trị Khám bệnh theo đúng hẹn của bác sĩ Không được ngừngthuốc ngay cả khi huyết áp đã giảm bình thường Điều trị cần phải được

Trang 17

duy trì lâu dài để đạt được tác dụng tốt, tránh được các biến chứng Không nên lo lắng nếuphải dùng thuốc lâu dài, vì với liều điều trị, thuốc hạ áp sẽ giữ cho huyết áp ổn định Khidùng thuốc huyết áp đang điều trị với bất kỳ thuốc nào, liều lượng cần phải được lưu ý cẩnthận Thời gian uống thuốc tuân thủ vào múi giờ nhất định Tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trịthuốc huyết áp là vấn đề cốt lõi của thành công:

Nguyên tắc điều trị bằng thuốc.

Các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát lớn và các phân tích tổng hợp cho thấychúng ta có thể lựa chọn một trong 5 nhóm thuốc lợi tiểu thiazide, chẹn beta giao cảm,chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin để bắt đầu điều trị đơntrị liệu hoặc kết hợp thuốc.

Hiện nay có rất nhiều thuốc điều trị tăng huyết áp, 5 nhóm thuốc thường được sửdụng: (Ban hành kèm theo quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 củaBộ trưởng Bộ Y tế).

- Nhóm thuốc lợi tiểu:

+ Tác dụng: Làm giảm thể tích huyết tương dẫn đến giảm cung lượng tim và giảm huyết áp.

+ Thuốc thường dùng: Furosemide viên uống 40 mg, Hypothiazid viên uống 25 mg, Natrilix viên uống 1,5 mg.

+ Lưu ý: Gây rối loạn điện giải, đặc biệt là gây hạ Kali máu.

- Nhóm thuốc liệt giao cảm trung ương:

Trang 18

+ Tác dụng: Kích thích các cảm thụ giao cảm Alpha trung ương có chủ yếu ởphần thấp của thân não dẫn đến giảm trương lực giao cảm ngoại vi và làm giảm huyếtáp.

+ Thuốc thường dùng: Alpha Methyldopa viên uống 250 mg (Biệt dược Aldomet, Dopegyt ).

+ Lưu ý: Gây hạ nhẹ huyết áp khi đứng, giảm khả năng hoạt động trí óc, khó tập trung tư tưởng, nhưng sau một thời gian sẽ hết Đôi khi có rối loạn tiêu hoá.

- Nhóm thuốc ức chế cảm thụ giao cảm Bêta:

+ Tác dụng: Cơ chế tác dụng còn chưa rõ nhưng thuốc có tác dụng làm giảmcung lượng tim làm giảm huyết áp, ngoài ra còn làm giảm tính dẫn truyền thần kinh tựđộng tim.

+ Thuốc thường dùng: Propranolol (Inderal ) viên 40 mg, Bisoprolol (Concor ) viên 25 mg.

+ Lưu ý: Không được dùng trong các trường hợp tim đập chậm, tắc nghẽn dẫntruyền thần kinh tự động tim, hen phế quản Ngừng thuốc đột ngột có thể gây cơn tănghuyết áp kịch phát.

- Nhóm thuốc ức chế men chuyển:

+ Tác dụng: ức chế men chuyển Angiotensin I thành Angiotensin II làm mất tác dụng co mạch, giữ muối và nước của Angiotensin II do đó làm giảm huyết áp.

+ Thuốc thường dùng: Captopril viên 25 mg, Enalapril (Renitec, Ednyt…) viên 10 mg, Perindopril (Coversyl…) viên 4 mg.

+ Lưu ý: Không dùng cho bệnh nhân bị hẹp động mạch thận 2 bên hoặc hẹp động mạch thận ở bệnh nhân chỉ có một thận Thuốc có thể gây ho khan.

Trang 19

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một tỷ lệ lớn các người bệnh không nhậnthức được huyết áp cao của họ Hơn nữa, huyết áp không được kiểm soát một cách tối ưu,ngay cả trong số những người nhận thức của bệnh; họ không tuân thủ phác đồ điều trị củahọ Tỷ lệ kiểm soát tăng huyết áp khác nhau ở các nước khác nhau: 37% ở Ả-rập Xê-út,20% ở Romania, 12% ở Trung Quốc, và 7% ở Ấn Độ [18] Kết quả của một nghiên cứu đaquốc gia tại 35 quốc gia, cho thấy tỷ lệ nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp ở namgiới là 40,8%, 49,2%, 29,1% và 10,8% ở các nước phát triển và 32,2%, 40,6%, 29,2%, 9,8%ở các nước đang phát triển, tương ứng Ở phụ nữ là 33,0%, 61,7%, 40,6% và 17,3% ở cácnước phát triển và 30,5%, 52,7%, 40,5% và 16,2% ở các nước đang phát triển, tương ứng[19].

Một nghiên cứu năm 2008 tại Anh cho thấy, người bệnh tăng huyết áp sử dụngphương pháp khác nhau để điều trị bao gồm theo dõi huyết áp tại nhà, điều trị bổ sung, vàtuân thủ chế độ thuốc điều trị thì hiệu quả hơn việc theo dõi của bác sĩ [21].

Theo nghiên cứu mới nhất của nhóm nghiên cứu quốc tế về các yếu tố nguy cơ bệnhkhông lây nhiễm cho thấy thời điểm năm 2015 huyết áp tâm thu trung bình chuẩn hóa theotuổi trên toàn cầu là 127,0 mmHg ở nam và 122,3 mmHg ở nữ; huyết áp tâm trương trungbình chuẩn hóa theo tuổi là 78,7 mmg ở nam và 76,7 mmHg ở nữ Tỷ lệ tăng huyết áp chuẩnhóa theo tuổi trên toàn cầu là 24,1% ở nam và 20,1% ở nữ vào năm 2015 Huyết áp tâm thutrung bình và huyết áp tâm trương trung bình giảm rõ rệt từ 1975 đến 2015 ở các nước thunhập cao ở phương Tây và Châu Á Thái Bình Dương, làm cho các nước này dịch chuyển từcác nước có huyết áp cao nhất trên thế giới năm 1975 xuống thấp nhất thế giới vào năm2015 Huyết áp trung bình cũng giảm

ở phụ nữ ở các nước trung Âu và đông Âu, Mỹ la tinh và Caribe, và gần đây hơn, Trung Á,Trung Đông, và bắc Phi, nhưng các xu hướng ước tính ở các khu vực này có độ không chắcchắn lớn hơn ở các khu vực thu nhập cao Ngược lại, huyết áp trung bình có thể tăng ởĐông Á và Đông Nam Á, Nam Á, và tiểu vùng Sahara châu Phi Vào năm 2015, Trung vàĐông Âu, tiểu vùng Sahara châu Phi và Nam Á có mức huyết áp cao nhất Tỷ lệ tăng huyếtáp giảm ở các nước thu nhập cao và một số nước thu nhập trung bình; còn lại ở các nướckhác là không thay đổi Số lượng người trưởng

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003) - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Bảng 1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003) (Trang 10)
Bảng 2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003) - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Bảng 2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003) (Trang 10)
Bảng 3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Bảng 3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay (Trang 11)
Hình 2. Biến chứng nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp  1.1.6.2. Tại não, tăng huyết áp gây: - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Hình 2. Biến chứng nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp 1.1.6.2. Tại não, tăng huyết áp gây: (Trang 14)
Hình 3. Tắc hoặc vỡ bất cứ mạch máu não - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Hình 3. Tắc hoặc vỡ bất cứ mạch máu não (Trang 15)
Hình 4. Tổn thương mạch máu thận - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Hình 4. Tổn thương mạch máu thận (Trang 15)
Hỡnh 5. Bệnh vừng mạc do tăng huyết ỏp - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
nh 5. Bệnh vừng mạc do tăng huyết ỏp (Trang 15)
Hình 6. Động mạch xơ cứng, dày - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Hình 6. Động mạch xơ cứng, dày (Trang 16)
Bảng 4: Độ tuổi của người bệnh theo giới - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Bảng 4 Độ tuổi của người bệnh theo giới (Trang 23)
Bảng 6: Trình độ học vấn - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Bảng 6 Trình độ học vấn (Trang 24)
Bảng 7: Năm phát hiện tăng HA. - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Bảng 7 Năm phát hiện tăng HA (Trang 24)
Bảng 8: Tuân thủ uống thuốc của NB - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Bảng 8 Tuân thủ uống thuốc của NB (Trang 25)
Bảng 9. Số lần quên thuốc trong 1 tháng qua - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Bảng 9. Số lần quên thuốc trong 1 tháng qua (Trang 25)
Bảng 10: Tái khám của NB - thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thuận châu tỉnh sơn la năm 2023
Bảng 10 Tái khám của NB (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w