1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập kinh tế vi mô chương 2 cung cầu

12 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Chính sách này gây ra tổn thất vô ích bao nhiêu?Bài 6:Dựa vào biểu cung ở bên, xác định phương trình của đường cung theo 2 dạng:Bài 8:Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa giá hàng hó

Trang 1

BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ

CHƯƠNG 2: CUNG CẦU

Bài 1: Dựa vào biểu cầu dưới, xác định phương trình của đường cầu theo 2 dạng: Q=f(P) và P=f(Q)

Bài 2:

a Giả sử cầu về gạo ở một địa phương A trong năm 2021 được tổng hợp theo số liệu của bảng sau:

Bảng : Cung - cầu về gạo ở một địa phương A trong năm 2021

b Từ số liệu bảng trên , hãy vẽ đồ thị cân bằng cung – cầu về gạo địa phương A năm 2022?

c Từ số liệu bảng trên, nếu Chính phủ áp đặt các mức giá gạo:

+ P1 = 9 triệu đồng/tấn

+ P2 = 4 triệu đồng/tấn

Thì điều gì sẽ xảy ra?

Bài 3: Có hàm số cầu một hàng hóa A như sau: Q=-0,1*P+50 (có thế viết thành P=-10Q+500) Hãy xác định hệ số co giãn của cầu tại hai mức giá: P= 220 và P=320 Bài 4: Giả sử có hàm cầu và cung của mặt hàng áo sơ mi như sau:

QD = -0,1P+50, Q = 0,2P – 10S

(Đơn vị tính của giá là nghìn đồng, đơn vị tính của lượng triệu sản phẩm)

a Xác định điểm cân bằng (lượng và giá)

b Xác định thặng dư sản xuất

Trang 2

c Xác định thặng dư tiêu dùng

d Xác định tổng thặng dư xã hội

Bài 5: Giả sử có hàm cầu và cung của hàng hóa X như sau:

QD = - 4P+540, Q = 2P – 180S

a Xác định điểm cân bằng (lượng và giá)

b Giả sử chính phủ định ra mức giá trần bằng 100, hãy xác định lượng thiếu hụt

c Chính sách giá trần làm thay đổi PS và CS như thế nào?

d Chính sách này gây ra tổn thất vô ích bao nhiêu?

Bài 6:

Dựa vào biểu cung ở bên, xác định phương trình của đường cung theo 2 dạng:

Q=f(P) và P=f(Q)

Giá Số lượng

Bài 7: Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa thu nhập và cầu một hàng hóa như sau: Tại mức thu nhập I=2,5 (đv tiền), lượng tiêu dùng hàng hóa A là 400 (đvsp) Khi thu nhập tăng lên 3 (đv tiền), lượng tiêu dùng hàng hóa A là 500 (đvsp) Tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập Cho biết hàng hóa A thuộc nhóm hàng hóa nào?

Bài 8:

Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa giá hàng hóa Y và cầu một hàng hóa X như sau: Khi giá hàng hóa Y là 200 (đv giá), lượng tiêu dùng hàng hóa X là 1500 (đvsp) Khi giá hàng hóa Y là 220 (đv giá), lượng tiêu dùng hàng hóa X là 1300 (đvsp) Tính

hệ số co giãn chéo của cầu hàng hóa X theo giá hàng hóa Y Cho biết mối liên quan giữa hay loại hàng hóa này? Bổ sung, thay thế hay độc lập?

Bài 9:

Có hàm số cung một hàng hóa A như sau: Q = 0,2*P-10 hay P = 5*Q + 50S

a Hãy xác định hệ số co giãn của cung theo giá tại 2 mức giá riêng biệt P=300 và P=350

Trang 3

b Hãy xác định hệ số co giãn của cung theo giá trong khoảng giá từ 300 đến 350 Bài 10: Cho hàm cầu và cung của một hàng hóa A như sau:

QD = -0,1P+50, Q = 0,2P - 10S

a Xác định điểm cân bằng (lượng và giá)

b Xác định hệ số co giãn của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng

c Giả sử thu nhập NTD tăng làm lượng cầu tăng 6 đơn vị sl ở mọi mức giá, xác định điểm cân bằng mới Lượng và giá thay đổi như thế nào so với ban đầu?

d Tại điểm cân bằng ban đầu (câu 1), giả sử một nhà cung cấp có hàm cung Q=0,1P

-6 rút khỏi thị trường, xác định điểm cân bằng mới

e Tại điểm cân bằng ban đầu (câu 1), theo dự báo giả sử lượng cầu giảm 20%, xác định điểm cân bằng mới

Bài 11: Trong những năm 2005, sản xuất đường ở Mỹ: 11,4 tỷ pao; tiêu dùng 17,8 tỷ pao; giá cả ở Mỹ 22 xu/pao; giá cả thế giới 8,5 xu/pao…Ở những giá cả và số lượng ấy

có hệ số co dãn của cầu và cung là Ed = -0,2; Es = 1,54

a Xác định phương trình đường cung và đường cầu về đường trên thị trường Mỹ Xác định giá cả cân bằng đường trên thị trường Mỹ

b Để đảm bảo lợi ích của ngành đường, chính phủ đưa ra mức hạn ngạch nhập khẩu là 6,4 tỷ pao Hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của Chính phủ, và số thay đổi trong phúc lợi xã hội

c Nếu giả sử chính phủ đánh thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao Điều này tác động đến lợi ích của mọi thành viên ra sao? So sánh với trường hợp hạn ngạch, theo bạn chính phủ nên áp dụng biện pháp gì?

Bài 12: Thị trường về lúa gạo ở Việt Nam được cho như sau:

Trong năm 2002, sản lượng sản xuất được là 34 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.000 đ/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu; mức tiêu thụ trong nước là 31 triệu tấn

Trong năm 2003, sản lượng sản xuất được là 35 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.200 đ/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu, mức tiêu thụ trong nước là 29 triệu tấn

Giả sử đường cung và đường cầu về lúa gạo của Việt Nam là đường thẳng, đơn vị tính trong các phương trình đường cung và cầu được cho là Q tính theo triệu tấn lúa; P được tính là 1000 đồng/kg

Trang 4

a Hãy xác định hệ số co dãn của đường cung và cầu tương ứng với 2 năm nói trên

b Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu lúa gạo của Việt Nam

c Trong năm 2003, nếu chính phủ thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu là 300 đ/kg lúa, hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của chính phủ và phúc lợi xã hội trong trường hợp này

d Trong năm 2003, nếu bây giờ chính phủ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu là 2 triệu tấn lúa mỗi năm, mức giá và sản lượng tiêu thụ và sản xuất trong nước thay đổi như thế nào? Lợi ích của mọi thành viên thay đổi ra sao?

e Trong năm 2003, giả định chính phủ áp dụng mức thuế xuất khẩu là 5% giá xuất khẩu, điều này làm cho giá cả trong nước thay đổi ra sao? Số thay đổi trong thặng dư của mọi thành viên sẽ như thế nào?

f Theo các bạn, giữa việc đánh thuế xuất khẩu và áp dụng quota xuất khẩu, giải pháp nào nên được lựa chọn

Bài 13: Sản xuất khoai tây năm nay được mùa Nếu thả nổi cho thị trường ấn định theo qui luật cung cầu, thì giá khoai tây là 1.000 đ/kg Mức giá này theo đánh giá của nông dân là quá thấp, họ đòi hỏi chính phủ phải can thiệp để nâng cao thu nhập của họ Có hai giải pháp dự kiến đưa ra:

Giải pháp 1: Chính phủ ấn định mức giá tối thiểu là 1.200 đ/kg và cam kết mua hết số khoai tây dư thừa với mức giá đó

Giải pháp 2: Chính phủ không can thiệp vào thị trường, nhưng cam kết với người nông dân sẽ bù giá cho họ là 200 đ/kg khoai tây bán được

Biết rằng đường cầu khoai tây dốc xuống, khoai tây không dự trữ và không xuất khẩu

a Hãy nhận định độ co dãn của cầu khoai tây theo giá ở mức giá 1.000 đ/kg

b Hãy so sánh hai chính sách về mặt thu nhập của người nông dân, về mặt chi tiêu của người tiêu dùng và của chính phủ

c Theo các anh chị, chính sách nào nên được lựa chọn thích hợp

Bài 14: Giả sử có hàm cầu và cung của mặt hàng trứng gà ở một quốc gia A như sau:

QD = - 360P+600, Q = 1080P – 120S

(Đơn vị tính của giá là USD, đơn vị tính của lượng là triệu trứng)

Trang 5

a Xác định điểm cân bằng (lượng và giá) Tổng doanh thu của người sản xuất và chi tiêu của người tiêu dùng là bao nhiêu?

b Giả sử chính phủ định ra mức giá sàn bằng 0,6 USD/trứng, hãy xác định lượng

dư thừa Nếu chính phủ muốn mua lại lượng thừa, số tiền cần chi là bao nhiêu?

c Chính sách giá sàn làm thay đổi PS và CS như thế nào?

d Chính sách giá sàn gây ra tổn thất bao nhiêu, trong trường hợp chính phủ không mua hàng thừa và lượng hàng thừa đó phải bỏ do hư hỏng

e Giả sử chính phủ muốn sản xuất trong nước đạt 700 triệu trứng, chính phủ cần định giá bao nhiêu? Với giả định chính phủ sẽ tìm hướng xuất khẩu cho hàng thừa, mục tiêu sản lượng xuất khẩu là bao nhiêu?

Bài 15: Giả sử có hàm cầu và cung của hàng hóa X như sau:

QD = - 2P+206, Q = 3P – 69S

(Đơn vị tính của giá là nghìn đồng/kg, đơn vị tính của lượng là nghìn tấn)

a Xác định lượng và giá cân bằng và tổng doanh thu của NSX?

b Giả sử chính phủ đánh thuế 20.000 đồng/kg, xác định lượng cân bằng, giá người tiêu dùng trả (P ) và giá người sản xuất nhận (P )D S

c Chính phủ thu được bao nhiêu tiền thuế? Ai là người chịu thuế nhiều hơn, cụ thể

là bao nhiêu?

d Chính sách thuế làm thay đổi PS,CS như thế nào? Chính sách thuế gây ra tổn thất bao nhiêu?

e Giả sử chính phủ muốn giảm lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường xuống còn

60 nghìn tấn bằng công cụ thuế, mức thuế cần đánh là bao nhiêu? Dự tính số tiền chính phủ thu được là bao nhiêu?

Bài 16: Giả sử có hàm cầu và cung của nông sản A như sau:

QD = - 3P+570, Q = P –30S

a Xác định lượng, giá cân bằng và tổng doanh thu của nông dân

b Giả sử chính phủ trợ cấp 48(đv giá) trên 1 đơn vị sp, lượng cân bằng, giá NSX nhận và giá NTD trả là bao nhiêu?

c Chính phủ mất bao nhiêu tiền trợ cấp? Ai là người nhận trợ cấp nhiều hơn, cụ thể

là bao nhiêu?

d Chính sách trợ cấp làm thay đổi PS,CS ra sao?

Trang 6

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Bài 1:

a Một người tiêu dùng có thu nhập I = 900 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với Px = 10đ/sp; Py =40đ/sp Hãy viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau

b Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số TU =(X-2)*Y

Hãy viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa X, Y

c.Tìm phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa và tính tổng hữu dụng tối đa đạt được Bài 2: Một người tiêu dùng có khoảng thu nhập I = 4.400.000 đồng dùng để mua 2 loại thực phẩm là thịt và gạo với Pt = 80.000đồng/kg và Pg =20.000đ/sp Mức hữu dụng từng loại được thể hiện qua 2 hàm số sau:

TUT = -T +40*T và TU = - ½*G2 +95*G

a Viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau

b Viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa

c Tìm phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa và tính tổng hữu dụng tối đa đạt được

d Nếu giá thịt tăng lên 100.000đ/kg, trong khi thu nhập và giá gạo không đổi, phối hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?

e Nếu giá thịt giảm xuống còn 60.000đ/kg, trong khi thu nhập và giá gạo không đổi, phối hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?

f Tính hệ số co giãn của cầu theo giá của mặt hàng thịt trong 2 khoảng biến động giá: (1) từ 80 lên 100 và (2) từ 80 xuống 60

Bài 3: Giả sử một người tiêu dùng giành thu nhập hàng tháng của mình là 1.860.000đ để mua 2 hàng hóa X,Y với giá tương ứng: P = 6000đ/sp; P = 10.000X Y đ/sp Hàm lợi ích U(X,Y) = (X + 2)Y

a Xác lập phương trình đường ngân sách và biểu diễn trên đồ thị

b Người tiêu dùng này nên chọn kết hợp tiêu dùng bao nhiêu sản phẩm X, bao nhiêu SP Y để tối đa hóa lợi ích cho mình? Tổng hợp lợi ích được thỏa mãn tối

đa là bao nhiêu? Nếu áp dụng phương trình cân bằng tiêu dùng và lý thuyết đường ngân sách

c Xác định độ dốc của đường ngân sách và độ dốc của đường bàng quan? Xác định tiêu dùng tối ưu theo cách này

Trang 7

d Áp dụng lý thuyết đường ngân sách và lý thuyết tối đa hóa ích lợi để xác định lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng, nếu ngân sách mua hai hàng hóa X, Y tăng lên 2.510.000đ và giá không đổi

e Nếu giá hàng hóa X giữ nguyên, giá hàng hóa Y tăng lên P = 15.100đ/sp thìY quyết định lựa chọn tối ưu của người này thay đổi như thế nào? (các yếu tố khác không thay đổi)

CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT Bài 1: Một doanh nghiệp có bảng theo dõi chi phí như sau:

a Tại mức sản lượng Q = 5, xác định các chỉ tiêu: TFC, TVC, AC, AVC, AFC và MC

b Xác định mức sản lượng có chi phí trung bình (AC) thấp nhất và biến phí trung bình (AVC) thấp nhất

Bài 2: Bảng theo dõi các chỉ tiêu về năng suất lao động dưới đây thiếu một chỉ tiêu ở mỗi hàng Hãy dùng công thức tính AP và MP để lắp đầy các ô còn thiếu

Số lao động

L

Sản lượng Q

Năng suất t.bình (AP )L

Năng suất biên (MP )L

Trang 8

Bài 3: Một xí nghiệp có hàm sản xuất Q = (K-4)*L Giá thị trường của 2 yếu tố sản xuất K và L lần lượt là: P = 30 và PK L=10

a Xác định phối hợp tối ưu giữa 2 yếu tố sản xuất khi tổng chi phí sản xuất bằng

1800 (TC=1800) Tính tổng sản lượng đạt được

b Khi tổng chi phí sản xuất tăng lên 2400 (TC=2400), xác định phối hợp tối ưu

và tổng sản lượng đạt được

c Khi tổng chi phí sản xuất tiếp tục tăng lên 2700 (TC=2700), xác định phối hợp tối ưu và tổng sản lượng đạt được

d Tính chi phí trung bình tối thiểu cho cả 3 trường hợp khi chi phí thay đổi từ

1800, lên 2400 và đến 2700 Ở quy mô sản xuất nào, chi phí trung bình tối thiểu thấp nhất

e Để đạt được sản lượng mục tiêu 7500 sản phẩm, phối hợp tối ưu và tổng chi phí trung bình thấp nhất là bao nhiêu?

Bài 4: Một xí nghiệp có hàm tổng chi phí như sau TC = Q2+2000Q+5.000.000

a Tại mức sản lượng Q = 3500, hãy xác định các chỉ tiêu: TC, TVC, TFC và vẽ các đường tổng chi phí lên 1 đồ thị (cho Q biến thiên từ 0-6000

b Tại mức sản lượng Q = 2500, hãy xác định các chỉ tiêu: AC, AVC, AFC, MC

c Xác định mức sản lượng có chi phí trung bình thấp nhất

Bài 5: Điền vào các giá trị còn trống của bảng bên dưới

Lượng đầu

vào biến đổi Tổng sản lượng

Sản phẩm biên của đầu vào biến đổi

Sản phẩm trung bình của đầu vào biến đổi

Bài 6: Một doanh nghiệp cần hai yếu tố sản xuất K và L để sản xuất sản phẩm X Biết doanh nghiệp này chi ra khoản tiền là 300 để mua hai yếu tố với giá P = 10, PK L=20 Hàm sản xuất được cho: Q = K(L-2)

a Xác định hàm năng suất biên của các yếu tố K và L Xác định MRTS

Trang 9

b * Bằng cách áp dụng Lagrange hãy tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được

c * Nếu muốn sản xuất 120 sản phẩm X thì phương án sản xuất tối ưu với chi phí tối thiểu là bao nhiêu?

Bài 7: Công ty A sản xuất sản phẩm X, sau đó bán chúng đến từng nhà Sau đây là mối quan hệ giữa số công nhân và sản lượng của Công ty A mỗi ngày:

Số công

Sản phẩm cận biên

Tổng chi phí

Tổng chi phí bình quân

Chi phí biên

a Hãy điền vào cột sản phẩm cận biên Bạn thấy số liệu trong cột đó thay đổi như thế nào? Hãy giải thích

b Doanh nghiệp phải chi phí cho công nhân 100$/ngày và có chi phí cố định là 200$ Hãy dùng thông tin này để điền vào cột tổng chi phí

c Hãy so sánh cột sản phẩm cận biên và chi phí cận biên Giải thích mối quan hệ Bài 8: Bạn đang suy tính về việc xây dựng một quầy bán nước chanh Toàn bộ quầy tốn 200$ Nguyên liệu cần thiết để chế biến mỗi cốc nước chanh là 0,5$

a Tính chi phí cố định của bạn khi thực hiện hoạt động kinh doanh này? Chi phí biến đổi cho mỗi cốc nước chanh là bao nhiêu?

b Hãy lập bảng để chỉ ra tổng chi phí, chi phí bình quân và chi phí cận biên cho mỗi các mức sản lượng thay đổi từ 0 đến 10 thùng (1 thùng = 16 cốc) Hãy vẽ 3 đường chi phí trên

Bài 9: Hàm tổng chi phí ngắn hạn của một công ty được cho bởi phương trình

C = 190 + 53Q, trong đó C (10.000$) là tổng chi phí và Q (10.000 sản phẩm) là tổng sản lượng

a Định phí của công ty bằng bao nhiêu?

Trang 10

b Nếu công ty sản xuất 100.000 đơn vị sản phẩm, biến phí trung bình của công ty bằng bao nhiêu?

c Chi phí biên trên một đơn vị sản phẩm bằng bao nhiêu?

d Định phí trung bình của Công ty bằng bao nhiêu?

e Giả sử Công ty đi vay tiền và mở rộng nhà máy của mình Định phí của Công ty tăng lên 50.000$ nhưng biến phí giảm xuống còn 45.000$ trên 10.000 đơn vị sản phẩm Chi phí trả lãi (I) cũng có mặt trong phương trình Mỗi phần trăm lãi suất tăng thêm làm chi phí tăng thêm 30.000$ Hãy viết phương trình chi phí mới Bài 10: Giả sử hàm tổng chi phí về sản phẩm X của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là: TC = Q + 50Q + 500.2

a) Xác định hàm chi phí biên MC

b) Nếu giá thị trường là P = 750, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Tính tổng lợi nhuận đạt được?

c) Nếu giá sản phẩm X là P = 450, thì doanh nghiệp quyết định sản xuất ở mức sản lượng nào? Tổng lợi nhuận đạt được?

Trang 11

CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN

Bài 1: Một xí nghiệp trong thị trường CTHH có hàm tổng chi phí như sau TC =

Q2+180Q+140.000

a Nếu giá thị trường là 1200, XN nên SX tại mức sản lượng nào để đạt lợi nhuận tối đa? Mức lợi nhuận là bao nhiêu?

b Tại mức giá trên, ở mức sản lượng nào xí nghiệp hòa vốn?

c Xác định mức giá hòa vốn của xí nghiệp?

d * Nếu giá thị trường giảm xuống còn 800, thấp hơn mức giá hòa vốn, XN có nên tiếp tục SX không? Nếu sản xuất, nên sản xuất ở mức sản lượng nào? Lãi

lỗ ra sao?

Bài 2: Một xí nghiệp độc quyền có hàm tổng chi phí sản xuất sản phẩm X như sau:

TC = 1/6Q2 + 70Q + 18.000 Hàm số cầu thị trường của s.phẩm X là P = -1/4Q + 310

a Xác định sản lượng và giá bán nhà độc quyền đạt lợi nhuận tối đa Tính tổng lợi nhuận đạt được

b Mức sản lượng, giá bán và lợi nhuận tính được câu trên như thế nào nếu so với các chỉ tiêu này trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong thị trường CTHH?

c Tính CS và PS và tổn thất vô ích của thế độc quyền

d Thế độc quyền gây thiệt hại cho CS bao nhiêu và PS tăng bao nhiêu nhờ vào thế độc quyền?

Bài 3: Một doanh nghiệp có bảng theo dõi chi phí như sau:

TC 3000 4000 4600 5000 5200 5400 5700 6300 7400 8600 10400

a Xác định các đại lượng AC, AVC, AFC và MC tương ứng từng mức sản lượng

b Xác định điểm đóng cửa (dưới mức giá nào DN nên đóng cửa?) và ngưỡng sinh lời (trên mức giá nào DN có lãi?)

Ngày đăng: 14/05/2024, 21:47

w