Trong khi đó, giới trẻ hiện nay có điều kiện để tiếp thu với kiến thức mới “hợp thời” hơn thì quan điểm nuôi con của họ sẽ theohướng hiện đại hơn.Để giải quyết những mâu thuẫn giữa ông b
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn: Giáo dục gia đình
Đề tài: : Lựa chọn 1 vấn đề trong gia đình hiện nay để phân tích tìm
nguyên nhân giải pháp và cụ thể hoá bằng phương pháp giáo dục gắn với
VD cụ thể
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2022
Họ và tên : Nguyễn Thị Phương Anh
Giảng viên : TS Nguyễn Thị Bích Liên
Trang 2Đề bài: Lựa chọn 1 vấn đề trong gia đình hiện nay để phân tích tìm nguyên nhân giải pháp và cụ thể hoá bằng pp giáo dục gắn với vd cụ thể
NỘI DUNG CHÍNH
Đặt vấn đề
I Nguyên nhân gây lên sự bất điểm trong cách nuôi dạy con trẻ giữa 2 thế hệ
1 Khoảng cách giữa hai thế hệ
2 Ông bà thường chiều cháu, bênh cháu
3 Ông bà và cha mẹ có định hướng khác nhau về tương lai con cháu, nghề nghiệp vạch sẵn
II Giải pháp
1 Giải pháp chung cho cả ông bà và cha mẹ
2 Đối với cha mẹ
3 Đối với ông bà
III Ví dụ cụ thể bằng phương pháp giáo dục
1 Bối cảnh
2 Cách giải quyết gắn với phương pháp giáo dục
Trang 3Đặt vấn đề
Trái với phương Tây, cuộc sống của các ông bố, bà mẹ trẻ ở VN vẫn thường được ông, bà can thiệp sâu trong nhiều mặt và mâu thuẫn theo đó phát sinh Điều này là dễ hiểu với nền văn hóa luôn đề cao vai trò của người lớn tuổi (đối tượng được cho là có nhiều vốn sống và tri thức hơn) như VN Trong khi đó, thực tế bạn trẻ hiện nay có nhiều cơ hội tiếp thu kiến thức mới và hợp thời hơn, cụ thể như một đứa trẻ có thể chia sẻ ngược lại với ông bà, cha mẹ những kỹ năng như dùng máy vi tính, sử dụng Internet
Nuôi dạy con trẻ làm sao cho tốt và đúng đắn nhất chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng đối với cha mẹ Nếu như có sự giúp sức của ông bà thì phải chăng việc nuôi dạy trẻ sẽ trở lên dễ dàng hơn? Nhưng nếu sự “giúp sức” này lại là bất đồng quan điểm giữa 2 thế hệ thì việc gì sẽ xảy ra, làm thế nào để tìm
ra được tiếng nói chung trong việc nuôi dạy con trẻ
Đây chắc hẳn là điều mà nhiều gia đình đa thế hệ đang gặp phải và mong muốn tìm ra cách khắc phục Vì vậy trong bài luận này em sẽ phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp dưới góc độ của 1 nhà giáo dục về vấn đề này
Trang 4Bài làm:
I Nguyên nhân gây lên sự bất điểm trong cách nuôi dạy con trẻ giữa 2 thế hệ
1 Khoảng cách giữa hai thế hệ
Tư tưởng mỗi thế hệ một khác, tư tưởng này ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, từ văn hóa theo vùng miền và cũng là theo tư tưởng cũ, gia trưởng Nhiều ông bà cho rằng con trai là phải làm việc lớn chứ không được làm những việc trong bếp, việc rửa bát, dọn dẹp lau nhà cửa Mẹ của con trai thì khác, phản đối về tư tưởng cổ này, cho rằng nam- nữ bình đẳng Đàn ông cũng cần phải giúp đỡ trong các công việc gia đình
2 Ông bà thường chiều cháu, bênh cháu
Ông bà thường hay chiều cháu, cháu đòi gì là được nấy, tạo thành thói quen
hư Cha mẹ thì khác, phải để cho con tự lực làm việc học tập hay đạt được thành tựu gì đó thì mới được nhận món đồ mình mong muốn Cha mẹ không muốn con được nhận điều gì quá dễ dàng, khiến con ỷ lại và nghĩ mọi thứ thật đơn giản
3 Ông bà và cha mẹ có định hướng khác nhau về tương lai con cháu, nghề nghiệp vạch sẵn
Nhiều ông bà, cha mẹ từ khi cháu còn nhỏ đã luôn răn dạy rằng cháu cần phải làm thế này, lớn lên phải trở thành người thế kia Việc này chính là giết chết đi những ước mơ của trẻ thơ, làm trẻ đi theo một con đường mơ hồ mà người lớn vạch sẵn ra không suy nghĩ
Trang 5II Giải pháp
1 Giải pháp chung cho cả ông bà và cha mẹ
Để giải quyết những mâu thuẫn giữa ông bà và phụ huynh trẻ trong cách nuôi dạy con cháu, trước tiên cần nhìn nhận rõ những điều được và mất của ông bà khi cùng gồng gánh trách nhiệm dạy cháu Một số nghiên cứu ở Mỹ, Đài Loan cho thấy ông bà càng dành nhiều công sức cho việc chăm sóc cháu nhỏ càng dẫn tới việc sức khỏe bị giảm sút, sự căng thẳng tâm lý gia tăng và chất lượng mối quan
hệ trong gia đình theo đó cũng ảnh hưởng Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh và ông bà nên cân nhắc và thống nhất phân chia trách nhiệm cụ thể để mối quan hệ trong gia đình không bị ảnh hưởng
- Thống nhất với nhau về quan điểm nuôi con trẻ
Văn hóa Việt Nam luôn đề cao vai trò của người lớn tuổi Vì vậy, việc giáo dục con cái của nhiều cặp vợ chồng vẫn có sự “giúp sức” của ông bà với cách nuôi dạy con theo thời xưa Trong khi đó, giới trẻ hiện nay có điều kiện để tiếp thu với kiến thức mới “hợp thời” hơn thì quan điểm nuôi con của họ sẽ theo hướng hiện đại hơn
Để giải quyết những mâu thuẫn giữa ông bà và ba mẹ trẻ trong cách nuôi dạy con cháu, trước tiên cần nhìn nhận rõ những điều được và mất của ông bà khi cùng gồng gánh trách nhiệm dạy cháu Khi cố gắng dành nhiều thời gian cho cháu nhỏ thì gia tăng sự căng thẳng về tâm lý, sức khỏe giảm sút dẫn đến không khí gia đình cũng bị ảnh hưởng
Vì vậy, khi xác định sẽ cùng ông bà nuôi dạy trẻ, bố mẹ và ông bà nên thống nhất về cách nuôi dạy con như thế nào Bố mẹ nên trao đổi cho ông bà
Trang 6hiểu về những quan điểm xa xưa sai lầm về việc chăm sóc trẻ để không xảy ra những mâu thuẫn sau này
Bên cạnh đó, bố mẹ và ông bà hãy phân chia trách nhiệm, công việc cho nhau để đỡ phần công sức của cả hai bên Trong đó, ông bà có thể chăm cho bé việc ăn, ngủ, chơi với trẻ, còn bố mẹ sẽ dạy con học, mua đồ chơi, quần áo cho con,… Có sự phân chia cụ thể sẽ không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình
- Trẻ dễ bị căng thẳng khi phải tiếp nhận cùng lúc hai cách giáo dục khác biệt hoặc thấy cha mẹ và ông bà tranh cãi nhau vì mình Cần thống nhất nguyên tắc nuôi dạy trẻ để chúng tin tưởng khi làm theo
- Có thể tạo ra một số sự quan tâm khác dành cho trẻ như để trẻ vui chơi cùng bạn
bè thân thiết, hàng xóm của bạn Điều này góp phần san sẻ gánh nặng chăm sóc trẻ cũng như sự can thiệp sâu vào cuộc sống của trẻ từ ông bà lẫn các ông bố, bà
mẹ trẻ
- Cố gắng hài hước và tạo môi trường trao đổi “mở” để mọi người thoải mái chia
sẻ tâm sự cũng như nhận sự hỗ trợ, lời khuyên từ các thành viên khác trong gia đình
- Cùng nhau dành thời gian cho con cháu
Cả gia đình hãy cùng dành thời gian tham gia những hoạt động tập thể Qua những hoạt động này sẽ giúp gắn kết hơn tình cảm gia đình Đó có thể là một chương trình tư vấn chăm sóc trẻ, khi ông bà cùng nghe tư vấn của các chuyên gia sẽ hiểu hơn về cách dạy con của ba mẹ và tự điều chỉnh cách dạy cháu của mình
- San sẻ công việc chăm trẻ với ông bà
Trang 7Nhiều cặp vợ chồng “giao phó” việc nuôi dạy con cho ông bà Trong khi đó, ông bà có những cách dạy cháu theo truyền thống làm bố mẹ không ứng ý, rồi
từ đó lại xảy ra xung đột Vì vậy, bạn nên san sẻ bớt công việc nuôi trẻ với ông
bà Bạn có thể tạo ra một số sự quan tâm khác dành cho trẻ như để trẻ vui chơi cùng bạn bè thân thiết, hàng xóm… Như vậy sẽ chia sẻ bớt gánh nặng nuôi con cho ông bà mà còn hạn chế sự can thiệp sâu vào cuộc sống của trẻ từ ông bà lẫn các ông bố, bà mẹ trẻ
Ngoài ra, bạn cần cố gắng hài hước và tạo môi trường trao đổi “mở” để mọi người thoải mái chia sẻ tâm sự cũng như nhận sự hỗ trợ, lời khuyên từ các thành viên khác trong gia đình
2 Đối với bố mẹ
- Hãy suy nghĩ theo chiều hướng tích cực
Nếu bạn đang có con và cảm thấy rằng ông bà can thiệp đa phần vào gia đình bạn, hãy nghĩ ông bà chỉ muốn tốt hơn cho con mình mà Cũng giống như mỗi chúng ta, ông bà cũng có khi có sai hoặc nhận ra ranh giới mà họ vô tình vượt qua Có lẽ ông bà chưa về điều bạn muốn hoặc không muốn Hãy để ông
bà cảm thấy được có ích Hãy tạo cho ông bà cảm giác được góp, quan trọng và cần thiết
- Đừng chỉ trích
Quy tắc hàng đầu đối với quan hệ giữa ông bà và bố mẹ là đừng chỉ trích Chẳng có ai là thích bị phản đối và phán xét, đổ lỗi Hầu hết chúng ta sẽ trở nên chống đối, giận dữ khi bị chỉ trích và sau đó sẽ chẳng thiết tha với điều gì Hiểu được tâm lý này, chính là cách giúp cải thiện khoảng cách giữa các mối quan hệ Thay vì chỉ trích, hãy gợi ý cho ông bà biết phương thức mà bạn cần ông bà hỗ
Trang 8trợ Hướng tâm trí vào những điều tích cực là cách tốt nhất để cải thiện mối quan hệ này
- Khi vượt quá giới hạn
Hãy cho ông bà biết rằng bạn không thoải mái khi họ vượt quá vai trò của mình, như là cho bạn một vài lời khuyên không thực sự cần thiết về cách nuôi dạy con cái Khi đó, bạn có thể đáp lại rằng: “Lời khuyên của bố mẹ thực sự đáng quý Khi nào thực sự bế tắc con xin phép được bố mẹ hỗ trợ.” hoặc “Con hiểu là mỗi người đều có nhân sinh quan cho riêng mình, tuy nhiên con sẽ vô cùng cảm kích khi bố mẹ để con được tự thực hiện theo cách của chính mình.” Hãy để bố mẹ biết rằng họ luôn có thể đóng góp dưới nhiều vai trò Nếu bố mẹ của bạn vẫn chưa hiểu được cách nuôi dạy con thời nay cũng như là các vấn đề
về cách chăm sóc sức khoẻ của trẻ, bạn nên mời họ đến các lớp nuôi dạy con mà mình đang tham gia hay cùng gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn Bằng cách này, họ sẽ giải toả được những khúc mắc và hỗ trợ bạn tốt hơn Điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề thay vì dẫn đến sự bất hoà giữa hai thế hệ
Nếu bố mẹ nói với con bạn rằng: “Bố mẹ của con chẳng biết gì cả”, hoặc
“Ông bà sẽ không bao giờ làm như vậy”, hay nói với bạn rằng, “Thôi nào, bỏ qua cho tụi nhỏ thở đi, con khắt khe quá rồi đấy” Điều này đồng nghĩa với việc ông bà đang vượt quá quyền hạn của mình Nếu họ trực tiếp, cởi mở chia sẻ:
“Cha mẹ nghĩ là con nên làm điều đó khác đi” hay “Đây là cách mà con nên làm” thì có nghĩa là họ cũng đang không tôn trọng quy tắc và suy nghĩ của bạn Đây là lúc mà bạn nên hiểu rằng bạn nên vạch ra một giới hạn rõ ràng với ông
bà với tư cách là bố mẹ của con bạn
Một câu bạn có thể nói với cha mẹ của mình khi họ tỏ ra không hề bận tâm đến suy nghĩ của bạn, “Con thực sự rất cám ơn sự quan tâm, lo lắng của bố mẹ Tuy nhiên con vẫn thấy hài lòng với điều mình đang thực hiện Và thêm một
Trang 9câu thần chú bạn phải tự nhủ với chính mình rằng “Đây là cách mà bố mẹ làm, không có nghĩa là mình phải bắt chước điều đó.”
- Các vấn đề chưa thể giải quyết
Bạn cần phải hiểu rõ đâu là vẫn đề chưa được giải quyết riêng giữa bạn và ông bà mà có thể ảnh hưởng đến con mình Không nên để nhũng mâu thuẫn của thế hệ trước ảnh hưởng đến thế hệ sau Hãy cố gằng tìm ra đâu là nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy bị công kích trước những lời khuyên của ông bà và giải quyết chúng trước Nếu có thể, hãy nói chuyện với ông bà về cách hai bên giao tiếp với nhau để làm sao bạn không cảm thấy bị tấn công khi được ông bà khuyên bảo nữa
- Ủng hộ bạn đời của mình
Hãy ủng hộ bạn đời của mình Nếu mâu thuẫn xảy ra giữa vợ/chồng bạn và
bố mẹ bạn, hãy hỗ trợ vợ/chồng mình bằng cách trao đổi với bố/mẹ Khi trao đổi với bố mẹ vấn đề quan trọng này, hãy chắc chắn rằng bạn không làm cho họ cảm thấy ông/bà là một gánh nặng Hãy tìm cách để làm cho ông bà cũng cảm thấy tôn trọng và có giá trị
- Cha mẹ nên dạy trẻ về những luật lệ trong gia đình
- Cha mẹ nên bắt đầu hình thành các nếp gia đình: nếp ăn, ngủ, xem TV và bao gồm việc trẻ sớm vào các nếp đó
- Cha mẹ là người trực tiếp đưa ra các lệnh răn đe Trừ khi họ đi vắng, thì ông bà sẽ được trao quyền để đưa ra lệnh răn đe Đứa trẻ từ 3 tuổi cần phải nói rõ về quyền thay thế này
Trang 10- Cha mẹ nên giữ vai trò chính trong việc giáo dục trẻ Khi bất đồng với ý kiến ông bà diễn ra, cha mẹ vẫn tiếp tục thực thi với trẻ Sau đó, dành thời gian để nói chuyện với ông bà
- Để tránh mâu thuẫn diễn ra, cha mẹ cần đưa ra những quan điểm của mình rõ rệt Hoặc có thể cần có 1 gia đình riêng nếu mâu thuẫn không thể giải quyết được Dĩ nhiên, việc quyết định ra ở riêng là đừng để mâu thuẫn đến đỉnh điểm, mà hãy biến nó là sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình bạn và cho ông bà Cuối tuần nên đưa trẻ về thăm ông bà để trẻ vẫn nhận được những lợi ích từ gia đình lớn
- Là một phụ nữ hiện đại, bạn nên trở nên độc lập về kinh tế để có thể tự tin trong tiếng nói hay quyết định của mình
3 Đối với ông bà
- Hiểu vai trò của bản thân
Hãy thành thật, rõ ràng và chắc chắn về những gì chúng ta sẽ và không làm khi lên chức ông bà Một số bậc ông bà cho rằng họ đã hoàn tất nghĩa vụ nuôi con và cũng không muốn trở thành người giữ trẻ trong bất kỳ trường hợp nào Hãy quyết tâm và làm điều này thật rõ ràng Hãy trò chuyện thành thật với con của bạn, điều này sẽ giúp bạn tránh được những cảm xúc tiêu cực Nếu chúng ta sống gần con, và cũng có những công việc riêng của mình, chúng ta vẫn sẵn sàng giúp đỡ con cái để đón cháu chứ? Bao nhiêu lần là đủ? Việc hiểu rõ vai trò của bản thân sẽ giúp mọi người hợp tác với nhau tốt hơn
- Tôn trọng giới hạn
Trang 11Ông bà, hãy đảm bảo rằng những việc làm của chúng ta hữu ích nhưng không can thiệp quá sâu Lên chức ông bà là một niềm hạnh phúc, và đây là cơ hội để chúng ta thể hiện tình yêu với con cháu, cũng như với tư cách là một người đi trước chia sẻ lại những kinh nghiệm quý báu Mục đích nên là sự yêu thương và ủng hộ thay cho những phê phán và sự chỉ trích gay gắt Đây mới là điều tốt nhất cho cả ông bà lẫn con cháu Không chỉ vậy, sự hiện diện của ông
bà cũng là một niềm hạnh phúc cho con cháu và chúng luôn muốn quây quần bên cạnh bạn
Thêm vào đó, hãy chắc chắn một điều rằng chúng ta cũng đang tận hưởng cuộc sống của riêng mình bên cạnh vai trò là ông bà Điều này không chỉ giúp cho chúng ta sống một cách trọn vẹn mà còn giúp cho con cháu không phải đau đầu về việc chăm sóc chúng ta như thế nào
Hãy cố gắng quên đi những kỳ vọng về những việc sẽ xảy ra theo ý chúng ta Đúng hơn là hãy để mọi thứ tiếp diễn Và đừng để những điều đó cản trở cuộc sống của chúng ta Nếu chúng ta đang vướng mắc vào việc kỳ vọng con dâu nên hỏi ý kiến chúng ta nhiều hơn, tại sao lại không dùng khoảng thời gian đó vào một việc gì đó ký thú hơn? Hãy luôn cởi mở với những mới quan hệ để có thể trải nghiệm những điều mới mẻ
- Đưa ra lời khuyên khi được hỏi
Những lời khuyên khi không được hỏi hiếm khi được hoan nghênh, và nếu người đưa ra lời khuyên là cha mẹ ruột hoặc cha mẹ vợ/chồng thì rất có khả năng là những lời nói đó sẽ bị hiểu thành những lời chỉ trích Nếu bạn tôn trọng ranh giới, hãy trở thành người mà con cái tìm đến xin ý kiến, đây là lúc bạn thoải mái trong việc đưa ra quan điểm của mình cũng như sử dụng kinh nghiệm từng trải của mình Điều này khiến bậc ông bà có sức ảnh hưởng hơn trong việc
hỗ trợ bố mẹ nuôi dạy con cái
Trang 12Nếu ông bà rất quan tâm đến một vấn đề mà họ cảm thấy không thể hoặc không nên bỏ qua, hãy chia sẻ với người thích hợp (tốt nhất là họ nên mở lời với con cái mình) và đừng làm điều đó trước mặt các cháu Hãy ứng xử khéo léo và chọn thời điểm thích hợp Thêm nữa, khi các con mình có tranh cãi, đừng bao giờ đứng về một bên và chống đối bên còn lại Nên giữ vững tính trung lập
và cẩn trọng không nói xấu về con dâu/con rể thông qua những câu chuyện phiếm, tán thưởng hay phàn nàn, dù cho nó hấp dẫn đến đâu
- Không để bị mắc kẹt ở giữa
Đừng để cháu của bạn đưa bạn vào tình thế khó xử khi chúng phàn nàn về cha mẹ của mình Bọn trẻ có thể sẽ kể với chúng ta rằng cha mẹ không mua cho trẻ những gì trẻ muốn hoặc không cho trẻ đi chơi qua đêm Bạn chỉ cần trả lời bằng sự đồng cảm, nhưng không nên bênh vực bên nào hoặc nói chuyện ngay với cha mẹ trẻ Điều này sẽ chỉ dẫn đến rắc rối mà thôi
- Tin tưởng con mình trong việc dạy con
Ngay cả khi chúng ta không đồng ý với con cái về việc nuôi dạy (trừ những mối bận tâm về sức khỏe và sự an toàn), hãy cứ tin tưởng các con Luôn nhớ bạn không phải là bố mẹ, mà là ông bà Việc xen vào giữa vấn đề nuôi con của con cái chỉ khiến mọi việc trở nên rắc rối hơn Chúng ta luôn phải nhớ rằng thế giới này đã thay đổi, những phương pháp hữu ích trong quá khứ có thể không phù hợp với thời đại này nữa Nếu chúng ta mong muốn giúp đỡ con cháu thì hãy nên tham gia một khóa học về nuôi dạy trẻ hoặc trao đổi với bác sĩ khoa nhi
để trau dồi thêm những kiến thức phù hợp Và chúng ta phải luôn nhớ rằng, dưới tư cách là ông bà, cả khi chúng ta không đồng ý với con cái, chúng ta vẫn phải chấp nhận những quy luật của thời đại Tuy vậy, những vấn đề liên quan đến sức khỏe và an toàn nói riêng, chúng ta cần phải xuy xét kĩ Ông bà có thể
tò mò, hỏi han và thảo luận về những vấn đề đó thật lịch sự Nhưng vai trò của