đã khiến cho cuộc sống nhân dân thời đó thực sự rơi vàocuộc sống khó khăn, lam lũ.Và để giải quyết những vấn đề cấp bách đó, tại đại hội đại biểu Đảng Cộng sảnViệt Nam lần VI, năm 1986,
VIỆT NAM THỜI BAO CẤP
Khái niệm về thời bao cấp
“Thời bao cấp” là tên gọi được sử dụng để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước bao cấp, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa.
Theo đó, kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy Mặc dù kinh tế chỉ huy đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước
Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm
Với nền kinh tế kế hoạch, ngành kinh tế thương nghiệp tư nhận bị loại bỏ hoàn toàn, được coi là không hợp pháp trong nền kinh tế chính thống Theo đó, hàng hóa sẽ phân phối tới người dân theo chế độ tem phiếu do nhà nước điều hành, nắm toàn quyền Thời kì này, việc vận chuyển hàng hóa tự do giữa các địa phương, mua bán trên thị trường bị xóa bỏ hoàn toàn Hàng hóa do nhà nước phân phối độc quyền và hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Việc phân phối lương thực, thực phẩm sẽ dựa theo đầu người, xét theo hộ khẩu Do đó, chế độ hộ khẩu được hình thành Nổi bật nhất là sổ gạo, trong đó có ấn định số lượng và các mặt hàng được phép mua dựa trên số khẩu trong một gia đình.
Kinh tế Việt Nam thời bao cấp
Vừa mới thoát khỏi chiến tranh với những hậu quả nặng nề của một nước thuần nông, nên nền kinh tế Việt Nam cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 80 thực sự rất khó khăn và lạc hậu Nước ta học theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa Do đó, kinh tế - xã hội của nước ta không dễ gì có thể nhanh chóng thoát khỏi nghèo khổ, khó khăn Vì thế, thời kì bao cấp là giai đoạn mà toàn dân đang cố gắng vượt qua những điều kiện khó khăn, thiếu thốn của thực tại và tìm hướng đi để phát triển đất nước tốt hơn.
Hầu hết người lao động làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước và sống theo chế độ tem phiếu Đời sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cả vật chất lên tinh thần Giáo sư Trần Văn Thọ viết về kinh tế Việt Nam 10 năm đầu sau chiến tranh:
“Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử Việt Nam.
Hình 1: Những đồ vật tiêu biểu của thời bao cấp
Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến
1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm
1976 Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó […] Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và những khó khăn cùng cực khác làm phát sinh hiện tượng "phá rào" trong nông nghiệp, trong mậu dịch và trong việc quyết định giá cả lương thực đã cải thiện tình hình tại một số địa phương Nhưng phải đợi đến đổi mới (tháng 12/1986) mới có biến chuyển thực sự Do tình trạng đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong 10 năm trước đổi mới chỉ tăng 35%, trong thời gian đó dân số tăng 22% Như vậy, GDP đầu người trung bình tăng chỉ độ 1% (mỗi năm).” 1
2.2 Cơ chế quản lý kinh tế
Trong 10 năm thời kỳ bao cấp, Việt Nam đã thực hiện được 2 kế hoạch 5 năm là 5 năm lần thứ II (1976 – 1980) và 5 năm lần thứ III (1981 – 1985) Hồi đó, sự phát triển kinh tế theo hướng kế hoạch hóa được xem là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu
Cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta lúc đó được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Quản lý kinh tế chủ yếu là bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh đã giao Tất cả các tư liệu sản xuất, phương hướng sản xuất, định giá sản phẩm… đều do cơ quan thẩm quyền quyết định Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp Lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù.
- Quan hệ hàng hóa - tiền tệ chưa được coi trọng, quan hệ hiện vật là chủ yếu Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ "cấp phát - giao nộp" Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý làm gia tăng vấn đề quan liêu, xin cho…
- Bộ máy quản lý qua nhiều cấp từ trung ương đến địa phương nên hoạt động chưa năng động, hiệu quả và kịp thời.
- Doanh nghiệp được các cơ quan hành chính liên quan tham gia nhiều vào việc kinh doanh nhưng không phải chịu trách nhiệm về lãi lỗ và pháp lý đối với quyết định của mình.
1 Trần Văn Thọ, Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: Cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển, Tạp chí thời đại, số 33, tháng 7 năm 2015.
Do đó, tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1977-1985 tăng 4,65%, trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; công nghiệp tăng 5,54%/năm và xây dựng tăng 2,18%/năm Theo loại hình sở hữu, sở hữu quốc doanh tăng 4,29%; sở hữu tập thể tăng 10,26% và sở hữu tư nhân, cá thể tăng 0,71% Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này thấp và kém hiệu quả Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng (chiếm 38,92% GDP trong giai đoạn này), nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước Công nghiệp được dồn lực đầu tư nên có mức tăng khá hơn nông nghiệp, nhưng tỷ trọng trong toàn nền kinh tế còn thấp (chiếm 39,74% GDP), chưa là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng 2
2.3 Các hình thức bao cấp a) Bao cấp qua giá và số lượng hàng hóa
Nhà nước sẽ quyết định giá trị của tài sản, thiết bị, vật tư và hàng hóa thấp hơn nhiều so với giá trị thực của chúng trên thị trường nên do đó việc hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức.
Số lượng gạo được phép mua theo diện lao động 3
Diện lao động Gạo (kg)/tháng
Mọi người được phân phối thức ăn theo một mức định sẵn dựa theo nghề nghiệp và hạng tem phiếu được cấp Với công nhân lao động nặng thì được 20kg gạo mỗi tháng, cán bộ công chức la 13kg gạo mỗi tháng Nhưng mỗi người có những nhu cầu khác nhau, người ăn nhiều, người ăn ít nên với những người dùng nhiều họ thường phải ăn độn thêm ngô, khoai, sắn, bo bo Nguồn thức ăn độn thêm chủ yếu từ Liên Xô, Ấn Độ cùng các nước khác viện trợ Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia đổi hàng hay mua chịu lương thực.
Hàng hóa lúc bây giờ rất khan hiếm, không chỉ các đồ dùng sinh hoạt mà còn cả thực phẩm, nhiều khi có tiền cũng chưa chắc đã mua được Nhiều người xếp hàng mua đồ, dù có tem phiếu, nhưng cũng không mua được vì hết hàng Với những người nước ngoài sống ở Việt Nam, họ có quyền mua sắm ở các cửa hàng quốc doanh như Intershop ở
Hà Nội để mua rượu vang, đồ hộp.
2 TS Nguyễn Thị Hương, Những dấu ấn quan trọng về KT-XH trong hành trình 75 năm thành lập và phát triển đất nước qua số liệu thống kê, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25/2020.
3 Phan Cẩm Thượng (2014), Đời sống thời Bao cấp (Bài 2): Phân phối & đồng lương , Báo Thể thao & Văn hóa, https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/doi-song-thoi-bao-cap-bai-2-phan-phoi-dong-luong-n20140428124048140.htm, truy cập ngày 05/06/2021.
Ngoài tiêu dùng, vấn đề nhà cửa cũng do nhà nước phân phối Tiêu chuẩn là mỗi người được 4 mét vuông Nhiều những khu nhà tập thể được xây dựng để cấp cho những cán bộ trung cấp và công nhân Nhà cửa hỏng thì Sở xây dựng sẽ sửa chữa Nhiều nhà chăn nuôi thêm tại căn hộ vốn rất chật chội để cải thiện bữa ăn, nên vấn đề vệ sinh ở đó không được đảm bảo. b) Bao cấp qua tem phiếu
Văn hóa – xã hội, giáo dục và y tế
Người dân bị hạn chế tiếp xúc với văn hóa phương Tây Phim, văn học, nhạc đều được kiểm soát Văn học được lưu hành chủ yếu là văn học Nga, văn học chủ nghĩa xã hội… Những tác phẩm có tính lãng mạn tích cực, các trường phái văn học khác được cho là “tiêu cực”, không phù hợp và cấm lưu hành Văn chương chủ yếu hướng đến tinh thần yêu nước, tinh thần tập thể, yêu lao động, tinh thần quốc tế. Âm nhạc được cho phép bao gồm nhạc cổ điển phương Tây như giao hưởng, opera, dân ca và nhạc đỏ Nhạc tiền chiến, nhạc vàng, nhạc trẻ, ca trù, chầu văn, nhã nhạc và âm nhạc từ các nước “tư bản” đều bị cấm Cuối bao cấp, nhạc nhẹ được cho phép.
Phim chỉ có phim nhựa, chủ yếu chiếu rạp, lưu động và phát trên truyền hình vào một số khung giờ nhất định Giữa thập niên 80, phim thương mại được chấp nhận ở mức độ nhất định. Các phim nước ngoài được trình chiếu chủ yếu là phim Liên Xô và các phim các nước xã hội chủ nghĩa (phim Trung Quốc bị cấm sau chiến tranh biên giới năm 1979), ngoài ra còn có phim các nước Pháp, Mỹ, Anh, Ấn Độ Các phim Việt Nam chủ yếu về tinh thần chiến đấu, sản
15 Hình 10: Một cảnh trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” (1983) xuất, một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước 1945 được chuyển thể Những tác phẩm như “Cánh đồng hoang” (1979), “Bao giờ cho đến tháng Mười” (1984), “Làng
Vũ Đại ngày ấy” (1983) là những tác phẩm đã ghi dấu ấn trong 10 năm trước Đổi mới. Nhà nước chú trọng chống mê tín dị đoan, phổ biến khoa học Báo chí không có quảng cáo thương mại Các tờ báo rất giống nhau về quan điểm, tư tưởng, chỉ khác là phục vụ cho các đối tượng khác nhau, không chạy theo lợi nhuận, được bao cấp Các văn nghệ sĩ sinh hoạt trong các cơ quan tổ chức của nhà nước, được nhà nước trả lương như công chức.
Về xã hội, Việt Nam thời đó là một thời kỳ khép kín và nghi kị về mặt chính trị và xã hội Dù không có một luật chính thức nhưng Nhà nước khá thận trọng với những người phương Tây, người ngoại quốc vì cho rằng họ khác biệt về tư tưởng và các vấn đề an ninh Người Việt phần lớn không được tiếp xúc với người ngoại quốc Du lịch không được quan tâm, xuất nhập cảnh rất gắt gao Phân hóa giàu nghèo rất thấp Giáo dục, y tế được bao cấp dù khá nghèo nàn về trang thiết bị Sinh viên ra trường đều có việc làm nhưng chịu sự phân công của nhà nước, không được tự lựa chọn công việc, không bị thất nghiệp Thi đại học rất khó, đòi hỏi tiêu chuẩn cao Tính cộng đồng trong xã hội cao. Không có nhiều loại hình giải trí nhưng con người ít chịu áp lực của công việc và nhu cầu vật chất hơn so với thời kỳ Đổi Mới.
Mọi người đều được tiếp cận với chữ viết, phát triển hệ thống giáo dục phổ thông đại trà đến tận cấp xã; mỗi xã, phường đều có trường phổ thông cấp I hoặc trường phổ thông cấp I - II; tập trung cho công tác bổ túc văn hóa và xóa mù chữ trong độ tuổi đi học; mỗi quận, huyện và thị xã có trường bổ túc văn hóa cho cán bộ cơ sở Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển mạnh về mặt số lượng, chất lượng hệ thống giáo dục lại đi xuống vì tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên được đào tạo tốt, lương giáo viên bị hạ thấp, việc thi cử bị buông lỏng, bệnh thành tích phát triển.
Khi hai miền Nam và Bắc thống nhất năm 1976 thì khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống giáo dục đã được thiết lập ở miền Nam; cụ thể nhất là học trình
10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải phù hợp với học trình 12 năm ở trong
Hình 11: Quyển sách giáo khoa lớp 1
Nam Hai hệ thống này song hành; Miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm 1976 đến năm 1981. Đến năm 1981, thì cho áp dụng hệ 11 năm cho miền Bắc (thêm lớp 5) Năm 1992-
1993, hệ thống 11 năm phổ thông của miền Bắc được thay đổi từ 11 năm sang 12 năm (thêm lớp 9) Từ đó đến nay toàn bộ hệ thống là 12 năm thống nhất cả nước Cuộc cải cách giáo dục bắt đầu từ năm 1981: Hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chương trình sách giáo khoa và cải tiến chữ viết Do dư luận xã hội phản ứng mạnh, ngành giáo dục dần quay lại chữ viết cũ Với tinh thần chỉ đạo hệ thống giáo dục Việt Nam phải bắt kịp trình độ Liên Xô và các nước Đông Âu nên chương trình giảng dạy của cuộc cải cách giáo dục năm 1981 bị chính các nhà trường kêu quá tải Ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Nga, tiếng Anh không được giảng dạy cho đến năm 1985.
Người dân đi khám, chữa bệnh hay mua thuốc rồi mang hóa đơn về cơ quan hay bệnh viện để thanh toán mà không mất một đồng nào Tuy nhiên, điều kiện chữa trị vô cùng khó khăn, thiếu thôn, thiếu kinh phí nên việc phát triển nên bệnh viện gặp vô vàn trắc trở Các loại thuốc men, trang thiết bị y tế… chủ yếu được viện trợ Bộ Y tế có cả
Vụ kế hoạch, Cục Vật tư làm nhiệm vụ phân chỉ tiêu cho các bệnh viện Ví dụ bệnh viện Bạch Mai một năm được cấp bao nhiêu chiếu, chăn, đường, sữa, xăng dầu, thuốc men… Các bệnh viện thời bao cấp có quy mô nhỏ, chủ yếu kiểu nhà một tầng đến ba tầng Thuốc men, thiết bị y tế không đủ đáp ứng nhu cầu một phần nhập khẩu, một phần được viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Đổi mới
Từ năm 1986, Đảng đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nước ta đã có những bước cải tiến nền kinh tế theo hướng thị trường, tuy nhiên còn chưa toàn diện, chưa triệt để Đó là khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IV; bù giá vào lương ở Long An; Nghị quyết Trung ương 8 khóa V (năm 1985) về giá - lương - tiền; thực hiện Nghị định số 25 - CP và Nghị định số
26 - CP của Chinh phủ Đó là những căn cứ thực tế để Đảng Cộng sản Việt Nam đi đến quyết định thay đổi về cơ bản cơ chế quản lý kinh tế.
Hình 12: Trang thiết bị y tế thô sơ, cồng kềnh Đề cập sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định “Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng, và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội” Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách.
QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG TỪ NĂM
Đổi mới trong kinh tế
Quan điểm Đổi mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện Ngày nay, Đổi mới về kinh tế được Nhà nước Việt Nam định nghĩa là: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa với đặc điểm:
- Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp) Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế học mà đại biểu tiêu biểu của nó là Paul Samuelson- Nobel kinh tế năm 1970- với lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp Luận điểm của nó là nền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai bàn tay: thị trường và Nhà nước Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu trong phân bổ nguồn lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh, mặt khác, sự quản lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của thị trường như lạm phát, phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế
- Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước Đổi mới, Nhà nước Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và hoạt động không tốt. Sau Đổi mới, quan điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh tế thị trường là thành tựu của loài người, không mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx về chủ nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân.
- Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế giới.
Quá trình đổi mới kinh tế:
- Bắt đầu từ bước đột phá là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (8/1979) với chủ trương động viên, khuyến khích mọi người lao động, mọi năng lực sản xuất và thành phần kinh tế Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung
Hình 13: Thành phố Hồ Chí Minh về đêm
Phần II Quá trình lãnh đạo đổi mới đất nước của Đảng từ năm 1986 – 1996 ương Đảng ngày 13/1/1981 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã tạo ra bước phát triển to lớn trong sản xuất nông nghiệp Quyết định 25-CP và 26-CP ngày 21/1/1981 của Chính phủ cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh xây dựng và thực hiện 3 kế hoạch đã tạo bước chuyển biến trong sản xuất công nghiệp.
- Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm phát tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền.
- Từ 12 đến 19/07/1983, Nguyễn Văn Linh (lúc đó là Bí thư Thành ủy Thành phố
Hồ Chí Minh) đã tổ chức "Hội nghị Đà Lạt" - Ông và một số Giám đốc các cơ sở kinh doanh sản xuất làm ăn có lãi đã trực tiếp gặp gỡ các vị lãnh đạo cấp cao (từ ngày 12 đến ngày 16/7) để báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và đề đạt nguyện vọng Ngày 17/07, Nguyễn Văn Linh mời các vị lãnh đạo thăm cơ sở chế biến tơ tằm và xí nghiệp chè của Thành phố Hồ Chí Minh tại Bảo Lộc Ngày 19 tháng 7, Nguyễn Văn Linh có buổi làm việc riêng với các vị lãnh đạo này, ông đã báo cáo tất cả tâm tư mà cá nhân mình đang nung nấu "Hội nghị Đà Lạt" diễn ra trong thời gian vừa đúng một tuần lễ Nội dung tư tưởng của các cuộc gặp trong sự kiện này đã được Nguyễn Văn Linh vận dụng vào việc chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng VI của Đảng Cộng sản Việt Nam - Khởi xướng công cuộc Đổi mới của Việt Nam.
- 1986: Sau khi Lê Duẩn qua đời, Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư chính thức phát động công cuộc Đổi mới Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- 1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
- 18/5/1987: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười sang thăm Liên Xô Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả thông thương với các nước tư bản.
- 29/12/1987: Nhà nước Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- 5/4/1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10).
- 24/5/1988: 19 tỉnh miền Bắc gặp nạn đói Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
- 12/6/1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia sản xuất.
- 1989 Việt Nam đã xuất khấu gạo đứng thứ 3 thế giới (sau Thái Lan và Hoa Kỳ)
Phần II Quá trình lãnh đạo đổi mới đất nước của Đảng từ năm 1986 – 1996
- 1989: Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn Năm 1991, Liên Xô sụp đổ Tuy nhiên, sau khi đánh giá về các sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tiếp tục Đổi mới theo con đường đã chọn và vẫn thực hiện chủ nghĩa xã hội.
- 1990: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa chính thức và đầy đủ hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân Bắt đầu có chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
- Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
- 1990: Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
- 1993: Bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế.
- 1995: Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.
- 1995: Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Sau quá trình nỗ lực cải cách kinh tế của Đảng, kinh tế Việt Nam có khởi sắc và đạt được một vài thành tựu:
- Kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao Giai đoạn đầu Đổi mới (1986- 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm.
- Quy mô nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm.
- Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6% cuối năm 2013.
- Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.
- Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 2.087,1 triệu USD.
- Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được Đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.
22 Hình 14: Việt Nam tại cuộc họp gia nhập ASEAN năm 1995 tại thủ đô Brunei.
Phần II Quá trình lãnh đạo đổi mới đất nước của Đảng từ năm 1986 – 1996
Đối mới chính trị
Việt Nam thực hiện Đổi mới kinh tế đồng thời vẫn giữ nguyên mô hình chính trị cũ nhưng có cải cách trên nhiều phương diện như tăng cường vai trò của cơ quan lập pháp; cải cách hành chính theo hướng giảm bớt số nhân viên hành chính và tinh giản các thủ tục hành chính; cải cách tư pháp để tiếp cận gần hơn với nền tư pháp của thế giới; tăng cường dân chủ như lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập hiến và lập pháp, tiếp xúc, đối thoại với các tầng lớp nhân dân, minh bạch hóa các hoạt động nhà nước Nhìn chung nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách chính trị và dân chủ hóa đất nước ở mức không đe dọa tới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thì Đổi mới không phải là từ bỏ việc thực hiện chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ quyền lãnh đạo duy nhất Đổi mới chỉ là thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả các nước, trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực ASEAN, APEC, WTO Năm 1994 bắt đầu thực hiện chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với các thành viên Chính phủ.
Đổi mới trong văn hóa – giáo dục
Đổi mới trong lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam được biết dưới tên Cởi Mở, tương tự như chính sách Glastnost của Liên Xô Năm 1986 là dấu mốc quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời sống văn học nghệ thuật nói riêng Đây là thời điểm ghi nhận sự đổi mới tư duy trên các lĩnh vực, trong đó có văn học nghệ thuật Không khí cởi mở, dân chủ của đời sống văn học tác động mạnh mẽ đến chủ thể sáng tạo với quan niệm mới về nhà văn, đến sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người, đến sự thay đổi thi pháp thể loại của các thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam Từ lớp nhà văn tiền chiến như Chế Lan Viên, Tô Hoài đến những cây bút hậu sinh.
Quá trình đổi mới văn học ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và đa dạng trên các thể loại: văn xuôi, thơ, kịch, lý luận phê bình, văn học dịch… và đạt được nhiều thành tựu ở thể tài văn xuôi Đây là những thể loại được hình thành, tạo tác trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với cái hàng ngày, với một hiện thực đang vận động, không ngừng biến chuyển. Nổi lên hàng đầu là sự hiện diện của thể ký Thể phóng sự sau nhiều năm đứt đoạn, vắng
Hình 15: Nhà văn Tô Hoài
Phần II Quá trình lãnh đạo đổi mới đất nước của Đảng từ năm 1986 – 1996 bóng nay đồng loạt ra quân như một sự hồi sinh của thể loại, gây chấn động dư luận với ý thức nhìn thẳng vào sự thật: “Cái đêm hôm ấy đêm gì” (Phùng Gia Lộc),
“Lời khai của bị can” (Trần Huy Quang), “Làng giáo có gì vui” (Hoàng Minh Tường), “Tiếng kêu cứu của một vùng văn hoá” (Võ Văn Trực), “Người đàn bà quỳ”
(Trần Khắc), “Suy nghĩ trên đường làng” (Hồ Trung
Tú),… Sau cái nhìn trực diện về những vấn đề nhức nhối của thực trạng xã hội trong các phóng sự là cái nhìn bên trong của những chủ thể sáng tạo - những con người “nếm trải” với những trang viết đa nghĩa, ám gợi không chỉ tái hiện bối cảnh thời đại, lịch sử mà còn khám phá thế giới nội tâm, khắc hoạ diện mạo tâm hồn của những con người trải qua bao ấm lạnh, khóc cười của thời cuộc và số phận trong hồi ký “Cát bụi chân ai”, “Chiều chiều” của Tô Hoài và hàng loạt các hồi ký của Anh Thơ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Đào Xuân Quý, Bùi Ngọc Tấn…
Một trong những điểm sôi động nhất của đời sống văn học sau năm 1986 đến nay là các phát ngôn biểu thị quan niệm của người viết: quan niệm về tự do sáng tác, tự do ngôn luận; về quyền được thể hiện nỗi buồn, viết về cái tiêu cực; về cái mới trong văn học; về sự công khai dân chủ, tinh thần tranh luận đối thoại, về quản lý văn nghệ, quan hệ giữa văn nghệ và chính trị… và quan niệm về cái chân thật, về hiện thực trong văn học nghệ thuật Nghệ thuật đã hướng tới sự thật, thể hiện sự thật, thể hiện lương tâm, thái độ trước các số phận Tiêu chuẩn để đánh giá văn học là tính chân thật của sự phản ánh; bản lĩnh, cá tính của nhà văn bộc lộ trong sự phản ánh chân thật hiện thực cuộc sống Nói thật, nói thẳng, nói đúng được bộc lộ không những trong việc phản ánh những vấn đề có tính thời sự nóng hổi mà còn thể hiện ra thành nhiệt tình khám phá và cắt nghĩa có chiều sâu về hiện thực Nói thật, nói thẳng, nói đúng để thức tỉnh lương tri, báo động xã hội, làm sâu sắc quá trình dân chủ hoá mọi mặt của đời sống đất nước, cổ vũ nhiệt tình cho công cuộc đổi mới, tích cực tham gia giải quyết những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của đất nước.
Tư tưởng nói thật, nhìn thẳng vào sự thật, đổi mới cách nhìn, cách nghĩ trở thành tư tưởng chủ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy nhận thức lại hiện thực, nhu cầu phản ánh hiện thực nhiều chiều phát triển mạnh mẽ Tinh thần và cũng là một thứ triết lý về sự đổi mới văn học là thể hiện cách nghĩ, cách nhìn mới đối với sự thật, với hiện thực nói chung Cởi trói văn học, phá rào trong văn học, ở ý nghĩa ban đầu của nó là hướng đến sự tự do trong phản ánh hiện thực, nhận thức hiện thực Theo Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (1978) khẳng định: “Văn học, nghệ thuật phải không ngừng nâng cao tính đảng và tính nhân
Phần II Quá trình lãnh đạo đổi mới đất nước của Đảng từ năm 1986 – 1996 dân, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phát huy chức năng hiểu biết, khám phá, dự báo, sáng tạo, nắm bắt nhạy bén hiện thực đang diễn biến, phát hiện và biểu dương cái mới, khẳng định những mầm non đang nảy sinh trong cuộc sống, phê phán không khoan nhượng những hiện tượng tiêu cực, bảo thủ trì trệ, tạo nên những điển hình sống động về những con người mới trung thực, dũng cảm, năng động, sáng tạo trong chiến đấu và xây dựng, những chiến sĩ của công cuộc đổi mới; Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của sự thật, của lương tri, của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, phản ánh được nguyện vọng sâu xa của nhân dân và quyết tâm của Đảng đưa công cuộc đổi mới đến thắng lợi”.
Phần II Quá trình lãnh đạo đổi mới đất nước của Đảng từ năm 1986 – 1996
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, thông tư, chỉ thị:
1 PGS, NGND Lê Mậu Hán – PGS, TS Trình Mưu (2005), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2 Trần Văn Thọ, Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: Cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển, Tạp chí thời đại, số 33, tháng 7 năm 2015.
3 TS Nguyễn Thị Hương, Những dấu ấn quan trọng về KT-XH trong hành trình 75 năm thành lập và phát triển đất nước qua số liệu thống kê, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25/2020.
4 Thông tư số 119- TTg ngày 21/12/1963 Công báo số 48 B, năm 1963, tr 830.
5 Nguyễn Trí Dĩnh (2001), Lịch sử kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Giáo dục.
6 Thế Đạt (2002), Lịch sử kinh tế quốc dân Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội.
7 Chỉ thị số 100-CT/TW “Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp”, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 13/01/1981.
8 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2016), Việt Nam sau 30 năm Đổi mới – Thành tựu và triển vọng, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
9 Lâm Văn Bé (Mùa thu 2010), Những biến động dân số Việt Nam, Truyền thông số 37
10 Phan Cẩm Thượng (2014), Đời sống thời Bao cấp (Bài 2): Phân phối & đồng lương, Báo Thể thao & Văn hóa, https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/doi-song-thoi-bao-cap- bai-2-phan-phoi-dong-luong-n20140428124048140.htm, truy cập ngày 05/06/2021.