1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quản lí thiết chế và các hoạt động vhnt1 đề bài hoạt động tại bảo tàng các dân tộc việt nam

30 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bảo tàng có các chức năng như sau: Nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế, trưng bày, trình diễn, để giới thiệu và giáo dục về những giá trị lịch sử – văn hóa của các

Trang 1

TRƯỜNG SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNGKHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN

QUẢN LÍ THIẾT CHẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG VHNT1ĐỀ BÀI : HOẠT ĐỘNG TẠI BẢO TÀNG CÁC

DÂN TỘC VIỆT NAM

Giảng viên : Nông Thị Thanh ThúyHọ Tên SV : Phan Tiến AnhMã SV : 2153420002

Khoa/ Khóa/ ngành : K15 Quản lí văn hóa

Trang 2

MỞ ĐẦU

Kể từ khi dựng nước, Hà Nội vẫn luôn là mảnh đất thiêng, có vị trí chiến lược vềchính trị, kinh tế và văn hóa tiêu biểu cho cả nước Để có thể lưu giữ được các nét đẹp của các dân tộc khác nhau trên đất nước hay những phong tục tập quán của người dân việt nam ta cần nơi để lưu giữ những vẻ đẹp đó Bảo tàng Dân tộchọc Việt Nam vừa là một cơ sở khoa học vừa là một trung tâm văn hóa, có tính khoa học cao và tính xã hội rộng lớn Bảo tàng có các chức năng như sau: Nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế, trưng bày, trình diễn, để giới thiệu và giáo dục về những giá trị lịch sử – văn hóa của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng và bảo tàng dân tộc học.Hiện nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới để tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm văn hóa các dân tộc Việt Nam Đây là nơi thường xuyên tổ chức các buổi trình diễn nghề thủ công vàcác loại hình văn hóa dân gian khác nhau của các dân tộc ở Việt Nam, Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới Chính vì sự hấp dẫn này mà trên trangTripAdvisor đã bình chọn bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 trong số 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2014, đứng sau Bảo tàng tượng binh mã Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc), Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng (Campuchia) và Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima (Nhật Bản) Cũng theo bình chọn của du khách trên TripAdvisor, Bảo tàng DTHVN được xếp vị trísố 1 trong top 10 bảo tàng hấp dẫn nhất tại Việt Nam Đây là lần thứ 3 liên tiếp Bảo tàng DTHVN được du khách vinh danh trên TripAdvisor, năm 2013 được xếp thứ 6/25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á và năm 2012 được nhận chứng chỉ Xuất sắc (Excellent Certificate).

Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân, ưu điểm và hạn chế, từ đó đưa ra những định hướng giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của bảo tàng cũng như làm tốt hơn nữa việc gìn giữ, nghiên cứu và giới thiệu di sản văn hóa thủ đô tới mọi tầng lớp nhân dân và bạn

Trang 3

bè quốc tế, tôi đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động của Bảo tàng các dân tộc” làm đề tài tiểu luận

Trang 4

Ch ơngƣ 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BẢO TÀNG VÀ TỔNG QUANBẢO TÀNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NẤME

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý bảo tàng

1.1.1 Khái niệm quản lý, bảo tàng, quản lý bảo tàng1.1.1.1 Khái niệm quản lý

Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tạivà phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏđến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận vàchịu một sự quản lý nào đó Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biếnnhưng chưa có định nghĩa nào thống nhất.

Theo từ điển tiếng Việt, quản lý có hai nghĩa: 1.Tổ chức, điều khiển,theo dõi thực hiện các chính sách, đường lối của Nhà nước (Quản lý thịtrường, Quản lý xí nghiệp); 2 Giữ gìn và sắp xếp (Quản lý hồ sơ lý lịch, quảnlý thư viện) Trong tiếng Việt thì thuật ngữ quản lý được hiểu là trông nom,sắp đặt công việc hoặc gìn giữ, theo dõi Còn từ quản lý, theo cách hiểu củaâm Hán - Việt: “quản” là lãnh đạo một việc, “lý” là trông coi, chăm sóc Ởcác nước phương Tây, từ “management” có nghĩa là quản lý, từ này có nguồngốc từ tiếng Italia có nghĩa là bàn tay hoặc liên quan đến bàn tay, từ đóchuyển sang nghĩa là hành động theo quan điểm tác động để dẫn dắt.

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hộicủa lao động Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của conngười, cho đến nay, nhiều nhà khoa học đều cho rằng: Quản lý chính là cáchoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của người khácnhằm thu được kết quản mong muốn

Trong lịch sử, ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm, đã đòi

Trang 5

hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của các cá nhân để duy trì sự sốngvà do đó cần sự quản lý Từ khi xuất hiện nền sản xuất xã hội, các quanhệ kinh tế, quan hệ xã hội ngày càng tăng lên thì sự phối hợp các hoạt độngriêng rẽ càng tăng lên.

Quản lý là khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều dạng nhưng có thể gộpthành ba dạng chính, đó là: Quản lý các quá trình của thế giới vô sinh (nhàxưởng, ruộng đất, tài nguyên, hầm mỏ, máy móc, nguyên vật liệu…); quản lýcác quá trình diễn ra trong cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi) và quản lý cácquá trình diễn ra trong xã hội loài người Ở đây, chúng ta nghiên cứu dạngquản lý thứ 3, đó là quản lý xã hội Quản lý xã hội là dạng quản lý phức tạpnhất, bao gồm nhiều lĩnh vực như: quản lý nhà nước, quản lý chính công,quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý ngành.

Thông qua việc nghiên cứu một số khái niệm về quản lý trên đây chothấy quản lý bao gồm các yếu tố:

- Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bịquản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các kháchthể khác chịu các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý, tác động có thể liêntục, nhiều lần.

- Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đốitượng và khách thể quản lý, điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng.

- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động Vìthế chủ thể phải

- hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.- Chủ thể có thể là một người, một nhóm người, còn đối tượng có thể làcon người (một hoặc nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật.

Trang 6

Tóm lại, quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt mục tiêu chung.

1.1.1.2 Khái niệm bảo tàng

Trên thế giới, bảo tàng đã ra đời, tồn tại và phát triển cùng với xã hộiloài người qua các thời kỳ lịch sử khác nhau như thời cổ đại, thời kỳ trung cổ,thời kỳ phục hưng, thế kỷ XVIII- XIX và thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.

Nhìn theo chiều dài lịch sử, có thể nhận thấy ngay từ thời kỳ trung đại,con người đã có ý thức biết sưu tầm, thu thập và lưu giữ những tác phẩm nghệthuật, những di vật quý, những hiện vật có giá trị thẩm mỹ, có giá trị lịch sửvăn hóa và các sưu tập mẫu vật có giá trị khoa học được lưu giữ trong các“kho báu” hay trong các “phòng hiếu kỳ” (Kunscamera) để dần dần hìnhthành các bảo tàng ở thế kỉ sau nhằm trưng bày giới thiệu các giá trị đó chomuôn đời sau Nhưng trên thực tế, bảo tàng với nghĩa hiện đại đã phát triển ởChâu Âu vào thế kỉ VXIII Thuật ngữ bảo tàng “Museum” được sử dụng lầnđầu tiên ở nước Anh, khi bảo tàng Ashmolean được khánh thành và mở cửađón công chúng vào năm 1634.

Như vậy, có thể khẳng định bảo tàng là một hiện tượng xã hội, ra đời,tồn tại và phát triển do nhu cầu của xã hội, nhằm đáp ứng những nhu cầu thựctiễn của con người trong xã hội ở những thời kỳ lịch sử khác nhau và phục vụcho sự tiến bộ xã hội.Tại Việt Nam, hệ thống các bảo tàng được hình thành vàphát triển trải qua các giai đoạn lịch sử sau đây:

- Bảo tàng do người Pháp xây dựng trước Cách mạng tháng Tám (1945)- Bảo tàng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám từ 1945 đến 1954- Bảo tàng Việt Nam thời kỳ 1954- 1975

- Bảo tàng Việt Nam từ 1975 đến nay

Trang 7

Sự nghiệp bảo tàng Việt Nam trải qua gần một thế kỷ đã không ngừngphát triển về số lượng, đến nay có 158 bảo tàng trong đó số bảo tàng công lậplà 125, ngoài công lập (bảo tàng tư nhân) là 33 [14, tr.5].

Hệ thống bảo tàng Việt Nam khá phong phú về loại hình, đa dạng vềthể loại bao gồm: các bảo tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội, loại hình khoahọc tự nhiên, loại hình nghệ thuật, danh nhân lưu niệm Trong quá trình hoạtđộng, hệ thống bảo tàng Việt Nam đã và đang góp phần quan trọng vào sựnghiệp bảo tồn DSVH dân tộc, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong cuộc sống ngày nay, vị trí của bảo tàng ngày càng được khẳngđịnh, không chỉ là cơ quan văn hóa- giáo dục- khoa học mà còn là nơi gópphần giáo dục và nâng cao dân trí trong xã hội Vì vậy vấn đề nghiên cứu, làmrõ khái niệm bảo tàng, nội dung, bản chất cùng phạm vi hoạt động của bảotàng trở thành vấn đề quan trọng trong lý luận bảo tàng học.Ở đây, tác giả xintrình bày một số khai niệm có nội dung phản ảnh khá đầy đủ về vị trí, vai trò,nhiệm vụ, đặc trưng, chức năng và bản chất của bảo tàng:

Khái niệm trên đây của ICOM đã phản ánh được đối tượng hoạt độngcủa bảo tàng bao gồm cả DSVH vật thế và phi vật thể, vầ con người và môitrường xung quanh, đồng thời có bổ sung mới về chức năng cho bảotàng, đó là phục vụ công chúng, phục vụ xã hội và sự phát triển của xã hội,không lấy lợi nhuận làm mục đích, từ đó bảo tàng phải thực hiện được chứcnăng nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức của công chúng Bảo tàng là mộtthiết chế văn hóa đặc thù, là một cơ quan khoa học và giáo dục;

Đối tượng nghiên cứu, trưng bày của bảo tàng là những DSVH vật thểvà phi vật thể cùng môi trường xung quang con người;

Mục đích của bảo tàng là phục vụ công chúng;

Trang 8

Các hoạt động của bảo tàng là nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản,trưng bày hiện vật và công tác giáo dục;

Bảo tàng có nhiệm vụ tổ chức hoạt động dịch vụ, phục vụ khách thamquan phù hợp chức năng, nhiệm vụ bảo tàng Như vậy, bảo tàng là một thiếtchế văn hóa tồn tại lâu dài, nó có lịch sử hình thành và phát triển cùng với nhucầu giữ gìn những DSVH, khi còn nhu cầu tìm hiểu lịch sử, kinh nghiệm quákhứ, tiếp thu những giá trị của DSVH và nhu cầu giáo dục truyền thống thìbảo tàng còn tồn tại và phát triển.

1.1.1.3 Khái niệm quản lý bảo tàng

Bảo tàng là một thiết chế văn hóa đặc thù tồn tại trong xã hội nhằmmục đích phục vụ nhu cầu của công chúng và cộng đồng xã hội Do đó, bảotàng cần phải vận dụng khoa học quản lý vào lĩnh vực hoạt động của mình (cảvĩ mô và vi mô) một cách thích hợp để quản lý hoạt động của mình nhằm mụcđích động viên tính tích cực của cán bộ nhân viên, phát huy mọi tiềm lực vềhiện vật, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài chính của bảo tàng để phục vụ xãhội và được công chúng hài lòng, ủng hộ, không ngừng nâng cao hiệu quả xãhội và kinh tế.

Dựa trên cơ sở khoa học quản lý và các chức năng xã hội của bảo tàng,các nhà bảo tàng học đã đưa ra khái niệm bảo tàng học như sau:

- Hiểu theo nghĩa rộng: “Quản lý bảo tàng là sự tác động bằng thể chếvà tổ chức nhằm bảo vệ, bảo quản DSVH vật thể, các bộ sưu tập của các sởhữu khác nhau và phát huy di sản ấy phục vi nghiên cứu và giải trí của côngchúng”

Trang 9

- Hiểu theo nghĩa hẹp: “Quản lý bảo tàng là sự tác động tới sự chămsóc, bảo quản hiện vật bảo tàng và sử dụng chúng trong việc giáo dục khoahọc và phục vụ nghiên cứu” [34, tr.38].

Từ các khái niệm trên về quản lý bảo tàng, dù theo nghĩa rộng haynghĩa hẹp thì mục đích cuối cùng cũng nhằm bảo tồn và phát huy một cách tốtnhất các DSVH vật thể và phi vật thể được giữ gìn và trưng bày trong bảotàng, bởi đó chính là cơ sở vật chất để bảo tàng thực hiện các hoạt độngchuyên môn của mình.

Như vậy, có thể khẳng định quản lý bảo tàng là vấn đề trọng yếu trongsự nghiệp bảo tàng Quản lý bảo tàng có trình độ tốt hay xấu sẽ quyết địnhđến tương lai phát triển của bảo tàng Do vậy, chỉ có thể vận dụng khoa họcquản lý hiện đại để quản lý tốt bảo tàng mới làm cho bảo tàng có sức mạnh,phát huy tính tích cực của tập thể nhân viên, phát huy giá trị DSVH, sáng tạocác hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của công chúng xã hội, từ đó nâng caohiệu quả xã hội, kinh tế của bảo tàng.

1.1.2 Mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc quản lý của bảo tàng1.1.2.1 Mục tiêu quản lý của bảo tàng

Mục tiêu là đích phải đạt tới của quá trình quản lý, nó định hướng vàchi phối sự vận động của toàn bộ hệ thống quản lý.

Xác định mục tiêu đúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý, nếu xác định mục tiêu sai, dù có đạt được mục tiêu thì toàn bộ hệ thống cũng không thể phát triển được Mỗi bảo tàng cần phải xác định hiệuquả mục tiêu quản lý của mình để từ đó đề ra quy hoạch phát triển Mục tiêu quản lý của bảo tàng gồm có:

Trang 10

+ Mục tiêu cơ bản: tôn chỉ mục tiêu của bảo tàng là vì sự xã hội và sự pháttriển của xã hội Sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu những vật chứng có liênquan đến loài người và môi trường của nó, đồng thời trưng bày chúng để phụcvụ công chúng xã hội, phục vụ cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu, thưởngthức và giải trí, đó là chức năng cơ bản của bảo tàng.

+ Mục tiêu có tính chất theo từng giai đoạn: căn cứ vào mục tiêu quảnlý cơ bản, định ra mục tiêu quản lý trong từng giai đoạn, có thể 3 năm, 5 nămhoặc dài hơn nữa, đây chính là kế hoạch trung hạn của bảo tàng Từ mục tiêunày là cơ sở để xây dựng kế hoạch công tác năm của bảo tàng, đây là mục tiêuquản lý hàng năm.

Quản lý là quá trình tổ chức và tiến hành hợp tác Đối với bảo tàng từGiám đốc đến mỗi nhân viên hiểu rõ mục tiêu, công tác của mình là vô cùngquan trọng Mục tiêu công tác của Giám đốc bảo tàng là đôn đốc thực hiệncác kế hoạch công tác hàng năm, cũng như dài hạn Mục tiêu công tác củanhân viên là thực hiện trách nhiệm với cương vị được giao Hiểu rõ và thựchiện tốt hai mục tiêu trách nhiệm này, việc quản lý bảo tàng mới có hiệu quả.

1.1.2.2 Đối tượng quản lý của bảo tàng

Bảo tàng là một thiết chế văn hóa, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm,kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giới thiệu DSVH, thông tin và các bằng chứngvật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người nhằmphục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa củacông chúng Do đó, đối tượng quản lý của bảo tàng bao gồm có: cơ cấu tổchức biên chế của bảo tàng (tổ chức); cán bộ, nhân viên bảo tàng (con người);hiện vật bảo tàng; cơ sở vật chất của bảo tàng.

Trang 11

Cơ cấu tổ chức biên chế của bảo tàng được sắp xếp chặt chẽ, có hệthống, với những con người cụ thể có trình độ chuyên môn phù hợp được bốtrí hợp lý, khoa học nhằm phát huy tối đa năng lực, sở trường, cùng với cơ sởvật chất, trang thiết bị cần thiết để vận hành tòa nhà bảo tàng nhằm thực hiệntốt chức năng, nhiệm vụ của mình Ngoài ra, đối tượng quản lý của bảo tàngcòn có hiện vật bảo tàng, là đặc trưng riêng của bảo tàng so với các tổ chứckhác Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản những bằngchứng về con người, sự kiện và môi trường xung quanh con người Đồng thờigiới thiệu chúng cho cộng đồng xã hội nhằm nâng cao tri thức, phục vụ giáodục, thưởng thức và tuyên truyền Mỗi bảo tàng tùy vào tính chất, loại hình lạicó những loại hiện vật đặc trưng, chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng và sứchút công chúng khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với xã hội.

1.1.3 Nội dung quản lý hoạt động của bảo tàng

Trong xã hội, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào hoạt động vì lợi ích củacông chúng, cộng đồng cũng phải quản lý hoạt động của mình một cách thíchhợp Bảo tàng với tư cách là một cơ quan gĩn giữ và phát huy giá trị di sảnvăn hóa, di sản khoa học, tự nhiên của con người, của một vùng, một khu vựchay một quốc gia càng phải thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động của mìnhbao gồm:

+ Quản lý các hoạt động chuyên môn (hoạt động nghiên cứu sưu tầm,kiểm kê bảo quản, trưng bày giáo dục và truyền thông…)

+ Quản lý công tác hành chính - tổng hợp (quản lý cơ sở vật chất - kỹthuật, tài chính, nguồn nhân lực…)

+ Quản lý các hoạt động dịch vụ+ Công tác thanh kiểm tra

Mỗi bảo tàng là một thiết chế văn hóa- giáo dục có những đặc trưng,tính chất riêng về nội dung trưng bày, hiện vật và sưu tập hiện vật nhằm đápứng nhu cầu của công chúng Đồng thời, tính chất đặc trưng riêng biệt ấy cònđược thể hiện ở các hoạt động nghiệp vụ, chức năng xã hội, trình độ côngchức- viên chức, phương thức tổ chức quản lý và nguồn kinh phí hoạt động.

Trang 12

Trên thực tế, loại và loại hình bảo tàng rất đa dạng và phong phú,nhưng dù bảo tàng thuộc loại và loại hình nào thì mọi hoạt động chuyên môncủa bảo tàng như công tác: nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưngbày, giáo dục đều phải dựa trên cơ sở, các tư liệu, hình ảnh, sưu tập hiện vậtvà hiện vật bảo tàng, chúng là đối tượng quan trọng nhất để công chúnghưởng thụ giá trị văn hóa mà bảo tàng lưu giữ Do đó, công tác điều hành,quản lý, công tác nghiệp vụ và cả các dịch vụ trong bảo tàng đều phải hướngtới và đạt được mục đích đó.

- Về công tác quản lý, điều hành gồm có: ban lãnh đạo bảo tàng, lãnh đạo các đơn vị chức năng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, hội đồng khoa học.

- Về các khâu công tác nghiệp vụ gồm có: nghiên cứu, sưu tầm, kiểmkê, bảo quản, trưng bày và giáo dục Các khâu công tác này có mối liên hệchặt chẽ với nhau và trong mỗi khâu công tác lại có nhiệm vụ cụ thể Cán bộlàm việc trong các bộ phận này là người có chuyên môn khác nhau được đàotạo từ nhiều trường, khoa, ngành khác nhau do đó năng lực, sở trường, lứatuổi và tâm lý khác nhau Vì vậy, vấn đề đặt ra là bố trí vị trí việc làm và tìmcông việc, điều hành, ứng xử như thế nào để họ có thể phát huy hết khả năngcá nhân mà không hạn chế khả năng công việc cũng như khả năng của đồngnghiệp khác, đồng thời tạo ra “cộng hưởng” cao nhất trong công việc, làm chomỗi bộ phận chuyên môn của bảo tàng đều hoạt động tốt và hiệu quả Tráchnhiệm này thuộc về ban lãnh đạo của bảo tàng và ý thức tự giác làm việc củamỗi cá nhân trong tập thể lao động.

1.1.4 Tầm quan trọng của công tác quản lý bảo tàng

Các bảo tàng tạo ra những giá trị tích cực về văn hóa- xã hội cho cộng đồng Nó đảm nhận việc bảo quản, bảo tồn các giá trị di sản tự nhiên và văn hóa của cộng đồng, phục vụ cho sự phát triển của xã hội- đất nước.

Trang 13

Ngoài ra, bảo tàng còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thầncủa con người, tham gia vào quá trình đổi mới nền kinh tế của vùng nôngthôn, đô thị tạo ra

cảnh quan văn hóa mới, khu du lịch hấp dẫn, thúc đẩy các dịch vụ, tạo việclàm cho người dân địa phương Những lợi ích này là lợi thế để các nhà quảnlý khai thác tiềm năng của bảo tàng.

Các bảo tàng ở Việt Nam là công cụ đặc biệt của công tác giáo dụcchính trị, tư tưởng, có vai trò hết sức quan trọng góp phần giáo dục, vận độngnhân dân thực hiện những nhiệm vụ chiến lược trong mỗi thời kỳ lịch sử.

Bảo tàng là công cụ đắc lực trong sự nghiệp cách mạng nói chung vàmặt trận tư tưởng văn hóa nói riêng Nói cách khác, bảo tàng là lĩnh vực đặcbiệt của ngành văn hóa mà thông qua đó người ta phát hiện ra quá khứ, hiểuhiện tại và định hướng tương lai Nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhận thức được hiệu quả của công tácgiáo dục bảo tàng, chúng ta càng thấy được vai trò to lớn của nó trong việcthực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Chính vì vậy, quản lý hoạt động bảo tàng là việc làm cần thiết tronggiai đoạn hiện nay Trình độ quản lý sẽ quyết định đến chất lượng hoạt động,triển vọng phát triển của bảo tàng Thực tế cho thấy, một bảo tàng có đầy đủđiều kiện về cán bộ, hiện vật, kiến trúc, thiết bị và kinh phí nhưng công tácquản lý không tốt sẽ khó có những kết quả tương xứng Vì thế, quản lý mộtcách khoa học là điểm then chốt của sự nghiệp phát triển bảo tàng Nếu táchrời sự quản lý, thì những chức năng của bảo tàng khó được thực hiện đầy đủ.

Trang 14

Xét dưới góc độ quản lý, hệ thống bảo tàng Việt Nam được phânchia thành: Bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng tổnghợp cấp tỉnh, thành phố, bảo tàng ngoài công lập Xét vê loại hình: cóbảo tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội, bảo tàng khoa học tự nhiên, bảotàng nghệ thuật, bảo tàng lưu niệm Căn cứ và tính chất, nhiệm vụ, hiệntrạng, tương lai phát triển của một bảo tàng, thì bảo tàng cần định racông tác cụ thể và kế hoạch phát triển

sự nghiệp; sắp xếp cơ cấu, tổ chức phân công hợp lý và quản lý hiệuquả; lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý các phòng, ban chức năng vàcán bộ chuyên môn thích hợp; xây dựng nội quy, chế độ cần thiết; thôngqua công tác kiểm tra, tổng kết và áp dụng các chế tài cần thiết khác đểtổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động bảo tàng, nhằm không ngừngnâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, thỏa mãn nhu cầu côngchúng ở mức độ cao nhất Vì thế, quản lý bảo tàng là nhiệm vụ rấtquan trọng trong sự nghiệp bảo tàng hiện nay.

1.2 Tổng quan Bảo tàng các dân tộc Việt Nam

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển Bảo tàng

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được thành lập theo quyết định của thủ tướng chính phủ ngày 24 tháng 10 năm 1995 Bảo tàng được xây dựng trong 2 năm và chính thức khánh thành ngày 12 tháng 11 năm 1997.

Loại hình bảo tàng dân tộc học rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn về nhiều phương diện trên qui mô quốc gia cũng như ở từng địa phương, bởi vì Việt Nam có tới 54 dân tộc Cho nên, ngay từ năm 1981 Nhà nước đã chủ trương hình thành một Bảo tàng Dân tộc học đặt tại thủ đô Hà Nội Công trình Bảo tàng Dân tộc học được chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật ngày 14-12-1987 và được Nhà nước cấp đất để xây dựng: năm 1987 –

Trang 15

2.500m2, năm 1988 – 9.500m2, đến năm 1990 Thủ tướng Chính phủ có quyết định giao toàn bộ 3,27 ha.

Bảo tàng bắt đầu được cấp vốn chuẩn bị đầu tư vào năm 1986 Công việc xây dựng móng triển khai từ cuối năm 1989 Theo luận chứng kinh tế – kỹthuật, tổng kinh phí để xây dựng là 27 tỷ đồng, chưa kể khoảng 4 tỷ đồng cho việc sưu tầm hiện vật, tư liệu và tổ chức trưng bày.

Suốt nhiều năm, Ban quản lý công trình Bảo tàng và Phòng Bảo tàng là một bộ phận của Viện Dân tộc học Ngày 24-10-1995, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về việc thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (trực thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam).

Ngày 12 tháng 11 năm 1997, đúng vào dịp Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp họp tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac đã cắt băng khai trương Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Đây là công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Hà Đức Lịnh (dân tộc Tày) và nữ kiến trúc sư người Pháp Véronique Dollfus, gồm ba khu vực trưng bày chính: khu trưng bày trong tòa Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày toà nhà 4 tầng có tên gọi Cánh diều (là khu trưng bày về các cư dân ngoài Việt Nam, trước hết là các dân tộc ở Đông Nam Á).

1.2.1.2 Công trình kiến trúc bảo tàng

Nếu như các bảo tàng thường được thiết kế theo kiểu truyền thống, lấy tòa nhà trưng bày hiện vật làm trung tâm thì Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) có lối kiến trúc tổng hợp mới lạ.

Tọa lạc trong khuôn viên rộng gần 5ha, Bảo tàng DTHVN có ba khu trưng bày: Tòa nhà Trống Đồng – Khu trưng bày về các dân tộc Việt Nam, khu Vườn kiến trúc – Bao gồm 10 công trình kiến trúc dân gian đặc sắc của các dân tộc

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w