Phân tích các vai trò của marketing doanh nghiệp Cocoon Việt Nam, file cung cấp các kiến thức cơ sở được nhóm phân tích từ doanh nghiệp cocoon, chúc bạn đọc hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Trang 11
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU TIÊN 1
1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 2
1.1 Tầm nhìn 2
1.2 Sứ mệnh 2
1.3 Giá trị cốt lõi 3
1.4.Thành tựu 5
2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING 5
2.1 Môi trường vĩ mô 5
2.2 Môi trường vi mô 7
2.2.1 Theo nhóm môi trường ngành: 7
2.2 2 Theo nhóm môi trường nội bộ 7
2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (S.W.O.T) 9
3 PHÂN KHÚC, LỰA CHỌN VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG 11
3.1 Phân khúc thị trường 11
3.2 Lựa chọn thị trường 12
3.3 Định vị thị trường 13
3.3.1 Định vị dựa vào đặc tính sản phẩm 13
3.3.2 Định vị dựa vào giá 14
3.3.3 Định vị dựa vào đối tượng sử dụng 14
3.3.4 Định vị dựa vào đối thủ cảnh tranh 14
4 CHÍNH SÁCH MARKETING HỖN HỢP (MM) 15
4.1 Sản phẩm (Product) 15
4.2 Giá cả (Price) 16
4.3 Kênh phân phối (Place) 17
4.4 Xúc tiến hỗn hợp (Promotion) 17
NGUỒN THAM KHẢO 20
LỜI KẾT LUẬN 21
ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM 22
Trang 22
LỜI NÓI ĐẦU TIÊN
Đầu tiên, Nhóm THE COCOON chúng em xin gửi lời chào và lời cảm ơn chân thành đến Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội đã đưa môn học Marketing Căn Bản vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên – cô Vũ Thị Thanh Thảo đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập vừa qua chúng em đã học hỏi được rất nhiều điều thú
vị, có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả và nghiêm túc
để chúng em có thể vững bước sau này
Bộ môn Marketing Căn Bản là một môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên
Là một môn chuyên ngành, nó luôn đòi hỏi sự khắt khe và chính xác nhất có thể Vì vậy chúng em hiện đang và sẽ cố gắng bổ sung kiến thức của bản thân mình Do vốn kiến thức còn nhiều hạn hẹp và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, nên mặc dù chúng
em đã cố gắng hết sức mình nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
1
Trang 31.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Thương hiệu Mỹ Phẩm COCOON Việt Nam
Tên công ty: Công Ty TNHH Mỹ Phẩm Nature Story
Tên quốc tế: Nature Story Cosmetic Company Limited
Tên viết tắt: Natue Story CO.,LTD
Mã số thuế: 0313300273
Địa chỉ: 38C - 39C Khu phố 1, Quốc lộ 1A, Phường Tân
Thới Hiệp, Quận 12, Tp.HCM, Việt Nam
Người đại diện: NGUYỄN NGỌC BẢO
họ trở nên xinh đẹp, hoàn thiện hơn và tỏa sáng theo cách của chính họ Cocoon ra đời với một lý do đơn giản là làm đẹp cho người Việt từ chính những nguồn nguyên liệu gần gũi, quen thuộc
Cùng với đó là lời cam kết:
100% nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và an toàn cho làn da
Đây là lời hứa và cam kết tuyệt đối của COCOON Tất cả thành phần nguyên liệu trong các sản phẩm của COCOON đều có chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ từ các nhà cung cấp nguyên liệu trong và ngoài nước Tất cả các sản phẩm mỹ phẩm trước
Trang 43
khi được đưa ra thị trường đều được nghiên cứu từ 12 đến 24 tháng, được thử nghiệm
để vượt qua các bài kiểm tra về vi sinh, pH, độ ổn định theo thời gian, theo nhiệt độ, độ kích ứng (theo tiêu chuẩn của trung tâm DRC Nhật Bản có chi nhánh tại Thái Lan) và phải đáp ứng đầy đủ các quy định và việc lưu thông trên thị trường theo quy định của
Bộ Y tế Việt Nam Tất nhiên, các sản phẩm của COCOON được điều chế sẽ không có các thành phần như paraben, formaldehyde, phthalates, hydroquinone, triclosan, Trên thực tế, COCOON cấm hàng trăm thành phần nguy hại và thường xuyên cập nhật danh sách này theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế Việt Nam COCOON luôn luôn làm điều này vì COCOON tôn trọng luật pháp và làn da của bạn
100% không bao giờ thử nghiệm trên động vật
Các công thức mỹ phẩm của Cocoon được nghiên cứu và được thử nghiệm bằng các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm (in-Vitro test) hoặc trên các tình nguyện viên (in-Vivo test) Đồng thời các nhà cung cấp nguyên liệu cũng song hành và cam kết rằng
họ cũng không thử nghiệm trên động vật trong quá trình nghiên cứu và sản xuất ra nguyên liệu đó COCOON không thực hiện các bài thử nghiệm lên động vật như: thỏ, chuột, lòng đỏ trứng gà đã thụ tinh, vì tính nhân đạo và lời hứa bất di bất dịch với
khách hàng và cộng đồng
1.3 Giá trị cốt lõi
Niềm tin thương hiệu
* Cam kết đi đôi với hành động
COCOON vinh dự là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đầu tiên được thông qua trong chương trình Leaping Bunny cam kết không thử nghiệm trên động vật cũng như không có sự tàn ác đối với động vật của tổ chức Cruelty Free International và được chứng nhận không thử nghiệm trên động vật từ tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật PETA COCOON không thực hiện các thử nghiệm trên động vật và cũng không yêu cầu các công ty, tổ chức hoặc cá nhân nào khác thực hiện các thử nghiệm trên động vật dưới thương hiệu của COCOON COCOON tự hào khi tham gia vào hai chương trình toàn cầu Leaping Bunny của Cruelty Free International và Beauty Without Bunnies của PETA Đây là hai chương trình bảo vệ và cam kết không có sự tàn ác đối với động vật
uy tín nhất trên thế giới Trong đó, Leaping Bunny được xem là “tiêu chuẩn vàng” toàn cầu cho các sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc cá nhân và gia dụng Tính đến nay, trên toàn thế giới đã có hơn 1.000 thương hiệu được chấp thuận trong chương trình này
Trang 5Biểu tượng của Vegan Social và Cruelty Free International
Ngoài ra, các sản phẩm của COCOON là 100% thuần chay, được đăng ký bởi tổ chức The Vegan Society - một tổ chức từ thiện giáo dục lâu đời trên thế giới, cung cấp thông tin và hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau của cuộc sống thuần chay Với biểu tượng “hoa hướng dương”, The Vegan Society cũng là một trong những chứng nhận uy tín xác thực cho các sản phẩm không có thành phần từ động vật và không thử nghiệm trên động vật
* Thành phần minh bạch, cam kết rõ ràng
Xã hội càng hiện đại, người tiêu dùng càng trở nên thông thái thì việc liệt kê đầy
đủ thông tin trên bao bì là điểm cộng lớn Cocoon làm được Bên cạnh sự minh bạch này, các cam kết của thương hiệu cũng rất rõ ràng: 100% thuần chay, không thử nghiệm trên động vật, không paraben Đặc biệt, đối với mỗi sản phẩm Cocoon đều có cam kết riêng, nâng cao giá trị thiết thực cho người dùng: không Sulfate (gel rửa mặt), không cồn (toner, thạch dưỡng da), không hạt vi nhựa (tẩy da chết)…
Tập trung vào giá trị sản phẩm
* Luôn luôn lắng nghe và không ngừng cải tiến
Niềm tin của khách hàng là yếu tố quyết định sự thành công của thương hiệu Với Cocoon, họ xây dựng điều đó bằng việc mang đến những sản phẩm giúp người Việt nhanh chóng cải thiện tình trạng làn da và mái tóc Đồng thời, thương hiệu cũng luôn lắng nghe ý kiến khách hàng, cập nhật xu hướng mới và nâng cấp sản phẩm để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
* Đầu tư nghiêm túc cho hình thức sản phẩm
Hình thức sản phẩm cũng là điều được Cocoon rất chú trọng, các thiết kế của họ luôn hướng đến môi trường, tất cả bao bì đều được làm bằng giấy thân thiện, không cán màn nhựa, chai lọ đựng sản phẩm có khả năng tái chế Đặc biệt, Cocoon còn khéo léo
Trang 65
đưa văn hóa tranh khắc gỗ Việt Nam vào logo của các nguyên liệu như: bí đao, cà phê, sa-chi, bưởi…
Lan tỏa giá trị tích cực
Thời gian qua, thương hiệu không chỉ chinh phục người dùng bằng những sản phẩm chất lượng, bao bì ấn tượng mà còn truyền cảm hứng và lan tỏa những thông điệp tích cực qua nhiều chương trình ý nghĩa hướng đến môi trường
1.4.Thành tựu
Thời gian qua, thương hiệu không chỉ chinh phục người dùng bằng những sản phẩm chất lượng, bao bì ấn tượng mà còn truyền cảm hứng và lan tỏa những thông điệp tích cực qua nhiều chương trình ý nghĩa hướng đến môi trường
6 năm trước, Cocoon đã cho ra mắt 2 sản phẩm: cao bí đao và cao vỏ bưởi, chuyên điều trị mụn trứng cá và làm mờ vết thâm Từ đó, Cocoon bắt đầu có được sự đón nhận
và quan tâm từ người tiêu dùng Việt
Không chỉ vậy, sau 3 năm nghiên cứu và cải tiến sản phẩm, Cocoon đã chính thức trở lại và chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam trong một diện mạo chuyên nghiệp mới với chất lượng vượt trội
Cocoon tạo được nhiều “tiếng vang” và trở thành một trong những thương hiệu đón đầu xu hướng
mỹ phẩm thuần chay tại Việt Nam Hãng còn nhận được chứng nhận sản phẩm "thuần chay" của The Vegan Society (Hiệp hội Thuần chay thế giới) Vào tháng 9/2020, Cocoon đã được tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu PETA chứng nhận "không thử nghiệm trên động vật và thực vật"
Vào tháng 11/2020, Cocoon chính thức trở thành thương hiệu Việt Nam đầu tiên được chấp thuận trong chương trình Leaping Bunny của tổ chức Cruelty Free International – một trong những chương
2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING
2.1 Môi trường vĩ mô
Nhân khẩu học
Theo Net Pyramids Net 2020, dân số chính của Việt Nam nằm trong độ tuổi từ
15-44 Đây chính là lợi thế của Cocoon bởi tập khách hàng tiềm năng mà Cocoon muốn hướng đến là thế hệ Y và Z Điều này cho thấy Cocoon rất có tiềm năng phát triển và đạt được doanh thu lớn Hơn nữa, theo số liệu thống kê thì trung bình mỗi gia đình chi hơn 12 triệu đồng/năm cho các mặt hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp và dự kiến con
Biểu tượng của PETA và The Vegan
Society được in trên bao bì sản phẩm
Cocoon Nguồn: internet
trình đảm bảo sản xuất không thử nghiệm trên động vật nổi tiếng nhất thế giới
Trang 76
số này sẽ đạt khoảng 24 triệu đồng trong 10 năm tới Con số này cho thấy người tiêu dùng có thể chi tiêu phóng khoáng hơn trong việc mua các mặt hàng chỉ vì nó liên quan đến chăm sóc sắc đẹp và y tế Mối quan tâm ngày càng tăng về sức khỏe và sắc đẹp là một dấu hiệu tốt để Cocoon thực hiện kế hoạch định giá của mình Với giá chỉ 200.000- 300.000 đồng, các sản phẩm của Cocoon có giá thành rất hợp túi tiền của người Việt
Văn hóa xã hội
Từ xưa đến nay, người Việt Nam ít hoặc thường không có sự bài trừ những vấn
đề liên quan đến thẩm mỹ thường ưa chuộng những nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên Nắm bắt được tâm lý người Việt, Cocoon trân trọng các nguyên liệu gần gũi với đời sống người Việt Mặt khác, thương hiệu mỹ phẩm này rất thức thời khi luôn cập nhật những xu hướng thành phần và công thức tân tiến nhất trên thế giới để hoàn thiện hơn các sản phẩm của mình
Kinh tế
Với mức tăng trưởng bình quân 30%/năm, thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài mở cửa hàng kinh doanh Theo số liệu của ngành mỹ phẩm Việt Nam, mỹ phẩm và các sản phẩm, dịch vụ làm đẹp phát triển tốt khi có đến 60% dân số là người trẻ, quan tâm đến sức khỏe và sắc đẹp Với dự báo thị trường mỹ phẩm Việt Nam sẽ có giá trị 2,3 tỷ USD trong năm 2019, đồng thời, hàng năm sẽ tăng trưởng đạt 5,4% (CAGR 2019 - 2023), đã cho thấy việc tăng trưởng thị trường như trên sẽ kích thích chi tiêu tăng tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp thu hút khách hàng mạnh hơn Với đà tăng trưởng như vậy, đã cho thấy nhu cầu về làm đẹp ngày càng trở nên cần thiết và đây sẽ là một thị trường tiềm năng, kích thích phát triển kinh tế nước nhà
Môi trường chính trị - pháp luật
Ngày nay, thị trường kinh doanh mỹ phẩm làm đẹp là một trong những thị trường được quan tâm và đang có xu hướng phát triển rất mạnh Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị định, thông tư về ngành kinh doanh nhằm tạo ra các điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, cũng như để kiểm soát việc kinh doanh sản xuất các mặt hàng mỹ phẩm Dù đã có những biện pháp kiểm soát nhưng vẫn có doanh nghiệp lợi dụng các lỗ hổng trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng
để kinh doanh trái phép, gây mất niềm tin cho người dùng Gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh chất lượng, chính hãng và tuân thủ quy định pháp luật như Cocoon
Điều kiện tự nhiên
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi, đó là yếu tố giúp cho việc lấy các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên thuận lợi hơn Yếu tố Việt Nam ghi dấu ấn rõ rệt trong từng sản phẩm của Cocoon bởi khi nhìn vào danh mục sản phẩm của thương hiệu này, bạn sẽ thấy không khác gì nhìn vào một tấm bản đồ về các sản vật đặc trưng của mỗi miền đất nước Từ cà phê Đắk Lắk đến dừa Bến Tre, bơ ca cao Tiền Giang, hoa hồng Cao Bằng, bưởi, sachi, rau má, bí đao…
KHKT - công nghệ
Với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 đã mang đến cho các doanh
nghiệp những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội như Facebook,
Youtube, …Và Cocoon cũng tận dụng hiệu quả điều này Nhờ vậy mà hình ảnh của các sản phẩm đến gần hơn với công chúng
Trang 87
2.2 Môi trường vi mô
2.2.1 Theo nhóm môi trường ngành:
Cơ cấu ngành cạnh tranh
Ngày nay, thị trường mỹ phẩm Việt Nam vô cùng đa dạng với sự tham gia của rất nhiều nhãn hiệu đến từ khắp thế giới Người tiêu dùng Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc chăm sóc làn da, cơ thể so với trước đây Thị trường mỹ phẩm thuần chay Việt Nam có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, sản phẩm có tính đồng nhất cao Hiện nay, các thương hiệu mỹ phẩm thuần chay tại Việt Nam được nhập khẩu tại các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Điển hình như các thương hiệu Whamisa, Mad Hippie, Andalou Natural, Bên cạnh đó, thị trường mỹ phẩm thuần chay trong nước cũng rất
đa dạng với sự tham gia của nhiều thương hiệu như Zakka Naturals, Mặt nạ tươi,
Triển vọng ngành
Mỹ phẩm thuần chay là một trong những tuyên ngôn về lối sống xanh, sạch, bền vững và hướng đến bảo vệ môi trường Sự ra đời của Cocoon như một “làn gió mới” cho ngành mỹ phẩm của nước ta Khi chúng ta không chỉ thấy được một thương hiệu Việt chỉnh chu về hình thức, mẫu mã mà ngay cả chất lượng sản phẩm cũng không hề kém cạnh các thương hiệu nước ngoài khác, tạo sự uy tín và tin dùng từ các người nổi tiếng đến người tiêu dùng thông thường
2.2.2.Theo nhóm môi trường nội bộ
Đối thủ cạnh tranh
* Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ mỹ phẩm nước ngoài như Anh, Mỹ, Pháp và đặc biệt là Hàn Quốc, người tiêu dùng Việt cũng có xu hướng sính ngoại hơn Có thể kể đến các thương hiệu nước ngoài cùng phân khúc giá cạnh tranh trực tiếp trong phân khúc mỹ phẩm thuần chay với Cocoon Việt Nam như: NYX, The body shop, LUSH, Paula’s Choice,… Đây đều là các thương hiệu đầu ngành, phủ sóng thị trường mỹ phẩm thế giới, điểm mạnh của các thương hiệu này là đã tồn tại được một thời gian dài, có độ nhận diện thương hiệu cao, có được niềm tin của khách hàng, Các hãng mỹ phẩm chay trong nước: Bên cạnh các hãng mỹ phẩm thuần chay nước ngoài, đã có một số hãng mỹ phẩm Việt Nam bắt đầu gia nhập vào phân khúc thuần chay này, có thể kế đến Gilla 8 hay Zakka Naturals, tuy đây là các hãng của doanh nghiệp nhỏ, quy mô nhỏ và không chiếm nhiều thị phần và chưa được chứng nhận của
tổ chức PETA về thử nghiệm trên động vật nhưng do tốn ít chi phí nghiên cứu và sản xuất nên giá sẽ rẻ hơn trên từng mặt hàng
Các hãng mỹ phẩm xanh, organic: Các hãng mỹ phẩm organic nước ngoài như: Living nature, Andalou Naturals, Juice Beauty, và trong nước như: mỹ phẩm thiên nhiên Skinna, The Herbal Cup, Thorakao, Vedette, cũng là những nhãn hàng hướng tới phát triển bền vững Hiện nay tại Việt Nam đã có hơn 20 hãng hàng organic nước ngoài
Trang 98
và nội địa được cấp phép kinh doanh
* Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:
Các hãng mỹ phẩm thông thường: Các hãng mỹ phẩm thông thường có thể kể đến ở cả trong nước và ngoài nước những hãng hàng tiềm năng và có sức mạnh thị trường lớn như: M.A.C, Lemonade, M.O.I, Ofelia, Các hãng mỹ phẩm thông thường
đa dạng hơn về giá, danh mục sản phẩm, độ phủ sóng thị trường cao,
➢ Đối với Cocoon, thị trường mỹ phẩm thuần chay trong nước chưa cạnh tranh cao do các doanh nghiệp nội địa chưa có định hướng đầu tư cụ thể và sát sao đối với phân khúc này Tuy nhiên, thị trường lại có mức độ cạnh tranh cao đối với các nhãn hàng mỹ phẩm thuần chay nước ngoài có thị phần tại Việt Nam
Khách hàng
* Khả năng tiếp cận thông tin cao
Đối với các dòng sản phẩm mỹ phẩm, công nghệ thường được coi là thế mạnh cạnh tranh của các hãng Thông tin về tính năng sản phẩm cũng được các nhóm tham khảo chia sẻ và đánh giá thường xuyên giúp khách hàng dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận thông tin
* Độ nhạy cảm về giá thấp
Khách hàng tin rằng những sản phẩm có giá thành cao sẽ có quy trình sản xuất nghiêm ngặt và chất lượng hơn các sản phẩm có phân khúc giá còn lại Vì vậy khách hàng thường có xu hướng chấp nhận giá cả để mua được sản phẩm thuộc thương hiệu mà họ tin là chất lượng và đáng tiền
Nhà cung cấp
Công ty chủ yếu tập trung vào các thành phần tự nhiên Cocoon chỉ sử dụng chiết xuất từ thực vật là nguồn nguyên liệu chính được mua trực tiếp từ nông trại địa phương hoặc nông dân ở Việt Nam Cocoon chỉ chọn những tỉnh nổi tiếng với đặc sản địa phương để đảm bảo đầu vào chất lượng cao như cà phê Đắk Lắk, nghệ Hưng Yên, hồng từ Cao Bằng, Không chỉ sử dụng nguyên liệu Việt Nam mà Cocoon còn nhập khẩu các nguyên liệu như Vitamin, hoạt chất từ Pháp, Nhật, Đức, v.v
Trung gian tiếp thị
Cocoon mặc dù đã có một số cửa hàng bán lẻ chính thức nên sản phẩm của họ chủ yếu được bán thông qua các đại lý trên cả nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến Các đại
lý có đóng góp rất lớn trong việc giúp Cocoon tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn Cocoon đã xuất hiện ở nhiều nhà bán lẻ khác nhau như: chuỗi bán lẻ Guardian, Watsons, Skinfood World, Garden Lixibox và Hasaki Ngoài ra, Cocoon cũng có cửa hàng chính thức trên một số nền tảng mua sắm trực tuyến được yêu thích như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo Theo báo cáo “Xu hướng mỹ phẩm Việt Nam 2020”, 73% đã sử dụng thương mại điện tử để mua mỹ phẩm do giá cả hợp lý, nhiều lượt đánh giá và phản hồi trung thực Như vậy, thương mại điện tử đã trở thành một trong những kênh được biết đến nhiều nhất cho các chuyên mục làm đẹp
Trang 109
Công chúng
Cocoon đã xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạp chí kỹ thuật số như: Elle.vn, vtv.vn, vnexpress… Hầu hết các tin tức viết về Cocoon đều đề cập đến việc Cocoon đã thực hiện một cuộc cách mạng mỹ phẩm thuần chay và sử dụng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường như thế nào Các tờ báo lớn, có độ tin cậy cao đã khen ngợi Cocoon
vì những sản phẩm thân thiện với động vật tự nhiên và thân thiện với môi trường Điều này có ý nghĩa rất lớn tới sức ảnh hưởng của thương hiệu Cocoon đến công chúng Bằng cách hiểu được tầm ảnh hưởng của KOLs, Cocoon đã hợp tác với nhiều chuyên gia làm đẹp và người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội Qua những KOLs, doanh nghiệp có thể truyền thông điệp từ công ty đến người dùng rằng động vật vô tội, chúng đáng được yêu thương và chăm sóc
2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (S.W.O.T)
SWOT
O1: Số lượng nam giới sử dụng mỹ phẩm ngày càng gia tăng
O2: Tỷ lệ dân số Việt Nam đông, với phân khúc khách hàng nữ tiềm năng chiếm khoảng 40% tổng dân số
nữ
O3: Môi trường tự nhiên tạo điều kiện để phát triển nguồn nguyên liệu
O4: Công nghệ ngày càng phát triển mạnh
O5: Đây là một ngành hấp dẫn và có mức tăng trưởng thị trường cao
O6: Tồn tại những rào cản gia nhất định khi nhập ngành của các đối thủ tiềm
ẩn
O7: Khách hàng có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên ngày càng cao
O8: Mỹ phẩm thiên nhiên
có độ lành tính cao hơn so với sản phẩm thay thế
T1: Suy thoái kinh tế làm giảm sức mua mỹ phẩm của khách hàng
T2: Nhà nước ban hành các quy định và luật về mỹ phẩm nghiêm khắc
T3: Thiên tai xảy ra thường xuyên
T4: Chi phí chuyển giao công nghệ cao
T5: Nguy cơ gia tăng đối thủ tiềm ẩn trong tương lai
do ngành hấp dẫn và dần
mở rộng
T6: Các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài chiếm phần lớn thị phần của ngành mỹ phẩm
T7: Các sản phẩm thay thế phổ biến và dễ dàng tìm kiếm ở mọi nơi
T8: Hiệu quả tức thì của sản phẩm thay thế nhanh hơn mỹ phẩm thiên nhiên T9: Thế mặc cả của người mua trong ngành mỹ phẩm thiên nhiên cao
Trang 1110
O9: Quy trình sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên an toàn với môi trường
O10: Phân khúc khách hàng ngày càng được mở rộng về độ tuổi
T10: Thế mặc cả của người bán có thể cao do suy thoái kinh tế
Điểm mạnh (S) Các chiến lược SO Các chiến lược ST
S1: Nguồn nguyên liệu có
giá thành rẻ và được kiểm
soát chặt chẽ
S2: Chất lượng sản phẩm
luôn được đảm bảo
S3: Sử dụng bao bì sản
phẩm độc đáo, thân thiện
với môi trường
S(2,7) + O(3,4): Tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ
và công nghệ hiện đại ->
Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển đa dạng các sản phẩm mới lạ, độc đáo
S(3) + O(2): Thiết kế các bao bì sản phẩm độc đáo đánh vào phân khúc khách hàng nữ
S(4) + O(5): Tăng cường,
mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trong và ngoài nước
S(5,6,9)+ O(8,10): Đẩy mạnh Marketing trên nhiều phương tiện thông tin, mở rộng đối tượng tiếp cận cả khách hàng trẻ và trung niên
S(8,10) + O(7): Chú trọng đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng tiềm năng
và giữ chân khách hàng hiện tại
S(1) + T(4,10): Mua số lượng lớn nguyên liệu nhập kho nhằm giảm giá thành và hạn chế rủi ro do thiên tai, dịch bệnh
S(2) + T(2): Chú trọng kiểm tra chất lượng sản phẩm để đáp ứng các quy định và điều luật mà Nhà nước đặt ra
S(1,2) + T(7,8): Sản xuất sản phẩm với tiêu chí hàng đầu là đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm S(5,3,7) + T(1,5): Xây dựng Marketing quảng bá lợi thế giá rẻ của sản phẩm nhằm lôi kéo nhiều khách hàng và giảm nguy cơ cạnh tranh của đối thủ tiềm ẩn S(4,6,7,8,9,10) + T(6,9): Tăng độ nhận diện thương hiệu (thông qua truyền thông) và tập trung đào tạo nhân viên để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng
Điểm yếu (W) Các chiến lược WO Các chiến lược WT
W1: Chưa có công nghệ
cao để bảo quản nguyên
liệu được lâu
W2: Chưa tự động hóa quá