1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi, áp dụng cho dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi, áp dụng cho dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa
Tác giả Nguyễn Minh Đường
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 8,62 MB

Nội dung

Chất lượng thiết kế công trình Chất lượng công trình xây dựng CTXD là tat cả các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ, an toàn, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng vẫn phải phù hợp với q

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè

và đồng nghiệp Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Nghién

cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi, áp dụng cho dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa ” đã được hoàn thành.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hữu Huế đã hướng dẫn,

giúp đỡ tận tình cho tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình

đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Minh Đường

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên học viên: Nguyễn Minh Đường

Chuyên ngành đảo tạo: Quản lý xây dựng.

Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi, áp dụng cho dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa” Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ

nguồn gốc Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Tác giả

Nguyễn Minh Đường

il

Trang 3

MỤC LỤC

(9059710000 5 |

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE CHAT LUGNG HO SƠ THIET KE VÀ QLCL THIET KE CÔNG TRINH THUY LỢI -2- 2£ 52 E£2E+2E£+EE£2£E2EEzx+zrxesrxez 3 1.1 Chất lượng công trình và chất lượng thiết kế công trình thủy lợi - 3

1.1.1 Khái quát chung về công trình xây dựng 2-22 2 s+x++EzEz+rxzrxerxeez 3 1.1.2 Chất lượng công trình xây dựng - 2-2 5¿+++++++2E++Ex++rxrzrxrrxerrkrsrxee 4 1.2 Quản lý chất lượng (QLCL) thiết kế công trình - 2 s2 s+£s2+zz+£s+zxzsz+z 9 1.2.1 Những quan điểm về QIL,CIL, 2 2 2 ©E£+E£+EE+EE£EEtEEEEEEEEEtEEEEErrkrrkerkeee 9 1.2.2 Tìm hiểu các chức năng cơ bản của QLCIL 2:2 5¿c++22++2s++cxzz 10 1.2.3 Các phương thức QLLCTU, - - - +22 3113211321391 E111 EEEkrrkrrkrrrke 11 1.2.4 Yêu cầu co bản của hoạt động QLCL công trình -:¿ 5z 13 1.2.5 QLCL thiết kế công trình -¿- 22 25% E£SE2E£2EE£EEvEEEEESEEEEEerkerrerrkrred 16 1.3 Đánh giá thực trạng QLCL thiết kế công trình thuỷ lợi hiện nay 17

1.3.1 Thực trạng công tác QLCL các công trình xây dựng ở Việt Nam 17

1.3.2 Thực trạng công tác QLCL CTXD ở một số nước trên thế IỚI 21

1.3.3 Một số sự cô liên quan đến công tác QLCL các công trình xây dựng 24

Kết luận chương Ï: - ¿- -©ESE‡EE9EE2EE2EEEEEEEEEE151121111211 1111111111111 1 1 xe 28 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHAT LƯỢNG THIET KE CÔNG TRÌNH 0S LOD 0s 0) ‹::.‹1II 29

2.1 Một số tiêu chuan quy định về chat lượng thiết kế công trình thủy lợi 29

11

Trang 4

2.3.2 Những vấn đề xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế và nguyên nhân

0101 4 44

2.4 Giai đoạn thiết kế kỹ thuật — bản vẽ thi cÔng - 2-5 52+ 2+£++£EezEzzEerxerxee 45 2.4.1 Các yêu cầu cơ bản ¿- ¿+ tk E2EE21EE11121101121121111 1111111111111 cye 45 2.4.2 Những vấn đề xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế và nguyên nhân 01:0 Ỏ 51 2.5 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 9001 :2015 2- 2¿©+¿2+£2+£+£x2+Ex+zExtzxesrxesree 53 2.5.1 Hệ thống QLCL thiết kế công trình theo ISO 9001:2015 - 53

2.5.2 Các yêu cầu cơ bản về kiểm soát hỗ sơ thiết kế theo ISO 9001:2015 55

Kết luận chương 2 - ¿-2¿26¿©22+2E22EE22E1E211221122112212211271127112112112111211211 11 creu 56 CHƯƠNG 3: DE XUẤT MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO CHAT LƯỢNG THIẾT KE CÔNG TRÌNH, ÁP DUNG CHO TRAM BOM TIÊU YEN NGHĨA 57

3.1 Giới thiệu chung về công trình trạm bơm tiêu Yên Nghĩa 2-5 5¿ 57 3.1.1 Giới thiệu chung - 2 £+E£+EE+£EE£EEE2EEEEEE71127112712112711211 21121 cre 57 3.1.2 Giới thiệu về dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa — Thành phố Hà Nội 60

3.2 Đánh giá thực trạng thiết kế công trình trạm bơm hiện nay . 63

3.2.1 Trạm bơm Khai 'Thái - 25+ 223 +22 131222111 23111 2311 191 12g ng cư, 63 3.2.2 Trạm bơm Yên SỞ - - - + 2 1311112211119 11g ng vn ngư 65 3.2.3 Trạm bơm Tân C1 - - - < E3 1113231111 511811 1111 811111021119 111g ve 66 3.3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng thiết kế - 2 2 s+x£Ez+£z+zxerxez 66 3.3.1 Cơ cau tô chức, QTCL thiết kế và yêu cầu trong thiết kế trạm bơm 66

3.3.2 Lựa chon các chi tiêu thiết kế đảm bảo an toàn cho công trình 70

3.3.3 Công tác nâng cao chất lượng nhân lực, hiện đại hóa thiết bị 74

3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 75

IV

Trang 5

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 2c SE SE ‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrkersei 81

1 KẾT aie cccccccccccccecsessesssessessessesssessessessusssessessussusssessessussusssessessessusssessessessussseesesseseeeess 81

2 Kiến nghii o ceccecceccescescssessessessessesscsvcsessessesscssssucsucsvcsvssssessessssecsucsucsessessessesucsussnesecaveaes 82

2.1 Đối với nhà NUGC oe eeceeccesssesssesssessssssecssessusssesssesssessusssesssessuessssssesssessuessueesecssecsueeseee 82

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ANH

Số hình Tên hình Số trang

Hình 1.1 Công tác hoạt động xây dựng và hoạt động QLCL 14

Hình 1.2 Sự cố vỡ đập Z20 25 Hình 1.3 Sự cô sạt lở mái kè sông Mã 26

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 66

VI

Trang 9

MỞ ĐẦU:

1 Tính cấp thiết của Đề tài:

Hiện nay, ngành xây dựng của Việt Nam đang trên đà phát triển, trong đó xây dựng

công trình thủy lợi là một trong những mũi nhọn phát triển của đất nước Một công trình xây dựng nói chung và công trình thủy lợi nói riêng, trước khi được đưa vào giai đoạn thi công xây dựng thì phải đảm bảo chất lượng của hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công,

đã được cơ quan có thầm quyền phê duyệt.

Dé đảm bảo chất lượng thiết kế công trình thủy lợi thì người thiết kế phải áp dụng đúng các phương thức tính toán phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành; hiểu rõ được quy trình kỹ thuật khi thi công đề lên được kế hoạch, trình tự thi công công trình một cách tối ưu nhất;

Mặt khác, hằng năm số lượng công ty tư vấn xây dựng công trình thủy lợi được thành lập rất nhiều và bên cạnh đó số lượng công ty giải thể cũng không ít, để cạnh tranh được với thị trường tư vấn thiết kế thì vấn đề nâng cao chất lượng thiết kế xây dựng công trình là mục tiêu hàng đâu của các công ty tư vân.

Với sự cấp thiết như vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi, áp dụng cho dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2 Mục đích của Đề tài:

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi nói chung và công trình trạm bơm tiêu Yên Nghĩa nói riêng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

— Tiếp cận tổng hợp và liên ngành.

— Áp dụng các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước về thiết kế công trình thủy lợi.

Trang 10

— Phương pháp điều tra, thu thập.

— Phương pháp áp dụng tiêu chuẩn về chất lượng.

— Phương pháp phân tích thống kê các số liệu đã có.

5 Kết quả dự kiến đạt được:

Dé xuât được một sô giải pháp nham nâng cao năng lực thiệt kê của công ty tư vân

thiết kế.

Trang 11

CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VE CHAT LƯỢNG HO SƠ THIET KE VÀ

QLCL THIET KE CONG TRINH THỦY LỢI

1.1 Chất lượng công trình và chat lượng thiết kế công trình thủy lợi

1.1.1 Khái quát chung về công trình xây dựng

1.1.1.1 Khái niệm công trình xây dựng và công trình thủy lợi

Công trình xây dựng (CTXD) là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất,

có thé bao gồm phan dưới mặt dat, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phan trên

mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình dân

dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn

(NN&PTNT), công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác [6]

Công trình thủy lợi là công trình được xây dựng nhằm mục đích sử dụng nguồn nước.

Nhiệm vụ chủ yếu của các công trình thủy lợi là làm thay đổi trạng thái tự nhiên dòng chảy của sông hồ, biển, nước ngầm dé sử dụng nguồn nước một cách hợp lý có lợi

nhất và bảo vệ môi trường xung quanh tránh khỏi những tác hại của nguồn nước đó gây nên Công trình thủy lợi có thể làm hình thành dòng chảy nhân tạo để thỏa mãn nhu cầu dùng nước, khi dòng chảy tự nhiên ở nơi đó không đủ hoặc không có.

1.1.1.2 Đặc điểm của ngành xây dựng [7]

Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản

có định cho nền kinh tế quốc dân Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước Hơn thế nữa, đầu tư XDCB gắn liền với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại do đó góp phần thúc đây sự phát triển của khoa học kỹ

thuật đối với các ngành sản xuất vật chất Nó có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả của

quá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy, một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói

chung và quỹ tích luỹ nói riêng với vốn đầu tư, tài trợ của nước ngoài được sử dụng

trong lĩnh vực XDCB.

So với các ngành sản xuất khác, XDCB có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, được thê hiện rat rõ ở sản phâm xây lap và quá trình sáng tạo ra sản phâm của ngành.

3

Trang 12

Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng

lâu dai, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán trước xu hướng tiễn bộ xã hội dé tránh bị lạc hậu Phong cách kiến trúc và kiêu đáng mỗi sản phâm cần phải phù hợp với văn hoá dân tộc vùng miền, quốc gia Trên thực tế, đã có không ít các công trình xây dựng trở thành biểu tượng của một quốc gia như chùa Một cột ở Hà nội, tháp

Ephen ở Pari và do đó chất lượng của các công trình xây dựng cũng phải được đặc biệt chú ý Nó không chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình vmà còn ảnh hưởng tới

sự an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm xây lắp mang tính tổng hợp phát huy tác dụng về mặt kinh tế, chính trị, kế toán, nghệ thuật Nó rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập, mỗi một công trình được xây dựng theo một thiết kế, kỹ thuật riêng, có giá tri dự toán riêng va tại một địa

điểm nhất định, nơi sản xuất ra sản phâm cũng đồng thời là nơi sau này khi sản pham

hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng Những đặc điểm này có tác

động lớn tới giá trị sản xuất ngành xây dựng.

Sản phẩm xây dựng là sản phẩm đơn chiếc và được tiêu thụ theo cách riêng Các sản phẩm được coi như tiêu thụ trước khi được xây dựng theo giá trị dự toán hay giá thoả

thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) do đó tính chất hàng hoá của sản phâm xây lắp

không được thê hiện rõ bởi vì sản phẩm xây lắp là hàng hoá đặc biệt.

Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử

dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp thuật của từng loại

công trình Không những thế quá trình thi công được chia thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn ra

ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường xấu như mưa, nang, lũ,

lụt đòi hỏi các nhà xây dựng phải giám sát chặt chẽ những biến động của thiên nhiên

dé hạn chế những ảnh hưởng xấu của nó đến mức thấp nhất.

1.1.2 Chất lượng công trình xây dựng

1.1.2.1 Các quan niệm về chất lượng

Trong cuộc sông con người, khái niệm chât lượng sản phâm đã có từ lâu, đây là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã

Trang 13

hội Trong chiên lược phát triên của mỗi ngành nghê, của các công ty dựa vào nhu câu

của thị trường đêu có những quan niệm về chat lượng riêng cho minh.

Theo quan điểm triết học, chất lượng của sự vật, hiện tượng, tính chất là tính xác định bản chất nào đó mà nó khăng định nó chính là cái đó chứ không phải là cái khác hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thé khác Chất lượng của khách thé không quy về những tính chất riêng biệt của nó mà gan chặt với khách thé như một khối thống nhất bao trùm toàn bộ khách thé đó Theo quan điểm này thì chat

lượng đã mang trong nó một ý nghĩa hết sức trừu tượng, nó không phù hợp nhu cầu

của thực tê.

Một quan điểm khác về chất lượng cũng mang một tính chất trừu tượng là chất lượng

theo quan điểm này được định nghĩa như là sự đạt một mức độ hoàn hảo mang tính

chất tuyệt đối Chất lượng là một cái gì đó mà làm cho mọi người mỗi khi nghe thấy đều nghĩ ngay đến một sự hoàn mỹ tốt nhất, cao nhất Đây là một khái niệm còn mang nặng tính chất chủ quan, cục bộ và quan trọng hơn, khái niệm này về chất lượng vẫn

chưa cho phép ta có thể định lượng được chất lượng Vì vậy, nó chỉ mang một ý nghĩa

nghiên cứu lý thuyết mà không thể áp dụng trong hình thức kinh doanh.

Một quan điểm thứ 3 về chất lượng theo định nghĩa của W.A.Shemart, một nhà quản

lý người Mỹ, là người khởi xướng và đạo diễn cho quan điểm này đối với vấn đề về chất lượng và QLCL Shemart cho rang “Chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh công nghiệp là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sử

dụng của nó” So với những khái niệm trước đó về chất lượng thì ở khái niệm này,

Shemart đã coi chất lượng như là một van đề cụ thé và có thé định lượng được Theo quan điểm này thì chất lượng sản phẩm sẽ là một yếu tố nào đó tồn tại trong các đặc tính của sản phẩm và vì tồn tại trong các đặc tính của sản phâm cho nên chất lượng sản phẩm cao cũng đồng nghĩa với việc phải xác lập cho các sản phẩm những đặc tính tốt hơn phan ánh một giá trị cao hơn cho sản phẩm và như vậy chi phí sản xuất sản pham

cũng cao hơn làm cho giá bán của sản pham ở một chừng mực nao đó khó được người tiêu dùng và xã hội chấp nhận Do vậy, quan điểm về chất lượng này của Shewart ở

một mặt nào đó có một ý nghĩa nhất định nhưng nhìn chung đây là một quan điểm đã

Trang 14

tách rời chât lượng với người tiêu dùng và các nhu câu của họ Nó không thê thoả mãn

được các điều kiện về kinh doanh và cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay [8]

Quan điểm thứ 4 về chất lượng xuất phát từ phía người sản xuất Theo họ quan điểm này, chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật đã được đặt ra từ trước trong khâu thiết kế sản phẩm Theo quan điểm này, chất lượng gắn liền với van đề công nghệ và dé cao vai trò của công nghệ trong việc tạo ra sản phâm với chất lượng cao Quan điểm này cho rằng

“chất lượng là một trình độ cao nhất mà một sản phẩm có được khi sản xuất” Do xuất

phát từ phía người sản xuất nên khái niệm về chất lượng theo quan điểm này còn có nhiều bất cập mang tính chất bản chất và khái niệm này luôn đặt ra cho các nhà sản xuất những câu hỏi không dễ gì giải đáp được Thứ nhất, do đề cao yếu tố công nghệ

trong van dé sản xuất mà quên đi rằng van đề sản phâm có đạt được chất lượng cao

hay không chính là do người tiêu dùng nhận xét chứ không phải do các nhà sản xuất

nhận xét dựa trên một số cơ sở không đầy đủ và thiếu tính thuyết phục, đó là công nghệ sản xuất của họ, thứ hai, câu hỏi đặt ra cho các nhà sản xuất là họ lay gi dé dam

bảo rang quá trình sản xuất được thực hiện trên công nghệ của họ không gặp một chở ngại hay rắc rối nào trong suốt quá trình sản xuất và một điều nữa, liệu công nghệ của

họ có còn thích hợp với nhu cầu về các loại sản phẩm cả sản phâm cùng loại và sản phẩm thay thé trên thị trường hay không.

Như vậy, theo khái niệm về chất lượng này các nhà sản xuất không tính đến những tác động luôn luôn thay đổi và thay đổi một cách liên tục của môi trường kinh doanh và hệ quả tất yếu của nó, trong khi ho đang say sưa với những sản phẩm chất lượng cao của

họ thì cũng là lúc nhu cầu của người tiêu dùng đã chuyên sang một hướng khác, một

câp độ cao hơn.

Đề khắc phục những hạn chế tồn tại và những khuyết tật trong khái niệm trên buộc các

nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đưa ra một khái niệm

bao quát hơn, hoàn chỉnh hơn về chất lượng sản phẩm, khái niệm này một mặt phải đảm bảo được tính khách quan, mặt khác phải phản ánh được vấn đề hiệu quả của sản xuất kinh doanh mà chất lượng của sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại cho doanh nghiệp, cho tô chức Cụ thé hon, khai niém vé chat lượng san phẩm này phải thực sự

Trang 15

xuất phát từ hướng người tiêu dùng Theo quan điểm này thì “chất lượng là sự phù hợp

một cách tốt nhất với các yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng”, với khái niệm trên về chất lượng thì bước đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh phải là việc nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp định cung cấp trên thị trường Các nhu cầu của thị

trường và người tiêu dùng luôn luôn thay đổi đòi hỏi các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh phải liên tục đổi mới cải tiến chất lượng, đáp ứng kịp thời những thay đổi của nhu cầu cũng như của các hoàn cảnh các điều kiện sản xuất kinh doanh Day là những đòi hỏi rất co bản mang tính chat đặc trưng của nền kinh tế thị trường và nó đã trở thành nguyên tắc chủ yếu nhất trong sản xuất kinh doanh hiện

đại ngày nay Mặc dù vậy, quan điểm trên đây về chất lượng sản phẩm vẫn còn những

nhược điểm của nó Đó là sự thiếu chủ động trong các quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sự phụ thuộc quá nhiều và phức tạp của doanh nghiệp vào khách hàng, người tiêu dùng có thé sẽ làm cho van dé quản lý trở nên phức tạp và khó khăn hơn Tuy vậy, nó là một đòi hỏi tất yếu mang tính chất thời đại và lịch sử.

Ngoài các khái niệm đã nêu ở trên, còn một sô khái niệm khác về chât lượng sản phâm cũng được đưa ra nhăm bô sung cho các khái niệm đã được nêu ra trước đó Cụ thê theo các chuyên gia về chất lượng thì chất lượng là:

— Sự thoả mãn người tiêu dùng.

Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau đều có một điểm chung nhất Đó là sự phù hợp với yêu

Trang 16

cầu Yêu cầu này bao gồm cả các yêu cầu của khách hàng mong muốn thoả mãn

những nhu cầu của mình và cả các yêu cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất

pháp lý khác Với nhiều các khái niệm dựa trên các quan điểm khác nhau như trên, do

vậy cần phải xem chất lượng sản phẩm trong một thể thong nhất Các khái niệm trên

mặc dù có phần khác nhau nhưng không loại trừ mà bổ sung cho nhau Cần phải hiểu

khái niệm về chất lượng một cách có hệ thống mới đảm bảo hiểu được một cách đầy

đủ nhất và hoàn thiện nhất về chất lượng.

Từ đó có thể hình thành khái niệm chất lượng tổng hợp là sự thoả mãn yêu cầu trên tất

cả các phương diện sau:

— Tính năng của sản phẩm và dịch vụ đi kèm;

— Gia cả phù hop;

— Thời gian;

— Tính an toàn va độ tin cậy.

1.1.2.2 Chất lượng thiết kế công trình

Chất lượng công trình xây dựng (CTXD) là tat cả các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ,

an toàn, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng vẫn phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.

Công tác thiết kế xây dựng là công việc nhằm đưa ra các phương án công trình về kết cấu, tuyến công trình, kiến trúc, kỹ thuật, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế và lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu nhất nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.

Theo luật xây dựng Việt Nam số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, thiết kế xây dựng

công trình bao gồm: [6]

— Phương án kiến trúc;

— Phương án công nghệ (nếu có);

Trang 17

— Công năng sử dụng;

— Thời hạn sử dụng, quy trình vận hành và bảo trì công trình;

— Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu;

— Chỉ dẫn kỹ thuật;

— Phương án phòng, chống cháy, nỗ;

— Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;

— Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

— Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng.

1.2 Quản lý chất lượng (QLCL) thiết kế công trình

1.2.1 Những quan điểm về QLCL

Dé dat được chất lượng mong muốn cần phải quan lý một cách đúng đắn các yêu tổ của chất lượng QLCL là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là

QLCL.

Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008: QLCL là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các

biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải

tiễn chất lượng năm trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về QLCL, tuy nhiên về cơ bản nhằm chỉ rõ:

— Mục tiêu trực tiếp của QLCL là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu câu thị trường với chi phí tôi ưu.

— Thực chất của QLCL là tổng hợp các hoạt động của chức năng quan lý như: hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh Nói cách khác, QLCL chính là chất lượng của

quản lý.

Trang 18

— QLCL là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tô chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội) QLCL là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội,

trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao

nhất chỉ đạo.

QLCL công trình là hoạt động can thiệp gián tiếp thông qua công cụ pháp luật tác

động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày giữa người đặt hàng (chủ đầu tư) và người bán hàng (các nhà thầu) dé làm ra sản phẩm xây dựng - một loại sản phẩm có

tính đơn chiếc và không cho phép có phế phẩm.

1.2.2 Tim hiểu các chức năng cơ bản của QLCL

QLCL gom 5 chức nang co bản sau: hoạch định, tô chức, kiểm tra, kích thích, điều hòa phối hợp [8]

1.2.2.1 Chức năng hoạch định

Hoạch định chất lượng là chức năng quan trọng hàng đầu và đi trước các chức năng

khác của QLCL, vì nó xác định cái cân phải làm gì.

Hoạch định chất lượng là một hoạt động xác định mục tiêu, định hướng chiến lược và các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản

phẩm Nhiệm vụ của hoạch định chất lượng là:

— Nghiên cứu thị trường dé xác định yêu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hóa dịch vụ, từ đó xác định yêu cầu về chất lượng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm dich vụ, thiết kế sản phẩm dịch vụ.

— Xác định mục đích chất lượng sản phẩm cần vươn tới và chính sách chất lượng của doanh nghiệp.

— Chuyển giao kết quả hoạch định cho các bộ phận khác thực hiện.

1.2.2.2 Chức năng to chức

Là cách quyết định công việc được tiễn hành như thế nào, tùy từng sản phẩm, chat lượng của doanh nghiệp mà lựa chọn huy động, sắp xếp các nguồn lực một cách hợp lý với hệ thống chất lượng của mình.

10

Trang 19

Việc tiến hành các biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, chính trị, tư tưởng, hành chính chính là tô chức thực hiện kế hoạch đã xác định.

1.2.2.3 Chức năng kiểm tra, kiểm soát

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng là quá trình điều khiển, đánh giá các hoạt động tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo kế hoạch và hướng đến mục tiêu.

Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá một cách độc lập 2 vấn đề chính, đó là:

— Kế hoạch có được tuân theo một cách trung thành không?

— Bản thân kế hoạch đã đủ chưa?

Nếu mục tiêu không đạt được thì được hiểu là một trong hai hoặc cả hai điều kiện trên

không được thỏa mãn.

1.2.2.4 Chức năng kích thích

Kích thích việc đảm bảo và nâng cao chất lượng được thực hiện thông qua áp dụng chế

độ thưởng phạt về chất lượng đối với người lao động và áp dụng giải thưởng quốc gia

về đảm bảo và nâng cao chất lượng.

1.2.2.5 Chức năng điều chỉnh, điều hòa, phối hợp

Là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn nhằm giảm dần khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn khách hàng ở mức cao hơn.

1.2.3 Các phương thức QLCL

1.2.3.1 Kiém tra chất lượng

La tầm thấp nhất của QLCL Trong ISO 9001:2008 người ta dùng thuật ngữ Inspection

dé chỉ nội dung trên với định nghĩa: “Kiểm tra chất lượng là các hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của thực thé và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính” [9] Tất nhiên

11

Trang 20

qua kiêm tra cũng phát hiện được những sai hỏng thường gặp, điều tra nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục.

1.2.3.2 Kiểm soát chất lượng

Như chúng ta biết, chờ sản phẩm đến khi có kết quả cuối cùng mới kiêm tra chất lượng

và loại bỏ sản phẩm không đạt yêu cầu là không hợp lý, có thé gây lãng phí Các công

ty cần tiễn hành làm chủ chất lượng, phòng ngừa sai hỏng bằng cách kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng một cách tối

đa dé ngăn ngừa, giảm thiêu những sai hỏng về chất lượng.

Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 thì: “Kiểm soát chất lượng là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp nhằm theo dõi một quá trình, đồng thời loại trừ những nguyên

nhân làm hoạt động không thỏa mãn ở mọi giai đoạn ở vòng chất lượng để đạt hiệu

quả kinh tế”.[9]

Kiêm soát chât lượng bao gôm các yêu tô sản xuât: kiêm soát con người; kiêm soát thiệt bi; kiêm soát nguyên liệu, sản phâm được mua về; kiêm soát phương pháp và quy trình; kiêm soát thông tin; kiêm soát môi trường làm việc.

— Kiểm soát con người: Tat cả các thành viên trong cơ cau tổ chức từ giám đốc đến nhân viên văn thư phải có đủ năng lực đã được đào tạo dé đảm đương công việc được giao, có đủ trình độ kinh nghiệm dé áp dụng các quy chuẩn hoạt động của công ty đã định Hiểu biết rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm Được đảm bảo các điều kiện dé hoàn thành công việc gồm day đủ những tài liệu, chỉ dẫn, phương tiện dé tiến hành công việc Được tạo mọi điều kiện để công việc có thể đạt được chất lượng.

— Kiểm soát thiết bị: Các loại thiết bị này phải phù hợp với hoạt động được tiễn hành,

phải được bảo dưỡng định kỳ Phải luôn duy trì ở trạng thái đảm bảo yêu cầu về: chức

năng, thao tác, vận hành an toàn, vệ sinh công nghiệp, an toàn môi trường.

— Kiểm soát nguyên liệu, sản phẩm được mua về: Chọn nhà cung ứng thầu phụ phải

được tuyển chọn kỹ không chi là nguyên liệu rẻ mà phải theo phương diện bảo đảm

chất lượng Đặt hàng phải rõ ràng nguồn gốc xuất xứ Trong hợp đồng mua sản phẩm

12

Trang 21

phải that rõ ràng, đầy đủ, chính xác về phạm vi sản phẩm, yêu cau tính năng kỹ thuật, biện pháp kiểm tra và cung cấp các chứng từ khách quan về chất lượng.

— Kiểm soát phương pháp và quy trình: Phương pháp công nghệ được sử dụng phải

chứng minh được là sẽ đảm bảo được yêu cầu đã định, dựa trên thực tế áp dụng trong

điều kiện tương tự hoặc qua kết quả nghiên cứu, thực nghiệm.

— Kiểm soát thông tin: Moi thông tin phải được cập nhập và do người có thâm quyền kiểm tra và duyệt ban hành Thông tin phải cập nhật kịp thời có san cho những người

cân tới và tại nơi cân tới.

— Kiểm soát môi trường làm việc: Môi trường làm việc phải sạch sẽ, ngăn nắp, tiện

nghi, bảo đảm thao tác thuận lợi, năng suất lao động cao và bảo đảm an toàn lao động.

1.2.3.3 Bảo đảm chất lượng

Bảo đảm chất lượng là việc tạo sự tin tưởng đầy đủ rằng một t6 chức sẽ luôn luôn thỏa mãn được mọi yêu cầu của chất lượng sản phẩm thông qua việc tiến hành các hoạt

động trong hệ chất lượng, theo kế hoạch, một cách hệ thống Khi được yêu cầu những

hoạt động này hoàn toàn có thé được trình bày, chứng minh bang các văn bản thủ tục

và hồ sơ ghi chép các hoạt động của quá trình tạo ra sản phâm đó.

1.2.3.4 QLCL toàn điện

ISO 9001:2008 định nghĩa: “QLCL toàn diện là cách quản lý của một tổ chức tập

trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó nhằm đạt

tới sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các

thành viên của tô chức đó và cho xã hội” [9].

1.2.4 Yêu cầu cơ bản của hoạt động QLCL công trình.

Hoạt động QLCL CTXD là trách nhiệm của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: chủ dau tư, nhà thầu, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng Tuy nhiên trong giới hạn học viên chỉ đi

sâu về yêu cầu cơ bản của hai hoạt động QLCL là khảo sát, thiết kế.

13

Trang 22

Theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về QLCL CTXD, hoạt động QLCL

CTXD xuyên suốt các giai đoạn từ giai đoạn khảo sát, thiết kế đến thi công và khai thác công trình được thé sau đây:

Hoat động xôy dụng - động quan lý chat Lion}

\ - Tụ giớm sat của nha thầu khỏo sat

\ - Giãm sat của chủ đồu tu

\ Khao sat ~~~ - Tụ gim sat của nha †hồu thiết kế

\ - Giãm sat của tổ chúc cớ nhôn

Cóc \ _ - Thổm tro thiết kế của chủ đồu tu

a 2 \ Thiê† kế F Tiêu chuan, )

, / - Tu giam sat của nha thồu xêy dụng

ng / th công xếyd - Gian sat va nghiệm thu của chủ đều tu

me EGONG Xếy cụng - Glam sớt tóc gid của nhỏ thiết kế

/ - Giám sót của nhãn dan

/ Ehoihfesemfn —T Bao hònh ông trình

Ị arinac công In - Bao trì công trình

Hình 1.1: Công tác hoạt động xây dựng và hoạt động QLCL

1.2.4.1 Hoạt động QLCL trong giai đoạn khảo sát

Trong giai đoạn này yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế, các tổ chức cá nhân giám sát khảo sát xây dựng phải có trách nhiệm như sau:

— Đối với chủ đầu tư: Cần lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định; Tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và bố sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có); Kiểm tra

việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng

trong quá trình thực hiện khảo sát; Tự thực hiện hoặc thuê tô chức, cá nhân có chuyên

môn phù hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng; Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

— Đối với nhà thầu khảo sát xây dựng: Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư; lập phương án kỹ thuật khảo sát phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng; Bồ trí đủ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp đê thực hiện khảo sát; cử người có đủ điêu kiện năng

14

Trang 23

sm khảo sát x lực theo quy định của pháp lu: dựng; tổ chức tự giám sát trong quá trình khảo sát, Thực hiện khảo sát theo phương án kỹ thuật khảo sát xây, dựng được phê duyệt; sử dung thiết bị, phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định của pháp luật và phù hợp với công việc khảo sát; Bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các

công trình ha tang ky thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sat;Bảo vé mỗi trường, giữ gin cảnh quan trong khu vục khảo sit; phục hỗ hiện trường

sau khi kết thúc khảo sé; Lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng đáp ứng yêu cầu của

hiệm vụ khảo sit xây đựng và hợp đồng; kiểm tra, khảo sit lai hoặc khảo sit bỗ sungKhi báo cáo kết quả khảo sắt xây dựng không phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi xây

dựng công trình hoặc không đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát

— Đối với nhà thẫ thiết kể: Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng ph hợp với yêu cầu của

từng bước thiết kể khi có yêu cầu của chủ đầu tu; Kiểm tra sự phù hợp của số liệu

Khảo sát với yêu cầu của bước thi S thăm gia nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sátxây dụng khi được chủ dầu tr yêu cầu: Kiến nghị chủ đầu tư thực hiện khảo sat xâydựng bỗ sung khi phát hiện kết quả khảo sát không đáp ứng yêu cẩu khi thực hiện thiết

kế hoặc phát én những yéu tổ khác thường ảnh hưởng đến thế kế

~ Đối với của tổ chức, cá nhân giám sát Khảo sát xây dưng: Cử người có chuyên môn

phù hợp với loại inh khảo sắt đ thực hiện giám sắt khảo sát xây dựng theo nội dung

của Hợp đồng xây dựng; Đề xuất bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng nếu trong quá

trình giám sát khảo sát phát hiện các yêu tổ Kháe thường ảnh hưởng trực tiếp đến giải

pháp thiết kế, Giúp chủ đầu tư nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dung

1.2.4.2, Hoạt động QLCL trong giai đoạn thiết kế:

Sản phẩm thiết kế rước khi đưa ra thi công phải được chủ đầu te (CDT) nghiệm thụ

và xác nhận CDT phải chịu rách nhiệm về các bản vẽ thiết k giao cho nhà thầu th

sông xây dựng Nhà thầu thiết kế xây đựng công tinh chịu trích nhiệm trước CDT về

chất lượng thiết k công tình xây dựng và phi thường thiệt bại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù

hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng CTXD và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại

'Trách nhiệm nay cũng được quy định rõ tại ND 46/2015/NĐ-CP.

Trang 24

~ Đối với chủ đầu tr: Tổ chức lập nhiệm vy thế kể xây dựng công trình trên cơ sở

báo cáo đầu tư xây đụng công trình (báo cáo nghiên cứu tiễn khả thi) hoặc chủ trương:

đầu tư đã được cấp có thắm quyền phê duyệt, Lựa chon tỏ chức, cá nhân đảm bảo điều.kiện năng lực để lập thiết kế và thẳm tra thiết kế xây đựng công tình khi cin thiết

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu thiết kế,

thấu ú tra thiết kế (nếu có) rong quá tình thực hiện hop dng: Kiểm tra và

trình thiết kế cơ sở cho người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt theo quy định

của pháp luật đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước; Tỏ chức thấm định, phê

duyệt thiết ké - dy toán; Thực ên thay đổi thiết kế: Tổ chức nghiệm thu hỗ sơ thiết kế xây dựng công trình.

— Đối với nhà thầu thiết kế xây dựng công tình: Bổ tí đủ người có kin nghiệm và

chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kể; cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy

định để làm chủ nhiệm đỗ án thiết k

ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp vớ têu chun được ấp dụng cho công

chi tủ thiết kế: Sử dụng kết quả khảo sắt đáp

trình; Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẳn được áp dung cho công trình;lap hồ sơ thiết kỀ dap ứng yêu cầu của nhiệm vụ thết kế, nội dung của từng bước thiết

kế, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan; Thục hiện thay đổi

thiết kế theo quy định.

1.2.5 OLCL thiết kế công trình:

"Để tạo ra một sản phẩm xây dựng chất lượng thì các chủ đầu tư cần quan tâm đến một

sổ vấn đề cơ bản liên quan đến chit lượng công trình là

= Chất lượng CTXD cin được quan tim ngay từ khi hình thành ý tưởng xây dựng

công tình Từ khâu quy hoạch ập dự án, khảo sit, hit kế thi công đến giải đoạn vận

hành khai thác và kết thúc ving đồi của dự án Chit lượng CTXD thể hiện ở chất

lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự ấn chất lượng khảo sit, chất lượng bản về

Các yêu tổ chất lượng trên phụ thuộc rất lớn về tư duy của của mỗi con

quan đến công việc trên;

16

Trang 25

— Chất lượng CTXD cũng phụ thuộc vào chất lượng vật liệu, sự tuân thủ các tiêu chuẩn thi công, chất lượng của đội ngũ công nhân, kỹ sư, thiết bị tham gia thi công công trinh ;

Trong các yếu tố trên thì chất lượng sản pham tu van thiết kế công trình mang ý nghĩa

rất lớn Một công trình mang lại hiệu quả tốt thì sản pham thiết kế phải có chất lượng tôt thê hiện ở các yêu tô:

— Chat lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng là hồ sơ được thiết kế theo đúng quy

chuẩn xây dựng, tuân thủ đúng các quy định về kiến trúc, quy hoạch xây dựng hiện hành;

— Các bước thiết kế sau phải phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt.

Sự phù hợp của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);

Đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá Việc van dụng định mức, don giá, các chế độ chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí

trong dự toán theo quy định.

1.3 Đánh giá thực trạng QLCL thiết kế công trình thuỷ lợi hiện nay

1.3.1 Thực trạng công tác QLCL các công trình xây dựng ở Việt Nam

1.3.1.1 Về cơ chế, chính sách pháp luật

Các luật, các văn bản dưới luật về QLCL CTXD đến nay đã cơ bản được hoàn thiện Đây là các công cụ để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình Trong các luật, các văn bản dưới luật về QLCL CTXD đã quy định day đủ dé tổ chức quản lý, kiểm soát xây dựng, phân định rõ trách nhiệm về việc đảm bảo chất

lượng CTXD giữa cơ quan QLNN ở các cấp, CĐT và các nhà thầu tham gia Điều kiện

năng lực của các chủ thê tham gia hợp đồng xây dựng đã được quy định rõ, nội dung, trình tự trong công tác QLCL cũng được quy định cụ thể, làm cơ sở cho công tác kiểm tra của cơ quan QLNN các cấp, tạo hành lang pháp lý tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN về chất lượng CTXD.

17

Trang 26

Các tiêu chuân quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật cũng được hoàn thiện, tuy chưa thật hoàn chỉnh nhưng đã tạo nên khung pháp lý về QLCL, giúp các chủ thể tham gia thực hiện

công việc một cách khoa học và thống nhất góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng CTXD.

1.3.1.2 Trach nhiém co quan QLNN vé chat lượng CTXD [4]

Bộ Xây dung thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng CTXD trong phạm vi cả

nước và QLCL các công trình xây dựng chuyên ngành, bao gồm: Công trình dân dụng,

công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật.

Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:

— Bộ Giao thông vận tải QLCL công trình giao thông;

— Bộ NN&PTNT QLCL công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Bộ Công Thương QLCL công trình ham mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải

điện, trạm biên áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành;

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an QLCL các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực quốc

phòng, an ninh.

UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng CTXD trên địa bàn Sở Xây dựng và các Sở quản lý CTXD chuyên ngành giúp UBND cấp tỉnh QLCL công trình chuyên ngành như sau:

— Sở Xây dựng quản lý các công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật;

— Sở Giao thông van tải QLCL công trình giao thông;

— Sở NN&PTNT QLCL công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

— Sở Công thương QLCL công trình ham mỏ dau khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biên áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.

1.3.1.3 Trách nhiệm QLNN về chất lượng CTXD của UBND cấp tỉnh [4]

18

Trang 27

Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng CTXD cho các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND cấp huyện.

Hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về QLCL CTXD trên địa bàn.

Kiêm tra việc tuân thủ các quy định của Nghị định này đôi với các tô chức, cá nhân

tham gia xây dựng công trình trên địa bàn.

Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 49 của Nghị định

Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp UBND cấp tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về

chất lượng CTXD trên địa bàn, thực hiện các việc sau:

— Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn

bản quy phạm pháp luật về QLCL CTXD trên địa bàn;

— Hướng dẫn UBND cấp huyện, các tô chức và cá nhân tham gia xây dựng công trình thực hiện các quy định của pháp luật về QLCL CTXD;

— Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác QLCL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình và chất lượng các CTXD trên dia ban;

— Phối hợp với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ

quy định về QLCL CTXD chuyên ngành;

— Tham định hồ sơ thiết kế xây dựng công trình chuyên ngành do Sở quan lý theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP;

19

Trang 28

~ Giúp UBND cấp tính tổ chức giám định chất lượng CTXD khi được yêu cầu và tổchức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điểu 49 của Nghị định46/2015/NĐ-CP: theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND cấp tỉnh v tình hình sự cổ trên

địa bàn;

~ Kiểm tra công tác nghiệm thu, bản giao đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại

32 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với công tình chuyên ngành do Sở quản

~ Báo cáo UBND cấp tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về QLCLCTXD và tinh hình chất lượng CTXD trên địa bàn;

Giúp UBND tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng CTXD.

trên dia bản định kỹ hing năm và đột xuất báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạmquy định về QLCL công trình khi tham gia các hoạt động iy dung trên địa bàn;

Sở quan lý công trình xây đựng chuyên ngành có trách nhiệm:

~ Chủ tủ, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỷ theo kế hoạch và

kiếm tra đột xuất công tác QLCL của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình

chuyên ngành và chất lượng các công tình xây dựng chuyển ngành trên địa bồn;

= Giúp UBND cp tỉnh thẳm định thiết kể xây dựng công tinh chuyên ngành theo quyđịnh tại Điều 22 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP;

— Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu, bản giao đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điễu 32 của Nghị định này đối với công trình chuyên ngành;

— Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định chất lượng CTXD chuyên ngành khi

được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cổ đối với công trình xây dựng.chuyên ngành; tổng hợp, báo cáo UBND cấp tinh, Sở Xây dựng ví

lượng CTXD chuyên ngành trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột xuất

'UBND cấp huyện có trách nhiệm:

Trang 29

= Hướng din UBND cắp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên

dia ban thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về QLCL CTXD,

~ Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về QLCL CTXD đối với các côngtrinh xây dựng được ủy quyển quyết dinh đầu tw và cấp giấy phép xây dựng trên địa

bàn:

= Phối hợp với Sở Xây đựng, Sở quân lý công tình xây dụng chuyên ngành kiểm tra

công trình xây dựng trên địa bản khi được yêu cầu;

= Báo cáo sự cổ và giải quyết sự cố theo quy định tại Điều 47, Diều 48 của Nghị định

46/2015/NĐ-CP;

~ Tổng hợp và báo cáo UBND và Sở Xây dựng định ky hằng năm, đột xuất việc tuân

thủ quy định về quân ý CTXD và nh hình chất lượng CTXD trên địa bàn

1.3.2, Thực trang công tác QLCIL CTXD ở mật số nước trên thế giới

QLCL xây đựng ở các nước thông thường là nhà nước và tư nhân cing song hành Lực

lượng ngoài nhà nước tham gia rit mạnh mẽ trong kiểm soát chất lượng xây dựng, don

cử như ở Singapore, Australia và Mỹ:

~ Singapore: Đôi với QLCL công trình, ngoài cơ quan của nhà nước là Cơ quan Quản

lý Xây dựng & Nhà ở (Building and Construction Authority ~ BCA), từ năm 1989, Singapore áp dụng hệ thống kiểm tra độc lập do các cá nhân hay tổ chức không thuộc BCA dim nhiệm, gọi là Kiểm tra in được ủy quyền (Accredited Checker ~ AC) AC

có thể một tổ chức hay cả nhân đạt các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm ch

môn (of dụ đối với cá nhân phải có trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng tại

Singapore, đã đăng ký hành nghề theo Luật Kỹ sư Chuyên nghiệp (Professional

Engincers Act); đối vớ tổ chức phải có ít nhất 02 kỹ sự có đăng ký, cỏ chứng chi ISO'9001 ), có mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định tối thiểu 500.000SGD đối với cá nhân và 2 triệu SGD đổi với tổ chức Các Kiểm tra viên này được

BCA cấp giấy chứng nhận để thay cơ quan QLNN thực hiện kiểm tra thiết kế kết cầu

(ước khi cấp phép xây đụng) và các kiểm tra trong quá tình thi công Luật của

Singapore quy định chủ công trình phải thuê một Kiểm tra viên từ giai đoạn thiết kế,

Trang 30

khi nộp hi sơ để được cắp phép xây dựng, phải có báo cio đánh giá của Kiém tr viên

đối với chất lượng thiết kế

Nguyên tắc QLCL xây đựng của chính quyển Singapore là chủ đầu tư phải chứngminh và dạt sự chấp thuận của chính quyền đổi với sự tuân thủ pháp luật trong quátrình xây dựng thong qua các hình thức: chấp thuận thiết kế kết cắu khi cấp phép xâydựng, chấp thuận cho thi công tiếp tại các điểm chuyển giai đoạn quan trọng của công

trình, chấp thuận công trình hoàn thành đưa vio sử dụng,

‘Theo số liệu mới nhất (thing 2 năm 2013), hiện ở Singapore có 25 cá nhân và 45 tổ chức thực hiện vai trò Kiểm tra viên Các Kiểm tra viên hoạt động với tư cách cá nhân

chỉ được kiểm tra công tình có giá trị đưới 15 triệu SGD, công trình có giá trị xây lắp

lớn hơn phải do các AC là tổ chức thực hiện kiểm tra, Hệ thống AC đã phát huy vai tro

quan trọng trong việc giúp cơ quan QLNN kiểm soát chất lượng từ khâu thiết kế đến

thi công công trình,

~ Australia: Việc quan lý xây dụng tại Australia do các bang tự đảm nhiệm, không có

sie can thiệp của chính quyền trung ương Tại các bang, công tác quản lý xây dựngcũng giao cho chính quyển địa phương (Hội đồng địa phương cấp khu vực hoặc thành

phố - Local council, hiện Australia có khoảng 700 hội đồng địa phương).

Lực lượng quản ý xây dựng tại các địa phương gầm Giám sit viên của nhà nước (gọi

là Municipal Building Surveyor) do các hội đồng địa phương tuyển dụng và iám sắt

xiên tư nhân (Private Building Surveyors) Cả hai loại Giám sắt viên này đều thục hiện

việc quản lý xây dụng công tinh qua các ình thức: ban hành giấy phép xây dựng (áp

dụng từ năm 1993 đối với Giám sát viên tư nhân), kiểm tra quá trình thi công, ban

hành giấy phép sử dụng (khi công trình hoàn thành).

Để trở thành Giám sát viên xây dựng (cả tư nhân và nhà nước) đều phải đạt các yêu

ci theo quy định (có năng lực, đạo đức, bảo hiểm trách nhiệm) và được cắp đăng ký

tại co quan quản lý hành nghề xây dụng của bang (Building Practitioners Board) Thy theo năng lực, kinh nghiệm, Giám sát vig được phân thành 2 loại là Giám sát viên bậc

và bậc 2: giám xát viên bậc 1 được kiểm tra tắt cả công tình xây dụng, không phân

Trang 31

biệt loại và quy mô; giám sát viên bậc 2 chỉ được ki

xuống, có tổng diện tích sin dưới 2000m2.

tra các công trình từ 3 ting trở.

Ngay từ hi xin phếp xây dựng, ch đầu tơ phải chọn một Giám sit viền xây dựng (có

thé của nhà nước hoặc tr nhân) để tền hành công tác kiểm tra trong suỗt quá tình thìcông tại những bước chuyển giai đoạn quan trọng (được xác định ngay trong giấy phépxây dựng) Chủ đầu tư phải trả phí cho công tác kiểm tra này như một dich vụ bắt buộc

dé xác nhận việc xây dựng của mình tuân thủ các quy định về QLCL công trình.

—Mỹ: việc QLXD tại Mỹ do các bang tự đảm nhiệm, chính quyền trung ương khôngtham gia, Tại các bang, việc quản lý xây dựng cũng giao cho chính quyền cắp quận,

hhat (county) hoặc thành phố (city/borough) thực hiện.

“Cũng tương tự như ở Singapore và Australia, nguyên tắc QLCL xây dựng ở My là chủ công trình phải có trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ các quy định của địa phương trong toàn bộ quá trình xây dựng và việc tuân thủ này phải được chứng thực thông qua kiểm tra và xác nhận bởi người có thẳm quyền.

"Người có thim quyển kiểm tra và xác nhận công trinh tuân thủ quy định về QLCL xây

dưng ong quá trình thi công gọi là Giảm định viên (Inspector), thuộc một trong 3 thành ph

nhân, gọi là Tổ chức độc lập được công nhận (Certified Third Party Agencies): Các cá

sau; Cơ quan quản lý nhà nước (Local Enforcing Ageney); Các tổ chức tư

nhân được nhà nước công nhận (Certified Code Officials)

‘VE nguyên ti, chủ công trình được chủ động chọn Giám định viên (Inspector) thuộc

một trong 3 thành phần trên để thực hiện kiếm tra công trình

“Giám định viên thuộc thành phần 2 và 3 ở trên được gọi chung là Giám định viên tư

nhân (Private inspector) có chức năng kiểm tra công trình như giám định viên nhà nước nhưng phải báo cáo kết quả kiểm tra của minh cho cơ quan QLNN địa phương Nếu phát hiện vi phạm, chỉ có cơ quan QLNN mới có quyển áp dụng các biện pháp chế tài

Để trở thành Giám định viên cá nhân phải dat một số điều kiện vé trinh độ chuyên

môn, kinh nghiệm, có bảo iém trách nhiệm và được chính quyển địa phương công

23

Trang 32

giấy chứng nhận, giấy phép) Tuy nhiên, ty theo địa phương mã thủ tục

công nhận khác nhan, một số bang yêu cầu ứng viên phải qua một kỳ thi hay phòng

vấn, ác bang khác chỉ yêu cầu ứng viên có chứng chỉ dio tạo nghiệp vụ do một số

hiệp hội nghề nghiệp phát hành (như các hiệp hội International Code Council, International Association of Plumbing, Mechanical Officials, National Fire Protection Association )

“Theo số liệu năm 2010, ở Mỹ có khoảng 102.400 giám định viên (Inspector), trong đó

cho cơ quan QUNN của chính quyển địa phương; 27% làm vi trong

các tổ chức độc lập (Certified Third Party Agencies), 8% là giám định viên cá nhân,

chủ yếu là Giám định viên nhà ở (Home Inspector), số còn lại lầm việc cho chínhquyền các bang

Nhu trên cho thấy ở các nước Singapore, Australia, Mỹ, đều có sự tham gia tích cựccủa thành phần tư nhân trong quả trình QLCL công tình Ở các nước này, lực lượng tư

nhân mặc di có tên gọi khác nhau (ở Singapore là Kiểm tra viên được ủy quyền ~

Accredited Checker, ở Australia là Giám sát viên tự nhân - Private Building Surveyors

‘a Mỹ là Giảm định viên tư nhân ~ Private Inspector; nhưng cổ tính ct giếng nhan

là lực lượng hỗ trợ cơ quan nhà nước trong kiểm soát chất lượng xây dựng

1.3.3 Mật số sự cổ lên quan đến công tác OLCL các công trình xây dung.

1.3.3.1 Tổng quan về sự cổ

Định nghĩa sự cố: Sự cổ công tình là những hư hồng vượt quá gi hạn an toàn cho phép làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phin, toàn bộ công trình

hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế [6]

“Theo định nghĩa này, sự cổ có thể dược phân ch tết thành các loại sau

Sự cổ sập đỗ: bộ phan công trình hoặc toàn bộ công trình bị sập đổ phải dỡ bỏ để

lâm lại;

~ Sự cổ về bin dang: Nén, móng bị hin; kết cấu bị nghiêng, vặn, võng lầm cho công:

trình có nguy cơ sip đổ hoặc không thể sử dụng được bình thường phải sữa chữa mới dùng được;

Trang 33

— Sự cổ sai lệch vị tí: Móng, cọc móng sai lệch vị tr, hướng; sử lệch vị

của kết edu hoặc chi iết đặt sẵn có thé dẫn tới nguy cơ sập đỗ hoặc không sử dụng

.được bình thường phải sửa chữa hoặc thay thể,

— Sự cổ về công năng: công năng không phủ hợp theo yêu cầu: chức năng chống thắm

cách âm, cách nhí không đạt yêu cẩu; thẩm mỹ phản cảm phải sửa chữa, thay thé

8 đáp ứng công năng của công trình.

1.3.3.2 Một số sự cổ liên quan đến công tác QLCL

a Sự cố vỡ đập Z20 tại Hương Khê, Hà Tĩnh năm 2009.

Nguyên nhân: Chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn giám sát, tư vấn thiết kể, nhà thầu xâylắp đơn vị chủ quản lý đã chủ quan trong quả tỉnh đầu tr xây đựng từ khâu thiết kế,

giám sát thi công, thi công xây dựng công trình và QLCL, quản lý sử dụng công trình.

— Hậu qua: Gây thiệt hại về công trình, dat va tài sản dân sinh trên địa bàn khoảng 1 tỷ.

đồng, Ngoài ra còn làm phá hỏng 150m đường sắt, gây ách tắc tuyến đường sắt Bắc

-Nam,

bb Sat lờ mái kế để sông Ma tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa năm 2015.

Trang 34

— Nguyên nhân: Chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vi tự vẫn giảm sit chưa eum thủ

nghiêm ngặt các quy định về quản lý đầu tr xây dụng và QLCL công tình

Hậu quả: Gây sat lở nghiêm trong và gây nguy hiểm đến đồng ruộng, hoa màu cũng.

như đời sống của bà con nhân dân trong khu vực

c Sự cổ đập Suối Trầu tại Tinh Khánh Hòa

Giới thiệu về công trình: Đập Suối Triu có dung tích 9.3 triệu m3 nước

~ Chiều cao đập cao nhất: 19.6m; chiều dài hân đập: 240m

~ Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty khảo sát thiết kế Thuỷ lợi Khánh Hoà

Hồ chứa nước Suỗi Tra được xây dụng năm 1977 Từ khi xiy dựng xong đến năm

1983 công trình xảy ra sự cổ 4 lần:

= Lần Ì: nim 1977 vỡ dip chính lẫn thứ nhất

= Lin 2: nm 1978 vỡ đập chính lần thử 2

= Lan 3: năm 1980 xuất hiện hang ngằm trong thân công trình đường kính I10em.

— Lần 4: năm!983 sụt, lún mái thượng lưu đập, mái hạ lưu bị xói lở nhiễu vị trí, xuất

hiện lỗ rồ ở đuôi cổng lay nước.

Nguyên nhân sự cố:

26

Trang 35

kế xác định sai dung trọng thiết kế Trong khi dung

trọng khô đắt cần đạt y = 1.84T/m3 thì chọn dung trong khô thiết kế yk = 1,5 T/mâ cho

nén không cin dim, chỉ cin đỗ đất cho xe tải đi qua đã có thé đạt dung trọng yêu cẩu,

kết quả là đập hoàn toàn bị ti xếp không đảm bảo diễu kiện chẳng thắm

Sự cố đập Suối Hành tại Tỉnh Khánh Hòa.

Giới thiệu về công trình: Hệ thống công trình đầu mỗi gồm có,

— Lhd chứa nước;

= 1 đập đắt có chiều cao lớn nhất Hmax= 24m, chiều di 4400;

1 cổng lấy nước nằm dưới đập đất kích thước công BXH = 1,0x1,25m;

— 1 đập tran xả mặt không có cửa rộng 30,0m,

Mô tả sự cổ: ngày 03/12/1986 dap bị vỡ một đoạn ở sát cổng lấy nước và 1 đoạn ở phân lòng sông, ngoài ra còn xuất hiện 3 bang ngầm ở vai phải đập có đường kính 20-

30em từ mái hạ lưu ăn sâu vào thân đập.

Nguyên nhân sự cổ.

‘VE khảo sát: Khi thí nghiệm vật liệu đắt đã bỏ sót không thí nghiệm 3 chỉ iê rắt quan

trong là độ tan rã, độ lún ướt và độ trương nở, do đó đã không nhận diện được tính

hoàng thổ rit nguy hiểm của các bã từ đó đánh giá sa Kim chất lượng đất dip đập;

Vẻ thiết kế

Trang 36

~ Lựa chọn si dung trọng khô tiết kế của đập:

— Không có biện pháp xử lý độ âm cho đất đắp đập:

Lựa chọn kết cấu đập không hợp lý;

— Không xử lý x6i ngm chin khay đập:

= Không thết kế xử lý bộ thụt đột ngộ ở bở trái và không đề ra biện pháp xử lý nda

đập.

VỀ thi công:

~ Boe lớp thảo mộc không hết;

~ Chiu dày lớp đắt rải dim quá đầy;

~ Biện pháp xử lý độ âm không đảm bảo chất lượng;

Xử lý không tốt tiếp giáp vai và nén đập:

Vé công tác QLCL:

Thiết ké kỹ thuật không tiền hành thẩm tra, Ban quản lý xây dựng công trình không đủ

cain bộ có chuyên môn và năng lực, kinh nghiệm để làm tt chức năng và nhiệm vụ cia

mình

Kết luận chương 1:

Trong chương 1, học viên đưa ra một số khái niệm ey thể tong công tác xây dựng

công trình, cũng như trong công tác QLCL công trình Trách nhiệm của các cơ quan quan lý nhà nước trong việc đâm bảo chất lượng công trình Từ đó làm cơ sở hữu ích

cho mục dich năng cao chất lượng hd sơ thiết kế công tình thủy lợi

Trang 37

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHAT LƯỢNG THIET KE CONG

TRINH THỦY LỢI

2.1, Mật số tiêu chuẩn quy định về chất lượng thiết kế công trình thủy lợi.

Một số Thông tư, Nghị định, Luật được ban hành cho công tác xây dựng công trì

~ Luật xây dựng 2014 (Ban hành theo Nghị quyết số 50/2014/QH13 của Quốc Hội);

— Nghị định 46 (Ban hành ngày 12/05/2015 theo số 46/2015/NĐ-CP của Chính Phủ);

"Nghị định về quan lý chất lượng và bảo tri công, inh xây dựng.

~ Thông tw số 26/2016/TT-BXD (Ban hành ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về việc

quy định chỉ tết một số nội dung về QLCL ng trình xây dựng):

“Trong đó, Nghị định 46 (Ban hành ngày 12/05/2015 theo số 46/2015/NĐ-CP của

“Chính Phủ) có thể nói là văn bản pháp quy mới nhất về QLCL công trình, quy định rắt

rõ về các đối tượng và trách nhiệm cia từng đối tượng trong công tác QLCL công

trình Sau đó Bộ Xây dựng cũng ban hành thông tư 26/2016/TT-BXD quy định chỉ tiết

ố điều củathêm một số nội dung về QLCL công trình xây dựng để làm rõ thêm một

Nghị định 46 Khác với các quy định cũ khi chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt thi

tắt ké nguồn vốn xây dựng công tình thi trong nghị định 46 quy định các côngtrình, chủ yếu là cấp HI trở lên, thiết kế xây dựng phải được cơ quan quản lý nhà nước:thấm tra trước khi chủ đầu tư phê duyệt Như vậy, bằng công tác thẩm tra, cơ quanquân lý nhà nước tham gia trực tgp vào quá tình QLCL, thiết ké, góp phần tạo ra chất

lượng của sản phẩm thiết kể, Quy định này ngoài khắc phục hing hạn chế về năng lực chuyên môn của một số chủ đầu tw, còn có tác dụng ngăn chặn tình trạng thẳm tra

th chất như một hình thức.thiết kế mang tính hình thức, dễ di Đồng thời còn mư

xát hạch để hỗ sơ thiết Ế, sản phẩm ein công ác thiết kế xây dựng đạt yêu cầu caonhất khử đưa ra sử dụng rong quá tình thi công và vận hành công tình

Bén cạnh đó còn có một số tiêu chuẩn chuyên ngành hướng dẫn công tác thiết kế trong

xây dựng công tình thủy lợi như: QCVN 04-05:2012/BNN&PTNT - Công tình thủy

lợi = Các quy định chủ yếu vẻ thiết kế,

Trang 38

“Trên đây là một số văn bản quy phạm pháp luật và một số quy trình, quy phạm, tiêu

chuẩn thường dùng trong công tác thiết kế xây dựng công tình thủy lợi Ngoài ra trong quá trình thực hiện công tác thiết kế xây dựng các đơn vị tư vấn thiết

áp dung một cách lh hoạt các văn bản pháp quy và các quy tin, quy phạm, iên chun hiện hành khá

Nhà nước về QLCL

thiết kế giai đoạn TKKT ~ BVTC c

sao cho phù hợp va phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của

lg tình và các yêu cầu của chủ iu tư để dim bảo chất lượng.

1g trình thủy lợi

2.2 Nội dung và yêu cầu cơ bản của hd sơ thiétké trạm bom

Đổi với mỗi dự án trạm bơm cụ thé thì sẽ có những cấp công trình khác nhau Tùy

theo quy mô, tính chất của công tình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện theo 1

bước, 2 bước, hoặc 3 bước.

— Thiết kế 1 bước: là thiết kế bản vẽ thi công được áp dung đối với công tinh chỉ lập

báo cáo kinh té - kỹ thuật xây dựng công trình Trong trưởng hợp này, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được gộp lại thành một bước và gọi là thiết

kế bản vẽ thi công gồm các trạm bơm tưới có lưu lượng thiết kế nhỏ; trừ trường hợp

người quyết định đầu tư thấy can thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công

trình.

= Thiết ké 2 bước; bao gồm các bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thí công, được

ấp dụng đối với các dự án trạm bơm được quy định lập dự ấn trừ công tình lập báo

cáo kinh tế - kỹ thuật Trong trường hợp này, thết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thicông gộp lại thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công

= Thiết kế 3 bước: bao gồm bước thiết kẾ cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết

kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án Tuy theo

mức độ phúc tp của công tình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết địnhđầu tư quyết định Một số tram bơm lớn hiện nay hầu hết được triển khá thiết kể 3

bước như trạm bơm Yên Nghĩa ở Hà Liên Nghĩa ở Hưng Yên

2.2.1 Nội dung của hỗ sơ thiết kế Trạm bom

Để thiết kế được một công trình trạm bom cụ thé thì cần kết hợp kiến thức từ nhiều

ngảnh trong lĩnh vực xây dựng như: thủy lợi, giao thông, xây dựng, kiến trúc, điện

30

Trang 39

Với một bộ hồ so thiết kế tram bơm nó chung thi gồm

— Hồ sơ khảo sắt địa ct, địa inh gồm: bản vẽ và báo cáo khảo sát

— HỖ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm:

+ Báo cáo chính; báo cáo thiết kế công tinh; báo cáo khí tượng thủy văn; báo cáo inh

oán dn định ~ kết cầu; báo cáo tổ chức biện pháp thi công xây dựng; chỉ dẫn kỹ thuật

thi công.

+ Bản về thiết kế trạm bơm, nhà tram bơm, các công trình liên quan như: bể hút, bẻ xả,

'kênh hút, kênh xả, cổng xá, hệ thống vớt rác; Tram biến áp va đường dây; Cảnh quan

khuôn viên trạm bơm;

= HỖ sơ thiết kế cơ khí gồm: thuyết minh ah toán và các bản về

2.2.2 Yêu cầu trong công tác thiết kể Trạm bom

2.2.2.1 Tính toán các thông sổ cơ bản Khi thiễ kế trạm bơm

i), Đối với trạm bơm tiêu.

a Lưu lượng,

Lau lượng thiết kế: Lưu lượng tiết kể Q, được tính theo mức đảm bảo 90% quy

định trong QCVN 04:05-2012/BNN&PTNN Như vậy chọn mô.

với tin suất 10%.

Lưu lượng lớn nhất: Tùy theo mức độ quan trọng của trạm bơm, nên chọn Q, = (1.2 +12) On

Lưu lượng nhỏ nhất Lưu lượng nhỏ nhất lấy rên biểu đỗ lưu lượng yêu ci, khỉ

s0

Không cổ 6 gat có he lấy Qu = 2

b Mực nước bể hút

Mực nước nhỏ nhất Z,; „ụ là mục nước khi tiêu với lưu lượng nhỏ nhất hoặc khi phải

rút nước trong hệ thống kênh hoặc hồ điều hòa xuống mức thấp nhất.

31

Trang 40

Mực nước lớn nhất Zau,„„„ là mực nước thấp nhất trong thời gian làm việc của trạm.

bơm, Mực nước này dùng dé kiểm tra trạng tái làm việc của máy bơm và dé tính cao

trình đặt máy thiết kế của trạm bơm

Mực nước trung bình: Z¿„„, là mực nước thường xuyên xuất hiện trong bể hút trong thời gian làm việc của trạm bom, Nên dùng mye nước này để tính cột nước địa inh bình quân ở trạm bơm tiêu.

Mực nước lớn nhất tới han: Zp fA mực nước lớn nhất có thể xảy ra ở trạm bom kể cả

i Iie tram bom không làm việc Mực nước này có th tra trong quá khứ khi chưa có trạm bơm và dùng để xác định cao tình chống lũ cho nha bom, cao trình

biến áp và các thiết bị điện.

trạm

© Mực nước bé xả

Mực nước thiết kế: Za„ x là mực nước cao nhất khi trạm bơm làm việc Mực nước này

in suất 10% (mức đảm bảo 90%)

được chọn theo mực nước sông ứng vị

Mực nude nhỏ nhất: Zạ,,„, là mục nước thấp nhất khi tram bơm làm việc Mực nướcnày nên chọn Tà mực nước lớn nhất rong trường hợp

= Mure nước sông thấp nhất ngoài sông trong thi gian làm việc của trạm bơm có cộng

thêm tổn thất cột nước từ bể xà ra sông

= Mực nước trước cổng xả khi bơm với lưu lượng nhỏ nhất và mực nước sau cổng

không ảnh hưởng mực nước trước cổng (chảy tự do) Mực nước này phụ thuộc

nhiều vào việc chon cao trình đáy cổng xả (nêu ở phần dưới)

Mục nước lớn nhất Z4,„„„ là mye nước cao nhất khi trạm bơm làm việc ngoài mức

đảm bảo Mực nước này nên chọn là mực nước ứng với mực nước sông tần suất 5%

nếu yêu cầu tram bơm vẫn làm việc Mục nước này nên dùng để kiểm tra máy bom,

động cơ may biển áp về mặt quá ti, khí hue Hiện nay quy phạm không quy định

mực nước này.

32

Ngày đăng: 14/05/2024, 13:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Công tác hoạt động xây dựng và hoạt động QLCL 14 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi, áp dụng cho dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa
Hình 1.1 Công tác hoạt động xây dựng và hoạt động QLCL 14 (Trang 6)
Hình 1.1: Công tác hoạt động xây dựng và hoạt động QLCL 1.2.4.1. Hoạt động QLCL trong giai đoạn khảo sát - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi, áp dụng cho dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa
Hình 1.1 Công tác hoạt động xây dựng và hoạt động QLCL 1.2.4.1. Hoạt động QLCL trong giai đoạn khảo sát (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN