1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Luật Dân Sự 2 - Đề Tài - Bồi Thường Thiệt Hại Do Con Người Gây Ra

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 169 KB

Nội dung

- Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm BTTH chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA LUẬT KINH DOANH

-LUẬT DÂN SỰ 2 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO

CON NGƯỜI GÂY RA

GV hướng dẫn : Th.S NGUYỄN THỊ HẰNG Lớp : VB16LA001

Khóa : K16 Nhóm : 11

TPHCM, 04/2014

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN

Trang 3

MỤC LỤC

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 1

1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại (“BTTH”) 1

1.2 Đặc điểm của trách nhiệm BTTH 1

1.3 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2

1.4 Một số trường hợp bồi thường thiệt hại do con người gây ra: 2

II TÌM HIỂU SÂU VỀ BTTH TẠI CÁC ĐIỀU 618, 619, 622: 3 2.1 Điều 618 Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra 3

2.1.1 Những đặc trưng cơ bản của bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra: 3

2.1.2 Xác định giới hạn, phạm vi thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

4

2.2 Điều 619 Bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra 5

2.3 Điều 622 Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra 6

III TÌNH HUỐNG 8 3.1 Tình huống 1 8

3.1.1 Xây dựng tình huống: 8

3.1.2 Phân tích tình huống: 8

3.2 Tình huống 2 8

3.2.1 Xây dựng tình huống: 8

3.2.2 Phân tích tình huống: 9

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 5

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

I.1Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại (“BTTH”)

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm BTTH được Bộ

luật dân sự (“BLDS”) 2005 quy định tại Điều 307 như sau:

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp

lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

- Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại

Theo đó, trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra

I.2 Đặc điểm của trách nhiệm BTTH

Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành

vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước… thì trách nhiệm BTTH còn có những đặc điểm riêng sau đây:

- Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS

- Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm BTTH chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng) có hành vi trái với quy định, có mối quan hệ nhân quả giữa hành

vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc, đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra) Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm BTTH có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

- Về hậu quả: Trách nhiệm BTTH luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải

1

Trang 6

tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại

- Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm BTTH còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…

I.3 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

- Phải có thiệt hại xảy ra, thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất

về tinh thần

- Phải có hành vi trái pháp luật.

- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.

I.4 Một số trường hợp bồi thường thiệt hại do con người gây ra:

“Trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi của con người gây ra Trường hợp này người gây thiệt hại đã thực hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động và hành vi đó chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”

Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định các trường hợp liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra:

 Do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 613)

 Do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết (Điều 614)

 Do người dùng chất kích thích gây ra (Điều 615)

 Do nhiều người cùng gây ra (Điều 616)

 Do người bị thiệt hại có lỗi (Điều 617)

 Do người của pháp nhân gây ra (Điều 618)

 Do cán bộ, công chức gây ra (Điều 619)

 Do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Điều 620)

 Do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý (Điều 621)

 Do người làm công, người học nghề gây ra (Điều 622)

2

Trang 7

Trong giới hạn thời gian cho phép, nhóm xin tập trung chuyên sâu trình bày một vài trường hợp bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra, chi tiết tại mục II sau đây:

II. TÌM HIỂU SÂU VỀ BTTH TẠI CÁC ĐIỀU 618, 619, 622:

II.1 Điều 618Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm

vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người

có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp cụ thể Vấn đề này lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 tại Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời, vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra được quy định tại điều 618 trên cơ sở kế thừa các quy định tại điều 622 Bộ luật dân sự 1995 và có sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển đất nước

Khác với việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra có đặc trưng riêng đó là người có hành vi gây thiệt hại là người của pháp nhân, pháp nhân phải đứng ra bồi thường cho người bị thiệt hại sau đó yêu cầu người có hành vi gây thiệt hại hoàn trả lại một khoản tiền cho pháp nhân

II.1.1 Những đặc trưng cơ bản của bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra:

 Trách nhiệm bồi thường thiệt hai của pháp nhân trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại là trách nhiệm trực tiếp:

Đặc trưng thứ nhất của bồi thường tiệt hại do người của pháp nhân (là người đang thực hiện công việc pháp nhân giao) gây ra là xác định trách nhiệm của pháp nhân trong việc thực hiện bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây là trách nhiệm trực tiếp

 Việc bồi thường chỉ diễn ra khi người của pháp nhân có lỗi trong việc thực hiện hành

vi trái pháp luật gây thiệt hại thực tế cho người khác (cá nhân, tổ chức khác) và người bị hại (hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại) đòi bồi thường thiệt hại

Là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự nên các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân cũng tương tự như các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông thường và cũng cần phải cụ thể hóa là:

1) Người gây thiệt hại phải là người của pháp nhân;

2) Hành vi gây thiệt hại diễn ra khi người của pháp nhân đang thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao;

3) Hành vi gây thiệt hại có quan hệ trực tiếp với nhiệm vụ được giao;

4) Có thiệt hại xảy ra;

3

Trang 8

5) Pháp nhân bị coi là có lỗi.

Người bị thiệt hại có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại: Trong việc bồi thường thiệt hại

do người của pháp nhân gây ra thi điều kiện phat sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể thiếu yeu cầu đòi bồi thường thiệt hại của người bị hại Kể cả người của pháp nhân thực tế có hành vi trái pháp luật một cách cố ý hoặc vô ý gây nên thiệt hại thực tế cho người khác, ở khía cạnh quyền va nghĩa vụ dân sự, nếu người bị hại không có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cũng không thể phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại

II.1.2 Xác định giới hạn, phạm vi thực hiện trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do

người của pháp nhân gây ra

Hành vi gây thiệt hại do người của pháp nhân gây ra có thể làm phát sinh một số loại trách nhiệm hoặc một trong số các loại trách nhiệm như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật Có nhữngtrường hợp người của pháp nhân vừa phải chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự bồi hoàn lại một phần chi phí mà pháp nhân đã bỏ ra để bồi thường

Còn về phía pháp nhân, thiệt hại có thể do một người hoặc một số người của một pháp nhân hoặc người củanhiều pháp nhân gây ra nên giới hạn trách nhiệm được xác định khác nhau,như trách nhiệm theo phần, trách nhiệm độc lập hoặc trách nhiệm liên đới Và căn cứ để xác định giới hạn trách nhiệm trong trường hợp này chính là hành vi do người của pháp nhân thực hiện, bên cạnh đó cũng cần phải đề cập đến căn cứ là mức độ trái pháp luật của người giao nhiệm vụ, người có thẩm quyền đồng ý với hành vi trái pháp luật trong trường hợp hành vi vi phạm kéo dài, tức là hành vi trái pháp luật hoặc quyết định trái pháp luật

 Bộ luật dân sự còn quy định căn cứ bồi thường và cách xác định thiệt hại để giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại trong trường hợp cụ thể là do người của pháp nhân gây ra, đó là các điều:

Điều 604 (Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại),

Điều 608 (Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm),

Điều 609 (Bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm),

Điều 610 (Bồi thường thiệt hại do tinh mạng bị xam phạm),

Điều 611 (Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xây phạm)

Điều 612 (Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sứckhoẻ bị xâm phạm)

4

Trang 9

II.2 Điều 619 Bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra

“Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ

Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ”.

Căn cứ theo hướng dẫn thi hành của Nghị định 47/ CP ngày 03/05/1997 của Chính phủ về giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của

cơ quan tiến hành tố tụng gây ra Văn bản này hết hiệu lực khi Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2009 được ban hành (hiệu lực 1/1/2010)

Mọi hành vi, quyết định của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ dù đúng hay sai cũng được coi là hành vi, quyết định của cơ quan nhà nước Nếu hành vi đó trái luật, gây thiệt hại, Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường Nhưng nếu việc làm của cán bộ, công chức không gắn với việc thi hành công vụ thì họ phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi của mình Trường hợp này nhà nước không phải chịu trách nhiệm bồi thường Nói tóm lại,

cơ quan nhà nước chỉ bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do công chức, viên chức thi hành công

vụ gây ra, còn nếu thiệt hại không liên quan gì đến công vụ thì các cá nhân đó tự bồi thường, cơ quan nhà nước không phải bồi thường

Theo Khoản 5, Điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 được sửa đổi, bổ sung năm

2003 quy định: Có Luật Cán bộ, công chức 2008

Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật

Căn cứ vào các quy định trên khi cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho người khác thì cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công

vụ Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan,

tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật

Căn cứ từ điều 6 đến điều 18 của Nghị định số 47/ CP thì việc giải quyết bồi thường do công chức, viên chức gây ra nhưng Nghị định này thiếu các quy định cụ thể về một cơ chế xác nhận trách nhiệm bồi thường, cũng như trách nhiệm để người dân khiếu nại khởi kiện đòi bồi thường Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra không chỉ đặt

ra đối với việc bồi thường thiệt hại giữa một bên là Nhà nước (nơi công chức, viên chức thi hành công vụ) với một bên là cá nhân, pháp nhân gây thiệt hại Người bị thiệt hại trong

5

Trang 10

nhiều trường hợp có thể chính là cơ quan nhà nước, nơi cán bộ, công chức làm việc, chứ không chỉ là các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác

Ví dụ: Trong trường hợp cán bộ công chức sử dụng tài sản lãng phí, không đúng quy định

gây thiệt hại cho cơ quan nhà nước; hoặc cán bộ, công chức được cơ quan nhà nước cử đi học nhưng sau đó bỏ học giữa chừng, hoặc học xong không trở về cơ quan cử đi học, làm việc mà lại làm việc cho tổ chức, cá nhân khác,…Chính vì vậy ngoài Nghị định 47/CP, còn

có các văn bản khác quy định về việc bồi thường thiệt hại cho cơ quan nhà nước khi cán bộ, công chức có hành vi gây thiệt hại như: Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006, Thông tư 101/2006/TT-BTC ngày 31/10/2006 Vb hết hiệu lực

Các trường hợp bồi thường thiệt hại như:

Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuế, cán

bộ, công chức hải quan trong khi thi hành công vụ gây ra

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cán bộ, công chức, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan, tổ chức, nhà nước vi phạm pháp luật

về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thi hành công vụ gây lãng phí

Bồi thường chi phí đào tạo

II.3 Điều 622 Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

“Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

Người làm công, người học nghề là người đã ký kết hợp đồng lao động hoặc một hợp đồng học nghề với người sử dụng lao động hoặc người đào tạo

Quan hệ giữa người làm công hoặc người học nghề với cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác

là quan hệ lao động Trong quan hệ lao động, đối tượng điều chỉnh là sức lao động chứ không phải sản phẩm do sức lao động tạo ra trong quan hệ dân sự Ngoài ra, trong quan hệ lao động, bao giờ cũng có yếu tố tổ chức, quản lý, sử dụng lao động của người sử dụng lao động Còn trong quan hệ dân sự, thường không quan tâm đến yếu tố này

Nếu người làm công, người học nghề gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao thì cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác có người làm công, người học nghề đó phải chịu trách nhiệm bồi thường với tư cách là người sử dụng lao động Mức đền bù, cách hoàn trả thực hiện theo pháp luật về lao động

Theo Bộ luật lao động 2012

Mục 2 TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Điều 130 Bồi thường thiệt hại

6

Ngày đăng: 13/05/2024, 22:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w