1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những thành tựu và hạn chế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thời kì đổi mới
Tác giả Trần Thị Mai Hương, Nguyễn Ngọc Quỳnh Như, Lê Thị Anh Thy, Đặng Thị Mỹ Trâm, Hoàng Ngọc Khánh Vy
Người hướng dẫn Ths. Lê Quang Chung
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 487,99 KB

Nội dung

HCM KHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT  MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TIỂU LUẬN NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI GVHD: Ths... V

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT



MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI

GVHD: Ths Lê Quang Chung

Trần Thị Mai Hương 22125030 Nguyễn Ngọc Quỳnh Như 22125051

Hoàng Ngọc Khánh Vy 22125077 Lớp thứ 2 - Tiết 11/12

Mã lớp: 232LLCT220514_06CLC

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024

Trang 2

ĐIỂM SỐ

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

Ths Lê Quang Chung

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

THỨ

KÝ TÊN

1 Trần Thị Mai Hương Nội dung chương 1 Hoàn thành tốt

2 Nguyễn Ngọc Quỳnh Như Nội dung mục 2.1 Hoàn thành tốt

3 Lê Thị Anh Thy - Tổng hợp nội dung

- Trình bày hình thức

Hoàn thành tốt

4 Đặng Thị Mỹ Trâm Nội dung mục 3.1 Hoàn thành tốt

5 Hoàng Ngọc Khánh Vy - Nội dung mục 2.2

- Nội dung mục 3.2

Hoàn thành tốt

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

COVID – 19 Một bệnh về đường hô hấp

USD Đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ

WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

UNIDO Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 2

KHÁI NIỆM VÀ ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI 2

1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới 2

1.2 Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới 3

Chương 2 5

THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI 5

2.1 Thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thời kì đổi mới 5

2.2 Hạn chế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thời kì đổi mới 8

Chương 3 11

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 11

3.1 Đảng đề ra giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kì đổi mới 11

3.2 Đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kì đổi mới 19

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 6

MỞ ĐẦU

Công cuộc Đổi mới mở ra từ Đại hội Đảng lần VI (1986) đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển của Việt Nam Trong đó, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đóng vai trò chủ đạo, mang lại nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định

Về thành tựu, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã giúp Việt Nam đạt được những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, đời sống xã hội Kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân đầu người cải thiện rõ rệt Hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp, khoa học công nghệ tiến bộ Quan hệ đối ngoại mở rộng, hội nhập quốc tế ngày càng hiệu quả

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, trong công cuộc đổi mới công nghiệp hóa

- hiện đại hóa cũng bộc lộ một số hạn chế như ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, năng lực quản lý nhà nước còn hạn chế, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện

Nhận thức rõ những thành tựu và hạn chế là cơ sở quan trọng để đề ra giải pháp phát triển đất nước nhanh, bền vững, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội

Bài tiểu luận này sẽ phân tích những thành tựu và hạn chế của công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam thời kì đổi mới, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và phát huy những thành tựu đã đạt được

Trang 7

Chương 1 KHÁI NIỆM VÀ ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI

1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới

1.1.1 Công nghiệp hóa

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện hầu hết các hoạt động sản xuất từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng rộng rãi lao động không làm việc trên cơ sở phát triển ngành cơ khí Hơn nữa, công nghiệp hóa còn được hiểu là là quá trình tỷ trọng công nghiệp trong tất cả các lĩnh vực của một vùng kinh tế, một nền kinh tế

Có thể nói quá trình công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội của một cộng đồng con người từ nền kinh tế tập trung vốn sang nền kinh tế công nghiệp Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa Sự chuyển đổi kinh tế xã hội này đi đôi với tiến bộ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn Công nghiệp hóa là cũng gắn liền với những thay đổi về triết học hoặc thay đổi thái độ trong nhận thức

1.1.2 Hiện đại hóa

Hiện đại hóa là quá trình cách mạng bằng việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào mọi khía cạnh của đời sống, từ sản xuất kinh doanh, dịch

vụ đến quản lý kinh tế xã hội Quá trình này bao hàm cả công nghiệp hóa và đổi mới toàn diện trong các lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông, thông tin, giáo dục, y tế

Từ việc sử dụng lao động chân tay đến sử dụng lao động có tay nghề để ứng dụng thành tựu công nghệ Đó là một thuật ngữ chung để diễn tả quá trình thay đổi nhanh chóng khi con người làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến và dựa vào chúng để phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử

1.1.3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi và hoạt động toàn diện các dịch vụ sản xuất, kinh doanh, kinh tế và quản lý xã hội, từ chủ yếu dựa vào thủ công sang sử dụng lao động phổ thông với công nghiệp và tiến bộ khoa học và công nghệ, từ

đó tạo ra năng suất lao động xã hội

Trang 8

Đại hội lần thứ VIII điều chỉnh chủ trương công nghiệp hóa theo hướng sử dụng nông nghiệp là bước đột phá, coi nông nghiệp với công nghiệp chế biến là mặt trận chủ đạo Tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa rộng rãi hơn, phát triển kinh tế nhiều lĩnh vực, tăng cường tự chủ sản xuất và thương mại của các công ty Tích hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa, lấy khoa học công nghệ làm động lực và coi nguồn nhân lực là yếu

tố trung tâm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xác định nội dung cụ thể của công nghiệp hóa và những năm tới bao gồm “đặc biệt chú ý đến công nghiệp hóa và đến hiện đại hóa nông nghiệp

Như vậy, công nghiệp hóa theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi trình

độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như trước đây mà bao hàm cả về các hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về ngành dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao Bên cạnh

đó, quá trình công nghiệp hóa còn cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức và vận hành xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân trong cả nước, tích cực xoá đói giảm nghèo, phấn đấu tăng mức thu nhập bình quân đầu người cả nước

1.2 Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới

Phát triển lực lượng sản xuất - cơ sở vật chất và chủ nghĩa xã hội - trên cơ sở cơ giới hóa sản xuất xã hội và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại Nếu chúng ta muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và đất nước từng bước phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội, bằng cách củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất thì chúng ta phải phát triển lực lượng sản xuất ở ngày càng phát triển năng suất lao động Nếu không có lực lượng sản xuất mạnh thì không thể nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, đặc biệt chú ý đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

Trước hết, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi lao động thủ công lạc hậu thành lao động máy móc, nghĩa là cơ giới hóa nền kinh tế Đây

là sự chuyển đổi rất cơ bản từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp

Cơ giới hóa đi kèm với điện khí hóa và sản xuất, từng bước và tổng thể của nền kinh tế quốc dân

Trang 9

Đồng thời, mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sử dụng kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại để đạt năng suất lao động cao Khi khoa học thế giới phát triển nhanh chóng, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tức là yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng hóa và hiệu quả Trong kinh doanh, khoa học và công nghệ phải thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa Vì vậy, phát triển khoa học và công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, người lao động - lực lượng sản xuất đầu tiên phải thấy trình độ, kỹ thuật của mình được nâng cao vì họ vừa là kết quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa là kết quả của sự phát triển của con người

sự phát triển này Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại tính hợp lý và hiệu quả của một số nhất định các cơ sở công nghiệp quan trọng sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết cho các ngành kinh tế và quốc phòng Phát triển và tăng cường chất lượng các ngành dịch vụ Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống: giao thông, thoát nước Về chiến lược phát triển vùng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm

có tốc độ tăng trưởng cao và tích lũy mạnh

Trang 10

Chương 2 THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI

HÓA Ở VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI

2.1 Thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thời kì đổi mới

Công cuộc đổi mới mang tính cách mạng, là quá trình biến đổi sâu rộng, toàn diện và triệt để; là sự nghiệp lớn lao của cả Đảng và nhân dân, hướng tới mục tiêu xây dựng một đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh Sau 35 năm cố gắng, nước ta đã đạt được nhiều thành tự đáng tự hào trong công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ nhất là chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện: từ một quốc

gia nghèo, yếu kém, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc qua có mức thu nhập trung bình và đang hội nhập với thế giới hơn Mức tăng trưởng GDP của nước ta liên tục tăng dần Trong những năm 1986-1990, GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân

là 4,4%/năm Nhưng chỉ sau 5 năm thì mức tăng trưởng bình quân đã tăng từ 4,4%/năm lên 8,2%/năm và tăng cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5% Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á (1996 – 2000), mức tăng trưởng GDP bình quân của nước ta chỉ đạt 6,9% Từ năm2016 đến 2019, GDP bình quân là 6,8% Tuy nhiên trong giai đoạn này, vào năm 2018, Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 22 về quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới Công nghiệp chính là ngành đóng vai trò

to lớn trong việc tạo nên vị trí này với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành kinh tế quốc dân và đóng góp gần 30% GDP Những năm 2020, 2021 dù phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID – 19, nhưng nền kinh tế của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương và đạt mức 2,91% vào năm 2020 và đạt mức 2,56% vào năm 2021 Đến năm

2022, dù đại dịch COVID – 19 đã qua nhưng vẫn để lại hậu quả nặng nề cho nên kinh

tế, tuy nhiên với sự cố gắng và nỗ lực hết mình thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn đạt mức 8,02%

Thứ hai là tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm mạnh: tỷ lệ nghịch với sự phát triển

kinh tế, nền kinh tế phát triển càng mạnh thì tỷ lệ đói nghèo sẽ giảm dần Với mức tăng trưởng GDP liên tục tăng thì đời sống dân cư cũng được cải hiện dần, mức độ nghèo đói cũng từ đó giảm đi Năm 2016, Việt Nam có tỷ lệ đói nghèo là 18,1% Tuy nhiên từ

Trang 11

những năm 2002 – 2019, khi GPD đầu người tăng gấp 2,7 lần thì tỷ lệ đói nghèo đã giảm xuống còn dưới 6% với hơn 45 triệu người thoát nghèo

Thứ ba là quy mô về kinh tế được mở rộng hơn: từ năm 1986 đến năm 2016, quy

mô kinh tế đã được mở rộng đáng kể, điều này được thể hiện cụ thể qua việc quy mô nền kinh tế đã tăng lên 12 lần với 446 nghìn tỷ đồng (năm 1986) lên 4502,7 nghìn tỷ đồng (năm 2016) Quy mô kinh tế vẫn tiếp tục tăng lên theo thời gian, cụ thể là năm

2018 đạt mức 5542,3 nghìn tỷ đồng, năm 2020 là 6293,1 nghìn tỷ đồng

Thứ tư là năng suất lao động: giai đoạn năng 2006 – 2010, năng suất lao động

tăng từ 3,45%/năm lên 4,3%/năm so với giai đoạn 2011 – 2015, giai đoạn 2016 – 2020 năng suất lao động có tăng hơn những năm trước với 5,8%/năm Trong 05 năm từ năm

2016 đến 2020, đóng góp năng suất lao động nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45,2%

và vượt qua mục tiêu được đề ra

Thứ năm là cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ hơn: cơ cấu kinh tế

chuyển dịch theo hướng chuyển từ tập trung vào tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp sang tập trung tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ Nước ta từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu đã đang chuyển dần sang một nước đang phát triển công nghiệp với tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 33,4% và khu vực dịch vụ đạt 41,63%; tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản GDP đạt 14,85% (năm 2020)

Thứ sáu là chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người) có xu hướng tăng: nhờ chú

trọng vào giáo dục – đào tạo, hạn chế tỉ lệ sinh, chăm sóc sức khỏe nên đã giúp tỷ lệ phát triển con người của Việt Nam được tăng liên tục theo thời gian Năm 1985 chỉ số phát triển con người tăng 0,599 so với năm 1990; 0,647 vào năm 1995; 0,690 vào năm 200; 0,715 vào năm 2005 và đạt 0,725 vào năm 2007 GDP bình quân đầu người của Việt Nam xếp thứ 129 trên tổng cố 182 quốc gia được thống kê, và HDI đứng thứ 116 trên 182 quốc gia và vùng lãnh thổ

Thứ bảy là vấn đề an sinh xã hội được thực hiện tốt: Các công tác về an sinh xã

hội, xóa đói giảm nghèo được chú trọng hơn Theo tổng cục thống kê, tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam đã giảm từ 58% (năm 1993) xuống còn 29% (năm 2002) và giảm xuống còn khoảng 17% (năm 2008) Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân cũng được quan tâm hơn với gần 60% dân số được sử dụng bảo hiểm y tế, từ đó các chỉ

số về sức khỏe con người cũng được nâng lên Ngoài ra, các vấn đề về giáo dục cũng

Trang 12

được quan tâm nhiều hơn Điều này thể hiện qua việc các loại hình trường học từ mầm non, tiểu học, chung học cơ sở, chung học phổ thông và cao đẳng, đại học được đa dạng hóa và phát triển hơn Tình trạng mù chữ đã dần được khắc phục Các chính sách để người dân tiếp cận với con chữ cũng được đưa ra

Thứ tám là ngày càng hội nhập quốc tế hơn: sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam

đã thiết lập được thêm nhiều mối quan hệ hợp tác chiến lược về kinh tế Nước ta đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong đó phải kể đến các quốc gia phát triển như: Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, … từ sau khi gia nhập vào WTO Việt Nam

đã dần tìm được chỗ đứng trên đấu trường quốc tế, điều này thể hiện qua việc có hơn 70 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường Trong các tổ chức quốc tế, Việt Nam luôn là quốc gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong mọi hoạt động Ngoài

ra, Việt Nam cũng dần chiếm được vụ thế ngày càng cao trong khu vực thông qua việc tham gia vào các hiệp hội, tổ chức, diễn đàn lớn như tham gia vào hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7 năm 1995, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 năm 1998 và tham gia vào các tổ chức Liên hợp quốc, …

Thứ 9 là thể chế kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện hơn: khuôn khổ về

pháp dần được hình thành rõ ràng hơn, cùng với đó các thể chế thị trường cũng ngày càng hoàn thiện hơn Chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng cũng được thể chế hóa thành luật pháp, các chính sách ngày càng chi tiết và đầy đủ hơn, đồng bộ hơn Đồng thời, môi trường đầu tư, kinh doanh cũng ngày càng được mở rộng và hoàn thiện hơn; các yếu tố thị trường và các loại hình thị trường cũng dần trở nên đa dạng, phát triển hơn

Tóm lại, sau gần 40 năm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, giáo dục,

xã hội và chính trị Đi đôi với sự phát triển kinh tế thì sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng được duy trì, các vấn đề về chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng cũng được đảm bảo

và ổn định hơn Các thành tựu đáng tự hào được nêu trên cũng đã cho thấy được sự lãnh đạo đúng đắn của đảng là yếu tố quan trọng để giúp Việt Nam đạt được những thành công trong thời kì đổi mới

Trang 13

2.2 Hạn chế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thời kì đổi mới

Sau gần nửa thế kỷ thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong khuôn khổ thống nhất đất nước, cùng với gần 40 năm áp dụng những chính sách này trong kỳ đổi mới, Việt Nam đã ghi nhận được nhiều thành tựu ấn tượng Tuy nhiên, theo các đánh giá cả trong và ngoài nước, Việt Nam vẫn được phân loại là một trong những quốc gia phát triển chậm theo các tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc và vẫn đối mặt với nhiều thách thức cản trở sự phát triển

Thứ nhất, việc thu nhập bình quân đầu người chưa ổn định qua các năm là một

thách thức lớn đối với mục tiêu của Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao Theo kế hoạch đã đề ra, vào năm 2025, GNI/người cần tăng thêm hơn 460 USD và đến năm 2030, con số này cần tăng thêm khoảng 3.000 USD, tương đương với mức tăng

đã đạt được từ năm 2010 đến 2022 Đây là một thách thức đáng kể vì chỉ có thể đạt được mục tiêu này nếu có những bước phát triển đột phá trong những năm sắp tới để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GNI/người hơn 10,5%/năm Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình

và tụt hậu so với các quốc gia khác là rất lớn Ví dụ, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc đã chuyển từ nhóm có thu nhập trung bình thấp vào năm 1999 sang nhóm có thu nhập trung bình cao vào năm 2020, chỉ sau 11 năm; Indonesia bắt đầu từ nhóm có thu nhập trung bình thấp vào năm 2003 và đã dần dần chuyển sang nhóm có thu nhập trung bình cao vào các năm 2019 và 2022, sau 16 năm Trong khi đó, Việt Nam, từ khi được phân loại vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp từ năm 2009,

đã qua gần 14 năm nhưng vẫn còn xa mục tiêu

Thứ hai, sự chậm trễ trong việc thay đổi cơ cấu lao động nông nghiệp vẫn chưa

đáp ứng được kỳ vọng Dù tỷ trọng lao động trong nông nghiệp vào năm 2022 là 27,5% tổng số lao động, việc giảm tỷ lệ này xuống dưới 25% vào năm 2025 và dưới 20% vào năm 2030 có vẻ khả thi trên lý thuyết Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một thách thức lớn Vấn đề không chỉ là giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp một cách cơ học, mà điểm khó khăn nằm ở việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành khác Điều này càng trở nên phức tạp khi mỗi năm có thêm gần 1,5 triệu người đến tuổi lao động, đòi hỏi phải giải quyết việc làm cho họ Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh, việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ yêu cầu nguồn nhân lực phải được đào tạo với trình độ cao hơn Đặc biệt, chất

Trang 14

lượng nguồn nhân lực nông nghiệp hiện tại còn thấp, đây là một rào cản lớn đối với việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp và thúc đẩy sự chuyển đổi của họ sang các hoạt động kinh tế - xã hội khác

Thứ ba, được biết Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn và không đạt được sự bền vững, dẫn đến chất lượng sống của người dân chưa được nâng cao Dù Việt Nam đã đạt được những điểm số ở mức các quốc gia có HDI cao, điểm số này lại là thấp nhất trong nhóm Tính đến năm 2021, Việt Nam đứng thứ

115 trên tổng số 191 quốc gia và vùng lãnh thổ Kể từ năm 2015, Việt Nam chỉ leo lên được 5 bậc, với tốc độ cải thiện chậm hơn so với nhiều quốc gia khác Để đạt được mục tiêu một chỉ số HDI cao và ổn định, cùng với việc thúc đẩy những đột phá trong phát triển kinh tế, Việt Nam cần tập trung giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường một cách cân bằng Điều này bao gồm việc kết hợp chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, liên kết phát triển kinh tế với việc cải thiện chất lượng sống, đảm bảo mọi công dân đều hưởng lợi từ những thành tựu của đổi mới, và cuối cùng là không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế

Thứ tư, được biết năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam hiện tại còn yếu và đang có dấu hiệu chậm lại so với các quốc gia khác, làm cho việc vươn lên top 40 quốc gia dẫn đầu trở nên khó khăn Theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Việt Nam nằm trong top 50 của Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (GII) năm 2022 Dù vậy, thứ hạng của Việt Nam không ổn định: năm 2019 đạt thứ 42, năm

2020 là 44, và năm 2021 là 48 Sự giảm sút này phản ánh khả năng đổi mới sáng tạo của Việt Nam đang tụt hậu so với các quốc gia khác Một phần nguyên nhân là do khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ ở các cấp độ quốc gia, ngành, địa phương

và doanh nghiệp còn hạn chế Do đó, việc thiếu sự nỗ lực và quyết tâm trong việc thực hiện các biện pháp cải thiện khả năng khoa học công nghệ có thể khiến mục tiêu đạt được vị trí trong top 40 vào năm 2030 trở nên khó khăn

Thứ năm, để đạt được mục tiêu đô thị hóa đạt 50% vào năm 2030, cùng với yêu cầu phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững So sánh dữ liệu thực hiện trong năm

2022 cho thấy một khoảng cách là 8,5% Tỷ lệ này tương đương với sự tăng trưởng mà Việt Nam đã ghi nhận trong khoảng thời gian 10 năm từ 2010 đến 2020 Vì vậy, dù có đạt được tốc độ tăng trưởng như trong giai đoạn trước, việc đạt mục tiêu sẽ vẫn còn khá

Ngày đăng: 12/05/2024, 13:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w