Ta đã từng biết đến tính hàm súc trong thi ca, là cái nói ít nhưng hiểu sâu, hiểu nhiều, như Chế Lan Viên từng tâm niệm: “Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”. Song, cái hạt “muối lắng” nào chỉ đọng trong thơ, nó tồn tại ngay cả trong văn xuôi, mà nói chính xác hơn là trong một nhà văn: Kim Lân. Giống như Đoàn Chuẩn trong âm nhạc, Kim Lân thuộc vào số ít nhà văn có thể minh chứng cho chân lí “quý hồ tinh bất quý hồ đa” trong văn học. Sự nghiệp văn học của Kim Lân tuy không đồ sộ nhưng mang giá trị đặc sắc và khó trộn lẫn, có lẽ bởi “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn”, như Nguyên Hồng từng nói. Trong số những tác phẩm hiếm hoi của nhà văn, truyện ngắn “Vợ nhặt” được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất khi không chỉ tấu lên khúc bi ca mà còn ngân vang giai điệu của bài ca tình người. Văn chương Kim Lân thấm thía điều mà nhà thơ Tố Hữu đã từng tâm niệm: “Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”, bởi văn chương không thể xa rời cuộc sống, và truyện ngắn “Vợ nhặt” chính là tiếng nói khi đập vào cuộc đời của nhà văn. Hiện thực cái đói thê thảm trong truyện lấy bối cảnh từ nạn đói kinh hoàng năm 1945. Không quên được, không cách gì tan biến được nỗi đau ấy trong ký ức của người từng đói cơn đói Ất Dậu - nỗi khổ nhục kinh hoàng nhất trong lịch sử dân tộc Việt với hơn 2 triệu đồng bào đã chết trong sự đày đọa đến tận cùng của cái đói. Năm đó, ở 32 tỉnh thành cũ từ Quảng Trị trở ra là một địa ngục thảm khốc. Thực dân Pháp hèn hạ đã bán nước ta cho phát xít Nhật. Chúng bắt dân ta nhổ lúa trồng đay phục vụ chiến tranh, thuế thì nặng, điềm trời lại hung gở khác thường. Lương thực khan hiếm, người dân chết đói như ngả rạ, hiện thực ấy đã đi sâu vào văn học: “Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác… - Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực" (Văn Cao). Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân - một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng. Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết "Xóm ngụ cư", nhưng còn đang dang dở và bị mất bản thảo. Khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, năm 1955, truyện ngắn "Vợ nhặt" đã ra đời, được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Cũng với chất liệu của đề tài số phận người nông dân nghèo trong nạn đói, nơi những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… đã khai thác tưởng chừng ở mức thấu triệt. Ngô Tất Tố đã để nước mắt chị Dậu rơi lã chã khi chứng kiến con mình phải ăn cơm chó (Tắt đèn). Nam Cao khiến ta phải rùng mình kinh sợ sức hủy diệt của cái đói – miếng ăn với nhân tính trong bao truyện ngắn đầy nước mắt xót thương của ông (Lão Hạc, Một bữa no). Song, như Marcel Proust từng nói: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”, trên mảnh đất xưa cũ ấy nhà văn Kim Lân đã xây cho mình ngôi nhà rất riêng, rất vững giữa lòng người và thách thức với thời gian bởi giá trị mà tác phẩm chứa đựng.
Trang 1“Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”.
Song, cái hạt “muối lắng” nào chỉ đọng trong thơ, nó tồn tại ngay cả trong vănxuôi, mà nói chính xác hơn là trong một nhà văn: Kim Lân Giống như ĐoànChuẩn trong âm nhạc, Kim Lân thuộc vào số ít nhà văn có thể minh chứng chochân lí “quý hồ tinh bất quý hồ đa” trong văn học Sự nghiệp văn học của KimLân tuy không đồ sộ nhưng mang giá trị đặc sắc và khó trộn lẫn, có lẽ bởi “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn”, như Nguyên Hồng từng nói Trong số những
tác phẩm hiếm hoi của nhà văn, truyện ngắn “Vợ nhặt” được đánh giá là tácphẩm xuất sắc nhất khi không chỉ tấu lên khúc bi ca mà còn ngân vang giai điệucủa bài ca tình người
Giới thiệu
Văn chương Kim Lân thấm thía điều mà nhà thơ Tố Hữu đã từng tâm niệm:
“Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”, bởi văn chương
không thể xa rời cuộc sống, và truyện ngắn “Vợ nhặt” chính là tiếng nói khi đậpvào cuộc đời của nhà văn Hiện thực cái đói thê thảm trong truyện lấy bối cảnh
từ nạn đói kinh hoàng năm 1945 Không quên được, không cách gì tan biếnđược nỗi đau ấy trong ký ức của người từng đói cơn đói Ất Dậu - nỗi khổ nhụckinh hoàng nhất trong lịch sử dân tộc Việt với hơn 2 triệu đồng bào đã chếttrong sự đày đọa đến tận cùng của cái đói Năm đó, ở 32 tỉnh thành cũ từ QuảngTrị trở ralà một địa ngục thảm khốc Thực dân Pháp hèn hạ đã bán nước ta chophát xít Nhật Chúng bắt dân ta nhổ lúa trồng đay phục vụ chiến tranh, thuế thìnặng, điềm trời lại hung gở khác thường Lương thực khan hiếm, người dân chếtđói như ngả rạ, hiện thực ấy đã đi sâu vào văn học:
“Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác…
- Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe
Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề
Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực" (Văn Cao).
Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân - mộtnhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng Ngay sau Cách mạng,
Trang 2ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết "Xóm ngụ cư", nhưng còn đang dang dở và
bị mất bản thảo Khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ôngviết tiếp thiên truyện ấy Và cuối cùng, năm 1955, truyện ngắn "Vợ nhặt" đã rađời, được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962)
Cũng với chất liệu của đề tài số phận người nông dân nghèo trong nạn đói, nơinhững tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… đã khai thác tưởngchừng ở mức thấu triệt Ngô Tất Tố đã để nước mắt chị Dậu rơi lã chã khichứng kiến con mình phải ăn cơm chó (Tắt đèn) Nam Cao khiến ta phải rùngmình kinh sợ sức hủy diệt của cái đói – miếng ăn với nhân tính trong bao truyệnngắn đầy nước mắt xót thương của ông (Lão Hạc, Một bữa no) Song, nhưMarcel Proust từng nói: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần
người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”, trên
mảnh đất xưa cũ ấy nhà văn Kim Lân đã xây cho mình ngôi nhà rất riêng, rấtvững giữa lòng người và thách thức với thời gian bởi giá trị mà tác phẩm chứađựng
Câu chuyện như một mảnh vẹn nguyên của cuộc sống được xắn ra, vật lên trêntrang giấy - cuộc sống của những lao động Việt Nam xanh xám, vật vờ, tối đentrong giờ phút lụi tàn của xã hội thực dân phong kiến, chuẩn bị cho Cách mạngtháng Tám năm 1945
Song, như Belinsky từng cho rằng “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết đi nếu miêu tả
chỉ để miêu tả”, giá trị lớn nhất và cao nhất trong tác phẩm của Kim Lân không
phải bản cáo trạng hiện thực mà là khúc tình ca giàu nhân đạo Với độ lùi mườinăm sau thời điểm xảy ra nạn đói, Kim Lân đã nhìn thấy nhiều hơn những bikịch của cái đói Ông không dành nhiều trang viết mô tả kĩ hiện thực tàn khốclúc bấy giờ - người chết đói như ngả rạ - mà chủ tâm thể hiện vẻ đẹp tinh thần
ẩn giấu trong cái bề ngoài xác xơ vì đói khát của những người nghèo khổ Từbóng tối hoàn cảnh, họ toả sáng chất thơ của tình thương, tình người, của niềmlạc quan và khát vọng hạnh phúc
Tác phẩm có dáng hình giống những áng văn hiện thực trước năm 1945, song
âm hưởng khác hẳn Về mặt nội dung "Vợ nhặt" đã đi thêm một bước quantrọng so với "Chí Phèo" của Nam Cao, "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố hay "Bướcđường cùng" của Nguyễn Công Hoan Ở đây tương lai của vợ chồng Tràng đã
hé mở, đã xuất hiện hình ảnh lá cờ đỏ
Trang 3Nhan đề
Tuyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, song Kim Lân không giữcái tên này, bởi “Xóm ngụ cư” chứa đựng nhiều số phận, nhiều cảnh đời vớinhiều miền không gian khác nhau Nhan đề “Xóm ngụ cư” có tham vọng baoquát một hiện thực rộng lớn hơn, chỉ phù hợp với một tiểu thuyết
Nhan đề của tác phẩm cũng không thể là “Nhặt vợ”, bởi “Nhặt vợ” sẽ nhấnmạnh vào hành động “nhặt”, sẽ day sâu vào sự rẻ rúng của thân phận con người.Chính vì lẽ đó, tác phẩm chỉ có thể mang cái tên “Vợ nhặt” “Vợ” vốn là mộtdanh từ thiêng liêng, và lấy vợ đối với người xưa là một việc hệ trọng của mộtđời người, phải diễn ra trang trọng, cầu kì theo những lễ nghi truyền thống.Chẳng vậy mà ta đã bắt gặp câu ca dao:
“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thực là khó thay”.
Cũng bởi vậy mà Thúc Sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã muốn hỏi dòcho rõ lai lịch nàng Kiều để tính cuộc ăn ở cùng nhau đến suốt đời thật chu đáo:
“Trăm năm tính cuộc vuông tròn,
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”.
Chữ “vợ” cao cả là vậy, nhưng lại đi liền với chữ “nhặt”, là động từ chỉ hànhđộng lượm lặt một cách dễ dàng những thứ nhỏ nhặt, chẳng có mấy giá trị,những thứ đồ bỏ đi
Nhan đề “Vợ nhặt”, gắn với một nhân vật trong tác phẩm - người đàn bà đã bịcái đói, miếng ăn hủy hoại từ ngoại hình đến nhân phẩm, đã mở đầu cho mộtloạt những quan niệm hết sức nghiệt ngã về người vợ trong tác phẩm Vợ - biểutrưng cho hạnh phúc gia đình - lại có thể nhặt được một cách dễ dàng như nhặtcái cọng rơm cọng rác bên lề đường Trong cảm nhận của người dân ngụ cư, vợ
là cái nợ đời Bởi lẽ giữa lúc miếng ăn và cái đói đang đẩy con người đến vựcthẳm của cái chết, như cầu sinh tồn lớn hơn tất cả thì việc có thêm một miệng ăn
là cả vấn đề không nhỏ Và chính trong suy nghĩ ban đầu của Tràng - ngườitrong cuộc - thì vợ cũng là một gánh nặng đèo bòng khiến cho con người khôngkhỏi lo âu phấp phỏng Có thể nói, chưa ở đâu, nhân phẩm cái địa vị của người
vợ lại bị coi thường, bị hạ thấp và rẻ rúm như trong “Vợ nhặt” của Kim Lân Vìthế, nhan đề tác phẩm cũng thâu tóm nội dung, tư tưởng cùng sáng tạo nghệthuật của người viết
Trang 4Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực của tác phẩm khi phơi bày thânphận bi thảm của con người trong nạn đói 1945 Chưa bao giờ và chưa ở đâunhư trong “Vợ nhặt”, địa vị và giá trị của con người lại bị rẻ rúng đến vậy -người ta có thể nhặt được vợ như nhặt cái rơm, cái rác ở bất kì đâu Đó chính làtình cảnh cùng quẫn, khốn cùng của con người trong nạn đói.
Song, cũng qua nhan đề, ta thấy le lói ánh sáng nhân đạo mà Kim Lân rọi vàonhân vật của mình Giữa cám cảnh của nạn đói với những bóng ma xanh xámvật vờ, Tràng vẫn chấp nhận cưu mang thêm một sinh mạng vào gia đình củamình, dẫu anh cũng nghèo khó, chật vật Và Tràng “nhặt” vợ như nhặt cọngrơm cái rác, nhưng Tràng không coi thị là rác, rơm, Tràng thật sự trân quýngười vợ của mình Qua nhan đề “Vợ nhặt”, Kim Lân đã cất lên tiếng nói tố cáophát xít Nhật - kẻ gây ra nạn đói năm 1945, hé mở cho người đọc thấy niềm tinvào tương lai cùng khát vọng mãnh liệt về hạnh phúc của những con người laođộng nghèo khổ, khốn cùng
Đồng thời nhan đề cũng bao hàm cả tình huống truyện đầy lạ lùng, éo le, khẳngđịnh tài năng của Kim Lân trong sử dụng ngôn ngữ
Tình huống truyện
Tình huống truyện là “một khoảnh thời gian mà ở đó sự sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất… bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi
đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại.” (Nguyễn Minh Châu)
Xây dựng tình huống là vấn đề then chốt của truyện ngắn, là cánh cửa mở ra để người đọc đi vào khám phá giá trị của một tác phẩm văn chương Nhà văn thường xây dựng hoàn cảnh điển hình để đặt nhân vật vào đó khám phá vẻ đẹp tâm hồn tính cách nhân vật đồng thời tái hiện bức tranh đời sống xã hội
Theo nhà văn Nga J Bondarev thì nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và xung đột Bao giờ cũng thế, các nhà văn muốn nhân vật nổi bật cá tính của mình thường đặt nhân vật vào một tình thế thật căng thẳng Ở đó dĩ nhiên phải có sự đấu tranh không ngừng không những giữa các nhân vật mà độc đáo hơn là ngay chính trong nội tâm của nhân vật ấy.
Trang 5Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là ở chỗ nhà văn Kim Lân đãsáng tạo ra một tình huống truyện đặc biệt, lạ lùng, một tình huống éo le, trởtrêu chứa đựng đầy kịch tính nhưng tại chứa đựng ý nghĩa nhân văn vô cùng sâusắc Cốt truyện đơn giản: Một anh chàng ngụ cư nghèo khổ, độc thân, đứng tuổi
và xấu xí làm nghề kéo xe bò thuê, chỉ với vài câu bông đùa và mấy bát bánhđúc mà kiếm được cô vợ nhặt – một cô gái đang dở sống dở chết vì đói Họthành vợ thành chồng giữa khung cảnh tối sầm lại vì đói khát
Phát hiện ra tình huống trong cuộc sống đời thường chằng chịt nhiều mối quan
hệ đã là rất khó, thế nhưng, giải quyết tình huống ấy lại cần đến tài năng, bản lĩnh nghệ thuật và quan trọng nhất là tấm lòng người viết Chỉ có vậy thì tình huống ấy, nhân vật ấy mới trở thành điển hình nghĩa là rất cá biệt, rất lạ đồng thời cũng nói lên được bản chất sâu sắc của cuộc sống.
Dường như trong đói khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau khi miếng ăncủa một người chưa đủ thì làm sao có thể đèo bồng thêm người này người kia.Trong tình huống ấy, người ta dễ cấu xé nhau, dễ ích kỉ hơn là vị tha Nhưngnhà văn Kim Lân lại khám phá ra một điều ngược lại ở các nhân vật: tình huống
ấy là cánh cửa khép mở để nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình
"Vợ nhặt" bắt đầu vào chập tối "lúc chạng vạng mặt người" Cái thê thảm, nhợtnhạt của cuộc sống đói quay đói quắt càng được nổi rõ qua màu thời gian nhờnhờ, tôi tối ấy Nhân vật Tràng xuất hiện, đi "trong bóng chiều nhá nhem", mắt
"đắm vào bóng chiều" Thực không còn gì ảm đạm hơn bức tranh quê ấy Trongkhi trước đó không lâu, mỗi chiều Tràng đi làm về, “cái xóm ngụ cư tồi tàn ấylại xôn xao lên được một lúc” còn bây giờ, cái đói đã đè nặng lên vai mỗi
Trang 6người; ngay cả bọn trẻ - những đứa bé hồn nhiên, vô tư nhất cũng mất đi sự tựnhiên, ngây thơ của mình, chúng ủ rũ, không buồn nhúc nhích
“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào” Động từ “tràn” khiến ta hình dungnạn đói năm 1945 tựa như một cơn đại hồng thủy nhấn chìm bao thân phận conngười
Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơinước mắt Cái đói và cái chết ở Kim Lân khiến ta khiếp sợ, rụng rời Cái đói vàcái chết nắm tay nhau càn qua xóm ngụ cư
Ngay từ đầu câu chuyện đã hiện lên được màu sắc tang thương, từ khí Nó hiệnlên thành màu: màu “xanh xám” của da người, đen kịt trời của bầu trời Thànhmùi: “mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” Thành tiếng: thêthiết của “tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ” Cuộc sống ở xóm ngụ cư
bị bao vây trong những màu, những mùi, những tiếng thê lương ấy
Nhà văn chắc phải rất hữu ý khi đặt câu văn tả người sống “nằm ngổn ngangkhắp lều chợ” ngay gần cạnh câu tả những “cái thây nằm còng queo bên đường,
để gây ấn tượng rờn rợn về một cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết, một cõidương lởn vởn hơi hướng của cõi âm, một cuộc sống đã từng ám ảnh Bàng BáLân để nhà thơ viết nên bài thơ “Đói”:
“Từng chiếc xe bò bánh rít khô khan
Mỗi sáng dạo khắp nẻo đường nhặt xác.
Xác chồng chất lù lù như đống rác, …
Ruồi như mây bay rợp cả một miền…
Chết! Chết! Chết! Hai triệu người đã chết!”.
Kim Lân gọi “những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũlượt bồng bế, dắt díu nhau lên” là những bóng ma vật vờ trên dương thế “Bóngnhững người đói dật dờ đi lặng lẽ như những bóng ma” Chữ “bóng ma” trở đitrở lại hai lần như một ám ảnh thê thảm Con người và bóng ma; cái ăn và cáiđói, sự sống và cái chết, chỉ là một lằn ranh như sợi tóc Tất cả đang bước vềphía ma Miền trần gian ta cứ ngỡ là miền địa ngục
Cảnh xuất hiện cả dấu hiệu của sự sống, nhưng sự sống ấy là để khẳng định cáichết bao trùm: quạ “Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từnghồi thê thiết” Những cánh quạ tự cổ chí kim, cả trong văn chương và trongcuộc sống, thường không mang ý nghĩa tốt đẹp:
“Lá rụng rơi, quạ kêu vang trời
Vầng dương chào với ánh nhìn dằn dỗi
“Vĩnh biệt!” Giá băng lời ta trao
Trang 7Em khách khí khuỵu chân khách khí chào” (Heinrich Heine).
Và ở đây, với nông dân, quạ xuất hiện là điềm gở báo sự chết chóc Mà đã cóchết chóc thật nên quạ đói mới kéo về làng đông Chúng là biểu tượng của đentối, bế tắc
Không gian xóm ngụ cư được khắc họa ở nhiều tầng bậc Ở tầng thấp là hìnhảnh “ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”, ở tầng cao là “tiếng quạ trênmấy cây gạo” Cái chết bao kín mọi tầng bậc của không gian Kim Lân khôngđưa ra nhiều chi tiết, song những hình ảnh gợi tả nạn đói nơi xóm ngụ cư đềumang sức ám ảnh, đều là “hạt bụi vàng” (chữ của Paustovsky)
Tuồng như đang diễn ra đám tang chung khủng khiếp của cá xóm làng, củanhững kiếp nô lệ một cổ hai ba tròng xiềng xích Văn chương hay chính đâyđích thực cuộc đời đang hiện về? Từng màu sắc, từng âm thanh, từng mùi vị…Một cảnh điêu tàn, rữa nát Đời người, kiếp nhân sinh giống như một đống trotàn, lạnh ngắt Trong truyện Đôi mắt, năm 1948 Nam Cao cũng từng dự cảm về
“Cái hồi đói khủng khiếp” mà “có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn
kể lại cho nhau nghe để rùng mình” Đọc Vợ nhặt của Kim Lân, chúng ta khôngchỉ nghe lời kể của nhà văn mà như phải trực tiếp sống giữa cái thời điểm, cáinơi chôn đói nghèo Ất Dậu ấy
Cái đói đang gặm nhấm những con người ở xóm ngụ cư tồi tàn Đó cũng chính
là bức tranh toàn cảnh của xã hội miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ Những cuộcđời mỏi mòn đang sống dật dờ bên lề số phận như một quá trình chết mòn Họđợi chờ một cái chết dần dần như ngọn lửa ăn từ từ vào thân nến
Chuyển theo bước chân nhân vật Tràng kéo xe thóc thuế trở về, không gianngày càng tối: hơn từ "chạng vạng", "nhá nhem" đến "tối sầm", "tối om" Ngườiđọc chợt nhớ đến không khí thiếu sáng, ngưng đọng, thấm buồn trong truyệnngắn "Hai đứa trẻ" Thạch Lam cũng khởi đầu bằng "buổi chiều", rồi nhấn lại
"Chiều, chiều rồi", và để cho đôi mắt nhân vật "bóng tối ngập đầy dần" Dườngnhư bóng tối của cuộc đời đùn ra, ập lấy con người
Nhưng phải chờ đến câu này thì cái sáng tạo nghệ thuật có ý nghĩa quyết địnhcủa Kim Lân mới thực sự xuất hiện, và guồng máy nghệ thuật trong thiên truyệnngắn kể từ đó mới thực sự vận hành: “Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy,một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bànữa” Một người đàn bà đã bước vào đời sống của Tràng
Trang 8Tràng có vợ Người như Tràng mà có vợ: Cái kẻ mang bộ dạng giống như congấu hoặc như gốc cây xù xì, trần trụi ấy, lại trong một cuộc đời đang bị đẩy sáttới cái ranh giới phân chia giữa tồn tại và không tồn tại thế kia, mà lại nhặt đượcđúng cái thứ vốn biểu trưng cho hạnh phúc Tràng có vợ Mà lại có vợ một cáchhiển hách, oanh liệt, cứ y như một anh chàng tốt số, đào hoa: chỉ buông ra cómột lời ỡm ờ tán tỉnh mà “cô nàng” đã vội vã theo không Tưởng đâu mộttruyện truyền kì về một thời thảm hại.
Nhưng Kim Lân không hề định kể chuyện cổ tích Không hề có ở đây mộtmôtip nào từa tựa như chàng ngốc gặp nàng tiên Chỉ có sự thực, thực đến nãolòng Người vợ mà Tràng tình cờ nhặt được trên đường đời thảm đạm cũngthuộc về một dạng người giống như Tràng Chân dung của chị ta cũng lại là mộtbức kí họa khác của tự nhiên, với những đường nét thật tai hại cho người phụnữ: “cái ngực gầy lép”, “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt”, rách mướp, “áo quần tảtơi như tổ đỉa”,
Trong cái tối đất tối trời ngột ngạt đầy từ khí của năm đói 1945 ấy, tác giả “Vợnhặt” lại nhen lên ánh hạnh phúc bập bùng
Nhân vật Tràng
Khi xây dựng nhân vật Tràng ở thời điểm trước khi “nhặt” được vợ, Kim Lân
đã cho chúng ta thấy hình ảnh của một con người ở dưới đáy cùng của xã hội,ngờ nghệch và vụng dại Đó là một con người thô kệch về thể xác, ngờ nghệch
về nhận thức, còn là người dân của xóm ngụ cư Đã thế, con người có lớn màkhôn có khôn ấy còn rơi vào cái thảm cảnh của nạn đói khủng khiếp
Song, ẩn chứa bên trong cái con người tưởng chừng chịu kiếp đáy cùng ấy lạirạng ngời một tình người, một niềm yêu và một niềm khao khát hạnh phúcmạnh mẽ
Lai lịch, xuất thân
Tràng là con trai lớn trong một gia đình nông dân nghèo, thầy làm nghề thợmộc, mất sớm, nhà chỉ còn ba mẹ con Đứa em gái tên Đục phiêu bạt, làm ăn xa
để kiếm sống, còn Tràng phải gánh vác trách nhiệm với mẹ
Tràng lại là một kẻ ngụ cư, một loại người lúc bấy giờ vẫn bị coi khinh, ruồng
bỏ, một thứ cỏ rác của hương thôn như câu ca dao xưa còn đó:
Trang 9“Trai làng ở góa còn đông
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư”.
Trong nạn đói quay quắt, Tràng và mẹ trôi dạt đến xóm ngụ cư, nhọc nhằn mưusinh, anh làm phu xe chở thóc thuê Trong cám cảnh của nạn đói khốn cùng,Tràng phải gồng mình lên để nuôi mẹ, nuôi thân Cuộc sống của hai mẹ conchật vật, họ đứng trên bờ vực của sự đói khát
Chân dung, ngoại hình
Sự nghèo đói của Tràng không chỉ gắn với xuất thân mà còn in hằn trong chândung của Tràng Cái thô kệch của Tràng nằm ngay từ cái tên mà nhà văn dànhcho nhân vật của mình Tràng vốn thứ dụng cụ dùng để làm phần thô của nghềthợ mộc Tràng lại là một người xấu xí, "hai con mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóngchiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắnlúc nào cũng nhấp nhính những ý nghĩ gì vừa lí thú vừa dữ tợn”, “cái đầu trọcnhẵn chúi về đằng trước”, “cái lưng to rộng như là lưng gấu” lại thêm tật “vừa
đi vừa nói”, vừa “tủm tỉm cười” Không phải vô lí khi bọn trẻ cứ hay hỏi “AnhTràng ơi đã uống rượu chưa?” Dù chỉ miêu tả Tràng bằng một vài nét phác họa,song lời văn của Kim Lân như thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vậttrên từng câu chữ Nhìn Tràng chẳng khắc gì thứ sản phẩm mà tạo hóa đẽo gọtmột cách vội vàng, đúng như cái tên của anh Ngay trong ngoại hình của Tràng,
ta đã thấy in ghì sự nghèo đói
Ngoại hình của Tràng xấu xí, thô kệch, song đó chính là dụng ý của Kim Lângắn với nghệ thuật tương phản và thủ pháp đòn bẩy Ẩn đằng sau ngoại hìnhkhông mấy đẹp đẽ của Tràng, ta thấy ánh ngời một tâm hồn cao đẹp, giàu lòngyêu thương Giữa cái cảnh đói khát cùng cực, thân mình còn lo không nổi,Tràng sẵn sàng chìa đôi bàn tay của mình ra để cưu mang một người đàn bà xa
lạ mà anh không hề quen biết
Không chỉ xấu mà Tràng còn rơi vào kiếp nghèo, nghèo đến tận đáy cùng của
xã hội Khi nói về gia cảnh của Tràng, Kim Lân rất chú trọng khắc họa ngôi nhàcủa mẹ con anh: “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổnnhững búi cỏ dại”, cổng nhà được rấp vào bằng một “tấm phên rách” Căn nhà
đã “vắng teo”, không một bóng người, không chút sinh khí, lại còn “rúm ró”
Và sân vườn thì “lổn nhổn những búi cỏ dại”, như thể một nơi đã bị bỏ hoang,
dù người vẫn sống trên đó - trong cảnh đói khát cực độ, chẳng ai còn nghĩ đếnchuyện dọn nhà
Trang 10Căn nhà mà hai mẹ còn Tràng ở chẳng khác gì túp lều xiêu mưa ngã gió mọc.Tài sản duy nhất là chiếc giường ọp ẹp, là “những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn
cả trên giường, dưới đất”, là“mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươmmươi niên ở một góc nhà”, là “hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi”,
là “đống rác mùn tung hoành ngay lối đi” Hình ảnh ngôi nhà xộc xệch, méo móđến mức thảm hại như phơi bày những số phận nghèo đói, túng quẫn, bi thảm
Có thể nói cái nghèo đã kéo ghì cuộc sống của mẹ con Tràng xuống sát đất đểrồi cái chết đang rình rập bủa vây
Trước khi về nhà Tràng
Trong một bận kéo xe thóc lên Liên đoàn tỉnh, qua cửa nhà kho, Tràng thấymấy chị con gái ngồi vêu ra đấy, bèn “hò một câu chơi cho đỡ nhọc”:
“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”
Không ngờ câu hò vu vơ của Tràng khiến mấy cô nàng xôn xao Mà xôn xaothật vì trong lúc bụng đói cồn cào mà lại nghe thấy tiếng hò có cả cơm ngon lẫnthịt Các cô vẫn thừa hiểu câu nói chỉ là vu vơ thì nhưng trong khi các cô cònđùn đầy thì "thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng"
Cái câu hò mà có người gọi là “hò hỏi vợ” của Tràng, với bản thân anh ta thìđúng là để cho đỡ nhọc và cũng chẳng có ý chòng ghẹo tán tỉnh cô nào Nhưngtại sao cô ả này lại chạy ra rồi cong cớn, rồi gọi “nhà tôi ơi”, rồi cười tít mắtkhiến cho Tràng thích chí lắm và thấy rằng “từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa cóngười con gái nào cười với hắn tình tứ như thế” Ấy là vì, chính người đàn bà ấy
đã nhìn thấy cái vẻ đẹp của một tâm hồn khỏe khoắn, hồn nhiên giữa những taihọa Có bao người xạm mặt vì lo âu, đói khát? Tràng thì, do bản tính mộc mạc,
cứ hò hát vô tư thế thôi
Kim Lân viết: “hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc”, nhưng câu hò đã đánh thẳngvào khát vọng thay đổi số phận của con người “Cơm trắng với giò” là biểutượng của một cuộc sống đủ đầy, có cái ăn cái mặc Nhưng giữa lúc “người chếtnhư ngả rạ” bởi đói, thì cái hình ảnh kia là một điều không có thực Tràng hiểu
rõ điều đó, nhưng anh vẫn hò, và thị cũng thừa biết điều này, nhưng vẫn đến đẩy
xe cho Tràng Bởi Tràng vẫn hướng đến tương lai, và thị vẫn kiếm tìm hi vọngcho cuộc sống cùng cực của mình Quả đúng như Kim Lân đã nói: “Trong hoàncảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩđến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng tin tưởng ở tương lai Họvẫn muốn sống, sống cho ra người.”
Trang 11Những lần gặp gỡ giữa thị và Tràng cũng chỉ như bèo nước gặp nhau, đâu cầnchào hỏi, đâu cần biết đối phương là ai Cái đói đã hai lần đẩy người đàn bà nàylại với Tràng Nhưng giữa hai lần đói, thị đã biến đổi ghê gớm: từ cô gái khỏemạnh “liếc mắt, cười tít”, “ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, qua ít hôm đã trởnên “rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặtlưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” khiến Tràng không nhận ra được.Song, trong suy nghĩ của Tràng tuyệt nhiên không có lấy một sự rẻ rúng, coithường, bỡn cợt ngoại hình thảm hại của người đàn bà kia, mà chỉ có tìnhthương, lòng trắc ẩn của người nghèo với người nghèo, giữa những người cùngkhổ
Chính lòng thương người từ thẳm sâu suy nghĩ của Tràng chính là nguồn cộicủa một hành động nghĩa hiệp, hào phóng: mời thị ăn Nhân vật Tràng chính làtia sáng của lòng nhân hậu hết mực, dù anh chỉ là người nông dân nghèo khổvới ngoại hình xoàng xĩnh Khi người đàn bà đòi được ăn, anh vẫn sãn lòng đãichị ta một bữa bốn bát bánh đúc no nê, dù Tràng không hề có nghĩa vụ phải làmvậy Câu hò của Tràng chỉ là mộ câu hò vu vơ, không hề nhắm vào một đốitượng cụ thể nào, vậy nên Tràng cũng chẳng có trách nhiệm phải báo đáp Vảlại, chính bản thân bản thân anh cũng nghèo đói, cũng không khá khẩm gì hơn Hành động của Tràng không chỉ đơn thuần là một sự trả công cho thị, mà nóxuất phát từ lòng nhân hậu, từ sự xót thương cho tình cảnh bi đát của người đàn
bà Người đọc cảm nhận rõ tình người ánh lên trong nhân vật Tràng, để rồi “mộtnắm khi đói bằng một gói khi no” Giữa nạn đói thảm khốc, những chân giá trịcủa con người Việt Nam vẫn không hề mất đi, nó hội tụ trong những người laođộng nghèo: “Thương người như thể thương thân” - đó là cái gốc của tình cảm.Rồi, với câu nói “tưởng là nói đùa” của Tràng: “Này nói đùa chứ có về với tớthì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, “thị về thật” mà không một điều kiện ràngbuộc nào Trước sự tình ấy, lúc đầu Tràng cũng “chợn”, cũng có sợ, có lo lắng.Nỗi sợ của Tràng là có cơ sở, bởi có là một người ngờ nghệch đến đâu thì anhcũng ý thức được đây là một thời điểm vô cùng khó khăn, “thóc gạo này đến cáithân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng” Nếu chấp nhậnngười đàn bà, gánh nặng sẽ càng chất chồng lên đôi vai của Tràng: nuôi mình,nuôi mẹ, nuôi cả vợ
Nhưng nỗi sợ qua mau, liền sau đó là tiếng tặc lưỡi “Chậc, kệ!” Sẽ là có lí khinói rằng đó là một hành động liều lĩnh, bản năng Bởi lẽ nếu không phải là mộtcon người cạn nghĩ như Tràng thì không ai lại đi “nhặt” vợ - mà nói như nhữngngười dân xóm ngụ cư là “rước cái của nợ đời về” - trong bối cảnh người ta còn
Trang 12đang phải giành giật nhau từng miếng cơm manh áo, người ta còn phải bán vợbán con đi để có miếng ăn Nhưng Tràng “Chậc, kệ!”, một hành động liều lĩnh
và bản năng
Nhưng còn có lí hơn khi nói rằng cái chữ “kệ” của Tràng là hành động của mộtkhát vọng hạnh phúc mãnh liệt Vì hành động ấy xuất phát từ khát vọng hạnhphúc, cho nên khi nó đã trỗi dậy thì khát vọng ấy có thể lấn át mọi nỗi lo lắng.Không phải Tràng không nghĩ đến sự liều lĩnh của mình Tràng cũng đã nghĩ
“thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèobòng” Thế nhưng xuất phát từ khát vọng của một người đàn ông mà như KimLân nói là “làm đếch gì có vợ” thì một khi đã trỗi dậy, Tràng sẵn sàng “Chậc,kệ!” Bề ngoài tưởng chừng như nông nổi, cạn nghĩ, nhưng kì thực bên trong làniềm khao khát hạnh phúc, khao khát tổ ấm gia đình, nâng niu trân trọng hạnhphúc
Vậy là Tràng đã có vợ Lấy vợ đối với người xưa là một việc hệ trọng của mộtđời người, phải diễn ra trang trọng, cầu kì theo những lễ nghi truyền thống.Chẳng vậy mà ta đã bắt gặp câu ca dao:
“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thực là khó thay”.
Cũng bởi vậy mà Thúc Sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã muốn hỏi dòcho rõ lai lịch nàng Kiều để tính cuộc ăn ở cùng nhau đến suốt đời thật chu đáo:
“Trăm năm tính cuộc vuông tròn,
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”.
Nhưng Tràng và thị lấy nhau không một quả cau, không một lá trầu, chẳng cómột chút gì lễ nghi thủ tục Giá trị và nhân cách của con người bị hạ thấp mộtcách thê thảm, khi chỉ cần một câu hò bâng quơ, bốn bát bánh đúc cùng một câunói tầm phơ tầm phào cơ hồ đã thành cả nghi lễ dạm hỏi
Ta bỗng nhớ đến đám cưới của Tràng trong “Một đám cưới” của Nam Cao.Nam Cao cũng lấy bối cảnh của cái đói nghèo, nhà văn viết "Một đám cưới"năm 1944, khi mà cái đói mon men tới gần, len lách vào từng ngõ nhỏ cuộc đờinhững người dân lao động Vậy nên đám cưới của Dần dẫu sao cũng có vẻ
"sang" hơn đám cưới của Tràng Cô bé ấy được cưới xin cẩn thận, có cả cau cảchè Còn Tràng, chỉ vài câu bông đùa, mấy bát bánh đúc thế mà tự nhiên có vợ
Bốn bát bánh đúc trong những tháng ngày đói kém, chúng đủ phép màu để làmhai con mắt trũng hoáy của người phụ nữ đói rách sáng lên Có xót xa không,khi tác giả buộc ta phải nghĩ: cái đói quay đói quắt nọ, té ra nó cũng có thể xeduyên cho một mối tình!
Trang 13Tính huống trên và những chi tiết như trên, có thể nói, sẽ là chất liệu ngàn vàngcho những cây bút muốn đi tìm thú vui độc địa trong việc chế nhạo những cáibất thành người ở những con người Nhưng Kim Lân lại không thuộc vào số đó.Kim Lân – như ông đã hơn một lần tự nói ra – không hề cảm thấy có sự cáchbiệt giữa mình với những người dân chất phác, nghèo khổ mà ông thường thểhiện Trong họ, ông luôn thấy có ông Cũng như họ, ông đã từng long đong lậnđận để kiếm miếng ăn, và “ăn cháo cám thì tôi với nhà tôi cũng đã từng”, ông kểthế Bởi vậy, đọc “Vợ nhặt”, ngay trong những chỗ có vẻ buồn cười nhất thì baogiờ bên dưới tiếng cười cũng lắng lại rất nhiều nỗi buồn và niềm thương cảm.Những trang viết về mấy con người “dưới đáy” thế này không làm ta thấy khinhghét con người, mà chỉ thấy xót thương cho họ, buồn cho họ vì nỗi đã không cóđược đầy đủ điều kiện để sống cho ra người trong một xã hội dẫu sao cũngmang danh là xã hội của con người.
Tràng nhặt được vợ một cách dễ dàng giữa năm nói khủng khiếp Sự việc nàykhông biết là nên vui hay nên buồn? Mừng hay lo? May hay rủi? Dại hay khôn?Chỉ biết rằng Tràng thật liều – cái liều của Tràng là ở thời buổi này nuôi thanmình còn chưa nổi lại còn đèo bòng Thị cũng thật liều – Thị liều nhắm mắt đưathan, theo không một chàng trai xa lạ về làm vợ
“Cũng liều nhắm mắt đưa chân.
Mà xem con Tạo xoay vần ra sao”.
Biết đâu hai cái liều hợp lại sẽ thành một tổ ấm
Câu chuyện ái tình của họ được Kim Lân miêu tả bằng một giọng văn tưngtửng, như bỡn cợt, đùa vui, song hoàn toàn không phải là bèo bọt trăng gió vu
vơ Nó nghiêm túc, càng về sau càng nghiêm túc Giữa thời thóc cao, gạo kém,mỗi người chưa chắc đã nuôi nổi cái thân mình, họ nhặt được nhau, rồi đưanhau về, sau cái chặc lưỡi liều lĩnh, song táo bạo như một lời thách đố
Trên đường về nhà Tràng
Tràng “nhặt” được thị như người ta nhặt được cái rơm, cái rác vứt ở ven đường.Cái giá của con người chưa bao giờ lại rẻ rúng đến vậy Tình cảnh “nhặt” vợ đãphơi bày tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo,khi mà vấn đề cái đói, miếng ăn trở thành vấn đề sinh tử khủng khiếp đối vớicon người Thế mới hay cái đói ghê gớm biết chừng nào, và hai cái liều gặpnhau đã tạo nên một gia đình thời tao loạn
Trang 14Tràng đưa thị về xóm ngụ cư, nơi có ngôi nhà của mình, để ra mắt bà cụ Tứ người mẹ chồng Nhưng trước đó, Tràng còn đưa thị qua chợ, “mua cho thị cáithúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê” Tabỗng cảm thấy xót thương cho người đàn bà làm cô dâu, làm vợ về nhà chồng
-mà tài sản, của hồi môn chỉ là vài món đồ vặt vãnh, đựng trong một cái thúngcon Nhưng sâu xa hơn cái đói nghèo ám lấy con người là tình người, là cáchcon người đối xử với con người giữa cám cảnh Tràng đang dần thay đổi, cáithay đổi ấy trước hết ở cách Tràng mua cho thị cái thúng, mời thị một bữa ăn tử
tế, đó là sự ân cần của một người sắp thành người chồng Và ta bắt gặp một chitiết đáng trân quý hơn, là hai hào dầu Tràng mua để thắp sáng, giữa cái cảnhkhông có mà ăn và tiêu xài phải chi chút Không có đèn thắp sáng thì con ngườivẫn sống, cả cái ngụ cư cũng “hai bên dãy phố, úp súp, tối om”, làm gì có nhànào có đèn, nhưng Tràng vẫn mua dầu để thắp đèn Phải chăng đây là món quàTràng muốn dành tặng người vợ mới, hay Tràng cũng muốn thắp sáng hi vọngvào tương lai hạnh phúc của chính mình khi đã có một người vợ?
Dường như cảnh Tràng và thị dắt díu nhau đi qua xóm ngụ cư để về nhà Tràngđược Kim Lân khắc họa mang ý nghĩa là “đám cưới” của hai người Nhưngchao ôi! Đám cưới gì mà không một lễ nghi dạm hỏi? Chẳng lẽ bốn bát bánhđúc là toàn bộ sính lễ ư? Đám cưới gì mà cô dâu chú rể không có lấy một bộquần áo lành lặn, chỉ có tấm áo rách như tổ đỉa khoác lên thân? Đám cưới gì màkhông một kẻ đón người đưa, thậm chí cuộc đón dâu từ chợ huyện về xóm ngụ
cư chỉ có hai người “Đám cưới” của Tràng và thị không có đến cả những điềukiện tối thiểu của một đám cưới thông thường Song, nó là một đám cưới tronglòng
Khuôn mặt của Tràng trong một buổi chiều “tối sầm lại vì đói khát” lại khiến ta
ấn tượng bởi “mặt hắn có vẻ gì phởn phơ khác thường” Giọng văn thật dồn nén
và gây cảm xúc mạnh, mộc mạc mà lôi cuốn Cái chữ “phớn phở” khác thường,vừa là hớn hở, vừa là phởn phơ Cái chữ “phớn phở” ấy đã thể hiện mộ niềmvui như căng tràn, như dàn ra trên khuôn mặt, không thể giấu được
Đã thế, Tràng còn “tủm tỉm cười nụ” Trước đó, Tràng được Kim Lân miêu tảvới nụ cười “ngửa mặt lên cười hềnh hệch” Nhưng hôm nay không còn là nụcười hềnh hệch, xồ xệch ấy nữa, mà là một nụ cười tủm tỉm, cười nụ Đó là nụcười của một người mang niềm hạnh phúc sâu xa, mang một niềm vui sâu sắc
Đó là nụ cười khi người ta đang yêu, như nụ cười của người con gái trong thơ
Đỗ Kim Vũ:
Trang 15“Em nhìn ta cười nụ
Sóng mắt bao dịu dàng”.
Hai con mắt của Tràng không còn “gà gà đắm vào bóng chiều” mà “sáng lên lấplánh” Niềm vui đang lấp lánh trong ánh mắt Tràng
Hành động và thái độ của Tràng hôm nay cũng không còn ngờ nghệch nữa Khi
lũ trẻ con ùa ra định túm lấy Tràng trêu đùa như mọi khi thì Tràng “vội vàngnghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng” Hành động ấy chứng tỏTràng không đùa cợt với tình duyên của mình Nhưng cho đến khi một đứa trẻgào lên “Chông vợ hài” thì Tràng sướng lắm, mắng yêu “Bố ranh!” Cái mắngyêu ấy như tỏ thái độ tán đồng khi người ta đã giúp mình xác nhận một niềm vui
mà không dễ gì mình lại thú nhận
Tràng đang dần thay đổi Tràng đã mất dần cái ngờ nghệch trước kia, để dầntrưởng thành, chín chắn hơn Chính niềm hạnh phúc khi có được vợ, có chomình một gia đình riêng đã bồi tụ cho sự thay đổi của Tràng
Lời nói ban đầu của Tràng có thể là sự bông đùa nhưng hành động bây giờ củaanh hoàn toàn là sự trân trọng người đàn bà ấy Tác giả bảo "Trong lòng Tràngbấy giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà" Đúng vậy Trước hết làmột suy nghĩ nghiêm túc rất nhân tình từ đáy sâu lòng anh Người đàn bà ấy đãcuốn anh từ đùa vui chuyển qua tình thật, tiếp một sức sống mới cho lòng anh.Còn tận trong bản chất trai trẻ chưa có nổi vợ như anh, làm sao không vô thưc
âm ỉ một xúi giục cũng rất người?
Kim Lân có chủ ý không tả tâm trạng của người đàn bà khi đó Nếu tả kỹ quáthị sẽ mất đi sự “xa lạ” không phù hợp với hoàn cảnh của câu chuyện Sự yênlặng và xa lạ của thị khiến cho không gian như đọng lại và cho Tràng cảm thấythị ở thật gần mình Điều này khiến Tràng đột nhiên “hình như quên hết nhữngcảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày” Tràng khi đó có lẽ đã quên tất cả, khôngphải với vẻ bất cần mà là do hình ảnh thị đã dần xâm nhập và chiếm trọn cõilòng của Tràng “Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ôngnghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng” Đó là tình yêu? Là hạnhphúc tuổi trẻ? Là ánh sáng đổi đời? Có lẽ là tất đốì với hai kiếp người tối tăm,
vờ vật, chắp nối lại cùng nhau để thành vợ, thành chồng
Có một điều thật ý nghĩa đang diễn ra với Tràng “Trong lòng hắn bây giờ chỉcòn tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà đi bên” Với Tràng, thị là người đàn bàthứ hai sau mẹ anh yêu thương và cần đến anh Yêu thương có thể chưa rõnhưng cần thì đã rõ Anh ta hớn hở vì điều đó
Trang 16Khi người ta nhìn vào, bàn tán về mình, Tràng biết thế và lấy làm “thích ý” lắm,
và hắn vênh vênh “tự đắc với mình” Có lẽ đến lúc này Tràng mới hiểu rằnghành động của mình pha một chút “anh hùng”, “kiêu bạc” trong cuộc sống khókhăn hiện tại Nhưng khi đi hết xóm ngụ cư thì Tràng lại đâm ra lo sợ, phảichăng Tràng sợ vì nuôi mình không đủ lại phải “đèo bồng” thêm một ngườinữa? Không, Tràng không có nỗi sợ đó Nỗi sợ của Tràng là nỗi sợ phải “mộtmình” đối diện với người đàn bà Khi đi từ chợ tỉnh về, ngang qua xóm ngụ cư,những ánh mắt, tiếng cười của người khác đã làm cho Tràng bớt cảm thấy sự cómặt của ngươì đàn bà Nhưng khi còn hai người ở “con đường sâu thăm thẳm”vắng vẻ thì rõ ràng người đàn bà kia là toàn bộ cuộc sống bên ngoài đối vớiTràng “Hắn định nói với thị một vài câu rõ tình tứ mà chẳng biết nói thế nào.Hắn cứ lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia” Tại sao vậy? Tại vì thực
sự người đàn bà đi bên cạnh Tràng còn hoàn toàn xa lạ với Tràng
Đây chẳng có gì để biết là một cuộc rước dâu, chẳng có áo cưới, không có mẹcha và người thân đôi bên, cũng chẳng có bạn bè quen thuộc, nhưng lại có “lễcưới ở trong lòng”, ở sự đồng ý với nhau bằng những lời nói dù chỉ nói tronglúc bông đùa
Chỉ có một điều: con đường hôm nay sao dài và thê thảm quá "Đám cưới" chỉ
có mỗi cô dâu và chú rể lủi thủi đi về giữa không gian vẩn lên toàn mùi xú khí.Đời có đám cưới chạy tang, cũng rất nhanh Đây cũng không phải là chạy chết,nhưng rõ ràng là thách thức cái đói, cái chết Cho nên cái đói, cái chết chẳngbuông tha Đường về nhà của họ là “hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhànào có ánh đèn, lửa”, thấp thoáng theo họ là dật dờ những bóng ma, đón rước họ
là bầy quạ “Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thêthiết” Những cánh quạ tự cổ chí kim, cả trong văn chương và trong cuộc sống,thường không mang ý nghĩa tốt đẹp:
“Lá rụng rơi, quạ kêu vang trời
Vầng dương chào với ánh nhìn dằn dỗi
“Vĩnh biệt!” Giá băng lời ta trao
Em khách khí khuỵu chân khách khí chào” (Heinrich Heine).
Và ở đây, Với nông dân, quạ xuất hiện là điềm gở báo sự chết chóc Mà đã cóchết chóc thật nên quạ đói mới kéo về làng đông Chúng là biểu tượng của đentối, bế tắc Cái chết, cõi âm trùm kín Tràng và thị
Ta bỗng nhớ đến đám cưới của Dần trong truyện ngắn “Một đám cưới” củaNam Cao Đám cưới là cảnh tượng biểu hiện rất tập trung trạng thái nhân thế,
Trang 17phong hóa xã hội, là sự kiện vui nhất của một đời người Ấy vậy mà hai đámcưới của Dần và của Tràng được miêu tả khác hẳn Một đám cưới gồm sáungười “lủi thủi đi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặngdắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ” Một đám cưới vẻn vẹn có hai người bước trên conđường về xóm ngụ cư tồi tàn, trong cái cảnh “hai bên dãy phố, úp súp, tối om”,giữa “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.Một đám cưới đi trong đêm sương lạnh, một đám cưới về trong chiều tàn u uất,
ảm đạm
Kim Lân đã đặt nhân vật kề bên nanh vuốt của cái chết Đám cưới đi trên nềntảng của một đám tang chung toàn dân tộc, những tưởng rằng họ đang dắt díunhau về cõi chết Một không khí chết chóc cứ len lỏi trong tác phẩm với mùikhói, khét lẹt của những đống rấm nhà có người chết lan tới và tiếng hờ khócngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ…Tràng thật liều – cái liều của Tràng là ởthời buổi này nuôi than mình còn chưa nổi lại còn đèo bòng Thị cũng thật liều –Thị liều nhắm mắt đưa than, theo không một chàng trai xa lạ về làm vợ Biếtđâu hai cái liều hợp lại sẽ thành một tổ ấm
Trước cái cảnh “Tràng về với một người đàn bà nữa”, cả cái xóm ngụ cư Tràng
ở, già trẻ lớn bé đều ngạc nhiên Người ta ngạc nhiên là phải Ngạc nhiên khôngchỉ vì người như Tràng mà cũng lấy được vợ mà còn vì ai lại dẫn thêm mộtmiếng ăn về nhà giữa ngày đói gieo giắt như thế
“Nhặt” thì không ra gì nhưng “vợ” thì vinh dự, chính từ tư cách người vợ ấy, thị
đã dần lột xác Và nàng dâu ấy đến xóm ngụ cư mang theo một luồng gió mới,một ánh nắng mới, thắp lên sự ấm áp, niềm hi vọng và niềm tin vào ngày mai
Cô vừa xuất hiện bên cạnh Tràng ở đầu xóm, cả xóm như sống đậy Nhà cửa lúpxúp, tối om bỗng rộn ràng lên Trẻ con ủ rũ không buồn nhúc nhích đã thoắtchạy theo Tràng và tinh ranh, reo lên thích thú: “Chông vợ hài” Người lớn kéonhau ra cửa, mặt mày đang u tối bỗng rạng rỡ hẳn lên, kẻ dò đoán kẻ xôn xaotrước cảnh người đàn bà “thèn thẹn hay đáo để”
Chuyện lấy vợ của Tràng trước hết là một chuyện lạ mà thú vị Điều ấy đã khiếnngười dân xóm ngụ cư hết sức tò mò, từ bọn trẻ cho đến tất cả người làng “họbàn tán, họ hiểu đôi phần, khuôn mặt họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên” Từ trongsâu thẳm tâm hồn những người dân làng le lói lên một chút niềm vui Họ thú vịnghĩ tới chuyện Tràng có vợ Có thể nói trong phút chốc, khi Tràng cùng cô vợnhặt đi về làng, cái chết, sự ảm đạm thâm u nơi xóm ngụ cư được đẩy sang mộtbên
Trang 18Trước kia, chiều nào Tràng cũng đi về qua xóm, nhưng hình ảnh đơn độc củaTràng không gây ra bât kỳ một xao động nào trong đời sống của cái xóm ngụ cưtồi tàn ấy Sự biến đổi chốc lát như thế phụ thuộc vào hình ảnh người đàn bàbên Tràng Mọi người bàn tán và cũng đôi phần đoán ra được câu chuyện củaTràng Họ đóan được bằng chính hoàn cảnh cuả họ Việc lấy vợ lấy chồng luôn
là một niềm vui và quan trọng, nó chuẩn bị cho một cuộc sống khác, cuộc sốngtương lai của đứá con Nhìn Tràng và người đàn bà, bất chợt họ cũng mơ hồ mơđến tương lai của chính họ Tràng đã khiến cho họ tin vào cuộc đời thêm mộtchút Xóm ngụ cư đang ở bên miệng vực cái chết bỗng hé lên một hi vọng sống.Nhưng niềm vui vừa đến đã trôi qua rất nhanh, nhường chỗ cho sự lo âu Mộttiếng “ôi chao” và lời than thở đưa họ về thực tại cuộc sống đói khát, cùng quẫn,dân làng lo thay cho Tràng: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về Biết cónuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?” Những lời đớn đau như thểnhững lời “chúc phúc” cay nghiệt cho “đám cưới” của Tràng và thị, và cũng làlời ai oán cho số kiếp của chính mình Rồi “họ nín lặng” Họ “cùng nín lặng”hiểu ra số phận khắc nghiệt đang treo lơ lửng trên đầu họ
Tuy vậy, ta vẫn phải nhìn ra ở họ một sự thực đáng trân quý: họ lo lắng, tuynhiên đó không phải là nỗi lo tuyệt vọng, mà là lo cho cái sống Sự chết chóc cứ
ám ảnh, đe dọa sự sống nhưng sự sống vẫn vượt lên cái chết
Với đám cưới kì lạ, Kim Lân đã phơi bày một hiện thực tàn khốc về nạn đóinăm 1945 bằng một cách riêng vừa vô cùng cảm động, vừa buộc người ta đọcphải suy nghĩ nhức nhối, day dứt mãi Trước nhất, nó phơi bày số phận củangười nông dân trước cách mạng tháng tám Vì nghèo khổ nên Tràng không thểnào lấy được vợ, phải chờ đến cơ hội “trời cho” Càng mỉa mai hơn khi cơ hội
ấy chính là nạn đói lịch sử, là thảm cảnh đau thương của biết bao con người chếtđói, khiến cho người đàn bà tự nguyện vứt bỏ nhân phẩm, vứt bỏ giá trị, theokhông anh về làm vợ Cái giá của con người đã có lúc rẻ mạt đến thế Nghĩa làkhông bằng con vật Cái Tý của Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố vẫn còncao giá hơn nhiều Chỉ vài bát bánh đúc mà thành vợ hẳn hoi, thân phận conngười như thế có hơn gì cỏ rác Bọn phát xít Nhật, bọn thực dân Pháp đã từngđẩy nhân dân ta đến nông nỗi như thế đấy “Vợ nhặt” chính là lời tố cáo đanhthép tội ác của bọn thực dân, phát xít mà khó ai có thể phớt lờ
Song, đám cưới kì lạ của Tràng và thị cũng bộc lộ một ý nghĩa nhân bản cảmđộng, sâu sắc của Kim Lân Thì ra trong bất kì tình huống nào, ngay cả khi sốnggiữa sự bao vây của cái chết, con người vẫn không hoàn toàn tuyệt vọng Những
Trang 19con người như Tràng, vợ Tràng vẫn khao khát tình thương, tổ ấm gia đình, vẫntin và hi vọng vào tương lai.
Khi về đến nhà Tràng
“Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà” Kim Lân rất chú trọng khắc họa ngôinhà của mẹ con anh: “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổnnhổn những búi cỏ dại”, cổng nhà được rấp vào bằng một “tấm phên rách” Cănnhà đã “vắng teo”, không một bóng người, không chút sinh khí, lại còn “rúmró” Và sân vườn thì “lổn nhổn những búi cỏ dại”, như thể một nơi đã bị bỏhoang, dù người vẫn sống trên đó - trong cảnh đói khát cực độ, chẳng ai cònnghĩ đến chuyện dọn nhà
Căn nhà mà hai mẹ còn Tràng ở chẳng khác gì túp lều xiêu mưa ngã gió mọc.Tài sản duy nhất là chiếc giường ọp ẹp, là “những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn
cả trên giường, dưới đất”, là “mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươmmươi niên ở một góc nhà”, là “hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi”,
là “đống rác mùn tung hoành ngay lối đi” Hình ảnh ngôi nhà xộc xệch, méo móđến mức thảm hại như phơi bày những số phận nghèo đói, túng quẫn, bi thảm.Trước cảnh ngôi nhà thảm hại ấy, Tràng ân cần nói với thị: “Không có ngườiđàn bà, nhà cửa thế đấy!” Lời nói của Tràng ý tứ, ân tình, như muốn nói rằnggia cảnh như thế này không phải do cái cái nghèo, cái đói, mà là do không cóngười đàn bà Vậy thì khi có người vợ vào, cảnh ấy sẽ khác đi, và Tràng tintưởng, tin cẩn ở thị sẽ làm được điều đó
Chao ôi, cái người mà Tràng gọi là “nhà tôi” ấy, cái người nàng dâu đang thựchiện nghi lễ ra mắt mẹ chồng ấy, lại chỉ là một người đàn bà nhặt được theokhông, không cưới hỏi, không nhan sắc, bộ áo cô dâu trong ngày vu quy thì xác
xơ như tổ đỉa Tuy nhiên, mấy tiếng “kìa nhà tôi nó chào u” vẫn nghe như có gì
nở ruột nở gan, vì nó là một sự xác nhận rành rọt không chỉ cho mẹ Tràng, màcòn cho cả chính Tràng rằng đã trở thành sự thực, một điều mà ít phút trước đóTràng còn ngỡ như trong một giấc mơ: “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! …”
Khi giới thiệu vợ với mẹ, anh cu Tràng bình thường chỉ như một đứa trẻ lớn xác
ấy đã nói một cách rất rành rọt, tự tin: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy uạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái sốcả…” Giọng tuy ngập ngừng, song lời lẽ thật chững chạc, con người ấy không
Trang 20đùa cợt với tình duyên của mình Mỗi chữ mỗi câu vừa ấm tình người vừa sâunghĩa lí.
Hai chữ “nhà tôi” vốn là cách xưng hô rất bình thường của những cặp vợ chồngtrong đời sống hằng ngày Nhưng với Tràng, hai chữ “nhà tôi” ấy đã xác nhậnmột sự kiện mang tính chất bước ngoặt trong cuộc đời của Tràng, đó chính làTràng đã có vợ
Nói tới “duyên – kiếp” là chạm vào vùng thiêng liêng nhất trong mảnh đất củađôi gái, trai “Duyên” là sự hấp dẫn, lôi cuốn gọi mời, là tình yêu giữa haingười “Kiếp” là đời sống cơ cực cùng cảnh ngộ, cùng thuyền, cùng hội mà tạohoá đẩy, trôi đến gần nhau, cảm thông với nhau, rồi chia sẻ và thương nhau Từcâu chuyện “tầm phào” ở bên đường bữa nọ, rồi tới lúc đưa cô ả đi qua ngõ xómlời bỡn cợt “vợ mới, vợ miếc”, giờ đây giữa mái ấm của căn nhà, trước mặt mẹTràng đã thực sự coi mối quan hệ giữa mình với người con gái như có tiền định
có lương duyên do trời sắp xếp, do đời run rủi, ràng buộc Có thể khi nói, Tràngchưa nghĩ được những điều sâu xa như vậy, song cái cách anh ta “tươi cười”mời mẹ “ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện” rồi nhắc mẹ: “Nhà tôi nó chàou”, rồi bước lại gần… vừa giới thiệu cô gái trong tư cách “nhà tôi” vừa khẳngđịnh “duyên số” hai người trong giọng điệu rành rẽ, đứng đắn, ai nghe chẳngcảm động, đồng tình
Buổi sáng hôm sau
Len lỏi vào, đột phá qua lớp vỏ bề ngoài với con mắt ti hí, cái đầu trọc, thânhình thô kệch của Tràng, tác giả thấu hiểu và dẫn giải nhân vật với những diễnbiến tâm lí logic, rất người
Sáng hôm sau, Tràng thức dậy khi “mặt trời đã lên bằng con sào”, “ánh nắngbuổi sáng mùa hè sáng lóa” Nếu ở phần trước, các chi tiết, các sự việc của câuchuyện diễn biến trong sự lan xen bóng tối và ánh sáng, thì đến phần sau, nhàvăn dựng một không gian nghệ thuật cả bề mặt và chiều sâu, đầy … ánh sáng,
cả khung cảnh và nhân vật đều tắm trong ánh sáng, chan hoà ánh sáng, ánh sángbừng lên như một chuyển động tự nhiên, vì nhà văn kể về buổi sáng hôm sau.Song ánh sáng ấy cũng đâu phải ngẫu nhiên Nó biểu hiện một cảm hứng lạcquan, nó soi tỏ một ngày mới, một trang mới của tâm hồn, sự sống mỗi nhânvật, mỗi kiếp người Nó cũng là kết quả đẹp đẽ của ngọn lửa tình người Cũng
từ buổi sáng hôm sau đó tất cả sự chết chóc dường như không tồn tại nữa Nókéo cái mạch của câu chuyện sang một hướng khác
Trang 21So với những tác phẩm viết về cùng đề tài, văn học hiện thực 1930 - 1945 cónhững điểm khác Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố mở đầu bằng tiếngtrống thúc thuế, kết thúc là khi chị Dậu chạy ra ngoài mà bầu trời tối đen nhưcái tiền đồ của chị Đó là một sự trùng lặp của không gian, thời gian, sự bế tắccủa con người Còn trong “Vợ nhặt”, cả không gian cũng như thời gian đều có
sự vận động, từ tàn lụi đến sự sống, từ lạnh lẽo đến ấm áp hi vọng
Tràng cảm thấy ngỡ ngàng, hạnh phúc, “trong người êm ái lửng lơ như ngườivừa ở trong giấc mơ đi ra Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàngnhư không phải” Việc Tràng “nhặt” được vợ là một chuyện tầm phơ tầm phàoxuất phát từ câu nói đùa trêu ghẹo người đàn bà chỏng lỏn, nhưng không vì thế
mà Tràng coi thường, rẻ rúng vợ, mà rõ ràng, hắn vô cùng hạnh phúc Kim Lânthật đáng quý biết bao khi viết về một câu chuyện tình duyên tưởng như đầy hàihước, đầy mỉa mai, nhưng hóa ra đầy tình nghĩa Câu chuyện tưởng như sau khitất cả những điều thăng hoa đã bay đi, người ta sẽ trở về với sự thật nghiệt ngã,nhưng không Với Tràng, cảm giác hạnh phúc đến với mình lại càng thấm thíahơn
Tràng tỉnh dậy với ánh nắng chói lọi Ánh nắng ấy trước hết là ánh nắng mùa
hè Nhưng phải chăng nó còn là thứ ánh sáng của niềm hạnh phúc đang trànngập trong mắt, trong lòng Tràng? Cảm giác hạnh phúc là điều diễn ra trướcbữa ăn, điều ấy khiến ta nhận ra rằng đây là niềm hạnh phúc không phải bắtnguồn từ miếng cơm manh áo, mà từ niềm hạnh phúc từ việc Tràng đã có vợ.Kim Lân đã rất tinh tế trong nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật khi miêu tả kĩcàng từng bước chân của Tràng: “Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước rasân”
Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc véo von chim chào.
Cổng làng rộng mở Ồn ào,
Nông phu lững thững đi vào nắng mai (Bàng Bá Lân).
Cái dáng đi ấy khác hẳn với hình ảnh “ngật ngưỡng”, “hai con mắt nhỏ tí gà gàđắm vào bóng chiều” trước kia Một anh cu Tràng lúc nào cũng rầu rĩ nóinhảm, giờ đây ung dung, thong dong tận hưởng không gian sống
Tràng cảm nhận rõ sự thay đổi của quang cảnh xung quanh Nếu trước kia, cănnhà của Tràng là “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổnnhững búi cỏ dại”, với “tấm phên rách”, với “những niêu bát, xống áo vứt bừabộn cả trên giường, dưới đất”, thì giờ đây, “nhà cửa, sân vườn hôm nay đều
Trang 22được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉavẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong Hai cái angnước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp Đống rác mùn tunghoành ngay lối đi đã hót sạch” Tuy vẫn trong cơn đói khát nhưng mọi vậtdường như đẫ được tiếp thêm một luồng sinh khí mới.
Ở đó, mẹ dọn cỏ, vợ quét sân, khung cảnh sinh hoạt bình dị, ấm áp Một niềmtin vào tương lai đã gieo rắc vào trong lòng mỗi người: “Hình như ai nấy đều có
ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác
đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn” Đó chính là dấu hiệu của sức sống đã được hồisinh
Nhìn thấy cảnh tượng sinh hoạt rất đỗi bình dị, Tràng lại cảm thấy “thấm thíacảm động” Người "nhặt" được vợ, "nhặt" theo được nguồn vui sướng, phấnchấn lạ lùng Trong khung cảnh đầm ấm của tình vợ chồng, mẹ con vừa chớm
hé, Tràng tự thấy mình "nên người" Đây là một sự tự nhận thúc rất sâu sắc củaTràng “Nên người” nghĩa là không còn ngờ nghệch, tuềnh toàng nữa “Nênngười” nghĩa là trưởng thành trong cả suy nghĩ và hành động Biết mình nênngười là biết mình sống một cuộc sống có ý nghĩa Hai chữ “nên người” đã xácnhận thấm thía sự thay đổi về chất ở Tràng
Nên người là điều cực kỳ quan trọng với những ai đã bị xô vào đời sống khôngthành người "Nên người", con người ấy còn nghĩ ra được “bổn phận phải lolắng cho vợ con sau này”, vì lúc này Tràng ý thức được mình đã có gia đình,mình phải là trụ cột của gia đình Ý thức về trách nhiệm đẫ đánh dấu sự trưởngthành trong suy nghĩ, nhận thức của nhân vật Có thể nói đó là biểu hiện caonhất của tinh thần hướng về sự sống, quên đi cái chết đang bủa vây
Ở đây, Tràng tiến xa hơn nhân vật Chí Phèo của Nam Cao Chí mới chỉ thoángngửi hương vị tình người qua bát cháo hành bốc khói trên tay Thị Nở CònTràng, ở đầu truyện, cũng đã ngật ngưỡng xong rượu, chỉ vài bước nữa thôi sẽxuôi theo kiếp sống vô nghĩa Nhưng Tràng đã được sống thực trong tìnhthương yêu Tình người đưa anh về bến lành của cõi nhân sinh, và hạnh phúcthực sự là liều thuốc hữu hiệu đem đến cho Tràng nguồn năng lượng sống
Tràng bỗng nhiên cảm thấy “thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”.Tràng chạy ra giữa sân với dáng điệu “xăm xăm”, “muốn làm một việc gì để dựphần tu sửa lại căn nhà” Hai trăm năm trước, đại thi hào Nguyễn Du cũng đãmiêu tả bước chân xăm xăm của nàng Kiều hướng về chàng Kim:
“Cửa ngoài vội rủ rèm the
Trang 23Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”.
Cái xăm xăm của Kiều tự tin, quyết liệt, nhưng vẫn khiến người đọc lo lắng bởi
đó là cái “xăm xăm” một mình giữa đêm trường Trung cổ Còn cái “xăm xăm”của Tràng ở đây là cái bước chân mạnh mẽ, hăm hở, muốn cùng vợ và mẹ vunvén cho tổ ấm của mình Từ nhận thức đã biến thành hành động Từ một ngườiđàn ông ngờ nghệch, Tràng đã tỏ rõ sự chín chắn, chững chạc của mình, để trởthành một người chồng có trách nhiệm với gia đình
Ánh nhìn của Tràng hướng tới người mẹ, người vợ nhặt, anh nhận ra sự thay đổicủa họ Tràng thấy bà cụ Tứ “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặtbủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhàcửa” Còn người vợ nhặt “hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậuđúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoàitỉnh” Thị có thể không phải là cô tấm bước ra từ quả thị như trong câu chuyện
cổ tích, nhưng điều ao ước của Tràng “Không có người đàn bà, nhà cửa thếđấy” hình như ngày hôm nay đã được chứng minh Vậy ra con người monghạnh phúc Và hạnh phúc, đến lượt nó, lại có thể làm thay đổi con người KimLân đã khẳng định một chân lí về lòng người: Trong mỗi con người luôn tiềm
ẩn một khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, hạnh phúc ấy là hạt mầm để gieo vàolòng người niềm tin và sức sống
Dưới ngòi bút hiện thực thấm đẫm nhân đạo của Kim Lân, tình thương khôngchỉ tác động một chiều xuôi theo một hướng Tràng đem lại cho con người đóirách có cơ hết sống ấy một chỗ dựa cậy, tồn tại khiến chị ta vốn chao chát,chỏng lỏn đã sớm hoàn lại tính tình hiền hậu đúng mực Và tình thương cũngbiến đổi Tràng như một phép màu
Nhận xét nhân vật Tràng
Dường trong nhân vật Tràng, như ta bắt gặp ánh sáng tâm hồn của thị Nở trong
“Chí Phèo” của Nam Cao Thị Nở cũng là một con người xấu xí, nghèo khổ,nhà lại có mả hủi Một người đàn bà tưởng đã trở thành một thứ phế thải, vô giátrị ấy lại có một thứ tài sản vô giá mà dường như người làng Vũ Đại không ai
có, hoặc chí ít chẳng ai thể hiện ra điều đó bao giờ, ấy là “tình người” Trongkhi cả xã hội xa lánh Chí, chỉ có thị Nở quan tâm, chăm sóc Chí, chính điều này
đã tạo nên bước ngoặt trong con người Chí, khiến Chí khao khát muốn làmngười lương thiện Và Tràng cũng như vậy, sau này, chính tình người của Tràng
và bà cụ Tứ đã thay đổi người đàn bà từ chao chát, chỏng lỏn thành một người
vợ hiền dịu
Trang 24Nhân vật người vợ nhặt
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Thân phận người phụ nữ thời phong kiến đã tội nghiệp như vậy đấy Vậy mà,dưới ách áp bức của Pháp, Nhật trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945,thân phận của họ còn đáng thương hơn nữa
Câu chuyện khởi đầu từ nhân vật Tràng, nhưng thị lại là người tạo ra bước độtphá
Lai lịch, xuất thân
Kim Lân không hề nói về lai lịch, xuất thân của người đàn bà Chẳng ai biết gốctích của chị ta ở đâu? Cha mẹ là ai? Anh em thế nào? Tất cả đều không Chỉ biếtngày ngày, chị ta ngồi lẫn vào đám đàn bà con gái tụ tập trước cửa kho thóc đểnhặt nhạnh hạt rơi hạt vãi hay chờ có ai thuê mướn việc gì thì làm để kiếm sống
Thương thay cho người phụ nữ của Kim Lân, đến cái tên để gọi cũng không có.Xấu xí đến như thị Nở còn có một cái tên, dù cái tên ấy cũng chẳng đẹp đẽ gì.Thế nhưng người đàn bà không có nổi một cái tên, mà chỉ được gọi bằng nhữngdanh từ phiếm chỉ như “thị”, “người đàn bà” Nếu cái tên là minh chứng cho sựhiện diện của con người trên cõi đời, là thứ tài sảntối thiểu của mỗi con người,thì dường như thị đã đánh mất tất cả, cả tài sản cũng như sự sống của mình
Vả lại, không phải là Kim Lân hẹp hòi mà vì người đàn bà ấy đã được Tràng
"nhặt" được Mà của nhặt được thì hoặc người ta chẳng biết tên, hoặc cũngchẳng ai quan tâm đến cái tên của nó làm gì
Hơn nữa, ai mà tính được, biết được từng con người cụ thể trong số hơn haitriệu người chết trong năm đói Ất Dậu? Kể ra cái đói, bỏ xứ tha phương cầuthực, biết đâu ngày mai không còng queo cái xác bên đường, thì tên tuổi làm gì.Vậy thì có ai phải băn khoăn truy tìm nguồn gốc hay cái tên của một hạt cát,một chiếc lá quay cuồng trong cơn lốc hay không? Để tình trạng vô danh chonhân vật như thế, có khi, thêm một sức nặng tố cáo và khái quát
Trang 25Nhưng cái vô danh ấy đâu phải là vô nghĩa Không ngờ ẩn trong cái chữ thảmthê “vợ nhặt” ấy lại là một sức mạnh truyền thống có độ dày hàng nghìn năm.
“Nhặt” thì không ra gì, nhưng “vợ” thì vinh dự Chữ “an” trong Hán tự có chữ
“nữ”, nghĩa là đàn bà vào nhà thì yên lành, hạnh phúc Cho nên cái danh xưng
“vợ” ấy không phải dễ dàng hiện ra ngay: úp mở bằng nói lái của trẻ con, ướcđoán ở hàng xóm, rồi năm rè, bảy rụt mượn chai dầu làm cớ, Tràng mới dámđọc nó ra: “vợ mới vợ miếc” Và sau này, cũng chính chữ “vợ” ấy đã để cho thịhiện ra với tất cả phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Chân dung, ngoại hình
Nhân vật người vợ nhặt chính là nạn nhân rõ nét nhất bị cái đói làm thay đổi cảhình hài lẫn tính cách Kim Lân miêu tả thị với những nét hiện thực tàn nhẫnnhất Lần đầu khi gặp Tràng đang kéo xe bò, thị hồn nhiên cười giỡn với anh.Nhưng đến lần gặp thứ hai, thị làm Tràng phải ngạc nhiên vì “hôm nay thị ráchquá,áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi càyxám xịt”, “hai con mắt trũng hoáy”, “cái ngực gầy lép”
Thị Nở trong tác phẩm của Nam Cao được miêu tả là xấu đến ma chê quỷ hờn,thế nhưng dưới ánh trăng, trong vườn chuối, ít nhất thị Nở còn khiến cho ChíPhèo rung động Còn ở đây, thị trơ ra với cái đói, chẳng có trăng, chỉ còn trơ lạivới những nét tàn nhẫn nhất
Có lẽ Kim Lân đã phát huy một cách hiệu quả sức mạnh nghệ thuật của bútpháp “tả chân” - một yếu tố nghệ thuật mang dấu ấn thi pháp của khuynh hướnghiện thực để nhấn sâu, tô đậm chân dung thê thảm của một người phụ nữ là nạnnhân của nạn đói
Trước khi về nhà Tràng
Trong một bận kéo xe thóc lên Liên đoàn tỉnh, qua cửa nhà kho, Tràng thấymấy chị con gái ngồi vêu ra đấy, bèn “hò một câu chơi cho đỡ nhọc”:
“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”
Không ngờ câu hò vu vơ của Tràng khiến mấy cô nàng xôn xao Mà xôn xaothật vì trong lúc bụng đói cồn cào mà lại nghe thấy tiếng hò có cả cơm ngon lẫnthịt Các cô vẫn thừa hiểu câu nói chỉ là vu vơ thì nhưng trong khi các cô cònđùn đầy thì "thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng"
Trang 26Cái câu hò mà có người gọi là “hò hỏi vợ” của Tràng, với bản thân anh ta thìđúng là để cho đỡ nhọc và cũng chẳng có ý chòng ghẹo tán tỉnh cô nào Nhưngtại sao cô ả này lại chạy ra rồi cong cớn, rồi gọi “nhà tôi ơi”, rồi cười tít mắtkhiến cho Tràng thích chí lắm và thấy rằng “từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa cóngười con gái nào cười với hắn tình tứ như thế” Có lẽ bởi thị vẫn muốn níu giữ
hi vọng rất đỗi mỏng manh về miếng ăn hấp dẫn trong câu hò của Tràng Ấycòn là vì, chính người đàn bà ấy đã nhìn thấy cái vẻ đẹp của một tâm hồn khỏekhoắn, hồn nhiên giữa những tai họa Có bao người xạm mặt vì lo âu, đói khát?Tràng thì, do bản tính mộc mạc, cứ hò hát vô tư thế thôi
Những lần gặp gỡ giữa thị và Tràng cũng chỉ như bèo nước gặp nhau, đâu cầnchào hỏi, đâu cần biết đối phương là ai Cái đói đã hai lần đẩy người đàn bà nàylại với Tràng Nhưng giữa hai lần đói, thị đã biến đổi ghê gớm: từ cô gái khỏemạnh “liếc mắt, cười tít”, “ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, qua ít hôm đã trởnên “rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặtlưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” khiến Tràng không nhận ra được Cái đói đã biến hình xác thị thành hẳn một con người khác, và cũng biết luôn thịthành người phụ nữ chua ngoa, đanh đá tự bao giờ Nếu như ở lần gặp thứ nhất,thị sang sái chạy ra đẩy xe bò, đáp lại lời hò của Tràng, thì ở lần gặp thứ hai, chị
ta cong cớn chạy ra, “chao chát chỏng lỏn” mắng mỏ Tràng, đưa đẩy, vòi vĩnh
để được ăn Hơn một lần, Kim Lân miêu tả vẻ “cong cớn” của người đàn bà.Lần đầu gặp Tràng, thị “cong cớn”: “Có khối cơm trắng mấy giò đấy!”, để tỏ ramình là một người khôn ngoan, không bị mắc lỡ một câu hò Nhưng chính trongcách thị cố tỏ ra khôn ngoan, người đọc lại cảm thấy dường như thị đang kiếmtìm một hi vọng thảm hại về miếng ăn Và ở lần gặp thứ hai, thị “cong cớn” gạtphăng miếng trầu xã giao lễ nghĩa: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”, để kiếm bốnbát bánh đúc, mong lấp đầy cái dạ dày trống rỗng Thị bất chấp lí trí Cái đói đãxui khiến thị hi vọng về miếng ăn có thật ở một người đàn ông xa lạ
Kim Lân rất chú trọng đặc tả dáng chạy của người đàn bà Ở lần đầu gặp, thị
“vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng” Nhưng đến lần gặp thứ hai,thị “sầm sập chạy đến … đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: Điêu! Người thế màđiêu!” Dáng chạy của người đàn bà mang vẻ tức tối vì không được bữa ăn nhưtrong câu hò của Tràng Song, sâu xa hơn cái giận là sự hối hả, gấp gáp vì thịnhìn thấy ở Tràng cơ hội vòi vĩnh để được mời ăn
Khi được Tràng mời ăn, “hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên” AnhTràng chỉ mời một cách vu vơ cho phải phép, còn thị thì ăn thật Kim Lân đãmiêu tả rất sắc cách ăn của thị, chỉ qua một câu ngắn gọn mà hành động của thị
Trang 27như hiện hình trước mắt: “Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liềnchẳng chuyện trò gì” Cách ăn ấy đã bộc lộ một cách thảm hại nhất, chua xótnhất, chát chúa nhất tình cảnh của người đàn bà Cái đói đã thôi thúc thị, đối vớithị lúc này, miếng ăn là tất cả Sự đói khát đã hủy hoại nhân cách của thị, buộcthị phải vứt bỏ ý thức, phép tắc, sĩ diện, xấu hổ Miếng ăn làm cho con người tatrở nên chao chát, chỏng lỏn; cái đói làm cho con người không còn biết đến thểdiện; sự gào thét của cái bụng rỗng khiến con người trở nên trơ trẽn làm sao! Miêu tả cách ăn không mấy đẹp đẽ của thị đã đành, Kim Lân càng đẩy cao sựtrơ trẽn lên qua một hành động của thị: “ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệtngang miệng, thở: Hà, ngon!” Một chữ “thở” mà nói lên bao điều: vừa mệt lạivừa sung sướng Đây là hành động của một con người đã đói khát lâu ngày, giờđây được no nê Qua hành động không còn một chút gì ý tứ, duyên dáng này, sựthê thảm của thân phận người đàn bà đã lên đến tột cùng
Cái đói thật có sức tàn phá kinh hoàng Chỉ qua mấy hôm mà nó đã biến mộtngười đàn bà biết thương yêu thành người có thể chỉ vì miếng ăn mà quên đi tất
cả sĩ diện của mình Ranh giới sự sống – cái chết đã không cho thị quyền chọnlựa, thị trở thành hiện thân của con người bản năng Một chi tiết nhỏ của KimLân, vậy mà có ý nghĩa thật đa chiều Vừa gợi sự thảm hại của con người, lạivừa tố cáo cái tội ác dã man của Nhật - Pháp thông qua "cái đói"
Nhưng cái hành động trên không phải là bản chất của thị Thế nên ngay sau khi
"ấm bụng", thị đã nói một câu tế nhị và sâu sắc lắm: "Về chị ấy thấy hụt tiền thì
bỏ bố" Rồi, với câu nói “tưởng là nói đùa” của Tràng: “Này nói đùa chứ có vềvới tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, “thị về thật” mà không một điềukiện ràng buộc nào Thế là cái cớ của câu chuyện đã được gợi ra Thị về làmdâu nhà Tràng chỉ đơn giản như thế
Thị lấy chồng không một quả cau, không một lá trầu, chẳng có một chút gì lễnghi thủ tục như những đám cưới truyền thống của người Việt:
“Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau”.
Lấy chồng là chuyện thiêng liêng phó thác cả đời mình cho người đàn ông màmình yêu kính, nhưng cô vợ của Tràng hoàn toàn đi theo tiếng gọi của cái ăn,tiếng gọi của sự sống Thị trở thành “vợ nhặt” đúng theo cái nghĩa của nó, người
vợ được “nhặt” về như cỏ rác Giá trị và nhân cách của con người bị hạ thấpmột cách thê thảm, khi chỉ cần một câu hò bâng quơ, bốn bát bánh đúc cùngmột câu nói tầm phơ tầm phào cơ hồ đã thành cả nghi lễ dạm hỏi
Ta bỗng nhớ đến đám cưới của Tràng trong “Một đám cưới” của Nam Cao.Nam Cao cũng lấy bối cảnh của cái đói nghèo, nhà văn viết "Một đám cưới"
Trang 28năm 1944, khi mà cái đói mon men tới gần, len lách vào từng ngõ nhỏ cuộc đờinhững người dân lao động Đám cưới của Dần dẫu sao cũng có vẻ "sang" hơnđám cưới của Tràng Cô bé ấy được cưới xin cẩn thận, có cả cau cả chè CònTràng, chỉ vài câu bông đùa, mấy bát bánh đúc thế mà tự nhiên có vợ.
Giữa lúc mà “Người chết như ngả rạ” thì người đàn bà này đã bị đẩy đến chỗcùng đường liều lĩnh rồi Cứ nhìn cái cách thị ăn đủ hiểu Ai biết được chẳngbao lâu nữa thị cũng sẽ là một giữa bao nhiêu cái xác “nằm còng queo bênđường”? Cái đói như con ác thú mà bọn Pháp, Nhật nuôi tạo đã ngốn lấy thị, hút
đi bao nhiêu là sinh khí, phẩm giá, lòng tự trọng, để rồi nhả ra là con người bémọn, dường như vô nghĩa mang tên “vợ nhặt” Thị như đứa con hoang mà chínhsách bóc lột tàn bạo của những kẻ thống trị đã sản sinh rồi vứt ra đầu đường xóchợ trong cuộc sống tha phương cầu thực, mặc kệ sự sống chết Có bao giờ conngười bị “mất giá” như thế này chăng? Những tưởng thân phận người phụ nữtrong chế độ phong kiến xưa đã là tột cùng của thiệt thòi và bất hạnh:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”,
nhưng “tấm lụa đào phất phơ giữa chợ” ít ra còn đổi được vài đồng, còn đằngnày, thị theo không Tràng…
Còn gì chua chát hơn sau lúc “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liềnchẳng chuyện trò gì”, lại sẵn sàng theo không kẻ cho ăn về làm vợ, chi tiết ấykhiến người đọc thương hại thay cho chị Nhân phẩm đã mất, dường như thị đãbiến thành nô lệ của miếng ăn, bởi sau bữa ăn vội vàng thô tục ấy thị còn tiếptục cùng Tràng “Ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê Ấy vậy mà tuyệt nhiênnhà văn không để bộc lộ một mảy may thái độ phản ứng nào của Tràng trướcnhững việc làm đáng khinh của thị, nên đọng lại trong ta một cái nhìn đầythương hại cho thị mà thôi
Nhìn thị lúc này có vẻ như rất trơ trẽn, thị đã chối bỏ liêm sỉ, đánh rơi lòng tựtrọng Kẻ hời hợt thì nhìn thị bằng cặp mắt khinh bỉ, người sâu sắc thì ngậmngùi cám cảnh rưng rưng nước mắt mà cảm thông xót xa cho thị Cái gì đã làmcho thị đánh rơi mất lòng tự trọng? Cái gì đã làm cho thị trở nên trơ trẽn? Đó làcái đói, cái chết.Những lời nói và hành động của người đàn bà ấy đều xuất phát
từ một bản năng ham sống và một ý chí quyết phải sống Tình thế đã đặt thị phảiđứng trước một sự lựa chọn Hoặc là chết đói mà bảo toàn danh dự, sĩ diện,hoặc là phải tạm quên sĩ diện danh dự để mà sống Tất nhiên, chị đã chọn cáchthứ hai