1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải

33 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng lượng Tái tạo và Khí Phát thải
Tác giả Võ Văn Trung
Người hướng dẫn PGS.TS Võ Lê Phú, TS. Võ Thanh Hằng
Trường học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa, Khoa Tài nguyên và Môi trường
Chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Tiểu luận cá nhân
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,55 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Khái niệm (6)
  • 1.2 Thực trạng sử dụng năng lượng (6)
  • 1.3 Các loại năng lượng tái tạo (9)
    • 1.3.1 Năng lượng mặt trời (9)
    • 1.3.2 Năng lượng gió (10)
  • CHƯƠNG 2: KHÍ PHÁT THẢI 7 (13)
    • 2.1 Khái Niệm (13)
    • 2.2 Nguyên Nhân Phát Thải Khí Ô Nhiễm (13)
      • 2.2.1 Đốt nhiên liệu hóa thạch (13)
      • 2.2.2 Khí Thải Công Nghiệp (14)
      • 2.2.3 Cháy rừng (15)
      • 2.2.4 Hoạt động nông nghiệp (17)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ GIẢM KHÍ PHÁT THẢI 12 (19)
    • 3.1 Giải Pháp (19)
      • 3.1.1 Giải Pháp Cho Vấn Đề Năng Lượng (19)
      • 3.1.2 Giải Pháp Cho Vấn Đề Khí Phát Thải (20)
      • 3.1.3 Khó Khăn Trong Việc Thực Hiện Giải Pháp (21)
  • CHƯƠNG 4: CƠ HỘI NÀO CHO VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG VÀ KHÍ PHÁT THẢI 17 (24)
    • 4.1 Cơ hội trong vấn đề năng lượng và khí phát thải (24)
      • 4.1.1 Năng lượng mặt trời (24)
      • 4.1.2 Năng lượng gió (25)
      • 4.1.3 Khí phát thải (27)
    • 4.2 Kết Luận (29)

Nội dung

Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải Năng lượng gió đã phát triển nhanh chóng. Theo như [15]IRENA(International Renewable Energy Agency) ghi nhận thì công suất phát điện gió trên toàn cầu(tính cả đất liền và ngoài khơi) đã tăng gấp 98 lần trong hai thập kỷ qua, từ 7.5GW năm 1997 lên khoảng 733GW năm 2018. Đây không chỉ thể hiện sự tiến bộ của con người trong khoa học kỹ thuật mà còn thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức về việc sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường. Góp phần giảm đáng kể lượng khí nhà kính do năng lượng điện hóa thạch gây ra. Dưới đây là biểu đồ xu hướng công suất điện theo quốc gia/khu vực: Hình 1.4: Wind Energy Data Về phía Việt Nam, với bờ biển dài hơn 3000km và diện tích vùng biển hơn 1 triệu km2 cùng nhiều hải đảo, vận tốc gió trên bờ hơn 5 m/s, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển điện gió. Việc phát triển điện gió ngoài khơi còn là nguồn hỗ trợ lớn cho bảo vệ biển đảo và chiến lược tương lai cho ngành dầu khí Việt Nam. Hình 1.5: [16]Nhà máy điện gió Phú Lạc Ước tính trên đất liền khoảng 27GW tương ứng với tốc độ trung bình từ 5.5 đến 7.3 m/s[16]. Theo tính toán thì có tiềm năng gấp 11 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La(2.4GW) và hơn 14 lần công suất của nhà máy thủy điện Hòa Bình(1.9GW). CHƯƠNG 2: KHÍ PHÁT THẢI 2.1 Khái Niệm [9]Khí thải là các hạt hoặc khí nhỏ được thải vào không khí từ các nguồn khác nhau. Có hai nguồn phát thải chính là do tự nhiên và con người. Hình 2.6: Emissions Các khí thải ô nhiễm đang ngày càng nhiều và là nguyê nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, nóng lên toàn cầu(Global warming), hiệu ứng nhà kính(Green House), mực nước biến dâng cao(Sea level is rising),... 2.2 Nguyên Nhân Phát Thải Khí Ô Nhiễm 2.2.1 Đốt nhiên liệu hóa thạch Đốt nhiên liệu hóa thạch bao gồm than, dầu và xăng để sản xuất năng lượng cho điện hóa thạch và các phương tiện giao thông. Đây cũng là nguồn phát thải khí sơ cấp CO ở mức cao cùng với các chất ô nhiễm độc hại như oxit nitơ vào không khí. Điều này dẫn đến các hệ lụy cho môi trường và sức khỏe con người. Khi con người hít phải các khí này làm giảm khả năng bơm oxy của tim. Do đó khiến con người dễ bệnh về hô hấp và tim mạch. Hơn thế, các khí oxit nito còn là nguyên nhân gây nên mưa axit và sương mù. Hình 2.7: [8]Acid Rain Khi nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy, chúng không chỉ thải ra CO2. Chỉ riêng các nhà máy điện đốt than đã thải ra 35% lượng khí thải thủy ngân độc hại ở Mỹ. [2]Hơn 2/3 lượng khí thải SO2 gây mưa axit. Phần lớn bụi (ô nhiễm hạt) được thải vào không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch. 2.2.2 Khí Thải Công Nghiệp Các hoạt động từ công nghiệp thải ra lượng khí độc hại nhiều hơn ta tưởng tượng. Các khí CO, SO2, NO2 là những chất gây ô nhiễm chính được phát thải ra trong quá trình sản xuất hàng hóa. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường(lâu dài dẫn đến biến đổi khí hậu). Một lượng lớn các hóa chất như CO2, Hidrocacbon,...được các ngành công nghiệp thải ra ảnh hưởng đến khí hậu vì CO2 là tác nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính như đã đề cập ở trên. Khiến nhiệt bị giữ lại trong bầu không khí Trái Đất, đãn đến nhiệt độ tăng lên. Nếu cứ duy trì việc phát thải như vậy cùng với các khu công nghiệp ngày càng được xây dựng nhiều thì theo các nhà khoa học dự kiến sẽ có thêm [20]sự nóng lên trung bình toàn cầu từ 2,6 đến 4,8 °C (4,7 đến 8,6 °F) cộng với mức đã xảy ra trong thế kỷ 21. Biểu đồ Global average surface temperature change(Hình 22.7) thể hiện rõ điều này Hình 2.8: [7]Global average surface temperature change 2.2.3 Cháy rừng Không chỉ có những tác động của con người góp phần vào việc ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu mà các hoạt động tự nhiên như cháy rừng cũng góp phần không ích vào việc này. Các nguyên nhân như sét đánh cháy cây và do gió phát tán gây cháy diện rộng, nhiệt độ không khí cao và khô là điều kiện thuận lợi cho việc cháy rừng. Cùng với việc nóng lên toàn cầu như hiện nay thì việc cháy rừng tự nhiên xảy ra thường xuyên là việc dễ hiểu, ngoài ra còn do hạn hán kéo dài, núi lửa phun trào cũng dẫn đến cháy rừng. Australia là nước được ghi nhận là nước thường xuyên xảy ra cháy rừng. Các nhà khoa học và các chuyên gia cũng đồng ý rằng các đám cháy ở quốc gia nầy ngày càng tăng về cả quy mô và cường độ gây thiệt hại chưa từng có trước đây cho môi trường khí hậu, cho con người và động vật hoang dã nơi đây. Ở Sydney, [10]chất lượng không khí đo được gấp 11 lần mức "nguy hiểm". Chính phủ Australia đã gặp khó khắn với vấn đề biến đổ khí hậu, đặc biệt là do tác động rõ rệt của đám cháy. [10]Theo thống kê thì ước tính lượng phát thải khí nhà kính từ vụ cháy rừng ở Aus- tralia vào năm cuối 2019-2020 là 830 triệu tấn CO2 tương đương(tính đến 11/2/2020). Lượng khí thải này tương đượng với gần gấp đôi lượng khí thải nhà kính hằng năm từ các ngành năng lượng, công nghiệp và giao thông Australia. Hình 2.9: [10]Sinh khối trong các khu rừng bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở New South Wales và Vitoria 2.2.4 Hoạt động nông nghiệp Các hoạt động nông nghiệp cũng tác động đáng kể vào việc phát thải gây các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiện nay. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học và các phương pháp cải tạo đất trồng không hợp lý. [2] Theo như tổ chức thực phẩm và nông nghiệp thế giới(Food and Agriculture Organization) thì ngành nông nghiệp đóng góp vào việc phát thải "Khoảng 40% đến tư chăn nuôi, 16% đến từ phân phân khoáng, 17% đến từ đốt sinh khối và 8% đến từ chất thải nông nghiệp." Hình 2.10: [10]Agricultural Activities CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ GIẢM KHÍ PHÁT THẢI Đứng trước những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu từ việc sử dụng năng lượng và khí phát thải từ tự nhiên cũng như hoạt động của con người thì các nhà khoa học trên thế giới có những giải pháp nào cho chúng ta một thành phần then chốt trong bầu không khí này. 3.1 Giải Pháp 3.1.1 Giải Pháp Cho Vấn Đề Năng Lượng Thay việc sử dụng các nguồn năng lượng từ hóa thạch như xăng, dầu, điện hóa thạch,...Chuyển dần sang nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng từ mặt trời, năng lượng gió để giảm tối thiểu phát thải các khi nhà kính. Không ngừng cải tiến công nghệ thay các phương tiện vận tải dùng năng lượng hóa thạch sang dùng điện tái tạo.Thường xuyên bảo trì các thiết bị năng lượng trong nhà. Tìm các sản phẩm có chứng nhận tiết kiệm năng lượng để dùng góp phần khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới sản xuất save energy. Ngoài ra còn nhiều cách khác được các chuyên gia đề xuất cho vấn đề năng lượng góp phần giảm biến đổi khí hậu như bên dưới. Hình 3.11: [13]Save Energy 3.1.2 Giải Pháp Cho Vấn Đề Khí Phát Thải Giải pháp cho vấn đề khí phát thải chủ yếu chỉ can thiệp được tác nhân do con người còn vấn đề khí phát thải do các quá trình của tự nhiên thì hầu như ta không thể can thiệp được. Khí phát thải do con người do hoạt động sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải à chủ yếu. Với vấn đề của của các doanh nghiệp thì công nghệ quy trình sản xuất giảm khí phát thải là điều cần quan tâm, ví dụ như áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn (Cleaner Production). Hình 3.12: [5]How a paper factory uses clean production Khi các doanh nghiệp áp dụng các quy trình như CP hoặc tương tự giúp giảm tối thiểu lượng CO2 phát thải trong quá trình sản xuất các nguyên liệu, sử dụng triệt để các sản phẩm tái chế lại. Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh tối ưu chứng chỉ CO2 để chia sẻ với các doanh nghiệp trên toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải đến mức thấp nhất có thể. Về hoạt động vận tải đi lại của con người. Theo ghi nhận từ The Daily Telegraph của Australia. Trung bình với mỗi người dùng ô tô(non-electric car) sẽ [21]thải ra 243.8g CO2 tương đương trên mỗi Kilometre. Xe điện thì phát [21]thải ra 209.1g CO2 tương đương trên mỗi Kilometre. Xe mô tô xe gắn máy dùng [21]xăng là 119.6g CO2 tương đương trên mỗi Kilometre. Hình 3.13: [21]Transport emissions per person per kilometre Trong khi đó các phương tiện khác như tàu hỏa, xe bus trong hình lại có lượng thải ra CO2 rất ít, tốt nhất là xe đạp và đi bộ có lượng phát thải CO2 tương đương gần như bằng 0. Từ đó có thể thấy việc khuyến khích dùng các phương tiền cộng cộng, xe đạp, hay đi bộ là giải pháp tốt nhất cho việc giảm hiệu ứng nhà kính CO2 do phương tiện vận tải và hoạt động đi lại của con người. 3.1.3 Khó Khăn Trong Việc Thực Hiện Giải Pháp Về vấn đề năng lượng việc khó khắn nhất có lẻ là lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo, phải tốn chi phí cao ban đầu và không dễ tiếp cận với số nhiều người. Các năng lượng tái tạo như năng lượng từ gió thì chưa thật sự phổ biến với nhiều quốc gia và còn phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết sức gió. Chính sách của các quốc gia.

Khái niệm

[1] Năng lượng tái tạo(renewable energy) là năng lượng có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên được bổ sung với tốc độ cao hơn mức tiêu thụ Ví dụ, ánh sáng mặt trời và gió là những nguồn không ngừng được bổ sung Nguồn năng lượng tái tạo rất dồi dào và ở xung quanh chúng ta.

Thực trạng sử dụng năng lượng

Nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến nhất là từ nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam cũng như trên thế giới Vậy nhiên liệu hóa thạch là gì? Và tại sao nó lại ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu?

[4]Nhiên liệu hóa thạch: được hình thành từ sự phân hủy của các sinh vật gốc cacbon bị chôn vùi đã chết hàng triệu năm trước Chúng tạo ra các trầm tích giàu carbon được khai thác và đốt cháy để lấy năng lượng Chúng không thể tái tạo và hiện cung cấp khoảng 80% năng lượng của thế giới Chúng cũng được sử dụng để sản xuất nhựa, thép và rất nhiều sản phẩm Có ba loại nhiên liệu hóa thạch - than, dầu và khí đốt.

Phát thải khí nhà kính: Quá trình đốt cháy năng lượng hóa thạch giải phóng các khí như CO 2(carbon dioxide), CH 4 (methane) và N 2 O (nitrous oxide) vào khí quyển. Những khí này tăng cường hiệu ứng nhà kính, giữ nhiệt và làm tăng nhiệt độ trái đất, gây biến đổi khí hậu.

Oxy hóa chất chất thải: Quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng hóa thạch thường đi kèm với việc tạo ra chất thải độc hại và hóa chất gây ô nhiễm Sự ô nhiễm này có thể tác động đến chất lượng không khí, nước, và đất, ảnh hưởng đến sinh quyển và hệ sinh thái.

Sự giảm mất rừng: Việc khai thác năng lượng hóa thạch thường đòi hỏi diện tích lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác tài nguyên Điều này có thể dẫn đến mất rừng và thay đổi cảnh quan tự nhiên, làm giảm khả năng hấp thụ CO 2 bởi cây xanh.

Thay đổi cấu trúc đất: Việc khai thác dầu, khí và than thường làm thay đổi cấu trúc đất và gây ra sự đất mòn Điều này có thể tạo điều kiện khó khăn cho sự phát triển của cây trồng và ảnh hưởng đến sinh quyển.

Tăng cường mức nước biển: Biến đổi khí hậu do năng lượng hóa thạch góp phần làm tăng nhiệt độ trái đất, dẫn đến tan chảy nhanh hơn của tuyết và băng ở các khu vực cực Điều này đóng góp vào việc tăng mức nước biển, gây ra nguy cơ ngập lụt cho các khu vực ven biển và đảo.

[17] Ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu: Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã phát hiện ra rằng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu Năm 2018, 89% lượng khí thải CO 2 toàn cầu đến từ nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp.

Than là nhiên liệu hóa thạch và là loại nhiên liệu bẩn nhất trong số đó, nguyên nhân khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 0,3C trong tổng số 1C Điều này khiến nó trở thành nguồn tăng nhiệt độ toàn cầu lớn nhất.

Dầu thải ra một lượng carbon khổng lồ khi bị đốt cháy - khoảng một phần ba tổng lượng khí thải carbon của thế giới Cũng có một số vụ tràn dầu trong những năm gần đây có tác động tàn phá đến hệ sinh thái đại dương của chúng ta.

Khí tự nhiên thường được quảng bá là nguồn năng lượng sạch hơn than và dầu. Tuy nhiên, khí tự nhiên vẫn là nhiên liệu hóa thạch và chiếm cho 1/5 tổng lượng khí thải carbon của thế giới Tổng nhu cầu năng lượng trên toàn cầu hiện nay đã [16]tăng gấp đôi so với năm 1980, và sẽ tăng 85% nữa cho đến năm 2050 Sự gia tăng khổng lồ về nhu cầu năng lượng này đã dẫn đến việc khai thác nguồn năng lượng truyền tthống(chủ yếu là nguồn năng lượng hóa thạch) Tuy nhiên các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt Do vậy việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế(năng lượng tái tạo) là giải pháp tốt nhất có thể mà thế giới có.

Các loại năng lượng tái tạo

Năng lượng mặt trời

[18] Khi xem xét tác động môi trường của năng lượng mặt trời so với nhiên liệu hóa thạch, năng lượng mặt trời rõ ràng là lựa chọn thân thiện với môi trường hơn.

Là nguồn năng lượng [6]dồi giàu nhất trên Trái.

Các bức xạ từ mặt trời có thể chuyển hóa thành nhiệt và điện, cung cấp cho các khu dân cư, doanh nghiệp thậm chí ngay cả những phương tiện giao thông.

Vậy thì năng lượng mặt trời có ưu điểm gì so với năng lượng hóa thạch về tiện ích cho con người và giảm biến đổi khí hậu?

Thứ nhất: năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo giảm lượng khí thải carbon Có nghĩa là mình có thể sử dụng mà nó không bao giờ hết và quan trọng hơn cả, nó là năng lượng "sạch", không tạo ra khi carbon hay các loại khí "nhà kính"là nguyên nhân chính dẫn dến biến đổi khí hậu đã được đề cặp ở lời mở đầu của bài trong khi đó năng lượng điện hóa thạch sẽ thải ra 0.309 kge/kWh[3] Hơn thì thì năng lượng mặt trời cũng không liên quan đến khai thác khoan nhiên liệu gây tác hại xấu đến môi trường.

Thứ hai: năng lượng mặt trời có thể giảm hóa đơn tiền điện cho gia đình hoặc ngay cả những doanh nghiệp lớn thì nó cũng tiết kiệm được số tiền khá lớn cho việc dùng điện Hơn thế lượng điện thừa có thể bán lại cho công ty điện lực.

Năng lượng gió

Giống như năng lượng mặt trời thì năng lượng từ gió là nguồn năng lượng gần như vô hạn và "sạch", không phát thải các khí "nhà kính"giúp khả năng tiết kiệm chi phí điện.

Năng lượng gió đã phát triển nhanh chóng Theo như [15]IRENA(International Renewable Energy Agency) ghi nhận thì công suất phát điện gió trên toàn cầu(tính cả đất liền và ngoài khơi) đã tăng gấp 98 lần trong hai thập kỷ qua, từ 7.5GW năm 1997 lên khoảng 733GW năm 2018. Đây không chỉ thể hiện sự tiến bộ của con người trong khoa học kỹ thuật mà còn thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức về việc sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường Góp phần giảm đáng kể lượng khí nhà kính do năng lượng điện hóa thạch gây ra.

Dưới đây là biểu đồ xu hướng công suất điện theo quốc gia/khu vực:

Về phía Việt Nam, với bờ biển dài hơn 3000km và diện tích vùng biển hơn 1 triệu km 2 cùng nhiều hải đảo, vận tốc gió trên bờ hơn 5 m/s, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển điện gió Việc phát triển điện gió ngoài khơi còn là nguồn hỗ trợ lớn cho bảo vệ biển đảo và chiến lược tương lai cho ngành dầu khí Việt Nam.

Hình 1.5: [16]Nhà máy điện gió Phú Lạc Ước tính trên đất liền khoảng 27GW tương ứng với tốc độ trung bình từ 5.5 đến7.3 m/s[16] Theo tính toán thì có tiềm năng gấp 11 lần công suất của nhà máy thủy điệnSơn La(2.4GW) và hơn 14 lần công suất của nhà máy thủy điện Hòa Bình(1.9GW).

KHÍ PHÁT THẢI 7

Khái Niệm

[9]Khí thải là các hạt hoặc khí nhỏ được thải vào không khí từ các nguồn khác nhau Có hai nguồn phát thải chính là do tự nhiên và con người.

Các khí thải ô nhiễm đang ngày càng nhiều và là nguyê nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, nóng lên toàn cầu(Global warming), hiệu ứng nhà kính(GreenHouse), mực nước biến dâng cao(Sea level is rising),

Nguyên Nhân Phát Thải Khí Ô Nhiễm

2.2.1 Đốt nhiên liệu hóa thạch Đốt nhiên liệu hóa thạch bao gồm than, dầu và xăng để sản xuất năng lượng cho điện hóa thạch và các phương tiện giao thông Đây cũng là nguồn phát thải khí sơ cấp

CO ở mức cao cùng với các chất ô nhiễm độc hại như oxit nitơ vào không khí. Điều này dẫn đến các hệ lụy cho môi trường và sức khỏe con người Khi con người hít phải các khí này làm giảm khả năng bơm oxy của tim Do đó khiến con người dễ bệnh về hô hấp và tim mạch Hơn thế, các khí oxit nito còn là nguyên nhân gây nên mưa axit và sương mù.

Khi nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy, chúng không chỉ thải ra CO 2 Chỉ riêng các nhà máy điện đốt than đã thải ra 35% lượng khí thải thủy ngân độc hại ở Mỹ [2]Hơn 2/3 lượng khí thải SO 2 gây mưa axit Phần lớn bụi (ô nhiễm hạt) được thải vào không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch.

Các hoạt động từ công nghiệp thải ra lượng khí độc hại nhiều hơn ta tưởng tượng Các khí CO, SO 2, NO 2 là những chất gây ô nhiễm chính được phát thải ra trong quá trình sản xuất hàng hóa Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường(lâu dài dẫn đến biến đổi khí hậu).

Một lượng lớn các hóa chất như CO 2, Hidrocacbon, được các ngành công nghiệp thải ra ảnh hưởng đến khí hậu vì CO 2 là tác nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính như đã đề cập ở trên Khiến nhiệt bị giữ lại trong bầu không khí Trái Đất, đãn đến nhiệt độ tăng lên.

Nếu cứ duy trì việc phát thải như vậy cùng với các khu công nghiệp ngày càng được xây dựng nhiều thì theo các nhà khoa học dự kiến sẽ có thêm [20]sự nóng lên trung bình toàn cầu từ 2,6 đến 4,8 °C (4,7 đến 8,6 °F) cộng với mức đã xảy ra trong thế kỷ 21.

Biểu đồ Global average surface temperature change(Hình 22.7) thể hiện rõ điều này

Hình 2.8: [7]Global average surface temperature change

Không chỉ có những tác động của con người góp phần vào việc ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu mà các hoạt động tự nhiên như cháy rừng cũng góp phần không ích vào việc này.

Các nguyên nhân như sét đánh cháy cây và do gió phát tán gây cháy diện rộng, nhiệt độ không khí cao và khô là điều kiện thuận lợi cho việc cháy rừng Cùng với việc nóng lên toàn cầu như hiện nay thì việc cháy rừng tự nhiên xảy ra thường xuyên là việc dễ hiểu, ngoài ra còn do hạn hán kéo dài, núi lửa phun trào cũng dẫn đến cháy rừng.

Australia là nước được ghi nhận là nước thường xuyên xảy ra cháy rừng Các nhà khoa học và các chuyên gia cũng đồng ý rằng các đám cháy ở quốc gia nầy ngày càng tăng về cả quy mô và cường độ gây thiệt hại chưa từng có trước đây cho môi trường khí hậu, cho con người và động vật hoang dã nơi đây. Ở Sydney, [10]chất lượng không khí đo được gấp 11 lần mức "nguy hiểm".Chính phủ Australia đã gặp khó khắn với vấn đề biến đổ khí hậu, đặc biệt là do tác động rõ rệt của đám cháy.

[10]Theo thống kê thì ước tính lượng phát thải khí nhà kính từ vụ cháy rừng ởAus- tralia vào năm cuối 2019-2020 là 830 triệu tấn CO 2 tương đương(tính đến11/2/2020).

Lượng khí thải này tương đượng với gần gấp đôi lượng khí thải nhà kính hằng năm từ các ngành năng lượng, công nghiệp và giao thông Australia.

Hình 2.9: [10]Sinh khối trong các khu rừng bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở New

Các hoạt động nông nghiệp cũng tác động đáng kể vào việc phát thải gây các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiện nay Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học và các phương pháp cải tạo đất trồng không hợp lý.

[2] Theo như tổ chức thực phẩm và nông nghiệp thế giới(Food andAgriculture Organization) thì ngành nông nghiệp đóng góp vào việc phát thải "Khoảng40% đến tư chăn nuôi, 16% đến từ phân phân khoáng, 17% đến từ đốt sinh khối và 8% đến từ chất thải nông nghiệp."

GIẢI PHÁP VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ GIẢM KHÍ PHÁT THẢI 12

Giải Pháp

3.1.1 Giải Pháp Cho Vấn Đề Năng Lượng

Thay việc sử dụng các nguồn năng lượng từ hóa thạch như xăng, dầu, điện hóa thạch, Chuyển dần sang nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng từ mặt trời, năng lượng gió để giảm tối thiểu phát thải các khi nhà kính.

Không ngừng cải tiến công nghệ thay các phương tiện vận tải dùng năng lượng hóa thạch sang dùng điện tái tạo.Thường xuyên bảo trì các thiết bị năng lượng trong nhà Tìm các sản phẩm có chứng nhận tiết kiệm năng lượng để dùng góp phần khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới sản xuất save energy Ngoài ra còn nhiều cách khác được các chuyên gia đề xuất cho vấn đề năng lượng góp phần giảm biến đổi khí hậu như bên dưới.

3.1.2 Giải Pháp Cho Vấn Đề Khí Phát Thải

Giải pháp cho vấn đề khí phát thải chủ yếu chỉ can thiệp được tác nhân do con người còn vấn đề khí phát thải do các quá trình của tự nhiên thì hầu như ta không thể can thiệp được.

Khí phát thải do con người do hoạt động sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải à chủ yếu Với vấn đề của của các doanh nghiệp thì công nghệ quy trình sản xuất giảm khí phát thải là điều cần quan tâm, ví dụ như áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn (Cleaner Production).

Hình 3.12: [5]How a paper factory uses clean production

Khi các doanh nghiệp áp dụng các quy trình như CP hoặc tương tự giúp giảm tối thiểu lượng CO 2 phát thải trong quá trình sản xuất các nguyên liệu, sử dụng triệt để các sản phẩm tái chế lại.

Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh tối ưu chứng chỉ CO 2 để chia sẻ với các doanh nghiệp trên toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải đến mức thấp nhất có thể.

Về hoạt động vận tải đi lại của con người Theo ghi nhận từ The Daily Telegraph của Australia Trung bình với mỗi người dùng ô tô(non-electric car) sẽ [21]thải ra 243.8g CO 2tương đương trên mỗi Kilometre Xe điện thì phát [21]thải ra 209.1g CO 2 tương đương trên mỗi Kilometre Xe mô tô xe gắn máy dùng [21]xăng là 119.6g CO 2 tương đương trên mỗi Kilometre.

Hình 3.13: [21]Transport emissions per person per kilometre

Trong khi đó các phương tiện khác như tàu hỏa, xe bus trong hình lại có lượng thải ra CO 2rất ít, tốt nhất là xe đạp và đi bộ có lượng phát thải CO 2 tương đương gần như bằng 0.

Từ đó có thể thấy việc khuyến khích dùng các phương tiền cộng cộng, xe đạp, hay đi bộ là giải pháp tốt nhất cho việc giảm hiệu ứng nhà kính CO 2 do phương tiện vận tải và hoạt động đi lại của con người.

3.1.3 Khó Khăn Trong Việc Thực Hiện Giải Pháp

Về vấn đề năng lượng việc khó khắn nhất có lẻ là lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo, phải tốn chi phí cao ban đầu và không dễ tiếp cận với số nhiều người.

Các năng lượng tái tạo như năng lượng từ gió thì chưa thật sự phổ biến với nhiều quốc gia và còn phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết sức gió Chính sách của các quốc gia.

Hình 3.14: [25]Lăp Đặt Tubin gió

Trong việc thực hiện giải pháp giảm khí phát thì thì cũng có nhiều khó khăn. Không có nhiều doanh nghiệp thực sự quan tâm đủ nhiều vào việc phát thải khí mà họ quan tâm vào năng xuất sản lượng của họ nhiều hơn, việc áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến không phát thải thì không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng làm được Nên việc giảm thải CO 2 từ doanh nghiệp cũng chỉ dừng ở mức tạm chấp nhận.

Trong hoạt động vận tải của con người,vẫn còn rất nhiều nước vẫn có số lượng phương tiện xe máy(xăng) rất nhiều và đó còn phụ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và ý thức môi trường.

Hình 3.15: [23]Air pollution in HCM City

CƠ HỘI NÀO CHO VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG VÀ KHÍ PHÁT THẢI 17

Cơ hội trong vấn đề năng lượng và khí phát thải

Việt Nam luôn được xem là có lợi thế lớn để phát triển năng lượng điện mặt trời vì [11]nằm trong dải phân bố ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời thế giới Đầu tư điện mặt trời ban đầu chưa thể giúp giá điện rẻ ngay được, nhưng về lâu dài thì là điều được đảm bảo Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) [11]công bố giá điện mặt trời đã tương đương hoặc thấp hơn điện làm từ nhiên liệu hóa thạch ở hơn 30 nước trên toàn cầu.

Với mỗi lần tăng gấp đôi quy mô sản xuất thì giá thành [12]giảm 36%, ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời đang trên đà đưa chi phí đầu tư xuống thấp đến mức không tưởng Cho thấy khả năng thay thế hoàn toàn năng lượng hóa thạch vốn gây ô nhiễm là điều hoàn toàn xảy ra Cùng với việc công ty đến từ[12]Mỹ First Solar đánh dấu sự quay trở lại của Việt Nam, sau khi lắp đặt các thiết bị công nghệ cao và nhà máy sản xuất với diện tích gần 100.000 m 2 và chính thức vào hoạt động từ quý IV/2018 với công suất

1.2GW Với tổng vốn đầu tư của First Solar tại thị trường Việt Nam lên đến 830 triệu USD Đây là cơ hôi không thể nào tốt hơn cho một nước đang phát triển với "Cơn khát điện"như Việt Nam.

Trước mắt đây chỉ mới dừng lại là [12]cuộc chơi với "2 người chơi"một là trong nước và một là nước ngoài Dường như các nhà đầu tư trong nước cũng đã "ngửi"được

"mùi"tiềm năng của loại hình đầu tư này Ông Timothy Liston(Phó tổng lãnh sự Mỹ), khẳng định hỗ trợ Việt Nam thông qua việc đưa các công ty công nghệ cao như First Solar hay General Electric(GE) vào Việt Nam, đây cũng là cơ hội tốt để chuyển giao về công nghệ và nhận sự đào tạo kỹ thuật cao cho ngành năng lượng nước ta.

Hình 4.16: [22]Giá điện mặt trời

Như Hình 4.15 thể hiện giá điên mặt trời ngày càng giảm theo thời gian Đây là tiềm năng và là thị trường kinh tế tốt cho các tập đoàn trong nước Trước đó [22]các tập đoàn tiềm lực của Việt Nam cũng thực hiện những ước mơ đầy tham vọng của mình với 20 nhà máy điện mặt trời với tổng mức đầu tư lên đến hơn 1 tỷ USD của tập đoàn TTC(Thành thành công), tập đoàn Xuân Cầu ở Tây Ninh, tập đoàn TH TrueMilk và công ty Xuân Thiện với dự án điện mặt trời tại tỉnh Đắk Lắk công suất lên đến 3.000MW.

Việt Nam vốn vẫn đang là một nước nông nghiệp nên năng lượng điện cho các trang trại chăn nuôi bò, nuôi trồng thủy sản ở các dung tôm, ao cá đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì việc nặng lượng mặt trời là một cơ hội chưa từng có cho chúng ta.

Sự phát triển điện gió mang lại tiềm năng rất lớn cho Việt Nam, đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành điện Việt Nam Đó cũng là cơ hội cho thị trường lao động, các nhà sản xuất chế tạo, tư vấn, đầu tư, xây dựng và lắp đặt trong nước Với tiềm năng điện gió ngoài khơi rất lớn của Việt Nam(như đã nói ở trên) khoảng 1.3 nghìn GW.

Trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang quan tâm đến điện gió Việt Nam như ngân hàng [16]Thế giới(WB), ngân hàng Tái thiết Đức(KfW) Đặc biệt Quỹ đầu tư Dragon Capital cũng thành lập Quỹ phát triển sạch Mekong Bhahmaputra đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch với số vốn giai đoạn đầu 45 triệu USD [16]Trong khi đó nhìn về phía bạn bè quốc tế, đến năm 2050, Mỹ sẽ có 35% điện năng toàn liên bang sản xuất từ gió, Trung Quốc sẽ xây dựng 1000GW điện gió và cung cấp 17% điện năng toàn quốc, Ấn Độ cũng đặt mục tiêu 30-35% điện năng gió Đây là cơ hộ không thể nào tuyệt vời hơn cho cho việc xem xét triển khai phát triển điện gió của Việt Nam.

Hình 4.17: [14]Điện gió Bạc Liêu

Vấn đề khí phát thải chủ yếu tác động đến biến đối khí hậu được thế giới quan tâm nhất là khí nhà kính mà phần lớn là CO 2 Mở ra cơ hội lớn cho thị trường tín chỉ Carbon cho Việt Nam [19]Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thông qua vào năm 1997 Theo đó, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết.

[19]Ngày 22/10/2020, thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ(ERPA) đã được ký kết giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đối với 6 tỉnh BắcTrung Bộ, giai đoạn 2018-2024 Theo ERPA, Việt Nam chuyển nhượng 10,3 triệu tấnCO2 cho Ngân hàng Thế giới với tổng giá trị là 51,5 triệu USD, tương đương 1.200 tỷ đồng.

Hình 4.18: [19]Khuyến khích tái sinh rừng

Việt Nam đã ký kết thỏa thuận mua bán giảm phát thải khí từ vùng rừng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ [CCB]Theo đó, Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho

LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ giai đoạn 2022-2026 với giá tối thiểu là 10 USD/1 tấn CO2 Diện tích rừng tham gia chương trình dự kiến 4,26 triệu ha, gồm 3,24 triệu ha rừng tự nhiên và 1,02 triệu ha rừng trồng. Đây là cơ hộ tuyệt vời cho việc giảm phát thải khí đồng thời thu lại kinh tế cho quốc gia.

Kết Luận

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của vấn đề năng lượng và khí thải trong việc gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu Sự phát triển không đồng đều của các quốc gia, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, và việc sử dụng các công nghệ không tiết kiệm năng lượng đã tạo ra một tình trạng khí thải ngày càng tăng, góp phần vào việc làm tăng nhiệt độ trái đất.

Tuy nhiên, vấn đề này không thể giải quyết một cách đơn giản và cần có sự hợp tác toàn cầu từ tất cả các quốc gia Cần phải thúc đẩy sự chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch và tái tạo, đồng thời tăng cường hiệu quả năng lượng và giảm thiểu khí thải từ các nguồn năng lượng truyền thống Ngoài ra, cần phải khuyến khích sự đổi mới trong công nghệ để giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất và vận chuyển đến môi trường.

Các biện pháp như việc áp đặt các quy định hạn chế khí thải, thúc đẩy sự sáng tạo trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, và tạo ra các chính sách khuyến khích sử dụng xe điện, điện mặt trời, và các nguồn năng lượng sạch khác là cần thiết để chúng ta có thể đối phó với vấn đề năng lượng và khí thải một cách hiệu quả Đồng thời, việc tăng cường nhận thức cộng đồng và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh các biện pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu Chỉ thông qua sự hợp tác và nỗ lực chung của toàn bộ cộng đồng quốc tế mới có thể chúng ta đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

[1]Climate Action “What is renewable energy?” in United Nations: (2019) URL: https://www.un.org/en/climatechange/what-is-renewable- energy.

[2]AQI “Main Causes of Air Pollution” in AQI: (February 2019) URL: https: //www.aqi.in/blog/here-are-the-10-main-causes-of-air- pollution/.

[3]BEIS “Methodology paper for emission factors” in Government GHG Conver- sion Factors for Company Reporting: (2018) URL: https : / / www. gov. uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/ file/726911/2018_methodology_paper_FINAL_v01-00.pdf.

[4]ClientEarth “Fossil fuels and climate change” in ClientEarth: (february 2022).

URL: https : / / www clientearth org / latest / news / fossil

- fuels-and-climate-change-the-facts/.

[5]Jeff Conant and Pam Fadem “A COMMUNITY GUIDE TO ENVIRONMEN- TAL HEALTH” in Hesperian: (2012) URL: https : / / en hesperian org / hhg / A _ Community _ Guide _ to _ Environmental _ Health : Clean_Production.

[6]Constellation “The advantages and disadvantages of Solar Energy” in Constellation: () URL: https://www.constellation.com/energy- 101/energy- innovation/solar-energy-pros-and-cons.html.

[7]EPA “Future of Climate Change” in Climate Change Science: (2020) URL: https: / / climatechange chicago gov / climate - change - science / future-climate-change#:~:text=Future%20changes%20are% 20expected%20to,larger%20future%20changes%20will%20be

[8]EPA “What is Acid Rain?” in Acid Rain: (JUNE 1, 2023) URL:https://www epa.gov/acidrain/what-acid- rain#:~:textid%20rain% 2C%20or%20acid%20deposition,even%20dust%20that%20is% 20acidic

[9]Ines Gendre “What are the Main Pollution Emissions?” in Greenly: (Oct 24,

2023) URL: https : / / greenly earth / en - us / blog / ecology

- news / what-are-the-main-pollution-emissions.

[10]Australia Governmanent “Estimating greenhouse gas emissions from bushfires in Australia’s temperate forests: focus on 2019-20” in Climate Change: (2020).

URL: https://www.dcceew.gov.au/climate-change/publications/ estimating-greenhouse-gas-emissions-from-bushfires-in- australias-temperate-forests-focus-on-2019-20#:~:textThe%20fires%20are%20estimated%20to,per%20hectare%20of%

[11]Nguyên Hằng “Cơ hội năng lượng sạch” in(19 Aprial 2017): URL: http:// thanhnien.vn/thoi-su/chao-buoi-sang/co-hoi-cho-nang- luong-sach-826882.html.

[12]Thanh Hằng “Năng lượng mặt trời: Cờ đã đến tay” in(October 23 2018): URL: https : / / nhipcaudautu vn / thi - truong / nang - luong - mat - troi-co-da-den-tay-3322506/.

[13]IEA50 “7 ways you can save energy” in Saving Energy: (October 2022) URL: https://www.iea.org/topics/saving-energy.

[14]INTRACOM “Mục sở thị 3 nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam” in(): URL: https://intracom.com.vn/nha- may- dien- gio- lon- nhat- viet-nam/.

[15]IRENA “Wind energy” in IRENA essentials: (2022) URL: https : / / www irena.org/Energy-Transition/Technology/Wind- energy.

[16]Diễn đàn Khoa học - Công nghệ “Cơ hội và thách thức trong phát triển điện gió ở Việt Nam” in Khoa học và Công nghệ Việt Nam: (2019) URL: https:// drive.google.com/file/d/1IjT7FbTOX3Y1Kebql-XaW8lIIZNkfYre/ view?usp=sharing.

[17]Nicholas Kusnetz “Natural gas rush drives a global rise in fossil fuel emissions” in Inside Climate News: (december 2020) URL: https://insideclimatenews. org/news/04122019/fossil-fuel-emissions-2019-natural- gas-bridge-oil-coal-climate-change/.

[18]Kathryn Parkman “Is solar really the way of the future?” in ConsumerAffairs:(june 2023) URL: https : / / www consumeraffairs com / solar- energy/solar-vs-fossil-fuels.html.

Ngày đăng: 08/05/2024, 16:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Wind energy - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 1.1 Wind energy (Trang 6)
Hình 1.3: Wind power - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 1.3 Wind power (Trang 10)
Hình 1.2: Solar energy - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 1.2 Solar energy (Trang 10)
Hình 1.5: [16]Nhà máy điện gió Phú Lạc - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 1.5 [16]Nhà máy điện gió Phú Lạc (Trang 11)
Hình 1.4: Wind Energy Data - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 1.4 Wind Energy Data (Trang 11)
Hình 2.6: Emissions - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 2.6 Emissions (Trang 13)
Hình 2.7: [8]Acid Rain - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 2.7 [8]Acid Rain (Trang 14)
Hình 2.8: [7]Global average surface temperature change - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 2.8 [7]Global average surface temperature change (Trang 15)
Hình 2.9:  [10]Sinh khối trong các khu rừng bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở New - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 2.9 [10]Sinh khối trong các khu rừng bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở New (Trang 17)
Hình 2.10: [10]Agricultural Activities - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 2.10 [10]Agricultural Activities (Trang 18)
Hình 3.11: [13]Save Energy - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 3.11 [13]Save Energy (Trang 19)
Hình 3.12: [5]How a paper factory uses clean production - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 3.12 [5]How a paper factory uses clean production (Trang 20)
Hình 3.13: [21]Transport emissions per person per kilometre - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 3.13 [21]Transport emissions per person per kilometre (Trang 21)
Hình 3.14: [25]Lăp Đặt Tubin gió - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 3.14 [25]Lăp Đặt Tubin gió (Trang 22)
Hình 3.15: [23]Air pollution in HCM City - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 3.15 [23]Air pollution in HCM City (Trang 23)
Hình 4.16: [22]Giá điện mặt trời - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 4.16 [22]Giá điện mặt trời (Trang 25)
Hình 4.17: [14]Điện gió Bạc Liêu - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 4.17 [14]Điện gió Bạc Liêu (Trang 27)
Hình 4.18: [19]Khuyến khích tái sinh rừng - Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
Hình 4.18 [19]Khuyến khích tái sinh rừng (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w