PHẦN 1: GIỚI THIỆU1.1 Lý do chọn đề tài:Thổ Lâu Phúc Kiến hay còn gọi là “Tòa nhà bằng đất Phúc Kiến” được biết đến là một trong những điểm đến cực kì thú vị và đáng mong chờ khi đến với
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÀNH VIỆT NAM HỌC CN DU L CH VÀ QU"N L# DU L CH
BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN CÁC ĐIỂM ĐẾN TRÊN THẾ GIỚI: VĂN HÓA VÀ Đ A L#
MÃ MÔN HỌC: 303065
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH YẾU TỐ Đ A L#, VĂN HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN THỔ LÂU
PHÚC KIẾN
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Long
Danh sách thành viên thực hiện
TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12/2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài: 1
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu: 1
PHẦN 2: KHÁI QUÁT VỀ Đ A LÍ VÀ VĂN HÓA 2
2.1 Khái niệm 2
2.2 Công cụ địa – văn hóa 2
2.3 Mối quan hệ địa lý văn hóa 3
PHẦN 3: TỔNG QUAN VỀ PHÚC KIẾN VÀ THỔ LÂU PHÚC KIẾN 3
3.1 Khái quát tỉnh Phúc Kiến- Trung Quốc 3
3.2 Khái quát về Thổ Lâu Phúc Kiến 5
3.3 Lịch sử hình thành Thổ Lâu Phúc Kiến 6
3.3 Bố cục không gian của Thổ Lâu Phúc Kiến 6
3.3.1 Bố cục không gian tổng thể 6
3.3.2 Hình dạng và quy mô 8
3.3.3 Tòa nhà ở vòng ngoài của Thổ lâu chính 9
3.3.4 Không gian và tiện ích công cộng 9
3.4 Địa lý Thổ Lâu Phúc Kiến 10
3.5 Văn hóa Thổ Lâu Phúc Kiến 11
3.6 Cảnh quan văn hóa Thổ Lâu Phúc Kiến trong không gian Địa – văn hóa 13
PHẦN 4: DU L CH TẠI THỔ LÂU PHÚC KIẾN 18
4.1 Tổng quan du lịch tại Thổ Lâu Phúc Kiến 18
4.2 Điểm đặc sắc khi du lịch tại Thổ Lâu Phúc Kiến: 20
4.2.1 Cách di chuyển đến Thổ Lâu Phúc Kiến 20
4.2.2 Thời điểm thích hợp để tham quan 20
4.2.3 Các hoạt động du lịch 20
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KH"O 24
Trang 3PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Thổ Lâu Phúc Kiến hay còn gọi là “Tòa nhà bằng đất Phúc Kiến” được biết đến là một trong những điểm đến cực kì thú vị và đáng mong chờ khi đến với đất nước Trung Quốc Vào năm 2018 thì tổng cộng có tới 46 thổ lâu được UNESCO công nhận là di sản thế giới và đón tiếp hơn hàng triệu khách du lịch đến đây tham quan khám phá mỗi năm
Với sức hút đặc biệt, lối kiến trúc độc đáo kết hợp với vị trí địa lý, văn hóa đặc sắc,phong phú nên Thổ Lâu Phúc Kiến là điểm đến mà nhóm chúng tôi lựa chọn trở thành địa điểm nghiên cứu địa – văn hóa du lịch của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm hiểu về việc ảnh hưởng của địa lý và văn hóa đến với du lịch tại Phúc Kiến Thổ Lâu
Tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc luôn chứa nhiều tiềm năng phát triển du lịch Tại đây, chúng tôi tập trung nghiên cứu về các yếu tố địa lý và văn hóa tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến du lịch Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu lịch sử, các khái niệm liên quan, các công cụ về địa lý, văn hóa và lối kiến trúc ở đây; tổng quan về du lịch và một số đặt trưng du lịch tại đây
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu được thu thập được từ các trang liên quan đến từ nguồn Internet và được ghi lại nguồn để tôn trọng quyền tác giả và thực hiện nghiêm túc bài nghiêm cứu.Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Sau khi thu thập được dữ liệu thì tiến hành phân tích dữ liệu tìm được và tổng hợp nội dung chính của từng phần từ nội dung tìm được đã phân tích
Phương pháp luận, logic:
1
Trang 4Phương pháp này giúp các ý kiến được diễn dịch một cách dễ dàng dễ hiểu và có tính hợp lý Giúp triển khai và tổ chức cấu trúc bài hiệu quả và nghiên cứu, phân tích sâu hơn về các vấn đề và đối tượng nghiên cứu; tăng độ tinh cậy và tính logic của từng vấn đề.
PHẦN 2: KHÁI QUÁT VỀ Đ A LÍ VÀ VĂN HÓA
2.2 Công cụ địa – văn hóa
Địa - Văn hóa là phương pháp định vị văn hóa theo vùng địa lý, đồng thời giải thích các đặc điểm văn hóa, dụa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh tự nhiên Đây cũng là phương pháp góp phần giải thích về tính tương đồng văn hóa của cáccộng đồng người sống trong một vùng lãnh thổ- nơi có điều kiện tự nhiên tươngđối giống nhau
Cơ sở khoa học của phương pháp nghiên cứu địa văn hóa:
Bản thân con người cũng là một bộ phận của tự nhiên
Để tồn tại và phát triển con người phải tiến hành trao đổi chất với môi trường tự nhiên
Quá trình trao đổi chất diễn ra theo hai hướng: thích nghi với tự nhiên và cải tạo tự nhiên Cả hai hướng này đều tạo ra các yếu tố văn hóa, cụ thể:
Thích nghi: In dấu trong văn hóa nhân cách, trong lối sống cộng đồng (văn hóa phivật thể)
Biến đổi: Được lưu giữ trong các đồ vật xã hội (văn hóa vật thể)
Như vậy có thể khẳng định rằng môi trường tự nhiên chi phối quá trình hình thành
và phát triển Văn hóa
Trang 52.3 Mối quan hệ địa lý văn hóa
Đây là mối quan hệ nhiều chiều, mối quan hệ thích nghi, không thích nghi và biến đổi tự nhiên, xã hội và chính mình Xét về mối quan hệ cộng đồng trong quá trình tồn tại và thích ứng với các điều kiện tự nhiên bao quanh cộng đồng đó Quá trình này có hai đặc tính: Tính lịch sử, là khả năng truyền lại di sản của thế hệ này cho thế hệ sau; và tính toàn cầu, là khả năng con người biết đến và học hỏi từ những nền văn hóa khác Các đặc tính này được thể hiện thông qua giao lưu văn hóa (hay tiếp xúc văn hóa)
Giao lưu văn hóa được hiểu rằng khi hai nền văn hóa khác nhau trải qua quá trình tiếp xúc trực tiếp và lâu dài sẽ tạo ra sự biến đổi về mô thức văn hóa ban đầu của một hay cả hai nền văn hóa Mỗi nền văn hóa là tài sản của một cộng đồng nhất định, và cộng đồng đóng vai trò là chủ thể của văn hóa (Trần Quốc Vượng, 2009) Trải qua quá trình sinh sống và tồn tại trong những bối cảnh địa lý và lịch sử khác nhau, từng cộng đồng khác nhau đã tạo nên những nền văn hóa riêng biệt, in đậm dấu ấn riêng Trong quá trình trao đổi kinh tế, quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa diễn ra thông qua các quan hệ kinh tế, hôn nhân, ngoại giao, di cư Giao lưu văn hóa vừa là kết quả của trao đổi, vừa là chính bản chất của sự trao đổi
PHẦN 3: TỔNG QUAN VỀ PHÚC KIẾN VÀ THỔ LÂU PHÚC KIẾN 3.1 Khái quát tỉnh Phúc Kiến- Trung Quốc
Phúc Kiến Trung Quốc là một trong 23 tỉnh lớn của đất nước tỉ dân Tỉnh Phúc Kiến - quê hương của nhiều Hoa kiều - nằm trên bờ biển phía đông nam của Trung Quốc, nằm đối diện với đảo Đài Loan Tỉnh này giáp các tỉnh Chiết Giang về phía bắc, Giang Tây về phía tây và Quảng Đông về phía tây nam; Biển Hoa Đông nằm
ở phía đông bắc, eo biển Đài Loan (giữa đất liền và Đài Loan) ở phía đông và BiểnĐông ở phía đông nam Phúc Kiến là một điểm đẹp của Châu Á, với những ngọn đồi rậm rạp và những dòng suối uốn lượn, vườn cây ăn quả, vườn chè và ruộng bậc thang trên những sườn dốc thoai thoải Khu vực này có diện tích đất liền
là 121.400 km và diện tích biển là 136.000 km Phúc Kiến gồm nhiều thành phố, 2 2quận và huyện trực thuộc như: Phúc Châu, Hạ Môn, Tuyền Châu, Chương Châu, Phủ Điền, Long Nham, Tam Minh, Nam Bình và Ninh Đức (chín thành phố trực thuộc trung ương), cũng như 85 thành phố trực thuộc các quận, thành phố và quận (bao gồm cả huyện Jinmen) và có tổng số dân cư vào khoảng 41.88 triệu người vàonăm 2022
3
Trang 6Về mặt địa lý, Phúc Kiến có địa hình đa dạng với cả núi non, đồng bằng và bờ biển Núi Hoàng Cương là điểm cao nhất của tỉnh với độ cao 2,158 mét Tỉnh này cũng là một trong những tỉnh sản xuất trà lớn nhất tại Trung Quốc Phúc Kiến là một trong những tỉnh nhỏ của đất nước Trung Hoa, nhưng nó chiếm một vị trí hànghải chiến lược giữa hai phần của biển Trung Quốc Tỉnh này có một bờ biển đá ngập nước có rất nhiều đảo và đảo nhỏ, mũi đất và bán đảo và vịnh Đường bờ biểnrất dài, với tổng chiều dài ước tính khoảng 1.680 dặm (2.700 km) Nhưng một số đảo ở ngoài khơi sẽ dưới sự kiểm soát của Đài Loan Ở tỉnh này có điều kiện về thời tiết vô cùng thuận lợi và lí tưởng Phúc Kiến nằm ngay phía bắc chí tuyến Khíhậu dọc theo khu vực ven biển của tỉnh là cận nhiệt đới - nóng vào mùa hè nhưng mát mẻ vào mùa đông Nhiệt độ trung bình ở Phúc Châu dao động từ khoảng 84 °F(29 °C) vào tháng 7 đến khoảng 52 °F (11 °C) vào tháng 1 Có ba mùa trong năm Tháng 11 đến tháng 2 là mùa mát mẻ; từ tháng 3 đến tháng 5 bước vào mùa ấm áp
và từ tháng 6 đến tháng 10 là mùa nóng
Về văn hóa ở Phúc Kiến thì văn hóa truyền thống Trung Quốc đạt đến mức đỉnh cao ở tỉnh này vào thời kỳ nhà Tống Người Hán chiếm 98% cư dân Phúc Kiến, trong đó người Mân (người nói tiếng Mân) là nhóm Hán lớn nhất tại Phúc Kiến, tiếp theo là người Khách Gia, người Triều Châu, sau là ngưới Huệ An và người
Xa Người Khách Gia sinh sống ở phần tây nam của Phúc Kiến còn người Xa sinh sống chủ yếu ở vùng núi phía bắc Phúc Kiến, chiếm 60% tổng số người Xa tại Trung Quốc, họ là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Phúc Kiến Vậy nên văn hóa nơi đây rất phong phú và đặc sắc, với sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nhóm ngôn ngữ
và dân tộc thiểu số Người Phúc Kiến có sự nổi bật về các loại hình về văn học, loại hình nghệ thuật dân gian, về ẩm thực và những danh lam thắng cảnh Họ có truyền thống văn học lâu đời của tỉnh xoay quanh các sự kiện lịch sử địa phương
đã được ghi lại trong hàng ngàn năm qua Một vài khu vực tại Phúc Kiến có hình thức hí khúc riêng của mình Mân kịch phổ biến tại khu vực xung quanh Phúc Châu; Cao Giáp hí phổ biến quanh Tấn Giang và Tuyền Châu; Hương kịch phổ biến quanh Chương Châu; Phúc Kiến Nam khúc quen thuộc trên khắp vùng nam
bộ, và Phủ Tiên hí phổ biến quanh Phủ Điền và Tiên Du Ẩm thực Phúc Kiến có thế mạnh về hải sản và là một trong tám trường phái lớn của ẩm thực Trung Quốc Đặc biệt họ có thế mạnh về trà nổi tiếng nhất Trung Quốc, nhiều loại trà nổi tiếng
có nguồn gốc từ Phúc Kiến, trong đó phải kể đến trà Ô Long, Nham trà Vũ Di và
Trang 7trà hoa nhài Phúc Châu Trà đạo Phúc Kiến là một trong những hình thức chuẩn bị
và phục vụ trà công phu
Phúc Kiến cũng được biết đến với truyền thống giáo dục mạnh mẽ Họ đề cao việc mang lại giáo dục cho phụ nữ và phát triển mang lại cho phụ nữ với vị trí xã hội cao hơn so với những người những người phụ nữ ở những khu vực khác Trung Quốc Phúc Kiến cũng là quê hương của nhiều Hoa kiều hải ngoại, đặc biệt là ở Đông Nam Á Hậu duệ của những người di cư từ Phúc Kiến chiếm đa số trong cộng đồng người Hán tại Đài Loan và Singapore
Một trong những danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Phúc Kiến là dãy núi Wuyi, nơi đây thể hiện sự tương phản thú vị giữa những ngọn núi màu đỏ thẫm và làn nước trong xanh, đồng thời kết hợp nhiều kỳ quan của các danh lam thắng cảnh nổitiếng khác của Trung Quốc Dãy núi này Dãy núi này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1999 Ngoài ra, hàng chục ngôi nhà đất hình tròn lịch sử ở phía tây nam Phúc Kiến, được gọi là Thổ Lâu, đã được công nhận chung
là Di sản Thế giới vào năm 2008 Đây cũng chính là chính là hình ảnh xuyên suốt được thể hiện trong bài báo cáo
3.2 Khái quát về Thổ Lâu Phúc Kiến
Theo một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc đã tiết lộ rằng khoảng một phần ba công trình trên toàn thế giới được xây dựng bằng đất làm vật liệu xây dựng chính Điều này nhấn mạnh việc sử dụng đất rộng rãi và lâu dài trong hoạt động xây dựng trên toàn cầu Thổ Lâu, cấu trúc dân cư bằng đất nung đặc biệt chủ yếu được tìm thấy ởcác vùng lân cận của các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và Giang Tây ở Trung Quốc, được xây dựng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20 Do hình thức khác biệt và kỹ thuật xây dựng khéo léo, chúng thường được gọi là “những ngôi nhà dân gian đặc biệt nhất Trung Quốc Thuật ngữ “tulou” biểu thị những ngôi nhà nhiều tầng được xây dựng bằng vật liệu đất như đất nung hoặc gạch nung Những công trình kiến trúc này được đánh giá cao là đỉnh cao của trí tuệ hàng thế kỷ, phản ánh bối cảnh lịch sử và xã hội của thời đại chúng Chúng được thiết kế có ý thức để hòa hợp hài hòa với môi trường tự nhiên xung quanh, thích ứng với điều kiện địa lý và khí hậu địa phương, đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có để đáp ứng cảnhu cầu vật chất và tinh thần
5
Trang 8Thổ Lâu, cùng với việc được công nhận là kỳ công đáng chú ý của kiến trúc bền vững, còn nổi tiếng với việc sử dụng các vật liệu địa phương như đất nung, khối đất, đá và gỗ; việc sử dụng các kỹ thuật xây dựng truyền thống; tiêu thụ năng lượng thấp trong quá trình xây dựng; và khả năng các vật liệu thải bỏ có thể hòa nhập liền mạch với môi trường tự nhiên.
3.3 Lịch sử hình thành Thổ Lâu Phúc Kiến
Thô Lâu là một kiến trúc ở vùng nông thôn được xây dựng ở miền nam Phúc Kiến giữa thế kỷ XII và XX bởi người Hakka, nội địa từ eo biển Đài Loan Vào cuối triều đại Bắc Tống vào khoảng năm 1120, nhiều cuộc xung đột đã nổ ra và nhiều người từ các tỉnh phía bắc di cư xuống phía nam, những người di cư xuống đây họ coi mình là những người khách xa quê hương, những người tị nạn nên họ đã tạo ra nhóm dân tộc với tên gọi Khách Gia Ở đây, họ đã xây dựng Thổ Lâu đầu tiên, cáctòa nhà bằng đất sét và gỗ có thể chứa tất cả các gia đình, với một không gian trungtâm chung Những tòa nhà này là một nơi quan trọng để tụ họp và trao đổi giữa cácgia đình xa nguồn gốc của họ Mặc dù giữa các Thổ Lâu khác nhau có sự khác biệt
rõ ràng về kích thước (những cái nhỏ nhất có diện tích khoảng 500m , lớn hơn có 2thể lên tới 4.000 đến 5.000 m ) và về hình dạng (có thể là hình tròn, hình bầu dục, 2hình vuông hoặc hỗn hợp các hình dạng trong một khu vực) Các tòa nhà được xây dựng dọc theo sơ đồ nằm giữa những cách đồng lúa, trà và thuốc lá Thổ Lâu được xây dựng với những bức tường có thể cao từ ba đến năm tầng và có sức chứa lên tới 800 người Những tòa nhà Thổ Lâu này được xây dựng với mục đích phòng thủbởi lẽ người dân ở đây đã từng di cư từ những cuộc xung đột, tuy nhiên, trái ngượcvới bên ngoài thô kệch thì bên trong thổ lâu được xây dựng để tạo sự thoải mái, giúp cho các hoạt động sinh hoạt sôi nổi và tạo những mối quan hệ hài hòa với môitrường sống của họ Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, Thổ Lâu còn hơn 3000 tòa, trong đó chỉ có 46 tòa được UNESCO công nhận là Di Sản Thế Giới Các tòa vinh
dự nhận được UNESCO vào tháng 7 năm 2008 là những Thổ Lâu nằm trong danh sách có thể khôi phục được nhưng vẫn còn một số tình trạng tan rã và bị bỏ trống
3.3 Bố cục không gian của Thổ Lâu Phúc Kiến
3.3.1 Bố cục không gian tổng thể
Thổ lâu thể hiện nhiều hình dáng bên ngoài khác nhau, chẳng hạn như hình tròn, hình bầu dục, hình vuông, hình bát giác và hình bán nguyệt, bố cục không gian bêntrong của chúng thể hiện sự nhất quán đáng chú ý Thổ lâu Phúc Kiến đặc trưng
Trang 9bởi cách bố trí hành lang bên trong, nơi không gian được tổ chức xung quanh các hành lang hình tròn với nhiều cầu thang chung
Trong đó, mỗi gia đình nhỏ đều có một lượng không gian riêng bằng nhau để duy trì cuộc sống tập thể hài hòa và thể hiện sự bình đẳng giữa các thành viên trong giađình Các phòng dành riêng cho mỗi gia đình được đan xen chặt chẽ với nhau, thúcđẩy sự đoàn kết trong gia đình lớn hơn Sự sắp xếp này khuyến khích sự hợp tác chặt chẽ của gia đình trong việc bảo trì tổng thể và ngăn chặn việc bán phòng tùy tiện giữa các thành viên trong gia đình, phản ánh xu hướng hy sinh quyền riêng tư quy mô nhỏ vì lợi ích của các gia đình lớn hơn Các phòng được phân biệt bằng khung gỗ và vách ngăn bằng gạch nung không chịu lực Nhờ các bức tường chịu
7
Trang 10lực theo hướng dọc, mỗi căn hộ có thể được mở rộng mà không bị hạn chế và có nhiều chức năng hơn Ví dụ, đơn vị ở có thể có sảnh vào riêng, phòng khách, sân
và hiên bán mở, và đôi khi là không gian thờ cúng tổ tiên riêng - tất cả đều được chia sẻ bởi đại gia đình ở Thổ Lâu với cách bố trí hành lang bên trong
Khi đến gần một tulou, người ta sẽ bắt gặp những bức tường cao chót vót và một công trình kiến trúc khổng lồ hoàn toàn trái ngược với cơ thể con người, gợi lên cảm giác mình thật tầm thường Biểu hiện bên ngoài này phản ánh bản chất phòng thủ của thổ lâu, gây ra sự sợ hãi và truyền tải sự bất khả chiến bại có thể tạo ra cảmgiác bị áp bức - một hiệu ứng có quy mô siêu lớn Quy mô bên ngoài này nhằm mục đích bảo vệ chống lại kẻ thù bên ngoài Tuy nhiên, khi vào trong tulou, nó sẽ trở thành một thế giới hoàn toàn khác, nơi hệ thống quy mô lấy con người làm trung tâm: Với chiều rộng đơn vị từ 2 - 4 m, cửa ra vào và cửa sổ bằng gỗ tinh tế,
độ cao phù hợp, quy mô nhỏ dễ chịu và vật liệu xây dựng thân thiện, tất cả đều tạo nên một môi trường sống lý tưởng cho cư dân tulou Việc xử lý rộng rãi không gian bên ngoài tương phản với cách xử lý phức tạp của không gian bên trong, đây
là nét nổi bật và quyến rũ của không gian kiến trúc Thổ Lâu
3.3.2 Hình dạng và quy mô
Kích thước của thổ lâu có sự khác nhau từ khoảng 400 mét vuông tới 7000 mét vuông Thổ lâu này có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm hình tròn, hình bầu dục, hình vuông và hình móng ngựa Thông thường, chúng cao hai hoặc ba tầng và
có cộng đồng dân cư khoảng 150 đến 400 người có khi đến 800 người, trong đó mỗi dân cư trong một Thổ Lâu có diện tích xây dựng trung bình khoảng 70 mét vuông
Trong đó, phổ biến nhất là thổ lâu hình tròn mang lại nhiều lợi thế cho việc phòng thủ, bao gồm tầm nhìn rộng hơn và không có góc mù hoặc khu vực dễ bị cháy Điều đáng chú ý là thiết kế hình quạt của mỗi phòng trong một thổ lâu hình tròn trái ngược với nguyên tắc “ngang và dọc” của kiến trúc truyền thống Trung Quốc
Từ góc độ chức năng, thiết kế hình quạt được cho là có những hạn chế về tiềm năng trang trí nội thất Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng những ưu và nhược điểm, người
ta quyết định rằng thiết kế tòa nhà hình tròn sẽ phù hợp hơn, khả năng phòng thủ được nâng cao, độ ổn định của cấu trúc, khả năng chống động đất và hiệu quả chi phí cho việc xây dựng và bảo trì Những yếu tố quan trọng này cuối cùng đã góp phần vào việc lựa chọn thiết kế tòa nhà hình tròn
Trang 113.3.3 Tòa nhà ở vòng ngoài của Thổ lâu chính.
Nhiều thổ lâu đi kèm với một hoặc nhiều vòng ngoài của các tòa nhà được làm bằng đất, được người dân địa phương gọi là “Lou Bao” (楼包), hầu hết được xây dựng sau thổ lâu chính Loubao, giống như tulou chính, có bố cục theo từng đơn vị
và cao từ 2 đến 3 tầng Bao quanh tulou trung tâm, Loubao phá vỡ lối vào chính của nó, tạo ra một lối vào được gọi là “Wai Cheng” (外埕)
Không gian bên trong của thổ lâu trở nên nhỏ hơn sau một vài thế hệ mới, nó trở nên quá chật chội để có thể chứa được cả một gia đình hoặc dòng tộc Việc xây dựng thêm các vòng ngoài xung quanh tòa nhà chính đã trở thành một chiến lược thuận tiện và tiết kiệm chi phí Vì các gia đình nhỏ có thể phải đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau khi gây quỹ cho một thổ lâu khác, việc xây dựng từng đơn vị cho khu vực bao quanh bên ngoài là một giải pháp thiết thực và thích ứng Các phòng Lou Bao thường được ưa thích vì chúng rộng hơn các căn hộ trong tòa nhà chính Điều này tạo ra không gian sống rộng rãi và thoải mái hơn, mặc dù các tiện ích chung như giếng nước và sân trong rộng rãi đều có sẵn ở tòa nhà trung tâm
3.3.4 Không gian và tiện ích công cộng
Không gian chung của thổ lâu chủ yếu bao gồm sân vào, sân trong rộng rãi, cổng
và sân chính đối diện với nó Cổng thường được sử dụng làm kho chứa chung, trong khi trục trung tâm theo truyền thống được sử dụng làm phòng thờ tổ tiên của dòng họ hoặc phòng công cộng để bàn bạc công việc gia đình Một số ngôi đền tổ tiên được xây dựng độc lập bên trong sân trong của Thổ Lâu, thường áp dụng phong cách kiến trúc của các ngôi đền tổ tiên tiêu chuẩn hơn là những ngôi đền được tìm thấy bên trong Thổ Lâu
Các cơ sở công cộng chủ yếu bao gồm ao bên ngoài cổng và giếng ở chính giữa
Ao đóng vai trò là nơi dự trữ nước chữa cháy và nuôi cá Dân làng nhớ lại cuộc đấu tranh trong quá khứ của họ với nghèo đói khi thịt rất hiếm, ngoại trừ dịp Lễ hộimùa xuân, khi các gia đình câu cá từ ao và cùng nhau nấu ăn, lấp đầy con cá ngừ bằng những món ăn ngon và tình cảm sâu sắc
Khu vực chính giữa Thổ Lâu là khu vực chung thường được lát bằng đá cuội hoặc sỏi Không gian mở có giếng, đóng vai trò là chính để cư dân thực hiện các hoạt động hàng ngày như giặt và phơi quần áo, chế biến thức ăn, chăn nuôi gia cầm và
9
Trang 12vật nuôi như gà, vịt và lợn Ngoài ra, đây còn là địa điểm lý tưởng để tổ chức các nghi lễ và bữa tiệc gia tộc trong các dịp lễ hội hoặc thờ cúng tổ tiên.
3.4 Địa lý Thổ Lâu Phúc Kiến
Địa hình:
Các căn nhà Thổ lâu ẩn mình trong những thung lũng xa xôi tại vùng núi Mân Tây tỉnh Phúc Kiến, được bao bọc bởi đồi núi cho nên không khí nơi đây rất trong lành
và mát mẻ
Trang 13Từ cổng tham quan đi vào để lên thăm Thổ lâu đường đi giống như tứ đại đèo của Việt Nam vừa xa và vừa ngoằn ngoèo rất khó đi
Ở Thổ lâu có nhiều ruộng bậc thang nhưng không để trồng lúa mà họ chủ yếu trồng lá trà
Khí hậu:
Phúc Kiến có khí hậu ôn hòa quanh năm, nhưng từ tháng 3 đến tháng 8 thường là thời điểm có mưa và bão Tháng 9 đến tháng 12 là mùa khô, đây được coi là thời điểm thích hợp để du khách ghé thăm Thổ lâu
3.5 Văn hóa Thổ Lâu Phúc Kiến
Thổ Lâu Phúc Kiến được xây dựng từ thế kỉ thứ 12 và được ví như là những chung
cư đầu tiên của thế giới Những tòa lâu đài được xây bằng đất nện của dân tộc Khách gia tại vùng núi phái Đông Nam tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc
Thổ Lâu được xây dựng theo nguyên tắc phong thủy, vị trí ngôi nhà lý tưởng phải nằm trên dãy núi liên tục có mạch rồng xuyên qua núi tổ và núi tổ trẻ trước khi đếnthổ lâu và núi phía sau, đồng thời công trình nên nằm ở vị trí thuận lợi Thổ lâu cũng phải được bao quanh bởi các ngọn núi ở cả bên trái và bên phải Ngoài ra,
11