1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận thuyết trình học phần hãy phân tích làm sáng tỏ một trong các nội dung về kết hợp phát triển kinh tế với xã hội tăng cường củng cố quốc phòng an ninh

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết Hợp Phát Triển Kinh Tế Với Xã Hội Tăng Cường Củng Cố Quốc Phòng An Ninh
Tác giả Đậu Hoàng Thiên Duy, Trần Trà My, Lê Đình Quỳnh, Tiên Vũ Thị Vui, Dương Thị Thanh Thúy, Nguyễn Đàm Xuân Hoài, Phạm Lý Thu Ngân, Đặng Thị Phương Uyên, Nguyễn Thị Hồng Giang, Lê Thị Hồng Mạnh
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Văn Thực
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Thể loại thuyết trình
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 455,29 KB

Nội dung

Các vùng kinh tế trọng điểm và địa bàn chiến lược ở nước ta: 1.1Các vùng kinh tế trọng điểm:- Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng vàan ninh trong phát tri

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC

THẮNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDQP- AN Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc

THẢO LUẬN- THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN 1 MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Tiểu đội: 8 Các thành viên: Đậu Hoàng Thiên Duy

Trần Trà My

Lê Đình Quỳnh Tiên

Vũ Thị Vui

Dương Thị Thanh Thúy

Nguyễn Đàm Xuân Hoài

Phạm Lý Thu Ngân

Đặng Thị Phương Uyên

Nguyễn Thị Hồng Giang

Lê Thị Hồng Mạnh

Nội dung thảo luận- thuyết trình: Hãy phân tích làm sáng tỏ một trong các nội dung về kết hợp phát triển kinh tế với xã hội tăng cường củng cố Quốc Phòng An Ninh ( Kết hợp trong các vùng kinh tế trọng điểm và các địa bàn chiến lược)

BÀI LÀM

Trang 2

MỤC LỤC

1 Các vùng kinh tế trọng điểm và địa bàn chiến lược ở nước ta: 3

1.2 Các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam bao gồm: 3

2.Tầm quan trọng của việc kết hợp giữa các vùng kinh tế trọng điểm và địa

3 Các thách thức trong quá trình kết hợp: 4

5 Các nguyên tắc và quy tắc tạo cơ sở cho kết hợp: 4

7 Các chính sách hỗ trợ kết hợp giữa các vùng kinh tế trọng điểm và địa bàn

8 Có nhiều ví dụ thành công về kết hợp giữa các vùng kinh tế trọng điểm và

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

Chúng em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Thực đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn chúng em trong quá trình học tập

Bộ môn Giáo dục quốc phòng là một môn học thú vị và vô cùng

bổ ích Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng môn học này của chúng em vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, bài thuyết trình của chúng em khó tránh khỏi những sai sót Kính mong thầy cô xem xét và góp ý giúp bài thuyết trình của chúng em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Đảng ta khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộcvà sức mạnh thời đại ” Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong” Thực tiễn lịch sử cách mạng nước ta đã chứng minh, nhân dân là yếu tố quyết định, là chủ thể của mọi thắng lợi Dưới ngọn cờ của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dân ta đã đồng lòng hợp sức làm nên nhiều chiến công vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở đất nước ta Bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân nói chung và cũng là của toàn thể thanh niên Việt Nam nói riêng Là lực lượng xã hội to lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thanh niên Việt Nam luôn thực hiện tốt vai trò xung kích, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử trong từng giai đoạn cách mạng Ngày nay, trước tác động mặt trái của cơ chế thị trường, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, việc phát huy vai trò xung kích của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng nói chung, phong trào bảo vệ an ninh

Tổ quốc nói riêng là vấn đề quan trọng, thiết thực Do đó, tôi chọn vấn đề: “Kết hợp trong các vùng kinh tế trọng điểm và các địa bàn chiến lược” làm đề tài nghiên cứu của tiểu luận

Trang 7

NỘI DUNG

Các nội dung khiến vùng kinh tế trọng điểm và địa bàn chiến lược ở nước ta có sự kết hợp giữa các vùng kinh tế trọng điểm

và địa bàn chiến lược của nước ta đang còn có nhiều vấn đề cần giải quyết

1 Các vùng kinh tế trọng điểm và địa bàn chiến lược ở nước ta:

1.1Các vùng kinh tế trọng điểm:

- Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng vàan ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ là sự gắn kết chặt chẽ phát triển vùngkinh tế chiến lược với xây dựng vùng chiến lược quốc phòng và an ninh nhằm tạo ra thế bố trí chiến lược mới cả về kinh tế lẫn quốc phòng và an ninh trên từng vùng lãnh thổ, trên địa bàn tỉnh, thành phố, theo ý đồ phòng thủ chiến lược bảo vệ Tổ quốc

- Hiện nay, nước ta đã phân chia thành các vùng kinh tế lớn và các vùng chiến lược, các quân khu (sự phân vùng chiến lược quốc phòng và an ninh là sự phân vùng theo ý đồ phòng thủ và tác chiến bảo vệ Tổ quốc trên từng chiếntrường, từng hướng chiến lược của đất nước) Các vùng chiến lược khác nhau có sự khác nhau về đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh nên nội dung kết hợp cụ thể trong mỗi vùng có thể có sự khác nhau Tuy vây, sự kết hợp phải được thể hiện những nội dung chủ yếu như sau:

+ Một là, kết hợp trong xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế-xã hội với quốc phòng và an ninh trên địa bàn từng tỉnh, thành phố

+ Hai là, kết hợp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấukinh tế địa phương với xây dựng các khu phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấuliên hoàn, các xã (phường) chiến đấu trên địa bàn của các tỉnh (thành phố), quận(huyện)

+ Ba là, kết hợp trong quá trình phân công lại lao động, phân

bố lại dâncư với tổ chức xây dựng và điều chỉnh, sắp xếp, bố trí lại lực lượng quốc phòngvà an ninh trên từng địa bàn

Trang 8

+ Bốn là, kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với xây dựng cáccông trình quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường… Bảođảm tính “lưỡng dụng” trong mỗi công trình được xây dựng

+ Năm là, kết hợp xây dựng các cơ sở, kinh tế vững mạnh toàn diện, rộng khắp với xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần, kỹ thuật và hậuphương vững chắc

- Xuất phát từ đặc điểm tiềm năng phát triển kinh tế cũng như

vị trí địachính trị, quân sự, quốc phòng và an ninh của các vùng lãnh thổ trong cả nước,hiện nay Đảng ta xác định phải chú trọng nhiều hơn cho các vùng kinh tế trọngđiểm, vùng biển đảo

và vùng biên giới

+ Đối với vùng kinh tế trọng điểm

Hiện nay, nước ta xác định 4 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước từ năm 1997 tới nay:

1.2 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ: Được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và thành lập vào năm 1997 gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên và Hải Dương Đến năm 2004, bổ sung thêm 2 tỉnh là Vĩnh Phúc và Bắc Ninh

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ được coi là trung tâm đầu não

về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của cả nước, là nơi tập trung các cơ quan Trung Ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn cũng như các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học - công nghệ quốc gia Đây cũng là vùng hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, từ đó lan rộng và lôi kéo các địa phương khác cùng phát triển, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước

1.3 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Được thành lập vào năm 1997 gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, đến năm 2004 thì bổ sung thêm tỉnh Bình Định

Vùng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam của nước ta, là cửa

Trang 9

ngõ quan trọng thông ra biển của vùng Tây Nguyên Đây là vùng có ý nghĩa chiến lược và điều kiện thuận lợi hình thành một hành lang giao lưu kinh tế,thương mại quan trọng nối Tây Nguyên, Mi-an-ma, Campuchia và Lào với đường hàng hải quốc

tế qua Biển Đông và Thái Bình Dương Sự phát triển kinh tế của vùng này sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lý các nguồn lực về tài nguyên và lao động, giải quyết việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng của các vùng duyên hải như Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ…

1.4 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành lập vào năm

1998 gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu Vào năm 2003, bổ sung thêm 3 tỉnh là Tây Ninh, Bình Phước và Long An Đến năm 2009, bổ sung thêm tỉnh Tiền Giang

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, thuộc các trục giao thông quan trọng của cả nước, khu vực

và quốc tế, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển và đường hàng không Vùng này

có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tập trung đủ các điều kiện và lợi thế phát triển các ngành mũi nhọn, dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã cùng với các vùng kinh tế trọng điểm khác phát huy lợi thế của vùng, tạo nên thế mạnh kinh tế theo hướng mở, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

1.5 Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long: Được thành lập vào năm 2009 gồm 4 tỉnh thành phố là An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau

Vùng vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản nên đóng góp lớn vào tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước Bên cạnh đó, vùng kinh

tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến

Trang 10

và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long

Các vấn đề như sau:

+ Trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng các thành phố, các khu côngnghiệp cần lựa chọn quy mô trung bình, bố trí phân tán, trải đều trên diện rộng,không nên xây dựng tập trung thành những siêu đô thị lớn, để thuận lợi cho quản lý, giữ gìn an ninh chính trị trong thời bình và hạn chế hậu quả khi cóchiến tranh + Phải kết hợp chặt chẽ trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với kết cấuhạ tầng của nền quốc phòng toàn dân Gắn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế vớicác công trình phòng thủ, các thiết bị chiến trường, các công trình phòng thủ dân sự…

+ Trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinhtế phải có sự gắn kết với quy hoạch xây dựng lực lượng quốc phòng và an ninh,các tổ chức chính trị, đoàn thể ngay trong các tổ chức kinh tế đó

+ Việc xây dựng, phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm phảinhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh thời bình và thời chiến

- Đối với vùng núi biên giới

+ Phải quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng

và an ninhở các vùng cửa khẩu, các vùng giáp biên giới với các nước

+ Phải tổ chức tốt việc định canh, định cư tại chỗ và có chính sách phùhợp để động viên, điều chỉnh dân số từ các nơi khác đến vùng núi biên giới

+ Tập trung xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế và quốc phòng và an ninh

+ Thực hiện tốt chương trình xoá đói, giảm nghèo, chương trình

135 về phát triển kinh tế-xã hội đối với các xã nghèo

+ Đối với những nơi có địa thế quan trọng, vùng sâu, vùng xa còn nhiềukhó khăn, cần kết hợp mọi nguồn lực, mọi lực lượng của cả Trung ương và địaphương để cùng giải quyết

Trang 11

+ Đối với vùng biển đảo Tập trung trước hết vào xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển kinh

=> Các vùng kinh tế trọng điểm và địa bàn chiến lược là những

khu vực được xác định có tiềm năng phát triển kinh tế cao và

có vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia Các

vùng kinh tế trọng điểm thường tập trung vào các ngành công

nghiệp quan trọng như công nghệ thông tin, tài chính, dịch vụ

và sản xuất Trong khi đó, các địa bàn chiến lược thường là

những khu vực có vị trí địa lý đặc biệt, có tiềm năng phát triển

về du lịch, năng lượng, nông nghiệp và các ngành công nghiệp

khác

1.3 Các địa bàn chiến lược:

Địa bàn chiến lược là những vị trí độc đáo mang lại lợi thế cạnh tranh cho việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư

Đồng bằng sông Cửu Long :Khí hậu nóng ẩm, đất phù sa màu

mỡ, là nơi trồng lúa và sản xuất thủy sản

Đồng bằng sông Hồng: Nơi tập trung các ngành công nghiệp chế biến nông sản, dệt may, giày da, và sản xuất máy móc thiết bị

Khu công nghiệp Phú Mỹ Hưng (TP.HCM): Là trung tâm kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều doanh nghiệp trong nước

và quốc tế

2.Tầm quan trọng của việc kết hợp giữa các vùng kinh tế trọng điểm và địa bàn chiến lược:

2.1Cơ sở lí luận của sự kết hợp:

- Kinh tế, quốc phòng, an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc có độc lập, chủ quyền mỗi lĩnh vực

có mục đích, cách thức hoạt động và quy luật riêng, song giữa chúng có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, kinh tế là yếu tố quyết định đến quốc phòng – an ninh; ngược lại, quốc phòng – an ninh cũng có tác động tích cực tr ở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển + Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức m ạnh c ủa quốc phòng, an ninh Lợi ích kinh tế suy đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội Để giải

Trang 12

quyết các mâu thuẫn đó, phải có hoạt động quốc phòng, an ninh

+ Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lực cho hoạt động quốc phòng – an ninh Ăngghen

đã khẳng định “Thất bại hay thắng lợi c ủa chiến tranh đều phụ

thuộc vào điều kiện kinh tế” Vì vậy, để xây dựng quốc phòng –

an ninh vững mạnh phải xây dựng, phát triển kinh tế

+ Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho quốc phòng, an ninh, qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của lực lượng vũ trang; quyết định đến đường lối chiến lược quốc phòng – an ninh - Quốc phòng không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động tr ở lại với kinh tế - xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực

+ Quốc phòng – an ninh vững mạnh sẽ tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh

tế - xã hội

+ Hoạt động quốc phòng – an ninh tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính của xã hội

2.2Tăng trưởng GRDP các Vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2017-2021 và 6 tháng đầu năm 2022

Năm 2017, vùng KTTĐ Bắc Bộ có tăng trưởng GRDP cao nhất, đạt 9,68% Xếp thứ hai là vùng KTTĐ phía Nam với tăng trưởng GRDP đạt 5,97% Vùng KTTĐ miền Trung xếp thứ 3 với tăng trưởng GRDP đạt 5,26% và vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long có tăng trưởng GRDP đạt 5,25%

Năm 2018 và 2019, tăng trưởng GRDP của 4 vùng KTTĐ đều có

xu hướng tăng và xếp hạng tăng trưởng GRDP không có sự thay đổi Tuy nhiên, đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xếp hạng tăng trưởng GRDP của 4 vùng KTTĐ có sự thay đổi đáng kể

Cụ thể, năm 2020, tăng trưởng GRDP của 4 vùng KTTĐ có xu hướng giảm Vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn dẫn đầu với tăng trưởng GRDP đạt 5,12% Xếp thứ hai là vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long với tăng trưởng GRDP đạt 1,97% Vùng KTTĐ phía Nam xếp thứ 3 với tăng trưởng GRDP đạt 1,89% và vùng KTTĐ miền Trung có tăng trưởng GRDP giảm 4,05%

Trang 13

Đến năm 2021, tăng trưởng GRDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ miền Trung tăng trở lại Cụ thể, tăng trưởng GRDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt 6,12%, vẫn giữ ví trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng tăng trưởng GRDP của 4 vùng KTTĐ Cùng với

đó, vùng KTTĐ miền Trung xếp thứ hai với tăng trưởng GRDP đạt 3,74%

Ngược lại, tăng trưởng GRDP của vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm trong năm 2021 Tăng trưởng GRDP của vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long giảm 0,8% Bên cạnh đó, vùng KTTĐ phía Nam có tăng trưởng GRDP giảm 3,45%

Xét trong giai đoạn 2017 - 2021, vùng KTTĐ Bắc bộ có tăng trưởng GRDP nhanh nhất, đạt khoảng 7,96%/năm Sau vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ phía Nam có tăng trưởng GRDP nhanh thứ hai với tăng trưởng GRDP đạt khoảng 4,2%/năm

Bên cạnh đó, vùng KTTĐ miền Trung có tăng trưởng GRDP xếp thứ 3, đạt khoảng 4,1%/năm Vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long có tăng trưởng GRDP đạt 3,8%/năm trong 5 năm gần đây

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Quy mô GRDP của vùng KTTĐ phía Nam đạt khoảng 982 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong 4 Vùng KTTĐ trong 6 tháng đầu năm 2022 Trong đó, TP HCM là địa phương đóng góp lớn nhất vào GRDP của vùng với GRDP đạt khoảng 512 nghìn tỷ đồng, chiếm 52,14% Đồng thời, TP HCM dẫn đầu trong top 10 tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước Sau vùng KTTĐ phía Nam, vùng KTTĐ Bắc Bộ có quy mô GRDP lớn thứ hai với GRDP đạt khoảng 698 nghìn tỷ đồng Trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, Hà Nội là địa phương có đóng góp lớn nhất vào GRDP của vùng với GRDP đạt khoảng 340 nghìn tỷ đồng, chiếm 48,71% Trong 6 tháng đầu năm 2022, Hà Nội là địa phương đứng thứ 2 trong top 10 tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước Bên cạnh đó, vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long có quy mô GRDP đạt khoảng 139 nghìn tỷ đồng và 130 nghìn tỷ đồng

Ngày đăng: 08/05/2024, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w