1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn học hóa kỹ thuật môi trường ô nhiễm không khí và công nghệ xử lí

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ô Nhiễm Không Khí Và Công Nghệ Xử Lí
Tác giả Nguyễn Thế Việt, Đào Sĩ Phú, Đặng Ngọc Sang, Võ Minh Lộc
Người hướng dẫn GVHD: Trần Thị Phương Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Hóa Kỹ Thuật Môi Trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

Các hạt bụirắn lơ lửng trong không khí của chúng taNhững hạt bụi li ti và khí lỏng này có thể có hại cho trái đất và ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sức khỏe của chúng ta, vì vậy việc theo dõi

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO MÔN HỌC HÓA KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên đề:

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ

GVHD: Trần Thị Phương Quỳnh

LỚP: 22090201

SVTH:

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 4

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 4

1.2 MỤC TIÊU BÁO CÁO 4

1.3 Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ HỖN HỢP HỮU CƠ DỄ BAY HƠI (VOCs) 4

1.4 CẤU TRÚC TỔNG QUAN CỦA BÁO CÁO 4

CHƯƠNG 2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 4

2.1 KHÁI NIỆM 4

2.2 NGUYÊN NHÂN 4

a Yếu tố tự nhiên 4

b Yếu tố con người 5

2.3 HẬU QUẢ 5

2.3.1 Đối với con người 5

2.3.2 Đối với động, thực vật 6

2.3.3 Ðối với các loài động vật 6

2.4 GIẢI PHÁP 6

2.4.1 Cải thiện thói quen sinh hoạt 6

2.4.2 Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định 6

2.4.3 Dùng biện pháp kỹ thuật 6

2.2.1 Quy hoạch và trồng cây xanh 6

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU HỢP CHẤT HỮU CƠ DỄ BAY HƠI (VOCs) 7

3.1 KHÁI NIỆM 7

3.2 PHÂN LOẠI 7

3.3 ẢNH HƯỞNG VOCS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG 7

3.3.1 Đối với sức khỏe con người 7

3.3.2 Đối với môi trường 8

3.4 CÁC NGUỒN PHÁT THẢI VOCs 8

3.4.1 Từ nguồn thiên nhiên 8

3.4.2 Nguồn gốc từ hoạt động con người 9

CHƯƠNG 4 CÔNG NGHỆ XỬ LÍ KHÍ VOCs 9

4.1 Công nghệ lọc bụi tĩnh điện 9

4.2 Công nghệ xử lí hóa nhiệt tái sinh 11

4.3 Công nghệ lọc UV 12

4.4 Công nghệ tháp rửa khí 13

CHƯƠNG 5 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XỬ LÍ VOCs 14

Trang 3

a) Trong ngành công nghiệp 14

b) Trong quá trình sản xuất 14

c) Trong quá trình xử lý nước thải 15

CHƯƠNG 6: QUI ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN VOCs 15

6.1 Quy định về không khí và môi trường 15

6.2 Quy định về sản phẩm và công nghiệp 15

6.3 Quy định về phương tiện giao thông 15

6.4 Quy định về kiểm tra và xác minh tuân thủ 15

6.5 Quy định về đào tạo và an toàn 16

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Chất ô nhiễm không khí và công nghệ xử lý chất khí ô nhiễm là hai khía cạnh của một vấn đề quan trọng đối với tình hình môi trường và sức khỏe của con người trên toàn cầu Trong thế kỷ 21, khi chúng ta đang đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, giao thông và sản xuất, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những thách thức quan trọng nhất mà xã hội phải đối mặt

1.2 MỤC TIÊU BÁO CÁO

Báo cáo này nhằm cung cấp thông tin chi tiết về hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)

và tác động của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường, cũng như các biện pháp kiểm soát và quản lý

1.3 Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ HỖN HỢP HỮU CƠ DỄ BAY HƠI (VOCs)

Sự hiểu biết về hợp chất khí VOCs là quan trọng để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, đồng thời giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà và ngoài trời

1.4 CẤU TRÚC TỔNG QUAN CỦA BÁO CÁO

Báo cáo sẽ điều tra chi tiết các khía cạnh sau đây của hợp chất VOCs: định nghĩa và loại hợp chất, nguồn gốc và sự phát thải, tác động, kiểm soát và quản lý, ứng dụng, và nghiên cứu gần đây

CHƯƠNG 2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

2.1 KHÁI NIỆM

Ô nhiễm không khí là do sự thay đổi các phần tử lỏng, rắn và một số chất bụi khí lơ lửng trong không khí Các hạt bụi và khí này có thể do khói xe hơi và bus, xe tải, các nhà máy, phấn hoa, bào tử của nấm mốc, hoạt động núi lửa và cháy rừng Các hạt bụi rắn lơ lửng trong không khí của chúng ta

Những hạt bụi li ti và khí lỏng này có thể có hại cho trái đất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta, vì vậy việc theo dõi chúng là rất quan trọng Theo thống kê, hàng năm có khoảng 3 triệu người chết do ô nhiễm không khí gây ra

Và con số này sẽ còn tăng nếu con người không thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí

2.2 NGUYÊN NHÂN

a Yếu tố tự nhiên

Từ gió bụi: Gió và lốc xoáy là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không

khí trên diện rộng, hoạt động của bão hay gió xoáy làm các bụi bẩn bay xa hàng trăm kilomet

Hoạt động núi lửa: Khi các núi lửa phun trào thì một lượng CO2 và SO2 Ở sâu

trong các tầng nham thạch sẽ bị đẩy ra ngoài làm cho cho không khí trở nên ô nhiễm Bên cạnh đó, có một số nơi núi lửa phun trào làm tê liệt giao thông trong nhiều ngày

Cháy rừng: Làm cho lượng NO trong không khí tăng lên khá nhiều Vì quy mô đám

cháy lớn và thời gian dập tắt lâu

Thời điểm giao mùa: Vào các tháng 10-11, là thời điểm giao mùa nên thường xuyên

xuất hiện sương mù Những khối sương mù dày khiến lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được Gây nên cảnh cả thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi (bụi mịn, siêu mịn,…) Đến lúc giữa trưa, lớp sương mù mới tan nên chất lượng mới được cải

Trang 5

thiện Trong trường hợp này thì khi các luồng gió lạnh tràn về thì không khí mới được cải thiện Những năm gần đây ở khu vực Hồ Chí Minh và Hà Nội hay bị tình trạng ô nhiễm không khí dạng bụi mịn lên mức báo động

Ngoài các yếu tố như chất khí Ozone , phóng xạ trong tự nhiên, các quá trình phân hủy của thực vật động vật,… Cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

b Yếu tố con người

Khí thải từ phương tiện giao thông: Xe cộ, đặc biệt là xe ô tô và xe máy, sản sinh

một lượng lớn khí thải gồm các chất gây ô nhiễm như: CO2, NOx, CO và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

Nhà máy công nghiệp: Các hoạt động công nghiệp như sản xuất, chế biến, và đốt

cháy nhiên liệu trong nhà máy cũng tạo ra khí thải ô nhiễm Các chất thường giặp như: SO2, NOx, bụi mịn và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch: Việc đốt cháy than, dầu mỏ và khí tự nhiên để sản

xuất năng lượng gây ra khí thải ô nhiễm, bao gồm: CO2, CO, SO2 và NOx Các nhà máy nhiệt điện và hệ thống sưởi cũng đóng góp vào ô nhiễm không khí

Hệ thống sưởi và nồi hơi: Việc sử dụng nhiên liệu như than, dầu và củi để sưởi ấm

và nấu ăn trong các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ cũng góp phần vào ô nhiễm không khí Các khói, hơi và bụi từ quá trình đốt cháy có thể chứa các chất gây ô nhiễm như CO, NOx và bụi mịn

Công trình xây dựng: Các hoạt động xây dựng như đào đất, phá dỡ, xây mới và hoàn

thiện công trình có thể tạo ra bụi mịn và hạt lớn trong không khí Ngoài ra, việc sử dụng các máy móc và thiết bị xây dựng cũng có thể tạo ra khí thải ô nhiễm

Nông nghiệp: Sự sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp có

thể gây ra NH và các chất ô nhiễm khác Ngoài ra, việc đốt rơm mùa thu hoạch cũng3

góp phần vào ô nhiễm không khí

2.3 HẬU QUẢ

2.3.1 Đối với con người

Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe Các hiệu ứng có thể được chia thành các ảnh hưởng ngắn hạn và ảnh hưởng lâu dài đến cơ thể của chúng ta

Ảnh hưởng ngắn hạn đến cơ thể, chỉ là tạm thời, bao gồm các bệnh như viêm phổi hoặc viêm phế quản Ô nhiễm không khí gây ra cảm giác khó chịu như kích ứng mũi,

cổ họng, mắt hoặc da Ô nhiễm không khí cũng có thể gây đau đầu, chóng mặt và buồn nôn Mùi hôi do nhà máy, rác thải, hoặc hệ thống cống rãnh cũng được coi là ô nhiễm không khí Những mùi này ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn khó chịu

Ảnh hưởng lâu dài của ô nhiễm không khí với cơ thể có thể kéo dài nhiều năm hoặc suốt cả cuộc đời Thậm chí chúng có thể dẫn đến cái chết của người Ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe do ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về tim mạch, là nguyên nhân gây ra ung thư phổi và các bệnh đường hô hấp như khí phế thũng Ô nhiễm không khí cũng có thể gây tổn thương lâu dài đến thần kinh, não, thận, gan và các cơ quan khác của con người

Một số nhà khoa học nghi ngờ chính do ô nhiểm không khí gây ra dị tật bẩm sinh Theo thống kế Có Gần 2,5 triệu người chết trên toàn thế giới mỗi năm do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà hoặc ngoài trời

Trang 6

Các bệnh nền như hen suyễn, bệnh tim, phổi có thể trở nên nặng hơn khi tiếp xúc với bầu không khí bị ô nhiễm Thời gian tiếp xúc và số lượng và loại chất ô nhiễm cũng là các yếu tố

2.3.2 Đối với động, thực vật

Ô nhiễm không khí gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho các loại động thực vật Các chất như S, N, đioxit, O3, F, Hg, Pb… gây hại trực tiếp cho các loài thực vật Làm hư hại hệ thống hút nước trong các mao mạch lá và thân cây và giảm khả năng kháng bệnh

Ô nhiễm không khí gây ra các hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng biến đổi khí hậu Mà nguy hiểm hơn là tượng mưa axit Hiện tượng này tác động gián tiếp lên hệ thực vật

và làm cây thiếu các chất như canxi, các chất dinh dưỡng, …

Các chất như SO2 và các hạt NOx trong không khí, có thể tạo ra mưa axit khi chúng trộn lẫn với nước và O2 trong không khí Nguyên nhân của mưa axit là do các nhà máy nhiệt điện than và các phương tiện cơ giới Khi mưa axit rơi xuống Trái đất, nó gây hại cho thực vật bằng cách thay đổi thành phần có trong đất, có thể khiến các tòa nhà và di tích bị mục nát

Mưa axit làm ion kim loại nhôm thấm vào nước thâm nhập vào bộ rễ cây làm hư hại

rễ cây Ngoài ra, Các trận mưa axit còn ăn mòn lớp phủ bảo vệ của lá cây Từ đó, khiến các loại thực vật kém phát triển và chết dần

2.3.3 Ðối với các loài động vật

Khí Flo gây nhiều tác hại hơn cả Khí Flo làm chúng nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn, …

Mưa axit cũng làm thay đổi tính chất pH của nước, mà pH là cực kỳ quan trong cho các loài cá sinh sống ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước Một số loại không thích nghi được sẽ chết hàng loạt

2.4 GIẢI PHÁP

2.4.1 Cải thiện thói quen sinh hoạt

Một trong những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí hiệu quả nhất chính là cải thiện thói quen sinh hoạt hàng ngày Hãy thực hiện việc xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những thành phần dư thừa khác Điều này giúp hạn chế đáng kể lượng khí thải độc hại và bụi bẩn xả ra môi trường

Thay thế các thiết bị sử dụng nhiên liệu đốt như củi, than, gas sang những dòng sản phẩm điện hiện đại, vừa an toàn vừa khắc phục được ô nhiễm không khí Hãy tắt các thiết bị điện khi không cần thiết Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển nhằm giảm khí thải từ hoạt động giao thông

2.4.2 Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định

Để có thể giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ những quy định về xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường

2.4.3 Dùng biện pháp kỹ thuật

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí hiệu quả và an toàn nhất hiện nay

là áp dụng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại để lọc và làm sạch không khí Không khí sau khi được lọc sạch chất thải mới được xả ra ngoài môi trường Điều này góp phần làm giảm sự ô nhiễm không khí một cách rõ rệt

2.2.1 Quy hoạch và trồng cây xanh

Trang 7

Trồng và phát triển các khu rừng nhân tạo cũng là một phương pháp cực kỳ hữu ích Cây xanh góp phần lọc sạch không khí và ngăn ngừa những thiên tai tự nhiên Trồng cây xanh tại công viên và vỉa hè xung quanh những khu đô thị lớn giúp giảm đi lượng khí thải, khói bụi và góp phần làm hạ nhiệt độ cũng như tăng sự trong lành của không khí

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU HỢP CHẤT HỮU CƠ DỄ BAY HƠI (VOCs)

3.1 KHÁI NIỆM

Hỗn hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs (Volatile Organic Compounds) là một nhóm các hợp chất hữu cơ, tức là các hợp chất chứa cacbon, mà ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, chúng có khả năng bay hơi dễ dàng và trở thành dạng hơi hoặc khí trong môi trường quan sát

Điều này có nghĩa là chúng có thể tồn tại dưới dạng hơi trong không khí ở nhiệt độ phòng và không cần nhiệt độ cao để chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi Khí VOCs thường có mùi và có thể có tác động đối với sức khỏe con người và môi trường, đặc biệt khi chúng được phát thải vào không khí

3.2 PHÂN LOẠI

Theo tính chất hóa học

Hydrocarbon VOCs: Đây là các hợp chất chứa cacbon và hydro Chúng thường là

các hợp chất dựa trên chuỗi cacbon và liên kết hydro Ví dụ bao gồm metan, etan, propen, và benzen

Ketone VOCs: Đây là các hợp chất chứa một nhóm carbonyl (C=O) trong cấu trúc

của chúng Ví dụ là acetone (propanon), một hợp chất phổ biến trong sơn và keo dán

Ester VOCs: Ester là các hợp chất được tạo thành từ sự kết hợp giữa một acid và một

cồn Chúng thường có mùi thơm và được sử dụng trong nước hoa và sản phẩm làm đẹp Ví dụ là ethyl acetate (axetat etyl)

Alcohol VOCs: Đây là các hợp chất có chứa nhóm hydroxyl (OH) Các ví dụ bao

gồm ethanol (cồn etyl) và methanol (cồn metyl)

Aldehyde VOCs: Aldehyde là các hợp chất có nhóm aldehyd (CHO) Ví dụ là

formaldehyde (formalin) và acetaldehyde

Aromatic VOCs: Các hợp chất này chứa các vòng benzen hoặc vòng aromatic khác.

Chúng thường có mùi thơm mạnh và có thể có tác động đối với sức khỏe Ví dụ bao gồm toluene và xylene

Halogenated VOCs: Các hợp chất này chứa các nguyên tố halogen như clo, flo, hoặc

brom Chúng có thể gây ra tác động nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe Ví

dụ là Trichloroethylene (TCE) được tìm thấy trong không khí, các nguồn nước ngầm

và nhiều vùng nước mặt và dung môi Perchloroethylene (PCE) thường được dùng trong giặt khô

Oxygenated VOCs: Nhóm này bao gồm các hợp chất chứa các nguyên tử oxy (O) và

thường có mùi khá đặc trưng Ví dụ là acetic acid (axit axetic) và ketones như methyl ethyl ketone (MEK)

Terpenes: Đây là các hợp chất hữu cơ bay hơi từ các loại cây và cây cỏ Chúng

thường mang mùi thơm và thường được tìm thấy trong dầu cây cỏ, như limonene từ cam và pinene từ cây thông

3.3 ẢNH HƯỞNG VOCS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG 3.3.1 Đối với sức khỏe con người

Trang 8

Tác động đến hệ hô hấp: Khí VOCs có thể gây ra kích ứng hô hấp, làm khó thở và

gây ra triệu chứng như ho, đờm và sưng mắt Những người có vấn đề về hô hấp như hen suyễn hoặc viêm phế quản có thể bị tác động nặng hơn

Tác động đến hệ tiêu hóa: Một số loại VOCs có thể gây ra rối loạn tiêu hóa như

buồn nôn, nôn mửa, và đau bên hông

Tác động đến hệ thần kinh: Một số VOCs có thể gây ra tác động tiêu cực đến hệ

thần kinh, bao gồm gây chói mắt, mất cân bằng, chói tai, hoa mắt và chói da

Tác động đến hệ tim mạch: Một số nghiên cứu đã liên kết VOCs với tác động tiêu

cực đối với hệ tim mạch, bao gồm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh tim

Tác động đến hệ thần kinh trung ương: Một số VOCs có khả năng gây ra các tác

động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương, bao gồm các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, mất trí nhớ và chói mắt

Tác động đến hệ thần kinh ngoại vi: VOCs có thể gây ra các vấn đề về hệ thần kinh

ngoại vi, bao gồm sưng và đau các cơ quanh khu vực tiếp xúc với VOCs

Tác động đến hệ miễn dịch: Một số VOCs có thể làm yếu hệ miễn dịch của cơ thể,

làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch

Tác động đến hệ tiết niệu: Một số VOCs có thể gây ra tác động đến hệ tiết niệu, gây

ra tiểu tiện thường xuyên hoặc tiểu tiện đau

Tác động đối với thai kỳ và trẻ sơ sinh: VOCs có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và trẻ

sơ sinh, có thể gây ra vấn đề về phát triển và tác động đến hệ thống thần kinh của trẻ

Tác động đến hệ tiền liệt tuyến: Một số nghiên cứu đã liên kết VOCs với tác động

đối với tiền liệt tuyến và tăng nguy cơ các vấn đề về tiền liệt tuyến

3.3.2 Đối với môi trường

Ô nhiễm không khí: Khí VOCs là một nguồn gốc quan trọng của ô nhiễm không khí.

Khi bay hơi và phát thải vào không khí, chúng tạo ra các hạt bám vào các hạt bụi và góp phần vào việc hình thành smog và tạo ra không khí ô nhiễm

Hình thành ozon bề mặt: Khí VOCs, khi tương tác với oxit nitơ (NOx) trong không

khí dưới ánh nắng mặt trời, có thể dẫn đến hình thành ozon bề mặt (tropospheric ozone) Ozon bề mặt là một chất ô nhiễm mạnh và gây ra vấn đề về sức khỏe con người và thiệt hại cho cây trồng

Tác động đối với cây cỏ: Khí VOCs có thể gây ra tác động tiêu cực đối với cây cỏ và

cây trồng Một số loại VOCs có thể ức chế quá trình quang hợp của cây và gây ra sự hủy hoại cho lá cây

Tác động đối với nước và đất: Khí VOCs có thể bay hơi và hòa tan trong nước, làm

tăng sự ô nhiễm của nước ngầm và nước mặt Nó có thể ảnh hưởng đến sự sống của các loài sống dưới nước và các loài quy mô trên đất

Tác động đến đa dạng sinh học: Khí VOCs có thể ảnh hưởng đến sự sống của các

loài trong môi trường Một số VOCs có thể gây ra sự thay đổi trong hệ sinh thái và làm thay đổi sự phân bố của các loài

Tác động đến biến đổi khí hậu: Một số khí VOCs, như methane (CH4), có khả năng

làm gia tăng hiệu ứng nhà kính và góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cầu

Tác động đến tạo ra phát thải ozone ở tầng trên: Một số khí VOCs có thể bay lên

tầng stratosphere và tác động lên việc hình thành ozon ở tầng trên Ozone ở tầng trên

có vai trò bảo vệ trái đất khỏi tia tử ngoại có hại

Trang 9

Thiệt hại đối với tài nguyên thiên nhiên: Sự phát thải và sử dụng không bền vững

của khí VOCs có thể gây ra thiệt hại đối với tài nguyên thiên nhiên như rừng, hồ, và đồng cỏ

3.4 CÁC NGUỒN PHÁT THẢI VOCs

3.4.1 Từ nguồn thiên nhiên

Rừng và cây cỏ: Cây cỏ tỏa ra các hợp chất hữu cơ bay hơi, bao gồm các terpenes

như limonene và pinene Những hợp chất này có thể tạo ra mùi thơm và thường được tìm thấy trong không khí trong khu vực rừng và khu vực có cây cỏ dày đặc

Biến đổi sinh học: Một số loại vi khuẩn và vi sinh vật tổn thương có thể sản xuất các

hợp chất VOCs Ví dụ, vi khuẩn trong đất có thể tạo ra metan (CH4), một loại hydrocacbon bay hơi

Biến đổi thực vật: Các quá trình tự nhiên như phân giải tự nhiên của cây cỏ và rừng

có thể tạo ra các hợp chất VOCs Ví dụ, khi cây cỏ chết hoặc lá cây phân hủy, chúng

có thể tạo ra các hợp chất bay hơi

Biến đổi tự nhiên của nước: Biến đổi hóa học tự nhiên trong nước có thể tạo ra các

hợp chất VOCs Ví dụ, các hợp chất hữu cơ có thể xuất hiện trong nước mặt tự nhiên

và bay hơi lên không khí

Biến đổi ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể gây ra quá trình oxy hóa các

hợp chất hữu cơ có trong môi trường, dẫn đến sự tạo ra các VOCs

3.4.2 Nguồn gốc từ hoạt động con người

Hoạt động công nghiệp: Công nghiệp là một trong những nguồn chính của Khí

VOCs Sơn, keo dán, mực in, và quá trình sản xuất hóa chất là những hoạt động công nghiệp phát thải một lượng lớn VOCs vào không khí

Phương tiện giao thông: Động cơ đốt trong các phương tiện giao thông như xe hơi,

máy bay, và tàu thuyền thải ra khí thải chứa các Khí VOCs Xăng và dầu diesel chứa các hợp chất VOCs và khi đốt cháy, chúng phát thải vào không khí

Sản xuất và sử dụng hóa chất: Các sản phẩm làm sạch, nước hoa, mỹ phẩm và hóa

chất khác mà con người sử dụng hàng ngày thường chứa các hợp chất VOCs Khi sử dụng hoặc làm sạch, VOCs có thể bay hơi và vào không khí

Xử lý chất thải: Việc xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng có thể tạo ra VOCs Ví dụ,

quá trình phân huỷ rác thải hữu cơ hoặc xử lý nước thải có thể phát thải các hợp chất VOCs vào môi trường

Sử dụng sản phẩm gia đình: Nhiều sản phẩm gia đình như sơn, keo dán, và mực in

trong các vật liệu xây dựng có chứa VOCs Khi sử dụng trong môi trường trong nhà, chúng có thể bay hơi và tạo ra không khí trong nhà ô nhiễm

Nông nghiệp: Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, và herbicide trong nông nghiệp

có thể tạo ra các hợp chất VOCs khi chúng bay hơi từ mặt đất hoặc các bề mặt nông nghiệp

Hệ thống thông gió không hiệu quả: Trong nhà và trong các cơ sở công nghiệp, hệ

thống thông gió không hiệu quả có thể làm tăng tác động của VOCs bằng cách không loại bỏ chúng khỏi không gian nhanh chóng đủ

CHƯƠNG 4 CÔNG NGHỆ XỬ LÍ KHÍ VOCs

4.1 Công nghệ lọc bụi tĩnh điện

Lọc bụi tĩnh điện thường sử dụng cho các hệ thống xử lý khí phát sinh nhiều bụi mịn như tại các nhà máy nhiệt điện, các lò hơi đốt than…

Trang 10

Nguyên lý làm việc

Khi cho dòng không khí lẫn bụi đi qua điện trường 1 chiều đủ mạnh, chất khí sẽ bị ion hóa bám vào bề mặt hạt bụi làm bề mặt hạt bụi nhiễm điện Do tác dụng của lực điện trường, hạt điện tích điện sẽ bị hút về cực khác dấu (thường là cực dương) Khi va vào điện cực, hạt bụi bị trung hoà điện và rơi xuống phía dưới đáy xả bụi

Điện trường một chiều trong thiết bị thường có điện áp rất cao, từ 11 KV đến 80KV tuỳ theo từng loại thiết bị Trong điện trường, hạt bụi đường kính 0,1mm sẽ tích điện tối đa trong khoảng 1s Vì thế thời gian dòng khí đi qua thiết bị từ 2 – 8 giây tuỳ theo thiết bị

Thiết bị lọc bụi tĩnh điện hiệu suất rất cao tới 99,8 % khi nồng độ ban đầu đạt 7 g/cm 3

Nó thường được sử dụng để lọc tinh không khí sau các cấp lọc thô bằng buồng lắng và Cyclon Nó còn có ưu điểm là lọc sạch khí thải ở nhiệt độ rất cao mà không làm nguội khí thải

Thiết bị này còn là thiết bị tiêu hao điện năng thấp 0,2 KW / 1000m /h vì trở lực thấp3

(10 – 20 kg/m ) Tuy vậy, nồng độ các chất gây cháy nổ trong khí thải như CO, bụi2

than… cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh bị kích nổ do dòng khí bị ion hóa phát sinh ra tia lửa điện

a) Ưu điểm

˗ Hiệu suất loại bỏ bụi cao

˗ Khả năng xử lý lưu lượng khí lớn

˗ Có thể tái sử dụng năng lượng

˗ Không sử dụng chất liệu lọc

b) Nhược điểm

Ngày đăng: 08/05/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w