Trước những cơ hội và thách thức đó, sau một khoảng thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty TNHH Daeseung Global, em xin đưa ra đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặ
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu hướng tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới, các liên minh kinh tế, liên minh khu vực như WTO, ASEAN, EU, và đặc biệt trong những năm gần đây là sự xuất hiện của các FTA thế hệ mới có độ bao phủ lớn tới nhiều quốc gia như hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế
Theo Trung Tâm WTO (VCCI), tính đến tháng 8/2023, Việt Nam đã tham gia đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do (FTA), với 16 FTA đã ký kết và có hiệu lực, 03 FTA đang đàm phán (FTA Việt Nam - UAE, FTA Việt Nam - EFTA, và
ASEAN -Canada) Việc thực thi các FTA thế hệ mới này giúp Việt Nam được hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, hình thành năng lực sản xuất mới, có điều kiện tăng tốc mở cửa với thế giới Không thể phủ nhận hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến rất nhiều cơ hội, thuận lợi cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những hình thức bảo hộ mới tinh vi trong thương mại quốc tế, gây ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và hàng dệt may Việt Nam nói riêng
Các mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam trong nhiều năm qua Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), năm 2022 ngành dệt may nước ta chịu nhiều áp lực lớn khi các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam rơi vào lạm phát, chi tiêu người dân giảm mạnh, đặc biệt là cắt giảm chi tiêu cho các sản phẩm may mặc Tuy nhiên xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2022 vẫn cán đích với 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021 Bước sang năm 2023, lượng hàng hoá tồn kho toàn cầu đã trở thành thách thức lớn, làm cho nền công nghiệp dệt may chịu tác động lớn Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm 2022 Nhưng thị trường xuất khẩu lại là một điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ảm đạm đó, ngành dệt may bứt phá kỷ lục về thị trường xuất khẩu, nếu như năm 2022, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam mới chỉ xuất khẩu tới 66 thị trường trên thế giới, thì ở năm 2023 con số này là 104, tập trung chủ
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho biết “chưa năm nào ngành dệt may xuất khẩu vào nhiều thị trường như vậy với 104 thị trường, vùng lãnh thổ”
Mặc dù phải liên tục đối mặt với những khó khăn, thách thức nhưng ngành dệt may vẫn xác lập được vị thế trên các thị trường khó tính Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản Tuy nhiên, các sản phẩm may mặc xuất khẩu lại chủ yếu là hàng gia công, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu theo chỉ định của khách hàng, nguyên phụ liệu phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, làm giảm lợi nhuận và cơ hội phát triển của doanh nghiệp
Một trong những thị trường trọng yếu của Việt Nam chính là liên minh Châu Âu (EU) với 27 nước thành viên Dân số đông, lại đa dạng về mức sống khiến châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu lý tưởng của các nhà sản xuất trên toàn thế giới, hàng năm thị trường EU chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam Đây có thể coi là mảnh đất màu mỡ, nhiều tiềm năng với mặt hàng xuất khẩu, trong đó có mặt hàng may mặc Trong những năm gần đây, ngành dệt may phải đối mặt với khó khăn từ dịch bệnh Covid, lạm phát, tuy thị phần hàng may mặc của nước ta tại EU vẫn được cải thiện nhờ hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được áp dụng
Chúng ta đều biết, dịch bệnh covid -19 đã tạm lắng xuống được một thời gian, nhưng hậu quả mà nó để lại cho nền kinh tế nước ta vẫn còn Sự bùng phát đại dịch Covid-19 khiến nhiều khu vực phải phong tỏa khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dệt may giảm mạnh Rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có công ty TNHH Daeseung Global chịu thiệt hại cả về doanh thu và lợi nhuận Hiện nay, công ty vẫn đang trong quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh sau đại dịch, xong sự hồi phục nhu cầu về sản phẩm dệt may vẫn còn thấp do tình hình lạm phát thế giới đang ở mức báo động, cộng thêm Daeseung Global vẫn phải chịu cạnh tranh từ các đối thủ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ hay Bangladesh, nên kim ngạch xuất khẩu sang EU vẫn còn hạn chế
Trước những cơ hội và thách thức đó, sau một khoảng thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty TNHH Daeseung Global, em xin đưa ra đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty TNHH Daeseung Global” nhằm tìm hiểu về thực trạng thúc đẩy xuất khẩu của công ty, qua đó đưa ra những giải pháp mang tính thực tế, có ứng dụng cao nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng quan nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng phát triển, vai trò của xuất khẩu hàng hóa trở nên ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế Tuy nhiên, do Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển, với hơn 90% doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này đặt ra nhiều thách thức trong việc tìm kiếm thị trường và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
Trong bối cảnh này, đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm kiếm cơ hội và giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là đối với những nhóm mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như may mặc, da giày, và nông sản Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, với đa dạng góc nhìn và cách tiếp cận có thể kể đến như sau:
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Quang năm 2019 với đề tài
“Chính sách xuất khẩu hàng may mặc” Tác giả đã tiến hành phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam thông qua việc áp dụng phương pháp SWOT Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xuất khẩu mặt hàng may mặc Tuy nhiên, nhưng nghiên cứu này vẫn chưa đi sâu vào việc khảo sát và phân tích các doanh nghiệp cụ thể Do đó, vẫn chưa hoàn toàn mang tính thực tiễn và hiệu quả thực sự trong thực tế doanh nghiệp
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Thuý Hồng năm 2014 với đề tài "Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO" Tác giả sử dụng phương pháp phân tích mô tả thông thường sau khi thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để nghiên cứu Công trình này là một nghiên cứu toàn diện về cả lý luận và thực tiễn về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện tham gia WTO Luận án đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến thị trường EU trong giai đoạn từ 2014 đến 2025, với tầm nhìn đến năm 2035
Luận văn thạc sĩ tác giả Phạm Trung Phương năm 2020 với đề tài “ Rào cản kỹ thuật của EU tác động đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU” Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và tác động của rào cản kỹ thuật EU đối với hàng xuất khẩu của Việt rào cản thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam khi XK sang EU Tuy nhiên các giải pháp này mang tính chung chung, chưa đi sâu vào mặt hàng cụ thể
Luận án thạc sĩ tác giả Bùi Việt Hưng năm 2007, Trường Đại học Thương Mại với đề tài “Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường Châu Âu” Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích và thống kê số liệu để làm rõ thực trạng xuất khẩu da giày của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2006, đi kèm với các giải pháp có tính thực tiễn và ứng dụng cao như: tìm kiếm và tự chủ nguồn nguyên phụ liệu đầu vào nhằm đảm bảo về chất lượng và chi phí tối ưu, nâng cao chất lượng sản xuất da giày Tuy nhiên, luận án chưa nêu được những khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang EU như rào cản thương mại hay các biện pháp kỹ thuật… Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của luận án còn rộng khiến đề tài chưa sâu và sát với thực trạng xuất khẩu da giày tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Luận văn thạc sĩ của tác giả Võ Thị Ngọc Trinh với đề tài nghiên cứu "Đánh giá tác động thuế quan của Hiệp định EVFTA đến ngành xuất nhập khẩu Việt Nam" Luận văn tập trung vào việc đánh giá tiềm năng thuế quan khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đối với các ngành xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam Bài viết sử dụng Mô hình cân bằng cục bộ (GSIM) để phân tích và chỉ ra đa số sản phẩm nhập khẩu mới của Việt Nam là sản phẩm trung gian phục vụ cho sản xuất trong nước Thực thi EVFTA cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU
Ngoài ra, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận khác cũng nghiên cứu về thúc đẩy xuất khẩu như Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Hà năm 2003 với đề tài “Những biện pháp chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong giai đoạn đến năm 2010” Khóa luận của tác giả Ngô Thị Thiên năm 2018, Đại học Kinh tế Quốc dân “Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản đóng hộp sang thị trường Nga của Công ty Xuất nhập khẩu Rau quả” Các bài nghiên cứu này đã trình bày thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam vào từng khu vực thị trường trong thời gian từ 2003-2018, đồng thời đưa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu chủ yếu như EU, ASEAN và Nga
Từ những bài nghiên cứu trên, có thể thấy hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu trên phạm vi rộng, xem xét vấn đề trên góc độ toàn bộ nền kinh tế nên các giải pháp đưa ra mang tính hàn lâm, dẫn tới tính ứng dụng vào thực tiễn doanh nghiệp chưa cao Các công trình nghiên cứu về cơ bản mới chỉ dừng lại ở những kết quả mang tính tổng quát về thúc đẩy xuất khẩu mà chưa đi sâu vào từng ngành hàng, mặt hàng cụ thể, đặc biệt là mặt hàng may mặc, điều này đã vô tình tạo nên những khoảng trống, những câu hỏi về làm sao để thúc đẩy một mặt hàng cụ thể nào đó vẫn chưa được giải đáp Thêm vào đó, một số nghiên cứu được thực hiện ở giai đoạn trước, khi mà chưa có sự ra đời của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng như sự bùng phát của đại dịch Covid-19 nên tính cập nhật chưa cao
Chính vì vậy với đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty TNHH Daeseung Global”, bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng thúc đẩy sản phẩm may mặc của công ty TNHH Daeseung Global một cách rõ ràng nhất, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và hiệp định thương mại tự do EVFTA được đưa vào thực thi.
Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết, số liệu thực tế đã được phân tích và nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty TNHH Daeseung Global sang thị trường
EU giai đoạn 2021-2023 Từ đó đưa ra một số giải pháp hữu ích, nâng cao hiệu quả cũng như khắc phục những hạn chế tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty TNHH Daeseung Global sang thị trường EU
Thông qua việc nghiên cứu, khóa luận đưa ra 4 mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc
(2) Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH Daeseung Global sang thị trường EU giai đoạn 2021-2023
(3) Đánh giá những thành tựu, hạn chế và t nguyên nhân trong thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty TNHH Daeseung Global sang thị trường EU giai đoạn
(4) Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp có tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty sang thị trường EU trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm
- Lý thuyết về xuất khẩu và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
- Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty TNHH Daeseung Global
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH Daeseung Global, địa chỉ tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Khóa luận nghiên cứu trong giai đoạn 2021-
2023, giai đoạn thực thi Hiệp định Thương Mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) Đồng thời, 2021 là năm nền kinh tế toàn cầu nói chung và ngành may mặc xuất khẩu nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 và bắt đầu đi vào giai đoạn phục hồi năm 2022-2023.
Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Khóa luận sử dụng dữ liệu thu thập thông qua các báo cáo của công ty Daeseung Global gồm: Báo cáo tài chính năm 2021, 2022, 2023; báo cáo tổng kết năm 2021, 2022,
2023 Ngoài ra, khóa luận cũng sử dụng thông tin thu tập tại các trang web của Bộ Công Thương, Trung tâm WTO, Tổng cục Thống Kê, và thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giải trong và ngoài nước như giáo trình, luận án, luận văn, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu, hội thảo về chủ đề hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU
Việc thu thập các dữ liệu thứ cấp này nhằm mục đích phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty TNHH Daeseung Global
1.6.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê: Từ các số liệu thu thập được, tiến thành thống kê thành dạng bảng để thực hiện tổng kết số liệu, ngoài ra cũng có một số dữ liệu được xử lý dưới dạng đồ thị và biểu đồ để thấy được thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty TNHH Daeseung Global một cách tổng quát, logic và rõ ràng nhất
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Dựa trên những số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết năm của công ty TNHH Daeseung Global, khóa luận sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy được sự chênh lệch qua các năm, trước và trong giai đoạn từ 2021-2023
- Phương pháp phân tích: Sau khi thu thập được các thông tin từ các nguồn dữ liệu, khóa luận sử dụng phương pháp phân tích để thấy được những thành tựu, hạn chế trong xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH Daeseung Global sang thị trường EU
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, tiến hành phân tích tổng hợp để đưa ra các kết luận khách quan nhằm làm rõ thành công, tồn tại và nguyên nhân của Công ty TNHH Daeseung Global trong quá trình xuất khẩu mặt hàng may mặc Dựa trên các cơ sở đó, đưa ra định hướng, đề xuất giải pháp có tính ứng dụng cao cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty trong thời gian tới.
Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của khóa luận gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu
Chương II: Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu
Chương III: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU tại công ty TNHH Daeseung Global
Chương IV: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU tại công ty TNHH Daeseung Global
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động đã có từ rất lâu và cũng là lĩnh vực được nghiên cứu nhiều hiện nay Đã có nhiều quan điểm về hoạt động này được đưa ra:
Xuất khẩu được tác giả John J Wild (2003) nêu trong cuốn sách “International
Business – The challenges of globalization” rằng hành động đưa hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác thì được coi là xuất khẩu hàng hóa
Rakesh M Joshi (2005) cũng thống nhất quan điểm về xuất khẩu hàng hóa như của John J Wild trong một công trình nghiên cứu về hoạt động Marketing quốc tế nhưng ông có bổ sung thêm định nghĩa về các bên tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa cụ thể người xuất khẩu là người bán sản phẩm có trụ sở tại nước xuất khẩu, trong khi nhà nhập khẩu là người mua ở nước ngoài
Feenstra and Taylor (2010) đưa ra một định nghĩa khác về xuất khẩu trong giáo trình Thương mại quốc tế đó là “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”
Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản 1 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì xuất khẩu được định nghĩa : “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
Có thể thấy rằng, có rất nhiều định nghĩa về xuất khẩu, nhưng dù hiểu theo quan điểm nào thì bản chất của hoạt động xuất khẩu cũng dựa trên việc bán hàng hóa và dịch vụ của mình cho một hoặc nhiều quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán với mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân Do vậy, nếu việc xuất khẩu hàng hóa có lợi cho các nước tham gia thì các quốc gia đều sẽ tích cực tham gia mở rộng hoạt động này Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu liên quan đến nhiều bên thuộc các quốc gia khác nhau nên sẽ phức tạp hơn mua bán nội địa, đòi hỏi phải nắm vững và tuân thủ các tập quán quốc tế cũng như quy định của từng quốc gia với nhau
Như vậy, xuất khẩu hàng hóa hiểu một cách đơn giản nhất chính là việc bán hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu
2.1.2.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế
❖ Đối với nền kinh tế thế giới
Ngày nay, hoạt động xuất khẩu phát triển ngày một mạnh mẽ đã góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia Đối ngoại là một trong những hoạt động quan trọng trong giao thương quốc tế Một quốc gia có hoạt động đối ngoại tốt sẽ là nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa các nước Điều này không chỉ phục vụ cho hoạt động kinh tế mà còn cho hoạt động chính trị, làm nền tảng cho sự hợp tác lâu dài của các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia thông qua việc khuyến khích các quốc gia tham gia vào các tổ chức kinh tế, hiệp hội, cũng như đẩy mạnh đàm phán, ký kết hiệp định song phương và đa phương Đồng thời, xuất khẩu cũng là cơ hội để các nước đang phát triển tăng cường địa vị của mình trên thị trường quốc tế
Cuối cùng, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trạng cung cầu trên thị trường quốc tế Mỗi quốc gia có những lợi thế và hạn chế riêng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, do đó, để tối ưu lợi ích và giảm thiểu rủi ro, các quốc gia thường sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ có ưu thế và nhập khẩu những sản phẩm mà họ gặp khó khăn trong sản xuất Quá trình này tạo ra sự chuyên môn hóa, giúp mỗi quốc gia tận dụng tối đa lợi thế của mình, tiết kiệm vốn, lao động và tài nguyên, và tăng cường sản xuất trên phạm vi toàn cầu
❖ Đối với nền kinh tế quốc gia
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ nói chung và xuất khẩu hàng may mặc nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự thịnh vượng cho nền kinh tế nước nhà Theo cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam, xuất khẩu có một số vai trò với nền kinh tế quốc gia như sau:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu để phục vụ quá trình lớn để nhập khẩu trang thiết bị máy móc hiện đại Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu đến từ các nguồn như xuất khẩu, vay vốn, viện trợ, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, trong đó nguồn vốn từ xuất khẩu là chủ yếu
Thứ hai, xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất và tiêu dùng ở mỗi quốc gia Các nước thường sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế, do vậy những mặt hàng này thường được chuyên môn hóa trong sản xuất cả về chất và lượng, tập trung sản xuất và cung cấp những sản phẩm có lợi thế trên quy mô sản xuất công nghiệp lớn Từ đó, nền kinh tế dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp, mang lại nhiều lợi ích hơn, gia tăng hiệu quả sản xuất so với nền kinh tế tập trung vào nông nghiệp Ngoài ra, xuất khẩu còn giúp gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác Ví dụ phát triển xuất khẩu may mặc sẽ tạo cơ hội cho ngành sản xuất nguyên phụ liệu như sợi, bông, đay… phát triển Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước
Thứ ba, đa dạng hóa và mở rộng thị trường Xuất khẩu cho phép quốc gia đa dạng hóa thị trường đồng thời giảm sự phụ thuộc vào một thị trường hoặc ngành duy nhất Bằng cách tiếp cận người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động của nhu cầu trong nước hoặc suy thoái kinh tế Điều này là cần thiết và thực sự ý nghĩa với bất kỳ quốc gia nào Đa dạng hóa thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ giúp củng cố khả năng phục hồi của nền kinh tế và bảo vệ nó khỏi những cú sốc tiềm ẩn, mang lại sự ổn định và tăng trưởng bền vững
Thứ tư, tạo việc làm và phát triển kỹ năng Hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu tạo ra số lượng việc làm đáng kể, thúc đẩy cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp Từ đó nâng cao thu nhập, mức sống được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân đi lên Cùng với đó, các nhà sản xuất hàng xuất khẩu đều tập trung vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và mong đợi của khách hàng, do vậy xuất khẩu thúc đẩy sự đổi mới liên tục và phát triển kỹ năng của người lao động
Thứ năm, tăng doanh thu và ngoại hối Xuất khẩu cho phép các quốc gia có được doanh thu từ nước ngoài, tạo tác động tích cực đến cán cân thương mại Các quốc gia có thể tạo ra thặng dư bằng cách xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, giúp tăng dự trữ ngoại hối và củng cố đồng tiền của họ Nguồn thu bổ sung này có thể được tái đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như phát triển y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội, mang lại lợi ích chung cho người dân
Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu
2.2.1 Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu
Dưới góc độ nhà nước, quan điểm về thúc đẩy xuất khẩu của bộ Thương mại Nam Phi là việc nhà nước thực hiện các biện pháp về thị trường để tạo thuận lợi thương mại, tạo thuận lợi cho xuất khẩu thông qua việc kết nối người bán trong nước và người mua ở nước ngoài, cung cấp các hỗ trợ thị trường, hỗ trợ tài chính, đưa ra các sáng kiến thâm nhập thị trường, các hoạt động triển lãm quốc gia và khu trưng bày tại nước ngoài Một định nghĩa khác về thúc đẩy xuất khẩu được Tập đoàn kiểm toán công chứng Jaiput Jain&Associates có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ đưa ra như sau:” Xúc tiến xuất khẩu là các biện pháp chính sách công mà thực sự hoặc có khả năng tăng cường hoạt động xuất khẩu tại công ty, ngành công nghiệp hoặc cấp quốc gia”
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): “Thúc đẩy xuất khẩu là quá trình tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài”
Theo Bộ Công Thương: “Thúc thúc xuất khẩu là quá trình tác động vào các yếu tố thị trường, doanh nghiệp, môi trường kinh doanh để tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ Việt Nam được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”
Từ các quan điểm trên, có thể thấy thúc đẩy xuất khẩu là một quá trình tạo điều kiện thuận lợi thương mại nhằm hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài Và trên nền tảng thuận lợi ấy, doanh nghiệp phải tìm mọi giải pháp nhằm gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và tối đa hóa lợi nhuận thu về từ hoạt động xuất khẩu dựa trên khả năng tài chính, trình độ công nghệ, trình độ lao động,…
Như vậy, thúc đẩy xuất khẩu đòi hỏi sự kết hợp, đồng lòng của cả nhà nước và doanh nghiệp cùng thực hiện với mục đích cuối cùng là gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao sự cạnh tranh về chất lượng và giá của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường quốc tế Từ đó, tăng quy mô của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia
2.2.2 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu
2.2.2.1 Thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng
Thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng là việc các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các giải pháp phù hợp để tăng sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu Dưới đây là một số các giải pháp mà doanh nghiệp có thể dùng để thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng:
❖ Mở rộng quy mô sản xuất
Quy mô sản xuất là quy mô của hoạt động kinh doanh Nó đề cập đến khối lượng hoặc số lượng hàng hóa mà một công ty sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định
Vì vậy, mở rộng quy mô sản xuất là việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa của công ty trong một khoảng thời gian nhất định đó trong giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp Để làm được điều này, doanh nghiệp phải tận dụng tối đa năng lực sản xuất, phải huy động sự đầu tư về vốn, công nghệ và nhân lực Tận dụng tối đa các nguồn lực này nhằm gia tăng sản lượng sản xuất, cung ứng đúng và đủ với nhu cầu thị trường
Tuy nhiên nếu việc mở rộng quy mô vượt quá giới hạn của doanh nghiệp thì cũng không nhất thiết phải mở rộng quy mô bằng mọi cách Mặc dù quy mô sản xuất lớn mang đến nhiều lợi ích nhưng doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo nguồn lực để sản xuất thành phẩm chất lượng Một sản phẩm chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp có được uy tín và lòng tin của khách hàng hơn là việc sản xuất với số lượng lớn mà mất kiểm soát về chất lượng Do đó, các doanh nghiệp cần phải chú ý và cân nhắc kỹ càng trước khi mở rộng quy mô sản xuất
❖ Gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Doanh nghiệp có thể thúc đẩy xuất khẩu bằng cách gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Gia tăng sản lượng sẽ cung cấp cơ hội nhiều hơn cho doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cơ hội tiếp cận và thu hút nhiều khác khách hàng mới Mặt khác khi sản lượng hàng hóa xuất khẩu càng lớn thì đồng nghĩa với năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp càng cao Từ đó công ty sẽ được nhiều người biết đến hơn, khẳng định uy tín và tăng cường vị thế trên thị trường quốc tế
Bên cạnh việc gia tăng sản lượng xuất khẩu thì phải đảm bảo tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu thì thúc đẩy xuất khẩu mới có ý nghĩa Kim ngạch xuất khẩu càng cao thể hiện tài chính của doanh nghiệp, hay quốc gia càng phát triển và ngược lại
❖ Nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu
Chúng ta đã đề cập đến giải pháp gia tăng sản lượng xuất khẩu ở trên, nhưng khi sản xuất ngày một nhiều mà không có thị trường tiêu thụ thì sẽ đặt ra một thách thức lớn Vì vậy song song với việc mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng sản lượng xuất khẩu
Việc tiến hành nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tiếp cận đến những thị trường mới Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh quốc tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu một cách thận trọng để hiểu rõ nhu cầu, thị yếu của thị trường Từ đó mới đưa được các chiến lược Marketing chính xác, phù hợp và hiệu quả
Khi nghiên cứu mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố như kênh phân phối, các vấn đề về pháp luật, chính trị, sức mạnh thị trường, quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng và khả năng tiêu dùng Qua đó, doanh nghiệp sẽ xác định được đâu là thị trường tiềm năng để mở rộng, cũng như những thuận lợi và khó khăn khi thâm nhập vào thị trường đó…Để từ đó lựa chọn phương thức thâm nhập phù hợp, ngoài ra tận dụng tốt các lợi thế từ thuế quan và chuẩn bị những giải pháp ứng phó rủi ro có thể xảy đến trong tương lai
❖ Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu là một trong những hoạt động cần thiết để thúc đẩy xuất khẩu Thị trường quốc tế ngày nay luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt và người tiêu dùng luôn luôn có xu hướng tiêu dùng sản phẩm mới lạ, vì vậy nếu doanh nghiệp không đa dạng hóa và đổi mới mặt hàng xuất khẩu thì chắc chắn sẽ bị đào thải khỏi thị trường Hơn nữa, bằng cách đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp có thể giảm rủi ro bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường và yếu tố ngoại vi
Phân định nội dung nghiên cứu
Với đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU của công ty TNHH Daeseung Global”, dựa trên cơ sở lý luận có rất nhiều giải pháp liên quan đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp Tuy nhiên do thời gian và
❖ Mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu
Khía cạnh nghiên cứu này sẽ là cơ sở để đánh giá khả năng tài chính và cơ sở hạ tầng hiện có của công ty Từ đó xem xét đưa ra biện pháp mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu để không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại
❖ Mở rộng thị trường xuất khẩu
Nội dung nghiên cứu này sẽ giúp công ty xác định các phân khúc thị trường mục tiêu tại thị tường EU mà công ty có thể tiếp cận và phát triển Từ đó tìm hiểu về các quy định và yêu cầu nhập khẩu của các thị trường tiềm năng để đảm bảo sản phẩm của công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn này
❖ Biện pháp nâng cao chất lượng, số lượng và thiết kế của sản phẩm
Khóa luận sẽ đi sâu vào đánh giá lại quy trình sản xuất hiện tại và tìm cách cải thiện chất lượng và hiệu suất sản xuất Đồng thời tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ yêu cầu về thiết kế và xu hướng của người tiêu dùng tại thị trường EU
❖ Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên chủ động nguyên phụ liệu sản xuất
Tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào là một trong những điều tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp dệt may nào phải thực hiện để phát triển hơn nữa Do vậy khóa luận sẽ đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty TNHH Daeseung Global và đề xuất một số giải pháp thiết thực giúp công ty có thể tự chủ nguồn nguyên liệu hơn nữa trong tương lai
Như vậy, bài khóa luận sẽ đi sâu và tìm hiểu về 4 khía cạnh trên của công ty TNHH Daesung Global Đây đều là những nội dung phù hợp với thực tiễn và tình hình và định kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian tới Đồng thời cũng là những yếu tố tất yếu cần phải thực hiện nếu muốn thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty TNHH Daeseung Global sang thị trường EU.
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU TẠI CÔNG TY TNHH DAESEUNG GLOBAL
Tổng quan về công ty TNHH Daeseung Global
3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty
Bảng 3.1 Giới thiệu công ty TNHH DAESEUNG GLOBAL
Tên công ty CÔNG TY TNHH DAESEUNG GLOBAL
Tên quốc tế DAESEUNG GLOBAL COMPANY LIMITED
Tên viết tắt DAESEUNG GLOBAL CO LTD
Mã số thuế 5200799371 Địa chỉ Cụm Công nghiệp Thịnh Hưng, xã Thịnh Hưng, huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái Người đại diện Trần Đức Hùng Điện thoại +84 326 299 999
Ngành nghề chính Sản xuất hàng may mặc
Quản lý bởi Cục thuế tỉnh Yên Bái
Công ty TNHH Daeseung Global được thành lập từ ngày 01/08/2013, là một trong những nhà cung ứng các sản phẩm may mặc hàng đầu, uy tín và chất lượng cho các đối tác trong và ngoài nước
Trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển công ty đã liên tục đổi mới, nâng cấp trang thiết bị và dây chuyền sản xuất cùng với việc đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, kỹ lưỡng đã giúp cho Daeseung Global trở thành đối tác uy tín, sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt và nhận được đánh giá cao từ các khách hàng trong nước và khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU,
Trên đà phát triển này, Công ty TNHH Daeseung Global hứa hẹn sẽ là một trong những doanh nghiệp may mặc có quy mô lớn của tỉnh Yên Bái nói riêng và ngành dệt may nói chung
3.1.2 Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bài cũng như tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động là mục tiêu của hầu hết doanh nghiệp hoạt động trên khu vực Daeseung Global cũng không ngoại lệ, công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau nhưng tập trung chính vào lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu
- Mã ngành 1410: May trang phục (trừ trang phục da lông thú )
Chi tiết: Sản xuất, gia công và xuất khẩu sản phẩm dệt may Trong đó các mặt hàng chủ yếu bao gồm đồ thể thao (golf), quần áo nam, nữ
- Mã ngành 1810: Dịch vụ liên quan đến in
Chi tiết: Dịch vụ liên quan đến in, thêu
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
❖ Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty Daeseung Global
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty TNHH Daeseung Global
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty TNHH Daeseung Global)
- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc của Daeseung Global là ông Trần Đức Hùng, là người có quyền hạn cao nhất ở công ty, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định về tài chính, nhân sự, các quyết định về sản xuất và thực hiện đàm phán với khách hàng Ngoài ra, ông Trần Đức Hùng cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty trong các giao dịch kinh doanh và thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước
- Phó giám đốc tài chính: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các việc liên quan đến tài chính của công ty như quyết định các vấn đề liên quan đến tiền mua bán nguyên phụ liệu, cùng giám đốc đàm phán, thương lượng với khách hàng về giá và các chi phí liên quan đến sản phẩm, đảm bảo khách hàng thanh toán đơn hàng theo hợp đồng Ngoài ra, phó giám đốc tài chính còn phụ trách điều hành quản lý hoạt động các phòng ban như kế toán, nhân sự, xuất nhập khẩu,
- Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các việc liên quan đến sản xuất như lên kế hoạch nghiên cứu, phát triển mẫu sản phẩm, lên kế hoạch sản xuất cho các chuyền may, đốc thúc xưởng hoàn thành tiến độ may Ngoài ra còn phụ trách điều hành, quản lý hoạt động của các phòng ban như phòng kế hoạch sản xuất, phòng kỹ thuật, phòng Gá dưỡng/ mẫu,
- Phòng kế toán: Phòng kế toán phụ trách toàn bộ vấn đề tài chính của công ty dưới sự quản lý, giám sát của phó giám đốc tài chính Thực hiện đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, phối hợp với các phòng ban khác để đưa ra mức giá bán phù hợp Thực hiện quản lý tài sản, báo cáo, thống kê thu- chi, hạch toán và lưu trữ hồ sơ theo quy định của công ty
- Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty để tổ chức, sắp xếp bộ máy và sử dụng nguồn lực của công ty hiệu quả; thực hiện các công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự mới; quản lý nhân sự và đời sống của cán bộ, công nhân của công ty, giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động và công ty
- Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm trước phó giám đốc tài chính về việc tiếp nhận đơn hàng của khách hàng; chuẩn bị chứng từ cho việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu sản phẩm may mặc; theo dõi, đốc thúc khâu sản xuất đảm bảo tiến độ giao hàng; tìm các nhà cung cấp dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công
- Phòng kế hoạch sản xuất: Chịu trách nhiệm thông báo kế hoạch sản xuất đơn hàng tới chuyền may đầy đủ, chính xác; đồng bộ và phân loại các nguyên phụ liệu cần thiết để bắt đầu sản xuất theo đơn đặt hàng; phối hợp với phòng xuất nhập khẩu để đảm bảo rằng các nguyên phụ liệu cần thiết để sản xuất đều có sẵn và đủ số lượng; lên kế hoạch sản xuất theo ngày, tuần và tháng dựa trên yêu cầu đơn hàng và tiến hành báo cáo kết quả sản xuất định kỳ; nghiên cứu các giải pháp để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và tiến hành điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi cần thiết
- Phòng kỹ thuật: Phụ trách các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, nghiên cứu cách may của các mã hàng
- Các chuyền sản xuất: chịu trách nhiệm về việc cắt nguyên liệu (vải) theo các mẫu và kích thước đã quy định; tiến hành may các bộ phận đã cắt thành sản phẩm; thực hiện các công đoạn hoàn thiện sản phẩm như làm sạch, là, và hoàn thiện chi tiết như nút, khoá, hoặc in ấn; đóng gói sản phẩm cuối cùng theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng; tiến hành kiểm tra sản phẩm theo tiêu chuẩn của đơn đặt hàng, đảm bảo không có lỗi trước khi xuất xưởng
3.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Công ty TNHH Daeseung Global vận hành sản xuất tại tỉnh Yên Bái với diện tích khoảng 40.000m2 Daeseung Global hiện hoạt động với 20 chuyền may, mỗi chuyền khoảng 30 người Để đáp ứng nhu cầu đơn hàng ngày một tăng và cạnh tranh với các sản phẩm may mặc khác trên thị trường, năm 2023 Daeseung Global đã đầu tư hơn 500 máy may các loại, hơn 100 loại máy may chuyên dùng (máy đóng cúc, máy ép nhiệt), 4 máy bắn bông và 10 máy cắt vải, để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
Ngoài ra, các sản phẩm may mặc đòi hỏi sự chính xác trong từng đường kim mũi chỉ, tuyệt đối không được để vải mốc hoặc dính mồ hôi trong quá trình sản xuất Do vậy Daeseung Global đã trang bị đầy đủ hệ thống ánh sáng, điều hòa nhiệt độ, bàn làm việc, máy lọc nước, để đảm bảo cán bộ nhân viên, công nhân được làm việc trong điều kiện tốt nhất.
Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Daeseung Global
3.2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh
Trải qua hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc, công ty TNHH Daeseung Global đã có cho mình chỗ đứng nhất định trên thị trường Dưới đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
Bảng 3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Daeseung Global
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính 75,253,127 92,951,977 95,354,278
Chi phí tài chính 754,633,249 1,314,374,456 1,577,089,468 Chi phí bán hàng 1,550,357,130 11,395,946,584 10,025,786,957 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,243,364,068 8,453,238,700 4,378,348,056
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Lợi nhuận sau thuế TNDN 183,380,028.8 801,142,101.6 11,579,987,036.8
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2021,2022, 2023 của công ty)
Nhìn chung các chỉ tiêu của Daeseung Global đều tăng qua các năm Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng, năm 2021 các chỉ tiêu của Daeseung Global ở mức thấp nhất trong giai đoạn 2021-2023 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ
98,335,387,515 VNĐ khiến cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ dừng lại ở con số rất thấp là 6,826,903,637 VNĐ Điều này đã kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận sau thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2021 là 183,380,028.8 VNĐ bằng 0,2 lần so với năm 2022 và bằng 0,03 lần so với năm 2023 Nguyên nhân là do Daeseung Global chịu sự tác động lớn từ đại dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trở nên khó khăn hơn khi gián đoạn chuỗi cung ứng, giá nguyên vật liệu nhập khẩu và giá cước của dịch vụ vận chuyển tăng khiến cho giá vốn hàng hóa tăng Đồng thời nhiều quốc gia thực hiện chính sách đóng cửa biên giới, trong đó có nhiều nước là thị trường xuất khẩu chính của công ty như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, khiến nhiều đơn hàng bị hủy bỏ, lượng hàng tồn kho tăng, công ty không bán được hàng dẫn tới giảm lợi nhuận
Tuy nhiên sang đến năm 2022, dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, nền kinh tế từng bước được phục hồi, doanh thu và lợi nhuận của công ty có dấu hiệu khởi sắc Doanh thu năm 2022 đạt 147,341,767,869 VNĐ tăng 1,4 lần so với năm 2021, đồng thời giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp cũng tăng 1,3 lần so với năm 2021 nên lợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhẹ đạt 801,142,101.6 VNĐ, tăng 4,4 lần so với năm 2021 Doanh thu năm 2022 là một con số ấn tượng, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng khá cao dẫn tới lợi nhuận của công ty có tăng nhưng chỉ dừng lại ở mức mờ nhạt Điều này có thể là do nhu cầu về chi phí để phục hồi và vận hành ổn định doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19 lớn, dẫn tới DN chưa tối ưu hóa được hiệu quả trong quản lý và sản xuất, gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty Đến năm 2023, khi nền kinh tế đã trở lại ổn định, các thị trường xuất khẩu chính của công ty mở cửa hoàn toàn, nhu cầu về đơn hàng ngày càng tăng cao, Daeseung Global đã quyết định đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại và mở rộng quy mô sản xuất Nhờ vậy doanh thu năm 2023 đạt 150,588,137,234 VNĐ, cao nhất trong giai đoạn 2021-2023, cùng với giá vốn hàng bán và dịch vụ giảm còn 120,492,628,933 VNĐ bằng 0,95 lần so với năm 2022 nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đáng kể, cán mốc 30,095,508,301 VNĐ trong năm 2023 Ngoài ra nhờ hiện đại hóa quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ máy móc vào các khâu sản xuất như sử dụng máy trần tự động, máy phát hiện kim, máy chuyên dùng cho thùa khuy, dập cúc và đơm cúc đã giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí quản lý, tối đa hóa được hiệu suất sản xuất sản phẩm Từ đó mang lại lợi nhuận lớn, đạt 11,579,987,036.8 VNĐ lợi nhuận sau thuế Sự tăng trưởng này đã minh chứng cho những chính sách hợp lý và đúng đắn của công ty trong việc phát triển của công ty sau đại dịch
3.2.2 Hoạt động thương mại quốc tế
3.2.2.1 Khái quát hoạt động gia công xuất khẩu của công ty TNHH Daeseung Global
Gia công may mặc (CMPT) được coi là hoạt động chủ chốt của công ty TNHH Daeseung Global từ những những ngày đầu thành lập Các đơn hàng CMPT (cut-make- pack-trim) sẽ được Daeseung Global thực hiện với quy trình như sau:
● Cut: Công ty sẽ cắt vải theo mẫu rập thiết kế, sau đó bó theo loại, kiểu dáng, kích thước và màu sắc
● Make: Ở bước này, công nhân ở các chuyền sản xuất sẽ may ráp các phần lại với nhau thành sản phẩm hoàn chỉnh
● Trim: Cắt chỉ và làm sạch chỉ khỏi quần áo sau khi khâu Dán nhãn và thực hiện kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói thành phẩm theo yêu cầu
● Pack: Đóng gói thành phẩm
Với hình thức đặt may gia công này, Daeseung Global sẽ nhận mẫu thiết kế cũng như nguyên phụ liệu, loại vải từ khách hàng (bên đặt gia công) Khách hàng sẽ là người đưa ra yêu cầu về thiết bị công nghệ và tiêu chuẩn về sản phẩm Công ty sẽ không cần đầu tư cho khâu chuẩn bị và kiểm định chất lượng vải, nguyên phụ liệu mà chỉ cần thực hiện cắt may thành phẩm theo yêu cầu của khách hàng
Bên cạnh hình thức gia công truyền thống, Daeseung Global còn thực hiện hoạt động NK nguyên liệu để gia công và XK thành phẩm (mua đứt bán đoạn) hay còn gọi là OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing/Free On Board) Các đơn hàng OEM/FOB có sự khác biệt với đơn hàng CMPT ở chỗ doanh nghiệp sẽ chủ động tham gia sản xuất và tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, từ việc NK nguyên liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng và chỉ chịu trách nhiệm đến khâu vận chuyển ra cảng biển và chuyển lên tàu
Việc từng bước hoàn thiện đơn hàng giúp cho vị thế của Daeseung Global ngày càng được nâng cao, có được sự tin tưởng của đối tác Ngoài ra, cách thức hoạt động nguyên liệu đến thành phẩm thay vì chỉ nhận thù lao sức lao động như đơn hàng CMPT Chính vì vậy, tăng tỷ lệ đơn hàng OEM/FOB thay thế gia công thuần túy đang là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp may mặc nói chung và Daeseung Global nói riêng
Hiện nay Daeseung Global tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, các sản phẩm may mặc của công ty hướng tới sự bền bỉ, mang tính thẩm mỹ cao Công ty không ngừng đổi mới, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm bắt kịp xu hướng thời trang mới Nhờ vậy, Daeseung Global đã có cơ hội hợp tác với hàng loạt các thương hiệu thời trang lớn như Cowell (brand: Dkny, Millet Golf, Buckaroo, Adabat Golf, ); Huynsong (brand: Castel Bajac, Blackyak, ); JSM.INC ( Puma golf, Adidas, ); Aztech (superior, )
3.2.2.2 Tình hình xuất khẩu của công ty TNHH Daesung Global giai đoạn 2021-2023
❖ Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021-2023
Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021-2022 (Đơn vị: VNĐ)
(Báo cáo tổng kết năm 2021, 2022, 2023 -công ty TNHH Daeseung Global)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH Daeseung Global tăng dần trong giai đoạn năm 2021-2023 Năm 2021 được coi là năm “ Ảm đạm” với hoạt động xuất khẩu của công ty khi kim ngạch xuất khẩu đạt 98,114,754,098 VNĐ, thấp nhất trong 3 năm Nguyên nhân là do các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty như Hàn Quốc, Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu, các đơn hàng lần lượt bị hủy bỏ
Sang đến năm 2022, việc tiêm chủng vaccine mở rộng đã giúp nền kinh tế ở các quốc gia mở cửa, nhu cầu về các sản phẩm thời trang theo đó cũng được dần phục hồi Cùng thời điểm này, Daeseung Global thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển hoạt động kinh doanh và đạt được 104,391,304,347 VNĐ kim ngạch xuất khẩu, tăng 6,4% so với năm ngoái Mức tăng trưởng này được đánh giá là hợp lý trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch
Năm 2023, hoạt động xuất khẩu của công ty đánh dấu một bước chuyển mình lớn, Daeseung Global đã quyết mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư hơn 500 loại máy móc để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô, nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ 104,391,304,347 VNĐ lên 135,276,073,619 VNĐ, tăng gần 30% so với năm 2022
❖ Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2021-2023
Bảng 3.4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của công ty TNHH Daeseung Global
Tỷ trọng (%) Đồ thể thao 44,151,639,344 45 50,107,826,086 48 59,521,472,392 44 Áo nam 17,660,655,737 18 20,878,260,869 20 33,819,018,404 25 Áo nữ 18,641,803,278 19 16,702,608,695 16 20,291,411,042 15 Quần nam 10,792,622,950 11 11,483,043,478 11 18,938,650,306 14 Quần nữ 6,868,032,789 7 5,219,565,219 5 2,705,521,472 2
(Báo cáo tổng kết năm 2021, 2022, 2023 -công ty TNHH Daeseung Global)
Từ bảng thống kê trên, có thể thấy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là đồ thể thao và các loại quần áo nam nữ
Mặt hàng thể thao, cụ thể là các loại quần áo dành cho môn thể thao Golf chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Daeseung Global, mức tăng trưởng giữ ở mức ổn định qua các năm Năm 2021, mặt hàng này chiếm 45% trong tổng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty, sang năm 2022 con số này tăng lên 48% và giảm xuống còn 44% vào năm 2023 Mặc dù tỷ trọng đồ thể thao năm 2023 thấp nhất nhưng xét theo giá trị xuất khẩu thì con số này lại là lớn nhất trong 3 năm với gần 60 tỷ VNĐ Đây được coi là mặt hàng thế mạnh của công ty được nhiều khách hàng ở các thị trường lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ ưa chuộng Đứng thứ hai trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty là mặt hàng áo nam bao gồm (áo phông, áo polo, áo hoodie, áo khoác nhồi bông, áo khoác lông, ) chiếm 19%- 25% trong cơ cấu mặt hàng của công ty Năm 2021, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này thấp nhất do ảnh hưởng của dịch bệnh và tăng dần qua các năm
Khái quát về thị trường EU và các quy định liên quan đến may mặc khi vào thị trường EU
3.3.1 Tổng quan thị trường may mặc tại EU
❖ Xu hướng tiêu dùng xanh của EU
Theo Bộ Công Thương, EU là thị trường có quy mô lớn nhất về nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu trị giá hơn 250 tỷ USD/năm Thị trường EU có nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc rất đa dạng và chú trọng nhiều đến giá cả, tính thời trang, chất lượng… đồng thời ngày càng quan tâm đến các sản phẩm mang yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Dưới đây là Top 10 mặt hàng may mặc được EU nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2022
Bảng 3.6 Top 10 mặt hàng may mặc EU nhập khẩu nhiều nhất năm 2022
Tên sản phẩm Kim ngạch
Top 5 nguồn cung lớn nhất vào EU Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe, áo choàng không tay, áo khoác có mũ, dành cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, từ sợi nhân tạo (không bao gồm dệt kim hoặc móc) - HS 620240
Quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc bằng sợi tổng hợp dành cho nam giới hoặc trẻ em trai (không bao gồm dệt kim hoặc móc) – HS 620343
Bangladesh, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Lào Áo bó, áo chui đầu, áo cardigan, gi lê và các mặt hàng tương tự, từ sợi nhân tạo, dệt kim hoặc móc - HS 611030
Kỳ, Campuchia, Myanmar, Việt Nam
(6) Áo phông, áo ba lỗ và các loại áo lót khác từ bông, dệt kim hoặc móc – HS 610910
Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam
Các loại quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc từ sợi tổng hợp, dành cho phụ nữ và trẻ em gái (không bao gồm dệt kim hoặc móc) - HS 620463
Bangladesh, Campuchia, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ Áo phông, áo ba lỗ và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc (không bao gồm bông) HS
Kỳ, Bangladesh, Việt Nam, Ma- rốc Áo lót bằng các loại vật liệu dệt, có hoặc không co giãn, bao gồm dệt kim hoặc móc –
Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam, Indonesia Áo bó, áo chui đầu, áo cardigan, gi lê và các mặt hàng tương tự, từ bông, dệt kim hoặc móc
Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Campuchia, Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu VCCI từ ITC Trade Map, 2023
Từ bảng trên có thể thấy các sản phẩm thuộc mã HS 620240 và HS 620343 được
EU nhập khẩu nhiều nhất Bên cạnh đó cũng thấy được rằng, đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về hàng dệt may tại thị trường EU gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Bangladesh và một số nước ASEAN như Campuchia, Lào, Myanmar, Indonesia Các quốc gia này đang tiến hành đẩy nhanh chuyển đổi sang "dệt may xanh" để đáp ứng tiêu chuẩn Xanh của EU, và vì vậy dệt may Việt Nam cũng không thể chậm trễ trong công cuộc chuyển đổi này
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng châu Âu Chương trình xúc tiến NK Thụy Sỹ (SIPPO) đã tiến hành khảo sát thị trường EU sau đại dịch Covid-19 và dự đoán có 2 xu hướng tiêu dùng mới đã và đang hình thành trong tương lai là:
● Người tiêu dùng sẽ tăng mua sắm dẫn đến sự hồi phục nhanh chóng của thị trường;
● Người tiêu dùng sẽ mua sắm thận trọng và chọn lựa sản phẩm dựa trên yếu tố bảo vệ môi trường
Theo nhận định từ các chuyên gia, xu hướng thứ 2 sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới Khi “thời trang nhanh” đã trở nên lạc hậu, người tiêu dùng ngày càng thông minh và quan tâm đến chất lượng, họ sẽ chọn lựa những sản phẩm chất lượng cao và giá cả phải chăng thay vì rẻ và nhanh chóng Ngoài ra, ngành dệt may
Ngoài ra, thời trang là ngành hàng thay đổi liên tục, các hãng thời trang lớn liên tục đổi mới và đưa ra những bộ sưu tập với những thiết kế mới lạ, trở thành hot trend trong mỗi mùa Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam ngoài quan tâm đến chất lượng, giá thành để đáp ứng tiêu chuẩn “xanh” của EU thì cũng cần đầu tư nghiên cứu mẫu mã, thiết kế để cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế, đặc biệt là EU- thị trường khó tính bậc nhất hiện nay
❖ Nhu cầu nhập khẩu của EU
Theo Liên đoàn Dệt may EU (EURATEX) cho biết mức tiêu thụ của một hộ gia đình người dân EU trung bình gần 500 tỷ Euro, EU được coi là thị trường có dung lượng lớn nhất thế giới và còn nhiều tiềm năng cho các sản phẩm dệt may Trung bình mỗi năm tỷ lệ nhập khẩu hàng dệt may của Eu chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may thế giới Tổng nhu cầu hàng may mặc của thị trường này tăng trưởng bình quân 3%/năm Điều này chứng tỏ rằng, nhu cầu NK các sản phẩm dệt may của EU là rất lớn Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu, nhập khẩu hàng may mặc (mã HS 61,62) của EU trong 10 tháng năm 2023 đạt 147,5 tỷ Euro (162,5 tỷ USD) Cơ cấu thị trường cung cấp hàng may mặc vào EU bao gồm cả thị trường nội khối và ngoại khối với tỷ trọng tương đối đồng đều Đáng chú ý về thị trường ngoại khối, EU nhập khẩu hàng may mặc chủ yếu từ Trung Quốc, Bangladesh và Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 60,79% tổng trị giá nhập khẩu từ thị trường ngoại khối Việt Nam là thị trường cung cấp hàng dệt may lớn thứ 5 cho EU, tuy nhiên thị phần lại chỉ là một con số khiêm tốn là 2,2% trên tổng kim ngạch nhập khẩu của EU trong 10 tháng năm 2023
Bảng 3.7 Thị trường cung cấp hàng may mặc hàng đầu cho EU trong 10 tháng năm 2023
Nhập khẩu của EU (10T/2023) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%)
Thổ Nhĩ Kỳ 9.563 5,88 Ấn Độ 4.125 2,54
Nguồn: Tính toàn từ số liệu của Cơ quan Thống kê Châu Âu
Như vậy, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU vẫn còn rất nhỏ so với những tiềm năng mà thị trường này đem lại, cho thấy ngành may mặc Việt Nam vẫn chưa thực sự tận dụng hết tiềm năng thị trường và cạnh tranh với các đối thủ lớn từ Trung Quốc, Bangladesh,
3.3.2 Quy định về hoạt động nhập khẩu hàng may mặc của EU
Hiện nay các sản phẩm dệt may muốn xuất khẩu vào thị trường EU đều phải đáp ứng tiêu chuẩn xanh Theo những thông tin từ Trung tâm WTO (VCCI), dưới đây làm một số tiêu chuẩn cho xuất khẩu sản phẩm xanh được quy định ở thị trường EU:
❖ Chứng nhận GOTS (Global Organic Textile Standard)
Chứng nhận GOTS yêu cầu sản phẩm dệt may khi xuất khẩu vào thị trường EU phải đảm bảo sử dụng nguyên liệu hữu cơ và quy trình sản xuất bền vững
❖ Chứng chỉ OEKO-TEX Standard 100
Chứng chỉ này là một tiêu chuẩn quốc tế chứng minh sản phẩm dệt may của doanh nghiệp không chứa các hóa chất gây hại cho con người
❖ Báo cáo và chứng chỉ khí thải
Doanh nghiệp sẽ phải báo cáo lượng khí thải tạo ra trong quá trình sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu, nếu vượt quá mức khí thải quy định, doanh nghiệp có thể phải mua "chứng chỉ khí thải" theo mức giá carbon hiện tại
❖ REACH và sử dụng hóa chất
REACH (Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất) là yêu cầu pháp lý được biết đến nhiều nhất khi xuất khẩu hàng may mặc sang EU Quy định này sẽ hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất trong quần áo (vải và đồ trang trí) Các hóa chất bị hạn chế sử dụng trong may mặc là: chất chống cháy; một số loại thuốc nhuộm Azo; hóa chất chống thấm và chống ố và niken (trong đồ trang trí và phụ kiện kim loại),… Ngoài ra, Đức có thêm quy định cụ thể đối với formaldehyde trong sản phẩm dệt may; quy định cụ thể đối với PCP, ngoài ra quốc gia này cũng có các quy định đối với thuốc nhuộm phân tán trong hàng dệt may
Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH Daeseung
3.4.1 Mở rộng quy mô sản xuất Để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường EU, Công ty TNHH Daeseung Global đã tận dụng tối đa năng lực sản xuất của mình bằng cách mở rộng quy mô sản xuất nhằm gia tăng sản lượng sản xuất cung ứng cho nhu cầu thị trường EU Bắt đầu chỉ với 3 chuyền may và các loại máy móc đơn giản, hoạt động sản xuất phần lớn là thủ công, công ty đã tăng lên 12 chuyền sản xuất vào năm 2022 và cho tới nay Công ty TNHH Daeseung Global đang hoạt động với công suất 20 chuyền may, quy mô lên tới hơn 650 nhân sự cùng với sự hỗ trợ của nhiều máy móc hiện đại như ( thùa khuy, dập cúc, đơm cúc), máy trần tự động, máy phát hiện kim,… đã giúp quá trình sản xuất ngày càng chuyên môn hóa, tự động hóa
Như vậy, công ty TNHH Daeseung Global đã nỗ lực không ngừng để thúc đẩy sản phẩm sang thị trường EU thể hiện qua việc đầu tư mở rộng quy mô nhà máy sản xuất Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng trong việc thu hút người lao động có năng lực vào làm việc cho công ty nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Cụ thể, lượng lao động của Công ty theo từng phòng ban giai đoạn 2021- 2022 như sau:
Bảng 3.8 Cơ cấu nhân sự công ty TNHH Daeseung Global
Số lượng (người) Tỷ lệ
Số lượng (người) Tỷ lệ
Số lượng (người) Tỷ lệ
Phó giám đốc tài chính 1 0,2 1 0,2 1 0,1
Phó giám đốc sản xuất 2 0,5 2 0,5 1 0,1
Phòng kế hoạch sản xuất 4 1,0 3 0,8 4 0,6
Phòng hành chính nhân sự
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty TNHH Daeseung Global)
Từ bảng thống kê nhân sự của công ty trong 3 năm, ta có thể thấy số lượng nhân viên không ngừng tăng qua mỗi năm Đặc biệt trong giai đoạn 2021-2022, đứng trước những khó khăn của dịch bệnh nhưng Daeseung Global không những không cắt giảm nhân sự mà có sự gia tăng nhỏ Đây là một yếu tố cho thấy sự cố gắng vươn lên của công ty để đảm bảo lượng hàng xuất khẩu trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang bùng nổ Đến năm 2023, đây là một năm đánh dấu sự khởi sắc của công ty khi quyết định mở rộng quy mô sản xuất thêm 8 chuyền may, đạt 651 người, tăng 255 người so với năm
2022 Việc gia tăng nhân lực sẽ giúp công ty tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô và đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng mới sau một khoảng thời gian khó khăn vì dịch bệnh Như vậy, để mở rộng quy mô sản xuất để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU, công ty TNHH Daeseung Global đã triển khai mở rộng trên 3 khía cạnh về diện tích, tuyển dụng thêm nguồn nhân lực và đầu tư thêm thiết bị máy móc Sự kết hợp của 3 yếu tố này sẽ giúp công ty đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU một cách bài bản, gia tăng doanh thu lớn cho doanh nghiệp
3.4.2 Nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong những năm gần đây, Daeseung Global đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu với mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu, đưa sản phẩm hàng may mặc tới người tiêu dùng toàn cầu, hướng tới xây dựng một thương hiệu may mặc Việt uy tín, chất lượng trong tâm chí khách hàng Để thực hiện mục tiêu này, công ty tập trung triển khai các hoạt động marketing, xúc tiến sản phẩm, quảng bá hình ảnh, nghiên cứu đối thủ và tìm kiếm và mở rộng thị trường tại EU Tại công ty TNHH Daeseung Global, hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mới sẽ do phòng xuất nhập khẩu phụ trách Phòng xuất nhập khẩu bên cạnh tiếp nhận đơn hàng, chuẩn bị chứng từ thì còn phụ trách việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng trong thị trường Liên minh châu Âu (EU) để thúc đẩy sản phẩm Cụ thể, hoạt động marketing và bán hàng của công ty sẽ được lên kế hoạch kỹ lưỡng theo từng giai đoạn bao gồm: nghiên cứu và phát triển thị trường, xác định danh sách khách hàng tiềm năng trong thị trường EU, và tìm hiểu các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu như thủ tục pháp lý và quy định tại EU đảm bảo sản phẩm thâm nhập vào thị trường mới là hợp pháp Hiện nay, EU bao gồm 27 nước thành viên với nhiều nền kinh tế lớn như Pháp, Italita, Đức, Hà lan…Đây đều là các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao, cũng là cái nôi của ngành thời trang thế giới Chính vì lý do đó, Châu Âu luôn là thị trường xuất khẩu mà Daeseung Global muốn chinh phục Trong suốt những năm qua, nhờ vào sự cố gắng từ phía doanh nghiệp, hiện nay công ty TNHH Daeseung Global đã bước đầu thâm nhập vào thị trường EU và xuất khẩu đến hơn 10 nước trong khu vực Trong số các quốc gia này, các nước như Pháp hay Italia chính là những thị trường xuất khẩu lớn của công ty TNHH Daeseung Global
Bảng 3.9 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc sang các nước trong thị trường
EU của Công ty giai đoạn 2021-2023 (Đơn vị VNĐ)
Các thị trường chủ yếu Giá trị XK Giá trị XK Giá trị XK
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Từ bảng 3.9 trên có thể thấy rằng, mặc dù sản phẩm Daeseung có mặt ở hơn 10 quốc gia ở Eu nhưng sản phẩm chỉ tập trung ở một số thị trường lớn như Pháp, Italia và
Hà Lan Trong đó Pháp và Italia được mệnh danh là kinh đô thời trang của thế giới với hàng loạt các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Hermes, CELINE, Givenchy, Salvatore Ferragamo, Valentino, Versace, Gucci, Tuy nhiên Pháp và Ý là các quốc gia có chi phí nhân công cao nên hầu hết các công ty may mặc ở Pháp và Ý chỉ đảm nhận việc thiết kế, còn sản xuất sẽ thuê ngoài hoặc thuê gia công tại các quốc gia có chi phí lao động thấp, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á Từ đó tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp gia công sản phẩm may mặc tại Việt Nam nói chung và Daesung Global nói riêng có cơ hội hợp tác với các công ty, thương hiệu lớn ở Pháp, Ý,
Dựa trên số liệu có thể thấy, Pháp luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của công ty Daeseung Global với tỷ lệ áp đảo trên 40% trong 3 năm liên tiếp Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Pháp đạt gần 3 tỷ VNĐ chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU Đến năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang Pháp giảm nhẹ còn khoảng 2,5 tỷ VNĐ nhưng lại chiếm 45% trong tổng số kim ngạch Và gần đây nhất là năm 2023, tỷ lệ xuất khẩu sang Pháp tăng ấn tượng, lên tới 70% tên tổng số kim ngạch của EU Tuy nhiên, đi ngược lại với xu hướng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu sang Pháp thì tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU liên tục giảm Với gần 6,6 tỷ năm 2021 nhưng chỉ còn 2,4 tỷ năm 2023, đây là một trong những điểm hạn chế của công ty khi thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường
Xếp thứ 2 là thị trường Ý, tương tự như Pháp, Ý cũng là quốc gia nổi tiếng với các sản phẩm thời trang và là đối tác của rất nhiều công ty sản xuất tại Châu Á trong đó có công ty TNHH Daseung Global Theo số liệu thống kê của phòng xuất nhập khẩu, Ý xếp thứ 2 với kim ngạch 1.658.524.590,5 VNĐ năm 2021, năm 2022 tăng lên 2.004.313.043,6 VNĐ và giảm mạnh còn 486.993.865,2 VNĐ
Bên cạnh 2 quốc gia trọng yếu của công ty khi xuất khẩu sang EU là Pháp và Ý thì công ty còn xuất khẩu sang các thị trường khác như Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức, Bangladesh, Mặc dù doanh thu ở các thị trường này vẫn còn nhỏ nhưng đây cũng là một tín hiệu tích cực, là những thị trường tiềm năng để công ty tiếp tục khai thác để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU
Trong giai đoạn 2021-2023 là khoảng thời gian đầy biến động của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, nó tác động không nhỏ tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Mặc dù Daeseung Global đã ghi nhận được nhiều thành tựu trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU nhưng chỉ dừng lại ở những con số mờ nhạt, khi tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU liên tục giảm qua các năm Hơn nữa, Daeseung Global đã xuất hiện ở hơn 10 quốc gia nhưng chúng ta có thể thấy chỉ có Pháp và Ý là những thị trường chính của công ty Thậm chí tại 2 quốc gia này, công ty cũng chỉ nhận các đơn đặt hàng từ những đối tác, bạn hàng quen thuộc lâu năm Việc phụ thuộc này vô hình chung sẽ đem lại nhiều bất lợi và rủi ro cho Daeseung Global trong đàm phán, thương lượng các điều khoản trong hợp đồng Bên cạnh đó, trong trường hợp bị hủy hợp đồng sẽ tác động đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty
3.4.3 Nâng cao chất lượng, số lượng, thiết kế sản phẩm xuất khẩu
❖ Về nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm
Với xu hướng tiêu dùng ngày một cao của khách hàng tại EU hiện nay, Daeseung Global rất quan tâm và chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường
Chính vì vậy trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu đơn hàng ngày một tăng và cạnh tranh chất lượng với các sản phẩm may mặc của các thương hiệu lớn tại EU, công ty Daeseung Global đã đầu tư hơn 500 máy may các loại, 100 loại máy may chuyên dùng gồm máy đóng cúc và máy ép nhiệt, 4 máy bắn bông và 10 máy cắt vải, để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
Bên cạnh đó, công ty đã tuyển thêm 240 công nhân tương đương với 8 chuyền may với yêu cầu tối thiểu là tốt nghiệp THPT Công ty cũng tạo điều kiện công ăn việc làm cho những lao động địa phương, nếu chưa có kinh nghiệm sẽ được công ty đào tạo trong vòng 2 tuần sau đó đưa vào sản xuất Cùng với đó, công ty cũng tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện tay nghề, cập nhập kiến thức về thời trang cũng như xu hướng may mặc hiện nay để nâng cao kiến thức, tay nghề cho người lao động Thêm vào đó, công ty cũng đang áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 và được tổ chức QMS Australia cấp chứng nhận trong sản xuất hàng may mặc xuất khẩu Nhờ sự kết hợp của máy móc hiện đại, chất lượng người lao động được cải thiện đã cho ra đời những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cao Từ đó giúp Daeseung Global có được sự tin tưởng của những tối tác từ EU, đặc biệt là các thị trường khó tính như Ý và Pháp
❖ Về nâng cao thiết kế sản phẩm
Không chỉ có nâng cao về chất lượng và số lượng sản phẩm mà công ty còn đặc biệt chú trọng đến hoạt động thiết kế Vì sản phẩm tốt thôi là chưa đủ để doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường EU Khi xuất khẩu sang các quốc gia có hàng ngàn thương hiệu thời gian xuất hiện mỗi ngày thì việc đẩy mạnh thiết kế là việc tất yếu tại Daeseung Global để có thể thúc đẩy xuất khẩu
Đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng may mặc của Công ty TNHH
Giai đoạn 2021-2023 nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã trải qua nhiều biến động, từ đại dịch Covid-19 bùng nổ tới giai đoạn phục hồi sau đại dịch, và mới đây là tình hình lạm phát tăng vọt đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Daeseung Global Tuy nhiên, trong bối cảnh này công ty vẫn đứng vựng và đạt được thành tựu nhất định, cụ thể:
❖ Về mở rộng quy mô sản xuất
Daeseung Global đã phát triển không ngừng trong những có khăn chung của nền kinh tế thế giới, được biểu hiện thông qua việc mở rộng diện tích nhà xưởng, đầu tư
Global khi mở rộng thêm 8 chuyền may tương đương khoảng 240 người Đồng thời công ty đã trang bị 500 loại máy may và hơn 100 máy chuyên dùng cho các hoạt động đóng cúc, ép nhiệt, 4 máy bắn bông, 10 máy cắt vải Nhằm mục đích biến quy trình sản xuất thủ công trở nên tự động hóa, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô
Với việc mở rộng quy mô sản xuất đó, công ty đã tạo ra ngày một nhiều công ăn việc làm cho người dân khu vực tỉnh Yên Bái, đóng góp vào phát triển kinh tế vùng
❖ Về nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu
Công ty Daeseung Global đã bước đầu hình thành được nhân sự chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và phát triển hoạt động Marketing để tăng độ nhận diện của sản phẩm trên thị trường quốc tế nói chung và các quốc gia của EU nói riêng Nhờ vậy, hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Daeseung Global sang thị trường EU ngày càng đa dạng với nhiều thị trường và nhiều mặt hàng Theo đó hiện nay các sản phẩm của doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu đến hơn 10 quốc gia thành viên EU Trong đó đặc biệt có các thị trường lớn và khó tính như Ý, Pháp,…
❖ Về nâng cao chất lượng, số lượng, thiết kế sản phẩm
Công ty TNHH Daeseung Global đã chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU Nhờ vậy, các sản phẩm của công ty đã thâm nhập vào hơn 10 quốc gia
EU và đặc biệt là cạnh tranh được với các thương hiệu lớn tại Ý và Pháp Tuy mới chỉ là 2 quốc gia nhưng đó lại được coi là kinh đô thời trang thế giới, đã trở thành động lực để Daeseung Global đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa trong tương lai
Về thiết kế sản phẩm, công ty hiện đã thành công trong việc thiết kế và xuất khẩu mặt hàng đồ thể thao Golf đa dạng mẫu mã với kiểu dáng bắt trend vào khu vực này Với việc tuyển dụng thêm nhiều nhân sự trình độ cao về thiết kế, công ty đã liên tục cho ra những mẫu sản phẩm mới được người tiêu dùng EU đón nhận Chính vì vậy, đồ thể thao luôn là sản phẩm chủ chốt của công ty, là nguồn thu chính từ thị trường EU trong những năm gần đây
❖ Về nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên chủ động nguồn nguyên liệu
Daeseung Global đã bước đầu thay thế nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước Nhìn vào cơ cấu nhập khẩu của doanh nghiệp có thể thấy được mặc dù tỷ lệ nguồn cung nguyên phụ liệu tại thị trường Việt Nam chưa lớn, xong lại đang có dấu hiệu cải thiện đáng kể khi tăng từ 4,886,885,245 VNĐ năm 2021 lên 5,411,521,739 VNĐ năm 2022 vào năm 2022 và đạt 7,951,533,7423 VNĐ năm 2023 Không chỉ có sự gia tăng từ phía Việt Nam mà nguồn cung nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc cũng có dấu hiệu mở rộng Cụ thể tăng từ 10,751,147,540 VNĐ năm 2021 lên tới 11,009,815,950 VNĐ 2023 Tất cả những dấu hiệu này cho thấy một mặt những tác động khách quan của dịch bệnh gây khó khăn trong nhập khẩu nguyên liệu, nhưng mặt khác cũng thể hiện những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc từng bước tự chủ nguồn cung
❖ Về mở rộng quy mô sản xuất
Mặc dù đã mở rộng xưởng sản xuất, gia tăng số lượng chuyền may nhưng trong quá trình đó, công ty đã gặp những hạn chế nhất định Một trong số đó là nguồn tài chính có hạn, khả năng huy động vốn khó khăn khiến công ty khá chật vật trong việc mở rộng quy mô sản xuất Trong tương lai nếu chưa thể khắc phục sẽ là một hạn chế ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của công ty
❖ Về nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu
Tuy đã có sự đầu tư vào nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu tại EU, nhưng cho đến hiện nay, số liệu thống kê mới chỉ cho thấy rằng Daeseung Global mới thực sự thâm nhập được vào 3 thị trường là Pháp, Ý và Hà Lan Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Pháp và Ý chiếm phần lớn
Bên cạnh đó, các thông tin về thị trường EU mà công ty thu thập được chủ yếu vẫn là thông tin thứ cấp nên những đánh giá về thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường này chưa có độ chính xác cao Công ty chưa có ban chuyên về nghiên cứu thị trường mà công việc này chỉ do một số nhân viên Phòng Xuất Nhập khẩu đảm nhiệm
❖ Về nâng cao số lượng, chất lượng và thiết kế sản phẩm
Daeseung Global đã tích cực trong việc nghiên cứu về thúc đẩy xuất khẩu về số lượng, chất lượng và thiết kế sản phẩm Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện các hoạt động marketing tìm kiếm thị trường mới nhưng kết quả hầu như mới chỉ thể hiện ở các thị trường Châu Á Còn với khu vực EU thì chưa được như mong đợi Điều này thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu sang Eu là 6,6 tỷ năm 2021 nhưng chỉ còn 2,4 tỷ năm 2023, đây là một trong những điểm hạn chế của công ty khi thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường
Thêm vào đó, việc đầu tư thiết kế sản phẩm của công ty khi đẩy mạnh xuất khẩu sang EU mới chỉ thể hiện ở dòng sản phẩm thể thao Các mặt hàng khác chưa được chú trọng đầu tư thiết kế nhiều, là một nguyên nhân dẫn tới kim ngạch các mặt hàng quần áo thông thường của công ty ở EU chưa được cao
Ngoài ra, các sản phẩm của công ty chưa hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn
“xanh” của EU- đòi hỏi các sản phẩm phải thân thiện và bảo vệ môi trường Đây cũng là một trong những lý do khiến một số sản phẩm của Daeseung Global khó có thể thâm nhập vào EU
❖ Về tự chủ nguồn cung nguyên liệu
Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH DAESEUNG GLOBAL
Ăn và mặc luôn là những nhu cầu tất yếu của con người Chính vì vậy xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hàng may mặc dù có biến động nhưng sẽ có xu hướng tăng trong tương lai, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có công ty TNHH Daeseung Global sang thị trường EU Đừng trước tiềm năng đó, công ty cũng đã đưa ra mục tiêu và chiến lược kinh doanh phát triển của công ty trong giai đoạn 2023-2027 như sau:
(1) Tiếp tục đẩy mạnh và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc là lĩnh vực kinh doanh và thế mạnh của công ty trong nhiều năm, từ đó góp phần phát triển ngành dệt may Việt Nam bền vững, hiệu quả, xứng đáng là ngành mũi nhọn của quốc gia Đặc biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ hơn để nhanh chóng nhanh chóng bắt kịp xu hướng thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường EU
(2) Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm và thiết kế mặt hàng may mặc đáp ứng tiêu chuẩn xanh của EU Công ty phải đổi mới mặt hàng, đa dạng hóa mẫu mã để làm phong phú cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường này nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân EU Song song với đó là đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực có chuyên môn cao, tay nghề cứng để làm ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của EU
(3) Gia tăng quy mô sản xuất, mở rộng nhà máy và tuyển dụng thêm nhiều nhân lực luôn là mục tiêu dài hạn của công ty Đây là một hoạt động thể hiện trách nhiệm của công ty với xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống nhân dân của xã Thịnh Hưng tỉnh Yên Bái
(4) Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới để tránh phụ thuộc vào những thị trường truyền thống và tệp khách hàng cũ Từ đó khẳng định vị thế của công ty trên thị trường quốc tế
(5) Tiếp tục thực hiện các công tác và chính sách tuyển dụng để duy trì và phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng gay gắt của thị trường; cùng đội ngũ công nhân sản xuất lành nghề, đảm bảo tính liên tục của sản xuất và chất lượng sản phẩm
(6) Tăng dần tỷ lệ đơn hàng FOB có tỷ suất lợi nhuận cao và giảm dần các đơn hàng gia công là mục tiêu của công ty trong thời gian tới trong hoạt động sản xuất mặt hàng may mặc xuất khẩu sang EU cũng như các thị trường khác
(7) Giảm tỷ lệ phụ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài, đặc biệt là thị trường
Trung Quốc Từ đó đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ về sợi và vải, giúp công ty tận dụng triệt để lợi ích từ hiệp định thương mại tự do EVFTA.
Các đề xuất thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU trong thời gian tới của Công ty TNHH DAESEUNG GLOBAL
4.2.1 Giải pháp cải thiện hiệu quả kinh doanh và mở rộng năng lực sản xuất của công ty TNHH Daeseung Global
Thứ nhất, tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn Công ty TNHH Daeseung Global cần triển khai nhiều chương trình xúc tiến sản phẩm, đẩy mạnh công tác marketing quảng cáo sản phẩm trên các kênh social như Facebook, Google, Thành lập website của công ty cũng như các Fanpage Facebook để thực hiện các chiến dịch truyền thông để tăng độ nhận diện của công ty cũng như tăng sự uy tín của các sản phẩm với khách hàng Đồng thời thực hiện bán hàng qua các sàn thương mại điện tử Ngoài ra, công ty cũng nên tăng cường tìm kiếm cơ hội thông qua các hiệp hội, ngành hàng Trong dài hạn, công ty có thể mở các chi nhánh tại một số thị trường mà công ty đang hướng tới, điều này sẽ giúp tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn và giúp Daeseung Global am hiểu sâu hơn về thị trường
Thứ hai, đổi mới chủng loại mặt hàng và giảm giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó mở rộng năng lực sản xuất Hiện nay các sản phẩm xuất khẩu sang EU chủ yếu là đồ thể thao, công ty cần đẩy mạnh các hoạt động thiết kế, đa dạng hóa mẫu mã mặt hàng, tránh phụ thuộc vào một loại sản phẩm sẽ có nhiều rủi ro hơn Ngoài ra do những thiệt hại về kinh tế và lạm phát, chi tiêu của người dân tại EU cũng sẽ eo hẹp hơn, do vậy công ty TNHH Daeseung Global cần chủ động cắt giảm chi phí trong sản xuất nhằm cung cấp các sản phẩm cạnh tranh hơn về giá
Thứ ba, nâng cao năng suất lao động tại nhà máy sản xuất của công ty, hiện tại
Yên Bái Song song với việc đầu tư trang thiết bị máy móc cần phải tiến hành nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động để tối ưu hóa năng suất lao động Trong tương lai, Daeseung Global cần tuyển dụng thêm nhân sự có trình độ chuyên môn cao, đồng thời xây dựng và đào tạo thường xuyên tay nghề cho người lao động; nghiên cứu các công nghệ mới áp dụng vào quy trình sản xuất để giúp giảm chi phí và tăng năng xuất
Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư và nhanh chóng thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Với những giải pháp này, sẽ góp phần giúp doanh nghiệp Daeseung Global cải thiện hiệu quả kinh doanh, tận dụng tối đa được những gì mình đang có Từ đó đẩy mạnh xuất khẩu, tăng doanh thu và lợi nhuận Khi đó, doanh nghiệp sẽ có đủ nguồn lực tài chính để tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, khắc phục được tình trạng thiếu vốn ở hiện tại
4.2.2 Giải pháp gia tăng tỷ trọng cho các đơn hàng FOB
Các đơn hàng FOB/ OEM sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận cao hơn các các đơn hàng gia công bình thường Hơn nữa với các đơn hàng này, doanh nghiệp có thể chủ động trong hoạt động sản xuất của mình mà không phụ thuộc nhiều vào đối tác Vậy nên gia tăng đơn hàng FOB/OEM là xu thế tất yếu mà công ty TNHH Daeseung Global cần triển khai mạnh mẽ trong tương lai Đề làm được điều này, doanh nghiệp phải tích cực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm đơn hàng FOB mới Ngoài ra, công ty cũng cần chủ động nâng cao hiệu quả trong việc tự chủ trong quá trình sản xuất hàng hóa, chỉ khi Daeseung Global chứng minh được năng lực sản xuất của mình thì mới có được sự tin tưởng của khách hàng, và từ đó chuyển đổi được các đơn hàng FOB thay vì gia công sản phẩm
Tuy nhiên các đơn hàng FOB đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn vì bản chất công ty phải bỏ tiền ra để nhập khẩu nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân, và chỉ thu hồi vốn khi giao hàng thành công Đây là thách thức lớn của Daeseung Global trong nhiều năm do nguồn lực tài chính còn hạn chế Giải pháp cho vấn đề này có thể tính đến nguồn vốn vay tại các ngân hàng thương mại, ngoài ra trong quá trình đàm phán hợp đồng, công ty có thể đưa ra những giảm giá, chiết khấu đơn hàng nhằm khuyến khích đối tác trả trước một phần hoặc toàn bộ tiền hàng, qua đó công ty có được nguồn vốn để triển khai hoạt động sản xuất đơn hàng FOB của mình
4.2.3 Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Mặc dù đã nỗ lực tìm kiếm thị trường mới nhưng cho tới hiện tại, chỉ có Ý, Pháp là thị trường xuất khẩu chính của công ty sang EU Để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu tới 27 quốc gia tại Châu Âu, công ty có thể thực hiện 4 giải pháp sau:
Thứ nhất, tuyển dụng thêm nhân sự chuyên nghiên cứu thị trường và thành lập phòng nghiên cứu thị trường riêng biệt Từ đó chuyên môn hóa trong công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường tại các quốc gia tại EU Xác định rõ nhiệm vụ của từng người, tránh tình trạng chồng chéo công việc dẫn đến hiệu quả không cao trong khi chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường là không nhỏ Từ việc nắm rõ về đặc điểm thị trường, xu hướng tiêu dùng, phòng nghiên cứu thị trường kết hợp với phòng xuất nhập khẩu để đưa ra chiến lược sản xuất và phương án thâm nhập thị trường phù hợp
Thứ hai, Daeseung Global cũng cần quan tâm đến việc nghiên cứu sâu thị trường
EU qua số lượng, chất lượng, giá cả các mẫu sản phẩm mà công ty kinh doanh Xem mặt hàng nào được ưa chuộng nhất, và mặt nào đang gặp khó khăn Cùng với đó là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại, xem thế mạnh và hạn chế của họ là gì, để từ đó từng bước vạch ra những giải pháp phù hợp nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình
Thứ ba, tổ chức các chuyến công tác thực tế nghiên cứu thị trường, việc điều tra thu thập thông tin, khảo sát thị trường trực tiếp đòi hỏi tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí Trong tương lai, cùng với sự lớn mạnh của doanh nghiệp, Daeseung Global có thể tổ chức nghiên cứu thị trường trực tiếp, thu thập phản hồi từ người tiêu dùng với sản phẩm may mặc của mình, khai thác thông tin về giá cả và đối thủ cạnh tranh Từ đó giúp cho công ty có những hướng đi chính xác hơn
Ngoài ra, khi chưa đủ tiềm lực, công ty có thể thu thập các thông tin thứ cấp từ các nguồn tin uy tín như Thương vụ Việt Nam tại EU, các công ty tư vấn luật, các hãng vận tải quốc tế, môi giới vận tải, môi giới hải quan, các ấn phẩm quốc tế và qua Internet…; hoặc có thể thuê, mua nguồn thông tin từ các tổ chức có uy tín chuyên nghiên cứu thị trường tại Việt Nam và nước sở tại để có được nguồn thông tin nhanh chóng và chính xác làm cơ sở hoạch định các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm may mặc của Daeseung Global sang thị trường EU
4.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xanh thị trường
Thứ nhất, nâng cao quản lý chất lượng Doanh nghiệp cần thiết lập và tuân thủ các quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào tới sản xuất và kiểm tra cuối cùng trước khi xuất khẩu
Thứ hai, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường Việc chọn lựa nguyên liệu có nguồn gốc bền vững, không gây ô nhiễm môi trường và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của EU Đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất để giảm thiểu lượng chất thải, tái chế và sử dụng lại các sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình sản xuất
Thứ ba, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời hoặc gió để giảm khí thải carbon
Thứ tư, tuân thủ các quy định về hóa chất trong sản xuất sản phẩm may mặc Sử dụng các hóa chất an toàn, không độc hại và tuân thủ các quy định về giới hạn sử dụng các chất cấm của EU như OEKO-TEX Standard 100, REACH, (GPSD) 2001/95/ EC,… Cuối cùng, Daeseung Global cần tìm hiểu kỹ, theo dõi và thích ứng với các chính sách trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh EU liên quan tới sản phẩm của mình Việc này sẽ giúp công ty duy trì và phát triển xuất khẩu bền vững ở thị trường EU cũng như kịp thời thay đổi khi có những quy định mới
4.2.5 Giải pháp nâng cao sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường
Một số kiến nghị đối với Cơ quan Nhà nước
Thứ nhất, đứng trước những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU như hiện nay, các doanh nghiệp dệt may hiện nay chỉ có 2 lựa chọn Một là phải thay đổi và xanh hóa sản phẩm Hai là nhìn đơn hàng, khách hàng ngày một giảm bớt Đã có không ít các doanh nghiệp đầu tư vào thiết bị máy móc, hướng đến sản xuất hiện đại, xanh và sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra thách thức lớn đối với những doanh nghiệp may mặc vừa và nhỏ như Daesung Global vì nguồn tài chính hạn hẹp Do vậy, để cải thiện tình trạng sản xuất sản phẩm may mặc, nâng tầm thương hiệu Việt thì rất cần sự hỗ trợ từ chính phủ, tổ chức tài chính bằng cách nới lỏng các quy định về vay vốn như tỷ lệ thế chấp, ký quỹ… cũng như đơn giản hoá yêu cầu thế chấp tài sản của các ngân hàng, tổ chức tín dụng và lược bớt các thủ tục vay vốn rườm rà Ngoài ra, các tổ chức tài chính cũng cần căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp với mức tín dụng cho phép để vay, không nên quá câu nệ vào lượng vốn pháp định của doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết được những khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị
Thứ hai, hỗ trợ công cụ, thiết bị dạy học và thực hành cho các cơ sở đào tạo để cải thiện chất lượng giáo dục Ngoài ra, có thể mời giảng viên là chuyên gia từ các nước có ngành thời trang phát triển mạnh về chia sẻ, trao đổi nhằm giúp sinh viên có thể, mở rộng sự hiểu biết, tiếp cận với xu hướng thời trang thế giới Bên cạnh đó, nhà nước cần có những quỹ học bổng, các xuất trao đổi sinh viên với các trường quốc tế, để khuyến khích nhân tài phát triển cho ngành dệt may Việt Nam Đặc biệt, chính phủ cũng cần đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để xây dựng nền kinh tế xanh
Thứ ba, chính phủ cần có chính sách rõ ràng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt nhuộm góp phần giải quyết bài toán về nguồn gốc xuất xứ để sản phẩm may mặc Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường EU Hiện nay, một số doanh nghiệp dệt nhuộm gặp vấn đề khó khăn trong triển khai do thiếu vốn, mặt khác nhiều địa phương cũng tỏ ra ngần ngại vì sợ ảnh hưởng tới môi trường Để có thể phá vỡ tình trạng đó, cần sự đồng lòng của các cơ quan của Chính Phủ như Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Công Thương để phương án phù hợp, có lộ trình từng bước giúp phát triển các dự án về dệt nhuộm vải, qua đó giải quyết nút thắt về nguồn cung nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp Việt
Thứ tư, nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi sử dụng nguyên phụ liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu Hiện tại các doanh nghiệp khi mua nguyên phụ liệu nội địa phải nộp ngay thuế giá trị gia tăng 10%, trong khi theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 1-9-2016, thì nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu được miễn thuế thay vì nộp trước và hoàn thuế sau như trước đây
Thứ năm, các cơ quan xúc tiến thương mại (XTTM) của Chính phủ cần tiến hành thực hiện hoạt động khảo sát những thị trường tiềm năng xuất khẩu và chủ động cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Trong ngắn hạn, nhà nước có thể thực hiện các chương trình việc làm giữa Việt Nam và các quốc gia để mở rộng xuất khẩu, trong đó tập trung vào các nước EU để tận dụng lợi thế từ hiệp định EVFTA
4.3.2 Đối với các Hiệp hội, ngành Dệt may
Thứ nhất, tổ chức tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong việc lập kế hoạch sản xuất, điều chỉnh các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu và xúc tiến thương mại phù hợp với bối cảnh thị trường phức tạp hiện nay Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp dệt may tới các cơ quan quản lý cấp cao để kịp thời đưa ra những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Thứ hai, cung cấp các thông tin, quy định của EU liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may cho các hội viên, doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, hỗ trợ về E-marketing để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư, xây dựng và nâng cấp hệ thống thông tin thương mại điện tử, từ đó giúp doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh và sản phẩm của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất
Thứ ba, khuyến khích tăng cường liên doanh, liên kết các doanh nghiệp trong ngành dệt may Từ việc đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho đến công nghệ, máy móc tăng vốn, hỗ trợ nhau trong cung ứng nguyên phụ liệu dệt may, từ đó nâng cao khả năng tự chủ nguyên vật liệu
Thêm vào đó, thường xuyên tổ chức các sự kiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nhằm tăng cường sự hợp tác, phối hợp và giúp đỡ trong kinh doanh để thúc đẩy xuất khẩu.