MỤC LỤC
Các công trình nghiên cứu về cơ bản mới chỉ dừng lại ở những kết quả mang tính tổng quát về thúc đẩy xuất khẩu mà chưa đi sâu vào từng ngành hàng, mặt hàng cụ thể, đặc biệt là mặt hàng may mặc, điều này đã vô tình tạo nên những khoảng trống, những câu hỏi về làm sao để thúc đẩy một mặt hàng cụ thể nào đó vẫn chưa được giải đáp. Chính vì vậy với đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty TNHH Daeseung Global”, bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng thúc đẩy sản phẩm may mặc của công ty TNHH Daeseung Global một cỏch rừ ràng nhất, từ đú đưa ra những giải phỏp phự hợp với bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và hiệp định thương mại tự do EVFTA được đưa vào thực thi.
(4) Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp có tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty sang thị trường EU trong thời gian tới.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Dựa trên những số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết năm của công ty TNHH Daeseung Global, khóa luận sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy được sự chênh lệch qua các năm, trước và trong giai đoạn từ 2021-2023. - Phương pháp phân tích: Sau khi thu thập được các thông tin từ các nguồn dữ liệu, khóa luận sử dụng phương pháp phân tích để thấy được những thành tựu, hạn chế trong xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH Daeseung Global sang thị trường EU.
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, tiến hành phõn tớch tổng hợp để đưa ra cỏc kết luận khỏch quan nhằm làm rừ thành cụng, tồn tại và nguyên nhân của Công ty TNHH Daeseung Global trong quá trình xuất khẩu mặt hàng may mặc. Dựa trên các cơ sở đó, đưa ra định hướng, đề xuất giải pháp có tính ứng dụng cao cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty trong thời gian tới.
- Các chuyền sản xuất: chịu trách nhiệm về việc cắt nguyên liệu (vải) theo các mẫu và kích thước đã quy định; tiến hành may các bộ phận đã cắt thành sản phẩm; thực hiện các công đoạn hoàn thiện sản phẩm như làm sạch, là, và hoàn thiện chi tiết như nút, khoá, hoặc in ấn; đóng gói sản phẩm cuối cùng theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng; tiến hành kiểm tra sản phẩm theo tiêu chuẩn của đơn đặt hàng, đảm bảo không có lỗi trước khi xuất xưởng. Để đáp ứng nhu cầu đơn hàng ngày một tăng và cạnh tranh với các sản phẩm may mặc khác trên thị trường, năm 2023 Daeseung Global đã đầu tư hơn 500 máy may các loại, hơn 100 loại máy may chuyên dùng (máy đóng cúc, máy ép nhiệt), 4 máy bắn bông và 10 máy cắt vải, để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đồng thời nhiều quốc gia thực hiện chính sách đóng cửa biên giới, trong đó có nhiều nước là thị trường xuất khẩu chính của công ty như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,.khiến nhiều đơn hàng bị hủy bỏ, lượng hàng tồn kho tăng, công ty không bán được hàng dẫn tới giảm lợi nhuận.
Ngoài ra nhờ hiện đại hóa quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ máy móc vào các khâu sản xuất như sử dụng máy trần tự động, máy phát hiện kim, máy chuyên dùng cho thùa khuy, dập cúc và đơm cúc đã giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí quản lý, tối đa hóa được hiệu suất sản xuất sản phẩm. Các đơn hàng OEM/FOB có sự khác biệt với đơn hàng CMPT ở chỗ doanh nghiệp sẽ chủ động tham gia sản xuất và tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, từ việc NK nguyên liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng và chỉ chịu trách nhiệm đến khâu vận chuyển ra cảng biển và chuyển lên tàu. Với kết quả xuất khẩu sản phẩm may mặc của Daeseung Global trong 3 năm gần đây, cộng với nhu cầu từ thị trường Trung Quốc rất lớn và chính sách cho phép sinh 3 con… Xuất khẩu mặt hàng này của công ty sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới dự kiến sẽ rất thuận lợi, nâng cao giá trị xuất khẩu hơn nữa trong tương lai.
Bên cạnh các thị trường chính như Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ thì hiện nay công ty TNHH Daeseung Global còn mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới như Nhật Bản, EU,.Mặc dù tỷ trọng và giá trị còn nhỏ nhưng đó cũng là những dấu hiệu tích cực cho thấy công ty đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường, cố gắng ngày càng chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Một trong những lý do dẫn đến sự sụt giảm tỷ trọng ở Mỹ là tác động từ chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Cuộc chiến đã gây ra khủng hoảng năng lượng toàn cầu và nhất là với Mỹ và EU, làm giá xăng dầu và khí đốt tăng mạnh. Giá xăng dầu tăng đẩy giá cả Mỹ tăng làm cho nhu cầu mua sắm quần áo thời trang sụt giảm.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, năm 2021 doanh nghiệp Mỹ lo đứt gãy chuỗi cung ứng nên năm 2022 đã nhập khẩu lượng khối lượng rất lớn hàng dệt may. Sau đó, nền kinh tế suy thoái, người dân thắt chặt chi tiêu nên lượng hàng tồn kho rất lớn cũng là nguyên nhân khiến nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam nói chung và Daeseung Global nói riêng đều sụt giảm. Khái quát về thị trường EU và các quy định liên quan đến may mặc khi vào.
Dưới đây là Top 10 mặt hàng may mặc được EU nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2022.
Công ty TNHH Daeseung Global cần triển khai nhiều chương trình xúc tiến sản phẩm, đẩy mạnh công tác marketing quảng cáo sản phẩm trên các kênh social như Facebook, Google,.Thành lập website của công ty cũng như các Fanpage Facebook để thực hiện các chiến dịch truyền thông để tăng độ nhận diện của công ty cũng như tăng sự uy tín của các sản phẩm với khách hàng. Giải pháp cho vấn đề này có thể tính đến nguồn vốn vay tại các ngân hàng thương mại, ngoài ra trong quá trình đàm phán hợp đồng, công ty có thể đưa ra những giảm giá, chiết khấu đơn hàng nhằm khuyến khích đối tác trả trước một phần hoặc toàn bộ tiền hàng, qua đó công ty có được nguồn vốn để triển khai hoạt động sản xuất đơn hàng FOB của mình. Chỉ có vậy, khi xuất khẩu doanh nghiệp sẽ có thể tận dụng được hết các lợi thế từ hiệp định thương mại từ do Việt Nam – EU như các ưu đãi về thuế quan, hơn nữa việc tìm nguồn nguyên liệu trong nước giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, giảm bớt chi phí cũng như những rủi ro về thời gian vận chuyển.
Do vậy, để cải thiện tình trạng sản xuất sản phẩm may mặc, nâng tầm thương hiệu Việt thì rất cần sự hỗ trợ từ chính phủ, tổ chức tài chính bằng cách nới lỏng các quy định về vay vốn như tỷ lệ thế chấp, ký quỹ… cũng như đơn giản hoá yêu cầu thế chấp tài sản của các ngân hàng, tổ chức tín dụng và lược bớt các thủ tục vay vốn rườm rà. Để có thể phá vỡ tình trạng đó, cần sự đồng lòng của các cơ quan của Chính Phủ như Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Công Thương để phương án phù hợp, có lộ trình từng bước giúp phát triển các dự án về dệt nhuộm vải, qua đó giải quyết nút thắt về nguồn cung nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp Việt. Hiện tại các doanh nghiệp khi mua nguyên phụ liệu nội địa phải nộp ngay thuế giá trị gia tăng 10%, trong khi theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 1-9-2016, thì nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu được miễn thuế thay vì nộp trước và hoàn thuế sau như trước đây.
Với việc thực hiện đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty TNHH Daeseung Global” em hy vọng khóa luận sẽ được góp phần giúp công ty TNHH Daeseung Global nâng cao năng lực cạnh, cải thiện chất lượng sản phẩm để ngày càng cải thiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc vào EU trước sức ép gay gắt của nền kinh tế thị trường như hiện nay.