Tác giả xin được cảm ơn tập thể Lãnh đạo, giảng viên, sinh viên của các trường: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHÙNG ĐÌNH VỊNH
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 2VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHÙNG ĐÌNH VỊNH
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 GS,TS Vũ Dũng
2 TS Nguyễn Xuân Long
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Phùng Đình Vịnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tác giả xin bảy tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc nhất tới tập thể Lãnh đạo và các Thầy giáo, Cô giáo của Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án này
Đặc biệt với tấm lòng thành kính, tác giả xin được trân trọng cảm ơn GS,TS
Vũ Dũng, TS Nguyễn Xuân Long, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
Tác giả xin được cảm ơn tập thể Lãnh đạo, giảng viên, sinh viên của các trường: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính sách và Phát triển đã tạo điều kiện về thời gian và hợp tác rất hiệu quả trong quá trình tôi thu thập thông tin tại các trường và đóng góp nhiều ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu, thử nghiệm và hoàn thành luận án
Cuối cùng tác giả muốn nói lời cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn
bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, khích lệ, động viên tác giả trong suốt quá trình tác giả công tác, học tập và nghiên cứu khoa học
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý ĐNGV Đội ngũ giảng viên ĐTB Điểm trung bình
GV Giảng viên NXB Nhà xuất bản
TB Trung bình
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH KINH TẾ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 7
1.1 Những nghiên cứu về đội ngũ giảng viên 7
1.2 Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học 14
Tiểu kết chương 1 21
CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH KINH TẾ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 22
2.1 Giảng viên và đội ngũ giảng viên ngành kinh tế trong trường đại học 22
2.2 Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế trong trường đại học 30
2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế trong trường đại học 46
Tiểu kết chương 2 53
Chương 3.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI 54
3.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu 54
3.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội 61
3.3 Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế 77
3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội 95
3.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế 100
Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH KINH TẾCÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI 104
4.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế 104
4.2 Các giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên của các trường đại học ngành kinh tế ở Hà Nội 106
4.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 133
4.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 134
4.5 Kết quả thử nghiệm 138
Tiểu kết chương 4 146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢĐÃ CÔNG BỐ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm khách thể điều tra bằng bảng hỏi 54
Bảng 3.2: Thang đo và cách cho điểm 58
Bảng 3.3 Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên 63
Bảng 3.4 Bảng thống kê đội ngũ giảng viên theo trình độ công nghệ thông tin
và trình độ ngoại ngữ 64
Bảng 3.5: Đánh giá thực trạng phẩm chất của đội ngũ giảng viên ngành kinh tế 65
Bảng 3.6: Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ngành kinh tế 68
Bảng 3.7: Đánh giá năng lực dạy học của đội ngũ giảng viên ngành kinh tế 70
Bảng 3.8: Đánh giá thực trạng năng lực phát triển và thực hiệnchương trình đào tạo của giảng viên ngành kinh tế 73
Bảng 3.9: Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của giảng viên ngành kinh tế 75
Bảng 3.10 Đánh giá mức độ thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viênngành kinh tế 79
Bảng 3.11 Đánh giá mức độ thực hiện công tác tuyển chọn đội ngũ giảng viên 80
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động sử dụng giảng viên ngành kinh tế 83
Bảng 3.13: Đánh giá mức độ thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên 85
Bảng 3.14: Đánh giá mức độ thực hiện chế độ, chính sách tạođộng lực phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế 87
Bảng 3.15: Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiệnquy hoạch phát triển ĐNGV các trường đại học ngành kinh tế 90
Bảng 3.16: Mức độ đánh giá ĐNGV các trường đại học ngành kinh tế 93
Bảng 3.17: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 95
Bảng 3.18: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 97
Bảng 4.1:Đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp đề xuất phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội 135
Bảng 4.2: Khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ
giảng viên 137
Bảng 4.3 Kết quả khảo sát đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của giảng viên trước khi bồi dưỡng 142
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát năng lực thực dạy học của giảng viên sau khi được tham gia khóa bồi dưỡng giảng viên 144
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Năng lực dạy học của đội ngũ giảng viên ngành kinh tế 71
Biểu đồ 3.2.Thực trạng phát triển ĐNGV ngành kinh tế 77
Biểu đồ 3.3: Lập bản quy hoạch phát triển ĐNGV (%) 78
Biểu đồ 3.4 Sử dụng ĐNGV ngành kinh tế 83
Biểu đồ 3.5 Thực hiện chế độ, chính sách tạo động lực phát triển ĐNGV ngành kinh tế 88
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo ở bậc đại học và khả năng thích ứng với những đổi thay nhanh chóng của kinh tế thị trường, đảm bảo cho giáo dục và đào tạo phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, các trường đại học ngành kinh tế cần phải quan tâm đến việc phát triển ĐNGV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, làm cho sản phẩm đào tạo của nhà trường phải luôn được xã hội chấp nhận, đây là vấn đề có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các trường đại học trong dó có ĐNGV ngành kinh tế trong bối cảnh hiện nay
Hiện nay, với vai trò là những tiên phong vì chất lượng giáo dục, ở các trường đại học lớn tại các quốc gia phát triển, giảng viên đại học được định nghĩa trong ba chức năng chính: Nhà giáo, Nhà khoa học, và Nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng
Từ đó yêu cầu đặt ra cho các trường đại học cần chú trọng nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong đó có công việc phát triển ĐNGV
Về thực trạng đội ngũ giảng viên ở nước ta hiện nay: Văn kiện đại hội 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định:
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lýgiáo dục là khâu then chốt” [16] Cũng trong Văn kiện này Đảng đã chỉ ra thực trạng về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục là những nguyên nhân khiến cho giáo dục – đào tạo yếu kém đó là: “Quản
lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới
và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp” [16
Điều lệ trường đại học, Điều 9 khẳng định một trong những nhiệm vụ của trường đại học đó là: “Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới” [43 Điều đó đặt ra cho các trường đại học nói chung, các trường đại học ngành kinh tế nói riêng cần phải thực hiện nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả của hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu về đào tạo theo chuẩn
Trang 10Nghị quyết số 14/2015 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 nhấn mạnh mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên: “Xây dựng đội ngũ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến” [6] Mục tiêu này định hướng cho các trường đại học trong đó có trường đại học ngành kinh tế cần chú trọng xây dựng và phát triển ĐNGV nhằm đáp ứng yêu cầu cả về chất và lượng
Đối với các trường đại học ngành kinh tế, một trong những yêu cầu để nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường chính là chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế cả về chất và lượng, ĐNGV ngành kinh tế là nhân tố quan trọng nhất giúp cho các trường đại học ngành kinh tế nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, giúp cho các trường đại học ngành kinh tế nâng chuẩn để có thể hướng tới việc đạt đẳng cấp quốc tế Để thực hiện được mục tiêu này, những năm gần đây các trường đại học ngành kinh tế đã có nhiều chính sách khác nhau từ thu nhập đến điều kiện làm việc nhằm thu hút đội ngũ những giảng viên ngành kinh
tế tốt nghiệp các trường đại học uy tín ở nước ngoài
Thực tế cho thấy những năm gần đây ngành kinh tế ở các trường đại học không còn hấp dẫn sinh viên như trước đây, nhiều sinh viên giỏi không còn lựa chọn nhiều vào ngành kinh tế kể cả ở các trường đại học lớn một trong những lý do khiến họ không còn hào hừng là do sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu công việc nhất là trong thời đại cách mạng 4.0, nhiều sinh viên thừa nhận kiến thức học ở trường đại học quá sách vở, hàn lâm khó ứng dụng vào thực tiễn, sinh viên kinh tế nhưng kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng khởi nghiệp có hạn trong đó có nguyên nhân từ chất lượng giảng dạy của ĐNGV
ngành kinh tế và giáo trình, tập bài giảng lạc hậu chưa theo kịp những tiến bộ về khoa học công nghệ trong lĩnh vực kinh tế trong thời đại kinh tế tri thức
Xuất phát từ thực tiễn đó đã có nhiều công trình, nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển đội ngũ giàng viên nhưng vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học ngành kinh tế thì chưa được đề cập, nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống
Trước những vấn đề đặt ra từ lý luận và thực tiễn đó, đã cho thấy việc lựa
chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở Hà
Trang 11bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đối với các trường đại học ngành kinh tế trong bối cảnh hiện nay
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại ở Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp và tiến hành thử nghiệm nhằm góp phần phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế trong trường đại học
2) Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học 3) Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội
4) Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học
ở Hà Nội Tổ chức thử nghiệm một giải pháp được đề xuất
3 Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội
3.1.2 Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội
3.1.3.Khách thể khảo sát
- Khách thể khảo sát thực tiễn gồm 667 người gồm: Cán bộ quản lý trường
đại học, giảng viên, sinh viên và một số chuyên gia
- Khách thể khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi: 190 người
- Khách thể thử nghiệm : 60 người
- Tổng số khách thể khảo sát: 917 người
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1.Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Chủ thể phát triển ĐNGV ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội: Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Hiệu trưởng đối với trường đại học, Giám đốc đối với Học viên
Chủ thể phối hợp là Phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng các Khoa chuyên ngành
Trang 12Nghiên cứu phát triển đội ngũ giảng viên theo quản lý nguồn nhân lực gồm: Quy hoạch, tuyển dụng; tổ chức đào tạo bồi dưỡng; thực hiện chế độ chính sách; tạo môi trường làm việc cho ngũ giảng viên ngành kinh tế ở các trường đại học ở Hà Nội
3.2.2 Phạm vi về khách thể khảo sát thực tiễn
Chuyên gia; Giảng viên; cán bộ quản lý và sinh viên 5 trường đại học ở Hà Nội có đào tạo ngành kinh tế
3.3.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại các trường đại học công lập ngành kinh tế ở Hà
Nội gồm:
1) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2) Trường Đại học Thương mại
3) Trường Đại học Ngoại Thương
4) Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
5) Học viện Chính sách và Phát triển
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
a.Tiếp cận theo quản lý nguồn nhân lực
Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở các trường đại học ở Hà Nội được tiếp cận theo quản lý nguồn nhân lực Điều đó có nghĩa là phát triển đội ngũ giảng viên gồm: Quy hoạch, tuyển dụng; tổ chức đào tạo bồi dưỡng; thực hiện chế
độ chính sách; tạo môi trường làm việc và kiểm tra, đánh giá công tác phát triển ĐNGV ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội
b.Tiếp cận năng lực
Phương pháp tiếp cận này đề cập nghiên cứu và vận dụng quan điểm, nội dung yêu cầu về năng lực của đội ngũ giảng viên đại học ngành kinh tế để nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên (qui hoạch, tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo - bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên) như mục tiêu nghiên cứu đã đề ra nhằm đạt chuẩn
về năng lực, đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước đặt ra
c Tiếp cận hệ thống:
Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở các trường đại học ở Hà Nội là
sự kết hợp tổng hòa các yếu tố chủ quan và khách quan, giữa các yếu tố vĩ mô và vi