1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đánh giá công tác đào tạo vận động viên karatedo hà nội giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Đánh Giá Công Tác Đào Tạo Vận Động Viên Karate-Do Hà Nội Giai Đoạn Chuyên Môn Hóa Ban Đầu
Tác giả Vũ Thị Hồng Thu
Người hướng dẫn TS. Trương Anh Tuấn, PGS.TS. Trần Đức Dũng
Trường học Viện Khoa Học Thể Dục Thể Thao
Chuyên ngành Huấn luyện thể thao
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 415,76 KB

Nội dung

3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu và bước đầu đánh giá sự đồng thuận đối với các nhóm giải pháp

Trang 1

LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

–––––––––––––––––––––

VŨ THỊ HỒNG THU

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN KARATE-DO HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HÓA BAN ĐẦU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

–––––––––––––––––––––

VŨ THỊ HỒNG THU

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN KARATE-DO HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HÓA BAN ĐẦU

Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao

Mã số: 62 14 01 04

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 TS TRƯƠNG ANH TUẤN

2 PGS.TS TRẦN ĐỨC DŨNG

HÀ NỘI, 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Vũ Thị Hồng Thu

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục ký hiệu viết tắt

Danh mục các biểu bảng, hình, sơ đồ trong luận án

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 4

1.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước về thể thao thành tích cao 4 1.1.1 Những định hướng chung về công tác Thể dục thể thao 4 1.1.2 Định hướng của Đảng và Nhà nước về thể thao thành tích cao 5

1.2.1 Một vài khái niệm có liên quan 8 1.2.2 Công tác đào tạo vận động viên 10

1.3.1 Quy trình đào tạo và sự phân chia quá trình huấn luyện nhiều năm

thành các giai đoạn huấn luyện với các mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau

29

1.3.2 Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 33

1.4 Đặc điểm huấn luyện vận động viên Karatedo 35 1.4.1 Khái quát về Karatedo 35 1.4.2 Sự phân chia giai đoạn huấn luyện trong môn Karatedo 42 1.4.3 Công tác đào tạo vận động viên Karatedo Hà Nội 44

1.5.1 Công trình về đào tạo vận động viên 46 1.5.2 Các công trình về Karate-do 46

Trang 5

Chương 2 Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 50

2.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 50 2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 51 2.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học 51 2.2.4 Phương pháp chuyên gia 52 2.2.5 Phương pháp toán học thống kê 52

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận 56

3.1 Đánh giá thực trạng đào tạo vận động viên Karatedo Hà Nội

giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

56

3.1.1 Xác định các cơ sở đào tạo vận động viên Karatedo Hà Nội giai

chuyên môn hóa ban đầu

56

3.1.2 Phân nhóm khảo sát thực trạng môn Karatedo Hà Nội 57 3.1.3 Đánh giá các cơ sở đào tạo vận động viên Karatedo trên địa bàn Hà

Nội

60

3.1.4 Thực trạng quy trình đào tạo VĐV Karatedo giai đoạn huấn luyện

chuyên môn hóa ban đầu của Hà Nội

63

3.1.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu 88

3.2 Đánh giá những yếu tố đảm bảo cho công tác đào tạo VĐV

Karatedo Hà Nội trong giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

90

3.2.1 Đội ngũ huấn luyện viên 90 3.2.2 Chính sách đãi ngộ và sinh hoạt, học tập 95 3.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tập luyện môn karatedo Hà Nội 98 3.2.4 Tổ chức quản lý, giáo dục đạo đức 99 3.2.5 Bàn luận về một số yếu tố đảm bảo cho công tác đào tạo vận động 104

Trang 6

viên Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác

đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban

đầu và bước đầu đánh giá sự đồng thuận đối với các nhóm giải

pháp đã đề xuất

108

3.3.3 Bàn luận về đề xuất các giải pháp 125

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

BHL Ban huấn luyện

CSVC Cơ sở vật chất

HLV Huấn luyện viên

HCV Huy chương vàng

HCB Huy chương bạc

HCĐ Huy chương đồng

KHCN Khoa học công nghệ

LVĐ Lượng vận động

TDTT Thể dục thể thao

TTHLTT Trung tâm Huấn luyện thể thao TTTTC Thể thao thành tích cao

UBND Ủy ban nhân dân

VĐV Vận động viên

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỀU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Thể

Bảng

1.1 Phân chia giai đoạn theo quy trình đào tạo vận động

viên

30

3.1 Kết quả phỏng vấn phân nhóm đối tượng khảo sát thực

trạng môn Karatedo Hà Nội

59

3.2 Các cơ sở đào tạo VĐV Karatedo hiện có tại Hà Nội 61 3.3 Mức độ quan trọng của công tác tuyển chọn VĐV

Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

64

3.4 Nội dung đánh giá thực trạng tuyển chọn VĐV

Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

65

3.5 Phỏng vấn hình thức tuyển chọn VĐV Karatedo Hà

Nội

66

3.6 Thực trạng sử dụng các phương pháp tuyển chọn VĐV

Karatedo Hà Nội

68

3.7 Thực trạng các phương pháp tuyển chọn VĐV

Karatedo giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Hà Nội

68

3.8 Thực trạng sử dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển chọn

VĐV Karatedo Hà Nội

69

3.9 Tiêu chí đánh giá thực trạng quy trình đào tạo VĐV

Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

71

3.10 Thực trạng kế hoạch huấn luyện VĐV Karatedo Hà

Nội

72

3.11 Thực trạng thời gian đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội

giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu

77

3.12 Thực trạng kiểm tra đánh giá trình độ và thải loại VĐV

Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

78

3.13 Thực trạng phân chia chuyên sâu và tiêu chí phân chia

chuyên sâu của VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên

Sau trg.80

Trang 9

môn hóa ban đầu 3.14 Thực trạng lực lượng VĐV Karatedo ở Trung tâm đào

tạo VĐV cấp cao Hà Nội

82

3.15 Thực trạng đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn

chuyên môn hoá ban đầu

84

3.16 So sánh HLV Karatedo so với một số môn thể thao

khác ở Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội

91

3.17 So sánh HLV karatedo Hà Nội với HLV Karatedo một

số đơn vị khác

93

3.18 Tổng hợp số lượng huy chương tại các giải quốc tế từ

năm 2005 - 2012

Sau trg.94 3.19 Tổng hợp số lượng huy chương tại các giải từ năm

2005 - 2012

Sau trg.94 3.20 Thực trạng phụ cấp cho VĐV Karatedo Hà Nội giai

đoạn chuyên môn hóa ban đầu

96

3.21 Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho VĐV Karatedo

Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

98

3.22 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện môn

Karatedo Hà Nội

99

3.23 Kết quả phỏng vấn công tác tổ chức quản lý VĐV

Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

100

3.24 Thực trạng giáo dục đạo đức cho VĐV Karatedo Hà

Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

101

Bảng

3.25 Phản ánh của VĐV Karatedo thuộc Trung tâm đào tạo

VĐV cấp cao Hà Nội (giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu)

về nhận thức và thực hành nội dung giáo dục đạo đức

102

3.26 Mức độ đồng thuận đối với 03 nhóm giải pháp đã đề

xuất

112

3.27 Phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu tuyển chọn VĐV Karatedo Sau

Trang 10

Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tr.115

Biểu

đồ

3.1 So sánh VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn

hóa ban đầu với các giai đoạn đào tạo khác

83

3.2 So sánh tỷ lệ đẳng cấp đai của VĐV Karatedo Hà Nội 83 3.3 Thực trạng kết quả đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai

đoạn chuyên môn hoá ban đầu

85

3.4 Thâm niên tập luyện của VĐV Karatedo Hà Nội giai

đoạn chuyên môn hóa ban đầu

86

3.5 Thâm niên công tác của HLV môn Karatedo so với 3

môn thể thao khác thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hà Nội

92

3.6 Trình độ và đẳng cấp HLV môn Karatedo với một số

môn thể thao khác thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hà Nội

92

3.7 So sánh HLV Karatedo Hà Nội với một số đơn vị khác 94 3.8 Biểu đồ thành tích huy chương, thứ hạng của Karatedo

Hà Nội tại các giải trong nước từ năm 2005 -2012

Sau trg.94

Sơ đồ

1.1 Cấu trúc hệ thống quản lý đào tạo VĐV 25 1.2 Hệ thống tổ chức Nhà nước trong quản lý đào tạo VĐV 26 1.3 Hệ thống tổ chức xã hội trong quản lý đào tạo VĐV 27 1.4 Hệ thống tổ chức của trung tâm TDTT quận, huyện 27 3.1 Tổ chức quản lý của các cơ sở đào tạo môn Karatedo

Hà Nội

63

3.2 Hình thức tuyển chọn VĐV Karatedo Hà Nội 67

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao đã xác định: “Phát triển thể thao thành tích cao là một trong ba nhiệm vụ xuyên suốt của ngành, từ đó xác định các biện pháp, hoàn chỉnh từng bước hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia, mà điểm khởi đầu là công tác đào tạo tài năng trẻ quốc gia” [59]

Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải nghiên cứu lựa chọn những giải pháp có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo tài năng thể thao, theo đó trước hết cần tập trung vào một số môn thể thao mũi nhọn

Trong những năm gần đây, thể thao Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc qua các giải thi đấu thể thao ở khu vực và Châu lục Để đạt được mục đích thể thao VĐV cần được quản lý hợp lý, đào tạo một cách hệ thống

và lâu dài qua các giai đoạn huấn luyện khác nhau Công tác TDTT nói chung

và đào tạo VĐV trẻ nói riêng chỉ thực sự có hiệu quả khi có một hệ thống quản lý phù hợp, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương Hệ thống quản lý chặt chẽ sẽ thúc đẩy sự nghiệp TDTT của một địa phương phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội đào tạo nhiều VĐV trẻ có thành tích cao cả ở những môn thể thao truyền thống và thể thao hiện đại, từ đó nâng cao thành tích thể thao của Việt Nam trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới Công việc này trước tiên phải nói đến yếu tố con người trong bộ máy tổ chức thực hiện các hoạt động TDTT, các cán bộ TDTT có năng lực, nhiệt tình trong công tác ở địa phương,

cơ sở góp phần rất lớn trong việc tổ chức, hướng dẫn nhân dân tập luyện, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành TDTT đến từng cơ sở, từng người dân, thúc đẩy phong trào TDTT phát triển rộng khắp, góp phần đẩy mạnh xã hội hoá TDTT ở nước ta

Karatedo là một môn thể thao mũi nhọn của Việt Nam Tuy hình thành muộn hơn so với các môn thể thao khác, song Karatedo đã nhanh chóng phát

Trang 12

triển rộng rãi khắp cả nước Đặc biệt Karatedo ngày càng chứng tỏ được tiềm năng của môn thể thao thế mạnh Các vận động viên Karatedo đã giành được nhiều thành tích trong các cuộc thi đấu lớn như: đoạt 2 huy chương vàng (HCV) tại Asiad 14; 12 HCV tại SEAGames 22; 6 HCV SEAGames 23; 4 HCV SEAGames 24; 6 HCV SEAGames 25 , từng bước khẳng định vị thế của một môn thể thao mũi nhọn Tuy nhiên, để môn Karatedo tiếp tục vươn xa hơn nữa cần có chủ trương, định hướng khoa học, cần có một qui trình đào tạo VĐV hoàn chỉnh và toàn diện Toàn diện tức là phải có lực lượng VĐV, có sự chuẩn bị cho VĐV đầy đủ các phẩm chất chuyên môn và những điều kiện đảm bảo cho công tác đào tạo VĐV

Karatedo Hà Nội luôn là đơn vị đóng góp nhiều VĐV cho đội tuyển Karatedo quốc gia, mang lại nhiều huy chương cho đoàn thể thao Việt Nam tại Đại hội thể thao khu vực và cũng là đơn vị luôn dẫn đầu tại các giải thi đấu Karatedo toàn quốc Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua thành tích của các VĐV Karatedo Hà Nội bắt đầu giảm sút, đánh mất dần vị thế “nhất toàn đoàn” tại các giải trẻ toàn quốc, vô địch quốc gia và mới nhất, VĐV Karatedo Hà Nội đã không giành được huy chương vàng nào tại SEAGames 26 Đây đang

là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý và các huấn luyện viên Karatedo Hà Nội Từ trước tới nay, Karatedo Hà Nội tuy có hệ thống đào tạo VĐV nhưng công tác đào tạo VĐV Karatedo trẻ của Hà Nội chưa được coi trọng nhiều Hầu hết chỉ chú trọng về trình độ chuyên môn của VĐV mà chưa có ai quan tâm tới đội ngũ huấn luyện viên, những khó khăn và thuận lợi của VĐV trong quá trình tập luyện, chế độ chính sách cho VĐV hay một số điều kiện đảm bảo cho việc tập luyện và thi đấu của các VĐV

Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo VĐV Karatedo trẻ của

Hà Nội đối với thành tích của Karatedo Hà Nội và của Việt Nam trong thời gian sắp tới, đồng thời với yêu cầu cấp bách cần thiết phải nâng cao công tác đào tạo VĐV và trình độ của VĐV Karatedo, nhất là với các VĐV đang trong

Trang 13

giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu, giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển

thành tích và trình độ thể thao, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu

đánh giá công tác đào tạo vận động viên Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu”

Mục đích nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu đánh giá công tác đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội nhằm tìm ra những ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục, góp phần đưa công tác đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội vào nền nếp, mang tính hệ thống

và khoa học cao, xứng đáng đúng vị thế của nó trong toàn quốc

Mục tiêu nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các mục tiêu sau:

Mục tiêu 1 Đánh giá thực trạng đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai

đoạn chuyên môn hóa ban đầu

Mục tiêu 2 Đánh giá những yếu tố đảm bảo cho công tác đào tạo VĐV

Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

Mục tiêu 3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công

tác đào tạo VĐV Karatedo Hà Nội giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu và bước đầu đánh giá sự đồng thuận đối với các nhóm giải pháp đã đề xuất

Giả thuyết khoa học của đề tài

Nếu đánh giá được thực trạng công tác đào tạo VĐV Karatedo giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu của Hà Nội về những ưu điểm và hạn chế, bước đầu

có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo vận động viên Karatedo, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của môn thể thao này trong tương lai

Trang 14

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước về thể thao thành tích cao

1.1.1 Những định hướng chung về công tác Thể dục thể thao

Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới Đảng và Nhà nước phải chăm lo phát triển TDTT nhằm góp phần tăng cường sức khoẻ của nhân dân, xây dựng những phẩm chất tốt đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa như: lòng dũng cảm, nghị lực, sự khéo léo, trí thông minh và óc thẩm mỹ, tinh thần tập thể và lòng trung thực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [13]

Để đảm bảo cho sự nghiệp TDTT của nước ta phát triển vững chắc, đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, cần mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT quần chúng trước hết là trong học sinh, thanh niên và các lực lượng vũ trang

Về công tác thể thao thành tích cao, văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng luôn luôn đề cập và định hướng cho sự phát triển của nó Văn kiện Đại hội Đảng VI khẳng định: Củng cố và mở rộng hệ thống trường, lớp năng khiếu thể thao, phát triển lực lượng VĐV trẻ, lựa chọn và tập trung sức nâng cao thành tích một số môn thể thao Coi trọng việc giáo dục đạo đức, phong cách thể thao xã hội chủ nghĩa Cố gắng bảo đảm các điều kiện về cán bộ, về khoa học,

kỹ thuật, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức, quản lý cho công tác TDTT [13]

Đại hội Đảng VII đã định hướng đào tạo VĐV thể thao thành tích cao: “Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, nâng cao thành tích một số môn thể thao Cải tiến tổ chức, quản lý các hoạt động TDTT theo hướng kết hợp chặt chẽ các tổ chức Nhà nước và các tổ chức xã hội Tạo các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất và khoa học kỹ

Ngày đăng: 07/05/2024, 21:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w