Kỹ Thuật - Công Nghệ - Khoa học xã hội - Trừu Tượng - Abstract 1 Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng Số 254- Tháng 7. 2023 Kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam: Thực trạng và các vấn đề đặt ra Nguyễn Thị Hoài Lê Viện nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nhân văn Ngày nhận: 14042023 Ngày nhận bản sửa: 22062023 Ngày duyệt đăng: 26062023 Tóm tắt: Kiến thức tài chính là một thành phần quan trọng của hiểu biết tài chính đối với mỗi người, có hiểu biết tài chính giúp con người có cuộc sống tốt hơn do có các quyết định tài chính đúng đắn. Để đo lường kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam, nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát online ngẫu nhiên để thu về 4.140 mẫu tại các trường đại học trên toàn quốc năm 2021, với 11 câu hỏi chia làm 3 cấp độ kiến thức là căn bản, trung bình và nâng cao. Kết quả thống kê mô tả cho thấy, sinh viên Việt Nam có kiến thức về tài chính là yếu, kể cả sinh viên đang theo học các ngành về tài chính- ngân hàng hay kinh tế. Kết quả cũng cho thấy kiến thức tài chính không đồng đều của sinh viên ở các năm học khác nhau, vùng miền khác nhau, ngành học khác nhau. Trong điều kiện Việt Nam đang thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thì điều này đặt ra vấn đề cấp bách về việc cần tổ chức một cách có hệ thống, có lộ trình một Chiến lược giáo dục Financial knowledge of Vietnamese students: Current situation and Issue Abstract: Financial knowledge is an important component of financial literacy for every person. Financial literacy helps people have a better life by making relevant financial decisions. To measure the financial knowledge of Vietnamese students, this study conducted a random online survey of 4,140 samples at universities across the country in 2021, with 11 questions divided into 3 levels of knowledge (basic, medium and advanced). The descriptive statistics show that Vietnamese students have very weak financial knowledge, in which, even students are studying finance-banking or economics. The results also show that financial knowledge is not uniform in different school years, regions and majors. In the context that Vietnam is implementing a comprehensive financial strategy, there is an urgent need to systematically develop a National Financial Education Strategy, to provide early education by many different channels and methods for students as well as for the youth in Vietnam. Keywords: measurement, financial literacy, financial knowledge, students. Doi: 10.59276TCKHDT.2023.07.2528 Nguyen, Thi Hoai Le Email: hoaile74gmail.com Institute of Human Studies. Vietnam Academy of Social Sciences Kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam: Thực trạng và các vấn đề đặt ra Tạp chí Khoa học Đà o tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 20232 tài chính quốc gia, thực hiện giáo dục từ sớm, bằng nhiều kênh và nhiều phương pháp khác nhau cho sinh viên cũng như cho giới trẻ Việt Nam. Từ khóa: đo lường, hiểu biết tài chính, kiến thức tài chính, sinh viên. 1. Giới thiệu Cụm từ hiểu biết tài chính hay am hiểu tài chính xuất phát từ thuật ngữ gốc tiếng Anh là Financial Literacy. Literacy là thuật ngữ thường dùng trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục ngôn ngữ. Hiểu biết tài chính được dùng trong phạm vi của nghiên cứu này nhấn mạnh “knowledge acquiring” thay vì chỉ là “understanding”. Đến nay, một định nghĩa chung về hiểu biết tài chính vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn, mà thường được điều chỉnh hay thay đổi tùy thuộc vào từng nghiên cứu của các tác giả khác nhau hay mỗi chương trình triển khai của mỗi tổ chức. Lusardi Mitchell (2014) coi am hiểu tài chính là việc một cá nhân có được những kiến thức và hiểu biết tài chính (HBTC), áp dụng những hiểu biết này để ra các quyết định tài chính. Cũng nhóm tác giả này trong một nghiên cứu khác năm 2011 đã khẳng định, HBTC là rất quan trọng, nhất là đối với an ninh hưu trí. Hogarth (2002) cho rằng HBTC là các cách thức quản lý nguồn tài chính trên phương diện dự phòng cá nhân, đầu tư, tiết kiệm và lập ngân sách cá nhân. Schagen Leans (1996) định nghĩa HBTC là khả năng phán quyết một cách có hiểu biết và ra các quyết định hiệu quả liên quan đến việc sử dụng và quản lý đồng tiền. Theo OECD- tổ chức đã có các đợt khảo sát đánh giá về HBTC định kỳ ở rất nhiều nước trên thế giới, đưa ra định nghĩa sau: Hiểu biết tài chính là sự kết hợp của nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi thiết yếu để đưa ra quyết định tài chính hiệu quả, cuối cùng đạt được mức độ cao về hiểu biết tài chính cá nhân (OECD, 2012). Vai trò quan trọng của HBTC của mỗi cá nhân thể hiện ở cả góc độ từng cá nhân và cả góc độ toàn nền kinh tế. Ở góc độ cá nhân, có HBTC giúp bản thân cá nhân và gia đình của cá nhân đó có các quyết định chi tiêu tốt hơn không chỉ cho hiện tại, gồm cả tiêu dùng và đầu tư, mà còn cho cả giai đoạn hưu trí trong tương lai. Hiểu biết tài chính cá nhân giúp người tiêu dùng lập kế hoạch ngân sách và quản lý thu nhập, tiết kiệm và đầu tư hiệu quả hơn, cũng giúp họ tránh được các hành vi lừa đảo (OECD, 2005). Perry Morris (2005) cho rằng HBTC ảnh hưởng đến việc lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu, ông nhận định những người có trình độ HBTC thấp hơn thường có nhiều khoản thế chấp đắt đỏ và không được tái cấp vốn. Lusardi Tufano (2009) chỉ ra rằng HBTC thấp có nhiều khả năng sẽ làm người dân phải đi vay với chi phí cao. Những người có kiến thức tài chính (KTTC) thấp cũng ít có khả năng tham gia vào thị trường chứng khoán (Van Rooij, Lusardi, Alessie, 2011) và ít có kế hoạch tài chính cho việc nghỉ hưu hơn (Lusardi Mitchell, 2008). Ở góc độ nền kinh tế, việc các cá nhân có quyết định chi tiêu đúng đã ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính quốc gia theo nhiều khía cạnh khác nhau như giảm tính dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng tài chính từ cấp độ cá nhân, gia đình đến cấp độ cả thị trường tài chính; tạo ra cơ chế bảo vệ quyền lợi của các cá nhân hiệu quả, từ đó ngăn cản, thậm chí ngăn cấm hành vi kinh doanh không trung thực của các định chế tài chính. Không những thế, sự thiếu HBTC và thiếu niềm tin của người dân đối NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng3 với các thị trường tài chính, không hiểu các quan hệ hợp đồng, các nền tảng cơ bản của tài chính còn kìm hãm sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh do không biết cách khởi nghiệp, xây dựng và quản lý một dự án kinh doanh (Đinh Thị Thanh Vân Nguyễn Thị Huệ, 2016; Nguyễn Đình Trung, 2013; Phạm Tiến Mạnh, 2018). Thiếu HBTC cá nhân mà trước tiên là yếu kém về KTTC, nhất là đối với những người trẻ tuổi, khi nhu cầu kiếm tiền và khát vọng làm giàu cao, nhiều người đã rơi vào tình trạng kiệt quệ về tài chính do có các quyết định đầu tư sai lầm hoặc bị lừa đảo. Việc sau một thời gian dài bị mất hoặc giảm sút thu nhập do đại dịch Covid-19 đã làm hàng triệu cá nhân và gia đình ở Việt Nam mất khả năng chi trả cho các sinh hoạt tối thiểu đã bộc lộ rõ hơn hậu quả của việc không có tiền tiết kiệm, không thu xếp và lựa chọn được các công cụ để đầu tư, phòng ngừa rủi ro, không có các kế hoạch tài chính dài hạn... cũng làm dấy lên lo ngại về làm sao có thể giúp người dân, nhất là người lao động, ngay từ khi còn trẻ có hiểu biết tài chính, có đầy đủ các KTTC để họ có thể đạt được an toàn tài chính cá nhân. Nghiên cứu này tiến hành điều tra KTTC của sinh viên bằng cách hỏi họ 11 câu hỏi được chia thành ba cấp độ từ kiến thức cơ bản đến kiến thức nâng cao. Sinh viên tham gia khảo sát đến từ các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc cũng là nhằm mục tiêu muốn tìm hiểu xem các yếu tố cá nhân khác nhau của sinh viên, gồm cả yếu tố vùng miền thì kiến thức tài chính của họ có khác nhau hay không. Từ đó, khuyến nghị các giải pháp để có thể giáo dục tài chính phù hợp để nâng cao KTTC nói riêng và HBTC nói chung cho sinh viên Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Cho đến nay, mô hình đo lường hiểu biết tài chính chưa có sự thống nhất, tuy nhiên các nghiên cứu khá đồng nhất ở việc hiểu biết tài chính cá nhân bao gồm 3 trụ cột chính là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính. Phần lớn các nghiên cứu đi trước sử dụng bảng hỏi của OECD (2016, 2018), bộ câu hỏi tiêu chuẩn của Jumpart (1997), Lusardi Mitchell (2011), Potrich Vieira (2016), nhưng tựu chung đều thống nhất đo lường HBTC là tổng điểm của ba thành tố trên. Mỗi bộ chỉ tiêu có thể có các câu hỏi cụ thể tùy theo đối tượng, bối cảnh và phạm vi nghiên cứu. Để đo lường KTTC, các nghiên cứu đều sử dụng các câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu biết. OECD (2016) trong cuộc khảo sát quốc tế về năng lực tài chính của người lớn đã đo lường KTTC qua các câu hỏi về Lãi đơn và Lãi kép, Lạm phát và giá trị thời gian của tiền, Rủi ro và Tỷ suất sinh lời và Đa dạng hoá rủi ro. OECD (2018) đã yêu cầu điểm kiến thức tài chính tối thiểu là 69. Các nội dung đánh giá bao gồm nhiều hành vi tài chính như lập ngân sách; hỗ trợ khả năng phục hồi tài chính- hành vi mà mọi người có thể cần lặp lại để giúp bản thân có khả năng chống chọi với những cú sốc tài chính. Chúng bao gồm tiết kiệm tích cực, cân nhắc mua hàng và thanh toán hóa đơn đúng hạn, cũng như theo dõi các vấn đề tài chính cá nhân. Thực hiện các bước nhằm tránh vay nợ để trang trải cuộc sống cũng như khả năng phục hồi tài chính. Thái độ tài chính được đo lường qua thái độ đối với tiền bạc và kế hoạch trong tương lai. Potrich Vieira (2016) sử dụng 20 câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức để khảo sát ngẫu nhiên 534 sinh viên đang theo học ở Brazil đánh giá KTTC, thái độ và hành vi tài chính của sinh viên. Đối với kiến thức tài chính, nghiên cứu phân thành hai nhóm Kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam: Thực trạng và các vấn đề đặt ra Tạp chí Khoa học Đà o tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 20234 câu hỏi: nhóm câu hỏi đánh giá kiến thức căn bản gồm 3 câu hỏi (lạm phát, lãi suất, giá trị thời gian của tiền) và 5 câu hỏi nâng cao (cổ phiếu, trái phiếu chính phủ và sự đa dạng hoá rủi ro). Các câu hỏi kiến thức được gán trọng số theo quy tắc, mỗi câu hỏi đúng ở phần kiến thức căn bản được 1 điểm và mỗi câu hỏi đúng ở phần kiến thức nâng cao được 2 điểm. Các câu hỏi kiến thức cũng cho phép sinh viên chọn phương án “Tôi không biết”. Lusardi Mitchel (2011) nghiên cứu HBTC tại Mỹ và đưa ra 3 câu hỏi trở thành tiêu chuẩn cho những nghiên cứu đánh giá về kiến thức tài chính gồm có: 01 câu hỏi về lãi suất; 01 câu hỏi về lạm phát; 01 câu hỏi về đa dạng hoá rủi ro. Các câu hỏi đều cho phép người được hỏi lựa chọn phương án “Tôi không biết” hoặc “Từ chối trả lời”, thang đo này được cho là phù hợp với khảo sát HBTC của sinh viên (SV). The Nielsen Finance IPG (2012), Nguyễn Thị Hải Yến (2016), Trần Thanh Thu và Đào Hồng Nhung (2020), nghiên cứu về KTTC của sinh viên Việt Nam cho thấy HBTC nói chung và KTTC nói riêng của sinh viên Việt Nam còn yếu, trong khi sinh viên là lực lượng lao động chính đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Trong bối cảnh đó, Chiến lược tài chính toàn diện của Việt Nam đã được ban hành nhưng Chương trình giáo dục tài chính quốc gia lại chưa được xây dựng, nên việc nghiên cứu, đánh giá KTTC cho sinh viên Việt Nam để tìm ra những điểm yếu cụ thể trong kiến thức của họ chính là khoảng trống mà nghiên cứu này hướng đến. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này kế thừa và sử dụng bộ câu hỏi của Lusardi Mitchell (2011) gồm ba câu hỏi tiêu chuẩn để đo lường KTTC căn bản về lãi kép, lạm phát, và giá trị thời gian của tiền; 5 câu hỏi về cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, thẻ tín dụng, đa dạng hoá rủi ro để đo lường KTTC mức trung bình; 3 câu hỏi về bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro, kế hoạch hưu trí để đo lường KTTC nâng cao. Một số chi tiết của các câu hỏi cũng được chỉnh sửa cho phù hợp với thị trường tài chính và các sản phẩm tài chính của Việt Nam. Bảng hỏi online được thiết kế trên phần mềm kototoolbox, các số liệu sau khi thu thập từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm STATA. Bộ câu hỏi bao gồm đặc điểm đối tượng khảo sát (các nhà nghiên cứu quan tâm Bộ câu hỏi xin liên hệ qua email tới Tác giả bài viết). 2.2.2. Dữ liệu nghiên cứu Ban đầu nghiên cứu tập trung khảo sát các trường đại học ở Hà Nội, Nghệ An và Thái Nguyên, mỗi nơi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 bảng hỏi (trước đó đã tổ chức toạ đàm khoa học để lấy ý kiến chuyên gia và khảo sát thử nghiệm 10 mẫu). Sau đó, cũng trong năm 2021, khảo sát online đã được mở rộng ra ở hầu khắp các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc (chủ yếu là đại học). Cũng trong giai đoạn này nhiều tỉnh thành phải thực hiện giãn cách do đại dịch Covid-19 nên để có thể thu được số mẫu lớn, khảo sát đã được chuyển sang hình thức lấy online ngẫu nhiên. Kết quả thu về được 4.140 phiếu (người trả lời bảng hỏi là ngẫu nhiên). Mẫu nghiên cứu được phân bổ trên 5 địa bàn chính, trong đó, SV ở các trường đại học Hà Nội là 1.518 SV với tỷ lệ cao nhất 36,7. SV đến từ các trường đại học ở TP Hồ Chí Minh là 824 người, chiếm tỷ lệ gần 20. Khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung lần lượt chiếm tỷ lệ là 6,4 và 9,2. Ngoài ra có 27,9 SV đến từ các tỉnh thành, khu vực khác trong cả nước. So sánh với tỉ lệ số SV toàn quốc theo học tại các vùng miền khác nhau có thể thấy mẫu nghiên cứu có tính đáp ứng NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng5 cao. Đặc điểm mẫu nghiên cứu được mô tả tại Bảng 1. Về giới tính, ngoại trừ 21 quan sát thuộc nhóm “Khác”, phần lớn mẫu nghiên cứu là “Nữ”, với 78,6. Số lượng người trả lời có giới tính nữ gấp khoảng 3,6 lần giới tính nam. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, năm 2019, dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 20-25 tuổi, tỷ lệ phân bổ dân số theo giới tính là vào khoảng 1,03 nam1 nữ. Như vậy, kết cấu mẫu điều tra theo giới tính chưa thực sự bám sát kết cấu dân số theo giới tính nói chung tại Việt Nam. Điều này một phần là do người trả lời tập trung chủ yếu ở khối trường kinh tế, tài chính, khối khoa học xã hội và nhân văn- những trường đại học có tỷ lệ sinh viên nữ cao. Ngoài ra, do những đặc điểm như thận trọng, chi tiết, có kế hoạch, nữ giới thường dành quan tâm cho quản lý tiền bạc và tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, nam giới trong nhiều nghiên cứu, nhất là các nghiên cứu về tài chính hành vi đã chỉ ra nam giới thường quá tự tin về bản thân, do đó, có thể điều này cũng làm cho họ không có nhu cầu học tập để tìm hiểu cao như nữ giới. Tỉ lệ sinh viên năm thứ 5 và 6 ít cũng phù hợp với thực tế là các trường chủ yếu hiện nay SV chỉ học 4 năm đại học. Các sinh viên năm nhất có thể do ít hiểu biết nên họ muốn tham gia trả lời để tăng trải nghiệm nên có tỉ lệ cao trong mẫu. Cùng năm 2021 nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 03 người làm công tác quản lý giáo dục tại các trường đại học, cao đẳng và 6 sinh viên ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An để tìm hiểu về các ý kiến của họ liên quan đến việc giáo dục để tăng cường kiến thức tài chính cho sinh viên. 2.2.3. Xử lý dữ liệu nghiên cứu 11 câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế cho ba mức là căn bản, trung bình và nâng cao, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời (trong đó chọn 1 phương án cho đáp số đúng trong 3 đáp số cho trước và có bao gồm phương án thứ 4 là “Tôi không biết”). Người được hỏi chọn 1 trong 4 phương án; mỗi câu trả lời đúng được tính điểm như sau: từ câu số 1 đến câu số 8 (các câu mức độ kiến thức Bảng 1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ Giới tính Nam 867 20,9 Ngành học Kinh tế 1.347 32,5 Nữ 3.252 78,6 TCNH 648 15,7 Khác 21 0,5 KHXHNV 93 2,2 KTCN 438 10,6 Các ngành khác 1.614 39,0 Khu vực trường đại học Hà Nội 1.518 36,7 Năm học Năm thứ nhất 1.822 44,0 Miền núi phía Bắ c 263 6,4 Năm thứ 2 1.169 28,2 Miền Trung 382 9,2 Năm thứ 3 694 16,9 TP. Hồ Chí Minh 824 19,8 Năm thứ 4 436 10,5 Các tỉnh khác 1.153 27,9 Năm thứ 5 17 0,4 Do số sinh viên chọn giới tính “Khác” chiếm tỉ lệ quá nhỏ nên trong các tính toán tiếp theo sẽ không tính đến; Ghi chú viết tắt: TCNH: Tài chính- Ngân hàng; KHXHNV: khoa học xã hội và nhân văn; KTCN: kỹ thuật và công nghệ. Nguồn: Tổng hợp từ mẫu nghiên cứu Kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam: Thực trạng và các vấn đề đặt ra Tạp chí Khoa học Đà o tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 20236 thông thường), với mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm; các câu số 9, 10, 11, với mỗi câu trả lời đúng được tính 1,5 điểm (những câu hỏi này thuộc phần kiến thức khó hơn do đó được gán trọng số cao hơn). Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định để so sánh điểm KTTC theo các tiêu chí giới tính, khu vực, ngành học, năm học (Bảng 5) để tìm hiểu xem các yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến KTTCh của sinh viên Việt Nam hay không. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đánh giá về kiến thức tài chính cá nhân của sinh viên Việt Nam Kết quả tính điểm kiến thức tài chính cụ thể như sau: mức điểm KTTC căn bản bình quân đạt 3,638,0 điểm KTTC nâng cao bình quân đạt 2,264,5 với độ lệch chuẩn 1,33 cho thấy kiến thức tài chính của SV ở mức thấp (Bảng 2). Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu trước đây như đã đề cập ở trên. Tồn tại mối tương quan thuận chiều giữa điểm KTTC căn bản và điểm KTTC nâng cao (hệ số tương quan Pearson có giá trị là 0,358 với p-value = 0.000). Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên có điểm KTTC căn bản cao sẽ trả lời đúng nhiều câu hỏi KTTC nâng cao hơn. Trái lại, những sinh viên trả lời đúng từ 5 câu hỏi KTTC căn bản trở lên có tỷ lệ trả lời đúng 03 câu hỏi KTTC nâng cao ở mức cao, chiếm 47,5. Điểm kiến thức tài chính căn bản của SV bình quân thấp, chỉ đạt 3,638 với độ lệch chuẩn là 2,01. Có 18,91 SV trả lời đúng 3 câu; 17,68 SV trả lời đúng 4 câu. Tỷ lệ sinh viên trả lời đúng 7 hoặc 8 câu khá thấp, lần lượt ở mức 6,43 và 2,32. Có khoảng 7 sinh viên không trả lời được bất kỳ câu hỏi nào (Biểu đồ 1). Bảng 3 cho thấy trong 9 câu hỏi căn bản về KTTC thì các câu hỏi số 1, số 3, số 4, số 5 và số 6 là những câu hỏi có tỷ lệ trả lời đúng không vượt quá 50. Tỷ lệ trả lời đúng của câu hỏi số 9 về bảo hiểm nhân thọ đạt cao nhất (71,6), kết quả này cho thấy SV có sự quan tâm khá lớn đến bảo hiểm- giải pháp tài chính phòng ngừa rủi ro. Kết quả này cũng có thể do xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng trong vòng vài năm trở lại đây, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng và có những diễn biến khó lường. Câu hỏi số 1 là câu hỏi về lãi kép; câu hỏi số 3 về giá trị thời gian của tiền; câ...
Trang 1Thực trạng và các vấn đề đặt ra
Nguyễn Thị Hoài Lê
Viện nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nhân văn Ngày nhận: 14/04/2023 Ngày nhận bản sửa: 22/06/2023 Ngày duyệt đăng: 26/06/2023
Tóm tắt: Kiến thức tài chính là một thành phần quan trọng của hiểu biết tài chính
đối với mỗi người, có hiểu biết tài chính giúp con người có cuộc sống tốt hơn do
có các quyết định tài chính đúng đắn Để đo lường kiến thức tài chính của sinh
viên Việt Nam, nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát online ngẫu nhiên để thu
về 4.140 mẫu tại các trường đại học trên toàn quốc năm 2021, với 11 câu hỏi
chia làm 3 cấp độ kiến thức là căn bản, trung bình và nâng cao Kết quả thống
kê mô tả cho thấy, sinh viên Việt Nam có kiến thức về tài chính là yếu, kể cả sinh
viên đang theo học các ngành về tài chính- ngân hàng hay kinh tế Kết quả cũng
cho thấy kiến thức tài chính không đồng đều của sinh viên ở các năm học khác
nhau, vùng miền khác nhau, ngành học khác nhau Trong điều kiện Việt Nam
đang thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thì điều này đặt ra vấn đề cấp bách
về việc cần tổ chức một cách có hệ thống, có lộ trình một Chiến lược giáo dục
Financial knowledge of Vietnamese students: Current situation and Issue
Abstract: Financial knowledge is an important component of financial literacy for every person Financial
literacy helps people have a better life by making relevant financial decisions To measure the financial
knowledge of Vietnamese students, this study conducted a random online survey of 4,140 samples
at universities across the country in 2021, with 11 questions divided into 3 levels of knowledge (basic,
medium and advanced) The descriptive statistics show that Vietnamese students have very weak financial
knowledge, in which, even students are studying finance-banking or economics The results also show that
financial knowledge is not uniform in different school years, regions and majors In the context that Vietnam
is implementing a comprehensive financial strategy, there is an urgent need to systematically develop a
National Financial Education Strategy, to provide early education by many different channels and methods
for students as well as for the youth in Vietnam.
Keywords: measurement, financial literacy, financial knowledge, students.
Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.07.2528
Nguyen, Thi Hoai Le
Email: hoaile74@gmail.com
Institute of Human Studies Vietnam Academy of Social Sciences
Trang 2tài chính quốc gia, thực hiện giáo dục từ sớm, bằng nhiều kênh và nhiều phương pháp khác nhau cho sinh viên cũng như cho giới trẻ Việt Nam
Từ khóa: đo lường, hiểu biết tài chính, kiến thức tài chính, sinh viên.
1 Giới thiệu
Cụm từ hiểu biết tài chính hay am hiểu tài
chính xuất phát từ thuật ngữ gốc tiếng Anh
là Financial Literacy Literacy là thuật ngữ
thường dùng trong giáo dục, đặc biệt là giáo
dục ngôn ngữ Hiểu biết tài chính được dùng
trong phạm vi của nghiên cứu này nhấn
mạnh “knowledge acquiring” thay vì chỉ là
“understanding” Đến nay, một định nghĩa
chung về hiểu biết tài chính vẫn chưa có
sự thống nhất hoàn toàn, mà thường được
điều chỉnh hay thay đổi tùy thuộc vào từng
nghiên cứu của các tác giả khác nhau hay
mỗi chương trình triển khai của mỗi tổ chức
Lusardi & Mitchell (2014) coi am hiểu tài
chính là việc một cá nhân có được những
kiến thức và hiểu biết tài chính (HBTC), áp
dụng những hiểu biết này để ra các quyết
định tài chính Cũng nhóm tác giả này trong
một nghiên cứu khác năm 2011 đã khẳng
định, HBTC là rất quan trọng, nhất là đối
với an ninh hưu trí Hogarth (2002) cho rằng
HBTC là các cách thức quản lý nguồn tài
chính trên phương diện dự phòng cá nhân,
đầu tư, tiết kiệm và lập ngân sách cá nhân
Schagen& Leans (1996) định nghĩa HBTC
là khả năng phán quyết một cách có hiểu
biết và ra các quyết định hiệu quả liên quan
đến việc sử dụng và quản lý đồng tiền Theo
OECD- tổ chức đã có các đợt khảo sát đánh
giá về HBTC định kỳ ở rất nhiều nước trên
thế giới, đưa ra định nghĩa sau: Hiểu biết tài
chính là sự kết hợp của nhận thức, kiến thức,
kỹ năng, thái độ và hành vi thiết yếu để đưa
ra quyết định tài chính hiệu quả, cuối cùng
đạt được mức độ cao về hiểu biết tài chính
cá nhân (OECD, 2012)
Vai trò quan trọng của HBTC của mỗi cá nhân thể hiện ở cả góc độ từng cá nhân và cả góc độ toàn nền kinh tế Ở góc độ cá nhân,
có HBTC giúp bản thân cá nhân và gia đình của cá nhân đó có các quyết định chi tiêu tốt hơn không chỉ cho hiện tại, gồm cả tiêu dùng
và đầu tư, mà còn cho cả giai đoạn hưu trí trong tương lai Hiểu biết tài chính cá nhân giúp người tiêu dùng lập kế hoạch ngân sách
và quản lý thu nhập, tiết kiệm và đầu tư hiệu quả hơn, cũng giúp họ tránh được các hành
vi lừa đảo (OECD, 2005) Perry &Morris (2005) cho rằng HBTC ảnh hưởng đến việc lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu, ông nhận định những người có trình độ HBTC thấp hơn thường có nhiều khoản thế chấp đắt đỏ và không được tái cấp vốn Lusardi
& Tufano (2009) chỉ ra rằng HBTC thấp
có nhiều khả năng sẽ làm người dân phải đi vay với chi phí cao Những người có kiến thức tài chính (KTTC) thấp cũng ít có khả năng tham gia vào thị trường chứng khoán (Van Rooij, Lusardi, & Alessie, 2011) và ít
có kế hoạch tài chính cho việc nghỉ hưu hơn (Lusardi & Mitchell, 2008)
Ở góc độ nền kinh tế, việc các cá nhân có quyết định chi tiêu đúng đã ảnh hưởng đến
sự ổn định của thị trường tài chính quốc gia theo nhiều khía cạnh khác nhau như giảm tính dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng tài chính từ cấp độ cá nhân, gia đình đến cấp
độ cả thị trường tài chính; tạo ra cơ chế bảo
vệ quyền lợi của các cá nhân hiệu quả, từ
đó ngăn cản, thậm chí ngăn cấm hành vi kinh doanh không trung thực của các định chế tài chính Không những thế, sự thiếu HBTC và thiếu niềm tin của người dân đối
Trang 3với các thị trường tài chính, không hiểu các
quan hệ hợp đồng, các nền tảng cơ bản của
tài chính còn kìm hãm sự phát triển của
hoạt động sản xuất kinh doanh do không
biết cách khởi nghiệp, xây dựng và quản lý
một dự án kinh doanh (Đinh Thị Thanh Vân
& Nguyễn Thị Huệ, 2016; Nguyễn Đình
Trung, 2013; Phạm Tiến Mạnh, 2018)
Thiếu HBTC cá nhân mà trước tiên là
yếu kém về KTTC, nhất là đối với những
người trẻ tuổi, khi nhu cầu kiếm tiền và
khát vọng làm giàu cao, nhiều người đã
rơi vào tình trạng kiệt quệ về tài chính
do có các quyết định đầu tư sai lầm hoặc
bị lừa đảo Việc sau một thời gian dài bị
mất hoặc giảm sút thu nhập do đại dịch
Covid-19 đã làm hàng triệu cá nhân và
gia đình ở Việt Nam mất khả năng chi trả
cho các sinh hoạt tối thiểu đã bộc lộ rõ
hơn hậu quả của việc không có tiền tiết
kiệm, không thu xếp và lựa chọn được
các công cụ để đầu tư, phòng ngừa rủi
ro, không có các kế hoạch tài chính dài
hạn cũng làm dấy lên lo ngại về làm sao
có thể giúp người dân, nhất là người lao
động, ngay từ khi còn trẻ có hiểu biết tài
chính, có đầy đủ các KTTC để họ có thể
đạt được an toàn tài chính cá nhân
Nghiên cứu này tiến hành điều tra KTTC
của sinh viên bằng cách hỏi họ 11 câu hỏi
được chia thành ba cấp độ từ kiến thức cơ
bản đến kiến thức nâng cao Sinh viên tham
gia khảo sát đến từ các trường đại học, cao
đẳng trên toàn quốc cũng là nhằm mục tiêu
muốn tìm hiểu xem các yếu tố cá nhân khác
nhau của sinh viên, gồm cả yếu tố vùng
miền thì kiến thức tài chính của họ có khác
nhau hay không Từ đó, khuyến nghị các
giải pháp để có thể giáo dục tài chính phù
hợp để nâng cao KTTC nói riêng và HBTC
nói chung cho sinh viên Việt Nam
2 Tổng quan nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu
2.1 Tổng quan nghiên cứu
Cho đến nay, mô hình đo lường hiểu biết tài chính chưa có sự thống nhất, tuy nhiên các nghiên cứu khá đồng nhất ở việc hiểu biết tài chính cá nhân bao gồm 3 trụ cột chính
là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính Phần lớn các nghiên cứu
đi trước sử dụng bảng hỏi của OECD (2016, 2018), bộ câu hỏi tiêu chuẩn của Jump$art (1997), Lusardi & Mitchell (2011), Potrich
& Vieira (2016), nhưng tựu chung đều thống nhất đo lường HBTC là tổng điểm của ba thành tố trên Mỗi bộ chỉ tiêu có thể có các câu hỏi cụ thể tùy theo đối tượng, bối cảnh
và phạm vi nghiên cứu
Để đo lường KTTC, các nghiên cứu đều
sử dụng các câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu biết OECD (2016) trong cuộc khảo sát quốc tế về năng lực tài chính của người lớn đã đo lường KTTC qua các câu hỏi về Lãi đơn và Lãi kép, Lạm phát và giá trị thời gian của tiền, Rủi ro và Tỷ suất sinh lời
và Đa dạng hoá rủi ro OECD (2018) đã yêu cầu điểm kiến thức tài chính tối thiểu là 6/9 Các nội dung đánh giá bao gồm nhiều hành vi tài chính như lập ngân sách; hỗ trợ khả năng phục hồi tài chính- hành vi mà mọi người có thể cần lặp lại để giúp bản thân có khả năng chống chọi với những cú sốc tài chính Chúng bao gồm tiết kiệm tích cực, cân nhắc mua hàng và thanh toán hóa đơn đúng hạn, cũng như theo dõi các vấn
đề tài chính cá nhân Thực hiện các bước nhằm tránh vay nợ để trang trải cuộc sống cũng như khả năng phục hồi tài chính Thái
độ tài chính được đo lường qua thái độ đối với tiền bạc và kế hoạch trong tương lai
Potrich & Vieira (2016) sử dụng 20 câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức để khảo sát ngẫu nhiên 534 sinh viên đang theo học ở Brazil đánh giá KTTC, thái độ và hành vi tài chính của sinh viên Đối với kiến thức tài chính, nghiên cứu phân thành hai nhóm
Trang 4câu hỏi: nhóm câu hỏi đánh giá kiến thức
căn bản gồm 3 câu hỏi (lạm phát, lãi suất,
giá trị thời gian của tiền) và 5 câu hỏi nâng
cao (cổ phiếu, trái phiếu chính phủ và sự đa
dạng hoá rủi ro) Các câu hỏi kiến thức được
gán trọng số theo quy tắc, mỗi câu hỏi đúng
ở phần kiến thức căn bản được 1 điểm và
mỗi câu hỏi đúng ở phần kiến thức nâng cao
được 2 điểm Các câu hỏi kiến thức cũng cho
phép sinh viên chọn phương án “Tôi không
biết” Lusardi & Mitchel (2011) nghiên cứu
HBTC tại Mỹ và đưa ra 3 câu hỏi trở thành
tiêu chuẩn cho những nghiên cứu đánh giá
về kiến thức tài chính gồm có: 01 câu hỏi
về lãi suất; 01 câu hỏi về lạm phát; 01 câu
hỏi về đa dạng hoá rủi ro Các câu hỏi đều
cho phép người được hỏi lựa chọn phương
án “Tôi không biết” hoặc “Từ chối trả lời”,
thang đo này được cho là phù hợp với khảo
sát HBTC của sinh viên (SV)
The Nielsen Finance IPG (2012), Nguyễn
Thị Hải Yến (2016), Trần Thanh Thu và
Đào Hồng Nhung (2020), nghiên cứu về
KTTC của sinh viên Việt Nam cho thấy
HBTC nói chung và KTTC nói riêng của
sinh viên Việt Nam còn yếu, trong khi sinh
viên là lực lượng lao động chính đóng góp
cho sự phát triển kinh tế xã hội trong tương
lai Trong bối cảnh đó, Chiến lược tài chính
toàn diện của Việt Nam đã được ban hành
nhưng Chương trình giáo dục tài chính
quốc gia lại chưa được xây dựng, nên việc
nghiên cứu, đánh giá KTTC cho sinh viên
Việt Nam để tìm ra những điểm yếu cụ thể
trong kiến thức của họ chính là khoảng
trống mà nghiên cứu này hướng đến
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này kế thừa và sử dụng bộ câu
hỏi của Lusardi & Mitchell (2011) gồm ba
câu hỏi tiêu chuẩn để đo lường KTTC căn
bản về lãi kép, lạm phát, và giá trị thời gian
của tiền; 5 câu hỏi về cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, thẻ tín dụng, đa dạng hoá rủi ro để đo lường KTTC mức trung bình; 3 câu hỏi về bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro, kế hoạch hưu trí để đo lường KTTC nâng cao Một số chi tiết của các câu hỏi cũng được chỉnh sửa cho phù hợp với thị trường tài chính và các sản phẩm tài chính của Việt Nam Bảng hỏi online được thiết kế trên phần mềm kototoolbox, các số liệu sau khi thu thập từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm STATA Bộ câu hỏi bao gồm đặc điểm đối tượng khảo sát (các nhà nghiên cứu quan tâm Bộ câu hỏi xin liên hệ qua email tới Tác giả bài viết)
2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu
Ban đầu nghiên cứu tập trung khảo sát các trường đại học ở Hà Nội, Nghệ An và Thái Nguyên, mỗi nơi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 bảng hỏi (trước đó đã tổ chức toạ đàm khoa học để lấy ý kiến chuyên gia
và khảo sát thử nghiệm 10 mẫu) Sau đó, cũng trong năm 2021, khảo sát online đã được mở rộng ra ở hầu khắp các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc (chủ yếu là đại học) Cũng trong giai đoạn này nhiều tỉnh thành phải thực hiện giãn cách do đại dịch Covid-19 nên để có thể thu được số mẫu lớn, khảo sát đã được chuyển sang hình thức lấy online ngẫu nhiên Kết quả thu về được 4.140 phiếu (người trả lời bảng hỏi là ngẫu nhiên) Mẫu nghiên cứu được phân bổ trên 5 địa bàn chính, trong đó, SV
ở các trường đại học Hà Nội là 1.518 SV với tỷ lệ cao nhất 36,7% SV đến từ các trường đại học ở TP Hồ Chí Minh là 824 người, chiếm tỷ lệ gần 20% Khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung lần lượt chiếm
tỷ lệ là 6,4% và 9,2% Ngoài ra có 27,9%
SV đến từ các tỉnh thành, khu vực khác trong cả nước So sánh với tỉ lệ số SV toàn quốc theo học tại các vùng miền khác nhau
có thể thấy mẫu nghiên cứu có tính đáp ứng
Trang 5cao Đặc điểm mẫu nghiên cứu được mô tả
tại Bảng 1
Về giới tính, ngoại trừ 21 quan sát thuộc
nhóm “Khác”, phần lớn mẫu nghiên cứu là
“Nữ”, với 78,6% Số lượng người trả lời có
giới tính nữ gấp khoảng 3,6 lần giới tính
nam Theo công bố của Tổng cục Thống
kê, năm 2019, dân số Việt Nam trong độ
tuổi từ 20-25 tuổi, tỷ lệ phân bổ dân số theo
giới tính là vào khoảng 1,03 nam/1 nữ Như
vậy, kết cấu mẫu điều tra theo giới tính
chưa thực sự bám sát kết cấu dân số theo
giới tính nói chung tại Việt Nam Điều này
một phần là do người trả lời tập trung chủ
yếu ở khối trường kinh tế, tài chính, khối
khoa học xã hội và nhân văn- những trường
đại học có tỷ lệ sinh viên nữ cao Ngoài ra,
do những đặc điểm như thận trọng, chi tiết,
có kế hoạch, nữ giới thường dành quan tâm
cho quản lý tiền bạc và tài chính cá nhân
Bên cạnh đó, nam giới trong nhiều nghiên
cứu, nhất là các nghiên cứu về tài chính
hành vi đã chỉ ra nam giới thường quá tự
tin về bản thân, do đó, có thể điều này cũng
làm cho họ không có nhu cầu học tập để
tìm hiểu cao như nữ giới Tỉ lệ sinh viên năm thứ 5 và 6 ít cũng phù hợp với thực tế
là các trường chủ yếu hiện nay SV chỉ học
4 năm đại học Các sinh viên năm nhất có thể do ít hiểu biết nên họ muốn tham gia trả lời để tăng trải nghiệm nên có tỉ lệ cao trong mẫu
Cùng năm 2021 nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 03 người làm công tác quản
lý giáo dục tại các trường đại học, cao đẳng
và 6 sinh viên ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An để tìm hiểu về các ý kiến của họ liên quan đến việc giáo dục để tăng cường kiến thức tài chính cho sinh viên
2.2.3 Xử lý dữ liệu nghiên cứu
11 câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế cho
ba mức là căn bản, trung bình và nâng cao, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời (trong
đó chọn 1 phương án cho đáp số đúng trong
3 đáp số cho trước và có bao gồm phương
án thứ 4 là “Tôi không biết”) Người được hỏi chọn 1 trong 4 phương án; mỗi câu trả lời đúng được tính điểm như sau: từ câu số
1 đến câu số 8 (các câu mức độ kiến thức
Bảng 1 Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Giới
tính
Ngành học
Các ngành khác 1.614 39,0%
Khu
vực
trường
đại
học**
Năm học
Năm thứ nhất 1.822 44,0%
* Do số sinh viên chọn giới tính “Khác” chiếm tỉ lệ quá nhỏ nên trong các tính toán tiếp theo sẽ không tính đến; Ghi chú viết tắt: TCNH: Tài chính- Ngân hàng; KHXH&NV: khoa học xã hội và nhân văn; KT&CN: kỹ thuật và công nghệ.
Nguồn: Tổng hợp từ mẫu nghiên cứu
Trang 6thông thường), với mỗi câu trả lời đúng
được tính 1 điểm; các câu số 9, 10, 11, với
mỗi câu trả lời đúng được tính 1,5 điểm
(những câu hỏi này thuộc phần kiến thức
khó hơn do đó được gán trọng số cao hơn)
Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định để
so sánh điểm KTTC theo các tiêu chí giới
tính, khu vực, ngành học, năm học (Bảng
5) để tìm hiểu xem các yếu tố cá nhân có
ảnh hưởng đến KTTCh của sinh viên Việt
Nam hay không
3 Kết quả và thảo luận
3.1 Đánh giá về kiến thức tài chính cá
nhân của sinh viên Việt Nam
Kết quả tính điểm kiến thức tài chính cụ
thể như sau: mức điểm KTTC căn bản bình
quân đạt 3,63/8,0 điểm KTTC nâng cao
bình quân đạt 2,26/4,5 với độ lệch chuẩn
1,33 cho thấy kiến thức tài chính của SV
ở mức thấp (Bảng 2) Kết quả này cũng
tương đồng với kết quả của một số nghiên
cứu trước đây như đã đề cập ở trên Tồn
tại mối tương quan thuận chiều giữa điểm
KTTC căn bản và điểm KTTC nâng cao
(hệ số tương quan Pearson có giá trị là
0,358 với p-value = 0.000) Điều này đồng
nghĩa với việc sinh viên có điểm KTTC căn
bản cao sẽ trả lời đúng nhiều câu hỏi KTTC
nâng cao hơn Trái lại, những sinh viên trả
lời đúng từ 5 câu hỏi KTTC căn bản trở lên
có tỷ lệ trả lời đúng 03 câu hỏi KTTC nâng
cao ở mức cao, chiếm 47,5%
Điểm kiến thức tài chính căn bản của SV
bình quân thấp, chỉ đạt 3,63/8 với độ lệch
chuẩn là 2,01 Có 18,91% SV trả lời đúng
3 câu; 17,68% SV trả lời đúng 4 câu Tỷ
lệ sinh viên trả lời đúng 7 hoặc 8 câu khá
thấp, lần lượt ở mức 6,43% và 2,32% Có
khoảng 7% sinh viên không trả lời được
bất kỳ câu hỏi nào (Biểu đồ 1)
Bảng 3 cho thấy trong 9 câu hỏi căn bản về
KTTC thì các câu hỏi số 1, số 3, số 4, số 5
và số 6 là những câu hỏi có tỷ lệ trả lời đúng không vượt quá 50% Tỷ lệ trả lời đúng của câu hỏi số 9 về bảo hiểm nhân thọ đạt cao nhất (71,6%), kết quả này cho thấy SV có sự quan tâm khá lớn đến bảo hiểm- giải pháp tài chính phòng ngừa rủi ro Kết quả này cũng
có thể do xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng trong vòng vài năm trở lại đây, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng và có những diễn biến khó lường Câu hỏi số 1 là câu hỏi về lãi kép; câu hỏi
số 3 về giá trị thời gian của tiền; câu hỏi
số 4, số 5, số 6 là những câu hỏi về các công cụ đầu tư căn bản là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ song tỷ lệ sinh viên
Basic_Know: Điểm kiến thức tài chính căn bản
Nguồn: Tính toán từ mẫu nghiên cứu
Biểu đồ 1 Tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi
kiến thức tài chính căn bản
Bảng 2 Điểm kiến thức tài chính cho toàn
mẫu nghiên cứu
Tiêu chí GTNN GTLN GTTB ĐLC
KT nâng cao 0 4,50 2,26 1,33
Chú thích:
GTNN: Giá trị nhỏ nhất GTLN: Giá trị lớn nhất GTTB: Giá trị trung bình ĐLC: Độ lệch chuẩn
Nguồn: Tính toán từ mẫu nghiên cứu
Trang 7trả lời đúng ở mức thấp, không đạt 50%
Đặc biệt, câu hỏi số 4, 5 về tỷ suất sinh lời
của cổ phiếu và trái phiếu chỉ đạt được gần
35% câu trả lời đúng Nếu coi đầu tư là một
trong những cách thức căn bản để tăng giá
trị tài sản cho tương lai thì kết quả này cho
thấy cần phải có chiến lược giáo dục để cải
thiện kiến thức đầu tư của thế hệ gen Z
Câu số 11 hỏi về lập kế hoạch tài chính cá
nhân tổng hợp đạt tỷ lệ trả lời đúng thấp
nhất, chỉ ở mức 26,6% Câu 11 là câu hỏi
về lập kế hoạch tài chính cá nhân tổng hợp
đòi hỏi sinh viên phải áp dụng các kiến
thức và kỹ năng tính toán nhất định để đưa
ra câu trả lời đúng Đây là câu hỏi có tỷ lệ
sinh viên lựa chọn “tôi không biết” nhiều
nhất, lên đến 1.376 SV với tỷ lệ 33,2% Kết
quả này cũng chỉ ra việc vận dụng các kiến thức và kỹ năng tài chính để giải quyết một vấn đề thực tiễn của sinh viên còn yếu Câu hỏi này cũng yêu cầu phải thực hiện nhiều bước tính toán dễ khiến người trả lời có tâm lý ngại trả lời, hoặc nếu yếu về kỹ năng toán sẽ trả lời không chính xác Kết quả điều tra của PISA (2018) đã cho thấy có
sự liên hệ giữa điểm số môn toán và điểm KTTC của học sinh phổ thông Đây cũng
có thể là lý do dẫn đến tỷ lệ trả lời đúng câu hỏi số 11 rất thấp so với những câu khác
3.2 Đánh giá kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam theo các tiêu chí phân nhóm
Bảng 4 làm rõ điểm KTTC trung bình theo
Bảng 3 Tỷ lệ trả lời đúng và tôi không biết của từng câu hỏi
Đơn vị: %
Tỉ lệ trả lời đúng 49,6 59,8 38,1 33,5 36,0 41,1 53,3 51,6 71,6 52,6 26,6
Tỉ lệ trả lời không biết 8,5 15,5 21,4 17,7 20,9 25,0 12,9 17,8 11,1 21,8 33,2
Nguồn: Tính toán từ mẫu nghiên cứu
Bảng 4 Điểm kiến thức tài chính trung bình theo các tiêu chí phân loại
Tiêu chí KT căn bản KT nâng cao Tổng điểm Tiêu chí KT căn bản KT nâng cao Tổng điểm
Miền núi phía Bắc 3,08 2,00 5,09 Năm thứ hai 3,59 2,24 5,83
TP Hồ Chí Minh 4,43 2,50 6,93 Năm thứ tư 3,92 2,22 6,14
Nguồn: Tính toán từ mẫu nghiên cứu, điểm số được làm tròn
Trang 8các tiêu chí khác nhau Khi xem xét theo
giới tính cho thấy không chênh lệch nhiều về
tổng điểm do số điểm của SV nam là 5,90 và
SV nữ là 5,88, nhưng điểm thành phần thì lại
có sự khác biệt: nhóm SV nam điểm KTTC
căn bản đạt 3,78/8, cao hơn mức 3,58/8 của
SV nữ nhưng ở điểm KTTC nâng cao thì SV
nam đạt 2,12/4,5 lại thấp hơn mức 2,29/4,5
của SV nữ Bảng 5 dưới đây cho biết kết
quả kiểm định các giả thuyết như sau: giả
thuyết H1 và H2 cũng khẳng định điều này
khi so sánh GTTB của điểm KTTC căn bản
và nâng cao cho hai nhóm SV nam và nữ
cho giá trị p-value <1%
Khi xét đến tiêu chí khu vực, yếu tố này
có ảnh hưởng khá rõ rệt tới HBTC của SV
Việt Nam SV của các trường đại học ở
TP Hồ Chí Minh có điểm KTTC căn bản
và nâng cao cao nhất, lần lượt là 4,43/8 và
2,50/4,5 Sau đó đến mức điểm của SV ở
các trường đại học tại Hà Nội lần lượt là
3,88/8 và 2,29/4,5 Hai khu vực có điểm
KTTC cao hơn mức trung bình của toàn
mẫu cũng là một điều dễ lý giải bởi đây là
hai trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá xã
hội của Việt Nam Nhịp sống năng động
và áp lực tại đô thị lớn đòi hỏi SV phải cập
nhật kiến thức và hoàn thiện các kỹ năng
để tồn tại Ngoài ra, chính vị trí địa lý cho
phép SV có cơ hội tiếp cận tốt hơn với các
kiến thức và kỹ năng quản lý TCCN, dẫn
đến điểm KTTC có sự vượt trội so với SV
ở những khu vực khác
Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu về
sự khác biệt điểm KTTC căn bản và nâng
cao giữa các khu vực từ giả thuyết H3 đến
H13 (Bảng 5) cho thấy mức ý nghĩa thống
kê p-value <5% SV ở các trường đại học tại
Tp.HCM có điểm KTTC căn bản và nâng
cao cao nhất cả nước, tiếp đến là SV ở Hà
Nội Ngoài ra, không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi so sánh điểm KTTC căn
bản và nâng cao giữa SV khu vực miền núi
phía bắc và khu vực miền Trung; song điểm
KTTC của hai khu vực này đều thấp hơn hai
đô thị lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh Khi tách riêng các SV đang học tại các cụm trường Đại học ở Vùng là cụm vùng miền núi phía Bắc và cụm bắc Trung Bộ thì số liệu điều tra không có sự khác biệt
về HBTC nếu xét trên góc độ nơi xuất thân (xem thêm về công bố kết quả nghiên cứu này tại Nguyễn Thị Hoài Lê và cộng
sự, 2021); Nguyễn Thị Hoài Lê, Ngô Thị Hằng, 2021) Điều này cho thấy nơi theo học mới là yếu tố quyết định đến HBTC chứ không phải nơi xuất thân
Đối với tiêu chí ngành học, SV đang học
tập ở chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng
có điểm số KTTC cả căn bản và nâng cao đều ở mức cao nhất so với các nhóm khác Điểm KTTC căn bản đạt 4,47/8, điểm KTTC nâng cao đạt 2,55/4,5 SV ngành kinh tế đạt 3,75/8 điểm KTTC căn bản và 2,35/4,5 điểm KTTC nâng cao
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về điểm KTTC căn bản và nâng cao theo ngành học từ H14 đến H26 (chi tiết xem Bảng 5) cho mức ý nghĩa thống kê p-value <5% SV chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng có kiến thức căn bản và nâng cao
ở mức cao nhất trong các ngành học, tiếp đến là SV thuộc chuyên ngành kinh tế SV ngành khoa học xã hội và nhân văn có cả điểm KTTC căn bản và nâng cao đều thấp
và thấp nhất Như vậy, những SV ngành tài chính- ngân hàng và kinh tế, nhờ có nền tảng đào tạo sẵn có từ các môn học có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nội dung câu hỏi, đã cho thấy điểm KTTC căn bản
và nâng cao vượt trội so với những ngành học khác, điều này đã khẳng định vai trò quan trọng của việc được học các môn học
về kinh tế, tài chính đối với HBTC Một kết quả đáng chú ý là SV ngành kỹ thuật
và công nghệ có điểm KTTC cao hơn SV ngành khoa học xã hội và nhân văn, điều này cũng có thể là do những câu hỏi về
Trang 9KTTC đòi hỏi những kỹ năng tính toán
nhất định Phỏng vấn sâu cũng cho thấy,
các bạn SV đánh giá cao việc được học các
môn có liên quan đến tài chính hỗ trợ tốt cho họ về kiến thức tài chính ở trường đại học Một bạn SV học tại Đại học Vinh cho
Bảng 5 So sánh giá trị điểm kiến thức trung bình theo các tiêu chí
GIỚI TÍNH
KHU VỰC
H3-Điểm kiến thức căn bản của SV ở Hà Nội cao hơn MNPB 0,000 H4-Điểm kiến thức căn bản của SV ở Hà Nội cao hơn Miền Trung 0,000 H5-Điểm kiến thức căn bản của SV ở Hà Nội thấp hơn Tp.HCM 0,000 H6-Điểm kiến thức căn bản của SV ở Tp.HCM cao hơn MNPB 0,000 H7-Điểm kiến thức căn bản của SV ở Tp.HCM cao hơn miền Trung 0,000 H8-Điểm kiến thức nâng cao của Sv ở HN cao hơn MNPB 0,010 H9-Điểm kiến thức nâng cao của SV ở HN thấp hơn TP.HCM 0,002 H10-Điểm kiến thức nâng cao của SV ở HN cao hơn khu vực khác 0,013 H11-Điểm kiến thức nâng cao của SV ở Tp.HCM cao hơn MNPB 0,000 H12-Điểm kiến thức nâng cao của SV ở Tp.HCM cao hơn miền Trung 0,002 H13-Điểm kiến thức nâng cao ở Tp.HCM cao hơn khu vực khác 0,000 NGÀNH HỌC
H14-Điểm kiến thức căn bản của SV ngành kinh tế cao hơn ngành khác 0,000 H15-Điểm kiến thức căn bản của SV ngành TCNH cao hơn ngành KT 0,000 H16-Điểm kiến thức căn bản của SV ngành TCNH cao hơn ngành KHXHNV 0,000 H17-Điểm kiến thức căn bản của SV ngành TCNH cao hơn ngành KTCN 0,000 H18-Điểm kiến thức căn bản của SV ngành TCNH cao hơn ngành Khác 0,000 H19-Điểm kiến thức căn bản của SV ngành KHXHNV thấp hơn ngành KTCN 0,030 H20-Điểm kiến thức căn bản của SV ngành KTCN cao hơn các ngành khác 0,000 H21-Điểm kiến thức nâng cao của SV ngành KT cao hơn KTCN 0,007 H22-Điểm kiến thức nâng cao của SV ngành KT cao hơn các ngành khác 0,000 H23-Điểm kiến thức căn bản của SV ngành TCNH cao hơn ngành KT 0,019 H24-Điểm kiến thức căn bản của SV ngành TCNH cao hơn ngành KHXHNV 0,032 H25-Điểm kiến thức căn bản của SV ngành TCNH cao hơn ngành KTCN 0,000 H26-Điểm kiến thức căn bản của SV ngành TCNH cao hơn ngành Khác 0,000 NĂM HỌC
H27-Điểm kiến thức căn bản của SV năm 3, năm 4 cao hơn năm 1,2 0,000
Nguồn: Tính toán từ mẫu nghiên cứu
Trang 10biết: “Các môn học tại đại học giúp mình
cân đối được tài chính của bản thân, hiểu rõ
được bản chất của tài chính” (PVS, nữ, 20
tuổi, học ngành Kế toán)
Với tiêu chí thời gian đào tạo, giả thuyết
nghiên cứu H27- SV năm thứ 3 và thứ 4
có điểm KTTC căn bản cao hơn SV năm
nhất và năm hai có mức ý nghĩa thống kê
p-value <1% Mối tương quan giữa thời
gian được đào tạo với điểm KTTC căn
bản là 0,125 ở mức thống kê p-value <1%;
điều này cũng tương đồng với nhiều nghiên
cứu đi trước, tuy nhiên, không tồn tại mối
quan hệ có mức ý nghĩa thống kê giữa điểm
KTTC nâng cao với thời gian đào tạo Như
vậy, phải chăng việc vận dụng kiến thức
căn bản vào những tình huống thực tiễn
liên quan đến quản lý tài chính cá nhân có
thể không phụ thuộc vào thời gian đào tạo
mà đòi hỏi những phương pháp giáo dục
khác, cũng có thể là sự chủ động từ phía
SV để tự nâng cao kiến thức và kỹ năng từ
các nguồn khác ngoài kiến thức có được từ
giảng đường đại học Bên cạnh đó, việc SV
năm nhất có HBTC kém nhất cũng đặt ra
vấn đề cần quan tâm đến nâng cao HBTC
cho họ từ khi còn là học sinh phổ thông
Từ kết quả nghiên cứu nêu trên có thể thấy:
Kiến thức tài chính cá nhân của SV Việt
Nam còn thấp, nhu cầu được nâng cao
KTTC cho SV thực sự là rất cấp thiết Bên
cạnh đó, sự không đồng đều giữa các vùng
trong cả nước cũng là vấn đề đáng quan
tâm Điều này có thể giải thích là do Việt
Nam cho đến nay vẫn chưa có Chiến lược
giáo dục tài chính quốc gia, việc giáo dục
tài chính cá nhân cho người dân còn yếu
và thiếu, công tác giáo dục tài chính khá
phụ thuộc vào quan điểm và nhận thức của
từng gia đình hay từng trường học Mới
đây nhất, bài học về tài chính cá nhân được
chính thức đưa vào chương trình lớp 10 phổ
thông trung học từ năm học 2022- 2023, ở
môn học Kinh tế và Pháp luật (thuộc bộ
giáo trình Cánh diều), nhưng vẫn thuộc các môn học tự chọn và chỉ chiếm một chương trong cuốn sách này
Năm thực hiện khảo sát của nghiên cứu này
là năm 2021, cùng năm này thị trường tài chính Việt Nam đã có những tăng trưởng tích cực như: chỉ số chứng khoán VN-Index tăng 35,7%; vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 48,4%; thanh khoản thị trường tăng 253%; lợi nhuận trước thuế của 29 ngân hàng thương mại, chiếm 80% thị phần toàn ngành tăng trưởng 32%; thị trường bảo hiểm, năm 2021 có tổng doanh thu đạt 217 nghìn tỷ đồng, tăng gần 19% so với mức tăng 14% của năm 2020 Lợi nhuận ròng của các công ty kinh doanh bảo hiểm niêm yết tăng 19% (Đào Vũ, 2022)
Trong bối cảnh đó mà KTTC của SV, những người nắm giữ tương lai của đất nước vẫn
ở mức rất thấp là một điều đáng quan ngại
Bỏ qua yếu tố có thể mỗi nghiên cứu có các câu hỏi chi tiết ở các nghiên cứu là khác nhau nhưng phương pháp và quan điểm để đánh giá là khá thống nhất cho thấy, tuy
đã qua nhiều năm, song hiểu biết tài chính
cá nhân nói chung và kiến thức tài chính của SV Việt Nam chưa mấy được thay đổi
Ví dụ như so sánh với kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Vân và Nguyễn Thị Huệ (2016), hay nghiên cứu của Morgan
& Trịnh (2017) tiến hành điều tra HBTC tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ ra rằng
có 59,4% số dân thành thị tự đánh giá mức hiểu biết trung bình
4 Kết luận và khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng KTTC của SV Việt Nam nhìn chung là yếu, trong đó có sự khác nhau giữa các ngành, các khu vực, và đặc biệt là SV rất yếu trong kiến thức về lập kế hoạch tài chính cho thấy thực sự cần một kế hoạch thực hiện chiến lược giáo dục tài chính cá nhân có