1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng

196 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Thực Trạng Nhiễm Sán Lá Gan Nhỏ Trên Người Ở Hai Xã Trọng Điểm Thuộc Ninh Bình, Phú Yên Và Chế Tạo Kit Lamp Ứng Dụng Trong Chẩn Đoán Tại Cộng Đồng
Tác giả Phạm Thị Hà Trang
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Thanh Dương, TS. Trương Văn Hạnh
Trường học Viện Sốt Rét - Ký Sinh Trùng - Côn Trùng Trung Ương
Chuyên ngành Dịch Tễ Học
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Y Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 6,62 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (17)
    • 1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm sán lá gan nhỏ (17)
      • 1.1.1. Tác nhân gây bệnh (17)
      • 1.1.2. Vật chủ (19)
      • 1.1.3. Đường lây và cơ chế lây truyền bệnh (21)
      • 1.1.4. Sức cảm thụ và miễn dịch (22)
      • 1.1.5. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ trên người (22)
      • 1.1.6. Các biện pháp phòng chống (25)
      • 1.1.7. Đặc điểm phân bố và tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ ở người trên thế giới và Việt Nam (26)
    • 1.2. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan nhỏ trên người (32)
      • 1.2.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh sán lá gan nhỏ trên người (32)
      • 1.2.2. Chẩn đoán (33)
      • 1.2.3. Điều trị bệnh sán lá gan nhỏ trên người (34)
    • 1.3. Các phương pháp xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người (34)
    • 1.4. Kỹ thuật LAMP và nghiên cứu chế tạo bộ kít LAMP xét nghiệm phát hiện nhiễm sán lá gan nhỏ trên người (36)
      • 1.4.1. Nguyên lý của kỹ thuật LAMP (36)
      • 1.4.2. Thành phần phản ứng LAMP (36)
      • 1.4.3. Cơ chế của phản ứng LAMP (37)
      • 1.4.4. Đánh giá kết quả của LAMP (39)
      • 1.4.5. Quy trình thực hiện LAMP (40)
      • 1.4.6. Tính ưu việt của kỹ thuật LAMP (41)
      • 1.4.7. Một số hạn chế của kỹ thuật LAMP (41)
      • 1.4.8. Một số ứng dụng của kỹ thuật LAMP trong chẩn đoán nhiễm sán lá (42)
      • 1.4.9. Chế tạo và chuẩn hóa bộ kit LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ (44)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (50)
    • 2.1. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm sán lá (50)
      • 2.1.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu (50)
      • 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu (51)
    • 2.2. Mục tiêu 2: Chế tạo kit LAMP xét nghiệm nhiễm Clonorchis sinensis, (57)
      • 2.2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu (57)
      • 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu (59)
    • 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu (72)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (73)
    • 3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm sán lá gan nhỏ trên người tại (73)
      • 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (73)
      • 3.1.2. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ trên người tại địa điểm nghiên cứu (74)
      • 3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ ở người (84)
    • 3.2. Chế tạo kit LAMP xét nghiệm nhiễm Clonorchis sinensis, Opisthorchis (92)
      • 3.2.1. Thiết kế, đánh giá lựa chọn các bộ mồi LAMP (92)
      • 3.2.2. Đánh giá tính đặc hiệu và khả năng hoạt động của bộ mồi (93)
      • 3.2.3. Khảo sát, tối ưu hóa các điều kiện phản ứng LAMP (95)
      • 3.2.4. Đóng gói thành phẩm bộ kit LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ (101)
      • 3.3.1. Độ nhạy, độ đặc hiệu của kít LAMP chẩn đoán O. viverrini tại phòng thí nghiệm (102)
      • 3.3.2. Độ nhạy, độ đặc hiệu của bộ kit LAMP chẩn đoán C. sinensis (102)
      • 3.3.3. Kết quả so sánh bộ kít LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ với bộ mồi có cùng mục đích (103)
      • 3.3.4 Đánh giá độ ổn định của bộ kit LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ . 90 3.4. Kết quả đánh giá bộ kít LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ tại thực địa tỉnh Phú Yên và Ninh Bình (104)
      • 3.4.1. Đánh giá bộ kit LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ O. viverrini tại thực địa tỉnh Phú Yên (109)
      • 3.4.2. Kết quả đánh giá bộ kit LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ C. sinensis tại thực địa tỉnh Ninh Bình (110)
    • 3.5. Xây dựng tiêu chuẩn và kiểm định các bộ kít LAMP (112)
      • 3.5.1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (112)
      • 3.5.2. Kết quả kiểm định các bộ kít LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ (113)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (114)
    • 4.1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm sán lá gan nhỏ trên người tại hai xã trọng điểm thuộc Ninh Bình và Phú Yên (2018-2020) (114)
      • 4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (114)
      • 4.1.2. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ, cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ trên người (116)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ ở người (121)
      • 4.2.1. Liên quan giữa tuổi và tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ (121)
      • 4.2.2. Liên quan giữa tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và giới tính (123)
      • 4.2.3. Liên quan giữa tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và nghề nghiệp (125)
      • 4.2.4. Liên quan giữa tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và trình độ học vấn (126)
      • 4.2.5. Liên quan giữa tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và việc sử dụng nhà tiêu (128)
      • 4.2.7. Liên quan giữa tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và có nuôi chó mèo (130)
      • 4.2.8. Liên quan giữa tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và tình trạng ăn gỏi cá (132)
      • 4.2.9. Một số yếu tố khác liên quan đến tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ (133)
    • 4.3. Chế tạo kit LAMP xét nghiệm nhiễm Clonorchis sinensis, Opisthorchis (136)
      • 4.3.1. Khảo sát vùng bảo thủ của gen đích, thiết kế và lựa chọn mồi LAMP (136)
      • 4.3.2. Tối ưu thành phần và điều kiện hoạt động của phản ứng LAMP (139)
      • 4.3.3. Khảo sát ngưỡng phát hiện của kỹ thuật LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ (144)
      • 4.3.4. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, độ ổn định của kít LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ, so sánh kít LAMP với bộ mồi cùng mục tiêu (145)
      • 4.3.5. Đánh giá bộ kít LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ tại thực địa tỉnh Phú Yên và Ninh Bình (147)
  • KẾT LUẬN (150)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (156)
  • PHỤ LỤC (171)

Nội dung

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi được Chủ nhiệm đề tài và các thành viên tham gia đề tài cho phép sử dụng mẫu và một phần số liệu của đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu chế tạo các b

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm sán lá

2.1.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Người dân sống tại xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

+ Người dân từ 18 tuổi trở lên, sống liên tục trên 1 năm tại địa điểm nghiên cứu, tự nguyện tham gia nghiên cứu

+ Không phân biệt giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp + Có khả năng trả lời phỏng vấn

+ Đồng ý tham gia nghiên cứu và cung cấp mẫu phân

+ Người bị bệnh tâm thần

+ Đã uống thuốc tẩy sán trong 6 tháng gần thời gian điều tra

2.1.1.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

+ Năm 2018: điều tra, thu mẫu, phỏng vấn KAP 304 người tại Phú Yên và 309 người tại Ninh Bình

+ Năm 2019: điều tra, thu mẫu, phỏng vấn KAP 156 người tại Phú Yên + Năm 2020: điều tra, thu mẫu, phỏng vấn KAP 150 người tại Ninh Bình

+ Thực địa: xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

Hình 2.1 Bản đồ địa điểm nghiên cứu tại Ninh Bình

Hình 2.2 Bản đồ địa điểm nghiên cứu tại Phú Yên

+ Khoa sinh học phân tử, Khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

2.1.2.1.Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có phân tích với các đợt điều tra cắt ngang

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả để xác định một tỷ lệ:

Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu tại mỗi xã của mỗi tỉnh

Z1—α/2 : Hệ số tin cậy, ứng với ngưỡng xác suất α = 0,05 (độ tin cậy 95%) thì Z1—α/2 = 1,96 p : Tỷ lệ nhiễm ước đoán, theo báo cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương tỷ lệ này là 0,21 (21%) [62] d: Sai số tuyệt đối cho phép, chúng tôi chọn d = 0,038

Thay các tham số đầu vào nêu trên, cỡ mẫu tính được theo công thức là

441 bệnh nhân cho mỗi địa điểm nghiên cứu

Trên thực tế, số đối tượng nghiên cứu ở xã An Mỹ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là 460 người, ở xã Yên Lộc (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là

459 người Tổng cộng có 919 đối tượng đưa vào nghiên cứu

Chọn chủ đích xã Yên Lộc thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và xã

An Mỹ thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là hai xã nằm trong vùng sán lá gan nhỏ lưu hành với tỷ lệ nhiễm cao (được coi là những xã trọng điểm về tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ), tại đây có nhiều ao hồ nuôi cá, dân cư có thói quen ăn gỏi cá, vị trí giao thông thuận tiện, đa dạng sinh thái, thuận tiện cho tác nhân gây bệnh và vật chủ Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu chùm (Cluster Sampling) kết hợp với phương pháp chọn mẫu hệ thống (Systematical Sampling) tại mỗi chùm, cụ thể: Tại xã nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 3 cụm dân cư (thôn/xóm) Tại mỗi cụm dân cư được chọn, lập danh sách cá thể điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống (hệ số k) Thu mẫu phân theo từng cá thể cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ trên đối tượng nghiên cứu:

Các đối tượng nghiên cứu được xét nghiệm phân bằng phương pháp Kato- Katz được thực hiện ngay tại địa điểm nghiên cứu, tìm trứng và sán trưởng thành trong phân được thực hiện ngay tại địa điểm nghiên cứu, đồng thời các mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp real-time PCR được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

- Xác định một số yếu tố liên quan nhiễm sán lá gan nhỏ:

Tất cả các đối tượng tham gia xét nghiệm phân đều được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi chuẩn bị trước để đánh giá đánh giá một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ

2.1.2.5 Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

- Kỹ thuật phỏng vấn, điều tra KAP: toàn bộ những người tham gia nghiên cứu vừa được xét nghiệm phân đồng thời vừa được phỏng vấn KAP Các câu hỏi KAP được thiết kế theo yêu cầu nội dung nghiên cứu, câu hỏi dạng đóng và mở đơn giản, dễ hiểu Hỏi trực tiếp theo mẫu phỏng vấn điều tra liên quan bệnh sán lá gan nhỏ ở người theo bộ câu hỏi phỏng vấn KAP

- Thu thập và bảo quản mẫu theo hướng dẫn SOP ký hiệu NIMPE.HD 04.PP/31: Quy trình thu thập, bảo quản, vận chuyển mẫu phân, mẫu sán lá gan nhỏ trưởng thành trên người của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

- Kỹ thuật Kato-Katz: Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá nhỏ trong phân người Mẫu phân được xét nghiệm để xác định nhiễm từng loài sán ngay sau 12 giờ thu mẫu bằng kỹ thuật Kato-Katz WHO (1994) và quy trình chuẩn của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

- Kỹ thuật tách chiết ADN từ mẫu phân theo hướng dẫn SOP ký hiệu NIMPE.HD 03 PP/60: Quy trình kỹ thuật tách chiết ADN tổng số từ mẫu phân bằng bộ sinh phẩm QIAamp DNA Stool Mini Kit để phát hiện nhiễm sán lá gan nhỏ

- Kỹ thuật real time PCR:

+ Xác định nhiễm sán lá gan nhỏ O viverrini theo Suksumek N và cộng sự [86] gen mồi có trình tự sau:

Probe 5’-FAM-AAT CTG CTG GCG ACT GAA ACA TGA GG –BHQ1-3’ + Xác định nhiễm sán lá gan nhỏ C sinensis theo Cai X.Q và cs [87], sử dụng gen mồi có trình tự sau:

Probe CSFQ-5’-FAM- CGCTCCACCGTAGGCAGACAAC-BHQ1-3’ Tổng thể tớch của phản ứng là 20àl: nước khử ion 6 àl; 2X Fastgene Probe 10 àl; 0,8 àl mồi xuụi và mồi và mồi ngược; Probe: 0,4 àl; DNA: 2,0 àl Tổng thời gian thực được đặt như sau: 95°C 05 phút đầu, sau đó thực hiện 45 chu kỳ 15 giây ở 95°C và 40 giây ở 60°C

2.1.2.6 Các chỉ số đánh giá

- Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ tại địa điểm nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ trên đối tượng nghiên cứu

+ Tỷ lệ nhiễm chung sán lá gan nhỏ ở người dân:

+ Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn: Được đánh giá bằng số trường hợp xét nghiệm dương tính của từng nhóm chia cho tổng số trường hợp xét nghiệm của nhóm tương ứng

+ Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ là số trứng/gram phân

+ Cường độ nhiễm trung bình: số trứng trung bình/gram phân

Bảng 2.1 Phân loại cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ (Maleewong, 1992) [88]

Cường độ nhiễm Số trứng/1 gram phân (EPG)

- Một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ

+ Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ của nhóm đối tượng liên quan đến tiền sử tiếp xúc với nguồn lây

+ Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ của nhóm đối tượng liên quan đến cách sử dụng phân người, phân gia súc trong nuôi cá và canh tác nông nghiệp; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; nuôi vật nuôi (chó, mèo)

2.1.2.7 Các biến số nghiên cứu

TT Tên biến Định nghĩa biến số Phân loại Phương pháp thu thập Biến độc lập

1 Tuổi Là tuổi của người dân tham gia trả lời phỏng vấn ≥18 tuổi Rời rạc Phỏng vấn

2 Giới Giới tính của người dân tham gia trả lời phỏng vấn Nhị phân Phỏng vấn

Công việc hiện tại mang lại thu nhập cao nhất của người dân tham gia trả lời phỏng vấn Định danh Phỏng vấn

Trình độ học vấn của người dân tham gia trả lời phỏng vấn Thứ hạng Phỏng vấn

Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân

Người dân tham gia phỏng vấn có sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (tự hoại/2 ngăn) không Nhị phân

6 Hộ gia đình có ao nuôi cá Người dân có ao nuôi cá không Nhị phân Phỏng vấn

TT Tên biến Định nghĩa biến số Phân loại Phương pháp thu thập

Thực hành về sử dụng phân tươi trong canh tác

Người dân có sử dụng phân ủ dưới 6 tháng để canh tác không Nhị phân Phỏng vấn

Thực trạng nuôi vật nuôi trong gia đình của người dân

Người dân có nuôi chó, mèo không Nhị phân Phỏng vấn

9 Tiền sử ăn gỏi cá (cá sống)

Biến số mô tả thực trạng người dân tham gia phỏng vấn đã từng ăn gỏi cá (cá sống)

10 Tần suất ăn cá sống

Biến số mô tả mức độ thường xuyên ăn gỏi cá (cá sống) của người dân tham gia phỏng vấn

11 Lý do ăn gỏi cá

Biến số mô tả nguyên nhân người dân tham gia phỏng vấn lựa chọn ăn gỏi cá (cá sống) Định danh Phỏng vấn

Nguồn gốc cá sử dụng để ăn gỏi (cá sống)

Biến số mô tả nguồn gốc cá lấy để ăn gỏi cá (cá sống) Định danh Phỏng vấn

13 Ca nhiễm sán lá gan nhỏ

Người dân tham gia nghiên cứu được xác định nhiễm sán lá gan nhỏ bằng kỹ thuật realtime-PCR

Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ

Mật độ trứng sán lá gan nhỏ trong 1gram phân của mẫu phân người dân được xét nghiệm dương tính xác định bằng kỹ thuật Kato-Katz

2.1.2.8 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:

+ Xử lý thống kê bằng phương pháp y sinh học

+ Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 tính toán các giá trị số trung bình, tỷ lệ, tỷ suất chênh (OR), khoảng tin cậy 95% (95% CI).

Mục tiêu 2: Chế tạo kit LAMP xét nghiệm nhiễm Clonorchis sinensis,

Opisthorchis viverrini trên người ở quy mô phòng thí nghiệm

2.2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

+ Sán lá gan nhỏ O viverrini, sán lá gan nhỏ C sinensis

+ Con trưởng thành hoặc ấu trùng thuộc một số loài sán, giun khác thu thập từ người hoặc động vật gồm: H taichui; H pumilo (Sán lá ruột nhỏ); F gigatica (Sán lá gan lớn); P heterotremus (Sán lá phổi); T solium (Sán dây lợn); An duodenale (giun móc); As lumbricoides (Giun đũa)

+ Mẫu dương tính với sán lá gan nhỏ:

 Con sán lá gan nhỏ trưởng thành loài O viverrini và C sinensis được tẩy đãi từ bệnh nhân xét nghiệm có trứng trong phân bằng kỹ thuật Kato-Katz, được định loài hình thái và thẩm định lại loài bằng kỹ thuật real-time PCR

 Mẫu phân dương tính với sán lá gan nhỏ là mẫu khi xét nghiệm bằng Kato-Katz phát hiện có trứng sán lá gan nhỏ và được thẩm định lại bằng xét nghiệm real-time PCR cho kết quả dương tính

+ Mẫu âm tính và mẫu sử dụng để thử nghiệm để đánh giá khả năng lai chéo của bộ kít

 Mẫu phân âm tính với sán lá gan nhỏ khi xét nghiệm bằng Kato-Katz không phát hiện có trứng sán lá gan nhỏ và được thẩm định lại bằng xét nghiệm real-time PCR cho kết quả âm tính

 Mẫu sử dụng để đánh giá khả năng lai chéo của bộ kít: Ấu trùng hoặc con trưởng thành của một số ký sinh trùng đường ruột khác: H taichui (Sán lá ruột nhỏ); H pumilo (Sán lá ruột nhỏ); F gigatica (Sán lá gan lớn); P heterotremus (Sán lá phổi); T solium (Sán dây lợn); An duodenale (giun móc); As lumbricoides (Giun đũa) đã được khẳng định loài, do Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cung cấp

+ Mẫu chứng trắng: Nước cất khử ion

+ Mẫu chuẩn dương: ADN tái tổ hợp mang đoạn gen đích đặc hiệu với sán lá gan nhỏ có nồng độ xác định

- Tiêu chuẩn loại trừ: Các mẫu bệnh phẩm không bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật trong giữ gìn, bảo quản

2.2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

+ Năm 2018 - 2019: Nghiên cứu chế tạo kit LAMP

+ Năm 2019: Đánh giá kit LAMP trên 156 mẫu tại xã An Mỹ (Phú Yên); + Năm 2020: Đánh giá kit LAMP trên 159 mẫu tại xã Yên Lộc (Ninh Bình) + Tháng 8/2020: Kiểm định sản phẩm bộ kit tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc-xin và sinh phẩm y tế, Bộ Y tế

+ Thực địa: xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

+ Khoa sinh học phân tử, Khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

+ Kiểm định kit LAMP tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc-xin và sinh phẩm y tế, Bộ Y tế

2.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Thực nghiệm trong Phòng Thí nghiệm và trên thực địa

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu chế tạo các bộ kít LAMP như hình 2.3

Hình 2.3 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu chế tạo bộ kít LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ

- Mẫu sử dụng nghiên cứu chế tạo bộ kít LAMP:

+ Mẫu dương tính: Lựa chọn mỗi loại 03 mẫu O viverrini và C sinensis trưởng thành tẩy từ người bệnh xét nghiệm Kato-Katz có trứng sán lá gan nhỏ trong phân, các con trưởng thành được định loại hình thái, thẩm định bằng real-time PCR Lựa chọn 03 mẫu phân nhiễm trứng sán lá gan nhỏ loài O

Tối ưu hóa các điều kiện phản ứng

LAMP: Nhiệt độ, nồng độ MgSO4, thời gian phản ứng, chỉ thị màu

Tạo chứng chuẩn dương plasmid tái tổ hợp mang gen của các tác nhân đích sán lá gan nhỏ (sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia)

- Xác định ngưỡng phát hiện của bộ kít

- Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của bộ kít

- Xác định điều kiện bảo quản, tính ổn định của kit

- Đánh giá bộ kít tại thực địa

- So sánh bộ kít với bộ mồi có mục đích tương tự

- Đánh giá ngoại kiểm kít LAMP Đóng gói thành phẩm bộ kít Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở và kiểm định kit

- Thiết kế bộ mồi LAMP xác định sán lá gan nhỏ

- Kiểm nghiệm độ chính xác và khả năng hoạt động của bộ mồi thiết kế viverrini và 03 mẫu phân nhiễm trứng sán lá gan nhỏ loài C sinensis của những bệnh nhân tẩy được sán lá gan nhỏ trưởng thành Các mẫu trong nghiên cứu này đều được thu thập tại 2 xã của Ninh Bình và Phú Yên

+ Mẫu sử dụng để kiểm tra sự dương tính chéo của bộ kít: Mỗi loài chọn

01 mẫu sán lá trưởng thành hoặc ấu trùng gồm: sán lá ruột nhỏ H taichui, H pumilo, sán lá gan lớn F gigatica, sán lá phổi P heterotremus, sán dây lợn T solium, giun móc An duodenale, giun đũa As lumbricoides

- Mẫu dùng so sánh độ nhạy độ đặc hiệu của bộ kít:

Các mẫu phân dương tính và âm tính thu thập từ người dân được xét nghiệm bằng kỹ thuật Kato-Katz và được thẩm định kết quả xác định loài bằng kỹ thuật real-time PCR

Cỡ mẫu trong nghiên cứu độ nhạy, độ đặc hiệu: Chúng tôi sử dụng các công thức sau:

Cỡ mẫu để xác đinh độ nhạy (nse): nse = z

Cỡ mẫu để xác định độ đặc hiệu (nsp): nsp = z

W 2 (1−P) = 24,3 Trong đó: z1-α/2: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì z1-α/2 =1,96 Ước tính tỷ lệ dương tính với sán lá gan nhỏ là (P): 25% Độ nhạy mong đợi của kít LAMP (Pse): 95% Độ đặc hiệu mong đợi của kít LAMP (Psp): 95%

Sai số tuyệt đối cho phép của độ nhạy và độ đặc hiệu (W): 10%

Thay số vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu cho xác định độ nhạy là 72,9 và độ đặc hiệu là 24,3

Thực tế, chúng tôi đã tiến hành đánh giá trên tổng số 100 mẫu: 73 mẫu phân dương tính với sán lá gan nhỏ và 27 mẫu phân âm tính với sán lá gan nhỏ

- Cỡ mẫu để đánh giá tính ổn định của bộ kít: 06 mẫu trong đó có 01 mẫu chứng âm (nước khử ion), 01 mẫu chứng chuẩn dương ở nồng độ được sử dụng làm ngưỡng phát hiện của kỹ thuật LAMP, 01 mẫu ADN tách từ con sán lá gan nhỏ trưởng thành, 01 mẫu ADN tách từ mẫu phân dương tính với sán lá gan nhỏ và 02 mẫu tách từ mẫu phân âm tính

2.2.2.3 Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu

- Thu thập và bảo quản mẫu theo hướng dẫn SOP ký hiệu NIMPE.HD 04.PP/31: Quy trình thu thập, bảo quản, vận chuyển mẫu phân, mẫu Sán lá gan nhỏ trưởng thành trên người

- Xử lý mẫu và tách chiết ADN:

Đạo đức trong nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Quyết định số 87/QĐ-VSR ngày 09/01/2017)

Nghiên cứu đã thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức

Số liệu, thông tin được đảm bảo tính bí mật, chỉ nhằm mục đích duy nhất phục vụ cho nghiên cứu

Người dân được thông báo trước và giải thích về mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra Người tham gia tự nguyện đồng ý và tự rút lui khi không muốn tham gia Những người dân từ chối không hợp tác sẽ không đưa vào nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất được sử dụng vào mục đích phục vụ sức khỏe của người dân, ngoài ra không phục vụ mục đích nào khác

- Tất cả những người có kết quả dương tính với ký sinh trùng được hướng dẫn điều trị tại cơ sở y tế địa phương theo phác đồ quy định của Bộ Y tế.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm sán lá gan nhỏ trên người tại

3.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n9)

Khác (đi học, buôn bán, tự do…) 99 21,6 86 18,7 185 20,1

Tỷ lệ người dân tham gia nghiên cứu dưới 29 tuổi và trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (~12%), nhóm tuổi 30 – 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (45,9%)

Nữ giới chiếm 55% Người dân tham gia nghiên cứu chủ yếu là nông dân (66,7%), phần lớn có trình độ ở bậc THCS (36,1%) và THPT (31,2%)

Bảng 3.2 Đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu (n 9)

Ninh Bình (459) Phú Yên (460) Tổng (919)

Sử dụng hố xí hợp vệ sinh 363 79,08 361 78,5 724 78,78

Sử dụng phân tươi canh tác 96 20,9 85 18,5 181 19,7 Nuôi chó/mèo 276 60,10 272 59,10 548 59,60

Có 78,78% đối tượng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh 19,7% người dân sử dụng phân tươi để trồng trọt, chăn nuôi Phần lớn người dân trong gia đình có nuôi chó mèo (59,6%) Chỉ có 39,28% gia đình có ao nuôi cá

3.1.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ trên người tại địa điểm nghiên cứu

Bảng 3.3 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên người (n 9)

Nhiễm sán lá gan nhỏ p-value (1-2)

XN Kato-Katz (1) XN real-time PCR (2)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) xã Yên Lộc (459)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kết quả xác định nhiễm sán lá gan nhỏ bằng real time PCR để phân tích yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ

Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ chung trên người khi xét nghiệm bằng xét nghiệm bằng real-time PCR là 19,80% (tỷ lệ nhiễmC sinensis tại xã Yên Lộc

(Ninh Bình): 19,39%; tỷ lệ nhiễm O viverrini tại xã An Mỹ (Phú Yên):

20,22%); khi xét nghiệm bằng kỹ thuật Kato-Katz là 16,10% (xã Yên Lộc (Ninh Bình): 16,33%; xã An Mỹ (Phú Yên): 15,90%);

Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên người bằng kỹ thuật real time PCR cao hơn có ý nghĩa thống kê so với kỹ thuật xét nghiệm Kato- Katz ở các địa điểm nghiên cứu (p 0,05)

Tại xã An Mỹ (Phú Yên), tỷ lệ người nhiễm sán lá gan nhỏ tăng dần theo nhóm tuổi Nhóm đối tượng trên 60 tuổi có tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ cao nhất (33,3%), tiếp đến nhóm 50-59 tuổi (23,4%), nhóm tuổi từ 18-29 có tỷ lệ thấp nhất (11,1%) Khác biệt của các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.5 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo giới tính (n 9)

Xã (Tỉnh) Giới Số xét nghiệm

Nhiễm sán lá gan nhỏ p-value

Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ chung ở nam giới là 26,81% cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nữ là 14,1% Tương tự, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nam giới tại xã Yên Lộc (Ninh Bình) và xã An Mỹ (Phú Yên) lần lượt là 28,4% và 25,0% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nữ giới là 11,2% và 16,7%

Bảng 3.6 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo nghề nghiệp (n 9)

Xã (Tỉnh) Nghề nghiệp Số xét nghiệm

Nhiễm sán lá gan nhỏ p-value

Khác (đi học, buôn bán, tự do, …) 99 17 17,17

Khác (đi học, buôn bán, tự do, …) 86 13 15,12

CBCC, hưu trí 64 10 15,63 Khác (đi học, buôn bán, tự do, …) 185 30 16,22

Tại các địa điểm nghiên cứu, nông dân có tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ cao nhất (21,7%) Công nhân (15,8%), cán bộ công chức, hưu trí (15,6%) và các nghề nghiệp khác (16,22) có tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ gần tương đương Khác biệt trong tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ giữa các nhóm đối tượng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Bảng 3.7 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo trình độ học vấn (n 9)

Xã (Tỉnh) Nghề nghiệp Số xét nghiệm

Nhiễm sán lá gan nhỏ p-value

Người có trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ càng cao, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở những người có học vấn ở bậc tiểu học (23,7%) Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau không có ý nghĩa thống kê

Bảng 3.8 Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ tại điểm nghiên cứu (n 8)

Yên Lộc (Ninh Bình) An Mỹ (Phú Yên) Tổng 2 xã

SL(%) CĐN trung bình (EPG) SL(%) CĐN trung bình (EPG) SL(%)

Nhiễm cường độ nhẹ chiếm 89,9%, nhiễm cường độ trung bình chiếm 10,1%, không có trường hợp nhiễm cường độ nặng Kết quả tương tự tại 2 xã của Ninh Bình và Phú Yên lần lượt là 92% và 87,7% nhiễm cường độ nhẹ, 8,0% và 10,1% nhiễm cường độ trung bình

Cường độ nhiễm chung tại 2 xã là 395,5±126,8 EPG

Tại xã Yên Lộc (Ninh Bình), số lượng trứng/gam phân là 241,9±109,0 EPG

Tại xã An Mỹ (Phú Yên), số lượng trứng/gam phân là 553,3±226,8 EPG

Bảng 3.9 Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ theo nhóm tuổi (n 8)

Xã (Tỉnh) Tuổi Số lượng CĐN trung bình

Tại xã Yên Lộc (Ninh Bình): Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ cao nhất ở nhóm 30-49 tuổi (308,5 ± 182,6 EPG), sự khác biệt giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê

Tại xã An Mỹ (Phú Yên): Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ cao nhất ở nhóm 18-29 tuổi (1.000,6 ± 1.131,4 EPG), sự khác biệt giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê

Bảng 3.10 Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ theo giới tính (n 8)

Xã (Tỉnh) Giới Số lượng CĐN trung bình (EPG) p-value

Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nam (426,6 ± 139,3 EPG) cao hơn ở nữ (336,5 ± 256,9 EPG) có ý nghĩa thống kê (p

Ngày đăng: 07/05/2024, 06:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.4. Ấu trùng (Metacercariae) của sán lá gan nhỏ [17] - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 1.4. Ấu trùng (Metacercariae) của sán lá gan nhỏ [17] (Trang 19)
Hình 1.8. Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ C. sinensis - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 1.8. Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ C. sinensis (Trang 22)
Hình 1.10. Các mồi thiết kế và vị trí bắt cặp trên gen đích [78] - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 1.10. Các mồi thiết kế và vị trí bắt cặp trên gen đích [78] (Trang 37)
Hình 1.11. Sơ đồ phản ứng LAMP ở giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu [78] - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 1.11. Sơ đồ phản ứng LAMP ở giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu [78] (Trang 38)
Hình 1.12. Sơ đồ phản ứng LAMP giai đoạn tái bản và kéo dài chuỗi [78] - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 1.12. Sơ đồ phản ứng LAMP giai đoạn tái bản và kéo dài chuỗi [78] (Trang 38)
Hình 1.16. Quy trình thực hiện LAMP - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 1.16. Quy trình thực hiện LAMP (Trang 40)
Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu tại Ninh Bình - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu tại Ninh Bình (Trang 51)
Hình 2.2. Bản đồ địa điểm nghiên cứu tại Phú Yên - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 2.2. Bản đồ địa điểm nghiên cứu tại Phú Yên (Trang 51)
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo trình độ học vấn (n =919)  Xã (Tỉnh)  Nghề nghiệp  Số xét - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo trình độ học vấn (n =919) Xã (Tỉnh) Nghề nghiệp Số xét (Trang 78)
Bảng 3.8. Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ tại điểm nghiên cứu (n =148)  Xã - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Bảng 3.8. Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ tại điểm nghiên cứu (n =148) Xã (Trang 79)
Bảng 3.9. Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ theo nhóm tuổi (n =148)  Xã (Tỉnh)  Tuổi  Số lượng  CĐN trung bình - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Bảng 3.9. Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ theo nhóm tuổi (n =148) Xã (Tỉnh) Tuổi Số lượng CĐN trung bình (Trang 80)
Bảng 3.17. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và tần suất ăn gỏi cá sống (n =161)  Xã (Tỉnh) - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Bảng 3.17. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và tần suất ăn gỏi cá sống (n =161) Xã (Tỉnh) (Trang 87)
Bảng 3.19. Liên quan giữa tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và sử dụng hố xí  hợp vệ sinh (n = 919) - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Bảng 3.19. Liên quan giữa tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và sử dụng hố xí hợp vệ sinh (n = 919) (Trang 88)
Bảng 3.21. Liên quan giữa nhiễm sán lá gan nhỏ và có nuôi chó/mèo (n =919)  Xã (Tỉnh)  Nuôi chó - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Bảng 3.21. Liên quan giữa nhiễm sán lá gan nhỏ và có nuôi chó/mèo (n =919) Xã (Tỉnh) Nuôi chó (Trang 89)
Bảng 3.25. Trình tự mồi LAMP thiết kế để chẩn đoán C. sinensis. - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Bảng 3.25. Trình tự mồi LAMP thiết kế để chẩn đoán C. sinensis (Trang 93)
Hình 3.2. Sản phẩm PCR sử dụng cặp mồi F3-B3 của O. viverrini - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 3.2. Sản phẩm PCR sử dụng cặp mồi F3-B3 của O. viverrini (Trang 94)
Hình 3.4. Ảnh điện di sản phẩm khảo sát nhiệt độ ủ mồi của phản ứng  LAMP chẩn đoán O - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 3.4. Ảnh điện di sản phẩm khảo sát nhiệt độ ủ mồi của phản ứng LAMP chẩn đoán O (Trang 96)
Hình 3.6. Ảnh điện di sản phẩm khảo sát thời gian của phản ứng LAMP - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 3.6. Ảnh điện di sản phẩm khảo sát thời gian của phản ứng LAMP (Trang 97)
Hình 3.10. Biểu đồ ngưỡng phát hiện của kít LAMP chẩn đoán sán lá  gan nhỏ O. viverrini - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 3.10. Biểu đồ ngưỡng phát hiện của kít LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ O. viverrini (Trang 100)
Hình 3.11. Biểu đồ ngưỡng phát hiện thứ cấp của kít LAMP chẩn đoán                                        sán lá gan nhỏ C - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 3.11. Biểu đồ ngưỡng phát hiện thứ cấp của kít LAMP chẩn đoán sán lá gan nhỏ C (Trang 101)
Hình 3.13. Hình ảnh điện di  sản phẩm LAMP chẩn đoán O. - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 3.13. Hình ảnh điện di sản phẩm LAMP chẩn đoán O (Trang 106)
Bảng pha loãng dãy nồng độ dùng để khảo sát ngưỡng phát hiện của kít  LAMP chẩn đoán O - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Bảng pha loãng dãy nồng độ dùng để khảo sát ngưỡng phát hiện của kít LAMP chẩn đoán O (Trang 173)
Bảng pha loãng dãy nồng độ dùng để khảo sát ngưỡng phát hiện của kít  LAMP chẩn đoán C - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Bảng pha loãng dãy nồng độ dùng để khảo sát ngưỡng phát hiện của kít LAMP chẩn đoán C (Trang 174)
Hình 1. Ảnh phân tích trình tự gen Nad1 của O. viverrini bằng phần  mềm Bioedit v.2.6.7 - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 1. Ảnh phân tích trình tự gen Nad1 của O. viverrini bằng phần mềm Bioedit v.2.6.7 (Trang 176)
Hình 2. Ảnh phân tích 24 trình tự gen Nad1 của C. sinensis bằng phần  mềm Bioedit v.2.6.7 - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 2. Ảnh phân tích 24 trình tự gen Nad1 của C. sinensis bằng phần mềm Bioedit v.2.6.7 (Trang 178)
Bảng 1. Trình tự mồi LAMP thiết kế để chẩn đoán O. viverrini. - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Bảng 1. Trình tự mồi LAMP thiết kế để chẩn đoán O. viverrini (Trang 179)
Hình 2. Sản phẩm LAMP chẩn  đoán O. viverrini với các nồng độ - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 2. Sản phẩm LAMP chẩn đoán O. viverrini với các nồng độ (Trang 182)
Hình 3. Sản phẩm LAMP chẩn  đoán C. sinensis với các nồng độ - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 3. Sản phẩm LAMP chẩn đoán C. sinensis với các nồng độ (Trang 182)
Hình 1. Ảnh điện di sản phẩm khảo sát nhiệt độ ủ mồi của phản ứng  LAMP chẩn đoán C. sinensis - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
Hình 1. Ảnh điện di sản phẩm khảo sát nhiệt độ ủ mồi của phản ứng LAMP chẩn đoán C. sinensis (Trang 182)
HÌNH ẢNH TRỨNG VÀ CON SÁN LÁ GAN NHỎ TRONG PHÂN  THU ĐƯỢC TẠI ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ trên người ở hai xã trọng điểm thuộc ninh bình phú yên và chế tạo kit lamp ứng dụng trong chẩn đoán tại cộng đồng
HÌNH ẢNH TRỨNG VÀ CON SÁN LÁ GAN NHỎ TRONG PHÂN THU ĐƯỢC TẠI ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (Trang 195)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w