1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cơ sở văn hoá việt nam v1

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khái niệm về hát Bội ở miền Nam:Hát bội là một nghệ thuật sân khấu độc đáo, có mặt ở nước ta từ rất sớm,tồn tại đến nay hàng trăm năm.Là loại hình nghệ thuật sân khấu tồn tại từ rất lâu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANGKHOA MỸ THUẬT VÀ THIẾT KẾ

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM

ĐỀ BÀI: NGHỆ THUẬT HÁT BỘI Ở MIỀN NAM

GVHD: PHAN THỊ HỒNG HÀHỌ VÀ TÊN SV: HUỲNH MINH LONG

MSSV: 2172104030724LỚP: 231_71CULT20222_06

Trang 2

THÀNH VIÊN NHÓM

2Nguyễn Vũ Thùy Trâm2172104030051Soạn nội dung95%

1

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 3

I.Khái niệm về hát Bội ở miền Nam: 3

II.Đặc điểm của nghệ thuật hát Bội: 4

III.Nguồn gốc của nghệ thuật hát Bội: 6

IV.Lịch sử của nghệ thuật hát Bội ở miền Nam: 7

CHƯƠNG 2 9

I.Miêu tả về nghệ thuật hát bội: 9

II.Ý nghĩa của nghệ thuật hát Bội: 9

III.Ảnh hưởng của nghệ thuật hát Bội: 10

IV.Ví dụ về nghệ thuật hát Bội ở miền Nam: 11

CHƯƠNG 3 12

I.Sự phát triển của nghệ thuật hát Bội : 12

II.Hát bội hiện đại : 13

III.Ứng dụng của hát Bội trong cuộc sống: 14

IV.Ứng dụng của hát Bội vào nghệ thuật: 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

CHƯƠNG 1I Khái niệm về hát Bội ở miền Nam:

Hát bội là một nghệ thuật sân khấu độc đáo, có mặt ở nước ta từ rất sớm,tồn tại đến nay hàng trăm năm.

Là loại hình nghệ thuật sân khấu tồn tại từ rất lâu đời ở Việt Nam nói chung,Nam bộ nói riêng Đến nay, hát bội là loại hình nghệ thuật sân khấu có tuổi đờihàng trăm năm này vẫn tồn tại; đặc biệt trong các buổi cúng Kỳ yên ở đình làng.Tại Nam bộ còn có tục thờ tổ hát bội với nhiều ý nghĩa truyền thống.

Ngay từ khi có mặt ở đồng bằng sông Cửu Long, hát bội gắn bó chặt chẽ vớihoạt động văn hoá đình làng Đình là trung tâm văn hoá cộng đồng của làng Ởmỗi đình, ngoài gian chánh điện để thờ Thành hoàng Bổn cảnh, gian võ qui, thìnhất thiết phải có gian võ ca Gian võ ca thiết kế, bày trí như một rạp hát có sânkhấu và khán đài dành cho khán giả Trong các kỳ lễ hội, hát bội được trình diễnđể dâng cúng Thần Thành Hoàng bổn cảnh của làng sau là giúp vui cho bà connông dân sau những ngày lao động vất vả

Một cảnh trong vở tuồng "Cánh tay Vương Tá" năm 2011 tại Nhà hát Nghệthuật Hát bội TPHCM

II Đặc điểm của nghệ thuật hát Bội:

Nghệ thuật sân khấu hát Bội được coi là loại hình sân khấu cổ điển của ViệtNam Nó mang tính ước lệ, tượng trưng rất cao, ngôn ngữ thâm thúy, mang đậm3

Trang 5

triết lí Những bước chân, những cái chỉ tay lên trời, xuống đất… của diễn viên đềutuân thủ nguyên tắc rất chặt chẽ và biểu thị cho những ý nghĩa nhất định Hát Bộiđặc biệt từ nội dung cốt truyện đến cử chỉ, điệu bộ, lời ca tiếng hát và phục trangbiểu diễn Từ đó, khi hóa trang, các nghệ sĩ phải bảo đảm được thần thái, màu sắccủa khuôn mặt phản ánh tính cách nhân vật hóa trang như vua, võ tướng, trungthần, gian thần, nịnh thần, Bên cạnh đó, màu sắc trang phục từ đỏ, vàng, đen,trắng… cũng biểu hiện được tính cách nhân vật là “kép độc” hay “kép hiền”.

Hát Bội thường diễn lại những sự tích trong truyện cổ, có mục đích giáo dục,đề cao những tấm gương sáng của các vị anh hùng, đề cao nhân - nghĩa - lễ - trí -tín và đạo lí làm người Kết cục của những tuồng hát bao giờ cũng có hậu và răndạy người đời: ở hiền gặp lành, làm ác gặp ác, gieo nhân nào hưởng quả ấy…

Ở Nam Bộ, các đoàn hát thường diễn những tuồng tích, sử Việt được dàndựng như Kim Thạch kỳ duyên của Bùi Hữu Nghĩa, Thạch Sanh - Lý Thông, LinhSơn Thánh Mẫu (Sự tích núi Bà Đen) Hát Bội lúc mới hình thành có đặc thù, đặctrưng, cách hóa trang, phục sức cũng như những câu nói lối, hát khách mang đậmmàu sắc cung đình Đến giữa thế kỷ XX, hình thức dần dần cải biến, dàn nhạc trìnhtấu hay phụ đệm đã sử dụng thêm nhạc cụ của nước ta Những bài bản theo lốihát Nam Bộ được các nghệ nhân sáng tác, bổ sung, những câu đối đáp bằng vănxuôi dễ hiểu được đưa vào tuồng cùng với sự cách tân các điệu bộ tạo nên sự mớimẻ và hấp dẫn cho hát Bội.

Điều đặc biệt nhất và gần như là điểm để nhận biết, phân biệt hát bội với cácnghệ thuật khác đó là việc mang trên người các trang phục, trang sức và trang điểm vô cùng cầu kỳ.

Cách trang điểm, tô vẽ trên gương mặt, từ hình dáng đến màu sắc, cả trang phục, điệu bộ, cử chỉ đều được quy định rõ ràng Người xem chỉ cần nhìn vào nhân vật là có thể biết được diễn viên diễn vai gì

Trang 6

Về bài bản thì hát bội hát theo nhạc lễ, các dịp ma chay, hội đình , nghi thức cúng tế,…

Cũng tương tự như cải lương, hát bội có những bài nhạc cố định, dựa trên các làn điệu đó mà soạn giả sẽ viết các lời khác nhau, phối hợp linh hoạt nhiều làn điệu với nhau tạo ra sự phong phú cho môn nghệ thuật này:

Hệ thống bài bản của hát bội cực kỳ phong phú và phức tạp Xin gửi đến bạn đọc một số thông tin cơ bản.

Có 3 loại điệu hát, trong mỗi loại điệu lại chia ra nhiều điệu, nhiều bài nhỏ.Có một điều thú vị là nếu tinh ý thì phần lớn tiếng nghệ sĩ hát và tiếng của dàn nhạc hầu như không ăn nhập gì nhau nhưng tổng thể lại rất hòa hợp, nhiều cảm xúc Cũng chính vì đàn và hát không cần giống y đúc nhau nên người nghệ sĩ hát lẫn người nghệ sĩ dàn nhạc đều có thể thăng hoa, phô diễn hết tài năng của mình Có thể hiểu tiếng đàn và tiếng hát tuy đi 2 con đường khác nhau nhưng mục đích chung là thăng hoa cảm xúc bản thân và cho người nghe/xem.

Các nghệ sĩ tuy hát không theo nhạc, nhưng điệu bộ như động tác tay, chân, di chuyển tới lui, xoay người,… Đều ăn khớp với nhịp hát và nhịp đàn, diễn tả được nội dung câu hát Chính điều này làm nên cái vẻ thẩm mỹ đầy tính nghệ thuật và có chút ma mị quyến rũ người xem/nghe.

5

Trang 7

III Nguồn gốc của nghệ thuật hát Bội:

Hát bội là một nghệ thuật sân khấu độc đáo, có mặt ở nước ta từ rất sớm,tồn tại đến nay hàng trăm năm.

Theo nhiều tài liệu ghi lại thì hát bội(còn gọi là hát bộ, hát tuồng) xuất hiệnvào khoảng cuối thế kỷ XII khi nhàTrần đánh bại quân xâm lược Nguyên -Mông và bắt được nhiều tù binh trongđó có những con hát theo phục vụ quânđội mà nổi tiếng nhất là Lý Nguyên Cát.Vua Trần giữ những người này lại đểmúa hát giúp vui trong cung đồng thờitruyền dạy lối hát đang thịnh hành ởtriều Nguyên cho ta, gọi là hát bội.

Hát bội được truyềntừ Bắc (Đàng ngoài) đếnmiền Trung (Đàng Trong)vào thế kỷ thứ XVII Ngườicó công đầu phát triển sânkhấu tuồng ở Đàng Trong làĐào Duy Từ Hát bội truyềnvào Nam bộ khoảng thế kỷXVIII và XIX.

Tột đỉnh phát triển của nghệ thuật hát Bội là thời Tự Đức (1848 - 1883) Vuaquan, giới thượng lưu và quần chúng thời xưa rất ưa chuộng lối hát Tuồng có diễnxuất bằng bộ điệu này Vua Tự Đức nhà Nguyễn đã có soạn một số Tuồng và cùngdiễn với một số danh nho Trước khi qua đời, nhà vua đã cho xây một nhà háttrong lăng tẩm của mình Vua Thành Thái cũng rất thích xem hát Bội và cũng cótham gia đóng vai diễn.

Đến thời nhà Nguyễn, Đào Duy Từ (1572 - 1634) là người có công đầu trongviệc phổ biến và phát triển nghệ thuật hát bội ở Đàng Trong Được sự khuyếnkhích của chính quyền chúa Nguyễn, hát bội phát triển đến độ hoàn thiện về nghệthuật trình diễn và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân.

Trang 8

IV Lịch sử của nghệ thuật hát Bội ở miền Nam:

Lịch sử nghệ thuật hát Bội ở miền Nam là một chủ đề rất thú vị và phongphú Theo các nguồn tài liệu, hát Bội là một loại hình sân khấu truyền thống cónguồn gốc từ hát Tuồng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam Hát Bội được dunhập vào miền Nam vào thế kỷ thứ XIII, khi nhà Trần đánh chiếm Đàng Trong vàđưa nhiều nghệ sĩ Tuồng vào đóng quân Sau đó, hát Bội được phát triển và bảotrợ bởi các chúa Nguyễn, nhất là vào thời Tự Đức (1848-1883), khi hát Bội trởthành một loại hình sân khấu cung đình chỉ dành cho cung vua phủ chúa TheoĐào Tấn, bộ môn này có dấu vết manh nha từ thời Đinh (968-980), Lê (980-1010),Lý (1010-1225) đến đời Trần (1225-1400) mới hoàn thành vì đã hội đủ 3 yếu tố:ca, múa, và diễn câu chuyện Nghệ thuật hát Bội đã được Đào Tấn (1845-1907)đưa lên đến giai đoạn cực thịnh và chính nhờ có ông mà hát Bội nước ta tồn tạiđến nay

Ở xứ Đàng Trong, hát Tuồng đã trở thành một loại hình sân khấu rất đượcdân chúng hâm mộ với tên gọi khác là hát Bội, xuất hiện vào thế kỷ thứ XIII đờinhà Trần là một loại hình sân khấu cung đình chỉ dành cho cung vua phủ chúa.

Càng đi về phía Nam, hát Bội càng bén rễ trong dân gian với những đặc trưngriêng: cởi mở, mạnh mẽ, màu sắc, vui tươi hơn

Hát Bội ở miền Nam có nhiều đặctrưng riêng biệt so với hát Tuồng ởmiền Bắc và miền Trung Một trongnhững đặc trưng nổi bật là lối hát xuânnữ, tức là hát theo điệu xã hội tân thờivà pha phong cách cải lương, đánh võTàu… Hát Bội ở miền Nam cũng cónhiều đề tài đa dạng, từ các truyện cổtích, lịch sử, tôn giáo cho đến các câu chuyện xã hội hiện đại Hơn nữa, hát Bội ởmiền Nam còn có sự gắn bó với các lễ hội dân gian, như lễ hội Ông Bảy ThượngNgàn ở Cần Thơ, lễ hội Đình Thầy Thím ở Long An, lễ hội Chùa Phước Kiển ở SàiGòn…

7

Trang 9

Hát Bội ở miền Nam đã góp phần làm giàu cho di sản văn hóa của dân tộcViệt Nam Tuy nhiên, do sự cạnh tranh của các loại hình sân khấu khác như cảilương, kịch nói, phim ảnh… và sự thiếu quan tâm của xã hội, nghệ thuật hát Bộiđã suy yếu và bị lãng quên Hiện

nay, chỉ còn một số ít nghệ sĩđam mê và gắn bó với nghiệpdiễn xướng, mong muốn duy trìvà phục hồi nghệ thuật này Hyvọng rằng trong tương lai, hát Bộiở miền Nam sẽ được nhà nướcvà cộng đồng quan tâm và bảotồn, để không để mất đi một nétđẹp văn hóa truyền thống củadân tộc.

Trang 10

CHƯƠNG 2I Miêu tả về nghệ thuật hát bội:

Hát bội gồm các dạng như hát xâychầu, hát thưởng, hát giàn, hát chặp.

Nhóm tuồng hát gồm tuồng văn vàtuồng võ, tuồng nho và tuồng thầy, tuồngtruyện và tuồng đồ Về điệu thức có nóilối, xướng, bạch; hát khách; hát nam; hátchúc mừng; ngâm, thán, oán

Sân khấu hát bội là sân khấu cách điệuđến mức cao nhất Phía sau mặt sân khấuchỉ có một tấm phông vẽ mặt rồng Hai

bên cánh gà vẽ mấy hoa văn đơn giản Cờ soái, bảo cái được treo hai bên Giữasân khấu có một cái bàn cố định, có thể là hương án, quan án, ngọn đồi, quả núi,…Về điệu bộ: điệu bộ diễn tả cũng có hàng chục kiểu cách khác nhau Như nghệsĩ bước ra sân khấu phải ra cửa sanh (cửa trái) vào cửa tử (cửa phải) Lúc hát hoặclúc quỳ lạy không đưa lưng vào khán giả Dáng đứng, dáng đi, lúc xoay mình, quỳgối, lên ngựa, té ngựa… phải cách điệu

Hóa trang: tùy theo tính cách nhân vật mà có cách hóa trang khác nhau Màusắc hóa trang trên khuôn mặt diễn viên thể hiện tính tình nhân vật Minh quânmặt trắng hồng, râu dài Hôn quân thì mặt xanh, mặt rằn, rau rìa Trung thần mặttrắng hồng, ít hóa trang Gian thần mặt mốc, xám… Võ tướng mặt đỏ hoặc mặtđen Cũng có trường hợp quan võ phải để mặt trắng, chỉ điểm chút son phấn Yêutinh, tướng nịnh, đào (nữ tướng) cũng có cách thể hiện riêng

Dàn nhạc hát bội giống như dàn nhạc lễ gồm: đờn cò, đờn gáo, đờn kìm, sến,…; kèn thau, kèn nộc, chiêng, chập chỏa, đàn đường, tiêu, sáo…: quan trọng nhấtlà trống, có tất cả sáu loại trống: trống chiến, trống cái, trống bắc cấu, trống lệnh,trống cơm, trống chầu

II Ý nghĩa của nghệ thuật hát Bội:

Hát Bội là di sản văn hóa phi vật thể đã đi sâu vào lòng quần chúng, nhân dânnhiều thế hệ Hát Bội là “viên ngọc quý” trong văn hóa nghệ thuật Tuồng cổ ViệtNam, rất cần được phát huy và bảo tồn, để không bị mai một theo năm tháng.Tuy nhiên, cái khó của hát Bội hiện nay không chỉ là thiếu đất diễn mà là thiếu hụtlớp người kế thừa và đang ngày càng trở nên xa lạ với giới trẻ Nghệ thuật hát bội9

Trang 11

là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống lâu đời trong kho tàng văn hóadân tộc của người dân Việt Nam Hát bội xuất hiện ở cả ba miền đất nước và mỗinơi có những đặc trưng riêng Hát bội miền Nam vẫn được các thế hệ nghệ sĩ đammê với nghiệp diễn xướng kế thừa những giá trị tinh hoa của tổ nghề dù conđường chưa bao giờ hết nhọc nhằn, chông gai Các tuồng Hát Bội thường có nộidung răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, ca ngợi cái tốt đẹp, cao cảvà phê phán thói hư, tật xấu.

III Ảnh hưởng của nghệ thuật hát Bội:

Nhờ nội dung răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, ca ngợi cái tốtđẹp, cao cả và phê phán thói hư, tật xấu mà hát bội – hát tuồng cũng trở thànhmột cách để giáo dục con người đương thời Nó là nơi nhưng lý tưởng cao đẹp vàanh hùng có thể được thể hiện, tạo những tấm gương rất đẹp.

Hát bội cũng là một trong những hình thức giải trí trường tồn và không thểthiếu trong quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam từ kể từ thế kỉ XI Nó ăn sâuvào văn hóa và chứa đựng cả lịch sử, tư tưởng, văn hóa của người Việt.

Ngày nay, nghệ thuật hát bội đã dần trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù,ngoài sự nỗ lực của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, nghệ nhân, cần phải có sự

gắn kết với các côngty du lịch trong vàngoài tỉnh, đưa hátbội vào các tour dulịch để hát bội đếnvới khách du lịchnhiều hơn, gópphần thúc đẩy kinhtế đồng thời bảotồn và phát huy giátrị nghệ thuật hátbội truyền thốngcủa dân tộc.

Trang 12

IV Ví dụ về nghệ thuật hát Bội ở miền Nam:

Gánh hát Nam kỳ (1924) Gánh hát Nam Định (1924)

Những bài hát tuồng, hát bội đặc sắc:

Có một số vở diễn và người nghe háttuồng chọn để xem đi xem lại Đây đềulà các tác phẩm lớn, chứa đựng nhiềuý nghĩa sâu sắc với tình tiết câu chuyệnhấp dẫn.

Ở Nam Bộ, các đoàn hát thường diễnnhững tuồng tích Trung Hoa như: PhànLê Huê, Lưu Kim Đính, Tiết Cương, SanHậu, Hoa Mộc Lan, Thuyết Đường, TànĐường và hàng loạt những tuồng tíchtheo truyện Tàu; thỉnh thoảng có những tuồng tích, sử Việt được dàn dựng nhưKim Thạch kỳ duyên của Bùi Hữu Nghĩa, Thạch Sanh-Lý Thông, Linh Sơn ThánhMẫu (sự tích núi Bà Đen).

11

Trang 13

CHƯƠNG 3I Sự phát triển của nghệ thuật hát Bội :

Theo nhiều tài liệu ghi lại thì hát bội (còn gọi là hát bộ, hát tuồng) xuất hiện vàokhoảng cuối thế kỷ XII khi nhà Trần đánh bại quân xâm lược Nguyên - Mông và bắtđược nhiều tù binh trong đó có những con hát theo phục vụ quân đội mà nổitiếng nhất là Lý Nguyên Cát Vua Trần giữ những người này lại để múa hát giúp vuitrong cung đồng thời truyền dạy lối hát đang thịnh hành ở triều Nguyên cho ta,gọi là hát bội

Thực tế, chúng ta chỉ học hỏi cách vẽ mặt, y trang, bổ sung những điệu hátmới nhằm nhuận sắc cho nghệ thuật múa hát theo tuồng tích đã có từ trước đó.Không chỉ là trò giải trí chốn cung đình, hát bội nhanh chóng lan tỏa khắp thônquê, được người dân vô cùng yêu thích

Nhắc tới hát bội thì phải nhắc đến những cái tên Đào Duy Từ, Đào Tấn ĐàoDuy Từ (1572 - 1634) là người có công đầu trong việc phổ biến và phát triển nghệthuật hát bội ở Đàng Trong Được sự khuyến khích của chính quyền chúa Nguyễn,hát bội phát triển đến độ hoàn thiện về nghệ thuật trình diễn và ảnh hưởng sâusắc đến đời sống người dân Miền Trung được xem là “đất tuồng” cũng là vì thế Còn Đào Tấn (1845 - 1907) là người đưa hát bội trở thành nghệ thuật hànlâm khi chú trọng phát triển theo hướng văn chương bác học, chỉ dành cho nhữngtrí thức cung đình Ông được xem là người đã đưa hát bội lên đến đỉnh cao vềnghệ thuật cũng như văn chương

Càng đi về phía Nam thì hát bội càng “bén rễ” trong dân gian Là người saymê hát bội, Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 - 1832) đã đưa hát bội vào Nam cùngmình Với tâm tình phóng khoáng, không quan niệm hát bội chỉ dành cho giới tríthức, thượng lưu, đức Tả quân đã “trả” hát bội về cho dân gian Rũ bỏ những kiểucách, rườm rà, những lễ nghi đậm chất bác học cao siêu chốn cung đình, đồngthời tiếp thu những trình thức biểu diễn, âm nhạc của bộ phận người Hoa trênđất Nam Bộ, cùng tinh thần cởi mở của miền đất mới, hát bội Nam Bộ dần hìnhthành những đặc trưng riêng: mạnh mẽ hơn, màu sắc hơn, náo nhiệt hơn, vuitươi hơn

Trong quá trình phát triển, nhiều lúc hát bội mất thế đứng ở chốn cungđình nhưng vẫn giữ được chỗ đứng trong dân gian Đặc biệt ở Nam Bộ, nơi có rấtnhiều đình chùa, thì hát bội hầu thần linh mỗi lễ cúng kỳ yên đã là một phầnkhông thể thiếu của nghi lễ cúng bái và đời sống tâm linh người dân đất phương

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:47

Xem thêm:

w