1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Tiếng Trung Quốc 1 - Lưu Hớn Vũ

160 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Tiếng Trung Quốc 1
Tác giả Lưu Hớn Vũ
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 4,48 MB

Nội dung

Các giáo trình này được biên soạn hướng đến đối tượng người học đến từ các nước nói tiếng Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản… với môi trường ngôn ngữ là Trung Quốc.. Chính vì vậy, các giáo trình nà

Trang 1

LƯU HỚN VŨ

GIÁO TRÌNH TIẾNG TRUNG QUỐC 1

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2022

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, giao lưu Việt Nam – Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, lượng người học tiếng Trung Quốc tại Việt Nam cũng vì thế mà không ngừng tăng lên Tuy nhiên, các giáo trình tiếng Trung Quốc đang sử dụng tại Việt Nam hiện nay đều do các trường đại học Trung Quốc biên soạn Các giáo trình này được biên soạn hướng đến đối tượng người học đến từ các nước nói tiếng Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản… với môi trường ngôn ngữ là Trung Quốc Chính vì vậy, các giáo trình này có khá nhiều chỗ không phù hợp với đối tượng người học là người Việt Nam trong môi trường ngôn ngữ tại Việt Nam, cũng không phù hợp với đối tượng người học có tiếng mẹ đẻ có cùng loại hình ngôn ngữ đơn lập với tiếng Trung Quốc Do đó, chúng tôi tiến hành biên soạn bộ giáo trình này

Đối tượng sử dụng

chọn học học phần ngoại ngữ thứ hai là Tiếng Trung Quốc 1 trong Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Giáo trình này có thể được sử dụng trong giảng dạy tiếng Trung Quốc cho người học tiếng Trung Quốc không chuyên, có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy tiếng Trung Quốc cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

Mục tiêu

Sau khi học xong Giáo trì nh Tiếng Trung Quốc 1, sinh viên nắm được cách

phát âm tiếng Trung Quốc, các kiến thức và quy tắc viết chữ Hán, cách tạo từ mới

Trang 4

từ những chữ đã học, các điểm ngữ pháp thường dùng song có sự khác biệt với tiếng Việt

Nội dung

Giáo trình gồm 8 bài Trong đó, bài 1 giới thiệu hệ thống ngữ âm tiếng Trung Quốc, các kiến thức và quy tắc viết chữ Hán; bài 2 đến bài 8 là các bài khoá xoay quanh bốn chủ đề về giới thiệu, học tập & công việc, sở thích, thời gian, cung cấp các chữ Hán, từ vựng và ngữ pháp có liên quan đến các chủ đề này

Sau khi học xong giáo trình này, sinh viên tích luỹ được 150 chữ Hán, 219

từ vựng sơ cấp 1 và một số điểm ngữ pháp thường dùng của Tiêu chuẩn năng lực tiếng Trung Quốc dùng trong Giáo dục quốc tế tiếng Trung Quốc (国际中文教育

中文水平等级标准) do Trung tâm Hợp tác Giao lưu Ngôn ngữ Trung Quốc và nước ngoài của Bộ Giáo dục, Trung Quốc biên soạn

Nguyên tắc biên soạn

và tiếng Trung Quốc

Cung cấp âm Hán Việt thường dùng

Hệ thống từ vựng tiếng Việt có một lượng lớn từ Hán Việt Biết được âm Hán Việt của chữ Hán sẽ giúp sinh viên nhanh chóng tạo được các từ tương ứng trong tiếng Trung Quốc Song, có những âm Hán Việt không có ý nghĩa trong việc tạo từ, có những từ Hán Việt có nghĩa khác với nghĩa của từ tiếng Trung Quốc

Trang 5

Giáo trình cung cấp âm Hán Việt của tất cả các chữ Hán, đồng thời cung cấp âm

Hán Việt tương ứng thường dùng của những từ có cấu tạo từ hai âm tiết trở lên

Nhớ chữ Hán thông qua kết cấu và thành phần cấu tạo của chữ

Chữ Hán là vật cản lớn nhất đối với người học Việt Nam khi tiếp cận tiếng

Trung Quốc Giáo trình cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về chữ Hán,

thông qua các bài tập có liên quan đến kết cấu và thành phần cấu tạo chữ Hán giúp

sinh viên nhớ chữ Giáo trình không hướng đến sử dụng những mẹo nhớ chữ Hán

phản khoa học, giúp người học tránh những hiểu nhầm về nghĩa của chữ Hán

Chú trọng sự khác biệt về ngữ pháp

Tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đều là ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ

đơn lập Vì vậy, ngữ pháp của hai ngôn ngữ này có khá nhiều điểm tương đồng

Giáo trình không hướng đến việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Trung Quốc một cách

có hệ thống, chỉ giảng dạy những điểm ngữ pháp có sự khác biệt với tiếng Việt và

những điểm ngữ pháp người học thường mắc lỗi trong quá trình sử dụng

Tác giả

TS GVC Lưu Hớn Vũ

Trang 7

Nhập môn Vận mẫu

Quy tắc viết phiên âm Ghép âm Thanh điệu Biến điệu Thanh nhẹ

tạo chữ Hán Các nét cơ bản của chữ Hán

Quy tắc bút thuận Các kết cấu cơ bản của chữ Hán

Trang 8

TRANG BÀI NGỮ ÂM CHỮ HÁN TỪ VỰNG NGỮ PHÁP

38 Bài 2

Giới thiệu (1)

Câu nghi vấn với 吗 Câu nghi vấn với 呢 Phó từ phủ định 不

59 Bài 3

Giới thiệu (2)

Trang 9

TRANG BÀI NGỮ ÂM CHỮ HÁN TỪ VỰNG NGỮ PHÁP

75 Bài 4

Giới thiệu (3)

Trang 10

TRANG BÀI NGỮ ÂM CHỮ HÁN TỪ VỰNG NGỮ PHÁP

123 Bài 7

Thời gian (1)

Trang 11

TRANG BÀI NGỮ ÂM CHỮ HÁN TỪ VỰNG NGỮ PHÁP

138 Bài 8

Thời gian (2)

Trang 13

I NGỮ ÂM

Âm tiết tiếng Trung Quốc được tạo nên bởi thanh mẫu (phụ âm đầu), vận mẫu (vần) và thanh điệu Trong đó, vận mẫu (vần) và thanh điệu là hai thành phần bắt buộc phải có trong âm tiết

Tiếng Trung Quốc có 21 thanh mẫu, 36 vận mẫu và 4 thanh điệu

Thanh mẫu (phụ âm đầu)

Trang 14

Vận mẫu (vần)

ua uo uai uei (-ui)

uan uen (-un) uang ueng

üe üan ün

Quy tắc viết phiên âm

1 Vận mẫu iou, uei, uen khi đứng sau thanh mẫu, thì iou viết thành iu, uei viết thành ui, uen viết thành un

q + iou  qiu sh + uei  shui c + uen  cun

x + iou  xiu g + uei  gui q + uen  qun

2 Vận mẫu ü hoặc vận mẫu bắt đầu bằng ü khi đứng sau các thanh mẫu j, q, x,

thì ü viết thành u, cách đọc không thay đổi

jüe  jue qüe  que xüe  xue

Trang 15

jüan  juan qüan  quan xüan  xuan jün  jun qün  qun xün  xun

3 Vận mẫu i hoặc vận mẫu bắt đầu bằng i khi đứng một mình tạo thành một âm

tiết, thì i viết thành y, cách đọc không thay đổi

i  yi

iou  you ian  yan in  yin

iang  yang ing  ying iong  yong

4 Vận mẫu u hoặc vận mẫu bắt đầu bằng u khi đứng một mình tạo thành một âm

tiết, thì u viết thành w, cách đọc không thay đổi

Trang 16

Ghép âm

1 Ghép thanh mẫu b với các vận mẫu

2 Ghép thanh mẫu p với các vận mẫu

Trang 17

3 Ghép thanh mẫu m với các vận mẫu

4 Ghép thanh mẫu f với các vận mẫu

5 Ghép thanh mẫu d với các vận mẫu

Trang 18

die diao diu

Trang 19

nai nei nao

nuo nuan

nüe

8 Ghép thanh mẫu l với các vận mẫu

luo

Trang 20

lüe

9 Ghép thanh mẫu g với các vận mẫu

gu

10 Ghép thanh mẫu k với các vận mẫu

ku

Trang 21

11 Ghép thanh mẫu h với các vận mẫu

hu

12 Ghép thanh mẫu j với các vận mẫu

13 Ghép thanh mẫu q với các vận mẫu

Trang 22

que quan qun

14 Ghép thanh mẫu x với các vận mẫu

15 Ghép thanh mẫu z với các vận mẫu

zu

Trang 23

cai cao cou

18 Ghép thanh mẫu zh với các vận mẫu

zhu

Trang 24

zhua zhuo zhuai zhui

19 Ghép thanh mẫu ch với các vận mẫu

chu

20 Ghép thanh mẫu sh với các vận mẫu

shu

Trang 25

21 Ghép thanh mẫu r với các vận mẫu

ru

Trang 26

Biến điệu

1 Khi hai thanh ba đi liền với nhau, thanh ba thứ nhất biến thành thanh hai

nǐ + hăo  ní + hăo hěn + hăo  hén + hăo

shŏu + zhǐ  shóu + zhǐ jǐ + diăn  jí + diăn

2 Khi âm tiết đi liền phía sau chữ “一” (yī) mang thanh một, thanh hai, thanh ba, thì chữ “一” phải đọc với thanh bốn (yì) Khi âm tiết đi liền phía sau chữ “一” (yī) mang thanh bốn, thì chữ “一” phải đọc với thanh hai (yí)

yī (一) + tiān  yì + tiān yī (一) + nián  yì + nián

yī (一) + zăo  yì + zăo yī (一) + dìng  yí + dìng

3 Khi âm tiết đi liền sau chữ “不” (bù) mang thanh bốn, thì chữ “不” phải đọc với thanh hai (bú)

jiějie wŏ de nǐmen hé shang

guòlai shétou xīhan rènshi

Trang 27

Bài tập

Đọc các từ/ cụm từ hai âm tiết sau

dōngtiān xīngqī jīntiān xiāngjiāo

bǐnggān xiăoshuō dă kāi wăngbā

xiăojiě yŏu diăn kěyǐ nălǐ

Trang 28

shí hou bié de sháozi yéye

Wŏ jiā yǒu sì kǒu rén: bàba、māma、gēge hé wŏ

Wŏ bàba zài yīyuàn gōngzuò, tā hěn máng

Wŏ māma shì jiātíng zhǔfù

Wŏ gēge shì yínháng zhíyuán

Trang 29

II CHỮ HÁN

Các phương pháp tạo chữ Hán

Có bốn phương pháp tạo chữ Hán là tượng hình, chỉ sự, hội ý và hình thanh Tượng hình là phương pháp tạo chữ bằng cách sử dụng những nét bút vẽ lại hình dáng của vật thể hoặc bộ phận đặc trưng của vật thể ấy

Chỉ sự là phương pháp tạo chữ bằng cách thêm một kí hiệu vào chữ tượng

hình, để biểu thị ý nghĩa của chữ

Hội ý là phương pháp tạo chữ bằng cách hợp hai hoặc hơn hai chữ lại với nhau, để biểu thị ý nghĩa của chữ

Hình thanh là phương pháp tạo chữ bằng cách kết hợp hai phần “hình” và

“thanh”, trong đó phần “hình” cho biết ý nghĩa có liên quan của chữ, phần “thanh” cho biết âm đọc của chữ

Trang 30

Các nét cơ bản của chữ Hán

Ngang 一 Viết thẳng theo chiều ngang, từ trái sang phải 三

Sổ 丨 Viết thẳng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới 十

Phẩy 丿 Kéo nhẹ từ trên xuống qua trái 八

Chấm 丶 Chấm lệch xuống bên phải, dừng bút 六

Mác ㇏ Kéo nhẹ từ trên xuống qua phải 人

Hất ㇀ Chấm từ dưới bên trái lên trên bên phải 地

Quy tắc bút thuận

Ngang trước sổ sau

Phẩy trước mác sau

Trên trước dưới sau

Trái trước phải sau

Ngoài trước trong sau

Giữa trước hai bên sau

Vào trước đóng sau

Trang 31

Các kết cấu cơ bản của chữ Hán

Trang 36

Hãy đọc các dãy số sau:

1 Mã số sinh viên của bạn và người bên cạnh

2 Mã số trên một tờ tiền bất kì

3 Mã số trên một sản phẩm bất kì

Trang 37

IV HƯỚNG DẪN VIẾT CHỮ HÁN

Trang 38

3 他 tā [THA] (đại từ nhân xưng ngôi thứ

ba, chỉ nam giới) anh ấy

4 她 tā [THA] (đại từ nhân xưng ngôi thứ

ba, chỉ nữ giới) chị ấy

5 们 men [MÔN] (dùng sau danh từ chỉ người

hoặc đại từ nhân xưng, biểu thị số nhiều)

GIỚI THIỆU (1)

Bà i 2

Trang 39

他们 tāmen họ, các anh ấy

11 什 shén [THÂN] (thường kết hợp với 么)

12 么 me [MA] (thường kết hợp với 什)

Trang 40

学生 xuéshēng [HỌC SINH] học sinh, sinh viên

18 吗 ma [MA] (đặt ở cuối câu, dùng để hỏi)

không

老师 lǎoshī thầy giáo, cô giáo

22 您 nín [NHẪM, NĨN] (đại từ nhân xưng

ngôi thứ hai, biểu thị kính trọng, khách sáo) ông, bà, ngài

Trang 41

II BÀI KHOÁ

A: Nǐ hǎo! Wǒ jiào Ruǎn Zhìwén, Xīgòng rén, sān shí suì

B: Nǐmen hǎo! Wǒ jiào Hú Míngyuè Tā jiào Dīng Hǎi’ān Wǒmen

shì Hénèi rén

① (tên người) Nguyễn Chí Văn

② (tên địa danh) Sài Gòn

③ (tên người) Hồ Minh Nguyệt

④ (tên người) Đinh Hải An

⑤ (tên địa danh) Hà Nội

⑥ (tên người) Huỳnh Anh Tuấn

⑦ (tên người) Trần Thu Thuỷ

⑧ (tên địa danh) Đà Nẵng

Trang 42

C: Tā jiào Huáng Yīngjùn Tā jiào Chén Qiūshuǐ Tāmen shì

Xiàngǎng rén Tāmen shí jiǔ suì

Dịch nghĩa

A: Chào bạn! Tôi tên là Nguyễn Chí Văn, người Sài Gòn, 30 tuổi

B: Chào các bạn! Tôi tên là Hồ Minh Nguyệt Anh ấy tên là Đinh Hải An

Chúng tôi là người Hà Nội

C: Anh ấy tên là Huỳnh Anh Tuấn Chị ấy tên là Trần Thu Thuỷ Họ là người

Trang 43

B: Nǐ hǎo, wǒ jiào Ruǎn Zhìwén Nǐ ne?

A: Wǒ jiào Chén Qiūshuǐ Nǐ shì xuéshēng ma?

B: Wǒ bú shì xuéshēng Wǒ shì lǎoshī

A: Lǎoshī, nín hǎo! Nín shì Xiàngǎng rén ma?

B: Wǒ bú shì Xiàngǎng rén Wǒ shì Xīgòng rén

Dịch nghĩa

A: Chào anh, anh tên gì?

B: Chào bạn, tôi tên là Nguyễn Chí Văn Còn bạn?

A: Tôi tên là Trần Thu Thuỷ Bạn là sinh viên phải không?

B: Tôi không phải là sinh viên Tôi là giảng viên

A: Chào thầy! Thầy là người Đà Nẵng phải không?

B: Tôi không phải người Đà Nẵng Tôi là người Sài Gòn

III NGỮ PHÁP

1 Đại từ nhân xưng 您

Trong giao tiếp, người Trung Quốc thường dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai 您 để gọi người có địa vị cao hơn, tuổi tác lớn hơn hoặc người lạ, biểu thị kính trọng và khách sáo Lưu ý: Đại từ 您 không có hình thức số nhiều

2 Kết cấu danh từ/ cụm danh từ

Danh từ/ cụm danh từ trong tiếng Việt có kết cấu chính – phụ, tức thành phần chính đặt trước, thành phần phụ đặt sau Ví dụ:

Trang 44

3 Câu nghi vấn với 什么

Đại từ nghi vấn 什么 dùng để hỏi tính chất của sự vật hoặc nghề nghiệp, thân phận của một người nào đó Thường xuất hiện trong cấu trúc:

động từ + 什么 + (danh từ) ?

Trang 45

4 Câu nghi vấn với 吗

Trợ từ nghi vấn 吗 đặt cuối câu trần thuật tạo thành câu nghi vấn

5 Câu nghi vấn với

Trợ từ nghi vấn 呢 đặt sau đại từ, danh từ hoặc cụm danh từ, dùng để hỏi

“còn… thì sao?”

đại từ/ danh từ/ cụm danh từ + 呢?

Ví dụ:

Trang 47

Bài tập 2 Phân loại chữ Hán theo kết cấu

我 你 他 她 们 好 叫 人 岁 是 什

么 名 字 呢 学 生 吗 老 师 不 您

Độc thể: Trái phải: _

Trên dưới: Bao quanh hai mặt: _

Trang 48

Bài tập 4 Sử dụng các chữ Hán cho sẵn tạo thành từ mới

Trang 51

Nội dung: Các thành viên trong nhóm tự giới thiệu về bản thân, bao gồm

các thông tin về họ tên, quê quán, tuổi tác, nghề nghiệp

Nhiệm vụ: Sau khi nghe các thành viên tự giới thiệu, bạn hãy hoàn thành

Trang 54

后江 Hòujiāng Hậu Giang

Trang 55

宁顺 Níngshùn Ninh Thuận

Trang 56

承天 -顺化 Chéngtiān - Shùnhuà Thừa Thiên - Huế

VI HƯỚNG DẪN VIẾT CHỮ HÁN

Trang 58

Trang 59

I CHỮ VÀ TỪ

1 介 jiè [GIỚI] (thường kết hợp với 绍)

2 绍 shào [THIỆU] (thường kết hợp với 介)

介绍 jièshào [GIỚI THIỆU] giới thiệu

一下 yíxià một chút, một lát

Trang 60

大学生 dàxuéshēng sinh viên

不大 búdà không to, không lớn

18 了 le [LIỄU] (đặt cuối câu, biểu thị có sự

thay đổi hoặc xuất hiện tình huống mới)

Trang 61

① (tên người) Minh Nguyệt

② (tên người) Thu Thuỷ

③ (tên người) Huỳnh Anh Tuấn

Trang 62

Phiên âm

A: Míngyuè, nǐ hǎo!

B: Nǐ hǎo, Qiūshuǐ!

A: Míng Yuè, wǒ jièshào yíxià Zhè shì wǒ tóngxué Tā jiào Huáng

Yīngjùn Yīngjùn, zhè shì wǒ péngyǒu, tā jiào Míngyuè

B: Yīngjùn, nǐ hǎo! Rènshi nǐ hěn gāoxìng!

C: Míngyuè, nǐ hǎo! Rènshi nǐ wǒ yě hěn gāoxìng!

Dịch nghĩa

A: Minh Nguyệt, chào bạn!

B: Chào Thu Thuỷ!

A: Minh Nguyệt, tôi giới thiệu một chút Đây là bạn học của tôi Anh ấy tên là

Huỳnh Anh Tuấn Anh Tuấn, đây là bạn tôi, cô ấy tên là Minh Nguyệt

B: Chào Anh Tuấn! Rất vui được biết bạn!

C: Chào Minh Nguyệt! Tôi cũng rất vui được biết bạn!

Trang 63

① (tên địa danh) Hà Nội

② (tên địa danh) Sài Gòn

Trang 64

B: Tā sān shí suì le

A: Tā shì Hénèi rén ma?

B: Tā bú shì Hénèi rén Tā shì Xīgòng rén

A: Tā ne? Tā shì shéi?

B: Tā shì Ruǎn lǎoshī de péngyǒu

A: Tā yě shì lǎoshī ma?

B: Tā bú shì lǎoshī Tā shì yīshēng

A: Nà shì shéi?

B: Wǒ bú rènshi

Dịch nghĩa

A: Thu Thuỷ, ông ấy là ai?

B: Ông ấy là thầy giáo ở trường đại học của chúng tôi Thầy ấy tên là Nguyễn

Chí Văn

A: Thầy ấy bao nhiêu tuổi rồi?

B: Thầy ấy 30 tuổi rồi

A: Thầy ấy là người Hà Nội phải không?

B: Thầy ấy không phải người Hà Nội Thầy ấy là người Sài Gòn

A: Còn cô ấy? Cô ấy là ai?

B: Cô ấy là bạn của thầy Văn

A: Cô ấy cũng là giảng viên phải không?

B: Cô ấy không phải là giảng viên Cô ấy là bác sĩ

Trang 65

他的同学

你们的学生

Trang 66

3 Câu nghi vấn với 多

Trong câu nghi vấn, từ 多 thường đặt trước các tính từ đơn âm tiết mang nghĩa tích cực, dùng để hỏi về số lượng, mức độ Ví dụ:

Trang 67

Trên dưới: Bao quanh hai mặt: _

Bao quanh ba mặt:

Bao quanh bốn mặt: _

Trang 68

Bài tập 3 Nối chữ Hán và phiên âm

Trang 69

Bài tập 6 Đặt câu hỏi với thành phần được gạch dưới

Trang 71

5 高兴 很 认识 你

_

V HOẠT ĐỘNG

Số lượng: Hai người một nhóm

Nội dung: Hai người hội thoại, tìm hiểu thông tin về họ tên, quê quán, tuổi tác, nghề nghiệp của đối phương và người thứ ba

Nhiệm vụ: Sau khi hội thoại, bạn hãy hoàn thành bảng bên dưới

Bản thân Đối phương Người thứ ba

Họ tên

Quê quán

Tuổi tác

Nghề nghiệp

Trang 72

推销员 tuīxiāoyuán nhân viên tiếp thị

家庭主妇 jiātíng zhǔfù nội trợ

Trang 75

I CHỮ VÀ TỪ

家人 jiārén người trong cùng gia đình

有名 yǒumíng [HỮU DANH] nổi tiếng

有的 yǒu de (biểu thị một bộ phận trong số những

Trang 76

6 妈 mā [MA] mẹ, má

没有 méiyǒu không có, chưa có

没什么 méi shénme không có gì

13 个 gè [CÁ] (lượng từ chỉ người hoặc vật)

cái

14 孩 hái [HÀI] con cái, con nít

Ngày đăng: 06/05/2024, 15:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng bên dưới. - Giáo trình Tiếng Trung Quốc 1 - Lưu Hớn Vũ
Bảng b ên dưới (Trang 87)
BẢNG CHỮ VÀ TỪ - Giáo trình Tiếng Trung Quốc 1 - Lưu Hớn Vũ
BẢNG CHỮ VÀ TỪ (Trang 153)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN