1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Cơ Sở Lý Luận, Nội Dung Của Nguyên Tắc Xây Dựng Nhà Nước Gắn Liền Với Cuộc Đấu Tranh Ngăn Ngừa Và Khắc Phục Bệnh Quan Liêu

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cơ sở lý luận, nội dung của nguyên tắc xây dựng Nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng và liên hệ việc vận dụng nguyên tắc này ở Việt Nam hiện nay
Thể loại Bài làm (Tài liệu tham khảo)
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 38,8 KB

Nội dung

bài thu hoạch môn triết học Mác - Lênin lớp cao cấp lý luận chính trị Phân Tích Cơ Sở Lý Luận, Nội Dung Của Nguyên Tắc Xây Dựng Nhà Nước Gắn Liền Với Cuộc Đấu Tranh Ngăn Ngừa Và Khắc Phục Bệnh Quan Liêu

Trang 1

Chủ đề thu hoạch : Đồng chí hãy phân tích cơ sở lý luận, nội dung của nguyên

tắc Xây dựng Nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng và liên hệ việc vận dụng nguyên tắc này ở Việt

Nam hiện nay.

BÀI LÀM

(Tài liệu tham khảo, Học viên nên bổ sung kiến thức đã học)

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh và coi quan liêu, tham ô, lãng phí là "giặc nội xâm" Bác dạy, chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng, cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận và muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước tiên phải tẩy sạch bệnh quan liêu Hơn 75 năm lãnh đạo, xây dựng nhà nước mới của nhân dân, Ðảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước cách mạng và chống quan liêu, tham ô

Hồ Chí Minh khẳng định rằng, việc thường xuyên phòng, chống và đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu sẽ giúp cho mọi người đoàn kết, thống nhất hơn; giúp cho “cán bộ ta cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng; giúp chính quyền ta thành một chính quyền trong sạch, xứng đáng với lòng tin tưởng và sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào ta” Tuy nhiên, quan liêu, tham nhũng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành tạo ra những khoảng cách lớn, tổn thương lớn mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân - mối quan hệ đã được Đảng ta xây dựng, tạo lập và được khẳng định từ khi Đảng ra đời đến nay Bệnh quan liêu, tham nhũng hiện nay phải coi đây là nhiệm vụ

ưu tiên hàng đầu, giải quyết những vấn đề bức xúc nổi cộm gây bất bình, mất niềm tin nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển đất nước, làm suy yếu nhà nước Cuộc đấu tranh này, vẫn luôn phải xác định là một nhiệm vụ cấp thiết, từng

bước cần loại trừ tận gốc Để làm rõ những vấn đề trên xin được: Phân tích cơ sở lý luận, nội dung của nguyên tắc Xây dựng Nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh

Trang 2

ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng và liên hệ việc vận dụng nguyên tắc này ở Việt Nam hiện nay.

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận liên quan đến xây dựng nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng

1.1 Nguồn gốc của nhà nước

Quan điểm sùng bái, mê tín nhà nước: thuyết gia trưởng, thuyết thần học Nhà nước là một hiện tượng vĩnh viễn, xuất hiện và tồn tại gắn liền với sự xuất hiện

và tồn tại của xã hội Xã hội không tồn tại được nếu không có nhà nước

Quan điểm vô chính phủ về nhà nước: phủ nhận sự tồn tại của nhà nước, Nhà nước xuất hiện trái với quy luật tự nhiên, là nguyên nhân của đàn áp, bất công, khổ đau

Thuyết Khế ước xã hội (J.J.Rútxô, J.Locker…): nguồn gốc nhà nước bắt đầu

từ xã hội Cộng đồng xã hội đã họp nhau lại, soạn thảo một khế ước chung, trong đó thoả thuận thành lập nên nhà nựớc, trao cho nhà nước các quyền vốn là của mọi người để nó thay mặt mọi người bảo vệ các quyền, tự do của họ Một khi nhà nước không hoàn thành sứ mệnh được giao phó, các quyền tự nhiên của con người bị vi phạm, xã hội có thể hủy bỏ khế ước cũ, soạn thảo khế ước mới để thành lập nhà nước mới

Quan điểm Mác xít về nguồn gốc nhà nước: Nhà nước là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, chỉ xuất hiện và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của lịch

sử xã hội – giai cấp xã hội có sự phân chia giai cấp Nguyên nhân ra đời nhà nước: nảy sinh trong lòng xã hội cộng sản nguyên thủy

Cơ sở kinh tế: Công cụ lao động phát triển, năng suất lao động tăng, của cải

dư thừa, xuất hiện chế độ tư hữu…

Cơ sở xã hội: phân hóa giai cấp, mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa, xuất hiện nhà nước

Tóm lại, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện và tồn tại trong điều kiện XH có giai cấp Nguyên nhân sâu xa của sự ra đời nhà nước là nguyên nhân kinh tế, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, còn nguyên nhân trực tiếp là do những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được dẫn đến xuất hiện nhà nước

Trang 4

Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau

và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng cần thiết, một lực lượng rõ ràng là đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt

sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng “trật tự” Và lực lượng đó, nảy sinh ra từ xã hội, nhưng lại đứng trên xã hội và ngày càng tách rời khỏi xã hội, chính là nhà nước”

1.2 Bản chất của nhà nước

Quan điểm phi mácxít:

Quan niệm thời Cổ đại và Trung cổ: Nhà nước là lực lượng siêu tự nhiên,

quyền lực được ban phát, ủy nhiệm bởi Thượng đế

Quan niệm trong thời kỳ cận hiện đại: quyền lực nhà nước về bản chất là

quyền lực của xã hội, của nhân dân, do xã hội và nhân dân giao cho, uỷ quyền cho

Quan điểm Triết học Mác – Lênin: Nhà nước về bản chất là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị về mặt kinh tế Từ kinh tế chi phối cả chính trị và tư tưởng

Là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay của giai cấp cầm quyền

Tóm lại, bản chất nhà nước là một quyền lực của một giai cấp, giai cấp thống trị về mặt kinh tế

Cơ sở kinh tế không chỉ quy định giai cấp nào là giai cấp cầm quyền mà còn quy định đường lối, chủ trương, chính sách, hiến pháp, pháp luật của nhà nước Đường lối, chủ trương, chính sách, hiến pháp, pháp luật của nhà nước chỉ có tính khả thi và tác dụng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội khi nó phản ánh được sơ sở kinh tế Mà phản ánh cơ sở kinh tế suy cho cùng là phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích cơ bản của gia cấp thống trị về kinh tế

1.3 Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Một là, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Trang 5

Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Ba là, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật

và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Bốn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật

Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

1.4 Xây dựng Nhà nước gắn liền với công cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng

Quan điểm Hồ Chí Minh về bệnh quan liêu, tham nhũng: Quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí thường đi kèm với nhau và gây những hậu quả lớn Quan liêu, tham nhũng là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, là một thứ “Giặc trong lòng”, “giặc nội xâm” Chính vì thế phải loại trừ bệnh quan liêu, tham nhũng

ra khỏi bộ máy nhà nước

V.I.Lênin: “Chúng ta khốn khổ trước hết về tội quan liêu Những người cộng sản đã trở thành những tên quan liêu Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó” [Lênin, Toàn tập, tập 54, tr.235]

Hồ Chí Minh: Người rất ghét loại cán bộ “làm quan cách mạng, đè đầu cưỡi

cổ dân”, “miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc theo lối “quan” chủ Miệng thì nói

“phụng sự quần chúng” nhưng họ làm trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ” [HCM, toàn tập, tập 6, tr292,490]

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi – Theo Luật PCTN Việt Nam

Nguồn gốc của tham nhũng là: Lòng tham và thói ích kỷ Chính đều đó gây ra

Trang 6

các hậu quả nghiêm trọng: Phá hỏng các mục tiêu, chương trình; Mất cán bộ…; Mất niềm tin đối với nhân dân và gây nhiều hậu quả khôn lường, khó đong đếm Đại hội XIII chỉ rõ: Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực chưa được đẩy lùi Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta

Biện pháp đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng: Theo V.I Lênin: “Chỉ khi nào toàn thể nhân dân đều tham gia quản lý thì khi ấy mới

có thể đả phá chủ nghĩa quan liêu đến cùng, đến thắng lợi hoàn toàn được” Vì vậy,

để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng phải “thi hành ngay những biện pháp khiến tất cả mọi người đều làm chức năng giám sát, giám thị, khiến tất cả mọi người đều tạm biến thành “quan liêu”, và, do đó, khiến không một ai có thể biến thành

“quan liêu” được”, có nghĩa là phải minh bạch, tăng cường giám sát

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn”

2 Thực trạng việc vận dụng nguyên tắc Xây dựng Nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng hiện nay

2.1 Những kết quả đạt được

Những quan điểm chỉ đạo của Đảng ta qua các thời kỳ là hết sức đúng đắn, phù hợp, được các cấp ủy, tổ chức đảng tổ chức thực hiện bài bản, chặt chẽ, sâu sát với quyết tâm chính trị cao và đạt được những kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị, góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực, suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong Đảng Với

sự quyết tâm và nghiêm khắc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều vụ việc, nhiều đại án kinh tế đã được triển khai đồng bộ, bài bản, thận trọng, giải quyết triệt để, đạt nhiều kết quả, được dư luận quan tâm và nhân dân đồng tình, ủng hộ Trong đó, lực lượng công an đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp, đóng góp tích cực, quan trọng vào việc đẩy nhanh tiến độ điều tra, đưa ra truy tố, xét xử các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về ma túy, kinh tế, tham nhũng… góp phần ngăn chặn tình

Trang 7

trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật đã thu hồi, đề nghị thu hồi tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng cho Nhà nước

Điển hình: Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy

định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC và Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam – PVP Land; Vụ án Phan Văn Vĩnh (nguyên Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao), Nguyễn Văn Dương và đồng phạm phạm tội “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Tổ

chức đánh bạc”,“Đánh bạc”, “Mua bán trái phép hóa đơn”, “Rửa tiền”, “Đưa hối

lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và một số địa phương

Đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, quán triệt nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, trong đó tập trung quán triệt và thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng,

Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng ; Chỉ thị

số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đa số cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân nhận thức

rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, nâng cao ý thức phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Công tác phòng chống tham nhũng, bệnh quan liêu có chuyển biến quan trọng

về nhận thức và hành động ở cả 3 khâu: phòng ngừa, phát hiện và xử lý, đặc biệt là công tác phòng ngừa đã từng bước ngăn chặn các hành vi tham nhũng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Đấu tranh phòng chống tham

Trang 8

nhũng được làm nghiêm từ trên xuống dưới và đó chính là bước đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực này, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao

2.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.1 Những hạn chế

Trong thực hiện công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, có việc, có nơi chưa nghiêm túc, đôi khi còn có hiện tượng “trên nóng, dưới lạnh”; còn thiếu những

cơ chế, chính sách, chế tài, biện pháp có tính đột phá đủ mạnh để làm chuyển biến

cơ bản tình hình Vì thế, tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, biểu hiện

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ chưa bị đẩy lùi, có nơi, có lúc còn diễn biến phức tạp hơn

Thực tế là, hiện tượng tham nhũng gắn liền với những con người cụ thể, mà chỉ những người có chức, có quyền, có vị thế trong bộ máy công quyền mới có điều kiện thực hiện hành vi tham nhũng Trong xã hội ta hiện nay, những người có chức,

có quyền đa số là cán bộ, đảng viên, vì vậy, làm tăng dư luận xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước

Việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phòng chống tham nhũng, bệnh quan liêu ở một số cơ quan, đơn vị còn chậm Công tác phòng ngừa tham nhũng như: Cải cách hành chính, công khai minh bạch trong hoạt động, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn… được áp dụng chưa triệt ở một số đơn vị nên hiệu quả phòng chống tham nhũng chưa cao, còn xảy ra nhiều vụ tham ô tài sản

Việc kiểm tra phát hiện tham nhũng của một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế, các vụ việc được phát hiện tham nhũng, chủ yếu qua dư luận xã hội, đơn, thư tố cáo Một số cán bộ, đảng viên và người dân còn ngại tham gia đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp ý, phê bình cán bộ, đảng viên vi phạm Tính tiên phong, gương mẫu của một số đảng viên chưa cao dẫn đến vi phạm, bị xử lý kỷ luật, trong đó có nhiều đảng viên là cán bộ chủ chốt

2.2.2 Nguyên nhân

Trang 9

Công tác phòng chống tham nhung, bệnh quan liêu là lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp; đòi hỏi phải cần tập trung cao sự chỉ đạo, điều hành cũng như sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị

Việc triển khai, phổ biến, tuyên tuyền các chỉ thị, nghị quyết, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng tuy có đổi mới, hiệu quả nhưng vẫn chưa sâu rộng trong lực lượng đoàn viên - hội viên và Nhân dân

Công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực vẫn còn sơ hở, lỏng lẻo, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp Việc công khai minh bạch trong hoạt động của các đơn vị, tổ chức chưa thật sự sâu sắc, hiệu quả

Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tu dưỡng rèn luyện, cố ý làm sai trái những quy định dẫn đến vi phạm bị xử lý kỷ luật Sự tác động của mặt trái nền kinh

tế thị trường phần nào đã làm tha hóa về đạo đức, lối sống của một số đảng viên, cán

bộ, công chức

3 Giải pháp

Trên sở sở tiếp tục vận dụng, phát triển các quan điểm của Lênin trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, căn cứ vào tình hình cũng như các yêu cầu đặt ra cần phải tập trung thực hiện tốt một số giải pháp:

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội cần thấm nhuần và tiếp tục Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, với các chỉ thị, nghị quyết, Luật về phòng, chống tham nhũng và Quy định số 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Những điều đảng viên không được làm” Kiên quyết đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, nhũng nhiễu, xa rời, vô cảm trước nhân dân

Hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính theo hướng phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng Tham khảo kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của một số nước trên thế giới, để có thể vận dụng trong quá trình xây dựng cơ chế kiểm soát

Trang 10

quyền lực, hoàn thiện thể chế, phân cấp, quy định rõ chức năng cho các ngành, các cấp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng Bổ sung một số hành vi tham nhũng thuộc tội phạm tham nhũng Cải cách chế độ tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở phù hợp để góp phần phòng, chống tham nhũng

Thực hiện nghiêm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, tài chính của các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật; đưa nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, là một tiêu chí để bình xét thi đua khen thưởng cho tập thể, cá nhân và đánh giá cán

bộ, công chức

Thực hiện chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước; công khai, minh bạch về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước…,công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo; thực hiện có hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức…

Truy xét trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng; xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng; tịch thu, sung công tài sản tham nhũng và có nguồn gốc từ tham nhũng; kỷ luật nghiêm những người bao che,

cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng; kỷ luật nghiêm những người lợi dụng việc

tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ Tăng cường công tác giáo dục bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, đề cao liêm khiết,

tự giữ mình Chú trọng nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống tham nhũng, nhất là đội ngũ cán bộ kiểm tra, nội chính Đảng, thanh tra, điều tra, viện kiểm sát…trực tiếp làm công tác phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc tham nhũng Đây là giải pháp tăng sức miễn dịch với quan liêu tham nhũng, bảo đảm cho cán bộ, công chức vững vàng trước những cám dỗ của tiền tài, vật chất, góp phần ngăn ngừa lợi dụng chức vụ, quyền lực vào mục đích bất chính, phi pháp

Ngày đăng: 06/05/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w