1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ THUẬN LỢI TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN LÀO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Thuận Lợi Trong Dạy Và Học Tiếng Việt Của Giảng Viên Và Sinh Viên Lào Tại Trường Đại Học Đà Lạt
Tác giả TS. Lưu Thị Hồng Việt, ThS. Nguyễn Thị Thẩm Mỹ
Trường học Trường Đại học Đà Lạt
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2016
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 370,67 KB

Nội dung

Ngoại Ngữ - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội MỘT SỐ THUẬN LỢI TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN LÀO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TS. Lưu Thị Hồng Việt, ThS. Nguyễn Thị Thẩm Mỹ1 1. GIỚI THIỆU Trong xu thế giao lưu, hội nhập hiện nay, Trường Đại học Đà Lạt là một trong những trường được phép đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài. Tháng 6 năm 2016, Nhà trường đã chính thức thành lập Tổ tiếng Việt nhằm đảm bảo cho việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được tốt hơn. Từ khi chính thức được thành lập, Tổ tiếng Việt được giao nhiệm vụ chính là đào tạo tiếng Việt cho sinh viên người nước ngoài, trong đó chủ yếu là sinh viên mang quốc tịch Lào. Các em theo học tại Trường Đại học Đà Lạt theo diện học bổng toàn phần được tài trợ bởi tỉnh ủy Lâm Đồng. Đây là một phần trong quan hệ giao lưu, kết nghĩa giữa tỉnh Lâm Đồng với một số tỉnh của Lào nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung. Các giảng viên của Tổ tiếng Việt chủ yếu sử dụng giáo trình của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh để giảng dạy, ngoài ra có tham khảo thêm các giáo trình, sách dạy tiếng Việt khác của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình giảng dạy và học tập, Tổ tiếng Việt đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện từ phía Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Đà Lạt và nhiều thuận lợi khác. Để phát huy hơn nữa những thuận lợi trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào, bài viết này làm sáng tỏ những thuận lợi trong quá trình dạy và học tiếng Việt của giảng viên và sinh viên Lào tại Trường Đại học Đà Lạt, góp phần nhỏ trong việc tăng cường thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào ngày càng bền chặt hơn. 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa vào năng lực và khả năng tiếp nhận kiến thức, văn hóa của sinh viên Lào trước và sau khi tham gia khóa học tiếng Việt tại Trường Đại học Đà Lạt, quá trình giảng dạy của giảng viên cho sinh viên Lào tại Trường Đại học Đà Lạt. 774K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Trường Đại học Đà Lạt; dựa vào kết quả học tập, kết quả thi năng lực tiếng Việt của các em sinh viên Lào học tập tại Trường trong những năm học từ 2016 đến nay để khảo sát, nhận xét và đánh giá những thuận lợi trong quá trình giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên. Từ đó, chúng tôi tiếp tục đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho sinh viên Lào tại Trường Đại học Đà Lạt trong thời gian tới. Trong bài viết, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp so sánh. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng thêm một số phương pháp khác. 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN LÀO 3.1. Những công trình, bài viết về việc giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào Mặc dù việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mới chỉ nở rộ và phát triển trong vài thập niên trở lại đây song đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được công bố như: “Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” của PGS. TS Nguyễn Văn Huệ; “Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh; “Giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ” của Dư Ngọc Ngân; hay luận văn thạc sĩ “Giảng dạy tiếng Việt cho người ngước ngoài nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp” của Bạch Thanh Minh… Các công trình nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và nhấn mạnh phương pháp giao tiếp. Cuốn sách “Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai” của Nguyễn Hưng Quốc được xem là cuốn sách đầy đủ nhất về phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng như cho trẻ em Việt Nam ở hải ngoại. Nội dung của cuốn sách bao gồm các vấn đề chính như: Các lý thuyết, phương pháp và nguyên tắc giảng dạy ngôn ngữ; cách thức dạy tiếng Việt, từ việc dạy nói đến việc dạy đọc, dạy viết và dạy từ vựng; cách thức dạy học một cách sinh động để học sinh thấy hứng thú khi học tiếng Việt. Tác giả luôn có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Về lý thuyết, bao gồm những quan điểm mới nhất; về thực hành, bao gồm những bài làm và bài tập rất cụ thể cho từng nội dung giảng dạy. Đây là một cuốn sách hữu ích không những cho các thầy cô giáo dạy tiếng Việt mà còn cho cả phụ huynh - những người tự dạy tiếng Việt cho con cái ở nhà - cũng như cho những người yêu thích tiếng Việt nói chung. Bài viết “Hiệu quả từ mô hình dạy và học tiếng Việt cho lưu học sinh Lào” của tác giả Diệp Anh đề cập đến vai trò của Hội sinh viên trong việc hỗ trợ sinh viên Lào học tiếng Việt. Bài viết đã giúp chúng tôi hiểu thêm về tâm lý của học sinh Lào và một số 775MỘT SỐ THUẬN LỢI TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN LÀO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh Lào Tại Trường Đại học Tây Bắc. Bài viết “Chuyện du học sinh Lào học tiếng Việt” của tác giả Bích Hằng chỉ ra một số khó khăn trong quá trình học tiếng Việt của du học sinh Lào học tiếng Việt tại Trường Đại học Tân Trào. Bài viết “Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào từ cơ sở của quan điểm giao tiếp” của tác giả Nguyễn Thị Nga cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin hữu ích về học sinh Lào đang học tiếng Việt tại Trường Đại học Quảng Bình. Bên cạnh đó cũng có một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến những khó khăn mà người nước ngoài mắc phải khi học tiếng Việt. Chẳng hạn, tác giả Chu Phong Lan với bài viết “Thanh điệu với người nước ngoài học tiếng Việt” đã chỉ ra những sự nhầm lẫn về thanh điệu - một trong những lỗi hết sức phổ biến của người nước ngoài khi học tiếng Việt… Như vậy, các cơ sở đào tạo tiếng Việt tại Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo du học sinh nước ngoài nói chung, du học sinh Lào nói riêng. 3.2. Những công trình, bài viết về việc dạy và học tiếng Việt của giảng viên và sinh viên Lào tại Trường Đại học Đà Lạt Tổ dạy tiếng Việt được thành lập từ năm 2016, năm học 2016 - 2017 cũng là năm học đầu tiên Trường Đại học Đà Lạt đào tạo sinh viên Lào. Từ năm 2016 đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào, chưa có bài báo khoa học nào nghiên cứu về tình hình giảng dạy và học tiếng Việt của giảng viên và sinh viên Lào tại Trường Đại học Đà Lạt cho nên vấn đề “Một số thuận lợi trong dạy và học tiếng Việt của giảng viên và sinh viên Lào tại Trường Đại học Đà Lạt” rất cần được quan tâm. 4. MỘT SỐ THUẬN LỢI ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN LÀO TRONG QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 4.1. Đối với giảng viên 4.1.1. Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chương trình và thời gian đào tạo Trường Đại học Đà Lạt là một trong những trường được phép mở lớp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo công văn số 7409BGDĐT-GDTX ngày 22122014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tháng 6 năm 2016, Nhà trường đã thành lập Tổ dạy tiếng Việt. Để việc giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên người nước ngoài có kết quả tốt, Tổ dạy tiếng Việt đã xác định rõ mục tiêu giảng dạy, đây là một trong những thuận lợi giúp chúng tôi trong quá trình giảng dạy. Mục tiêu giảng dạy cụ thể như sau: - Trang bị cho sinh viên vốn kiến thức tiếng Việt cơ bản để sử dụng trong giao tiếp hàng ngày; rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt trong các môi trường giao tiếp riêng biệt khác nhau; rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu các loại văn bản khác nhau bằng tiếng Việt, kĩ năng viết câu, các bài luận với các chủ đề khác nhau từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 776K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH - Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam để thích ứng với môi trường sinh hoạt và làm việc tại Việt Nam. - Trang bị cho sinh viên vốn kiến thức tiếng Việt cơ bản để dự thi năng lực tiếng Việt. - Trang bị cho sinh viên vốn kiến thức tiếng Việt cơ bản để dự thi vào các trường đại học ở Việt Nam (đặc biệt thi vào các trường đại học ở Việt Nam có ngành Việt Nam học, Văn hoá học, Văn học, Lịch sử, Công tác xã hội, Môi trường, Luật học...). Dựa vào đối tượng học và thời gian đăng ký học của sinh viên, chúng tôi đã có kế hoạch và chương trình giảng dạy. Kế hoạch và chương trình giảng dạy cho sinh viên Lào được phân bố thời lượng rõ ràng, phù hợp: 33 tuần học, số tiết (bao gồm cả thi và kiểm tra) là: 1.156 tiết, số buổi học là 289 buổi, mỗi buổi học gồm 4 tiết. Hàng năm, các khóa học dành cho sinh viên Lào có 9 tháng học, thời gian bắt đầu khóa học vào tháng 10 năm trước, kết thúc khóa học vào cuối tháng 6 năm sau. 4.1.2. Đội ngũ giảng viên Từ năm 2016 đến năm 2020, giảng viên giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên người nước ngoài thuộc các khoa, ban khác nhau. Từ năm 2021 đến nay, có sự thay đổi về đội ngũ giảng dạy, các giảng viên thuộc các tổ bộ môn khác nhau của khoa Quốc tế học. Từ những ngày đầu thành lập Tổ dạy tiếng Việt cho đến nay, giảng viên giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên người nước ngoài là đội ngũ có nhiều kinh nghiệm trong việc học và dạy ngoại ngữ. Các giảng viên luôn quan tâm đến sinh viên và có phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Vì vậy, lớp học luôn sôi nổi, sinh viên tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách có hiệu quả. Hiện nay, giảng viên dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào có 10 giảng viên, trong đó 3 giảng viên là tiến sĩ, 4 giảng viên là thạc sĩ, 1 giảng viên đang là học viên cao học, 2 giảng viên là cử nhân. 4.1.3. Giáo trình và nội dung giảng dạy Giáo trình Tổ dạy tiếng Việt có tài liệu giảng dạy rất phong phú, đa dạng. Nội dung giảng dạy của Tổ được thiết kế theo nội dung được biên soạn công phu trong bộ giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài gồm 5 quyển do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh biên soạn tương ứng với các trình độ như: Tiếng Việt quyển 1 và quyển 2 (trình độ sơ cấp), Tiếng Việt quyển 3 và quyển 4 (trình độ trung cấp), Tiếng Việt quyển 5 (trình độ cao cấp 1). Bộ giáo trình này được sử dụng chủ yếu vì người học sau khi học xong sẽ tới một số trường ở Thành phố Hồ Chí Minh dự thi 777MỘT SỐ THUẬN LỢI TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN LÀO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT các kỳ thi năng lực Tiếng Việt: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ngoài ra, Tổ cũng sử dụng các giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 1, 2) của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiếng Việt 123 (tiếng Việt cho người nước ngoài) của Nhà xuất bản Thế giới, Tiếng Việt cơ sở (Mai Ngọc Chừ, Trịnh Cẩm Lan biên soạn), Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dana Healy biên soạn). Các bài tập thực hành cho sinh viên luôn được chúng tôi quan tâm để rèn luyện các kĩ năng và tư duy lặp lại, khả năng vận dụng tiếng Việt vào thực tế của sinh viên. Ngoài những bài tập chúng tôi tự soạn, chúng tôi cũng sử dụng các bài tập trong Tiếng Việt Đọc hiểu (Lê Thị Minh Hằng - Nguyễn Văn Phố, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn biên soạn), Bài tập tiếng Việt 1, 2 (Nguyễn Phương Lan, Gian Thị Kim Ngọc - Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh biên soạn). Người học là những đối tượng dự bị đại học cho nên ngoài những kiến thức, từ vựng, hội thoại giúp các em giao tiếp tốt bằng tiếng Việt, những bài đọc để qua đó các em hiểu rõ văn hóa Việt Nam, các em còn thường xuyên được rèn luyện kỹ các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết để dự thi chứng chỉ tiếng Việt B. Vì vậy, cuốn Luyện B tiếng Việt do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh biên soạn là tài liệu rất hữu ích cho giáo viên và sinh viên. Ngoài ra, các giảng viên cũng tự thiết kế những bài giảng theo ý tưởng riêng, tham khảo, sử dụng thêm bài giảng online của các giảng viên, các trường đại học có uy tín khác. Nội dung giảng dạy Các giáo trình nêu trên đã giúp cho giảng viên của Tổ dạy tiếng Việt - Trường Đại học Đà Lạt có nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn những nội dung để giảng dạy một cách thiết thực, hiệu quả. Những bài học bám sát yêu cầu trong khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và giúp người học có đủ trình độ tiếng Việt để sớm hòa nhập môi trường sống, môi trường học tập mới, theo học đại học… Những bài học cụ thể được tác giả biên soạn giáo trình thiết kế theo trình độ từ thấp đến cao, các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, nội dung phong phú, đa dạng kết hợp với phần thực hành, bài tập nhằm rèn luyện trí nhớ, tăng khả năng tư duy là một trong những thuận lợi góp phần tạo nên thành công trong quá trình giảng dạy của giảng viên thuộc Tổ tiếng Việt và giúp cho sinh viên Lào có kết quả học tập đáng khích lệ. Trước khi nhập học, sinh viên Lào các khóa chưa biết gì về tiếng Việt cho nên việc giảng dạy của giáo viên và việc học của sinh viên cần có sự chuẩn bị chu đáo và có sự phân công giáo viên giảng dạy từng giai đoạn một cách phù hợp. Đối với sinh 778K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH viên Lào, khả năng tiếng Anh rất hạn chế, các em chỉ nghe và hiểu được một số từ vựng đơn giản cho nên những tiết học đầu tiên chúng tôi luôn bám sát giáo trình để các em dễ dàng theo dõi, dễ dàng tiếp nhận kiến thức, chúng tôi chủ yếu dùng các hình ảnh minh họa trình chiếu cho các em hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn. Sau phần học về phát âm, các em bước vào phần bài học. Tiếng Việt 1 có 12 bài học về chào hỏi, quốc tịch, nghề nghiệp, địa chỉ… Các bài học cụ thể như: (1) Xin lỗi, chị tên là gì, (2) Cô là người nước nào?, (3) Dạo này anh làm gì?, (4) Bây giờ cô sống ở đâu?, (5) Bây giờ là mấy giờ?, (6) Cô học tiếng Việt ở đâu?, (7) Hôm nay là thứ mấy?, (8) Cô đi thẳng đường này, (9) Tôi nên đi bằng gì?, (10) Gia đình chị có mấy người?, (11) Anh cho tôi xem thực đơn, (12) Quê anh ấy ở xa quá. Từ Tiếng Việt 1 đến Tiếng Việt 5, trong mỗi bài học sẽ phân thành các phần: hội thoại, thực hành nói, từ vựng, thực hành nghe, thực hành viết, ghi chú (giải thích nghĩa của các từ mới, ngữ pháp trong bài). Tiếng Việt 2 cũng có 12 bài được thiết kế từ dễ đến khó, dạy về các chủ đề: mua sắm, nói và nhắn tin qua điện thoại, thuê phòng, du lịch, sở thích… Đến học phần Tiếng Việt 2, chúng tôi hạn chế dần việc sử dụng tiếng Anh trong quá trình giải thích nghĩa của từ, dựa vào trình độ Tiếng Việt 1 của sinh viên, chúng tôi sử dụng những từ đã dạy, dễ hiểu để giải thích những từ mới cho sinh viên hiểu bài. Tiếp nối Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3 vẫn dạy về các chủ đề thông thường nhưng được nâng lên mức khó hơn vì trình độ, năng lực của các em đã đạt đến mức độ có thể đọc và hiểu bài nhanh hơn. Chúng tôi tuyệt đối không dùng tiếng Anh trong quá trình dạy từ tiếng Việt 3 đến hết khóa học. Trong Tiếng Việt 3, tên bài học hạn chế đặt theo câu hỏi như các giáo trình trước mà được đặt theo chủ đề ngắn gọn hơn, bao quát hơn. Nếu Tiếng Việt 1 thiên về viết chính tả, viết các từ mới, viết theo mẫu câu có sẵn, bài đọc ngắn, đơn giản, nói cũng theo mẫu câu có sẵn thì từ Tiếng Việt 2 cho đến Tiếng Việt 5, phần bài đọc được tăng lên, có nhiều bài đọc hơn. Phần viết và nói được thực hiện theo các chủ đề phát triển tư duy. Các bài học của Tiếng Việt 4 gồm có 10 bài tiếp tục phát triển các kĩ năng và tư duy cho sinh viên. Nội dung bài học trong Tiếng Việt 5 được mở rộng, các vấn đề chung mà thế giới quan tâm được chú trọng và đưa vào các bài đọc hiểu, viết câu, bài nghe, chủ đề nói như: những phát minh khoa học, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường, lối sống công nghiệp, những giá trị của cuộc sống… Ngoài khả năng truyền đạt tiếng Việt, các giảng viên trong Tổ cũng là những người có vốn sống, sự am hiểu về văn hóa, xã hội Việt Nam. Bởi không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy tiếng Việt, các thầy cô còn có một nhiệm vụ không kém phần quan trọng nữa là giúp cho người học hiểu biết thêm về văn hóa, đất nước, con người Việt 779MỘT SỐ THUẬN LỢI TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN LÀO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Nam để từ đó góp phần quảng bá và đưa hình ảnh con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam đến với các học viên Lào nói riêng và xa hơn là hội nhập với bạn bè quốc tế. Qua các bài học, nhờ sự giảng dạy nhiệt tình của thầy cô, các em sinh viên đã biết và hiểu về văn hóa của Việt Nam. Văn hóa Việt Nam được giới thiệu qua từng câu ví dụ, từng hội thoại, bài đọc, bài nghe, bài nói của Tiếng Việt 1 đến Tiếng Việt 5. Văn hóa Việt Nam được chúng tôi khéo léo lồng ghép giảng dạy kỹ ngay trong các bài học cụ thể: Trong Tiếng Việt 1, các bài hội thoại cho các em sinh viên biết về lối sống, tính cách của người Việt Nam. Trong giao tiếp, người Việt Nam rất gần gũi, lịch sự và thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh ví dụ hội thoại 2 (Dũng và Nam gặp nhau trên đường) trong bài 3: sau khi chào hỏi nhau, cả Dũng và Nam đều quan tâm hỏi thăm đến sức khỏe, tình hình công việc của nhau. Các bài học còn giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu cho sinh viên biết về các tỉnh, thành phố, các vùng miền của Việt Nam: “Đây là Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố lớn của Việt Nam. Tôi ở khách sạn Sài Gòn, một khách sạn không lớn, không nhỏ. Trên đường có nhiều xe đạp, xe máy… Tôi có nhiều bạn Việt Nam. Họ biết nói tiếng Anh. Tôi thích món ăn Việt Nam. Tuần sau tôi sẽ đi Hà Nội. Nếu có thời gian thì tôi sẽ đi thăm Hạ Long.”(Nguyễn Văn Huệ, 2015, tr. 168). Văn hóa vật chất như ăn uống, mặc, phương tiện đi lại được quan tâm giới thiệu nhiều hơn cho người học trong Tiếng Việt 2. Bài đọc về sức khỏe có đoạn viết: “Ông Ba là nông dân. Năm nay ông ấy 70 tuổi nhưng trông ông còn rất khỏe. Ông làm việc nhiều, ăn nhiều và ngủ ngon. Ông uống rượu, hút thuốc nhưng không nhiều. Từ nhỏ đến lớn, ông ít khi phải đi khám bác sĩ”(Nguyễn Văn Huệ, 2016, tr.30). Bài đọc về đám cưới cho người học hiểu thêm về văn hóa Việt Nam. Đây là ngày trọng đại đối với mỗi người nên trang phục và mọi thứ được chuẩn bị chu đáo: “Đây là một đám cưới Việt Nam. Mọi người đang đứng trước nhà của chú rể để chụp hình. Hôm nay chú rể mặc vét màu xám. Anh ấy đeo cà vạt màu xanh lơ (…) Còn cô dâu mặc áo dài màu vàng. Cô ấy đang ôm một bó hoa hồng. Trông cô thật xinh đẹp, duyên dáng trong bộ áo cưới…”(Nguyễn Văn Huệ, 2016, tr. 131). Khi dạy cho các em sinh viên cách nói về việc đi tham quan, du lịch, chúng tôi giảng dạy rất kỹ và qua đó giới thiệu cho các em các nơi du lịch nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây và nhiều di tích văn hóa, lịch sử ở Hà Nội. Bài đọc “Các thành phố lớn ở Việt Nam” cung cấp cho các em kiến thức đầy đủ về các thành phố mang những nét văn hóa đặc trưng của miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ngoài ra, chúng tôi còn giúp sinh viên hiểu rõ những nét đặc trưng riêng của thành phố và nông thôn Việt Nam qua bài đọc “Nhớ quê”. Trong bài có đoạn viết: “Quê tôi tuy nghèo nhưng mọi người sống với nhau rất thân ái.”(Nguyễn Văn Huệ, 2016, tr. 72). Văn hóa tinh thần như tín ngưỡng, phong tục, lễ hội ở làng quê Việt 780K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Nam, mối quan hệ hàng xóm láng giềng và các làng nghề truyền thống được chúng tôi khéo léo lồng ghép, giảng dạy trong bài đọc này. Để các em sinh viên vừa học tốt tiếng Việt, vừa hiểu sâu sắc về văn hóa Việt Nam, các bài học trong giáo trình còn lấy những câu tục ngữ làm tiêu đề cho bài đọc như bài đọc “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Từ bài đọc này, chúng tôi mở rộng kiến thức cho sinh viên về tục ngữ Việt Nam và giảng dạy các câu tục ngữ khác như: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” cho đến những câu ca dao như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Và câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng” Trình bày hiểu biết về một câu tục ngữ cụ thể của Việt Nam là một trong những nội dung học của sinh viên người nước ngoài giúp các em có kiến thức toàn diện dự các kỳ thi năng lực tiếng Việt ở Việt Nam. Đây là một nội dung học rất khó nhưng chúng tôi đã cố gắng giảng dạy tốt bằng cách liên hệ với các câu tục ngữ của đất nước các em có nội dung tương đồng với các câu tục ngữ của Việt Nam. Từ đó, các em thấy được những điểm tương đồng về văn hóa, văn học Việt Nam - Lào. Nếu như Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 4, Tiếng Việt 5 có đan xen những hội thoại, bài đọc về văn hóa Việt Nam thì Tiếng Việt 3 dành hẳn một mục giới thiệu về văn hóa Việt Nam trong mỗi bài học từ bài 1 cho đến bài 10 đó là mục: Một thoáng văn hóa. Sau khi các em sinh viên đã kết thúc khóa học tiếng Việt, chúng tôi có chương trình ngoại khóa bắt buộc dành cho các em khi các em đang là sinh viên năm nhất và năm hai đại học của các khoa trong Trường Đại học Đà Lạt để nâng cao trình độ tiếng Việt và hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử Việt Nam, 4 học phần bao gồm: Tiếng Việt nâng cao 1, Văn hóa Việt Nam , Tiếng Việt nâng cao 2, Lịch sử Việt Nam. Những nội dung giảng dạy được các giảng viên trong Tổ dạy tiếng Việt thảo luận, thống nhất để đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, phong phú về kiến thức trong quá trình giảng dạy. Với dung lượng kiến thức nêu trên, sau khi kết thúc khóa học, các em sinh viên Lào có đủ trình độ tiếng Việt để học lên đại học và có thể tìm kiếm một công việc phù hợp tại Việt Nam. 781MỘT SỐ THUẬN LỢI TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN LÀO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 4.1.4. Đội ngũ sinh viên Lào Theo chương trình học bổng từ phía Tỉnh ủy Lâm Đồng tài trợ cho hai tỉnh Champasak và Polikhamsay, hàng năm sẽ có 05 sinh viên tới Trường Đại học Đà Lạt tham gia khóa dự bị đại học lớp tiếng Việt và sau khi hoàn thành khóa học sẽ tiếp tục học chương trình đại học tại các khoa chuyên môn của Nhà trường. Phần lớn các em sinh viên Lào đều chăm ngoan, thông minh, chăm chỉ, vượt khó và có một môi trường giao tiếp tốt để học tiếng Việt. Mặc dù trước khi sang Việt Nam, các em sinh viên Lào chưa được học, chưa được tìm hiểu, làm quen với tiếng Việt, trong khi đó tiếng Việt lại được xem là một trong những ngôn ngữ khó trên thế giới song các em đã không nản chí, vẫn luôn cố gắng vượt qua những rào cản, bất đồng về văn hóa, ngôn ngữ để tập trung cao độ cho việc học. Chẳng hạn, khi gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp với người Việt, các em sinh viên Lào đã tìm cách nhờ các anh chị sinh viên là người Lào khóa trên phiên dịch, giúp đỡ hay khi gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày các em đã tự chủ động nấu các món ăn Lào xen kẽ với các món Việt Nam để từ đó dần dần làm quen với các món ăn theo khẩu vị của người Việt. Ngoài ra, khi sinh hoạt tại kí túc xá Đại học Đà Lạt, các em sinh viên Lào được sống gần với khu kí túc xá dành cho sinh viên Việt Nam nên các em luôn cố gắng tạo sự gần gũi, thân thiện, chịu khó giao lưu, tiếp xúc, trao đổi, học hỏi từ sinh viên Việt Nam để luyện thêm kĩ năng nói và sử dụng tiếng Việt. Với môi trường học tiếng Việt có ở mọi lúc, mọi nơi từ trường học, chỗ sinh hoạt đến chỗ vui chơi giải trí, mua sắm… các em đều có thể rèn luyện và học hỏi thêm để tăng sự tự tin và mở rộng thêm vốn hiểu biết về văn hóa Việt Nam. Nhờ sự kết hợp giữa học lý thuyết trên lớp và thực hành ở bên ngoài nên chỉ trong thời gian ngắn kĩ năng nói và vốn từ vựng tiếng Việt của các em ngày càng được trau dồi và nâng cao, có thể tự tin khi đi ra ngoài mua thức ăn, vật dụng hàng ngày, giúp các em hòa nhập với cuộc sống mới nhanh hơn, tiếp thu các bài giảng tiếng Việt ở trên lớp tốt hơn. 4.1.5. Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời từ phía Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Đà Lạt Trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào, các giảng viên Tổ dạy tiếng Việt đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao từ phía Ban điều hành Tổ dạy tiếng Việt, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Đà Lạt, các phòng chức năng. Trong thời gian qua, Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô trong Tổ dạy tiếng Việt tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn tại Trường. Từ đó, các giảng viên học hỏi thêm kinh nghiệm giảng dạy của những người đi trước nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, Trường còn cho phép Tổ dạy tiếng Việt đứng ra tổ chức buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt với Trung tâm Việt Nam học và tiếng Việt cho người nước ngoài thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Thông qua buổi giao lưu, các giảng viên trong Tổ đã được tìm hiểu thêm thông tin, 782K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH những quy định về khung năng lực tiếng Việt, mẫu đề thi năng lực tiếng Việt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cách thiết kế chương trình các bài giảng tiếng Việt, cách ôn và thi năng lực tiếng Việt hiệu quả. Nhờ đó, Tổ đã có được sự chủ động trong việc thiết kế bài giảng và ôn luyện hiệu quả cho các em sinh viên. Cũng trong buổi giao lưu này, các giảng viên trẻ của hai trường đã có cơ hội giao lưu, trao đổi, chia sẻ, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học vì mục tiêu phát triển chung của Tổ dạy tiếng Việt trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các phòng ban của Nhà trường luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thầy c...

Trang 1

CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN LÀO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

TS Lưu Thị Hồng Việt, ThS Nguyễn Thị Thẩm Mỹ* 1

1 GIỚI THIỆU

Trong xu thế giao lưu, hội nhập hiện nay, Trường Đại học Đà Lạt là một trong những trường được phép đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài Tháng 6 năm 2016, Nhà trường đã chính thức thành lập Tổ tiếng Việt nhằm đảm bảo cho việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được tốt hơn Từ khi chính thức được thành lập, Tổ tiếng Việt được giao nhiệm vụ chính là đào tạo tiếng Việt cho sinh viên người nước ngoài, trong đó chủ yếu là sinh viên mang quốc tịch Lào Các em theo học tại Trường Đại học Đà Lạt theo diện học bổng toàn phần được tài trợ bởi tỉnh ủy Lâm Đồng Đây

là một phần trong quan hệ giao lưu, kết nghĩa giữa tỉnh Lâm Đồng với một số tỉnh của Lào nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung Các giảng viên của Tổ tiếng Việt chủ yếu sử dụng giáo trình của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh để giảng dạy, ngoài ra

có tham khảo thêm các giáo trình, sách dạy tiếng Việt khác của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội Trong quá trình giảng dạy và học tập,

Tổ tiếng Việt đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện từ phía Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Đà Lạt và nhiều thuận lợi khác Để phát huy hơn nữa những thuận lợi trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào, bài viết này làm sáng tỏ những thuận lợi trong quá trình dạy và học tiếng Việt của giảng viên và sinh viên Lào tại Trường Đại học Đà Lạt, góp phần nhỏ trong việc tăng cường thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào ngày càng bền chặt hơn

2 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa vào năng lực và khả năng tiếp nhận kiến thức, văn hóa của sinh viên Lào trước và sau khi tham gia khóa học tiếng Việt tại Trường Đại học Đà Lạt, quá trình giảng dạy của giảng viên cho sinh viên Lào tại

* Trường Đại học Đà Lạt.

Trang 2

Trường Đại học Đà Lạt; dựa vào kết quả học tập, kết quả thi năng lực tiếng Việt của các em sinh viên Lào học tập tại Trường trong những năm học từ 2016 đến nay để khảo sát, nhận xét và đánh giá những thuận lợi trong quá trình giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên Từ đó, chúng tôi tiếp tục đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho sinh viên Lào tại Trường Đại học Đà Lạt trong thời gian tới

Trong bài viết, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp so sánh Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng thêm một số phương pháp khác

3 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN LÀO 3.1 Những công trình, bài viết về việc giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào

Mặc dù việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mới chỉ nở rộ và phát triển trong vài thập niên trở lại đây song đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước

ngoài được công bố như: “Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” của PGS.

TS Nguyễn Văn Huệ; “Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh; “Giảng dạy tiếng

Việt như một ngoại ngữ” của Dư Ngọc Ngân; hay luận văn thạc sĩ “Giảng dạy tiếng Việt cho người ngước ngoài nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp” của Bạch

Thanh Minh… Các công trình nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và nhấn mạnh phương pháp giao tiếp Cuốn sách

“Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai” của Nguyễn Hưng Quốc

được xem là cuốn sách đầy đủ nhất về phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng như cho trẻ em Việt Nam ở hải ngoại Nội dung của cuốn sách bao gồm các vấn đề chính như: Các lý thuyết, phương pháp và nguyên tắc giảng dạy ngôn ngữ; cách thức dạy tiếng Việt, từ việc dạy nói đến việc dạy đọc, dạy viết và dạy từ vựng; cách thức dạy học một cách sinh động để học sinh thấy hứng thú khi học tiếng Việt Tác giả luôn có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Về lý thuyết, bao gồm những quan điểm mới nhất; về thực hành, bao gồm những bài làm và bài tập rất cụ thể cho từng nội dung giảng dạy Đây là một cuốn sách hữu ích không những cho các thầy cô giáo dạy tiếng Việt mà còn cho cả phụ huynh - những người tự dạy tiếng Việt cho con cái ở nhà - cũng như cho những người yêu thích tiếng Việt nói chung

Bài viết “Hiệu quả từ mô hình dạy và học tiếng Việt cho lưu học sinh Lào” của tác

giả Diệp Anh đề cập đến vai trò của Hội sinh viên trong việc hỗ trợ sinh viên Lào học tiếng Việt Bài viết đã giúp chúng tôi hiểu thêm về tâm lý của học sinh Lào và một số

Trang 3

phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh Lào Tại Trường Đại học Tây Bắc Bài viết

“Chuyện du học sinh Lào học tiếng Việt” của tác giả Bích Hằng chỉ ra một số khó khăn

trong quá trình học tiếng Việt của du học sinh Lào học tiếng Việt tại Trường Đại học Tân

Trào Bài viết “Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào từ cơ sở của quan

điểm giao tiếp” của tác giả Nguyễn Thị Nga cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin hữu

ích về học sinh Lào đang học tiếng Việt tại Trường Đại học Quảng Bình Bên cạnh đó cũng có một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến những khó khăn mà người nước ngoài mắc phải khi học tiếng Việt Chẳng hạn, tác giả Chu Phong Lan với bài viết

“Thanh điệu với người nước ngoài học tiếng Việt” đã chỉ ra những sự nhầm lẫn về thanh

điệu - một trong những lỗi hết sức phổ biến của người nước ngoài khi học tiếng Việt… Như vậy, các cơ sở đào tạo tiếng Việt tại Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo du học sinh nước ngoài nói chung, du học sinh Lào nói riêng

3.2 Những công trình, bài viết về việc dạy và học tiếng Việt của giảng viên và sinh viên Lào tại Trường Đại học Đà Lạt

Tổ dạy tiếng Việt được thành lập từ năm 2016, năm học 2016 - 2017 cũng là năm học đầu tiên Trường Đại học Đà Lạt đào tạo sinh viên Lào Từ năm 2016 đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào, chưa có bài báo khoa học nào nghiên cứu về tình hình giảng dạy và học tiếng Việt của giảng viên và sinh viên Lào tại Trường Đại học

Đà Lạt cho nên vấn đề “Một số thuận lợi trong dạy và học tiếng Việt của giảng viên

và sinh viên Lào tại Trường Đại học Đà Lạt” rất cần được quan tâm

4 MỘT SỐ THUẬN LỢI ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN LÀO TRONG QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

4.1 Đối với giảng viên

4.1.1 Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chương trình và thời gian đào tạo

Trường Đại học Đà Lạt là một trong những trường được phép mở lớp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo công văn số 7409/BGDĐT-GDTX ngày 22/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tháng 6 năm 2016, Nhà trường đã thành lập Tổ dạy tiếng Việt Để việc giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên người nước ngoài có kết quả tốt, Tổ dạy tiếng Việt đã xác định rõ mục tiêu giảng dạy, đây là một trong những thuận lợi giúp chúng tôi trong quá trình giảng dạy Mục tiêu giảng dạy cụ thể như sau:

- Trang bị cho sinh viên vốn kiến thức tiếng Việt cơ bản để sử dụng trong giao tiếp hàng ngày; rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt trong các môi trường giao tiếp riêng biệt khác nhau; rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu các loại văn bản khác nhau bằng tiếng Việt, kĩ năng viết câu, các bài luận với các chủ đề khác nhau từ dễ đến khó,

từ đơn giản đến phức tạp

Trang 4

- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam để thích ứng với môi trường sinh hoạt và làm việc tại Việt Nam

- Trang bị cho sinh viên vốn kiến thức tiếng Việt cơ bản để dự thi năng lực tiếng Việt

- Trang bị cho sinh viên vốn kiến thức tiếng Việt cơ bản để dự thi vào các trường đại học ở Việt Nam (đặc biệt thi vào các trường đại học ở Việt Nam có ngành Việt Nam học, Văn hoá học, Văn học, Lịch sử, Công tác xã hội, Môi trường, Luật học ) Dựa vào đối tượng học và thời gian đăng ký học của sinh viên, chúng tôi đã có kế hoạch và chương trình giảng dạy Kế hoạch và chương trình giảng dạy cho sinh viên

Lào được phân bố thời lượng rõ ràng, phù hợp: 33 tuần học, số tiết (bao gồm cả thi và

kiểm tra) là: 1.156 tiết, số buổi học là 289 buổi, mỗi buổi học gồm 4 tiết

Hàng năm, các khóa học dành cho sinh viên Lào có 9 tháng học, thời gian bắt đầu khóa học vào tháng 10 năm trước, kết thúc khóa học vào cuối tháng 6 năm sau

4.1.2 Đội ngũ giảng viên

Từ năm 2016 đến năm 2020, giảng viên giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên người nước ngoài thuộc các khoa, ban khác nhau Từ năm 2021 đến nay, có sự thay đổi về đội ngũ giảng dạy, các giảng viên thuộc các tổ bộ môn khác nhau của khoa Quốc tế học

Từ những ngày đầu thành lập Tổ dạy tiếng Việt cho đến nay, giảng viên giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên người nước ngoài là đội ngũ có nhiều kinh nghiệm trong việc học và dạy ngoại ngữ Các giảng viên luôn quan tâm đến sinh viên và có phương pháp giảng dạy tiếng Việt Vì vậy, lớp học luôn sôi nổi, sinh viên tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách có hiệu quả

Hiện nay, giảng viên dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào có 10 giảng viên, trong đó

3 giảng viên là tiến sĩ, 4 giảng viên là thạc sĩ, 1 giảng viên đang là học viên cao học,

2 giảng viên là cử nhân

4.1.3 Giáo trình và nội dung giảng dạy

Giáo trình

Tổ dạy tiếng Việt có tài liệu giảng dạy rất phong phú, đa dạng Nội dung giảng dạy của Tổ được thiết kế theo nội dung được biên soạn công phu trong bộ giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài gồm 5 quyển do Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn TP Hồ Chí Minh biên soạn tương ứng với các trình độ như: Tiếng Việt

quyển 1 và quyển 2 (trình độ sơ cấp), Tiếng Việt quyển 3 và quyển 4 (trình độ trung

cấp), Tiếng Việt quyển 5 (trình độ cao cấp 1) Bộ giáo trình này được sử dụng chủ yếu

vì người học sau khi học xong sẽ tới một số trường ở Thành phố Hồ Chí Minh dự thi

Trang 5

các kỳ thi năng lực Tiếng Việt: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Ngoài ra, Tổ cũng sử dụng các giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 1, 2) của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiếng Việt 123 (tiếng

Việt cho người nước ngoài) của Nhà xuất bản Thế giới, Tiếng Việt cơ sở (Mai Ngọc Chừ,

Trịnh Cẩm Lan biên soạn), Tiếng Việt cho người nước ngoài (Dana Healy biên soạn).

Các bài tập thực hành cho sinh viên luôn được chúng tôi quan tâm để rèn luyện các kĩ năng và tư duy lặp lại, khả năng vận dụng tiếng Việt vào thực tế của sinh viên

Ngoài những bài tập chúng tôi tự soạn, chúng tôi cũng sử dụng các bài tập trong Tiếng

Việt Đọc hiểu (Lê Thị Minh Hằng - Nguyễn Văn Phố, Khoa Việt Nam học và Tiếng

Việt cho - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn biên soạn), Bài tập tiếng Việt

1, 2 (Nguyễn Phương Lan, Gian Thị Kim Ngọc - Trường Dự bị Đại học TP Hồ Chí

Minh biên soạn) Người học là những đối tượng dự bị đại học cho nên ngoài những kiến thức, từ vựng, hội thoại giúp các em giao tiếp tốt bằng tiếng Việt, những bài đọc

để qua đó các em hiểu rõ văn hóa Việt Nam, các em còn thường xuyên được rèn luyện

kỹ các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết để dự thi chứng chỉ tiếng Việt B Vì vậy, cuốn

Luyện B tiếng Việt do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh

biên soạn là tài liệu rất hữu ích cho giáo viên và sinh viên

Ngoài ra, các giảng viên cũng tự thiết kế những bài giảng theo ý tưởng riêng, tham khảo, sử dụng thêm bài giảng online của các giảng viên, các trường đại học có

uy tín khác

Nội dung giảng dạy

Các giáo trình nêu trên đã giúp cho giảng viên của Tổ dạy tiếng Việt - Trường Đại học Đà Lạt có nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn những nội dung để giảng dạy một cách thiết thực, hiệu quả Những bài học bám sát yêu cầu trong khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và giúp người học có đủ trình độ tiếng Việt để sớm hòa nhập môi trường sống, môi trường học tập mới, theo học đại học…

Những bài học cụ thể được tác giả biên soạn giáo trình thiết kế theo trình độ từ thấp đến cao, các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, nội dung phong phú, đa dạng kết hợp với phần thực hành, bài tập nhằm rèn luyện trí nhớ, tăng khả năng tư duy là một trong những thuận lợi góp phần tạo nên thành công trong quá trình giảng dạy của giảng viên thuộc Tổ tiếng Việt và giúp cho sinh viên Lào có kết quả học tập đáng khích lệ

Trước khi nhập học, sinh viên Lào các khóa chưa biết gì về tiếng Việt cho nên việc giảng dạy của giáo viên và việc học của sinh viên cần có sự chuẩn bị chu đáo và

có sự phân công giáo viên giảng dạy từng giai đoạn một cách phù hợp Đối với sinh

Trang 6

viên Lào, khả năng tiếng Anh rất hạn chế, các em chỉ nghe và hiểu được một số từ vựng đơn giản cho nên những tiết học đầu tiên chúng tôi luôn bám sát giáo trình để các em dễ dàng theo dõi, dễ dàng tiếp nhận kiến thức, chúng tôi chủ yếu dùng các hình ảnh minh họa trình chiếu cho các em hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn

Sau phần học về phát âm, các em bước vào phần bài học Tiếng Việt 1 có 12 bài học

về chào hỏi, quốc tịch, nghề nghiệp, địa chỉ… Các bài học cụ thể như: (1) Xin lỗi, chị tên

là gì, (2) Cô là người nước nào?, (3) Dạo này anh làm gì?, (4) Bây giờ cô sống ở đâu?, (5) Bây giờ là mấy giờ?, (6) Cô học tiếng Việt ở đâu?, (7) Hôm nay là thứ mấy?, (8) Cô

đi thẳng đường này, (9) Tôi nên đi bằng gì?, (10) Gia đình chị có mấy người?, (11) Anh

cho tôi xem thực đơn, (12) Quê anh ấy ở xa quá Từ Tiếng Việt 1 đến Tiếng Việt 5, trong

mỗi bài học sẽ phân thành các phần: hội thoại, thực hành nói, từ vựng, thực hành nghe, thực hành viết, ghi chú (giải thích nghĩa của các từ mới, ngữ pháp trong bài)

Tiếng Việt 2 cũng có 12 bài được thiết kế từ dễ đến khó, dạy về các chủ đề: mua

sắm, nói và nhắn tin qua điện thoại, thuê phòng, du lịch, sở thích… Đến học phần

Tiếng Việt 2, chúng tôi hạn chế dần việc sử dụng tiếng Anh trong quá trình giải thích

nghĩa của từ, dựa vào trình độ Tiếng Việt 1 của sinh viên, chúng tôi sử dụng những từ

đã dạy, dễ hiểu để giải thích những từ mới cho sinh viên hiểu bài

Tiếp nối Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3 vẫn dạy về các chủ đề thông thường nhưng được nâng lên mức khó hơn vì trình độ, năng lực của các em đã đạt đến mức độ có thể đọc và hiểu bài nhanh hơn Chúng tôi tuyệt đối không dùng tiếng Anh

trong quá trình dạy từ tiếng Việt 3 đến hết khóa học Trong Tiếng Việt 3, tên bài học

hạn chế đặt theo câu hỏi như các giáo trình trước mà được đặt theo chủ đề ngắn gọn hơn, bao quát hơn

Nếu Tiếng Việt 1 thiên về viết chính tả, viết các từ mới, viết theo mẫu câu có sẵn, bài đọc ngắn, đơn giản, nói cũng theo mẫu câu có sẵn thì từ Tiếng Việt 2 cho đến Tiếng Việt 5, phần bài đọc được tăng lên, có nhiều bài đọc hơn Phần viết và nói được thực hiện theo các chủ đề phát triển tư duy Các bài học của Tiếng Việt 4

gồm có 10 bài tiếp tục phát triển các kĩ năng và tư duy cho sinh viên Nội dung bài

học trong Tiếng Việt 5 được mở rộng, các vấn đề chung mà thế giới quan tâm được

chú trọng và đưa vào các bài đọc hiểu, viết câu, bài nghe, chủ đề nói như: những phát minh khoa học, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường, lối sống công nghiệp, những giá trị của cuộc sống…

Ngoài khả năng truyền đạt tiếng Việt, các giảng viên trong Tổ cũng là những người có vốn sống, sự am hiểu về văn hóa, xã hội Việt Nam Bởi không chỉ dừng lại

ở việc giảng dạy tiếng Việt, các thầy cô còn có một nhiệm vụ không kém phần quan trọng nữa là giúp cho người học hiểu biết thêm về văn hóa, đất nước, con người Việt

Trang 7

Nam để từ đó góp phần quảng bá và đưa hình ảnh con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam đến với các học viên Lào nói riêng và xa hơn là hội nhập với bạn bè quốc tế Qua các bài học, nhờ sự giảng dạy nhiệt tình của thầy cô, các em sinh viên đã biết và hiểu về văn hóa của Việt Nam Văn hóa Việt Nam được giới thiệu qua từng

câu ví dụ, từng hội thoại, bài đọc, bài nghe, bài nói của Tiếng Việt 1 đến Tiếng Việt

5 Văn hóa Việt Nam được chúng tôi khéo léo lồng ghép giảng dạy kỹ ngay trong

các bài học cụ thể:

Trong Tiếng Việt 1, các bài hội thoại cho các em sinh viên biết về lối sống, tính

cách của người Việt Nam Trong giao tiếp, người Việt Nam rất gần gũi, lịch sự và thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh ví dụ hội thoại 2 (Dũng và Nam gặp nhau trên đường) trong bài 3: sau khi chào hỏi nhau, cả Dũng và Nam đều quan tâm hỏi thăm đến sức khỏe, tình hình công việc của nhau Các bài học còn giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu cho sinh viên biết về các tỉnh, thành phố, các vùng miền của

Việt Nam: “Đây là Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố lớn của Việt Nam Tôi

ở khách sạn Sài Gòn, một khách sạn không lớn, không nhỏ Trên đường có nhiều xe đạp, xe máy… Tôi có nhiều bạn Việt Nam Họ biết nói tiếng Anh Tôi thích món ăn Việt Nam Tuần sau tôi sẽ đi Hà Nội Nếu có thời gian thì tôi sẽ đi thăm Hạ Long.”(Nguyễn

Văn Huệ, 2015, tr 168)

Văn hóa vật chất như ăn uống, mặc, phương tiện đi lại được quan tâm giới thiệu

nhiều hơn cho người học trong Tiếng Việt 2 Bài đọc về sức khỏe có đoạn viết: “Ông

Ba là nông dân Năm nay ông ấy 70 tuổi nhưng trông ông còn rất khỏe Ông làm việc nhiều, ăn nhiều và ngủ ngon Ông uống rượu, hút thuốc nhưng không nhiều Từ nhỏ đến lớn, ông ít khi phải đi khám bác sĩ”(Nguyễn Văn Huệ, 2016, tr.30) Bài đọc về

đám cưới cho người học hiểu thêm về văn hóa Việt Nam Đây là ngày trọng đại đối với

mỗi người nên trang phục và mọi thứ được chuẩn bị chu đáo: “Đây là một đám cưới

Việt Nam Mọi người đang đứng trước nhà của chú rể để chụp hình Hôm nay chú rể mặc vét màu xám Anh ấy đeo cà vạt màu xanh lơ (…) Còn cô dâu mặc áo dài màu vàng Cô ấy đang ôm một bó hoa hồng Trông cô thật xinh đẹp, duyên dáng trong bộ

áo cưới…”(Nguyễn Văn Huệ, 2016, tr 131) Khi dạy cho các em sinh viên cách nói

về việc đi tham quan, du lịch, chúng tôi giảng dạy rất kỹ và qua đó giới thiệu cho các

em các nơi du lịch nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây và nhiều di tích văn hóa, lịch sử ở

Hà Nội Bài đọc “Các thành phố lớn ở Việt Nam” cung cấp cho các em kiến thức đầy

đủ về các thành phố mang những nét văn hóa đặc trưng của miền Bắc, miền Trung và miền Nam Ngoài ra, chúng tôi còn giúp sinh viên hiểu rõ những nét đặc trưng riêng của thành phố và nông thôn Việt Nam qua bài đọc “Nhớ quê” Trong bài có đoạn viết:

“Quê tôi tuy nghèo nhưng mọi người sống với nhau rất thân ái.”(Nguyễn Văn Huệ,

2016, tr 72) Văn hóa tinh thần như tín ngưỡng, phong tục, lễ hội ở làng quê Việt

Trang 8

Nam, mối quan hệ hàng xóm láng giềng và các làng nghề truyền thống được chúng tôi khéo léo lồng ghép, giảng dạy trong bài đọc này

Để các em sinh viên vừa học tốt tiếng Việt, vừa hiểu sâu sắc về văn hóa Việt Nam, các bài học trong giáo trình còn lấy những câu tục ngữ làm tiêu đề cho bài đọc như bài đọc “Cái nết đánh chết cái đẹp” Từ bài đọc này, chúng tôi mở rộng kiến thức cho sinh viên về tục ngữ Việt Nam và giảng dạy các câu tục ngữ khác như: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” cho đến những câu ca dao như:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Và câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng”

Trình bày hiểu biết về một câu tục ngữ cụ thể của Việt Nam là một trong những nội dung học của sinh viên người nước ngoài giúp các em có kiến thức toàn diện dự các kỳ thi năng lực tiếng Việt ở Việt Nam Đây là một nội dung học rất khó nhưng chúng tôi đã cố gắng giảng dạy tốt bằng cách liên hệ với các câu tục ngữ của đất nước các em có nội dung tương đồng với các câu tục ngữ của Việt Nam Từ đó, các em thấy được những điểm tương đồng về văn hóa, văn học Việt Nam - Lào

Nếu như Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 4, Tiếng Việt 5 có đan xen những hội thoại, bài đọc về văn hóa Việt Nam thì Tiếng Việt 3 dành hẳn một mục

giới thiệu về văn hóa Việt Nam trong mỗi bài học từ bài 1 cho đến bài 10 đó là mục: Một thoáng văn hóa Sau khi các em sinh viên đã kết thúc khóa học tiếng Việt, chúng tôi có chương trình ngoại khóa bắt buộc dành cho các em khi các em đang là sinh viên năm nhất và năm hai đại học của các khoa trong Trường Đại học

Đà Lạt để nâng cao trình độ tiếng Việt và hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử Việt

Nam, 4 học phần bao gồm: Tiếng Việt nâng cao 1, Văn hóa Việt Nam, Tiếng Việt

nâng cao 2, Lịch sử Việt Nam

Những nội dung giảng dạy được các giảng viên trong Tổ dạy tiếng Việt thảo luận, thống nhất để đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, phong phú về kiến thức trong quá trình giảng dạy

Với dung lượng kiến thức nêu trên, sau khi kết thúc khóa học, các em sinh viên Lào có đủ trình độ tiếng Việt để học lên đại học và có thể tìm kiếm một công việc phù hợp tại Việt Nam

Trang 9

4.1.4 Đội ngũ sinh viên Lào

Theo chương trình học bổng từ phía Tỉnh ủy Lâm Đồng tài trợ cho hai tỉnh Champasak và Polikhamsay, hàng năm sẽ có 05 sinh viên tới Trường Đại học Đà Lạt tham gia khóa dự bị đại học lớp tiếng Việt và sau khi hoàn thành khóa học sẽ tiếp tục học chương trình đại học tại các khoa chuyên môn của Nhà trường Phần lớn các em sinh viên Lào đều chăm ngoan, thông minh, chăm chỉ, vượt khó và có một môi trường giao tiếp tốt để học tiếng Việt Mặc dù trước khi sang Việt Nam, các em sinh viên Lào chưa được học, chưa được tìm hiểu, làm quen với tiếng Việt, trong khi đó tiếng Việt lại được xem là một trong những ngôn ngữ khó trên thế giới song các em đã không nản chí, vẫn luôn cố gắng vượt qua những rào cản, bất đồng về văn hóa, ngôn ngữ để tập trung cao độ cho việc học Chẳng hạn, khi gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp với người Việt, các em sinh viên Lào đã tìm cách nhờ các anh chị sinh viên là người Lào khóa trên phiên dịch, giúp đỡ hay khi gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày các em đã tự chủ động nấu các món ăn Lào xen kẽ với các món Việt Nam để từ đó dần dần làm quen với các món ăn theo khẩu vị của người Việt Ngoài

ra, khi sinh hoạt tại kí túc xá Đại học Đà Lạt, các em sinh viên Lào được sống gần với khu kí túc xá dành cho sinh viên Việt Nam nên các em luôn cố gắng tạo sự gần gũi, thân thiện, chịu khó giao lưu, tiếp xúc, trao đổi, học hỏi từ sinh viên Việt Nam để luyện thêm kĩ năng nói và sử dụng tiếng Việt Với môi trường học tiếng Việt có ở mọi lúc, mọi nơi từ trường học, chỗ sinh hoạt đến chỗ vui chơi giải trí, mua sắm… các em đều có thể rèn luyện và học hỏi thêm để tăng sự tự tin và mở rộng thêm vốn hiểu biết

về văn hóa Việt Nam Nhờ sự kết hợp giữa học lý thuyết trên lớp và thực hành ở bên ngoài nên chỉ trong thời gian ngắn kĩ năng nói và vốn từ vựng tiếng Việt của các em ngày càng được trau dồi và nâng cao, có thể tự tin khi đi ra ngoài mua thức ăn, vật dụng hàng ngày, giúp các em hòa nhập với cuộc sống mới nhanh hơn, tiếp thu các bài giảng tiếng Việt ở trên lớp tốt hơn

4.1.5 Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời từ phía Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Đà Lạt

Trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào, các giảng viên Tổ dạy tiếng Việt đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao từ phía Ban điều hành Tổ dạy tiếng Việt, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Đà Lạt, các phòng chức năng Trong thời gian qua, Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô trong Tổ dạy tiếng Việt tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn tại Trường Từ đó, các giảng viên học hỏi thêm kinh nghiệm giảng dạy của những người đi trước nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Ngoài ra, Trường còn cho phép Tổ dạy tiếng Việt đứng ra

tổ chức buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt với Trung tâm Việt Nam học và tiếng Việt cho người nước ngoài thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng Thông qua buổi giao lưu, các giảng viên trong Tổ đã được tìm hiểu thêm thông tin,

Trang 10

những quy định về khung năng lực tiếng Việt, mẫu đề thi năng lực tiếng Việt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cách thiết kế chương trình các bài giảng tiếng Việt, cách ôn và thi năng lực tiếng Việt hiệu quả Nhờ đó, Tổ đã có được sự chủ động trong việc thiết

kế bài giảng và ôn luyện hiệu quả cho các em sinh viên Cũng trong buổi giao lưu này, các giảng viên trẻ của hai trường đã có cơ hội giao lưu, trao đổi, chia sẻ, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học vì mục tiêu phát triển chung của Tổ dạy tiếng Việt trong thời gian tới

Bên cạnh đó, các phòng ban của Nhà trường luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thầy cô trong Tổ dạy tiếng Việt hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và các công việc liên quan khác Vì đặc thù của Tổ dạy tiếng Việt là ngoài việc giảng dạy cho sinh viên Lào còn phải quan tâm đến tâm tư, tình cảm và những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày của các em Bởi vậy, khi có những tình huống xảy ra đơn giản, không quá phức tạp thì các thầy cô trong Tổ đã giải quyết kịp thời, nhanh chóng, song đôi lúc cũng có những vấn đề, tình huống phát sinh phức tạp, ngoài tầm giải quyết của các thầy cô trong Tổ, khi xin ý kiến chỉ đạo từ các phòng ban đã luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình và những chỉ đạo kịp thời Nhờ đó, không có sự tồn đọng các tình huống chưa được giải quyết, giúp cho các em sinh viên ổn định tâm lý, tư tưởng để học tập, các thầy cô cũng yên tâm hơn trong công tác giảng dạy Ngoài ra, việc thanh toán chế

độ giảng dạy cho giảng viên cũng luôn được đảm bảo, đúng tiến độ Lãnh đạo Nhà trường đã có sự ghi nhận đối với những khó khăn, vất vả và những đóng góp trong quá trình làm việc và giảng dạy của các thầy cô trong Tổ dạy tiếng Việt Đây vừa là

sự khích lệ đồng thời cũng là động lực để các thầy cô cố gắng hơn nữa trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ

4.1.6 Môi trường học tập và cơ sở vật chất của Trường Đại học Đà Lạt

Hiện tại, Trường Đại học Đà Lạt có tổng diện tích gần 40 ha, được chia thành nhiều giảng đường khác nhau, trong đó có nhiều khu giảng đường vừa mới được xây dựng hoặc cải tạo lại như: khu giảng đường sư phạm đa năng với tổng kinh phí đầu tư lên đến hơn 90 tỷ đồng đang trong thời gian hoàn thiện để đưa vào sử dụng, hay các giảng đường A11, A27, A31, A30, A7, A8, A20… với tổng số 81 phòng học, trong đó phần lớn các phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như: máy chiếu, màn hình lab, bảng chống lóa và đang hướng tới lắp đặt mạng lưới wifi tại tất cả các phòng học, giảng đường trong toàn trường nhằm tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên tra cứu tài liệu thuận lợi, nhanh chóng; bàn ghế, phòng học được bố trí rộng rãi, ngăn nắp, sạch sẽ đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra Ngoài ra, Trường Đại học Đà Lạt còn trang bị 07 phòng học máy tính, bao gồm: 02 phòng máy tính dành riêng cho khoa Ngoại ngữ tại A8, 04 phòng thực hành máy tính tại Trung tâm Công

Ngày đăng: 06/05/2024, 04:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w