1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế Hoạch Bài Dạy Hiện Tượng Mọc Và Lặn Của Mặt Trời Chế Tạo Mô Hình “Ngày Và Đêm”.Pdf

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 856,8 KB

Nội dung

Năng lực Khoa học tự nhiên - Trình bày được chuyển động của Trái Đất và hiện tượng mọc lăn của Mặt Trời.. - Giải thích được sự chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất: Mặt Trời mọc hướ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA VẬT LÍ

************

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Chủ đề: Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời

Chế tạo mô hình “ngày và đêm”

Giảng viên hướng dẫn TS Ngô Ngọc Hoa

Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hân

Mã sinh viên 705103071

Hà Nội - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Tổng quan 2

I Mục tiêu 2

1 Năng lực 2

a Năng lực Khoa học tự nhiên 2

b Năng lực chung 2

c Năng lực chuyên môn: 3

2 Phẩm chất 3

II Thiết bị dạy học và học liệu 3

1 Giáo viên 3

2 Học sinh: 4

III Tiến trình dạy học 4

1 Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập 4

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 5

3 Hoạt động 3: Luyện tập 9

4 Hoạt động 4: Vận dụng 10

Trang 3

TÊN BÀI DẠY: HIỆN TƯỢNG MỌC VÀ LẶN CỦA MẶT TRỜI

CHẾ TẠO MÔ HÌNH “NGÀY VÀ ĐÊM”

Thời gian thực hiện: ( 2 tiết )

Tổng quan

- Học sinh Lớp 6 dạy trong phần Chuyên đề 5: Trái Đất và Bầu Trời

- Thời lượng bài dạy : 90 phút – 2 tiết

I Mục tiêu

1 Năng lực

a Năng lực Khoa học tự nhiên

- Trình bày được chuyển động của Trái Đất và hiện tượng mọc lăn của Mặt Trời

- Giải thích được cách xác định thời gian

- Thực hành chế tạo được mô hình “ngày và đêm”

- Nhận biết được hình ảnh Mặt Trời di chuyển trên bầu trời từ Đông sang Tây không phải chuyển động chính xác của Mặt Trời

- Trình bày được trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến Nam, chiều quay của Trái Đất từ Tây sang Đông

- Giải thích được sự chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất: Mặt Trời mọc hướng Đông, lặn hướng Tây là Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông

b Năng lực chung

- Năng lực tự chủ tự học:

+ Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về chuyển động của Trái Đất và hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

+ Xác định được nhiệm vụ học tập và hoàn thành nhiệm vụ dựa trên các kiến thức đã biết và học liệu được cung cấp

2

Trang 4

+ Tự điều chỉnh các sai sót trong quá trình học tập và rút ra kinh nghiệm cho bản thân

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Biết sử dụng ngôn ngữ cùng các phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng thảo luận

+ Chủ động tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu

+ Hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập

+ Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân

+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Hình thành và triển khai ý tưởng cho thiết kế mô hình “ngày và đêm” + Thiết kế và tổ chức hoạt động chế tạo mô hình

c Năng lực chuyên môn:

- Tin học: tìm kiến tài liệu trên trang web

- Công nghệ: Chế tạo được mô hình “ngày và đêm” đẹp

2 Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện nhiệm vụ nhằm tìm hiểu về chuyển động của Trái Đất, sự mọc và lặn của Mặt Trời

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ

- Có ý thức huy động kiến thức vào phục vụ cuộc sống

II Thiết bị dạy học và học liệu

1 Giáo viên

- Máy chiếu, laptop.

Trang 5

- Hình ảnh về vũ trụ, Mặt Trời, Trái Đất.

- Hình ảnh, video về chuyển động của Mặt Trời và Trái Đất

- Giá đỡ, đèn, mô hình người và mô hình Trái Đất

- Phiếu học tập

2 Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi, bút chì, bút màu, keo dán, giấy A4 và một số dụng cụ học tập khác

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập (7p)

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là về sự chuyển động của Mặt Trời; các khái niệm về sao, hành tinh, vệ tinh

b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Trái Đất chuyển động như thế nào?

Câu 2: Mặt Trời chuyển động như thế nào?

Câu 3: Phân biệt sao, hành tinh và vệ tinh?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập cho học sinh - Học sinh làm phiếu học tập cá nhân

4

Trang 6

- GV yêu cầu học sinh trả lời phiếu học

tập cá nhân trong 5 phút

- GV gọi ngẫu nhiên một học sinh trình

bày đáp án, mỗi học sinh trình bày một

câu hỏi trong phiếu GV viết đáp án của

học sinh lên bảng

theo yêu cầu của GV

- HS trình bày phiếu học tập của mình Các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (45p)

Hoạt động 2.1: Sao, hành tinh, vệ tinh (15p)

a) Mục tiêu

- Định nghĩa được thiên thể

- Phân loại được các thiên thể gồm: sao, hành tinh và vệ tinh

- Nêu được ví dụ về sao, hành tinh, vệ tinh

- Giải thích được lý do ta nhìn thấy các hành tinh, vệ tinh

b) Nội dung

- Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ

- Các loại thiên thể:

+ Sao là thiên thể tự phát sáng Ví dụ: Mặt Trời

+ Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao, người ta nhìn thấy

nó là nhờ nó được sao chiếu sáng Ví dụ: Trái Đất, Hỏa tinh, Thủy tinh, + Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng Ví dụ: Mặt Trăng

c) Sản phẩm

- Sơ đồ tư duy của học sinh

- Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện

- GV: Chia lớp thành 4 nhóm

- GV chuẩn bị cho HS các từ khóa và

- HS thực hiện vẽ sơ đồ tư duy theo yêu

cầu của GV

Trang 7

hình ảnh của thiên thể, sao, hành

tinh, vệ tinh

- GV yêu cầu HS chuẩn bị mỗi nhóm

1 tờ giấy A2 và bút nhiều màu

- GV giao nhiệm vụ học tập theo

nhóm, HS tiến hành làm sơ đồ tư duy

tìm hiểu về thiên thể theo yêu cầu:

+ Tên chủ đề, khái niệm nằm ở trung

tâm: Thiên thể

+ Vẽ các nhánh chính từ chủ đề

trung tâm, trên mỗi nhánh phân biệt

các loại thiên thể (gồm khái niệm,

hình ảnh ví dụ)

+ Trang trí, tô màu sinh động cho sơ

đồ tư duy

- GV đặt câu hỏi: Ngoài sao, các

thiên thể khác đều không phát sáng,

vậy làm cách nào ta có thể nhìn thấy

chúng?

- GV gọi ngẫu nhiên thành viên trong

mỗi nhóm trình bày, các nhóm còn

lại nhận xét, bổ sung,

- GV chốt lại nội dung về thiên thể,

phân biệt thiên thể và yêu cầu học

sinh ghi chép vào vở

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

- HS trình bày sơ đồ tư duy và câu trả lời mình

- HS ghi chép vào vở

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về chuyển động của Trái Đất (15p)

a) Mục tiêu

- Định nghĩa được trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất

- Trình bày được đặc điểm chuyển động của Trái Đất

- Phân biệt được sự hình ngày ngày và đêm trên Trái Đất

b) Nội dung

6

Trang 8

- Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó.

- Trái Đất không đứng yên mà quay quanh Mặt Trời, quay quanh trục của

nó, mỗi vòng mỗi ngày

- Chiều quay của Trái Đất là từ Tây sang Đông

- Trái Đất chỉ có một phần hướng về phía Mặt Trời là ban ngày, phần còn lại

là ban đêm

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

- GV chiếu video về chuyển động

của Trái Đất

- GV giao nhiệm vụ học tập theo

cặp: Đọc sách giáo khoa và trả lời

câu hỏi:

+ Khái niệm trục của Trái Đất, chiều

quay của Trái Đất?

+ Đặc điểm chuyển động của Trái

Đất?

+ Khi nào trên Trái Đất có ban ngày?

Khi nào trên Trái Đất có ban đêm?

- GV gọi ngẫu nhiên một nhóm trình

bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

(nếu có)

- GV nhận xét và chốt nội dung về đặc

điểm chuyển động của Trái Đất

- HS quan sát video.

- HS đọc sách giáo khoa, làm việc theo cặp và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV

- Câu trả lời của học sinh:

+ Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó và chiều quay của Trái Đất là từ Tây sang Đông + Trái Đất không đứng yên mà xoay xung quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày

+ Trái Đất luôn luôn chỉ có một phần hướng về phía Mặt Trời là ban ngày, phần còn lại là ban đêm Khi Trái Đất quay, phần ban ngày chuyển dần thành ban đêm, đồng thời phần ban đêm chuyển dần thành ban ngày

+ Trái Đất quay xung quanh trục một vòng hết một ngày đêm theo chiều từ phía Tây sang phía Đông

- HS trình bày câu trả lời của mình, các

HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)

- HS ghi chép vào vở

Trang 9

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu sự mọc và lặn của Mặt Trời (15)

a) Mục tiêu

- Trình bày được sự mọc và lặn của Mặt Trời khi quan sát bầu trời

- Lí giải chính xác về sự chuyển động mọc và lặn của Mặt Trời

- Chỉ ra được lưu ý khi nhìn Mặt Trời

b) Nội dung

- Giải thích được sự chuyển động mọc và lặn của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất: Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông

- Không được nhìn trực tiếp Mặt Trời bằng mắt thường Muốn quan sát Mặt Trời, phải dùng kính bảo vệ mắt

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh

- GV đưa ra video về chuyển động

của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

- GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân,

HS trình bày dự đoán sự mọc và lặn

của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất sau khi

quan sát video và vẽ đường cong di

chuyển của Mặt Trời trong một ngày

vào vở với phía Đông và phía Tây

- GV yêu cầu HS dự đoán về sự lí

giải chuyển động của Mặt Trời

- GV đưa ra 2 hình ảnh về sự chuyển

động của Mặt Trời và Trái Đất: sự

chuyển động của Mặt Trời và Trái

Đất theo quan điểm trước Công

nguyên và ở thế kỉ XVI

- GV thông báo sự lí giải chuyển

động của Mặt Trời và Trái Đất ở thế

kỉ XVI là chính xác

- GV yêu cầu HS chỉ ra đặc điểm sự

chuyển động của Trái Đất

- HS quan sát video và dự đoán sự mọc

và lặn của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất: Vào buổi sáng, Mặt Trời mọc ở hướng Đông, sau đó lặn ở hướng Tây vào buổi chiều

- HS đưa ra các dự đoán cá nhân, có thể là:

+ TH1: Do Trái Đất đứng yên, Mặt Trời

và quay quanh Trái Đất

+ TH2: Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời

+ TH3: Do Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và Trái Đất tự quay quanh nó từ Tây sang Đông

- Đặc điểm:

+ Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời và tự chuyển động quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông

+ Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời và 8

Trang 10

- GV chiếu video hướng dẫn học sinh

làm thí nghiệm trong SGK để tìm

hiểu về sự chuyển động mọc và lặn

của Mặt Trời

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu

HS làm thí nghiệm trong SGK và lý

giải về hiện mọc và lặn của Mặt Trời

trên Trái Đất

- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện

cho một nhóm trình bày, các nhóm

khác bổ sung (nếu có)

- GV nhận xét và chốt nội dung về

chuyển sự chuyển động của Mặt

Trời,

tự quay quanh trục của nó, nên chỉ có một phần Trái Đất được chiếu sáng, còn phần còn lại thì không được chiếu sáng

- HS quan sát video và làm thí nghiệm

trong SGK

- HS trả lời: Mặt Trời mọc từ hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Mặt Trời đứng yên, Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông

- HS thảo luận theo nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động

ra giấy

- HS ghi chép kiến thức vào vở

3 Hoạt động 3: Luyện tập (8p)

a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học

b) Nội dung: HS thực hiện sắp xếp các cụm từ cho trong khung thành câu để mô tả chuyển động hằng ngày của Trái Đất

Trái Đất xung quanh từ phía Tây sang phía

Đông

Trang 11

trục một vòng

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu học sinh làm việc cá

nhân, sắp xếp các cụm từ cho trong

khung để mô tả chuyển động của

Trái Đất

- GV gọi ngẫu nhiên một vài bạn lên

trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ

sung (nếu có)

- GV nhận xét và nhấn mạnh lại nội

dung bài học

- HS trả lời:

+ Trái Đất quay xung quanh trục theo chiều từ phía Tây sang phía Đông + Trái Đất quay xung quanh trục một vòng hết một ngày đêm

4 Hoạt động 4: Vận dụng (30p)

a) Mục tiêu:

- Phát triển năng lực tự học

- Phát triển năng lực sáng tạo

- Chế tạo được mô hình “ngày và đêm”

b) Nội dung

- Học sinh tự chế tạo được mô hình “ngày và đêm” và nộp sản phẩm cuối buổi học

c) Sản phẩm

- Mô hình “ngày và đêm” của học sinh

- Câu trả lời của học sinh về các dạng nhìn thấy của Mặt trăng

d) Tổ chức thực hiện

- GV cho học sinh quan sát video mô hình “ngày và đêm”.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tự chế tạo mô hình “ngày và đêm” bằng các dụng cụ sau:

+ Một quả bóng nhựa nhỏ

+ Một quả bóng bàn

+ Bút màu

+ Bìa carton

+ Giấy A4

+ 1 chiếc ốc vít

+ Keo dán giấy, keo nến

+ Đèn pin nhỏ

10

Trang 12

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH “NGÀY VÀ ĐÊM”

1 Hình dạng, kích thích của Mặt

Trăng, Trái Đất. - Phù hợp Kích thước của Trái Đất phảilớn hơn kích thước của Mặt Trăng

2.Thể hiện chi tiết các đối tượng trên

3 Chỉ ra được tính chất của hiện

tượng ngày và đêm - Mặt Trời phát sáng được, chỉ một phầntrên Trái Đất hướng về Mặt Trời là ban

ngày, phần còn lại là ban đêm

4 Chất lượng của mô hình - Chắc chắn, điểm nối nhau kết dính

chặt chẽ, dễ dàng di chuyển

5 Tính thẩm mỹ - Bố cục, màu sắc hài hòa, nổi bật, thu

hút người nhìn

Ngày đăng: 05/05/2024, 21:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w