1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phóng sự khu người hoa

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phố người Hoa ở Sài Thành
Tác giả Đặng Dương Tường Vy
Người hướng dẫn ThS.NSƯT.Đạo diễn Lê Cường
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Quan hệ công chúng truyền thông
Thể loại Phim phóng sự
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Đề tài, chủ đề:Đề tài: văn hóa các dân tộcChủ đề: nét đẹp của khu phố người Hoa giữa lòng Sài Thành Phóng sự tập trung vào việc khám phá nét đẹp và giá trị văn hóa của cộng đồng người Ho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRUYỀN THÔNG

THI GIỮA KỲ MÔN QUAY VÀ DỰNG PHIM

KỊCH BẢN PHÓNG SỰ

“PHỐ NGƯỜI HOA Ở SÀI THÀNH”

SVTH: Đặng Dương Tường Vy MSSV: 2173201081536

Thể loại: Phóng sự nghệ thuật Lớp: 223_71FILM40423_45 GVHD: ThS.NSƯT.Đạo diễn Lê Cường

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2023

Trang 2

KỊCH BẢN VĂN HỌC PHÓNG SỰ “PHỐ NGƯỜI HOA Ở SÀI THÀNH”

1 Ý tưởng:

TP.HCM vốn được biết đến không chỉ bởi nổi bật về kinh tế, du lịch,

thương mại mà còn là nơi tồn tại và giao thoa văn hóa Khoảng 200

năm trước, một số dòng tộc người Hoa như Triều Châu, Phước Kiến…

di dân đến Sài Gòn định cư và làm ăn Qua bao đời, họ nghiễm nhiên

trở thành người dân Hoa kiều hay người Việt gốc Hoa, rồi dần phát

triển vùng Chợ Lớn "Phố Tàu" sầm uất, mà nay là khu vực Quận 5,

Quận 11 và một phần Quận 6 của Sài Gòn Qua một quãng thời gian

dài dằng dặc, những con phố người Hoa hiện nay vẫn còn như vẹn

nguyên nét văn hóa, kiến trúc và cả đời sống con người Một nhịp

sống vừa Sài Gòn lại vừa rất riêng

2 Đề tài, chủ đề:

Đề tài: văn hóa các dân tộc

Chủ đề: nét đẹp của khu phố người Hoa giữa lòng Sài Thành

Phóng sự tập trung vào việc khám phá nét đẹp và giá trị văn hóa

của cộng đồng người Hoa, những món ăn, công trình kiến trúc và các

hoạt động văn hóa Trung Hoa đang được duy trì và phát triển trong

thành phố này Phóng sự có thể tạo ra một cái nhìn sâu sắc và đa

chiều về sự ảnh hưởng của người Hoa đối với thành phố Sài Gòn và

cách họ đã góp phần làm nên một phần quan trọng của di sản văn

hóa thành phố Bên cạnh đó khẳng định sự đa dạng và phong phú

trong không gian đa văn hóa của Sài Gòn

3 Thông điệp:

Thông điệp chính của phóng sự là tôn vinh vẻ đẹp, sự phong phú

trong văn hóa của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn và ảnh hưởng

của người Hoa thông qua các khía cạnh đa dạng của cuộc sống hàng

ngày và những di sản văn hóa đặc trưng mà họ đã mang đến Thông

qua đó, khẳng định rằng văn hóa Trung Hoa không chỉ là một phần

quan trọng của thành phố, mà còn là một yếu tố đóng góp tích cực

vào sự đa dạng và sự phát triển của nền văn hóa Sài Gòn

Phóng sự cũng mở ra một cửa sổ để du khách và người dân địa

phương hiểu về nhau Đồng thời, khích lệ sự hiểu biết và sự trân

trọng văn hóa, tạo điều kiện cho sự giao lưu và tương tác văn hóa

giữa các dân tộc Phóng sự còn khuyến khích việc tìm hiểu và thúc

Trang 3

đẩy duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền trong xã hội hiện

đại

4 Thời lượng:

10 – 15 phút

5 Tóm tắt nội dung:

“Phố người Hoa ở Sài Thành” là đoạn phóng sự về khu Chợ Lớn - một

khu vực người Hoa tập trung sinh sống từ khoảng thế kỷ 18 cho đến

nay Nằm chủ yếu tại quận 5, quận 11 và một phần quận 6 của

Thành phố Hồ Chí Minh Nơi đây mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung

Hoa, có nền ẩm thực phong phú và cả những nét văn hóa cổ truyền

rất khác biệt của người Hoa Cụ thể, đoạn phóng sự sẽ đưa người

xem cùng ghé thăm, tham quan và tìm hiểu những công trình kiến

trúc tôn giáo như Chùa Bà Thiên Hậu, Hội quán Ôn Lăng, Hội quán

Nghĩa An, Đình Minh Hương Gia Thạnh… Những ngôi nhà, chung cư

của người Hoa sinh sống, hay những trục đường Trần Hưng Đạo – Hải

Thượng Lãn Ông, Lương Nhữ Học, khu chợ Bình Tây nổi tiếng, nơi

giao thương, buôn bán tấp nập của cộng đồng này Thưởng thức

những món ăn Trung Hoa đặc trưng, với nhiều món ăn lạ mà quen

Thông qua đoạn phóng sự, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của

một khu phố chẳng hề phô trương giữa Sài Gòn hoa lệ, thay vào đó

là hình ảnh bình dị, in màu tháng năm, là sự pha trộn hoàn hảo của

văn hóa hoa cổ và lối sống giản dị của người Việt Lồng ghép vào

phóng sự sẽ là những câu hỏi phỏng vấn dành cho người dân đang

sinh sống tại khu phố này và một số khách du lịch Những câu hỏi sẽ

liên quan đến đời sống, văn hóa nơi đây, cũng như tình cảm của mọi

người đối với khu phố và sự cần thiết của việc giữ gìn và phát huy

các giá trị văn hóa cổ truyền trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Nội dung câu hỏi phỏng vấn:

Câu hỏi cho người dân đang sinh sống tại khu phố

Anh/chị đã sống trong khu phố người Hoa bao lâu? Anh/chị có thể

chia sẻ với chúng em về cuộc sống hàng ngày tại khu phố này

không?

Có những nét văn hóa đặc trưng nào của người Hoa mà anh/chị

rất tự hào và muốn duy trì trong cuộc sống hiện đại ngày nay?

Có những nét đẹp về kiến trúc và trang trí trong khu phố mà

anh/chị cảm thấy đặc biệt và nổi bật?

Trang 4

Có những lễ hội và sự kiện đặc biệt nào diễn ra trong khu phố mà

anh/chị thấy đáng nhớ và ý nghĩa?

Anh/chị cảm nhận thế nào về việc sống trong một khu phố có sự

giao thoa văn hóa như thế này? Nó có ý nghĩa đặc biệt nào đối với

anh/chị?

Trong bối cảnh thay đổi và sự phát triển của thành phố, anh/chị

nghĩ rằng việc duy trì nét đẹp phố Trung Hoa là điều cần thiết

không?

Câu hỏi cho khách du lịch

Có những món ăn đặc trưng nào mà anh/chị đã thử và yêu thích

ở khu phố người Hoa?

Ngoài ẩm thực, anh/chị có cảm nhận gì về nét đẹp kiến trúc của

khu phố này? Có những công trình nổi bật nào mà anh/chị nhớ

đến?

Có những trải nghiệm văn hóa độc đáo nào mà anh/chị đã có

trong khu phố người Hoa? Ví dụ: tham gia lễ hội, xem múa sư tử,

hoặc tham quan chùa Trung Hoa

Khu phố người Hoa có những cửa hàng và chợ truyền thống nào

mà anh/chị khám phá và mua sắm? Anh/chị có tìm được những

sản phẩm độc đáo không?

Tổng kết chuyến du lịch của anh/chị, anh/chị cảm thấy như thế

nào về nét đẹp, ẩm thực và văn hóa của khu phố người Hoa?

Anh/chị có muốn trở lại lần nữa và giới thiệu cho người khác về

nơi này không?

Trang 5

KỊCH BẢN PHÂN CẢNH STT HÌNH ẢNH LƯỢNGTHỜI CẢNHCỠ LỜI BÌNH GHICHÚ

Phần mở 1’

1

Hình ảnh khu Chợ Lớn mọi người mua bán tấp nập Hình ảnh quận 5, quận

11, quận 6

60s Toànrộng

Khu phố người Hoa hay còn gọi là Chợ Lớn nằm chủ yếu tại Quận 5, Quận

11 và một phần Quận 6 của Thành phố Hồ Chí Minh Nơi đây tập trung nhiều nét văn hóa, ẩm thực và kiến trúc độc đáo của người Hoa mà chủ yếu là người Triều Châu, Phúc Kiến Chính vì vậy

mà đã tạo nên mảng màu sắc hoàn toàn khác biệt

so với phần còn lại của

“Hòn ngọc viễn Đông”

Chèn nhạc không lời

Phần nội dung

11 phút 20s 2

Hình ảnh các căn nhà cổ ở đường Triệu Quang Phục, Trần Văn Kiểu, Hùng Vương

25s

Toàn cảnh Đến đây, các du khách sẽcảm thấy như mình đang

ở tại một khu dân cư của Hồng Kông, Trung Quốc hoặc lạc vào một thế giới hoàn toàn do bàn tay người Hoa xây dựng

Hầu hết những căn nhà này đều được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và những năm 1920, có lối kiến trúc mang đậm bản sắc Trung Hoa nên cũng được chú trọng cải tạo và bảo tồn

Trang 6

Hình ảnh các tòa chung cư

cũ ở hẻm Sỹ Hào, đường Trần Hưng Đạo (Q5)

35s

Trung cảnh rộng Từ nút giao của ĐườngTân Hưng với Thuận

Kiều, một góc phố nép mình yên bình đến khó

tả Những tòa chung cư

cũ hai ba tầng nằm san sát nhau bám màu thời gian, phảng phất một nét kiến trúc cổ điển độc đáo So với phố thị ngoài kia thì chẳng phải là nhà cao cửa rộng, nhưng những ô cửa sơn lại hay khu vườn nhỏ nơi ban công… tất cả đều toát lên sự ấm cúng cùng sức sống rất mãnh liệt Thoạt nhìn những hàng quán có tấm biển viết chữ Hoa, thì đã nhận ra ngay là mình đang ở chốn nào

4 Hình ảnh

mọi người đi thắp nhang, cầu nguyện

ở Hội quán Hình ảnh Hội quán Tuệ Thành nhìn từ ngoài vào Hình ảnh chi tiết của Hội quán (mái nhà, cột, họa tiết chạm khắc, các tượng, tranh, nhang trầm…) Các khu vực khác của Hội quán

50s Cận cảnh

Đặc tả

Một nét đặc sắc khác là những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình… hay còn được gọi là hội quán mà người Hoa xây dựng để làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa và tâm linh Tôi ghé thăm Hội quán Tuệ Thành, một trong những công trình còn giữ được vẹn nguyên phong cách kiến trúc truyền thống của người Hoa, từ trong ra ngoài là nét cổ kính và trầm mặc bao phủ Hội quán Tuệ Thành, hay còn gọi là Chùa Bà Chợ Lớn (tọa lạc tại số 710, đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5) được xây dựng vào năm 1760, với cấu

Trang 7

trúc hình chữ “Quốc”

gồm tiền điện, trung điện

và hậu điện Trên mái được trang trí bằng những phù điêu, linh vật như long, lân, quy, phụng… với họa tiết công phu và tinh tế

5

Hình ảnh chợ Bình Tây từ dưới lên, từ ngoài vào trong Hình ảnh mua bán đông đúc Cận chi tiết của chợ (mái, mặt đồng hồ 4 phía, họa tiết chạm trổ,…)

35s

Toàn cảnh chợ

Cận cảnh chi tiết

Nằm trên đường Tháp Mười, quận 6, Chợ Bình Tây là khu chợ nổi tiếng với lịch sử gần 100 năm

Cùng với chợ Bến Thành

là hai chợ chi phối nhiều nhất đến việc phân phối hàng hóa sỉ – lẻ cho toàn

bộ khu vực thành phố

Dù được thiết kế và xây dựng theo kỹ thuật phương Tây, song quần thể chợ lại khoác lên mình nét kiến trúc Trung Hoa độc đáo Cổng chợ

có dạng tháp lầu cao, bốn phía có đồng hồ lớn, mái lợp ngói âm dương và có hình rồng đắp nổi…

Phỏng vấn người dân đang sinh sống tại khu phố

4’

Trung cảnh người phỏng vấn và người được phỏng vấn

Thời gian sống ở khu phố, kiến trúc, nét đặc trưng văn hóa, các lễ hội,

sự kiện

MC ăn mặc lịch

sự, kín đáo MC phỏng vấn 3 người dân

6 Hình ảnh các

hàng quán (đồ ăn, nước uống, tiệm vải, gia dụng, hương liệu…) ở các

50s

Trung cảnh xa sinh sống chủ yếu bằngTừ lâu, người Hoa đã

nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và buôn bán Rồi cha truyền con nối, đời này đến đời khác chẳng bỏ nghề, cũng

Trang 8

con phố, ngõ ngách

chính vì vậy mà chẳng thấy một cái nghề nào của họ dần mai một

Khắp các con phố, từ ngõ trong ra ngõ ngoài, vẫn là các hàng quán suốt mấy chục năm chỉ bán đúng một mặt hàng

Họ làm cơ khí, hóa nhựa, làm da, dệt vải Họ bán hương liệu, đông nam dược, đồ gia dụng Tôi

có nghe bảo, là ít khi mà

họ xây lại hàng quán hay

di dời, bởi người Hoa rất

kỹ về phong thủy, đã làm

ăn được ở đâu thì sẽ không thay đổi Chắc đó cũng chính là lý do mà nơi đây vẫn giữ được cái màu cũ kĩ

7

Hình ảnh trục đường Trần Hưng Đạo – Hải Thượng Lãn Ông Hình ảnh các tiệm bán đồ trang trí Hình ảnh các hiệu thuốc

25s

Toàn cảnh

Trung cảnh

Khu đường Trần Hưng Đạo – Hải Thượng Lãn Ông được coi là trục xương sống của khu phố

Nơi này tập trung rất nhiều cửa hàng bán thuốc đông y, chủ yếu là của người Hoa Các cửa hàng thuốc ấy đều lấy tên “rất Trung Hoa” như:

Thiên Phước Đường, Thuận Thiên Đường, Đại Hòa Đường, Vĩnh Thái Đường,…

Trang 9

Hình ảnh phố đèn lồng Lương Nhữ Học Hình ảnh các tiệm dọc 2 bên đường Hình ảnh các chiếc đèn lồng hình thù khác nhau

50s Cận cảnh

Đặc tả

Nếu như ở đoạn đường Hải Thượng Lãn Ông là loạt cửa hàng thuốc, thì đoạn đường Lương Nhữ Học (Hộc) có thể gọi là

“phố đèn lồng” vì dãy phố này có bao nhiêu là cửa hàng bán đèn lồng,

và đồ thủ công bằng giấy (kiểu như phố Hàng Mã của Hà Nội ), duy chỉ có điều họ không bán đồ cúng, chỉ đơn giản là đồ chơi giấy

9

Hình ảnh đường Hà Tôn Quyền Hình ảnh các quán sủi cảo dọc theo 2 bên đường Hình ảnh há cảo, hoàn thánh, mì vịt tiềm, bánh

mì phá lấu…

30s

Trung cảnh

Cận cảnh

Văn hóa ẩm thực của người Hoa cũng không kém phần đa dạng với những món ăn thu hút rất đông thực khách tại TP.HCM Hàng loạt khu phố phất lên nhờ việc truyền bá những “tinh túy” của cư dân gốc Hoa này Dọc đường Hà Tôn Quyền bạn sẽ gặp rất nhiều quán ăn đặc sắc như há cảo, hoành thánh,

mì vịt tiềm hay bánh mì phá lấu Giá cả ở đây tùy cửa hàng nhưng nhìn chung là khá bình dân so với người Việt Nam và quá rẻ so với du khách nước ngoài

Phỏng vấn khách du

Trung cảnh người phỏng vấn và người được phỏng vấn

Cảm nhận về kiến trúc,

ẩm thực

MC phỏng vấn 1 khách du lịch

Trang 10

Phần kết 7 phút

10s 10

Hình ảnh tổng hợp các chợ, đề, hội quán, chùa…

Các con phố Cảnh sinh hoạt của người dân

40s

Toàn cảnh

Cận cảnh

Phố người Hoa ở Sài Gòn là một ví dụ rõ ràng

về sự giao thoa văn hóa Việt Hoa Nơi này thể hiện sự đa dạng và hòa nhập giữa hai nền văn hóa, đồng thời là điểm hẹn đáng chú ý cho du khách muốn tìm hiểu và khám phá sự đa sắc mà giao thoa văn hóa này đã tạo nên

Chỉ mất một đến hai ngày là bạn có thể khám phá và tận hưởng những

gì nổi bật nhất của khu phố Hoa Sài Gòn Đây luôn là một gam màu sắc đối lập nhưng không đối kháng, lắng đọng thời gian và nét văn hóa cổ truyền để hòa quyện và tạo sức thu hút cho du khách khi đến với hòn ngọc phương Nam này

Phỏng vấn khách du

Trung cảnh người phỏng vấn và người được phỏng vấn

Trải nghiệm chợ truyền thống, cảm nhận về khu phố

MC phỏng vấn 2 khách du lịch

Trang 11

Hình ảnh Chợ Lớn từ trên cao Len lỏi qua các con đường, các khu chợ

20s

Trung cảnh MC trong lĩnh vực Văn hoá -Theo các chuyên gia

Xã hội, việc bảo tồn văn hóa người Hoa cần được đặt trong một tổng thể văn hóa Việt Nam Cần trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, quan tâm đến sự hội nhập và thích ứng trong cuộc sống hiện đại

MC xuất hiện trên màn hình

và đọc lời bình

Phỏng vấn người dân sống tại khu phố

3’

Trung cảnh người phỏng vấn và người được phỏng vấn

Cảm nhận khi sống ở khu phố có sự giao thoa văn hóa, việc duy trì nét đặc trưng của khu phố

MC phỏng vấn 2 người dân 12

Lên bảng chữ 10s

Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch thực hiện Kịch bản:

Quay phim, dựng phim

và hậu kỳ:

Đọc lời bình:

Sản xuất năm 2023

Ngày đăng: 04/05/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w