1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu mâu thuẩn và quản lý mâu thuẫn

26 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về mâu thuẫn và quản lí mâu thuẫn
Tác giả Đào Sĩ Chiến, Trịnh Phương Hảo, Nguyễn Quang Khải, Quản Xuân Long, Đặng Yến Nhi, Trần Thị Minh Tâm, Nguyễn Văn Tiến
Người hướng dẫn Lê Hải Linh
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Khoa Học Quản Lý
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA MÂU THUẪN1.1 Khái niệm Mâu thuẫn trong tập thể là sự khác biệt, đối lập về quan điểm, nhận thức và phương pháp làm việc giữa các cá nhân, các nhóm trong t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ



BỘ MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Đề tài: Nghiên cứu về mâu thuẫn và quản lí mâu thuẫn Lớp: Khai thác vận tải 3 – K63

Giảng viên hướng dẫn: Lê Hải Linh Năm học: 2022 – 2023

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 3

Trong xã hội cũng như trong tập thể, các mối quan hệ giữa các thành viên rất

đa dạng và phức tạp Khi các mối quan hệ đó không bình thường sẽ nảy sinh ra mâu

thuẫn Thực tế cho thấy, trong các tập thể thường tồn tại mâu thuẫn, chỉ có điều là mâu

thuẫn này có mức độ biểu hiện khác nhau mà thôi Sự cân bằng trong cấu trúc và sự

phẳng lặng trong đời sống tập thể chỉ là tạm thời và trong quá trình phát triển tập thể,

trạng thái cân bằng tạm thời đó luôn có xu hướng bị phá vỡ Trong phép duy vật biện

chứng của chủ nghĩa Mác – Leenin, mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật,

hiện tượng Không có sự vật, hiện tượng nào là không mâu thuẫn

Trong thời kì hội nhập, sự ra đời của các tập đoàn lớn và hoạt động đầu tư trênthị trường mạnh mẽ dẫn đến việc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong

cũng như ngoài nước là điều tất yếu Các doanh nghiệp muốn giữ vững vị thế của mình

trên thương trường thì ngoài những đường lối chính sách phát triển mang tính cạnh

tranh cao, còn phải chu toàn trong vấn đề nội bộ doanh nghiệp nhằm thống nhất động

lực hành vi của những cá nhân trong doanh nghiệp Khi đó sự đoàn kết chặt chẽ trong

tập thể, mọi người đều đồng long, có niềm tin vào tập thể thì việc vượt qua khó khăn,

trở ngại trong kinh doanh trên thị trường sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều Ngay cả những

thành thạo trong công việc cũng sẽ làm việc kém hiệu quả khi gặp phải mâu thuẫn

trong tập thể Mâu thuẫn là một hiện tượng xã hội phổ biến trong mọi loại hình tổ chức

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, mâu thuẫn không được giải quyết, không phải

vì họ không nhận ra sự tồn tại của chúng mà là do họ không biết giải quyết ra sao

Vì thế, nhóm chúng em đã chọn đề tài “mâu thuẫn và quản lý mâu thuẫn trongtập thể” như một vấn đề nổi trội, cần tìm lời giải đáp ngay trong bối cảnh thực tế Tiểu

luận được làm và nghiên cứu dưới lăng kính sinh viên nên tất nhiên sẽ còn nhiều lỗ

hổng thực tế, mong cô góp ý thêm để bài viết được hoàn chỉnh hơn Chúng em xin cảm

ơn!

Trang 4

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA MÂU THUẪN 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Bản chất của mâu thuẫn 5

1.3 Phân loại mâu thuẫn 6

1.4 Tác động của mâu thuẫn đến hoạt động tập thể 8

1.5 Vai trò của mâu thuẫn trong tập thể 10

1.6 Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn 11

1.7 Các phương pháp giải quyết mâu thuẫn 12

PHẦN 2: LIÊN HỆ PHÂN TÍCH MÂU THUẪN TRONG TẬP ĐOÀN VINGROUP 18

1 Giới thiệu về tập đoàn Vingroup và tình huống mâu thuẫn 18

1.1 Giới thiệu về tập đoàn Vingroup: 18

1.2 Tình huống mâu thuẫn: 19

2 Phân tích tình huống mâu thuẫn 20

2.1 Phân loại mâu thuẫn: 20

2.2 Phương pháp giải quyết mâu thuẫn 22

2.3 Phương pháp giải quyết đề xuất 24

Trang 5

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA MÂU THUẪN

định như: phật ý, bất bình, tức giận, khinh miệt, … chính là những quá trình và trạng

thái xung đột tâm lý Sự thiếu khách quan trong nhận thức, đánh giá, thiếu tự chủ trong

cảm xúc, xốc nổi, vội vàng là những yếu tố tâm lí đẩy mâu thuẫn đến sự đối lập, tranh

chấp, không điều hòa được về quyền lợi và nhu cầu là cơ sở của xung đột Có xung đột

ngấm ngầm, từ từ hay công khai, bột phá, quyết liệt, căng thẳng hay sâu sắc, kéo dài…

Xung đột là hậu quả của mâu thuẫn phát triển cao độ cần được giải quyết

Mâu thuẫn tồn tại khách quan và phổ biến trong lòng tập thể Mâu thuẫn là

sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong 1 sự vật 1 hiện

hệ xã hội nói chung mâu thuẫn là tất yếu Có quan hệ là có mâu thuẫn, mâu thuẫn chưa

tạo ra sự tranh chấp khi còn là những mặt khác biệt và bộc lộ trong quan hệ tác động

qua lại của con người với nhau

Mâu thuẫn xuất hiện trong tập thể có liên quan đến việc giải quyết các vấn

đề trong tập thể về lợi ích, danh dự, cách làm việc, quan điểm Nguyên nhân trực tiếp

là do có sự đụng chạm, tranh chấp gay gắt về quyền lợi, danh dự và nhu cầu giữa các

thành viên Ở đây, quyền lợi và nhu cầu bao gồm cả hai mặt: vật chất và tinh thần, cả

Trang 6

lợi ích phân phối thu nhập cũng như danh dự, thể diện, lương tâm, đạo đức công bằng

xã hội…

1.2 Bản chất của mâu thuẫn

Mâu thuẫn được coi là sự khác biệt về quan điểm lợi ích nhận thức phương

pháp làm việc của các cá nhân hoặc nhóm người tập thể Nó được biểu hiện bên ngoài

bằng những cảm xúc tình cảm với những cung bậc khác nhau theo mức độ khác biệt

Mâu thuẫn sẽ phá vỡ sự đoàn kết của tập thể, nó cản trở hoạt động của tậpthể Nhưng trong một số trường hợp nào đó thì mâu thuẫn lại cần thiết cho sự phát

triển: Trong một hoạt động tập thể, việc giải quyết mâu thuẫn về sự khác nhau giữa các

quan điểm, ý kiến của các thành viên có thể dẫn tới hình thành quan điểm ý kiến hợp lý

hơn Mâu thuẫn loại này có thể xem là mâu thuẫn có tính tích cực, tính xây dựng

Trong một tập thể, luôn tồn tại nhiều phe phái đối lập luôn đấu tranh vì phe phái hoặc

cá nhân mình bất chấp lợi ích của tập thể Việc giải quyết ổn thỏa những mâu thuẫn sẽ

làm dịu hoặc bớt đi sự căng thẳng ban đầu Sẽ có tác dụng đưa sự chú ý của mọi người

vào nhũng hoạt động tích cực, ổn định và nâng cao hiệu suất lao động của cá nhân tập

thể

1.3 Phân loại mâu thuẫn

Có thể nêu ra một số mâu thuẫn, xung đột cơ bản như sau:

- Mâu thuẫn, xung đột bên trong cá nhân

+ Phổ biến nhất là loại mâu thuẫn này giữa nhiệm vụ được giao và khả năng thực hiện

của cá nhân

+Chẳng hạn nhà quản lí giao nhiệm vụ cho nhân viên bán hàng phải cung cấp đầy đủ

thông tin cho khách, phải phục vụ tốt cho khách hàng và tự vận chuyển hàng hóa từ

kho ra quầy Nhiệm vụ thứ 3 là rất khó khăn cho nhân viên vì họ phải luôn có mặt tại

quầy đúng giờ để phục vụ khách, họ không có đầy đủ thời gian để vận chuyển hàng

Trang 7

+ Có khi đó là mâu thuẫn giữ yêu cầu công việc và nhu cầu của cá nhân Có những

trường hợp, do yêu cầu của công việc nhân viên phải làm việc cả ngày nghỉ, ngày lễ,

điều này thường mâu thuẫn với nhu cầu cá nhân của họ là được vui chơi, giải trí, hay

nghỉ ngơi cùng bạn bè, gia đình trong dịp này

+ Mâu thuẫn cá nhân còn xuất hiện khi làm việc quá tải, ít hài lòng về công việc, làm

việc trong trạng thái căng thẳng

- Mâu thuẫn xung đột giữa các cá nhân + Đây là mâu thuẫn trong việc phân phối các nguồn lực có hạn như vốn, vật tư, nhân

lực, …giữa lãnh đạo và các cá nhân Các cá nhân đều thấy phải trao cho họ, nhưng

không phải lúc nào họ cũng được đáp ứng và vì vậy có thể nảy sinh mâu thuẫn

+Đó là loại mâu thuẫn phổ biến nhất trong tổ chức, tập thể và biểu hiện khá phong phú

+ Mâu thuẫn nảy sinh giữa các cá nhân có thể do:

 Sự khác biệt về quan điểm, lợi ích phong cách giao tiếp

 Do tính khí khác nhau

 Do sự khác biệt về ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm giữa những người lao động

cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa những người có tinh thần kỷ luật tốt với người vô

kỷ luật Trong thực tế có những cá nhân làm việc kém, nhưng có quan hệ mật thiết với

lãnh đạo để được ưu ái, cũng bị các thành viên khác dị nghị, cô lập hay lên án

- Mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhóm

+ Sự khác biệt trong quan điểm, giá trị và ý kiến: mỗi người có một suy nghĩ, đánh giá

và phản hồi khác nhau đối với các vấn đề Sự khác biệt này có thể dẫn đến mâu thuẫn

giữa các cá nhân và nhóm

Trang 8

+ Cạnh tranh và sự ghen tị: thiếu sự công bằng trong phân công công việc và sự thăng

tiến trong công việc có thể dẫn đến cạnh tranh và sự ghen tị giữa các thành viên

+ Chẳng hạn trong một nhóm nhân viên bán hàng, đa số các thành viên trong nhóm cho

rằng phải bán hạ giá để đẩy mạnh tiêu thụ, nhưng những người còn lại không tán thành

vì cho rằng hạ giá sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và có thể sẽ bị khách hàng nghi ngờ về

chất lượng sản phẩm

 Mâu thuẫn giữa cá nhân và nhóm do quan điểm các thành viên viên khác nhau hoặc

do lợi ích không phù hợp

- Mâu thuẫn giữa các nhóm

Trong một tổ chức, một tập thể có nhiều nhóm và quan điểm quyền lợi của các

nhóm có khi không thống nhất với nhau Do sự phân công công tác chưa hợp lý, do

thiếu tôn trọng hoặc không hiểu nhau… Và vì thế, mâu thuẫn nảy sinh Những mâu

thuẫn điển hình Đôi khi còn có mâu thuẫn giữa chính quyền và công đoàn như chính

quyền cho thôi việc nhân viên, chưa giải quyết thỏa đáng các chế độ chính sách Công

đoàn đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động…

- Mâu thuẫn giữa cấp trên và nhân viên

+ Về phía cấp trên: Do thiếu khoa học trong tổ chức lao động, phân công công việc,

hoặc do bổ nhiệm, cất nhắc cán bộ chưa hợp lý, xác định tiền lương, tiền thưởng hay

đối xử với các thành viên thiếu công minh làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cấp trên với

cấp dưới Cũng có thể do lãnh đạo quá quan liêu, mệnh lệnh gây khó dễ với những kiến

nghị đề xuất của cấp dưới…

+, Về phía cấp dưới: có thể cấp dưới vì lý do nào đó không cung cấp thông tin cần

thiết, không hợp tác hoặc kém nhiệt tình, thờ ơ với quy định của cấp trên Bị cấp trên

phê bình xử phạt cũng có thể nảy sinh những phản ứng tiêu cực dẫn đến mâu thuẫn với

cấp trên

Trang 9

1.4 Tác động của mâu thuẫn đến hoạt động tập thể

a, Tác động tích cực

Mâu thuẫn có thể phá vỡ sự đoàn kết của tập thể, có thể cản trợ sự hoạt động của tập

thể Nhưng trong 1 trường hợp nào đó thì mâu thuẫn lại cần thiết cho sự phát triển

Theo chủ nghĩa Mác leenin: Mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn

gốc, động lực của sự vận động, phát triển Do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần

phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm

được nguồn gốc, bản chất, khuynh hướng của sự vận động phát triển Trong một hoạt

động tập thể, việc giải quyết mâu thuẫn về sự khác nhau giữa các quan điểm, ý kiến

của các thành viên có thể dẫn tới hình thành ý kiến quan điểm hợp lý hơn, mâu thuẫn

trong trường hợp này có thể xem là mâu thuẫn tích cực, có tính xây dựng Mâu thuẫn

sẽ hữu ích nếu nó nâng cao chất lượng các quyết định, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới,

khuyến khích sự quan tâm của các thành viên trong tập thể, tạo ra môi trường giải

quyết vấn đề một cách hiệu quả, xóa bỏ căng thẳng và thúc đẩy người lao động tự đánh

giá và tự hoàn thiện bản thân mình Thực tế cho thấy mâu thuẫn có thể nâng cao chất

lượng việc ra quyết định, nhất là những quyết định quan trọng trên cơ sở xem xét tất cả

các quan điểm, đặc biệt những quan điểm bất thường hoặc ý kiến của nhóm thiểu số

Mâu thuẫn ngăn chặn những quyết định thiếu thận trọng dựa trên những nhận thức sai

lầm, đánh giá phiến diện về tình hình thực tế

Mâu thuẫn thúc đẩy sự sáng tạo tăng cường đánh giá lại các mục tiêu, hoạt động và

nâng cao khả năng thích ứng của cá nhân với các thay đổi trong nhóm, tập thể

b, Tác động tiêu cực

Mâu thuẫn là vấn đề tâm lý xã hội quan trọng thường nảy sinh trong một tập

thể Mâu thuẫn là sự xung đột xã hội giữa người với người có liên quan đến việc giải

quyết các vấn đề khác nhau của cuộc sống xã hội của tập thể và các cá nhân khi có

đụng chạm đến nhu cầu và quyền lợi

Trang 10

Mâu thuẫn xảy ra thường dẫn tới xung đột giữa các cá nhân với nhau hay cá

nhân với tập thể Khi mâu thuẫn xảy ra sẽ làm cho tình cảm bị rạn nứt, ghét nhau, coi

nhau là kẻ thù… Đối với tập thể sẽ phá vỡ sự đoàn kết của tập thể, cản trở sự hoạt động

của tập thể, dẫn đến làm việc không mang lại hiệu quả trong hoạt động tập thể Trong

một tập thể luôn tồn tại nhiều phe phái đối lập, luôn đấu tranh vì phe phái hoặc cá nhân

mình, bất chấp lợi ích của tập thể sẽ làm cho hoạt động tập thể kém hiệu quả, có thể

dẫn đến tập thể tan rã

Mâu thuẫn trong tập thể xảy ra sẽ làm cho mọi người không tin tưởng vào nhau,

tạo sự nghi ngờ, ngăn cản nhận thức đúng đắn về hành vi và động cơ của phía bên kia,

luôn có sự xung đột trong làm việc, tạo không khí làm việc căng thẳng trong tập thể

Luôn bất đồng quan điểm và tranh cãi nhau tạo sự bất hòa giữa các cá nhân hay giữa cá

nhân với tập thể dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút

1.5 Vai trò của mâu thuẫn trong tập thể

MP Follet (tiến sĩ kinh tế học Mỹ) đã ví mâu thuẫn như lực ma sát Theo bà có

những ma sát có lợi và có những ma sát có hại Mâu thuẫn, xung đột tiêu cực sẽ gây ra

nhiều vấn đề không tốt cho tập thể như giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến trạng

thái tinh thần và sức khỏe của mọi người, thậm chí tan rã cả tập thể Nhưng nó sẽ có

ảnh hưởng tích cực nếu mâu thuẫn xung đột nêu ra những quan điểm khác nhau, cung

cấp thông tin quan trọng bổ sung cho các quan điểm khác mà tập thể ở trạng thái bình

thường khó bộc lộ Nó đưa ra những luận chứng khoa học, hợp lý theo quyết định, hinh

thành những phương án khác nhau phù hợp với điều kiện thực tế hơn Sẽ là không tốt,

khi tập thể đưa ra bàn bạc một nhiệm vụ hay một quyết định nào đó mà không có ý

kiến nào tranh luận trao đổi và cọ xát nhau Đồng thời nó tạo điều kiện bộc lộ tâm tư,

tình cảm, nguyện vọng của con người Mâu thuẫn xung đột được gọi là tích cực nếu nó

dẫn đến việc nâng cao hiệu quả của tổ chức

Như vậy, không phải cứ xảy ra mâu thuẫn xung đột là tình hình trở nên xấu đi, ở

một mức độ nhất định, mâu thuẫn là động lực phát triển của nhóm, của tập thể Chính

Trang 11

giai đoạn mâu thuẫn, xung đột là một trong những nấc thang để tiến tới sự đoàn kết

nhất trí cao trong tập thể

 Có 2 dạng mâu thuẫn xung đột:

+ Mâu thuẫn có tính xây dựng: Sự mâu thuẫn giữa các ý kiến là động lực dẫntới việc hình thành quan điểm, ý kiến hợp lý hơn Chúng có thể làm cho người ta trở

nên tích cực hơn, sáng tạo hơn và có một chút căng thẳng cần thiết giúp họ làm việc

hiệu quả hơn Sẽ là không tốt khi tập thể bàn bạc một nhiệm vụ hay một quyết định nào

đó mà không có ý kiến nào tranh luận, trao đổi và cọ sát nhau

+ Song mâu thuẫn có thể trở thành trở ngại cho hoạt động và sự phát triển của

tổ chức nếu nó phát triển đến mức độ cao trở thành các xung đột và xảy ra thường

xuyên Một tổ chức sẽ không hoạt động và phát triển được nếu ở đó luôn luôn tồn tại

các phe phái đối lập, đấu tranh lẫn nhau vì lợi ích của riêng mình, bất chấp lợi ích của

tập thể Các mâu thuẫn xung đột này là các mâu thuẫn, xung đột không có tính xây

dựng Những mâu thuẫn, xung đột như vậy đã dấn tới hoạt động kém hiệu quả của

nhiều tổ chức và không ít trong số đó đã phải giải thể

 Tóm lại, trong quá trình quản lý tổ chức, người lãnh đạo cần biết khi nào sử dụng

mâu thuẫn, xung đột và khi nào loại trừ nó để đảm bảo cho hoạt động chung của tập

thể đạt hiệu quả tốt

1.6 Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong tập thể Những nguyên nhân

đó có thể như sau:

a, Những nguyên nhân xuất hiện từ đặc điểm tâm lý cá nhân và phong cách làm

việc của người lãnh đạo:

- Phong cách lãnh đạo không phù hợp với trình độ phát triển của tập thể (thiếukhoa học và nghệ thuật), chưa có sự chan hòa thống nhất trong ban lãnh đạo

- Thiếu những phẩm chất cần thiết về đạo đức, năng lực

Trang 12

- Thiếu những tri thức tâm lý cần thiết nên trong ứng xử không tế nhị, khôngvăn minh lịch sự, thiếu sự hiểu biết thông cảm.

- Không công bằng trong vấn đề đãi ngộ và ứng xử

b, Những nguyên nhân từ đặc điểm tập thể với tư cách là đối tượng của hoạt động

Các thành viên thiếu sự hiểu biết, thiếu sự hòa hợp cần thiết do sự khác biệt về tuổi tác,

trình độ, kinh nghiệm, cá nhân, cách ứng xử giao tiếp…

1.7 Các phương pháp giải quyết mâu thuẫn

a) Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn xung đột

- Tính khách quan

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi người trong cuộc cũng như người đứng ra giảiquyết phải bình tĩnh trước vẫn đề xảy ra Người đóng vai trò trung gian hòa giải phải

nghe cả hai phía không đứng về phía nào, thận trọng trong việc tìm ra nguyên nhân làm

nảy sinh xung đột qua việc phân tích lý lẽ của cả hai bên đưa ra Đứng trên lập trường

quan điểm của người kia để giải quyết

- Tính phân minh và thái độ thiên chí

Trang 13

Mâu thuẫn xung đột chỉ có thể được giải quyết một cách triệt để nếu như ngườitham gia giải quyết phải có thái độ phân minh, làm sáng rõ sự việc để giúp cho cả hai

bên thấy rõ

- Giữ khoảng cách và thái độ tự chủ

Khi con người đã rơi vào xung đột, bất kỳ ai cũng bị tình cảm lấn át ở vào tìnhtrạng xúc động mạnh, tình cảm thường nghiêng về một ohias Do đó cần phải giữ được

sự tự chủ, giữ khoảng cách nhất định đối với đối phương, giúp cho việc giảm bớt căng

thẳng giữa hai bên

- Đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo

Việc giải quyết xung đột phải tùy từng trường hợp cụ thể, tùy từng nguyên nhânlàm nảy sinh ra xung đột, đặc điểm trạng thái tâm lý của hai bên để đưa ra các biện

pháp thích hợp

Đối với những mâu thuẫn làm trở ngại cho sự phát triển của tập thể thì nhữngngười quản lý và tập thể phải tìm phương án giải quyết kịp thời phù hợp

b) Một số phương pháp giải quyết mâu thuẫn xung đột

Một thống kê của nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, một nhà quản lí trung bình dùng21% thời gian trong tuần để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột doanh nghiệp

Khi nghiên cứu hoạt động của nhóm và những mâu thuẫn của nó M.Pfollet (tiến

sĩ kinh tế học Mỹ) đã tổng kết 3 phương pháp thường được áp dụng để giải quyết các

mâu thuẫn là: áp chế, thỏa hiệp và thống nhất

- Phương pháp áp chế

Là phương pháp giành thắng lợi cho một phía Chặn đứng cuộc xung đột từmệnh lệnh, bằng lời nói, áp lực của số đông, lực lượng của chính quyền và cơ quan an

Ngày đăng: 04/05/2024, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w