1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bảo trì công trình hồ chứa nước lanh ra tỉnh ninh thuận

113 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Quản Lý Nâng Cao Chất Lượng Bảo Trì Công Trình Hồ Chứa Nước Lanh Ra, Tỉnh Ninh Thuận
Tác giả Nguyễn Thành Ngọc
Người hướng dẫn PGS. TS Lê Văn Hùng
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Ninh Thuận
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 4,55 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ CÁCVẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN HỒ ĐẬPTHỦYLỢI (14)
    • 1.1 Bảo hành, bảo trì công trìnhxâydựng (14)
      • 1.1.1 Bảo hành công trìnhxâydựng (14)
      • 1.1.2 Bảo trì công trìnhxâydựng (16)
    • 1.2 Các khái niệm về công tác bảo trì công trìnhxâydựng (17)
      • 1.2.1 Các khái niệm liên quan đến bảo trìcôngtrình (17)
      • 1.2.2 Bảo trì và công tác duy tu sửa chữa, an toàn công trìnhthủylợi (19)
    • 1.3 Tổng quan về công tác bảo trì và an toàn hồ đập thủy lợiViệtnam (20)
      • 1.3.1 Hiện trạng các hồ đập hiện nay ởViệtNam (20)
      • 1.3.2 Hiện trạng công tác bảo trì CTXD ởViệtNam (21)
      • 1.3.3 Đặt vấn đềnghiêncứu (24)
    • 1.4 Kết luậnchương1 (35)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HOC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BẢO TRÌCÔNG TRÌNHTHỦYLỢI (36)
    • 2.1 Các quy định pháp luật về công tác bảo trì công trìnhxâydựng (36)
      • 2.1.1 Quá trình phát triển các qui định pháp luật về bảo trìcôngtrình (36)
      • 2.1.2 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trìnhxâydựng (37)
      • 2.1.3 Nguyên tắc công tác bảo tri công trìnhxây dựng (39)
    • 2.2 Những vấn đề cơ bản củabảotrì (41)
      • 2.2.1 Yêucầuchung (41)
      • 2.2.2 Nội dungbảotrì (41)
      • 2.2.3 Phân loạibảotrì (44)
      • 2.2.4 Các dạng hư hỏng củakếtcấu (45)
      • 2.2.5 Kiểm tra công năng của kết cấu trong quá trìnhbảotrì (46)
      • 2.2.6 Quản lý kỹ thuật công tácbảotrì (48)
      • 2.3.2 Kiểm tra hồ sơthiếtkế (50)
    • 2.4 Công tác khảo sát đánh giá tình trạng hư hỏng đối vớiđậpđất (51)
      • 2.4.1 Quản lý chất lượng công tác khảosát[5] (51)
      • 2.4.2 Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình[3],[7] (51)
      • 2.4.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựngcôngtrình (54)
    • 2.5 Kế hoạch bảo trì công trình theo qui địnhhiện hành (60)
    • 2.6 Một số qui định mới về công tác bảo trì[7], [8] (67)
    • 2.7 Kết luậnchương2 (71)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢOTRÌ CHO HỒ CHỨA NƯỚCLANHRA (72)
    • 3.1 Thực trạng hồ đậpLanhRa (72)
      • 3.1.1 Tóm tắt về qui mô nhiệm vụcôngtrình (72)
      • 3.1.2 Thực trạng công tácbảotrì (75)
    • 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì cho hồ chứa nướcLanhRa (81)
      • 3.2.1 Hồ sơ hoàn công, nghiệm thubàngiao (81)
      • 3.2.2 Qui trìnhbảotrì (81)
      • 3.2.3 Qui trìnhvậnhành (84)
      • 3.2.4 Kế hoạchbảotrì (84)
    • 3.3 Kết luậnchương3 (91)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ CÁCVẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN HỒ ĐẬPTHỦYLỢI

Bảo hành, bảo trì công trìnhxâydựng

1.1.1 Bảo hành công trình xâydựng

Bảo hành công trình xây dựng (CTXD) được định nghĩa như sau: [7]

Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.

Thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi nghiệm thu theo quy định như sau:[7]

 Không ít hơn 24 tháng đối với công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấpI

 Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng mục công trình cấp cònlại;

 Riêng đối với nhà ở, thời gian bảo hành theo quy định của pháp luật về nhàở.

Thời gian bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị.

Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời gian bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định, nhưng không ít hơn thời gian bảo hành quy định tại [7] Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời gian bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.

Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; mức tiền bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành và việc thay thế tiền bảo hành công trình xây dựng bằng thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành. Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:

 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấpI;

 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp cònlại;

Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu nêu tại [7]: để áp dụng.

Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành.

Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành phân công việc do mình thực hiện sau khi nhận được thông báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng; Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành Chủ đầu tư hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.

Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị.

Xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng:

 Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi chủ đầu tư Chủ đầu tư có tránh nhiệm xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng vănbản;

 Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi có yêu cầu của Chủ đầutư.

Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.

1.1.2 Bảo trì công trình xâydựng

Bảo trìcông trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưngkhông bao gồmcác hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình tại[7]

Như vậy bản chất của bảo trì là “Bảo đảm duy trì chất lượng” không bao gồm nâng cấp công trình và công việc bảo trìlà:

 Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, thay phụ tùng… thường xuyên theo qui định thời gian (ví dụ: Tra dầu mỡ thường kỳ cho cửa van; Chạy thử các thiết bị; Thay thế phụ tùng định kỳ theo thời gian hoặc theo khối lượng công việc hoạt động…) Việc này phải được ghi trong qui trình bảo trì của TVTK choCĐT;

 Kiểm tra, đánh giá và dự báo hư hỏng hoặc dự báo sự cố để có kế hoạch (hoặc lập dự án) sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn nhằm duy trì hoạt động bình thường củacôngtrình Công tác trắc đạc, quan trắc, kiểm định chất lượng … (nếu có) cũng thuộc nội dung công việcnày.

Các khái niệm về công tác bảo trì công trìnhxâydựng

1.2.1 Các khái niệm liên quan đến bảo trì côngtrình

1.2.1.1 Khái niệm bảo trì côngtrình

Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sửdụng;

Nội dung bảo trì công trình có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.

1.2.1.2 Quy trình bảo trì công trình xâydựng

Quy trình bảo trì công trình xây dựng là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng.

Kiểm tra công trình là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình.

Quan trắc công trình là sự quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu của thiết kế trong quá trình sử dụng.

Bảo dưỡng công trình là các hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.

1.2.1.6 Kiểm định chất lượng côngtrình

Kiểm định chất lượng công trình là việc kiểm tra và xác định chất lượng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lượng của công trình so với yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng công trình bằng trực quan kết hợp với phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm côngtrình.

Sửa chữa công trình là việc khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và an toàn của côngtrình.

Tuổi thọ thiết kế là thời gian sử dụng của công trình do người thiết kế tính toán trong quá trình thiết kế công trình.

Hình 1.1 Bảo trì cửa van cống lấy nước hồ Tân Giang

1.2.2 Bảo trì và công tác duy tu sửa chữa, an toàn công trình thủylợi

Bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập, hồ chứa nước và lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du Đập, hồ chứa nước phải được bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định của pháp luật khác có liên quan:[8] a) Đập, hồ chứa nước phải được sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trước mùa mưa hằng năm trong các trường hợpsau:

- Bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo antoàn;

- Thiếu khả năng xả lũ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiệnhành;

- Có nguy cơ xảy ra hiện tượng sạt lở, bồi lấp lòng hồ chứanước. b) Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ đang khai thác mà chưa có hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toànchođập và vùng hạ du đập thì phải lắp đặt chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. c) Đối với đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do đang khai thác mà chưa có thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập thì phải lắp đặt chậm nhất sau

03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thihành. d) Khuyến khích lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập đối với đập, hồ chứa nước vừa, nhỏ có tràn tựdo. e) Đối với đập, hồ chứa nước đang khai thác chưa có quy trình bảo trì cho từng hạng mục công trình thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt quy trình bảo trì sau khi có ý kiến bằng văn bản của chủ quản lý đập, hồ chứa nước chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. f) Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí bảo trì sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa, lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập, hồ chứa nước và vùng hạ du.

Tổng quan về công tác bảo trì và an toàn hồ đập thủy lợiViệtnam

1.3.1 Hiện trạng các hồ đập hiện nay ở ViệtNam

Hiện nay cả nước có 7158 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích khoảng 12 tỷ m 3 Trong đó hồ chứa lớn hơn 10 triệu m 3 là 221 hồ, hồ chứa từ 3 - 10 triệu m 3 là 232 hồ còn lại là dưới

Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa, đến nay các hồ có dung tích lớn hơn 100 triệu m 3 , hơn 10 triệu m 3 và từ 3 triệu m 3 nước trở lên bị xuống cấp đã được sửa chữa ở mức bảo đảm an toàn Tuy nhiên, vẫn còn số lượng hồ chứacódungtíchdưới 3triệum 3 đư ợc s ử a chữ a chưanhiều Ước t ín h cònkhoảng 1.150 hồ chứa bị hư hỏng xuống cấp [9]

Các hồ chứa thủy lợi được xây dựng và đưa vào khai thác khoảng 30-40 năm, chưa được quan tâm nhiều đến công tác quản lý, năng lực các cán bộ quản lý chưa cao hoặc chưa được đào tạo Công tác duy tu bảo dưỡng còn xem nhẹ, thiếu hệ thống quan trắc cũng như các tài liệu liên quan

1.3.2 Hiện trạng công tác bảo trì CTXD ở ViệtNam

1.3.2.1 Công tác bảo trì công trình xây dựng nóichung

Hầu nhưkhông tồn tại trong thực tế “vấn đề bảo trì” bởi chúng ta chỉ mới coitrọngviệc hoàn thành tổ chức bàn giao, còn khi công trình đưa vào khai thác thìkhôngn h ữ n g k h ô n g c ó c h í n h s á c h c h a ̆m sóc cho công trình mà còn làm ngơtrướcsựxuốngcấp chưa có được vị trí xứng đáng của những tài sản quý giánày.

Tại Việt Nam, công tác quản lý Nhà nước về bảo trì công trình xây dựng còn bị buông lỏng Việc xử lý cũng mang tính giải pháp tình thế, hư đến đâu sửa đấy thiếu khoa học. Khi nhắc đến bảo trì CTXD, đa phần các chủ quản lý sử dụng công trình thường nghĩ đến việc bảo trì các thiết bị sử dụng cho công trình là chính chứ không nghĩ đến các vấn đề sửa chữa liên quan đến kết cấu, công năng của CTXD. Điều đó dẫn tới tình trạng nhiều công trình xuống cấp nhanh, giảm tuổi thọ Đặc biệt, các công trình cũ đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hoặc sập đổ rất cao Ngay cả tại các công trình công nghiệp thì kết cấu chịu lực của công trình bao che cũng ít được quan tâm bảo trì, thậm chí nguồn vốn cho công tác bảo trì rất hạn chế.

1.3.2.2 Công tác bảo trì công trình thủylợi

Mọi kết cấu cần được thực hiện chế độ bảo trì đúng mức trong suốt tuổi thọ thiết kế Các kết cấu mới xây dựng cần được thực hiện bảo trì từ ngay khi đưa vào sử dụng Các kết cấu sửa chữa được bắt đầu công tác bảo trì ngay sau khi sửa chữa xong Các kết cấu đang sử dụng, nếu chưa thực hiện bảo trì, thì cần bắt đầu ngay công tác bảotrì.

Chủ đầu tư cần có một chiến lược tổng thể về bảo trì công trình bao gồm công tác kiểm tra, xác định mức độ và tốc độ xuống cấp, đánh giá tính nguyên vẹn của kết cấu và thực hiện công việc sửa chữa nếucần.

Hiện tại đối với các công trình thủy lợi, đặc biệt là các công trình hồ chứa nước khi bàn giao đưa vào sử dụng đã xảy ra hiện tượng xuống cấp công trình rất nhanh nên cần đặt vấn đề về chất lượng công trình xây dựng mới bàn giao đưa vào sử dụng đã xảy ra hiệnt ư ợ n g s ụ t l ú n , s ạ c m á i h ạ l ư u v à n ứ t d ọ c t h â n đ ậ p N g u y ê n n h â n M ư a , l ũ , hạn,trong quá trình thi công, vật liêu không đảm bảo và công tác vận hành chưa đúng qui trình.

Tình trạng công tác bảo trì bị coi nhẹ phần nào bởi mọi người đều cho rằng công trình là loại tài sản tồn tại lâu và chỉ hư hỏng từ từ Điều này chỉ đúng với những kết cấu thô nhưng không ngoại lệ nhiều kết cấu thô đã bị hư hỏng nhanh chóng do những tác động của ngoại tại, môi trường Phần hạng mục đi kèm trang thiết bị kỹ thuật của công trình thường có thời gian ngắn hơn nhiều so với kết cấu chính của công trình Thực tế nguyên nhân gây ra sự cố vỡ đập lại đến từ công tác bảo trì chưa được quan tâm đúng mức.

Phần lớn các CTTL ở Việt Nam đã được xây dựng từ khá lâu nên đến hiện tại đã xuống cấp, hư hỏng ở nhiều mức độ khác nhau Đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến các CTTL khiến cho các công trình này dễ gặp sự cố, rủi ro về hư hỏng xuống cấp do đó công tác bảo trì các CTTL ngày càng trở nên cấp thiếthơn.

Do đặc thù các hệ thống CTTL phân bố rộng khắp, mỗi hệ thống lại gồm nhiều hạng mục, bộ phận, thiết bị liên quan khiến cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa cũng gặp khó khăn vì không thể tiến hành đồng bộ và cùng lúc được Với nhiệm vụ cấp nước cho người dân sản xuất là chính nên các hệ thống CTTL thường phải tổ chức bảo trì luân phiên theo kế hoạch để hạn chế tối đa mức ảnh hưởng đến công tác gieo trồng của ngườidân.

Nội dung chính của việc bảo trì công trình thủy lợi chưa được quan tâm theo hướng dẫn của các nghị định và thông tư và qui chuẩn, tiêu chuẩn chưa được áp dụng vào công tác bảo trì Đối với 21 hồ chứa tại Ninh Thuận còn thiếu Thông số thiết kế, kỹ thuật, công nghệ của công trình và máy móc, thiết bị; quy định đối tượng, phương pháp và chu kỳ phải thực hiện kiểm tra công trình và máy móc, thiết bị; quy định nội dung, cách thức thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng công trình và máy móc, thiết bị; quy định thời điểm, hướng dẫn thay thế định kỳ máy móc, thiếtbị;

Việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên nhằm bảo đảm an toàn và duy trì sự làm việc bình thường theo quy định nhằm bảo đảm an toàn cho công trình hoạt động bìnhthường.

Hình 1.1 Mái đập và rãnh thoát nước xuống cấp

Nguồn kinh phí dành cho bảo trì các hệ thống CTTL hiện nay còn hạn chế, nhất là đối với các Cty khai thác CTTL thì nguồn kinh phí này chủ yếu đến từ nguồn thủy lợi phí do Nhà nước cấp bù (theo Luật thủy lợi mới thì gọi là tiền hỗ trợ sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích) và các nguồn thu khác Do sự eo hẹp về kinh phí mà công tác bảo trì CTTL thường chỉ mang tính chất sửa chữa nhỏ (đắp đất, sạt lở mái hạ lưu đập, nạo vét rãnh thoát nước ) hoặc theo hình thức hư đến đâu thì sửa đến đó Vậy nên chất lượng của công trình sau khi được bảo trì vẫn không được cải thiện là mấy do thiếu tính đồng bộ và thường lại xuống cấp sau một thời gian bảo trì.

Bảng 1.1 Kinh phí bảo trì hàng năm của hồ Lanh Ra từ 2016 đến 2018 Đơn vị: triệu đồng

Năm Nội dung bảo trì Kinh phí Nguồnvố n

Xử lý hố xói, đắp đất, trồng cỏ và xây lại

345,0 rãnh thoát nước đập phụ vốn hỗ trợ sử Nạo vét đầu họng kênh chính đập chính 50,0

Nạo vét kênh chính 150,0 DVCI

Diệt mối, sửa chữa thay mới cửa nhà vân 65,0 thủy lợi hành

Năm Nội dung bảo trì Kinh phí Nguồnvố n

Sửa chữa thiết bị đóng mở cửa điều tiết nước đậpphụ 19,55

Xử lý hố xói, đắp đất, trồng cỏ và xây lại rãnh thoát nước 709,3

Tu sửa và gia cố kênh N3 850,0 vốn hỗ trợ sử Khoan phun ép vật liệu chống thấm 359,34 dụng SP

DVCI Nạo vét và gia cố rãnh thoái nước 89,0 thủy lợi

Thay mới hệ thống dây cáp điện từ tụ điện trên nhà điều khiển vận hành cửa van xã lũ 95,834 đến vị trí điều khiển vận hành cống xả sâu vốn hỗ

2018 Gia cố kết cấu mái kè bằng thảm đá hộc dày

30cm Chân kè là 1 hàng rọ đá 538,531 trợsử dụngSP DVCI

Xử lý hố xói, đắp đất, trồng cỏ và xây lại rãnh thoát nước 762,810 thủy lợi

1.3.3.1 Nguyên cứu các qui định pháp luật về công tác bảo trìCTXD

Kết luậnchương1

Trong chương 1 tác giả đã đưa ra khái niệm, và nội dung cơ bản của công tác bảo trì CTXD nói chung và công tác bảo trì hồ chứa nói riêng Qua đó ta nhận thức được rằng công tác bảo trì là một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý vận hành nhằm mục đích đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả và an toàn.

Thực tế vấn đề bảo trì công trình hiện nay chưa thực sự được quan tâm như đúng vai trò của nó Để tính an toàn vận hành và phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành, việc thực hiện bảo trì công trình một cách khoa học, tuân thủ Quy trình bảo trì được duyệt là yêu cầu cần thiết Cần có việc chủ động lên kế hoạch cụ thể đối với công tác bảo trì, kết hợp tổ chức thực hiện và giám sát chất lượng, quản lý thông tin vận hành, bảo trì một cách chuyên nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả và kiểm soát chi phí bảo trì công trình Hiện nay, bảo trì công trình ngày càng trở nên quan trọng Ở những nước đang phát triển, có nhiều công trình cũ đang hoạt động Vấn đề là yếu tố cần quan tâm, bởi vì chi phí để thực hiện Nếu công tác bảo trì tốt, hậu quả của những hỏng hóc đã được đề phòng thì những vấn xảy ra các sự cố với công trình được giảm đi rấtnhiều. Để làm rõ hơn về công tác bảo trì hồ chứa, trong chương 2 tác giả sẽ đưa ra các nội dung về cơ sở khoa học nhằm mục đích nghiên cứu về quy trình bảo trì đối với hồ chứa thủylợi.

CƠ SỞ KHOA HOC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BẢO TRÌCÔNG TRÌNHTHỦYLỢI

Các quy định pháp luật về công tác bảo trì công trìnhxâydựng

2.1.1 Quá trình phát triển các qui định pháp luật về bảo trì côngtrình

Quan tâm công tác bảo trì công trình xây dựng vì lợi ích chung cho toàn xã hội Nên Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp lý đưa ra các quy định bắt buộc chủ sở hữu phải quan tâm thực hiện những công việc để đảm bảo chất lượng công trình mà chính nó có mối liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của con người đang được hưởng lợi từ các sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng;

Năm 2004 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng

[14] được ban hành tại Chương VII đề cập về công tác bảo trì công trình xây dựng đây là sự khởi đầu cơ sở pháp lý để thực thi công tác bảo trì đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng, đến năm 2010 Chính phủ ban hành mới một Nghị định riêng để tập chung cho công tác bảo trì công trình xây dựng đó là Nghị định số 114/2010/NĐ-

CP [15] về bảo trì công trình xây dựng Nghị định này có 6 Chương với 28 Điều, hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2011 và bãi bỏ Chương VII về công tác bảo trì công trình xây dựng của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, qua một thời gian triển khai thực hiện đến năm 2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Nghị định có 8 Chương với 57 Điều và thay thế Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 về bảo trì công trình xây dựng;

Nghị định này quy định thêm nội dung về bảo trì công trình xây dựng (tại các Điều từ 37 đến 43) Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng gồm: Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

TT 05/2019/TT-BNNPTNT[8] Quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.

- Thông tư này quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý, gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi.

- Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi.

Thông tư số 26/2016/TT-BXD[12] ngày 26/10/2016 được Bộ Xây dựng ban hành về việc Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng [12] Đặc biệt, tại Điều 15 của thông tư này đã quy định rõ trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng đối với công trình có một chủ sở hữu nhà nước thì tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quản lý, khai thác công trình có trách nhiệm bảo trì công trình Thông tư 26/2016/TT-BXD ra đời sẽ góp phần giảm thiểu các công trình có biểu hiện kém chất lượng, được thi công xây dựng gây tốn kém, lãng phí đang diễn ra khá phổ biến ở các công trình xây dựng như: chung cư, công trình công cộng, trường học Thậm chí còn diễn ra tình trạng nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ cho công trình xây dựng, giảm thiểu các vụ tai nạn lao động gây thiệt hại về người và vật chất như đã từng xảy ra nhiều lần, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi mới của thực tiễn.

Văn bản hợp nhất số: 04/VBHN-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2019 thông tư qui định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng [7]

2.1.2 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xâydựng

Những điểm mới trong việc thực hiện Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 củaChính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, thay thế Nghị định114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 về bảo trì công trình xây dựng và Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng trừ các nội dung liên quan đến thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trong Nghị định15/2013/NĐ-CP vẫn giữ lại;

Nghị định mới bao gồm 57 Điều, 8 chương và 02 Phụ lục (so với 8 Chương và 48 Điều và 01 Phụ lục của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP) gồm: Quy định chung, quản lý chất lượng khảo sát, quản lý chất lượng thiết kế, quản lý chất lượng thi công xây dựng, bảo trì công trình xây dựng (bổ sung do Nghị định này thay thế Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng), Sự cố công trình xây dựng, quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và điều khoản thihành;

Trên cơ sở căn cứ các nội dung Luật Xây dựng 2014 và kết quả tổng kết quá trình thực hiện Nghị định 15/2013/NĐ-CP, về cơ bản Nghị định này kế thừa các nội dung ưu việt của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, bổ sung các nội dung hướng dẫn về bảo trì công trình xây dựng hiện nay đang quy định tại Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng vào Nghị định này Đồng thời, Nghị định còn bổ sung các nội dung còn hạn chế, các quy định mới cần quản lý nhưng chưa được thể hiện trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP, đưa một số nội dung quy định trong các Thông tư hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã đi vào cuộc sống và vận hành tốt để giảm các nội dung hướng dẫn trong các Thông tư, nhằm tăng cường tính ổn định của hệ thống phápluật;

Từ các nội dung nêu trên, Nghị định được soạn thảo theo trình tự công việc từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công đến bảo trì công trình xây dựng Quy định trách nhiệm của từng chủ thể tham gia hoạt động xây dựng công trình trong từng giai đoạn Sự thay đổi của Nghị định này phù hợp hơn với thực tế và giúp các chủ thể nắm bắt ngay các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư xâydựng;

Nhằm mục đích đưa ra cách tiếp cận một cách chặt chẽ, nghiêm túc và có hệ thống vấn đề bảo trì Nghị định đã nhấn mạnh cho được lợi thế về kinh tế và tiện nghi khai thác sử dụng công trình và hệ thống kỹ thuật theo đúng thiết kế Nội dung Nghị định đề cập lên các vấn đề cơ bảnnhư:

Mọi công trình xây dựng phải được bảotrì; Bảo trì phải theo quyđịnh;

Quy trình bảo trì do nhà thiết kế lập và phải bàn giao cho chủ đầu tư cùng với hồ sơ thiết kế Nhà thầu cung cấp thiết bị bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;

Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới công tác bảo trì;

Cách thức tổ chức thực hiện bảo trì công trình và quy định cần thiết và vai trò công tác kiểm định chất lượng phục vụ công tác bảotrì;

Quy định về chi phí bảo trì: Nguồn và trách nhiệm chi trả;

Quy định về nhà nước đối với công tác bảotrì;

Song bảo trì như thế nào chúng ta cần có các tiêu chuẩn kỹ thuật để hướng dẫn cách thức bảo trì Đây là nhiệm vụ không thể dễ dàng vì các tiêu chuẩn như vậy ở nước ta chưa có hoặc có nhưng lạc hậu.

2.1.3 Nguyên tắc công tác bảo tri công trình xâydựng

- Tuân theo quy trình bảo trì công trình thủy lợi (CTTL) là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì cho CTTL và máy móc, thiếtbị.

Những vấn đề cơ bản củabảotrì

Mọi kết cấu cần được thực hiện chế độ bảo trì đúng mức trong suốt tuổi thọ thiết kế Các kết cấu mới xây dựng cần được thực hiện bảo trì từ ngay khi đưa vào sử dụng Các kết cấu sửa chữa được bắt đầu công tác bảo trì ngay sau khi sửa chữa xong Các kết cấu đang sử dụng, nếu chưa thực hiện bảo trì, thì cần bắt đầu ngay công tác bảotrì.

Chủ đầu tư cần có một chiến lược tổng thể về bảo trì công trình bao gồm công tác kiểm tra, xác định mức độ và tốc độ xuống cấp, đánh giá tính nguyên vẹn của kết cấu và thực hiện công việc sửa chữa nếucần.

Công tác bảo trì được thực hiện với những nội dung sau đây:

Kiểm tra gồm có các loại hình sau đây: a) Kiểm tra ban đầu: Là quá trình khảo sát kết cấu bằng trực quan (nhìn, gõ, nghe) hoặc bằng các phương tiện đơn giản và xem xét hồ sơ hoàn công để phát hiện những sai sót chất lượng sau thi công so với yêu cầu thiết kế Từ đó tiến hành khắc phục ngay để đảm bảo công trình đưa vào sử dụng đúng yêu cầu thiết kế Kiểm tra ban đầu được tiến hành đối với công trình xây mới, công trình đang tồn tại và công trình mới sửa chữaxong. b) Kiểm tra thường xuyên Là quá trình thường ngày xem xét công trình, bằng mắt hoặc bằng các phương tiện đơn giản để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp Kiểm tra thường xuyên là bắt buộc đối với mọi côngtrình. c) Kiểm tra định kỳ: Là quá trình khảo sát công trình theo chukỳđể phát hiện các dấu hiệu xuống cấp cần khắc phụcsớm.

Kiểm tra định kỳ được thực hiện với mọi công trình trong đó chu kỳ kiểm tra được chủ công trình quy định tùy theo tầm quan trọng, tuổi thọ thiết kế và điều kiện môi trường làm việc của công trình. d) Kiểm tra bất thường: Là quá trình khảo sát đánh giá công trình khi có hư hỏng đột xuất (như công trình bị hư hỏng do gió bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy, …) Kiểm tra bất thường thông thường đi liền với kiểm tra chitiết e) Theo dõi : Là quá trình ghi chép thường xuyên về tình trạng kết cấu bằng hệ thống theo dõi đã đặt sẵn từ lúc thi công Hệ thống theo dõi thường được đặt cho các công trình thuộc nhóm bảo trì A vàB. f) Kiểm tra chi tiết : Là quá trình khảo sát, đánh giá mức độ hư hỏng của công trình nhằm đáp ứng yêu cầu của các loại hình kiểm tra trên Kiểm tra chi tiết cần đi liền với việc xác định cơ chế xuống cấp, đánh giá mức độ xuống cấp và đi đến giải pháp sửa chữa cụthể.

Quan hệ giữa các quá trình kiểm tra và sửa chữa được thể hiện trên sơ đồ sau.

Hình 2.1 Sơ đồ mối quan hệ công tác kiểm tra và sửa chữa

Phần trên của sơ đồ thể hiện quá trình thi công nghiệm thu bàn giao và bảo hành; Phần dưới thể hiện quá trình khai thác, bảo trì.

2) Phân tích cơ chế xuống cấp:Trên cơ sở các số liệu kiểm tra, cần xác định xem xuốngcấpđangxẩyratheocơchếnào.Từđóxácđịnhhướnggiảiquyếtkhắcphục.

3) Đánh giá mức độ và tốc độ xuống cấp:Sau khi phân tích được cơ chế xuống cấp thì đánh giá xem mức độ và tốc độ xuống cấp đã đến đâu và yêu cầu đòi hỏi phải sửa chữa đến mức nào, hoặc có thể sẽ phải phá dỡ Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp là các công năng hiện có của kếtcấu

4) Xác định giải pháp sửa chữa:Xuất phát từ mức yêu cầu phải sửa chữa để thiết kế giải pháp sửa chữa cụthể.

5) Sửa chữa:Bao gồm quá trình thực thi thiết kế và thi công sửa chữa hoặc gia cường kếtcấu.

Tuỳ theo mức độ, yêu cầu của công tác bảo trì, chủ công trình có thể tự thực hiện những nội dung bảo trì nêu trên hoặc thuê một đơn vị chuyên ngành thiết kế hoặc thi công thực hiện.

Công tác bảo trì được phân theo các nhóm A, B, C, D tuỳ theo tầm quan trọng của kết cấu, đặc điểm kết cấu, tuổi thọ thiết kế, điều kiện môi trường, mức độ tác động tới xung quanh, độ dễ bảo trì và giá bảo trì Các nhóm bảo trì và yêu cầu bảo trì tương ứng được quy định trong bảngsau.

Bảng 2.1 Phân loại bảo trì

Loại công trình Yêu cầu thực hiện bảo trì

- Công trình đặc biệtquantrọng, có liên quan tớiantoàn quốc gia;phòngchống cháy nổ vàmôitrường;

- Công trìnhthườngxuyên có rất nhiềungườilàm việc hoặc qualại

- Công trình khôngcóđiều kiện dễ sửachữa

- Công trình có tuổithọthiết kế đến 100 nămhoặclâuhơn

- Thực hiện tất cả các nội dungbảotrì

- Đặt thiết bị theo dõi công trình lâu dài.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ giao đoạn thiết kế,thicông (như bảo vệ bề mặt, đặt catốt bảovệ).

Các công trình dândụngvà công nghiệpthôngthường, có tuổi thọthiếtkế dưới

100 năm vàcóthể sửa chữa khicần

- Thực hiện tất cả các nội dungbảotrì

- Có thể đặt hệ thống biết bịtheodõi lâudài

- Kiểm tra ban đầu, thường xuyên, định kỳ được thực hiện chủyếubằng mắt và các phương tiệnđơng i ả n

Công trình tạm, có niên hạn sử dụng dưới 20 năm

- Bảo trì chủ yếu bằng quan sát thường xuyên Không cần khảo sát chi tiết Khi công trình có dấu hiệu xuống cấp thì hoặc là tiến hành sửa chữa đơn giản, hoặc là phá dỡ.

Bảo trì không quan sát

Công trình dàn khoan ngoài khơi, công trình ngầm dưới đất, công trình dưới nước

- Không tiến hành kiểm tra thường xuyên và định kỳ đối với các chi tiết khuất Kiểm tra chi tiết và kiểm tra đột xuất được tiến hành khi dấu hiệu hư hỏng cho thấy cần phải sửa chữa.

- Có thể thực hiện biện pháp phòng ngừa ngay trong giai đoạn thiếtkếvà thi công (như bảo vệ bề mặt, đặt catốt bảovệ)

2.2.4 Cácdạng hư hỏng của kếtcấu

Các dạng hư hỏng thông thường của kết cấu: a) Hư hỏng do sai sót thuộc về thiết kế, thi công, sử dụng côngtrình; b) Hư hỏng do nguyên nhân lún nềnmóng; c) Hư hỏng do tác động của các yêu tố khí hậu nóngẩm; d) Hư hỏng do cabonat hóa bêtông; e) Hư hỏng do tác động của môi trường vùngbiển; f) Hư hỏng do tác động của môi trường xâm thực côngnghiệp; g) Việc nhận biết các loại hình hưhỏng.

Từ mỗi loại hình hư hỏng nhận biết được, chủ công trình và người thiết kế cần có chương trình cụ thể cho công tác bảo trì, bao gồm từ khâu kiểm tra, đánh giá mức độ hư hỏng đến việc sửa chữa, gia cường, nâng cấp hoặc phá dỡ công trình.

2.2.5 Kiểm tra công năng của kết cấu trong quá trình bảotrì

Công năng của kết cấu cần được đánh giá lại trước và sau khi sửa chữa Các công năng sau đây cần được đánhgiá: a) Độ an toàn (khả năng chịutải); b) Khả năng làm việc bìnhthường;

Kết cấu được coi là đảm bảo công năng khi:

Ptt≥ Pychoặc Pyc≥ Ptt, tuỳ theo chỉ số công năng cụ thể.Trong đó:

Pttlà chỉ số công năng thực tế đạt được, xác định theo thực tế khảo sát kết cấu hoặctheo giá trị tínhtoán;

Pyc: Chỉ số công năng yêu cầu, xác định theo các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành hoặctheo yêu cầu của người thiết kế hay chủ công trình.

Ví dụ: Khi đánh giá an toàn về thấm qua đập đất, có chỉ tiêu gradien thủy lực khôngđược vượt cho phép, ta có Jtt≤ [J]cp; Hệ số an toàn chống trượt phải lớn hơn yêu cầu: Kminmin≥

Các chỉ số công năng cần đánh giá được chỉ rõ trong bảng sau.

Bảng 2.2 Các chỉ số công năng cần đánh giá trước và sau khi sửa chữa kết cấu

Chỉ số công năng Loại hình kết cấu áp dụng Độantoàn( khảnăngc hịutải)

Mọi kết cấu vớicácdạng hư hỏngkhácn h a u

Lực gây sập đổ hoặc mất ổn định kết cấu

+Theo chức năng kết cấu:

- Chống thấm (Lượng nước thấm qua kếtcấu,mật độ thấmẩm);

- Cách nhiệt (Mức truyền nhiệt qua kếtcấu);

Chống cháy (Mức chịu lửa của k/c khi có cháy);

- Kết cấu có các yêu cầu theo chứcnăngkiểmtra;

Chống ồn; bụi (Mức ồn, bụi);

- Mỹ quan bên ngoài (Mật độ rêu mốc);

+Theo tiện nghi cho người sử dụng:

- Vết nứt (Mật độ và bề rộng vếtnứt).

Mọi kết cấu vớicácdạng hư hỏngkhácn h a u

+Theo tác động xấu đến môi trường xungquanh:

Các kết cấu có nguy cơ ăn mòn, han rỉ cốt thép.

- Khả năng bong rơi lớp bảo vệ cốtthép;

- Mức tác động xấu đến môitrường;

Kết cấu thường xuyên tiếp xúc với chất thải.

- Ảnh hưởng đến công trình lân cận Kết cấu bị lún.

2.2.6 Quản lý kỹ thuật công tác bảotrì a) Cần phải có một chiến lược bảo trì ngay từ khi quyết định đầu tư xây dựng công trình b) Sau khi xây dựng xong công trình, cần tiến hành ngay việc kiểm tra ban đầu để phát hiện các dấu hiệu khuyết tật làm ảnh hưởng xấu đến công năng kếtcấu c) Trong suốt thời gian làm việc của công trình, công tác bảo trì cần được theo nội dung nêutrên. d) Việc kiểm tra, xác định cơ chế xuống cấp, đánh giá mức độ hư hỏng và đề ra giải pháp sửa chữa kết cấu phải do các đơn vị và chuyên gia chuyên ngành có năng lực phù hợp thựchiện e) Mọi diễn biến của công tác bảo trì cần được ghi chép và lưu giữ để sử dụng lâu dài Chủ công trình sẽ lưu giữ các ghi chép này cùng với các bản vẽ và các tài liệu kỹ thuật khác liên quan đến việc bảotrì.

2.3 Công tác khảo sát đánh giá tình trạng hư hỏng của kết cấu bê tông cốtthép

2.3.1 Nội dung công tác khảosát

Khảo sát để đánh giá tình trạng hư hỏng của kết cấu công trình là bước đầu tiên của công tác sửa chữa, phục hồi và gia cố công trình Đối tượng khảo sát gồm: a) Các công trình đã bị xuống cấp qua thời gian sử dụng lâungày… b) Các công trình bị hư hỏng do các sự cố như gió bão, lụt lội, hoả hoạn, động đất, cháy nổ, bomđạn.v.v… c) Các công trình có nghi vấn về chất lượng thiết kế và thicông. d) Các công trình có yêu cầu thay đổi về công năng sửdụng.

Công tác khảo sát phải đánh giá đúng tính chất mức độ hư hỏng của kết cấu công trình và tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng.

Hình 2.2 Nội dung khảo sát phân tích đánh giá kết cấu bê tông

2.3.2 Kiểm tra hồ sơ thiếtkế

2.3.2.1 Hồ sơ thiết kế banđầu a) Các dữ liệu cung cấp cho thiết kế baogồm:

 Công năng sử dụng công trình và các đặc điểm của yêu cầu công nghệ Tuổi thọ dự kiến của côngtrình.

Công tác khảo sát đánh giá tình trạng hư hỏng đối vớiđậpđất

2.4.1 Quản lý chất lượng công tác khảo sát[5]

Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo qui định của hợp đồng xây dựng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát.

Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chứ giám sát khảo sát xây dựng theo nội dung sau:

-Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;

- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiệntrường.

Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng.

2.4.2 Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình [3],[7]

2.4.2.1 Quản lý chất lượng công tác thiết kế xâydựng

Nội dung quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:

Các dữ liệu cung cấp cho thiết kế bao gồm:

- Công năng sử dụng công trình và các đặc điểm của yêu cầu công nghệ Tuổi thọ dự kiến của côngtrình.

- Các yêu cầu công nghệ cần được đáp ứng như mặt bằng, hình khối, quy mô kích thước của công trình, các số liệu về tải trọng và tác động…

- Các số liệu về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, như các số liệu về địa hình, địa chất công trình…

- Giải pháp kết cấu, chi tiết cấu tạo và tínhtoán

- Trước hết cần xem xét tính hợp lý của giải pháp kết cấu đối với phương diện công năng sử dụng của công trình,…

- Về giải pháp kết cấu và cấu tạo còn phải xét đến sơ đồ kết cấu, vật liệu sử dụng, kích thước tiết diện và các chi tiết liên kết…

- Về tính toán kết cấu, qua các thời kỳ tuy phương pháp tính toán nội lực có được cải tiến nhưng kết quả tính toán không thay đổilớn

- Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiếtkế;

- Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho côngtrình;

- Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất lượng hồ sơ thiếtkế;

- Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý kiến thẩmđịnh;

- Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quyđịnh.

Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư,người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thựchiện.

Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.

Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn côngtrình.

2.4.2.2 Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng côngtrình

Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếucó);

Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp nhà thầu thiết kế là tổ chức.

Kế hoạch bảo trì công trình theo qui địnhhiện hành

Hiểu một cách đơn giản, bảo trì là công việc xây dựng cơ bản nhưng có đặc điểm:

 Bảo trì bình thường theo qui trình đã thiếtkế;

 Kiểm tra, kiểm định, phân tích đánh giá phát hiện nguy cơ và nội dung cần sửa chữa;

 Lập kế hoạch hay dự án sửa chữa và thựchiện.

Sau đây là nội dung chi tiết theo qui định tại [7].

- Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xâydựng

1 Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cầnthiết.

2 Công tác bảo dưỡng công trình được thực hiện từng bước theo quy định tại quy trình bảo trì công trình xây dựng Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành công tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xâydựng.

3 Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây dựng và các quy định pháp luật khác có liênquan.

4 Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở lên.

5 Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

6 Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của phápluật.

7 Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quantrắc.

8 Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xâydựng: a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ cho bảo trì công trình xâydựng; b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sửdụng.

9 Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng baogồm: a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xâydựng b) Kế hoạch bảo trì; c) Kết quả kiểm tra công trình thường xuyên và địnhkỳ; d) Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa côngtrình; đ) Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có); e) Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếucó); g) Các tài liệu khác có liên quan.

- Chi phí bảo trì công trình xâydựng

1 Kinh phí bảo trì công trình xây dựng được hình thành từ các nguồn sauđây: a) Ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) phân bổ hàng năm đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhànước; b) Nguồn thu phí sử dụng công trình xây dựng ngoài ngân sách nhànước; c) Nguồn vốn của chủ đầu tư, chủ sở hữu đối với các công trình kinhdoanh; d) Nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân; đ) Các nguồn vốn hợp phápkhác.

2 Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xâydựng: a) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng côngtrình; b) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng đối với công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì được tính trong chi phí bảo trì công trình xâydựng; c) Chi phí điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng nằm trong chi phí bảo trì công trình xây dựng Nhà thầu lập quy trình bảo trì công trình xây dựng có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng trong trường hợp việc phải thực hiện điều chỉnh này do lỗi của mình gâyra.

3 Dự toán bảo trì công trình xâydựng: a) Dự toán bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là dự toán bảo trì) được xác định theo công việc bảo trì cụ thể và là căn cứ để chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình quản lý chi phí bảo trì công trình xâydựng; b) Dự toán bảo trì được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo kế hoạch bảo trì và đơn giá xây dựng theo quy định của cấp có thẩm quyền phục vụ bảo trì công trình xây dựng để thực hiện khối lượng công việcđó; c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán bảo trì đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách để thực hiện bảo trì công trình xây dựng. Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn khác, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí bảo trì; d) Các cơ quan quy định tại căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng phục vụ bảo trì công trình xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn, tổ chức xây dựng và công bố các định mức xây dựng phục vụ bảo trì cho các công trình phù hợp với đặc thù của Bộ, địa phương và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý[7].

4 Chủ sở hữu công trình hoặc người quản lý, sử dụng công trình phê duyệt dự toán bảo trì công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí trong hoạt động xâydựng.

5 Quản lý, thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì công trình xâydựng: a) Đối với công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liênquan; b) Đối với công trình xây dựng không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện bảo trì, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chịu trách nhiệm quản lý kinh phí thực hiện bảo trì và thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì công trình xây dựng.

6 Đối với trường hợp quy định tại Nghị định này, chi phí bảo trì công trình xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng côngtrình.

- Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sửdụng

1 Công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình khai thác sửdụng.

Một số qui định mới về công tác bảo trì[7], [8]

1 Đập, hồ chứa nước phải được bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định của pháp luật khác có liênquan.

2 Đập, hồ chứa nước phải được sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trước mùa mưa hằng năm trong các trường hợpsau: a) Bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn; b) Thiếu khả năng xả lũ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiệnhành; c) Có nguy cơ xảy ra hiện tượng sạt lở, bồi lấp lòng hồ chứanước.

3 Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ đang khai thác mà chưa có hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập thì phải lắp đặt chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

4 Đối với đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do đang khai thác mà chưa có thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập thì phải lắp đặt chậm nhất sau

03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thihành.

5 Khuyến khích lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập đối với đập, hồ chứa nước vừa, nhỏ có tràn tựdo.

6 Đối với đập, hồ chứa nước đang khai thác chưa có quy trình bảo trì cho từng hạng mục công trình thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt quy trình bảo trì sau khi có ý kiến bằng văn bản của chủ quản lý đập, hồ chứa nước chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lựcthihành.

7 Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí bảo trì sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa, lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập, hồ chứa nước và vùng hạdu.

Văn bản hợp nhất số 04/2019 VBHN-BXD Trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng [7].

1 Công trình có một chủ sởhữu: a) Công trình thuộc sở hữu nhà nước thì tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quản lý, khai thác công trình có trách nhiệm bảo trì côngtrình; b) Công trình thuộc sở hữu khác, chủ sở hữu công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.

Riêng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, chủ đầu tư công trình có trách nhiệm bảo trì công trình cho đến khi bàn giao cho nhà nước quản lý; c) Công trình đầu tư theo hình thức BOT, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm bảo trì công trình trong thời gian khai thác kinh doanh quy định trong hợp đồng dựán.

2 Công trình có nhiều chủ sởhữu: a) Đối với nhà ở, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và thỏa thuận đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhàở; b) Đối với công trình còn lại thì chủ sở hữu phần riêng của công trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đồng thời phải có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình Việc phân định trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình phải được các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền thỏa thuận cụ thể bằng văn bản hoặc trong hợp đồng mua bán, thuê mua tàisản.

3 Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi giao cho tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng công trình phải thỏa thuận với tổ chức, cá nhân này về trách nhiệm bảo trì côngtrình.

4 Trường hợp công trình đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bảo trì côngtrình.

5 Đối với công trình chưa xác định chủ sở hữu thì người đang khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì côngtrình.

Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [8]. Quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi TT này qui định cụ thể nội dung, dịnh mức chi phí … cho bảo trì hạ tầng thủy lợi.

- Nguyên tắc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi

- Chế độ bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi

- Các trường hợp phải lập quy trình bảotrì

- Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, lớn, vừa và đập, hồ chứa thủylợi

- Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình thủy lợinhỏ

- Lập, phê duyệt, điều chỉnh quy trình bảotrì

- Kiểm tra tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi

- Quan trắc tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi

- Kiểm định chất lượng tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi

- Bảo dưỡng tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi

- Sửa chữa thường xuyên tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi

- Sửa chữa đột xuất, sửa chữa định kỳ tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi

- Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ bảotrì

- Định mức chi phí bảo trì định kỳ hàng năm tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi

- Kinh phí thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủylợi

Chi tiết được qui định cụ thể hơn trong hai văn bản mới nhất hiện nay:

Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BXD của Bộ Xây dựng 30/9/2019 [7]: Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Văn bản này hợp nhất 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 và một số văn bản điều chỉnh bổ sung cho TT26.[7]

Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi TT này qui định cụ thể nội dung, dịnh mức chi phí … cho bảo trì hạ tầng thủy lợi [8]

Kết luậnchương2

Công trình đầu mối hồ chứa nước Lanh Ra là một tập hợp các bộ phận và hạng mục công trình Vì vậy để công trình được an toàn trong công tác quản lý chất lượng bảo trì càn nắm vững những thông tư, nghị đinh và luật để quản lý tốt hơn trong trình khai thác và vận hành thì tổng thể cũng như từng bộ phận của hồ đập không có sự cố, hư hỏng lớn và đảm bảo được nhiệm vụ của mình tuy nhiên trên thực tế công tác quản lý chất lượng bảo trì CTTL hiện nay vẫn còn chưa được triển khai đầy đủ, đặc biệt đối với các hồ chứa ở Ninh Thuận đa số là công trình cấp nhỏ, ít được chú trọng đến bảo trì theo quyđịnh.

Về mặt quản lý, mặc dầu Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, quy định trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nói chung và các hồ đập nói riêng, nhưng nhìn chung năng lực về quản lý còn nhiều bất cập Về công tác quản lý chất lượng bảo trì cần được các cấp, ban ngành quan tâm hơn thông qua việc ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chi tiết,

Trong chương 2 tác giả đã làm rõ nội dung, yêu cầu đối với Quản lý chất lượng bảo trì hồ chứa nước, các nguyên nhân và yếu tố có thể ảnh đến chất lượng công trình hồ chứa Tiếp theo ở Chương 3 tác giả làm rõ về thực trạng và gải pháp nâng cao chất lượng bảo trì.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢOTRÌ CHO HỒ CHỨA NƯỚCLANHRA

Thực trạng hồ đậpLanhRa

3.1.1 Tómtắt về qui mô nhiệm vụ côngtrình

Công trình hồ chứa nước Lanh Ra được xây dựng trên suối Lanh Ra thuộc xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước được khởi công xây dựng tháng 11/2008 với tổng mức đầu tư trên 210 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn do Vương Quốc Bỉ tài trợ 2,6 triệu EURO… Công trình có dung tích chứa gần 14 triệu m 3 nước phục vụ tưới cho trên 1.050 ha đất sản xuất của xã Phước Vinh, bảo đảm từ một vụ lên ba vụ ăn chắc trong năm Ngoài ra, công trình còn cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, phát triển chăn nuôi gia súc trong xã Mặt khác, hồ chứa nước còn góp phần cải tạo môi trường sinh thái trong khu vực, cắt lũ, giảm ngập lũ cho 08 xã vùng hạ lưu Suối LanhRa…

1 Tên dự án: Hồ chứa nước LanhRa

2 Chủ đầu tư: UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Ban QLDA ODA,NN

3 Vốn đầu tư: Vương Quốc Bỉ (đầu mối) & đối ứng việt Nam(kênh)

4 Thiết kế: CN Miền Trung, CT,TV,CGCN-ĐHTL HàNội

5 Thi công:XNXD Lưỡng Bằng, Cty Thành Đạt, Cty sơn long Thuận, Cty XD hoàng Nhân, Cty ĐT&XD Lâm Đồng, Cty thiết bị TL Hà Nội, Cty Hòa Phát, Cty Hướng Dương, Cty NamBình….

6 Địa điểm xây dựng: xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh NinhThuận.

7 Hình thức đầu tư: Xây dựngmới

- Loại công trình: Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn.

- Công trình đầu mối cấp III và hệ thống kênh cấp IV (Theo Bảng 1 Phụ lục II củaNghị định 67/2018/NĐ-CP về Quy đinh chi tiết một số điều của Luật thủy lợi[5]).

9 Đơn vị quản lý, sử dụng hiện nay: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi NinhThuận.

Hồ chứa nước Lanh Ra do các cán bộ tại Cụm Lanh Ra (trực thuộc trạm thủy nông Ninh Phước) trực tiếp vận hành và quản lý theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty và lãnh đạo Trạm thủy nông Ninh Phước, nhân sự gồm 09 người, gồm 3 kỹ sư thủy lợi, 2 trung cấp, 1 cao đẳng điện và 3 công nhân thủy lợi bậc6/6.

Hình 3.1 Hồ chứa nước Lanh Ra – huyện Ninh Phước

- Vị trí, phạm vi xây dựng và vùng ảnh hưởng

Công trình hồ chứa nước Lanh ra nằm gọn trong địa phận xã Phước Vinh, Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm hơn 20km về phía Tây Bắc.

Khu vực xây dựng lòng hồ chứa nước Lanh Ra nằm ở thượng lưu sông Quao bao gồm các thôn Liên Sơn, Phước An, Bảo Vinh.

Vị trí đập được xây dựng ứng với tọa độ địa lý:

Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật của công trình hồ chứa nước Lanh Ra

TT Các hạng mục chính Đơnvị Thông số

1 Diện tích lưu vực km 2 80,00

2 Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT km 2 1,89

3 Mực nước dâng bình thường m 40,50

4 Mực nước lũ thiết kế (1%) m 42,47

5 Mực nước lũ kiểm tra (0,2%) m 44,10

II Đập Chính (Đập đất)

4 Chiều cao đập lớn nhất m 24,90

5 Cao trình tường chắn sóng m 44,70

6 Cao trình đỉnh lăng trụ thoát nước m 28,00

7 Bảo vệ mái đập thượng lưu BTCT M200

8 Bảo vệ mái đập hạ lưu Trồng cỏ

9 Gia cố đỉnh đập BTCT M200

10 Hệ số mái thượng lưu 3,00

11 Hệ số mái hạ lưu 2,75 ; 3,00

III Đập Phụ (Đập đất)

4 Chiều cao đập lớn nhất m 16,70

5 Cao trình tường chắn sóng m 44,70

6 Cao trình đỉnh lăng trụ thoát nước m 31,00

7 Bảo vệ mái đập thượng lưu BTCT M200

TT Các hạng mục chính Đơnvị Thông số

8 Bảo vệ mái đập hạ lưu Trồng cỏ

9 Gia cố đỉnh đập BTCT M200

10 Hệ số mái thượng lưu 3,00

11 Hệ số mái hạ lưu 2,75

2 Công trình tràn Có van

5 Cột nước tràn thiết kế P = 1,0% m 7,97

6 Lưu lượng xả thiết kế P = 1.0% m 3 /s 539,90

7 Cột nước tràn kiểm tra P = 0,2 % m 9,60

8 Lưu lượng xả kiểm tra P = 0,2 % m 3 /s 744,20

9 Kích thước tràn cửa van m 2(6x6)

10 Hình thức tiêu năng sau tràn Mũi phun

V Cống lấy nước số 1 dưới đập chính

1 Lưu lượng thiết kế Qtk m 3 0,91

6 Hình thức lấy nước Tháp van TL

V Cống lấy nước số 2 dưới đập phụ

1 Lưu lượng thiết kế Qtk m 3 1,48

6 Hình thức lấy nước Tháp van TL

3.1.2 Thực trạng công tác bảotrì

3.1.2.1 Hồ sơ hoàn công, nghiệm thu bàngiao

Hồ sơ hoàn công, nghiệm thu bàn giao được chủ đầu tư bàn giao cho đơn vị khai thác sử dụng đúng theo hướng dẫn tại [8] Tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng theo quy định tại [8]; bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.

- Quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì côngtrình

1 Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư này Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình lập và lưu trữ hồ sơ đối với phần việc do mình thực hiện Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợppháp.

2 Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IV [10], bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng côngtrình.

Nhưng đối với công tác nghiệm thu bàn giao còn xem nhẹ chưa thật sự trọng tâm trong công tác bảo trì.

- Chưa đảm bảo công trình có làm việc tốt, an toàn trong quá trình vận hành hoặc hết thời gian bảo hành và duy trì sự làm việc bình thường của máy móc, thiếtbị.

- Công trình thủy lợi sau khi hoàn thành đưa vào khai thác chưa bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về thủy lợi sau khi bàn giao côngtrình.

3.1.2.2 Qui trình bảo trì do TVTKlập

Trong quá trình nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng đợn vị quản lý khai thác đã được bàn giao đầy đủ về qui trình bảo trì công trình và các hạngmục vv.

Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầuthicông xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liênquan.

- Việc bàn giao Qui trình bảo trì còn mang tính chất cho đầy đủ hồ sơ khi chủ đầu tư yêu cầu, chưa phù hợp với công việc khai thác sử dụng thực tế, còn thiếu nhiều về các chỉ dẫn thông số thiết kế, kỹ thuật, công nghệ của công trình và máy móc, thiết bị, thời gian thây thế và bào tri cụ thể cho từng hạngmục.

- Đơn vị quản lý khai thác sử dụng chưa lập được qui trình bảo trì do nhà sản xuất ban hành hoặc cơ quan có thẩm quyền phêduyệt.

- Đơn vị quản lý khai thác sử dụng công trình ít quan tâm đến bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị côngtrình.

- Việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình chưa được thực hiện theo kế hoạch bảo trì các tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỷ thuật quốcgia.

- Các hạng mục công trình và máy móc, thiết bị chính chưa có được sự đánh giá đúng với qui định về bảotrì.

- chưa quy định đối tượng, phương pháp và tần suất thực hiện kiểm tra công trình và máy móc, thiếtbị.

-Tiến hành bảo trì theo kế hoạch đã được lập hàng năm.

- Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, tiến hành lập kế hoạch bảo trì Xác định giải pháp sửa chữa, nhà thầu sửa chữa và nhà cung ứng thiết bị thay thế, lập lịch trình cho công tác sửachữa.

Bảng 3.2 Công tác bảo trì năm 2019-2020

Năm Nội dung bảo trì Kinh phí Nguồnvố n

Xử lý hố xói, đắp đất, trồng cỏ và xây lại rãnh thoát nước đập phụ 345,0 vốn hỗ trợ sử dụng SP DVCI thủy lợi

Nạo vét tuyến kênh chính đập chính 50,0 Làm mới một đoạn kênh N3 đập phụ 150,0

Sửa chữa thay mới các cửa điều tiết trên kênh chính 65,0

Sửa chữa thiết bị đóng mở cửa điều tiết nước đậpphụ 39,55

Năm Nội dung bảo trì Kinh phí Nguồnvố n

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì cho hồ chứa nướcLanhRa

3.2.1 Hồ sơ hoàn công, nghiệm thu bàngiao

Chủ đầu tư bàn giao hồ sơ hoàn công các tài liệu phục vục bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình theo hướng dẫn tại [7], [8].

Cần phải rút kinh nghiệm trong công tác nghiệm thu bàn giao có đánh giá về chất lượng cụ thể cho tùng hạng mục để có sửa chữa khắc phục kịp thời.

- Phải đảm bảo công trình làm việc tốt, an toàn trong quá trình vận hành hoặc hết thời gian bảo hành và duy trì sự làm việc bình thường của máy móc, thiếtbị.

- Phải thực hiện dúng quy trình bảo trì công trình thủy lợi sau khi hoàn thành đưa vào khai thác theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về thủy lợi sau khi bàn giao côngtrình.

-Nội dung chính của quy trình bảo trình công trình xây dựng bao gồm:[7]

Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;

Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;

Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;

Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;

Quy định thời gian sử dụng của công trình;

Quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan;

Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;

Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;

Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

-Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xâydựng:

Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triên khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;

Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;

Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình, bảo trì và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;

Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại [7] Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phêduyệt; Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình.

- Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trìriêng.

Chủ đầu tư cần phải bàn bàn giao đầy đủ về qui trình bảo trì công trình các hạn mục các thông số kỹ thuật, các chỉ dẫn và thời hạn sử dụng để đơn vị quản lý khai thác có cơ sở bảo trì tốt hơn.

Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan[7].

- Cần bổ sung các hồ sơ về Qui trình bảo trì cho đầy đủ hồ sơ và phù hợp với công việc khai thác sử dụng thựctế.

Kết luậnchương3

Hồ chứa nước Lanh Ra là hệ thống công trình dầu mối đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng tại thời điểm năm 2012, trước khi các quy định quy trình bảo trì xây dựng có hiệu lực [3], [12], [7], [8] Chính vì thế trong triển khai dự án đầu tư, hạng mục về xây dựng quy trình bảo trì chưacó.

Xuất phát từ tình hình trên, học viên đã áp dụng các quy định, hướng dẫn trong các văn bản pháp luật đã ban hành để xây dựng nên một quy trình bảo trì áp dụng cho hồ chứa nước Lanh Ra – huyện Ninh Phước Để nâng cao chất lượng công tác bảo trì nhằm đảm bảo công trình vận hành an toàn và nâng cao tính hiệu quả của côngtrình.

Do quy trình bảo trì mới lập lần đầu, phải hoàn thành trong thời gian ngắn và các tiêu chí xây dựng quy trình bảo trì nhằm hướng tới mục đích đáp ứng an toàn hồ chứa, nên chắc chắn không đầy đủ và còn nhiều thiếu sót, rất mong có sự đóng góp từ các chuyên gia và các kỹ sư lâu năm trong công tác bảotrì.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Với nội dung cơ bản của công tác bảo trì CTXD nói chung và công tác bảo trì hồ chứa nói riêng Qua đó ta nhận thức được rằng công tác bảo trì là một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý vận hành nhằm mục đích đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả và antoàn.

Thục tế vấn đề bảo trì công trình hiện nay chưa thực sự được quan tâm như đúng vai trò của nó Để tính an toàn vận hành và phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành, việc thực hiện bảo trì công trình một cách khoa học, tuân thủ Quy trình bảo trì được duyệt là yêu cầu cần thiết Cần có việc chủ động lên kế hoạch cụ thể đối với công tác bảo trì, kết hợp tổ chức thực hiện và giám sát chất lượng, quản lý thông tin vận hành, bảo trì một cách chuyên nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả và kiểm soát chi phí bảo trì công trình Nếu công tác bảo trì tốt, hậu quả của những hỏng hóc đã được đề phòng thì những vấn xảy ra các sự cố với công trình được giảm đi rấtnhiều.

Vì vậy để công trình được an toàn trong công tác quản lý chất lượng bảo trì càn nắm vững những thông tư, nghị đinh và luật để quản lý tốt hơn trong trình khai thác và vận hành thì tổng thể cũng như từng bộ phận của hồ đập không có sự cố, hư hỏng lớn và đảm bảo được nhiệm vụ của mình tuy nhiên trên thực tế công tác quản lý chất lượng bảo trì CTTL hiện nay vẫn còn chưa được triển khai đầy đủ, đặc biệt đối với các hồ chứa ở Ninh Thuận đa số là công trình cấp nhỏ, ít được chú trọng đến bảo trì theo quy định.

Về mặt quản lý, mặc dầu Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, quy định trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nói chung và các hồ đập nói riêng, nhưng nhìn chung năng lực về quản còn nhiều bất cập Về công tác quản lý chất lượng bảo trì cần được các cấp, ban ngành quan tâm hơn thông qua việc ban hành các Nghị định,Thông tư hướng dẫn thực hiện chi tiết, chủ động bố trí nguồn vốn một cách hợp lý để phục vụ công tác bảo tri, tổ chức các lớp tập huấn về an toàn hồ đập và đào tạo nguồn nhân lực quản lý hồ đập để vận hành và phát hiện những sụ cố có thể xảy ra.

Nhìn chung với các hồ đập tại Ninh Thuận đều phát huy tốt, hiệu quả trong việc phát triển kinh tế tại địa phương Đặc biệt hồ chứa nước Lanh Ra khi đưa vào sử dụng năm 2012 đã làm thay đổi đời sống của nhân dân tại đia phương này rất nhiều, góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương, thay đổi môi trường sinh thái và cắt lũ cho các vùng hạ du mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân.

[2] 15/2017/NĐ-CP,Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn., 2017.

[3] Chính phủ (2015),Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chấtlượng và bảo trì công trình xây dựng.

[4] 129/2017/NĐ-CP,Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sảnkết cấu hạ tầng thủy lợi., 2017.

[5] Chính phủ (2018),Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/05/2018 về Quy đinh chitiết một số điều của Luật thủy lợi.

[6] Chính phủ (2018),Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 về Quản lý antoàn đập, hồ chứa nước.

[7] 04/VBHN-BXD,Văn bản hợp nhất của Bộ Xây dựng 30/9/2019: Thông tư quyđịnh chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Văn bản này hợp nhất 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 và một số văn bản điều chỉnh bổ sung cho TT26., 2019.

[8] 05/2019/TT-BNNPTNT,Quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạtầng thủy lợi., 2019.

[9]http://www.vawr.org.vn.

[10] Quốc hội 14 (2017),Luật thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/06/2017.

[11] Quốc hội (2013),Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014.

[12] Bộ Xây dựng (2016),Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 về việc

Quyđịnh chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

[13] Bộ Xây dựng (2017),Thông tư 03/2017/TT-BXD ngày 16/03/2017 về việc

Hướngdẫn xác định chi phí thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng.

[14] 209/2004/NĐ-CP,Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng., 2004.

[15] 114/2010/NĐ-CP,Nghị địnhvề bảo trì công trình xây dựng., 2010.

Phụ lục 1 Bảng thống kê kết quả quan trắc thấm hồ Lanh Ra - Đập chính Tháng:

Mặt cắt I - I ( Vai trái đập) Hàng ống thứ A7 Hàng ống thứ A8 Hàng ống thứ A9-1 Nền đập Thân đập Nền đập Thân đập Nền đập Thân đập

C.dài dây C.dài dây C.dài dây C.dài dây C.dài dây C.dài dây

Mặt cắt II - II ( Lòng suối) Hàng ống thứ A10 Hàng ống thứ A11 Hàng ống thứ A12 Nền đập Thân đập Nền đập Thân đập Nền đập Thân đập

C.dài dây C.dài dây C.dài dây C.dài dây C.dài dây C.dài dây

Mặt cắt II - II ( Lòng suối) Hàng ống thứ A13 Hàng ống thứ A14 Hàng ống thứ A15 Nền đập Thân đập Nền đập Thân đập Nền đập Thân đập

C.dài dây C.dài dây C.dài dây C.dài dây C.dài dây C.dài dây

Phụ lục 2 Biểu mẫu xử lý công trình hết tuổi thọ theo thiết kế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ V/v xử lý công trình hết tuổi thọ thiết kế

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1 Tên tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo trì:

3 Loại công trình: Cấp công trình:

4 Tên tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng côngtrình:

5 Nội dung xin phép:(Viết theo các nội dung đề nghị thích hợp phíadưới) + Tiếp tục sử dụng công trình hoặc chuyển đổi công năng sử dụng

+ Sửa chữa công trình nếu cần thiết

+ Sử dụng hạn chế một phần công trình

+ Hạn chế sử dụng hoặc ngừng sử dụng hoàn toàn công trình.

(Ký ghi rõ họ tên)Tài liệu gửi kèm: Báo cáo đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình.

Phụ lục 3 Biểu mẫu kiểm tra công trình hồ chứa

(Theo TCVN 8414-2010 Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra các hồ chứa nước)

1 Tên hồ chứa: hồ Lanh Ra, huyện Ninh Phước, tỉnh NinhThuận

4 Thời gian kiểm tra: Vào lúc …… giờ …… / …… /

STT Nội dung kiểm tra Tình trạng hư hỏng hoặc không bình thường

5 - Hệ thống rãnh tiêu nước mặt

6 - Thiết bị tiêu nước thấm

8 - Mái dốc hai bên đầu đập

5 - Hệ thống rãnh tiêu nước mặt

6 - Thiết bị tiêu nước thấm

8 - Mái dốc hai bên đầu đập

III Cống lấy nước, xả nước

STT Nội dung kiểm tra Tình trạng hư hỏng hoặc không bình thường

1 - Đoạn dẫn thượng lưu tràn

13 - Mái dốc hai bên tràn

IV Các hạng mục công trình khác

+ Kiểm tra nếu không có hư hỏng, tình trạng bình thường thì ghi chữ KHÔNG; + Nếu có hư hỏng thì ghi miêu tả chi tiết tình trạng hư hỏng.

Ngườikiểmtra Cán bộ phụ tráchhồ

Phụ lục 4 Biểu mẫu định kỳ vận hành bảo dưỡng thiết bị

Thời gian Hạng mục thiết bị Tình trạng

Máy phát điện dự phòng Còi báo tín hiệu

Thiết bị đóng mở tràn Máy phát điện dự phòng Còi báo tín hiệu

Thiết bị đóng mở tràn Máy phát điện dự phòng Còi báo tín hiệu

Thiết bị đóng mở tràn

Ghi chú: Mỗi tháng định kì vận hành bảo dưỡng 1 lần vào cuối tháng

Tộn de tai luan vủn:

Chuyộnn8ủnli: Off fi .IQ fi

Man 1: BQNONGNGHIEP&PTNT CQNGHOA HQICHUNGH>*

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] 15/2017/NĐ-CP,Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn., 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
[4] 129/2017/NĐ-CP,Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sảnkết cấu hạ tầng thủy lợi., 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sảnkết cấu hạ tầng thủy lợi
[8] 05/2019/TT-BNNPTNT,Quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạtầng thủy lợi., 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạtầng thủy lợi
[12] Bộ Xây dựng (2016),Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 về việc Quyđịnh chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xâydựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 về việc Quyđịnh chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây
Tác giả: Bộ Xây dựng
Năm: 2016
[14] 209/2004/NĐ-CP,Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng., 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng
[15] 114/2010/NĐ-CP,Nghị địnhvề bảo trì công trình xây dựng., 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị địnhvề bảo trì công trình xây dựng
[3] Chính phủ (2015),Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chấtlượng và bảo trì công trình xây dựng Khác
[5] Chính phủ (2018),Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/05/2018 về Quy đinh chitiết một số điều của Luật thủy lợi Khác
[6] Chính phủ (2018),Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 về Quản lý antoàn đập, hồ chứa nước Khác
[10] Quốc hội 14 (2017),Luật thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/06/2017 Khác
[11] Quốc hội (2013),Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 Khác
[13] Bộ Xây dựng (2017),Thông tư 03/2017/TT-BXD ngày 16/03/2017 về việc Hướngdẫn xác định chi phí thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w