1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về quản lý đất nước bằngpháp luật và sự vận dụng quan điểm trong xây dựng nhànước việt nam hiện nay

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề bài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật và sự vận dụngquan điểm trong xây dựng Nhà Nước Việt Nam hiện nay.Mục lục và phân công: 1.. Sự khẩn t

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ BÀI : Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằngpháp luật và sự vận dụng quan điểm trong xây dựng Nhà

Nước Việt Nam hiện nay.

Trang 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề bài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật và sự vận dụng

quan điểm trong xây dựng Nhà Nước Việt Nam hiện nay.

Mục lục và phân công:

1 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật 1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Nhà nước

kiểu mới đặc biệt là Nhà nước pháp luật

1.2 Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật

1.3 Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng đưa pháp luật vào thực tế, đảm bảo thi hành 2 Sự vận dụng tư tưởng HCM trong quản lý đất nước hiện nay

2.1 Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật hợp hiến, hợp pháp, bảo đảm quyền lợi của người dân

2.2 Tăng cường đẩy mạnh nâng cao chất lượng cán bộ, chống tham ô, tham nhũng

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh, được Đảng ta khGng định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam Tại Đại hội VII của Đảng (năm 1991) nêu rõ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận động sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc ta ” Tư tưởng của Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước thông qua pháp luật 1 là thông qua áp dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào bối cảnh đặc biệt của nước ta Đây là quá trình tận dụng, kế thừa những giá trị tốt nhất trong việc xây dựng và quản lý tổ chức nhà nước, góp phần vào sự phát triển của dân tộc và cả nhân loại Việc nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước qua pháp luật giúp chúng ta rút ra rất nhiều kinh nghiệm quản lý Đất nước Do vậy để làm rõ hơn, hiểu sâu hơn vấn đề này, nhóm 1 lựa chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật và sự vận dụng quan điểm trong xây dựng Nhà Nước Việt Nam hiện nay”.

1 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật 1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng NhàNước kiểu mới đặc biệt là Nhà nước pháp luật

Bác đã thống nhất quản lý bằng pháp luật với nâng cao giáo dục Đây là đặc điểm vô cùng quan trọng của Nhà nước và pháp luật Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo sự liên kết mật thiết giữa quản lý và điều hành xã hội thông qua pháp luật, đồng thời tích cực tuyên truyền và giáo dục đạo đức cách mạng, nhằm nâng cao phẩm chất công dân cho cả cán bộ và nhân dân Cả pháp luật và đạo đức đều được sử dụng để điều chỉnh hành vi cá nhân, đưa người ta lên cao, và hướng dẫn họ theo đạo lý của chân, thiện, và mỹ Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến chúng trong điều hành và quản lý xã hội Điều này thể hiện trong bản: “Yêu sách của nhân dân An Nam” do chủ tịch Hồ Chí Minh ký tên Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội Nghị Versailles năm 1919 Bản yêu sách đó đưa ra yêu cầu: “Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Châu Âu, xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam”; “thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” Năm 1992, khi chuyển thể các nội dung của bản Yêu sách này thành bài “Việt Nam yêu cầu ca", trong đó toát lên tinh thần pháp luật bản bản Hiến pháp:

“ Hai xin phép luật sửa sang,

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.51, tr.29-30.

Trang 4

Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng,Bảy xin hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền ”

Theo Bác, “thần linh” được Bác nói ở đây không phải là một sức mạnh siêu nhiên nào đó, mà chính là sức mạnh của nền dân chủ của Nhà nước pháp quyền Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật Vì pháp luật là “bà đỡ” cho nền dân chủ Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương phép nước Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật; ngược lại, hệ thống pháp luật phải đảm đảm cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế

Để xây dựng và phát triển nhà nước pháp luật vững mạnh điều không thể thiếu đó chính là quá trình lập pháp Sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, Hồ Chí Minh đề ra một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là: Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ Ngày 20/9/1945, Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm trưởng ban Bản dự thảo Hiến pháp hoàn thành khẩn trương và nghiêm túc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chủ Tịch Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa I vào tháng 10/1946, Quốc hội đã thảo luận dân chủ và thông qua bản dự thảo Hiến pháp này Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, khi có sự thay đổi trong điều kiện kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật, đặc biệt là luật "gốc" - Hiến pháp, cũng cần phải thay đổi để đảm bảo khả năng điều hòa hợp lý cho các mối quan hệ xã hội mới phát sinh và được định hình.

Ở Việt Nam, sắc lệnh được xem là loại văn bản pháp luật phổ biến trong giai đoạn chiến tranh, đặc biệt là từ 2/9/1945 đến 31/12/1946 – đây là một khoảng thời gian không dài, song rất khó khăn, phức tạp và đầy biến động Trong bối cảnh mới giành được chính quyền với muôn vàn khó khăn, thách thức của đất nước trong tình thế “nước sôi lửa bỏng” và “ngàn cân treo sợi tóc”, Nhà nước non trẻ vừa ra đời phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; vừa xây dựng, củng cố vừa giải quyết những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp trong lúc vận mệnh dân tộc đang hết sức nguy nan Chính phủ cách mạng đã triển khai hệ thống các sắc lệnh để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và “kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”, quản lý xã hội theo phương châm “kháng chiến kiến quốc”.

1.2 Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nướcbằng pháp luật

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm công tác xây dựng pháp luật của nhà nước kiểu mới Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luâ |t giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố một

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân Người từng nói: “Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn” Người cho rằng, pháp2.

luật là công cụ cần thiết để “giữ gìn quyền lợi của nhân dân”, duy trì trật tự xã hội và phải cố gắng làm cho luật pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn 3

Thứ nhất, Một nhà nước hợp pháp, hợp hiến là vấn đề mà Chủ tịch Hồ ChíMinh quan tâm hàng đầu.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập - khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bằng những lý lẽ chắc chắn, thuyết phục, Người đã trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về địa vị hợp pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (ngày 03/9/1945), nhiệm vụ thứ ba trong sáu nhiệm vụ cấp bách được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra: “Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống ” Ngày 17/9/1945, Người ký Sắc lệnh ấn4 định thể lệ Tổng tuyển cử Ngày 20/9/1945, Người ký Sắc lệnh số 34-SL thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để chuẩn bị đệ trình dự thảo Hiến pháp ra Quốc hội Sự khẩn trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của một nhà nước hợp pháp, hợp hiến.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước hợp pháp, hợp hiến phải được Nhân dân thừa nhận thông qua Tổng tuyển cử, đồng thời phải có Hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Vì vậy, sau khi chúng ta giành được chính quyền, trong bối cảnh mới giành được chính quyền với muôn vàn khó khăn, đất nước trong tình thế “nước sôi lửa bỏng”, “ngàn cân treo sợi tóc”, Nhà nước non trẻ vừa ra đời phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, mặc dù Chính phủ lâm thời được Nhân dân ủng hộ và tin tưởng nhưng đứng trước sự chống phá quyết liệt của “thù trong, giặc ngoài”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương và kêu gọi Nhân dân đi bầu cử để thành lập Nhà nước hợp hiến, hợp pháp Điều này thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng của Người, khi đã xử lý khéo léo, hiệu quả những vấn đề phức tạp, căng thGng, những âm mưu chống phá, sự can thiệp của cả bên trong và bên ngoài ở thời điểm đó.

Cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 đã bầu ra một Chính phủ hợp hiến và cũng là cuộc phổ thông đầu phiếu nhanh nhất, sớm nhất (chỉ 4 tháng sau ngày giành được nền độc lập), đưa lực lượng chính trị của Nhân dân lên cầm quyền Trên thế giới, chưa có quốc gia nào làm được điều này ngay sau khi giành chính quyền Chủ

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t 4, tr 189Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 8, tr 262

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 4, tr.7.

Trang 6

tịch Hồ Chí Minh đã rút kinh nghiệm từ thực tiễn các cuộc cách mạng trên thế giới, cùng với sự nhạy cảm, tầm nhìn chiến lược và tư duy sắc bén đã hình thành nên một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp đầu tiên ở Việt Nam do Nhân dân bầu ra, có đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề của đất nước Chính vì sớm có một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp mà chúng ta đã ngăn chặn được những âm mưu nhằm lật đổ chính quyền còn non trẻ mà Nhân dân ta mới giành lại được.

Thứ hai, Nhà nước có hệ thống pháp luật đồng bộ và hiệu quả.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Nhà nước quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng Hiến pháp và pháp luật nói chung Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, cùng với việc nỗ lực xác lập tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước, Người đã dành nhiều tâm sức để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Trong 24 năm ở cương vị là người đứng đầu Nhà nước, Người đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Người đã là trưởng ban soạn thảo và ký công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác nhằm tạo lập cơ sở pháp lý để bảo vệ độc lập, tự do, cho cuộc sống5

của Nhân dân Việt Nam.

Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, khi chưa có Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 để giữ lại mọi luật lệ của chế độ cũ, chỉ trừ những điều luật trái với nền độc lập, tự do Người giải thích: “Một xã hội không thể sống một ngày mà không có pháp luật” Người cũng đã ký một loạt các sắc lệnh, như Sắc lệnh bãi bỏ thuế thân; tịch thu tài sản của thực dân và Việt gian, tổ chức Tòa án “độc lập với hành chính”, “các vị thẩm phán chỉ xử trong vòng pháp luật và công lý Các cơ quan khác không được can thiệp vào việc tư pháp” Để tăng cường hiệu quả của pháp luật và để pháp luật đi vào cuộc sống, 6

Người cho rằng, cần phát huy quyền dân chủ của Nhân dân để Nhân dân tham gia phê bình, giám sát công việc của Nhà nước.

Bàn về vấn đề này, một câu hỏi được đặt ra rằng liệu có mâu thuẫn hay không khi trong bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” do chủ tịch Hồ Chí Minh kí tên là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Versailles năm 1919, người yêu cầu “thay thế 5Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý

luận chính trị)” (2021), Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, tr.153

6Trần Đình Huỳnh, “Hồ Chí Minh - Kiến trúc sư lỗi lạc của nền hành chính Nhà nước Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội”, H.2005, tr.36

Trang 7

chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”, nhưng sau này, khi quản lý ở cương vị là người đứng đầu nhà nước Việt Nam, người đã thông qua nhiều sắc lệnh như vậy? Theo quan điểm của nhóm em, đây không phải là sự mâu thuẫn mà là một tất yếu khách quan trong tiến trình cách mạng Khi đề cập đến việc thay các sắc lệnh bằng các đạo luật, yêu sách này dường như không trực tiếp nói đến các sắc lệnh, các đạo luật mà thể hiện một cách nhìn vấn đề một cách cơ bản, đi vào thực chất hơn: thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật, tức là đề cập trực tiếp đến chế độ ra các sắc lệnh và chế độ ra các luật Nghĩa là cần thiết phải thay phương thức ra các sắc lệnh bằng phương thức làm ra các đạo luật Ở đây có thể thấy, Hồ Chí Minh đã đặt ra vấn đề thay đổi thể chế nhà nước bằng con đường dân chủ hoá một cách cơ bản thể chế nhà nước.

Thứ ba, Nhà nước phải có đội ngũ cán bộ tinh thông và vì dân, vì nước.

Khi xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến đội ngũ cán bộ nhà nước phải thực sự là “công bộc”, “đầy tớ” của Nhân dân Người cho rằng cần phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức am hiểu về pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính, có trình độ văn hóa, có đức, có tài: “Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” Để vận động Nhân dân7

sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, Người cho rằng trước hết cán bộ, công chức phải nêu gương tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

Về công tác đào tạo cán bộ, Người chủ trương mở Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, thành lập Ban Pháp lý học tại Trường Đại học Việt Nam theo Sắc lệnh số 197 ngày 11/10/1946 Để đảm bảo công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ, Sắc lệnh số 76 ngày 20/5/1950 ban hành “Quy chế công chức”, quy định: “ công chức phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc Đi đôi với nhiệm vụ trên, công chức Việt Nam cần có một địa vị xứng đáng với tài năng của mình ” Trong việc sử8

dụng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ phát động “tìm người tài đức”, mà còn mạnh dạn sử dụng những viên chức, quan lại dưới chế độ cũ có tài, có đức Người luôn nhắc nhở phải tẩy sạch óc bè phái, hẹp hòi; đặc biệt chú ý đến phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc, bởi vì đức là nền

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.280.

8Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về ban hành Quy chế

công chức Việt Nam

Trang 8

tảng của người cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra tiêu chuẩn hàng đầu của đội ngũ cán bộ, Đảng viên là phải “trung với nước, hiếu với dân”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, “đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết”, “gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của các đoàn thể cách mạng của quần chúng mà mình tham gia” , đồng thời không ngừng tu luyện, rèn luyện bản9 thân.

1.3 Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng đưa pháp luật vào thực tế, đảm bảo thi hành

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống thực tế Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Nhà nước phải quản lý đất nước bằng pháp luật và làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế Việc xây dựng hệ thống Hiến pháp, pháp luật thôi thì chưa đủ điều quan trọng nhất là phải biết áp dụng nhanh chóng đưa hệ thống pháp luật vào đời sống, tiếp cận được đến với người dân Hiến pháp, pháp luật đi vào cuộc sống, tác động tích cực tới mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; góp phần bảo vệ, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Người luôn chú trọng áp dụng 10 pháp luật vào đời sống, giám sát đảm bảo việc thi hành pháp luật

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khGng định và nêu cao tính nghiêm minh của pháp

luật trong đời sống thực tế Người từng tuyên bố: “Pháp luật Việt Nam tuy khoan

hồng với những người biết cải tà quy chính, nhưng sẽ thẳng tay trừng trị những tênViệt gian đầu sỏ đã bán nước buôn dân” Để làm được điều đó đòi hỏi pháp luật

phải đúng và phải đủ Người luôn khGng định rằng Pháp luật tuy khoan hồng nhưng đối với những tên không biết hối cải đầu xỏ thì phải xử một cách nghiêm minh, tránh để pháp luật là những lỗ hổng để những tên đầu sỏ thoát tội Người cũng tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi người dân; người thực thi pháp luật phải thật sự công tâm và nghiêm minh… Người phê phán những hiện tượng thể hiện tính thiếu nghiêm minh của pháp luật, như: “thưởng có khi quá 9Lê Thành Long, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật - nền tảng lý luận cho xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2021), xem tại:

Trang 9

rộng, mà phạt thì không nghiêm”, lẫn lộn giữa công và tội Trong quá trình thi hành pháp luật, Hồ Chí Minh luôn luôn khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà nước, giám sát quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời, không ngừng nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ thuộc ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp

Trong thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc, Hồ Chí Minh viết: “Các bạn là những

người phụ trách thi hành pháp luật Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” cho nhân dân noi theo”

Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch như thế cũng chưa đủ vì không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung tòa án mà còn phải gần dân, giúp dân, học dân, hiểu dân để giúp mình thêm liêm khiết thêm công bằng, trong sạch Ngay từ khi đất nước mới giành được chính quyền, chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo các tệ nạn tham ô, hủ hoá sớm có biện pháp ngăn chặn Vụ Án Trần Dụ Châu năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh dù rất khổ tâm nhưng vẫn quyết định bác đơn ân xá án tử hình của đại tá Trần Dụ Châu, cục Trưởng cục quân nhu do vi phạm nghiêm trọng kỉ luật quân đội và kỷ luật của Đảng Người đã nói dứt khoát, một cách ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan nguy hiểm Hành động trên của Người cũng đã một lần nữa khGng định tính 11 thượng tôn và nghiêm minh của Pháp luật trong đời sống, không để việc “công và tư” lẫn lộn.

2 Sự vận dụng tư tưởng HCM trong quản lý đất nước hiện nay 2.1 Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật hợp hiến, hợp pháp, bảo đảm quyền lợi của người dân

Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước bằng pháp luật vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng Nhà nước ta hiện nay Tư tưởng của Người là đường lối, là kim chỉ nam của Đảng và nhà nước trong việc quản lý, xây dựng đất nước Điều này có thể thấy được qua việc Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng việc xây dựng hệ thống pháp luật hợp pháp, hợp hiến, bảo đảm quyền lợi của nhân dân

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 nhấn mạnh mục tiêu trọng tâm là: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng 11Phương Thúy, “Hồ Chủ tịch y án tử hình Trần Dụ Châu” (2012), xem tại: https://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/682-h-ch-t-ch-y-an-t-hinh-tr-n-d-chau.html

Trang 10

nguồn nhân lực pháp luật Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”

Thể chế về bảo vê |, bảo đảm quyền con người được quan tâm hoàn thiê |n Trên cơ sở nhâ |n thức sâu sắc về những lẽ phải “không ai chối cãi được” thể hiê |n trong bản Tuyên ngôn Đô |c lâ |p, bằng tư duy lâ |p hiến mới của Hiến pháp năm 2013 coi công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm của Nhà nước, các đạo luâ |t về quyền dân sự, chính trị, quyền tự do, dân chủ của công dân đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, đáp ứng nguyê |n vọng của nhân dân Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung, ghi nhận nhiều quyền mới, đồng thời bổ sung nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (khoản 2 Điều 14), tập trung hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; pháp luật về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa -thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội; pháp luật về quốc phòng, an ninh; pháp luật về hội nhập quốc tế Có thể nói, thể chế bảo đảm cho nhân dân thực hiê |n các quyền tự do, dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiê |n nay đã hoàn thiê |n mô |t cách khá căn bản Số lượng đạo luâ |t điều chỉnh lĩnh vực quyền con người, quyền công dân đã cân xứng hơn so với các đạo luâ |t về tổ chức và hoạt đô |ng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như các đạo luâ |t điều chỉnh các quan hê | dân sự, kinh tế.

Hơn 75 năm xây dựng và phát triển của Nhà nước, đặc biệt là từ đổi mới đến nay, chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp luật tương đối ổn định, đồng bộ, thống nhất, có sự gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các chỉ đạo, chủ trương của Đảng về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng pháp lý bảo đảm quyền tự do kinh doanh, các quyền về an sinh xã hội của công dân, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm quyền, lợi ích của người dân và doanh nghiệp; ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội

Để bảo đảm quyền, ích của người dân và doanh nghiệp; ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội Ngoài ra, việc ban hành các văn bản ở tầm chiến lược về cải cách tư pháp, cải cách hành chính cũng là một vấn đề trọng tâm trong nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật; chuyển hướng chiến lược từ ưu tiên cho hoạt động xây dựng pháp luật sang ưu tiên tập trung hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

w